Tư duy độc lập - Tài liệu giảng dạy PDF

Document Details

BestLotus

Uploaded by BestLotus

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

2021

TS. Nguyễn Thị Thu Dung

Tags

tư duy độc lập kỹ năng giải quyết vấn đề phản biện giáo dục đại học

Summary

This document is a set of lecture notes or training materials for a course on independent thinking. It discusses the importance of independent thinking in both academic and professional contexts. The document is aimed at undergraduate students, focusing on developing logical reasoning and critical analysis skills necessary for success in higher education. It is a resource covering the four key sections of the course.

Full Transcript

TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHÓA ĐÀO TẠO TƯ DUY ĐỘC LẬP Người trình bày: TS. Nguyễn Thị Thu Dung Hà Nội - 2021 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN NỘI DUNG Chương 1: Tư duy và Vai trò của tư duy độ...

TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHÓA ĐÀO TẠO TƯ DUY ĐỘC LẬP Người trình bày: TS. Nguyễn Thị Thu Dung Hà Nội - 2021 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN NỘI DUNG Chương 1: Tư duy và Vai trò của tư duy độc lập trong cuộc sống và quá trình học Đại học Chương 2: Tư duy phản biện Chương 3: Tư duy độc lập thể hiện ở kĩ năng giải quyết vấn đề Chương 4: Sự lựa chọn – Ra quyết định trong công việc và đời sống TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Học phần 1: Tư duy và Vai trò của tư duy độc lập trong cuộc sống và quá trình học Đại học TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN HIỂU ĐÒI HỎI CỦA MỘT THẾ GIỚI NHIỀU THÁCH THỨC VÀ CƠ HÔI - Mỗi cá nhân có lẽ đều phải tìm đường trả lời cho cuộc đời mình: Hiện nay mình đã tự đào tạo? Tự học? Tự trải nghiệm và trưởng thành như thế nào. - Global citizen, world citizen, đây là thuật ngữ không còn xa lạ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nói về công dân mỗi quốc gia có cơ hội làm việc nhiều nơi trên thế giới, giữa nhiều quốc gia khác nhau, xóa bỏ rào cản về mặt địa lý, tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình và cộng đồng sinh sống. - Công dân toàn cầu “đời 4.0”: Mục tiêu mới của những người trẻ bản lĩnh. Họ chính là những người trẻ tự tin, bản lĩnh, can trường, vượt qua được ngưỡng an toàn để vươn ra biển lớn. 4 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN VAI TRÒ CỦA TƯ DUY ĐỘC LẬP TRONG THỜI CÔNG DÂN 4.0 - Rèn luyện phẩm chất cá nhân, kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, thể hiện quan điểm của bản thân, tiếp thu ý kiến để không ngừng nâng cao bản thân. - Sinh viên cần: + Tự mình kiến tạo ra những tri thức mới một cách độc lập; + Độc lập trong việc đưa ra chính kiến của bản thân + Độc lập trong khả năng đánh giá và phản biện các sự việc, các quan điểm, sự kiện một cách khoa học, sáng tạo; + Động lập, chủ động chiếm lĩnh tri thức và làm chủ được tri thức khoa học, v.v. Các kĩ năng cần thiết của Công dân toàn cầu hiện nay khẳng định vai trò của Tư duy độc lập cho sự hiểu biết, năng lực, bản lĩnh, sự tự tin và trưởng thành của mỗi cá nhân 5 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC KHÁC GÌ? 1. Vai trò học tập thay đổi: Thầy cô đóng vai trò là người hướng dẫn SV tìm kiếm tài liệu nghiên cứu, gợi ý, tổ chức SV học tập và tự nghiên cứu và viết báo cáo kết quả SV được xem là người trưởng thành đóng vai trò chủ động, độc lập, tự học, tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo trong học tập 2. Phương pháp học tập: Khối lượng kiến thức lớn, cần có phương pháp học tập khoa học, thích ứng, linh hoạt. 3. Tâm thế: Nhấn mạnh sự tự giác và tự chịu trách nhiệm TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN THAY ĐỔI MÔ HÌNH GIẢNG DẠY TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Quan niệm Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, hình Học là quá trình kiến tạo, SV tìm tòi khám phá, phát hiện, luyện thành kiến thức, kĩ năng tư tưởng, tình tập, khai thác và xử lí thông tin…Từ đó tự hình thành hiểu biết, cảm năng lực và phẩm chất Bản chất Cung cấp và truyền thụ kiến thức, hiểu Tổ chức hoạt động nhận thức cho SV, dạy các em tìm tòi và cách biết của GV và chứng minh chân lí cho tìm ra chân lí SV hiểu Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ Dạy cách tiếp cận tri thức, phương pháp học tập và chú trọng hình xảo. Học để thi cử thành các năng lực, vận dụng các năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai Nội dung SGK + Tri thức của GV Khai thác nhiều nguồn học liệu khác nhau + Hoạt động trải nghiệm và thực tế, gắn với vốn hiểu biết, thực hành vận dụng của SV và môi trường, bối cảnh địa phương, cộng đồng Phương pháp Phương pháp diễn giảng, truyền thụ chủ Phối hợp nhiều phương pháp dạy học hiện đại: tương tác tích cực, yếu một chiều Lớp học đảo ngược, điều tra khảo sát, làm dự án… Hình thức tổ Cố định trong lớp học Không gian lớp học mở rộng nhiều chiều, cơ động linh hoạt, học chức cá nhân, học nhóm… TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN THỰC TẾ HIỆN NAY SV CÓ SỬ DỤNG TƯ DUY ĐỘC LẬP ? Các nhà tuyển dụng nhận thấy sinh viên Việt Nam học quá nhiều, lại thiếu kỹ năng mềm. SV có thể trình bày một bài thuyết trình rất tốt, nhưng khi tranh luận lại rất rụt rè, không dám đưa ra chính kiến, ít biết đặt câu hỏi để lật ngược một vấn đề để nâng tầm tư duy. - Lời khuyên:. Ông Andree Mangels khuyên các sinh viên Việt Nam cần tham gia các hoạt động xã hội, phải đi làm thêm để tăng tư duy độc lập, khả năng giao tiếp cũng như các kỹ năng mềm, thay vì chỉ đầu tư vào việc học. TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN SV LƯỜI ĐỌC, LƯỜI SUY NGHĨ - Các bạn thường chọn nghe và ủng hộ ý kiến của thần tượng, người nổi tiếng... mà ít khi chịu tự tư duy, phân tích và có chính kiến cá nhân. - Dễ bị người khác dẫn dắt - Vì kiến thức ít, lại lười tư duy nên các bạn trẻ thường chọn hình mẫu nhất định để sao chép, chạy theo. - Thiếu góc nhìn, tư duy mở, lập luận chưa hợp lý, thiếu sắc bén, thiếu cơ sở vững chắc hơn. TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TƯ DUY LÀ GÌ? Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. Dưới góc độ tâm lý học, Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy không những giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt mà còn có thể giải quyết cả những nhiệm vụ trong tương lai. Tư duy tiếp nhận thông tin và cải tạo sắp xếp thông tin, làm cho những thông tin này có ý nghĩa hơn trong hoạt động của con người. Cơ sở sinh lý của tư duy là hoạt động của võ đại não. Hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người. TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN QUÁ TRÌNH TƯ DUY TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Các phẩm chất của tư duy – Độ sâu sắc và khái quát của tư duy: Được thể hiện qua việc thấm nhuần những vấn đề từ chi tiết nhỏ nhất đến những cái chung bản chất về hàng loạt vấn đề, những biểu hiện có tính quy luật … được nhận ra nhờ sự bủa vây của những hiểu biết sâu và rộng của tri thức. – Khả năng cơ động, linh hoạt và mềm dẻo của tư duy: Được thể hiện như một sự dễ dàng chuyển hướng suy nghĩ; không rập khuôn, không cứng nhắc; Có khả năng vượt ra ngoài những quy định, theo lối đơn giản cần thiết và phức tạp khi cần của vấn đề. – Tính logic, chặt chẽ của tư duy: Suy nghĩ có sự tuân thủ vào những quy luật thể hiện của sự việc, không bỗng dưng, gián đoạn, nhất thời… Khả năng gắn kết sự việc với hệ thống của nó, với những quá khứ với hiện tại và tương lai, những trình tự, những thứ tự… – Óc phê phán: Là khả năng tiếp nhận vấn đề có sự so sánh với những vấn đề trước đây, so sánh, không dễ dàng chấp nhận mà có sự xem xét tìm minh chứng trước tri chấp nhận vấn đề. Không dễ dàng chấp nhận sự việc một cách cảm tính. – Khả năng độc lập của tư duy: Tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự hình thành nhiệm vụ tư duy hoặc ở mức độ cao có thể đặt lại vấn đề tự tìm ra cách giải quyết 1 cách sáng tạo. 12 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TƯ DUY ĐỘC LẬP LÀ GÌ? Tư duy độc lập là không dập khuôn theo lối mòn, là khả năng tự nghiên cứu, tự tìm tòi học hỏi và đúc kết lại như một kinh nghiệm. Khả năng tư duy độc lập cùng với lý lẽ vững chắc giúp bạn hiểu được những vấn đề phức tạp để quyết định lựa chọn. Khi có khả năng tư duy độc lập, bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức trong học tập và biến nó thành của mình, nhớ lâu, nhớ sâu hơn. Khi thiếu tư duy độc lập, bạn dễ bị cuốn theo người khác và không bảo vệ được lập trường cá nhân. 13 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN CÁC BƯỚC TƯ DUY ĐỘC LẬP Phân tích tổng hợp Phân tích: là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành phần khác nhau. Nó giúp chủ thể nhận thức đối tượng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Tổng hợp: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tác ra qua phân tích thành một chỉnh thể. Tổng hợp cho phép chủ thể đưa các bộ phận thành phần vào chỉnh thể theo những liên hệ mới. So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tượng. So sánh có liên quan chặt chẽ với các thao tác tư duy khác và có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của quá trình nhận thức ở trẻ em. Nó cho phép trẻ không chỉ nhận biết mà còn phân biệt được các đối tượng khác nhau trong thế giới xung Trừu tượng hóa và khái quát hóa Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những dấu hiệu thứ yếu, không cần thiết và giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy. Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những dấu hiệu chung nhất định. Trừu tượng hóa và khái quát hóa có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau: trừu tượng hóa được tiến hành theo hướng của khái quát hóa, còn khái quát hóa được thực hiện trên kết quả của trừu tượng hóa. Ngoài ra, chúng còn có liên hệ chặt chẽ với các thao tác tư duy khác như: phân tích, so sánh, … 14 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN VAI TRÒ CỦA TƯ DUY ĐỘC LẬP Tư duу độc lập là một dạng kỹ năng tư duу phân tích, tư duу phản biện giúp bạn có thể đối diện ᴠà хử lý hàng loạt các ᴠấn đề luôn chờ trực хảу ra trong thế giới mà biến động tính theo từng micrô giâу. Khả năng Tư duy độc lập cùng với lý lẽ vững chắc giúp con người hiểu được những vấn đề phức tạp để đưa ra các quyết định và lựa chọn. “Sáng tạo” giúp chúng ta làm chủ được vốn văn hóa, chủ động tìm hiểu những điều mới, tự tin đối mặt với những thử thách, tạo mối liên kết tốt đẹp với những người khác, tạo điều kiện cho con người phát minh ra những công trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại. Suу nghĩ linh hoạt: Những người có tư duу độc lập thường nhận được những khả năng tiềm ẩn nơi mình; họ biết phát huу khả năng ᴠốn có ᴠà đạt đến thành công trong cuộc ѕống. 15 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TƯ DUY ĐỘC LẬP – NỀN TẢNG CỦA SỰ TỰ HỌC Trong khi học sinh, sinh viên Việt Nam luôn phải học thuộc lòng và trả bài thì các sinh viên phương Tây nói chung được khuyến khích để suy nghĩ độc lập, phản biện lại giáo viên, sách vở….ngay từ nhỏ. Và mọi hoạt động trong trường Đại học đều xoay quanh để phát triển kỹ năng này cho sinh viên. Bởi vì kiến thức sẽ bị lạc hậu rất nhanh. Những điều bạn học trong trường hôm nay, có thể đã lạc hậu ở ngoài kia rồi, người ta đã không còn ứng dụng những cái đó nữa. Tư duy độc lập là thói quen tự đánh giá, kiểm chứng thông tin trước khi đưa ra ý kiến. Đứng trước thông tin mới, tôi muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm sống của mình để đánh giá, hơn là chấp nhận ngay góc nhìn của người khác, bất kể người đó là ai. Thay vì chờ đợi sự dẫn lối, hãy mạnh dạn làm người tiên