Chương 4 - Tư duy thiết kế PDF
Document Details
Uploaded by ThrillingScandium343
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Tags
Related
- Gestión de Proyectos - Sesión 1 - Design Thinking - PDF
- SESIÓN N° 02 Gestión de Proyectos PDF
- Frankfurt School Entrepreneurship Class 1A - Introduction PDF
- Lecture 02: Principles of Entrepreneurship and Project Management PDF
- Creativity And Innovation In Business NSD31603 PDF
- Lecture 3: Thinking Like an Entrepreneur PDF
Summary
This document is chapter 4 of a university course on design thinking. It explains the concept of design thinking and its application in business. The chapter discusses the process of design thinking, including empathy, defining the problem, generating ideas, prototyping, and testing. It also includes practical advice.
Full Transcript
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Chương 4 Tư duy thiết kế Design Thinking MỤC TIÊU Sau khi hoàn thành chương này, người học có thể: 1. Nhận biết được tư duy thiết kế 2. Hiểu được các nguyên lý của tư duy thiết kế 3. Vậ...
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Chương 4 Tư duy thiết kế Design Thinking MỤC TIÊU Sau khi hoàn thành chương này, người học có thể: 1. Nhận biết được tư duy thiết kế 2. Hiểu được các nguyên lý của tư duy thiết kế 3. Vận dụng được tư duy thiết kế trong hoạt động doanh nghiệp NỘI DUNG 1. Tư duy thiết kế 2. Quá trình tư duy thiết kế 5. Thực hành tư duy thiết kế - Quan sát và thấu hiểu 3 Điều gì hiện lên trong đầu bạn khi bạn nghe thấy từ thiết kế? Thiết kế đồ hoạ Thiết kế công nghiệp Thiết kế kiến trúc Thiết kế thời trang 4 1. Tư duy thiết kế 1.1 Khái niệm tư duy thiết kế(Design Thinking) Design Thinking(Tư duy thiết) kế là quá trình liên tục nghiên cứu người dùng, thách thức các giả định và xác định lại vấn đề nhằm mục tiêu tìm kiếm các chiến lược và giải pháp thay thế tối ưu hơn. Từ đó tăng cường sự hiểu biết về khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra. Tư duy thiết kế là chìa khóa giúp doanh nghiệp thấu hiểu người dùng thông qua việc không ngừng đặt câu hỏi về vấn đề, phương pháp làm việc hiện tại và các giải định tương lai. Những tập đoàn hàng đầu thế giới như Apple, Google, Samsung đã nhanh chóng áp dụng phương pháp Design Thinking, nhờ đó mà thúc đẩy mỗi cá nhân suy nghĩ liên tục, tích cực, đưa ra những ý tưởng mới. Không có ý tưởng nào là tồi tệ cả, mọi ý tưởng đều được tôn trọng và cùng nhau chọn ra ý tưởng tốt nhất. Mỗi cá nhân sẽ được phát triển một cách tích cực và nâng cao hiệu suất khả năng làm việc, cũng như khả năng giải quyết các vấn đề. 1.2 Vai trò của tư duy thiết kế Việc áp dụng tư duy thiết kế vào đời sống, kinh doanh sẽ mang lại lợi ích cho người dùng. Giúp có cái nhìn vấn đề đúng đắn theo nhiều góc độ khác nhau Cho phép đi sâu vào một vấn đề và xác định nguyên nhân gốc rễ của chúng. Khuyến khích đổi mới tư duy và giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo và khoa học. Cho kết quả thử nghiệm cuối cùng phù