Triết học và Vai trò của triết học trong đời sống xã hội PDF
Document Details
Uploaded by SupportingUkiyoE2310
Tags
Summary
Bài giảng này trình bày về khái niệm và vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Nó bao gồm các phần như triết học là gì, các vấn đề cơ bản, nguồn gốc của triết học, và sự phát triển của thế giới quan trong triết học.
Full Transcript
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Khái lược về triết học a. Triết học là gì? -Trung Quốc: gốc là chữ Triết (trí) truy tìm bản chất - Ấn Độ: Darshana.(Chiêm ngưỡng) con đường suy ngẫm dẫn dắt...
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Khái lược về triết học a. Triết học là gì? -Trung Quốc: gốc là chữ Triết (trí) truy tìm bản chất - Ấn Độ: Darshana.(Chiêm ngưỡng) con đường suy ngẫm dẫn dắt đến lẽ phải - Hy lạp: Philosophia (yêu thích sự thông thái). Giải thích vũ trụ và định hướng nhận thức, nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý Triết học là gì? - Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể -Triết học giải thích mọi sự vật, hiện tượng tìm ra những quy luật phổ biến nhất - Tri thức triết học mang tính hệ thống, lôgic và trừu tượng (duy lý) Kết luận “Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” Nhận thức hình thành thế giới quan Quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Con người luôn đặt ra 3 dạng câu hỏi -Thế giới này là gì? Nó từ đâu sinh ra? Lực luợng nào chi phối? - Con người có thể tác động tới thế giới này như thế nào? - Con người ra đời từ đâu? Cuộc sống là gì? Sống vì cái gì? Sự tiến hóa của thế giới quan Thế giới quan huyền thoại: yếu tố tưởng tượng, hoang đường, tri thức và xúc cảm hòa quyện vào nhau. Thế giới quan tôn giáo: Tin vào sự tồn tại của Đấng tối cao. Niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ đạo. Thế giới quan triết học: Triết học không chỉ tuyên bố mà còn luận chứng. Sử dụng suy luận, phân tích, tổng hợp để đi tới kết luận.Yếu tố lý tính đóng vai trò chủ đạo b. Nguồn gốc của triết học o Con người phải có một vốn hiểu biết nhất định-phát triển khả năng tư duy trừu tượng o Hình thành tầng lớp lao động trí óc Triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội Nguồn gốc nhận thức: Nhận thức thế giới là nhu cầu tự nhiên Quá trình sống tri thức được tích lũy Năng lực tư duy trừu tượng được phát triển Nguồn gốc xã hội của triết học Có sự phân công lao động thành lao động trí óc và chân tay Chế độ công xã nguyên thủy bị thay thế bởi chế độ chiếm hữu nô lệ Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Sự biến đổi đối tượng của triết học Nhận thức phát triển, đối tượng của triết học thay đổi trong các trường phái triết học khác nhau. Triết học tự nhiên: (mới ra đời) Tri thức về tất cả các lĩnh vực, không có đối tượng riêng. “ triết học là khoa học của mọi khoa học” Triết học Trung Quốc (cổ đại) Học thuyết về nhân sinh và lý luận về đạo đức Triết học kinh viện: (Trung cổ) Triết học đi chứng minh cho sự đúng đắn của nội dung kinh thánh. (Thiên đường, địa ngục, mạc khải v.v.). Học thuyết về sự tồn tại của Thượng Đế, linh hồn Sự biến đổi đối tượng của triết học Triếthọc cận đại (XV-XVI) khoa học thực nghiệm tách khỏi triết học. Đối tượng triết học thu hẹp. Học thuyết về hoạt động nhận thức của con người Triếthọc Mác-lênin (XIX): Đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên quan điểm duy vật và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 2. Vấn đề cơ bản của triết học Trong triết học có một vấn đề được coi là Vấn đề rộng nhất, chung nhất Nếu không giải quyết vấn đề này thì không giải quyết được vấn đề khác Việc giải quyết như thế nào sẽ quyết định tính chất của toàn bộ hệ thống triết học đó Được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Thế giới tồn tại bên ngoài tư duy con người có quan hệ như thế