phong. Dù “đáp án” của bạn không phải xuất sắc nhất, nhưng thứ lớn tuyệt vời mang lại là sự “tự tin” vào chính mình, rồi bạn sẽ làm được những thứ lớn lao hơn trong tương lai. Cách nhìn vấn đề nhiều chiều: tư duy và tư tưởng tự do của một nhà khoa học, phải chủ động chọn lựa vấn đề mà mình muốn suy nghĩ, đừng để người khác nhét vào đầu mình những chuyện vô thưởng vô phạt. nhận ra những định kiến và lối mòn trong suy nghĩ của mình 16 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Biểu hiện của Tư duy độc lập trong học tập, công việc và đời sống là gì? Khả năng tự học và tự nghiên cứu, khả năng học tập suốt đời Thu nhận thông tin, Chọn lọc thông tin và xử lí thông tin Kĩ năng nhận diện, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề Khả năng ra quyết định Kĩ năng phản biện 17 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN HẬU QUẢ THIẾU TƯ DUY ĐỘC LẬP Mục đích cuối cùng của Tư duу độc lập là nhằm phát triển lòng tự trọng, tự tin ᴠà khả năng ѕuу nghĩ độc lập để giải quуết ᴠấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc ѕống, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu thiếu tư duy độc lập, SV sẽ thiếu đi những phẩm chất quan trọng trên Không có tư duу độc lập ѕẽ khiến bạn trở thành nô lệ vì tiếp thu kiến thức thụ động, không có khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định trong tình huống thực tế Khi thiếu tư duy độc lập thì con người dễ bị cuốn vào các tệ nạn xã hội, bị dẫn dắt, dễ dàng chạy theo người khác và cũng sẽ dễ có hành động tiêu cực. 18 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN MỘT SỐ SUY NGHĨ KHÔNG ĐÚNG VỀ TƯ DUY ĐỘC LẬP Tư duy độc lập không phải là không cần dựa vào ai. Chỉ có người mất trí mới hoàn toàn độc lập với thế giới xung quanh. Tư duy độc lập cũng không có nghĩa là phải có ý kiến trái chiều. Trong đa số trường hợp, sau khi đã suy nghĩ, cá nhân vẫn đồng ý với ý kiến sẵn có. Ý kiến có theo hay nghịch với số đông không quan trọng, quan trọng đó là ý kiến do mình tự đúc kết. 19 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN NĂNG LỰC NGHI NGỜ BẢN THÂN Tôi nghĩ quan trọng nhất là phải nghi ngờ bản thân. Thay vì tìm cách phản đối ý kiến của người khác, tôi thường tự cãi với chính mình. Tôi chọn những suy nghĩ mà tôi tin tưởng nhất và tự hỏi khi nào thì nó sai. Mỗi khi tôi viết blog, tôi thường tự hỏi lập luận của tôi sai ở đâu, không chặt chẽ chỗ nào. Tôi không phải thánh thần nên cũng thấy khó chịu khi ai đó chỉ ra chỗ sai, nhưng tôi cũng thấy khoái chí vì mình đã bớt ngu. Tôi thấy độc lập trong suy nghĩ với người đã khó, nhưng độc lập với chính mình càng khó gấp bội, cần một tinh thần cởi mở, chấp nhận sự thật và ý kiến mới, bất kể có đi ngược lại với những gì ta đã biết trước đây. Nhà văn tài danh F. Scott Fitzgerald từng nói một trí tuệ hạng nhất phải có khả năng nắm giữ trong đầu hai ý kiến đối lập mà vẫn không bị khùng. 20 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN. Xây dựng nền tảng để có Tư duy độc lập tốt Năng lực nghi ngờ bản thân Phát huy Tư duy Logic Kĩ năng Phản biên - Kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định - Phát huy Tư duy Sáng tạo 21 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Muốn có tư duy độc lập, chúng ta cần rèn luyện hàng ngày như thế nào Bồi dưỡng thói quen đặt câu hỏi:những gì chưa biết, đừng tặc lưỡi cho qua, phải luôn giữ tâm thế sẵn sàng học hỏi, mọi lúc mọi nơi, sau đó cố gắng tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất, có như vậy khả năng tư duy mới tiến bộ được. Các bạn cần giữ tâm trí mở với cách nhìn của người khác và phân tích chúng để xem liệu mình đồng ý hay bất đồng với họ. Điều quan trọng nhất là phải biết cách phân tích và dự đoán chứ không phải ra sức phê bình người khác. Sự phê bình không căn cứ trên kết quả phân tích sẽ mang đến những điều tồi tệ và khiến người khác bị tổn thương. Tò mò với mọi thứ xung quanh: những điều khác lạ, mới mẻ, những ý tưởng dù nghe qua thật điên rồ… đều sẽ mang đến giá trị vào một lúc nào đó. Luôn cầu tiến: Tôi không sợ làm việc với người chưa giỏi, tôi chỉ sợ những người “tự cho là mình giỏi” mà thôi! – Hãy lưu ý kỹ điều này và đừng mắc phải sai lầm tương tự. Tự học là quan trọng : hãy cân bằng giữa việc học trên trường lớp và tự học ở nhà. Chính những giây phút tự học quý báu sẽ nâng cao khả năng tư duy độc lập của bạn, giúp bạn không bị đi theo lối mòn mà người khác áp đặt lên. 22 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TỔNG KẾT Các em than mến, như vậy, chúng ta vừa đi qua bài giảng số 1 trong chuỗi bài giảng về kỹ năng Tư duy độc lập… Trong bài giảng số 2, cô sẽ gặp lại các em với phần nội dung về Kỹ năng Tư duy phản biện. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại các em trong bài giảng tiếp theo! 23 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN CHƯƠNG 2: TƯ DUY PHẢN BIỆN TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN Tư duy phản biện là thuật ngữ được dịch từ khái niệm Critical thinking. Đây là chủ đề đã của nhiều cuộc tranh luận từ hơn 2,500 năm trước thời của các triết gia Hy Lạp như Plato, Socrate. Đến nay đây vẫn là chủ đề rất nóng. Nghiên cứu của World Economic Forum cho thấy đây là kỹ năng quan trọng số 2 trong số 10 kỹ năng hàng đầu cần có của người đi làm trong thời đại mới. Vậy Tư duy phản biện là gì? Một số định nghĩa cho rằng đó là là khả năng nhận diện thông tin giả Định nghĩa khác cho rằng đó là khả năng tự phản chiếu và tư duy (suy nghĩ) một cách độc lập. Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, (1987), Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân. Theo Paul, R. and Elder, L. (2007): Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó. Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình. 25 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ Tư duy phản biện là: Khả năng hiểu rõ và tập trung vào vấn đề chính đang được xem xét. Dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận và phân tích vấn đề Dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá vấn đề và các góc nhìn một cách có trách nhiệm với mục tiêu đi tìm sự thật, cải thiện chất lượng tư duy, và giải pháp 26 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN VAI TRÒ CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN Là kỹ năng nền tảng trong bối cảnh VUCA (Volatility; Uncertainty; Complexity; Ambiguity) thế giới bất ổn, biến động, phức tạp và mơ hồ. Khi có tư duy phản biện tốt chúng ta sẽ không bị kéo theo những thứ mơ hồ, chung chung mà tập trung vào được cái lõi, cái thần của vấn đề từ đó dùng các tiêu chuẩn để đánh giá một cách hiệu quả. Giúp bạn sáng tạo hơn: người có tư duy tốt biết cách làm phong phú góc nhìn của mình. Đây là nền tảng cơ bản để phát triển khả năng sáng tạo. Giúp kích thích các tính tò mò: người có tư duy tốt, luôn quan sát, tò mò, và đặt câu hỏi cho mọi vấn đề của cuộc sống. Giải quyết vấn đề hiệu quả: tư duy tốt giúp chúng ta sàng lọc, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả. 27 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN NGƯỜI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHƯ THẾ NÀO? Nêu ra những câu hỏi và những vấn đề thiết thực, sống còn, phát biểu chúng một cách rõ ràng và chính xác Tập hợp và đánh giá những thông tin có liên quan, sử dụng những ý niệm trừu tượng để lý giải chúng một cách hiệu quả Đi đến những kết luận và giải pháp có lý lẽ, kiểm nghiệm chúng bằng những tiêu chí và chuẩn mực thích hợp Tư duy một cách cởi mở bên trong những hệ thống tư tưởng khác nhau, nhìn nhận và đánh giá (nếu cần) những giả định, hàm ý và những hệ luận thực hành của chúng Truyền thông một cách có hiệu quả cho người khác nhằm đưa ra những giải pháp cho những vấn đề phức hợp. 28 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN PHẢN BIỆN KHÁC CHÊ BAI, PHÊ PHÁN, CHỈ TRÍCH Phản biện: (1) dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống và (2) dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá sự vật, tình huống với mục tiêu đi tìm sự thật và cải thiện chất lượng tư duy và giải pháp. Người có tư duy phản biện cao thì thường công bằng và độc lập trong góc nhìn và tiêu chuẩn. Họ phân biệt rõ cảm xúc và lý trí, giữa niềm tin và kiến thức. Cũng rất cần ghi chú rằng, không phải chúng ta có một vài câu hỏi, một vài ý kiến khác thì cho rằng đó là tư duy phản biện. Có góc nhìn khác chỉ là 1 điều kiện của tư duy phản biện mà thôi, biết đánh giá góc nhìn của mình và cả góc nhìn đối lập một cách khách quan, công bằng mới là phản biện. Biết nhìn nhận cái hay, cái mạnh của tư duy, quan điểm đối lập với mình mới là người có tư duy phản biện tốt. Còn cứ có ý kiến là khăng khăng mình đúng, người khác sai thì chỉ là chê bai mà thôi. Chê bai: thì thường có mục tiêu thắng thua về mặt cá nhân, hướng đến chỉ trích cá nhân và xoá bỏ mọi thứ. Chê bai mang tính cảm xúc, đôi khi có lập luận nhưng thường chứa nhiều nguỵ biện. 29 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN 30 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN 31 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN THỰC HÀNH TƯ DUY PHẢN BIỆN VỚI CÁC MẪU SAU Người đi học thêm thường học giỏi, nhưng liệu đi học thêm có giúp ta học giỏi không? Người có thói quen tốt thì thường vui vẻ, nhưng liệu có thói quen tốt có giúp ta thấy vui vẻ hơn? Tư duy phản biện và ứng dụng trong xây dựng lập luận Đầu tiên, ta nhìn vào ứng dụng của tư duy phản biện trong mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong mọi hành động, ta đều luôn muốn đặt câu hỏi liệu rằng hành động 1 có dẫn đến hành động 2? Người đi học thêm thường học giỏi, nhưng liệu đi học thêm có giúp ta học giỏi không? Người có thói quen tốt thì thường vui vẻ, nhưng liệu có thói quen tốt có giúp ta thấy vui vẻ hơn? Mọi sự việc A và sự việc B, nếu có quan hệ nguyên nhân kết quả với nhau thì đều cần có sự liên hệ với nhau nhưng nếu chỉ là sự liên hệ (correlation) chưa phải đã là quan hệ nhân quả 32 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN THỰC HÀNH TƯ DUY PHẢN BIỆN VỚI CÁC MẪU SAU Thực chất, liên hệ chưa phải là điều kiện đủ đến quyết định mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. A và B có thể có liên hệ với nhau, nhưng chúng có thể có các mối quan hệ phức tạp, liệu rằng A gây ra B hay B gây ra A? Ví dụ 1: Rất nhiều người đi học thêm thì cũng học giỏi. → Người khác đi học thêm nên họ giỏi. Thông tin này là thiếu cơ sở và bị coi là một giả định (assumption), do mối quan hệ có thể là ngược lại. Ví dụ, những người giỏi sẵn thường có xu hướng ham học hơn, nên họ thường sẽ đi học thêm nữa hơn. Trong tình huống đó, học giỏi sẽ là nguyên nhân của việc đi học thêm. Ví dụ 2: Những người học giỏi thường giàu. → Việc học giỏi sẽ dẫn đến việc giàu có. Thông tin này là thiếu cơ sở và bị coi là một giả định (assumption), do mối quan hệ có thể là ngược lại. Ví dụ, người giàu sẽ có điều kiện để đầu tư hơn cho việc học của họ, khiến cho họ giỏi hơn. Trong tình huống đó, việc giàu sẽ là nguyên nhân của việc học giỏi. Trả lời được những câu hỏi như vậy sẽ giúp ta nhìn thế giới đa chiều hơn, nhận thức được những hệ quả có thể xảy ra và đưa ra những quyết định đúng đắn. Để trả lời được những câu hỏi này, ta cần sử dụng đến tư duy phản biện và xây dựng lập luận chặt chẽ. 33 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TỔNG KẾT MẪU 2 CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN Tạm tóm tắt các luận điểm trên, ta có các lợi ích và bất cập của việc đi du học như sau: Lợi ích: Mở mang tầm nhìn, có cơ hội học về các nền văn hóa và lối sống khác. → Bằng cách nói chuyện với các bạn từ các đất nước khác, trải nghiệm ẩm thực địa phương, thăm di tích lịch sử. Bất cập: Rào cản ngôn ngữ, phân biệt chủng tộc, khác biệt