hợp, đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu của khách hàng. Mang đến nhiều trải nghiệm hữu ích cho người dùng ứng dụng vào thực tế Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, hấp dẫn tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện tư duy hơn. 1.3 Đặc điểm của tư duy thiết kế Tư duy thiết kế sẽ lấy con người làm trung tâm để ràng buộc trong quá trình thiết kế. Giúp bạn có ý tưởng trực quan và hình dung cụ thể về sản phẩm. Dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau để đi tìm giải pháp tổng thể của sự việc. Giúp bạn sử dụng ngôn ngữ tốt hơn trong quá trình sáng tạo, lên ý tưởng và thiết kế. Không có giới hạn cho sự lựa chọn với nhiều phiên bản ngày càng hoàn thiện và tốt hơn. Nâng cao tinh thần tập thể, làm việc nhóm hiệu quả với nhiều bộ phận khác nhau. Không Quan sát ràng buộc Cân nhắc Lắng nghe 7 kỹ năng của nhà thiết kế mà doanh nhân nên có Định Mong hướng giải muốn thay pháp đổi Bối cảnh và sự tích hợp Adapted from Gibbons, W. (2016). 9 traits of a great designer. Creative Bloq. Retrieved 10 from https://www.creativebloq.com/career/9- traits-great-designer-71613188 1. Quan sát: Các nhà thiết kế rất tò mò. Họ quan sát, luôn nhìn thế giới qua những lăng kính khác nhau và ghi chú những điều người khác bỏ qua. 2. Lắng nghe: Nhà thiết kế phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực để họ có thể xác định điều gì thực sự quan trọng đối với người khác. Những nhà thiết kế giỏi nhất không bao giờ cho rằng họ biết điều gì là tốt nhất cho người dùng. 3. Mong muốn thay đổi: Các nhà thiết kế tìm cách giải quyết vấn đề và cải thiện những gì có thể đã tồn tại. Các sản phẩm, dịch vụ và quy trình mới dẫn đến sự thay đổi. 4. Bối cảnh và sự tích hợp: Nhà thiết kế thiết kế theo ngữ cảnh. Bối cảnh giúp chúng ta tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết. Sự chú ý đến bối cảnh mang lại nhiều sự liên quan hơn cho một giải pháp. Ví dụ, bạn thiết kế một chiếc ghế cho một căn phòng; một căn phòng cho một ngôi nhà; một ngôi nhà cho một khu phố. 11 5. Định hướng giải pháp : Mục tiêu của bất kỳ nhà thiết kế nào là giải quyết vấn đề đã được xác định thông qua việc quan sát và lắng nghe. 6. Cân nhắc : Các nhà thiết kế giỏi xem xét tác động của công việc của họ đối với con người, môi trường và nền kinh tế. 7. Không ràng buộc: Các nhà thiết kế vĩ đại không bị ràng buộc bởi quá khứ và cởi mở với những giải pháp ít rõ ràng hơn cho các vấn đề. Họ hỏi "Tại sao không?" khi người khác nói rằng điều đó không thể thực hiện được Tư duy thiết kế là bộ công cụ giúp doanh nhân giải quyết các vấn đề phức tạp cho con người. Cụ thể, tư duy thiết kế là một cách tiếp cận đổi mới lấy con người làm trung tâm, tập hợp những gì mọi người cần với những gì khả thi về mặt công nghệ và khả thi về mặt kinh tế. Nó cũng cho phép những người không được đào tạo thành nhà thiết kế sử dụng các công cụ sáng tạo để giải quyết nhiều thách thức. 12 2. Qúa trình tư duy thiết kế 13 2.1 Tư duy thiết kế đòi hỏi sự đồng cảm Đây là giai đoạn nghiên cứu nhu cầu người dùng để có được sự hiểu biết và đồng cảm chung giúp bạn gạt bỏ được những giả định riêng về thế giới. Và từ đó có cái nhìn sâu sắc nhất về khách hàng và mong mỏi của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ của bạn. ▸ Tăng cường kết nối ▸ Thúc đẩy xây dựng đội ngũ ▸ Có thể tiết lộ không chỉ cách thức mà còn lý do tại sao mọi người nghĩ và cảm nhận như vậy. Bản đồ thấu cảm Hỗ trợ tích hợp dữ liệu thành sự thấu hiểu bằng cách xem xét: Họ đã nói gì? Họ đã làm gì? Họ có thể đang nghĩ gì? Bạn nghĩ họ đang có cảm xúc nào? Bản đồ thấu cảm Nguồn: Bản đồ thấu cảm là một phần của tài liệu hướng dẫn trong khóa học Hành động tư duy thiết kế của trường Đại học Standford do Leticia Britos Cavagnaro giảng dạy vào năm 2013 trên nền tảng NovoEd (https://novoed.com/designthi nking/). David Gray có công thiết kế khung bản đồ thấu cảm ban đầu. Thông tin ngữ cảnh sử dụng bản đồ thấu cảm trong bộ công cụ tư duy thiết kế có thể được tra cứu tại đường link http://dschool.stanford.edu/us e-our-methods/ Neck, Entrepreneurship. © SAGE Publications, 2018. 16 Hoạt động: Vẽ bản đồ thấu cảm 2.2 Xác định vấn đề Khi đã có ý tưởng cụ thể thông tin người dùng, thì bạn sẽ phân tích các quan sát của mình và tổng hợp chúng lại để xác định vấn đề cốt lõi cần quan tâm. Xây dựng chân dung khách hàng chi tiết sẽ giúp bước tiếp theo đơn giản và đúng mục tiêu hơn. Công cụ cần sử dụng trong bước này là: Fishbone diagram Fishbone diagram là biến thể của Mindmap, chuyên dùng trong giải quyết vấn đề. Công dụng của mô hình là trình bày lại những dữ kiện đã được liệt kê ra từ bước đầu tiên. Cách trình bày Fishbone diagram như sau: Mỗi đầu xương cá là 1 nguyên nhân (cause) - nhờ 5-Whys tìm ra. Tiếp đó, trên từng nhánh xương sẽ là những yếu tố trong Kipling's questions 2.3 Tạo ý tưởng Bắt đầu tiến hành xây dựng ý tưởng dựa vào thông tin thu thập được ở 2 giai đoạn đầu tiên sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, tìm kiếm các phương pháp, giải pháp thay thế sáng tạo cho vấn đề mà khách hàng quan tâm. Lúc này kỹ năng brainstorming được phát huy tác dụng cao nhất. Công cụ cần sử dụng trong bước này là: Brainstorming 2.4 Thử nghiệm Mục đích của giai đoạn thử nghiệm là xác định đâu là giải pháp tốt nhất để bạn có thể giải quyết vấn đề cụ thể. Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn. Tùy vào từng trường hợp mà quá trình thử nghiệm có thể diễn ra thực thế hoặc phác thảo trên giấy. 2.5 Kiểm tra Đây là bước cuối cùng quan trọng nhất trong tư duy thiết kế để kiểm tra các mẫu thử nghiệm ở trên. Kết quả đánh giá mẫu này sẽ được sử dụng để xác định lại một hoặc nhiều vấn đề nảy sinh tiếp theo. Trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ, cách giải quyết các vấn đề. Các phản hồi là yếu tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện giải pháp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần bám sát thực tế và đảm bảo có những thay đổi phù hợp để tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng và giải quyết được các vấn đề của khách hàng. 