nào đối với thế giới tinh thần đang tồn tại trong ý thức con người? Ăngghen: “ vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biêt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên” Vấn đề cơ bản của triết học Vật chất và ý thức cái nào có trước (bản thể luận) Các nhà triết học có cách trả lời khác nhau: Nhà triết học khẳng định ý thức là cái có trước và nó quyết định vật chất hợp thành triết học duy tâm. CNDT tồn tại dưới 2 hình thức. (Idealism) - Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Platôn, Hêghen - Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Béccơly,Makhơ Nhà triết học khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, hợp thành CNDV (materialism) Các hình thức của chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy vật chất phác: Triết học thời cổ đại, lý giải sự tồn tại của thế giới từ một số dạng vật chất cảm tính. Mang tính trực quan ( nước, lửa, không khí) Chủ nghĩa duy vật siêu hình: TK XVII-XVIII. Lối tư duy cơ học, coi thế giới như một cỗ máy cơ học. Nhìn nhận thế giới trong trạng thái tĩnh, không có mối liên hệ. Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Mác và Angghen sáng lập. Trình độ cao nhất, khắc phục được những thiếu sót. Giải thích thế giới trên nền tảng duy vật Thế giới có thể nhận thức được hay không? (nhận thức luận) Bất khả tri: phủ nhận sự tồn tại của TGKQ (Hium) hoặc thừa nhận tồn tại của TGKQ nhưng lại không nhận thức được (Cantơ) Khả tri: Con người về nguyên tắc có thể nắm bắt được bản chất của sự vật. Cả duy vật và duy tâm. Duy tâm coi nhận thức là sự mách bảo của thần linh. 3. Biện chứng và siêu hình Biện chứng (dialektica) Nghĩa đối lập với siêu hình, hàm ý nói lên mối liên hệ tương tác,chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng. Biện chứng khách quan: Là biện chứng của thế giới vật chất Phép biện chứng: Triết học nghiên cứu những tính chất biện chứng chung nhất của thế giới, được khái quát thành học thuyết khoa học được gọi là phép biện chứng. Hai phương pháp tư duy đối lập nhau Phương pháp siêu hình Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một danh giới tuyệt đối. Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh. Thừa nhận biến đổi chỉ về số lượng, nguyên nhân biến đổi nằm ngoài đối tượng Hai phương pháp tư duy đối lập nhau Phương pháp biện chứng Nhận thức đối tượng ở trong mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng, ràng buộc nhau Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Thay đổi về chất của sự vật, nguồn gốc biến đổi đó nằm trong mâu thuẫn nội tại của sự vật Các dạng tồn tại của phép biện chứng Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: Triết học Trung Hoa với “Âm-Dương”, Phật giáo với “Vô ngã” “Vô Thường”. Hy Lạp với Hêraclit, Arixtốt. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: Mở đầu là Can-tơ và hoàn thiện ở Hêghen. Là hệ thống lý luận hoàn chỉnh nhưng được xây dựng trên nền tảng duy tâm, thần bí. “Biện chứng lộn đầu xuống đất” Phép biện chứng duy vật (phép biện chứng hiện đại) là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng của Mác II. Triết học Mác-Lênin 1. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin. Sự xuất hiện triết học Mác-Lênin là cuộc cách mạng trong lịch sử phát triển của triết học. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển tư tưởng triết học và khoa học của nhân loại. Các Mác (Karl Marx) Ăngghen ( Friedrich Engels) Lênin (Vladimir Lenin) A. Điều kiện về kinh tế-xã hội Sự phát triển mạnh mẽ của CNTB - Cách mạng công nghiệp - Nước Anh và Pháp trở thành các nước công nghiệp lớn - Năng lực sản xuất của các nước tư bản tăng lên mạnh mẽ Ăngghen viết “giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại” Cách mạng công nghiệp cuối TK XVIII Cách mạng công nghiệp xuất phát từ nước Anh, đã chuyển hóa nền kinh tế giản đơn quy mô nhỏ, dựa trên lao động thủ công thành nền kinh tế lớn dựa trên các máy móc cơ khí Mô hình động cơ hơi nước của James Watt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Cuộc khởi nghĩa công nhân dệt ở Lyông 1831 Khởi nghĩa của công nhân dệt tại Silêdi (Đ ức) năm 1834. “Phong trào hiến chương” ở Anh cuối những năm 30 của TK XIX. Phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên. Cuộc đấu tranh giai cấp đặt ra yêu cầu cần một hệ thống lý luận khoa học định hướng, giải đáp các vấn đề của thời đại. Nguồn gốc lý luận Triết học cổ điển Đức: Hêghen và Phoiơbắc Georg Wilhelm Friedrich Hegel Ludwig Andreas Feuerbach Tinh thần thế giới (ý niệm tuyệt đối) là cái có trước. Vật chất chẳng qua chỉ là những biểu hiện của tinh thần thế giới có sau. Toàn bộ thế giới muôn hình, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự thân của ý niệm Lịch sử tự nhiên, xã hội không ngừng vận động biến đổi, tuân theo nguyên lý về mối liện hệ phổ biến và sự phát triển. Vật chất là có trước và là nguồn gốc của ý thức Giới tự nhiên là vĩnh viễn, các sự vật chỉ là hiện tượng tạm thời Thượng đế là sản phẩm tưởng tượng của con người Ý thức của con người chỉ là sản phẩm của quá trình sinh lý bộ óc người. Mác đã khắc phục tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen và phương pháp siêu hình trong CNDV Phoiơ bắc Kinh tế chính trị cổ điển Anh Adam Smith David Ricardo Nguồn gốc xây dựng học thuyết kinh tế và các vấn đề triết học xã hội Lý luận về phân công lao động Lý luận về giá trị của lao động, tiền l ương, lợi nhuận và lợi tức Lý luận về tư bản (tư bản cố định, tư bản lưu động) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Saint Simon Charles Fourier Robert Owen 1760-1825 1772-1837 1771-1851 Chủ nghĩa xã hội không tưởng Phê phán sự bất công trong xã hội tư bản Đề xuất xây dựng một xã hội dựa trên chế độ công hữu về TLSX xóa bỏ bóc lột Thuyết phục ngươi giàu chia tài sản cho người ngèo Tiền đề khoa học tự nhiên Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Maye và Giulo) - Tổng năng lượng của vũ trụ không thay đổi. - Năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này qua dạng khác. Thuyết tiến hóa (Darwin) - Thế giới hữu cơ hình thành từ thế giới vô cơ - Sự đa dạng của các loài là do tiến hóa - Sự đấu tranh sinh tồn dẫn tới tiến hóa Thuyết tế bào (Svan và Slayden) -Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hay nhiều các tế bào -Mọi chức năng sống của sinh vật đều diễn ra trong tế bào. 2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của triết học Mác-Lênin Karl Heinrich Marx (Các Mác) sinh 5 /5/1818 tại Trier, Đức là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, lãnh tụ phong trào cách mạng của giai cấp vô sản. “Con đường lịch sử loài người” Mác đánh giá cao phương pháp tư duy của Hênghen. “ Phép biện chứng” và “ tư tưởng phát triển” Phoiơbắc “ Bản chất đạo thiên chúa” 2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của triết học Mác-Lênin Phoiơbắc “ Bản chất đạo thiên chúa” Để tồn tại thế giới chẳng cần một vị thần hay “ý niệm tuyệt đối” nào của Hêghen cả. Con người là sản phẩm của sự phát triển của tự nhiên Tôn giáo là sản phẩm của con người 2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của triết học Mác-Lênin Cộng tác viên “ nhật báo tỉnh Ranh” năm 1842 Sử dụng “phép biện chứng duy tâm” và “học thuyết về nhà nước pháp quyền của Hêghen” luận giải các vấn đề thực tiễn chính trị-xã hội’ Xem xét lại một cách có phê phán nh ững quan điểm triết học và pháp quyền của Hêghen. Tháng 10/1843 Mác sang Pari. Nghiên cứu vấn đ ề kinh tế chính trị và lịch sử phong trào cách mạng. Năm 1843-1844 đánh dấu bước chuyển biến tư tưởng của Mác từ CNDT sang CNDV. “Niên giám Pháp-Đức” Ph. Ăngghen. Ph. Ănghen sinh ngày 28/11/1820 tại Bácmên thuộc tỉnh Ranh trong một gia đình chủ xưởng sợi. Năm 1841 đi BécLin làm nghĩa vụ quân sự tham gia vào phái Hêghen trẻ. Năm 1842 sang Manchester Anh nghiên cứu KTCT cổ điển Anh Cuộc gặp đầu tiên với Mác: năm 1842 và lần 2 vào năm 1844 Các tác phẩm chủ yếu của Ăngghen. Biện chứng của tự nhiên: trình bày quan niệm về vật chất, vận động, không gian và thời gian. Chống During: Phê phán quan điểm duy tâm của nhà KT người Đức, bảo vệ và phát triển triết học Mác. Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước: trình bày nguồn gốc và bản chất của gia đình, quá trình hình thành chế độ tư hữu và giai cấp, nhà nước. Cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ănghen thực hiện Khắc phục được tính chất trực quan siêu hình của CNDV cũ và tính chất duy tâm thần bí của phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra CNDV BC Mở rộng quan điểm duy vật nghiên cứu lịch sử xã hội. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử Vai trò xã hội của triết học có sự biến đổi. Triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân Lênin bảo vệ và hoàn thiện triết học Mác Hoàn cảnh lịch sử: Chuyển biến CNTB thành CN Đế quốc Chuyển biến trung tâm cách mạng thế giới vào nước Nga Sự phát triển của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa Biến đổi điều kiện KT-XH đặt ra những nhiệm vụ mới cho triết học. Lênin kế thừa và sáng tạo lý luận triết học của Mác Lênin phát triển triết học Mác Vladimir Ilich Lenin sinh 22/04/ 1870 sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. S áng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nhà nước Xô Viết. Lãnh tụ cách mạng vô sản tháng 10 Nga vĩ đại Các tác phẩm của Lênin Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên phê phán triết học duy tâm tư sản. Đưa ra định nghĩa vật chất, vạch ra bản chất của ý thức, con đường biện chứng của quá trình nhạn thức. Các tác phẩm chủ yếu của Lênin Tác phẩm bút ký triết học. Phân tích nguồn gốc và động lực của sự phát triển. Phát triển các quy luật và phạm trù của Phép BCDV Chủ nghĩa Đế quốc, giai đoạn tột cùng của CNTB Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. Khả năng thắng lợi của CMVS ở một số nước riêng lẻ, Sáng kiến vĩ đại: Đ ịnh nghĩa về giai cấp. Những đặc chưng cơ bản của giai cấp 3. Đối tượng của Triết học Mác-Lênin Thời cổ đại: triết học là bộ môn tổng hợp. “ khoa học của khoa học” Thời trung cổ: trở thành bộ phận của thần học. Triết học kinh viện với nhiệm vụ giải thích chứng minh cho tín điều tôn giáo Thời Phục Hưng: Các khoa học cụ thể tách khỏi triết học trở thành khoa học cụ thể Hiện đại: Rutxen (Anh) Triết học là khâu trung gian giữa thần học và khoa học 2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác-Lênin Khái niệm: Triết học Mác-Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy. Là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân Đối tượng của triết học Mác-Lênin: Đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên quan điểm duy vật và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đối tượng của triết học và khoa học cụ thể được phân biệt rõ ràng Chức năng của triết học Mác-Lênin Chức năng thế giới quan: Triết học là hạt nhân của thế giới quan. - Thế giới quan duy vật biện chứng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn về hiện thực. Nhận thức được tự nhiên, xã hội, mục đích ý nghĩa cuộc sống - Hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động - TGQ đúng đắn là tiền đề nhân sinh quan tích cực Chức năng của triết học Mác-Lênin Chức năng phương pháp luận: hệ thống những quan điểm, nguyên tắc xuất phát chỉ đạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. -Triết học Mác-lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. -Triết học Mác-Lênin trang bị cho con người hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học.