về văn hóa → Vấn đề tâm lý như cô đơn, trầm cảm → Giảm khả năng tiếp thu bài giảng 34 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN QUY TRÌNH LẬP LUẬN CƠ BẢN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN Muốn phản biện/tranh luận tốt, chúng ta phải hiểu rõ một quy trình lập luận để đưa ra quan điểm sẽ như thế nào. Khi hiểu được quy trình và các yếu tố cấu thành, bạn sẽ có khả năng chỉ ra chính xác một quan điểm sai là sai do đâu. Khi đã biết chính xác chỗ sai trong lập luận, việc phản biện là rất dễ dàng. Quy trình cơ bản khi chúng ta đưa ra một quan điểm sẽ như sau: “Dữ kiện + Góc Nhìn + Logic + Cảm Nhận = Luận Điểm” 35 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN LỜI KHUYÊN TRONG CÁCH TRANH LUẬN, PHẢN BIỆN 36 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN NHÀ TUYỂN DỤNG THƯỜNG CÓ THỬ THÁCH VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi phỏng vấn tư duy phản biện mẫu này để khám phá cách ứng viên đánh giá các tình huống phức tạp và liệu họ có thể đưa ra được các quyết định hợp lý hay không. Tại sao kiểm tra kỹ năng tư duy phản biện của ứng viên? Kỹ năng tư duy phản biện cho phép mọi người đánh giá các tình huống thông qua lý luận để đưa ra được các quyết định hợp lý. Các công ty được hưởng lợi từ những nhân viên có lối suy nghĩ kĩ càng và thấu đáo (trái ngược với những nhân viên thực hiện nhiệm vụ một cách máy móc) bởi vì những cá nhân này thường tư duy độc lập để tìm cách cải thiện các vấn đề, các quy trình. Những người tư duy phản biện tốt là tài sản lớn và thường giữ vai trò quan trọng trong nhóm. Họ là người: Có trách nhiệm: Bạn có thể đặt niềm tin ở họ trong việc đưa ra quyết định khó. Chắc chắn: Họ là những người thực hiện đầu tiên để kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế trước khi hành động. Không thiên vị: Họ kiểm soát được cảm xúc của họ trong quá trình kiểm tra để đưa ra được quyết định hợp lý. Sáng tạo: Họ thường đề xuất các giải pháp vượt trội. 37 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN NGUYÊN TẮC PHẢN BIỆN Đưa ra các ý kiến phản biện thì tư duy phản biện đòi hỏi 1 quá trình làm việc nghiêm túc Cần khiêm tốn trí tuệ, không phải cứ nhìn thấy 1 góc nhìn khác là khăng khăng cho là mình đúng và lớn tiếng “chỉ trích”, “phê phán”. Tâm thế mở và phân tích các góc nhìn khác nhau, đặc biệt là các góc nhìn đối lập trái hoàn toàn với quan điểm của mình. Nhưng tỉnh táo với tất cả các góc nhìn bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá. Rất nhiều bạn thậm chí không biết “đôi thủ” nói gì, nhưng đã lớn tiếng phản bác. Phân biệt giữa cảm xúc và lý trí, giữa kiến thức và niềm tin, giữa cái mình muốn và sự thật. Không tấn công cá nhân. Sẵn sàng học hỏi và thay đổi nếu thấy quan điểm của mình chưa phù hợp, chưa khoa học. 38 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN 39 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN 8 thành phần của tư duy phản biện 40 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN 41 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Thang đo đánh giá khả năng tư duy phản biện 10 câu hỏi tự đánh giá tư duy phản biện của mình: Theo thang đo likert từ 1 – 10 (1: rất ít khi, 10: luôn luôn) bạn hãy tự đánh giá mức độ của mình ở từng câu để có cải thiện phù hợp. Tò mò về thế giới. Luôn háo hức tìm kiếm sự thật Liên tục hỏi tại sao và luôn đặt những câu hỏi sáng tạo Sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy, có kiểm chứng Xem xét vấn đề một cách toàn diện Luôn bám sát vào vấn đề chính Là người cởi mở nghiêm túc và xem xét vấn đề từ các góc nhìn khác góc nhìn của bản thân Sẵn sàng thay đổi góc nhìn khi có đầy đủ các bằng chứng. Không đưa ra các kết luận, phán xét khi chưa đầy đủ bằng chứng Nhận thức được sự tồn tại định kiến của bản thân trong quá trình nhận thức và học hỏi Nhạy cảm với cảm xúc, trình độ nhận thức, mức độ tinh tế của người khác Có khả năng áp dụng tư duy phản biện trong nhiều lĩnh vực khác nhau 42 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Cái gì hạn chế chúng ta tư duy phản biện hiệu quả? Chúng ta luôn gặp mâu thuẫn giữa tư duy và cảm xúc, giữa mong muốn và hiện thực, giữa quyền lợi của bản thân và quyền lợi của người khác, giữa đúng và sai, giữa phần người và phần con, giữa bản năng và lý trí. Chính những mâu thuẫn này gây ra các rào cản hạn chế năng lực tư duy phản biện (critical thinking) – năng lực suy nghĩ thấu đáo, rõ ràng, tập trung của chúng ta. Nhận diện các rào cản sẽ giúp cải thiện chất lượng tư duy của chúng ta. + Cho rằng mình luôn đúng + Lấy đám đông làm chân lí + Không tự kiểm chứng các tiền đề, dựa chủ yếu vào niềm tin + Chỉ mong mọi thứ diễn ra theo ý mình + Cái gì cũng chỉ nghĩ và làm một cách tương đối + Đánh giá theo cách vơ đũa cả nắm 43 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Làm thế nào loại bỏ rào cản tư duy phản biện 10 hướng dẫn loại bỏ rào cản để có tư duy phản biện hiệu quả 1. Chấp nhận rằng mình có thể sai 2. Cởi mở vơi cái mới 3. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng không a dua 4. Cố gắng đưa ra nhận định riêng của mình cho các vấn đề 5. Biết chọn lọc và đánh giá các thông tin và nguồn thông tin 6. Thỉnh thoảng hãy tự lật ngược lại những điều mình tin chắc xem nó có chắn chắn như thế không? 7. Phân biệt giữa cảm xúc và ham muốn của bản thân 8. Lắng nghe thật kỹ những ý kiến, góc nhìn hoàn toàn trái ngược với mong muốn của chúng ta 9. Tôn trọng những giá trị phổ quát về đạo đức, lẽ phải, công bằng. Ví dụ: Ăn thịt người, giết người là xấu, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn là tốt 10. Đừng áp đặt 1 giá trị, 1 cái mũ chung cho 1 trường hợp cụ thể. Hãy xem xét từng trường hợp cụ thể một cách cẩn trọng và công bằng 44 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN CHƯƠNG 3: KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 45 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÀ GÌ? Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng giải quyết các tình huống của các cá nhân trong các điều kiện khó khăn, bất ngờ và không được dự báo trước. Nó thể hiện qua kiến thức kinh nghiệm, sự linh hoạt và khả năng ra quyết định nhanh chóng mang đậm tính cá nhân. Như vậy có thể thấy rằng kỹ năng giải quyết vấn đề có thể được xem là một trong các kỹ năng mềm quan trọng với mỗi người. 46 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN PHÂN LOẠI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG Vấn đề sai lệch: Là khái niệm để chỉ các trường hợp cá nhân hay tập thể gặp phải những khó khă cần được giải quyết không theo một quy tắc thông thường. Vấn đề hoàn thiện: Là những vấn đề có thể đánh giá, dự báo trước. Vấn đề hoàn thiện có thể đo lường, cụ thể hóa, một cách chính xác và và chi tiết kết quả sẽ diễn ra Vấn đề Trước mắt: Là những vấn đề của cá nhân tổ chức đang và sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn cần được xử lý ngay lập tức. Vấn đề dự báo: Là khái niệm để chỉ các khó khăn vướng mắc dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai. Tất nhiên vấn đề này chỉ xảy ra nếu tình hình hiện tại không thay đổi. Vấn đề suy diễn: Là những vấn đề giả định ảnh được đặt ra dự đoán cho tương lai. Chúng dựa trên các vấn đề và tình hình ở thời điểm hiện tại để đánh giá suy xét, và dự đoán. 47 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THIẾU HIỆU QUẢ Thiếu kiến thức nền trong kỹ năng giải quyết vấn đề Thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Nhìn nhận vấn đề phiến diện thiếu sự liên kết Thiếu sự cam kết và chịu trách nhiệm với vấn đề. Làm việc không có phương pháp và kế hoạch. 48 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN 4 BƯỚC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 49 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Bước 1: Xác định vấn đề: Ở bước này, chúng ta cần lưu ý Phân biệt giữa sự thật (fact) và quan điểm cá nhân. Chỉ ra cụ thể các nguyên nhân cốt lõi Lấy thông tin từ các bên Phát biểu vấn đề một cách rõ ràng Xác định những tiêu chuẩn nào đang bị vi phạm Xác định các vấn đề cụ thể là gì Tránh phát biểu vấn đề như 1 giải pháp 50 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Bước 2: Đưa ra các giải pháp Trong bước số 2, chúng ta đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt, do đó cần lưu ý: Tránh đánh giá các giải pháp Chắc chắn tất cả mọi cá nhân đều được tham gia đóng góp giải pháp Liệt kê các giải pháp phù hợp với mục tiêu Liệt kê các giải pháp ngắn hạn và dài hạn 51 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Bước 3: Đánh giá và lựa chọn các giải pháp Sau khi có hàng loạt giải pháp, cần có sự lựa chọn giải pháp cụ thể do đó ở bước này cần: Dùng các tiêu chuẩn cao để đánh giá Đánh giá một cách hệ thống Dựa vào mục tiêu để đánh giá Xem xét các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của giải pháp Phát biểu lựa chọn 1 giải pháp cụ thể Bước 4: Triển khai và theo dõi giải pháp 52 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Bước 4: Triển khai và theo dõi giải pháp Lập biểu đồ Gantt Chart để dễ dàng theo dõi tiến độ 53 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng phân tích – yếu tố tầm nhìn trong kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giao tiếp – Yếu tố hỗ trợ trong kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng ra quyết định – Yếu tố quyết định trong ký năng giải quyết vấn đề. 54 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Mô hình Cây vấn đề – Problem tree 55 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN CÂY VẤN ĐỀ Cây Vấn đề – Problem tree là gì? Cây vấn đề – Problem tree là một mô hình đánh giá nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, tìm ra vấn đề cốt lõi và các ảnh hưởng mà vấn đề đó đã gây ra. Một cái cây ta chia ra làm 3 phần như sau: Thân, rễ, cành lá. Phần thân: là vấn đề cốt lõi Phần rễ: là các nguyên nhân của vấn đề cốt lõi (nguyên nhân gốc rễ) Phần cành lá: là các ảnh hưởng mà vấn đề cốt lõi gây ra 56 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ Biểu đồ xương cá (Fish bone) là gì? Biểu đồ xương cá (Ishikawa diagram, Fishbone diagram) được sử dụng lần đầu tiên vào những thập niên 1960 do Ishikawa Kaoru thực hiện tại nhà máy đóng tàu Kawasaki. Bên cạnh Flowchart, Pareto chart, Flowchart, Scatter diagram, đây là một trong các công cụ để quản lý chất lượng. Biểu đồ này thể thể hiện mối liên hệ giữa các nhóm nguyên nhân tác động hay ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề. Biểu đồ xương cá có thể ứng dụng trong đa dạng các nhu cầu: sản xuất, dịch vụ, cải tiến chất lượng, giải quyết vấn đề, v.v… 57 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ Các yếu tố của biểu đồ xương cá và cách thực hiện Tại biểu đồ này, chúng ta cần phân tích theo các nhóm nguyên nhân chính: Con người – manpower Máy móc thiết bị – machine Nguyên vật liệu – material Phương pháp làm việc – method Tài chính, môi trường 58 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ 59 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN 6 chiếc mũ tư duy: ví dụ và ứng dụng Chiếc mũ màu trắng (Objective) Chiếc mũ màu trắng đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu và thông tin. Người đội chiếc mũ màu trắng sẽ đưa ra các phát biểu dựa trên dữ liệu thực tế, khách quan, ví dụ như giá số doanh thu đạt được trong tháng vừa qua hay số ngày nghỉ phép của nhân viên. Khi này, người đội chiếc mũ màu trắng sẽ không đưa ra ý kiến, bình luận cá nhân nào. Chiếc mũ màu đỏ (Emotions) Chiếc mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính. Người đội chiếc mũ màu đỏ sẽ đưa ra các phát biểu dựa trên trực giác mà không cần nêu dẫn chứng cụ thể hay giải thích nào, chẳng hạn như “ngày mai trời sẽ mưa” hay “doanh số tháng sau sẽ tăng.” Chiếc mũ màu đen (Sombre and Serious) Chiếc mũ màu đen đại diện cho lối tư duy cẩn trọng. Khi một đề xuất được đưa ra, người đội chiếc mũ màu đen sẽ nghiên cứu và đưa ra mức độ rủi ro, hạn chế cũng như điểm yếu có thể gặp phải của đề xuất. 60 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN 6 chiếc mũ tư duy: ví dụ và ứng dụng Chiếc mũ màu vàng (Positive) Ngược lại với chiếc mũ màu đen, người đội chiếc mũ màu vàng đại diện cho lối tư duy tích cực. Họ thường là những người sẽ đem lại hi vọng, đưa ra các suy nghĩ lạc quan, có lợi cho công ty như “số lượng tiêu thụ trong tháng tới sẽ tăng” “đề xuất này nhất định sẽ thành công.” Chiếc mũ màu xanh lá (Growth) Chiếc mũ màu xanh lá đại diện cho lối tư duy sáng tạo. Người đội chiếc mũ màu xanh lá sẽ vận dụng óc sáng tạo để đưa ra các phát minh, ý tưởng đề xuất mới. Chiếc mũ màu xanh dương (Control) Chiếc mũ màu xanh dương là chiếc mũ quan trọng nhất, đại diện cho lối tư duy quản lý. Người đội chiếc mũ màu xanh sẽ tiếp nhận, phân tích các phát biểu được nêu và đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, họ cũng là những người sẽ đảm bảo kỷ luật và tính thống nhất của tổ chức, công ty. 61 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN Chương 4: Sự lựa chọn – Ra quyết định trong công việc và đời sống 62 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN KHÁI NIỆM RA QUYẾT ĐỊNH LÀ GÌ? Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải ra quyết định. Vì vậy chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Bạn là người cho mình cho mình cơ hội lựa chọn quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến bản thân và tổ chức Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một thà quản trị thực sự có hiệu quả 63 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN PHÂN LOẠI Quyết định theo chuẩn : các quyết định có tính hằng ngày, dựa vào qui trình có sẵn, đã hình thành tiền lệ. Quyết định cấp thời. Quyết định có chiều sâu : cần suy nghĩ, ra kế hoạch. Ví dụ Chuyến bay đến trễ. Giám đốc hãng hàng không Vietnam Airlines phải gặp hành khách và quyết định xem nên để họ chờ / cho họ về nhà. (cấp thời) Mua 1 máy in cho cô thư ký đánh máy vi tính. (theo chuẩn) Mua 10 máy vi tính cho các nhân viên gồm 6 kỹ sư & 4 cô thư ký. (có chiều sâu) 64 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN QUYẾT ĐỊNH THEO CHUẨN LÀ GÌ? Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệ thường và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho những quyết định loại này thường là những thủ tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. Quyết định loại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Bạn có khuynh hướng ra những quyết định này bằng cách suy luận logic và tham khảo các qui định có sẵn. Vấn đề có thể phát sinh nếu bạn không thực hiện theo đúng các qui tắc sẵn có. Dĩ nhiên là có những quyết định theo chuẩn không được trực tiếp giải quyết bằng những qui trình của tổ chức. Nhưng bạn vẫn có khuynh hướng ra những quyết định loại này gần như một cách tự động. Vấn đề thường chỉ nẩy sinh nếu bạn không nhạy cảm và không biết tác động đúng lúc. Một lời cảnh giác cho bạn : không nên để những quyết định theo chuẩn trở thành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu thả hoặc tránh né. 65 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN QUY ĐỊNH CẤP THỜI Quyết định cấp thời là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh và chính xác và cần phải được thực hiện gần như tức thời. Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi hỏi bạn phải chú ý tức thời và trọn vẹn. Tình huống của quyết định cấp thời cho phép rất ít thời gian để hoạch định hoặc lôi kéo người khác vào quyết định. 66 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN QUYẾT ĐỊNH CÓ CHIỀU SÂU Quyết định có chiều sâu thường không phải là những quyết định có thể giải quyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét. Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những quyết định gây ra nhiều tranh luận, bất đồng và xung đột. Những quyết định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều thời gian và những thông tin đầu vào đặc biệt. Điểm thuận lợi đối với quyết định loại này là bạn có nhiều phương án và kế hoạch khác nhau để lựa chọn. Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng tạo hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phương án của quyết định cho phép đạt được sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ được thực hiện và một số giải pháp đã được đem thực nghiệm. Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọn quyết định, quyết định này phải được chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quả nhất. 67 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN VAI TRÒ CỦA NHẬN DIỆN VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ Giai đoạn đầu tiên khi ra quyết định là phải nhận ra được rằng vấn đề đang tồn tại đòi hỏi một quyết định. Trước khi bạn bắt đầu quá trình ra quyết định, hãy chắc chắn là quyết định mà bạn sắp đưa ra thật sự là quyết định mà bạn phải làm. Nếu không là như vậy thì bạn hãy để mặc vấn đề. Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà bạn cho là “tiêu biểu”. Xem xét nối quan hệ nhân - quả. Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác nhau hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định. Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau. 68 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH 1. Xác định vấn đề. 2. Phân tích nguyên nhân 3. Đưa ra các phương án / giải pháp 4. Chọn giải pháp tối ưu. 5. Thực hiện quyết định và Đánh giá quyết định. 69 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP Bạn sẽ chọn giải pháp tốt nhất, là giải pháp cho phép đạt được những mục tiêu của bạn và có lưu ý đến những ràng buộc của tình huống. Tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề bao gồm hai quá trình : suy nghĩ sáng tạo và suy nghĩ phân tích. 70 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN SỰ THAM GIA CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG VIỆC CHỌN GIẢI PHÁP Nếu bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì bạn cần phải sẵn sàng thỏa được 4 tiêu chí. Đó là : Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến. Chấp nhận rủi ro. Kêu gọi người khác tham gia. Chấp nhận phê bình. 71 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN SỰ THAM GIA CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG VIỆC CHỌN GIẢI PHÁP Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến. Xử lý mỗi vấn đề như là một vấn đề mới và khác nhau. Bạn đừng đơn giản áp dụng những giải pháp đã có cho bất cứ một vấn đề nào mới nảy sinh. Hãy sẵn sàng lắng nghe các ý kiến khác nhau, cho đù những ý kiến này có vẻ kỳ quái. Một số trong đa số các quyết định có tính chất cải tiến và tác đông mạnh đã xuất phát từ những “hạt giống” như thế. Khuyến khích nhân viên của bạn sẵn sàng tiếp thu mọi gợi ý bằng cách cho phép họ bình luận hoặc chỉ trích “hiện trạng”. 72 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN SỰ THAM GIA CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG VIỆC CHỌN GIẢI PHÁP Chấp nhận rủi ro Nhiều người trong chúng ta không phát biểu vì chúng ta không muốn cảm thấy ngượng trước người khác. Sợ bị đánh giá chế giễu, không dám đưa ra ý kiến Đừng để một việc chưa bao giờ được thực hiện trước đó ngăn cản bạn thử sử dụng nó. Bạn phải chuẩn bị tư tưởng chịu thất bại, và xem thất bại như một bài học kinh nghiệm. Mức độ rủi ro phải được tính toán liên quan tới chi phí, lợi nhuận và kết quả có thể có đối với tổ chức và đối với bạn 73 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN SỰ THAM GIA CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG VIỆC CHỌN GIẢI PHÁP Chấp nhận phê bình Hãy cố gắng không phản ứng lại trước các vấn đề mà giải pháp là hiển nhiên. Bạn nên khuyến khích gợi ý càng nhiều phương án càng tốt trước khi bạn đánh giá tính đúng đắn của các phương án. Nếu bạn đánh giá quá nhanh bạn sẽ làm nản lòng những đóng góp có tính chất cởi mở và gặp nguy cơ bỏ lỡ các giải pháp mang tính sáng tạo. 74 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN SỰ THAM GIA CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG VIỆC CHỌN GIẢI PHÁP Làm phát sinh các giải pháp Mọi hình thức sáng tạo đều đòi hỏi phải làm phát sinh một số lớn tư tưởng. Thường thì nguồn tư tưởng tốt nhất xuất phát từ nhân viên có tính hơi độc đáo. Như bạn có thể đã biết, quản lý hoặc lãnh đạo những cá nhân như thế có thể gặp rắc rối, nhưng nếu bạn muốn những tư tưởng sáng suốt, có tính cải tiến, thì việc này đáng để bạn bận tâm. Một trong những kỹ thuật tốt nhất để làm phát sinh các phương án là phương thức “động não” trong đó mọi thành viên nêu ý kiến rồi cùng bàn bạc.. 75 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC ĐỘNG NÃO Yêu cầu bản thân suy nghĩ nhiều ý kiến một cách rõ ràng : “Nghĩ gì ?” Liệt kê mọi ý kiến được đề cập đến Ghi lại ý kiến làm cho mình dễ đọc, dễ nhìn hơn. Thường xuyên khuyến khích bản thân tham gia đóng góp thêm nhiều ý kiến hơn khi chúng có vẻ “sắp cạn”. Bảo đảm rằng trước khi bạn dừng, mọi ý kiến đều được ghi lại đầy đủ, khá toàn diện Sử dụng kĩ thuật động nào và khuyến khích cả ý tưởng điên rồ, ngờ nghệch nhất Đảm bảo không chỉ trích, đánh giá ngay bất kì ý tưởng nào 76 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN THỰC HIỆN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH Nếu bạn muốn thành công ở giai đoạn quan trọng này thì bạn phải cần triển khai ít nhất là một số trong những kỹ năng sau đây : Làm rõ Thiết lập cấu trúc để thực hiện Trao đổi thông tin Xác định tiến trình Đưa ra ví dụ chuẩn Chấp nhận rủi ro Tin tưởng 77 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN THỰC HIỆN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH Làm rõ vấn đề Bạn phải thật sự rõ ràng ngay từ trong suy nghĩ của riêng bạn về việc cần phải làm. Hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác bạn sẽ đi về đâu trước khi bạn khởi hành. Hãy tự hỏi : Quyết định cần đạt được là quyết định gì ? Thiết lập mục tiêu và thời gian để thực hiện Bạn phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và thời hạn của quá trình thực hiện Trao đổi thông tin Thông tin một cách rõ ràng để đạt được quyết định. Nhờ cậy Bạn hãy chuẩn bị để xin được hỗ trợ về kinh nghiệm và tư vấn của người khác ngay từ khi bạn dự kiến làm thế nào để thực hiện một quyết định. Đừng nghĩ rằng bạn đã có sẵn tất cả các câu trả lời. Việc thực hiện, nhất là đối với những quyết định phức tạp, đòi hỏi lên kế hoạch cẩn thận, thường là đặc biệt. Không nên cố gắng tự làm tất cả mọi việc. 78 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ QUYẾT ĐỊNH Chấp nhận rủi ro Hãy chuẩn bị chấp nhận rủi ro có tính toán để làm cho sự việc xảy ra. Phải nhiệt tình, kiên quyết và sốt sắng khi thực hiện một quyết định. Một quyết định sáng tạo đòi hỏi sự thực hiện phải có tính sáng tạo. Đừng nên áp dụng một qui trình thực hiện duy nhất có tính “tiêu biểu” vào mọi quyết định. Tin tưởng Bạn hay tin tưởng rằng bạn luôn luôn có thể làm tốt hơn nữa. Đừng tìm cách ngăn lại việc thực hiện một quyết định mà bạn nghĩ rằng bạn không có khả năng đạt được. Thẩm tra tính hiệu quả của một quyết định đòi hỏi một cách tiếp cận từ hai phía. + Một là, bạn phải đánh giá qui trình trên cơ sở đang diễn ra: Việc thực hiện có được tiến hành theo đúng trình tự của kế hoạch hay không ? Bạn có đạt được những kết quả mong muốn hay không ? + Hai là, đánh giá tính hiệu quả của toàn bộ quyết định và cả quá trình lấy quyết định nữa. 79 TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ PHÁT Hà TRIỂN Nội - 2021 NGUỒN NHÂN LỰC - ĐHQGHN

Use Quizgecko on...
Browser
Browser