5 giai đoạn Tư duy Thiết kế của Trường Thiết kế Stanford 5 giai đoạn Tư duy Thiết kế của Trường Thiết kế Stanford Thấu cảm (Empathy) là ra ngoài và trực tiếp nói chuyện với khách hàng Xác định (Define) một vấn đề từ kết quả của Thấu cảm Lên ý tưởng (Ideate) thật nhiều để giải quyết vấn đề đã xác định Bản mẫu (Prototype) là xây dựng bản thô từ giải pháp bạn muốn thử nghiệm Thử nghiệm (Test) là ra ngoài và thử nghiệm với người dùng Source: Hasso Plattner Institute of Design at Stanford. (n.d.) An introduction to design thinking: Process guide. Retrieved from https://dschool.stanford.edu/sandboxgroups/designresources/wiki/36873/attachments/74b3d/ModeGuideBOOTCAMP2010L.pdf?sessionID=68deabe9f22d5b79bde 83798d28a09327886ea4b. Credit: An Introduction to Design Thinking: Process Guide, Hasso Plattner Institute of Design at Stanford. 23 Quá trình Tư duy thiết kế Cảm hứng (Đồng Thực hiện (Thử Kiểm tra giả định cảm) nghiệm) Biến ý tưởng thành hành động Nhanh, rẻ, thử nghiệm Vấn đề là gì? 1 3 Làm sao chúng ta có thể…? 2 Ý tưởng Động não (Sáng tạo) Làm việc với một nhóm đa dạng 24 Ba giai đoạn của tư duy thiết kế 1 Su y ng hĩ kh M ác ch ở m bi ệt kh ún an ả gt g nă a đầ ng tới u m nh óc ới ữ 2 ng Tư du yh ội Đ tụ đế ưa đế n c chú n ụ n sự th g t hi ể; a t ể u từ ừ Hai loại Tư duy thiết kế bi sự trừ ết cở u i m tượ ở ng Quốc gia sáng tạo - khởi nghiệp Israel https://www.facebook.com/watch/?v=262952149927324 26 3. Thực hành tư duy thiết kế - Quan sát và thấu hiểu Quan sát: Hành động giám sát kỹ lưỡng các hành vi và hoạt động Thấu hiểu: Lý giải hiện tượng quan sát được để đưa ra nhận định mới Neck, Entrepreneurship. © SAGE Publications, 2018. 28 Quan sát: Kỹ thuật AEIOU Hoạt động (Activity) - Một chuỗi các hoạt động có mục đích - lộ trịnh hướng đến điều cần đạt. Những hoạt động nào được thực hiện khi người ta thực hiện công việc? Môi trường (Environment) - Bao gồm toàn bộ khu vực xảy ra hoạt động. Chức năng của từng người, khu vực chung và tổng thể là gì? Chụp hình hoặc phác họa lại không gian là một cách hữu dụng để ghi nhận lại gợi ý về không gian Tương tác (Interaction) - xảy ra giữa người với người hoặc người với vật. Bản chất của những trao đổi đó là gì? bạn có thể quan sát được cái gì người ta thích nhất và không thích nhất hay không? Vật thể (Objects) - là tòa nhà hoặc đồ vật người ta tương tác. Đồ vật hay dụng cụ nà được sử dụng và chúng liên quan như thế nào đến các hoạt động? Người dùng (Users) - là những người được quan sát hành vi, nhu cầu và sở thích của họ. Mục đích, giá trị, động cơ, vai trò, định kiến và các mối quan hệ của họ là gì? Họ là ai? Ví dụ Sử dụng 5 Khía cạnh AEIOU Dimensions để phân tích hoạt động lau nhà Giải thích tại sao cây lau nhà Deerma TB500 được thiết kế. Các vấn đề khi lau nhà? Nước dây giặt giẻ ra sàn lau nhà Bụi bẩn tay cầm Vắt giẻ lau không linh hoạt Neck, Entrepreneurship. © SAGE Publications, 2018. 31 PATHWAYS TOWARD OBSERVATION AND INSIGHTS CÂY LAU NHÀ PHUN NƯỚC CƠ TB500 Neck, Entrepreneurship. © SAGE Publications, 2018. 32 Giẻ lau dễ dàng tách rời, giặt sạch và thay thế Quảng cáo cây lau nhà Deerma TB500 https://www.dienmayxanh.com/bo-lau-nha/cay-lau- nha-phun-nuoc-deerma-tb500 Phỏng vấn để xác định nhu cầu Phần quan trọng trong giai đoạn tìm ý tưởng Cởi mở và lắng nghe Phỏng vấn là một kỹ năng được cải thiện bằng luyện tập a. Chuẩn bị phỏng vấn Xác định người bạn muốn phỏng vấn Xác định mục đích phỏng vấn Soạn phần giới thiệu và chuẩn bị các câu hỏi mở. Soạn thêm các câu hỏi phụ (tiếp nối từng câu hỏi mở - “peel the onion”). Ví dụ MỤC ĐÍCH: hiểu được cuộc sống của những người nuôi thú cưng. GIỚI THIỆU: - “Tôi đang tìm hiểu nhu cầu của những người nuôi thú cưng. Bạn có thể dành 2 phút để nói về con chó của bạn không?” Ý CHÍNH - Kể tôi nghe về một ngày bình thường với Fluffy. - Vì sao bạn nhận nuôi Fluffy? - Những người khác trong cuộc sống của bạn tương tác với Fluffy như thế nào? - Kể cho tôi nghe về những vấn đề “đau đầu” của bạn với Fluffy. CÂU HỎI PHỤ - Vì sao bạn nhận nuôi Fluffy? – Vì Fluffy giúp tôi tập trung. – Vì sao Fluffy giúp bạn tập trung? – Kể thêm cho tôi biết... “Bóc hành” để hiểu sâu b. Tiến hành phỏng vấn Nêu mục đích phỏng vấn. Ghi chú. Nếu có ghi âm thì phải xin phép. Các câu hỏi là chỉ dẫn. Giữ giọng điệu mang tính giao tiếp. Chủ động lắng nghe GHI CHÚ + tránh hỏi người quen + nói rõ khoảng thời gian bao lâu (mấy phút?) + đừng tìm sự đồng thuận cho ý kiến bản thân + ghi lại những thông tin cơ bản về người được phỏng vấn (giới tính, nghề nghiệp, tuổi, chuyên môn, ngành nghề, gender, occupation, age, profession, industry, tình trạng kinh tế). Những câu hỏi xấu cần tránh và những câu hỏi tốt cần nhớ Câu hỏi xấu Câu hỏi tốt Quá sớm: yêu cầu người lạ cam kết hay cung cấp thông Xin phép khách hàng được tiến hành phỏng tin cá nhân trước khi cuộc trò chuyện vấn Dẫn dắt: đưa ra giả định không đúng về khách hàng và Vấn đề của khách hàng: trong khi tỏ ra tế nhị, đưa ý kiến của bản thân vào cuộc trò chuyện khuyến khích KH nói về vấn đề của mình Ngõ cụt: hỏi những câu “có” và “không” và không cho Các phương án hiện có: tìm hiểu những gì khách hàng cơ hội nói về những điều có ý nghĩa khách hàng đã làm từ trước đến giờ để giải quyết vấn đề Không biết lắng nghe: thể hiện rõ là bạn không nghe Ưu tiên vấn đề: Khẳng định rõ ràng rằng ưu những câu trả lời trước đó tiên của bạn là giải quyết vấn đề của KH Bán hàng: Hỏi khách hàng có quan tâm đến một sản Đào sâu: hỏi kỹ thêm về một câu hỏi để tìm phẩm hoặc dịch vụ thay vì lắng nghe và tìm hiểu về họ hiểu thêm Xúc phạm: làm khách hàng phật ý đến mức họ dừng nói Tìm hiểu câu chuyện: Yêu cầu KH kể cho bạn chuyện nghe câu chuyện về tình huống của họ c. Sau phỏng vấn Xem lại ghi chép và ghi nhận những gì quan sát được. Tìm điểm chung trong ghi chú Suy ngẫm Nghĩ cách cải thiện việc phỏng vấn trong tương lai THẢO LUẬN NHÓM Viết các câu hỏi phỏng vấn để xác định nhu cầu đối của khách hàng với một khóa học Tiếng Anh Phỏng vấn bạn mình và ghi chú câu trả lời. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT THANK YOU!