Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm (NSAIDS)

Summary

Bài giảng này cung cấp tổng quan về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm (NSAIDS). Bài giảng bao gồm các nhóm thuốc khác nhau, tác động dược lý, và độc tính của chúng. Bài giảng hướng đến sinh viên dược học.

Full Transcript

THUỐC GIẢM ĐAU-HẠ SỐT-KHÁNG VIÊM NSAIDs ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 1 Mục tiêu bài học Sau khi học bài này, sinh viên có khả năng:     Nêu các nhóm thuốc giảm đau. Nêu thành phần chính, tác dụng, chỉ định, cách dùng, những thận trọng cần lưu...

THUỐC GIẢM ĐAU-HẠ SỐT-KHÁNG VIÊM NSAIDs ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 1 Mục tiêu bài học Sau khi học bài này, sinh viên có khả năng:     Nêu các nhóm thuốc giảm đau. Nêu thành phần chính, tác dụng, chỉ định, cách dùng, những thận trọng cần lưu ý khi dùng thuốc giảm đau. Biết về độc tính của các thuốc. Ứng dụng trong tư vấn người bệnh sử dụng đúng các NSAID. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 2 NỘI DUNG 1. Đại cương: - Phân loại thuốc giảm đau Thang giảm đau 3 bậc của WHO Cơ chế tác động của thuốc giảm đau-hạ sốt-kháng viêm (NSAID) 2. Các thuốc giảm đau-hạ sốt-kháng viêm (NSAIDs): - Dẫn xuất của acid salicyclic Dẫn xuất của pyrazolone Dẫn xuất của indol Dẫn xuất của acid phenylacetic Dẫn xuất của acid propionic Dẫn xuất của acid carboxamic Dẫn xuất của acid anthranilic Dẫn xuất của Anilin Dẫn xuất của Quinolein ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng - 3 1. ĐẠI CƯƠNG - PHÂN LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU. Dựa vào cơ chế tác động dược lực, có 2 loại thuốc giảm đau: Hiệu lực Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid analgesics) Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm (Analgesic-antipyreticantiinflammatory agents). các cơn đau sâu rộng như đau nội tạng. dễ gây ngủ và gây nghiện.. các cơn đau nhẹ và trung bình.. Ngoài ra còn có tác động kháng viêm, hạ sốt. Thuốc điển hình Morphin, Methadon, Pethidin, Fentanyl. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng Acetaminophen, Aspirin (Acid acetyl salicylic). 4 1. ĐẠI CƯƠNG -THANG GIẢM ĐAU 3 BẬC (WHO) 5 ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 1. ĐẠI CƯƠNG - CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NSAIDs 6 ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 3. THUỐC GIẢM ĐAU-HẠ SỐT- KHÁNG VIÊM Dẫn chất của acid salicylic: Aspirin Dẫn chất của pyrazolon: Phenylbutazon Dẫn chất của indol: Indomethacin Dẫn chất acid phenylacetic: Diclofenac Dẫn chất của acid propionic: Ibuprofen Dẫn chất của carboxamid: Piroxicam Dẫn chất acid phenylantranilic: Fenamat Thuốc tác động chọn lọc trên COX-2-Celecoxib Thuốc giảm đau-hạ sốt: Acetaminophen Dẫn chất của Quinolein: Floctafenin ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 7 2. NSAIDs - ASPIRIN (ACID ACETYL SALICYLIC) CTHH Tên Tác dụng – Cách dùng Acid Salicylic Dùng ngoài da, do tính kích ứng mạnh lớp biểu bì. Salicylat Na Giảm đau hạ sốt yếu, kháng viêm, chống thấp khớp. Sử dụng lâu gây độc. Acid acetyl Salicylic Giảm đau, kháng viêm, hạ sốt, chống kết tập tiểu cầu. Salicylat methyl Salicylamid ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng Dùng ở dạng dầu xoa. Tác động hạ sốt yếu, giảm đau kháng viêm. Đ ộc tính tương tự Salicylat Na. 8 2.1. ASPIRIN (ACID ACETYL SALICYLIC) TÁC ĐỘNG DƯỢC LÝ: Tác dụng giảm đau: các cơn đau có cường độ yếu như đau răng, đau đầu, đau cơ…. Tác dụng hạ sốt: bằng cách làm tăng sự mất nhiệt (giãn mạch ở da, tăng tiết mồ hôi…). Tác dụng kháng viêm chống thấp khớp. Tác dụng thải trừ acid uric: Liều thấp làm giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu do làm giảm bài xuất chất này ở ống lượn xa. Liều cao làm bài tiết urat do ức chế tái hấp thu acid uric ở ống lượn gần. Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu và chống đông máu: + Liều thấp có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu. + Liều cao có tác dụng ngược lại làm tiểu cầu dễ kết tập và tăng đông máu. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 9 2.1. ASPIRIN (ACID ACETYL SALICYLIC) Làm suy yếu khả năng tiếp nhận và phối hợp cảm giác đau ở đồi thị. Ức chế không hồi phục cyclo-oxygenase (COX1 và COX2) Làm giảm quá trình gây sốt do giảm tổng hợp Prostaglandin Ngăn thành lập chất thromboxan ở tiểu cầu và thành mạch dẫn đến 2 tác động trái ngược nhau trên huyết khối: - Liều thấp: chống kết tập tiểu cầu => chống đông máu. - Liều cao: tăng kết tập tiểu cầu => tăng đông máu ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 10 2.1. ASPIRIN (ACID ACETYL SALICYLIC) Cơ chế chống ngưng kết tiểu cầu và chống đông máu Aspirin ở liều thấp (0,3-1g) làm ức chế mạnh cyclo-oxygenase của tiểu cầu, làm giảm tổng hợp [thromboxan A2] máu (là chất làm đông vón tiểu cầu) => có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu. Liều cao (>2g) : ức chế cyclo-oxygenase của thành mạch làm giảm tổng hợp PG I2 (prostacyclin- chất chống đông vón tiểu cầu) => Tăng kết tập tiểu cầu và tăng đông máu. 11 ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 2.1. ASPIRIN (ACID ACETYL SALICYLIC) Dược động học: Hấp thu tốt qua đường uống, 70% aspirin vào hệ tuần hoàn ở dạng nguyên thủy, khoảng 30% bị thủy phân thành acid salicylic. Kết hợp với protein huyết tương: 70% Nồng độ tối đa trong máu đạt từ 30 phút đến 4 giờ tùy theo dạng bào chế Độc tính: Vì ức chế không chọn lọc COX-1 và COX- 2 nên có nhiều tác dụng phụ: kích thích niêm mạc tiêu hóa, gây xuất huyết dạ dày. Dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay, khó thở do phù thanh quản. Rối loạn cân bằng acid base, gây nhiễm toan và nhiễm kiềm => co giật mê sảng và trụy tim mạch. Hội chứng Reye: viêm não, rối loạn chuyển hóa mỡ ở gan, xảy ra ở trẻ em dưới 12 tuổi khi trẻ bị nhiễm siêu vi có dùng Aspirin. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 12 2.1. ASPIRIN (ACID ACETYL SALICYLIC) Chống chỉ định: Loét dạ dày tá tràng. Dị ứng với NSAID Các bệnh có xuất huyết (sốt xuất huyết) Liều dùng: Giảm đau hạ sốt: Người lớn: 325 – 625 mg (uống cách khoảng 4 giờ) Trẻ em: 50–75 mg/kg/ngày; chia làm 4 lần (không được vượt tổng liều 3,6g) Viêm khớp: 1- 4 g ngày Ngừa chứng huyết khối tĩnh mạch và động mạch với liều thấp (81- 325mg/ngày) ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 13 2.2. DẪN XUẤT CỦA PYRAZOLON CTHH Tên thuốc Tác động dược lực Antipyrin Giảm đau hạ sốt nhưng độc tính cao nên hiện nay ít dùng. Amidopyrin Phenylbutazon Kháng viêm mạnh, nhưng độc tính trên máu nên giới hạn sử dụng. Apazon (azapropazon) Độc tính trên máu thấp hơn phenylbutazon, nhưng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan thận nên cũng bị giới hạn sử dụng. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 14 2.2. DẪN XUẤT CỦA PYRAZOLON Độc tính: - Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, chóng mặt mất ngủ…. - Viêm loét dạ dày, gây xuất huyết (do tác dụng ức chế PG như Aspirin) - Độc tính quan trọng nhất là gây mất bạch cầu hạt. Khi dùng thuốc mà thấy xuất hiện sốt (có thể kèm theo viêm họng hay loét miệng) thì phải dừng ngay và kiểm tra công thức máu. - Các bệnh về máu khác: thiếu máu bất sản, thiếu bạch cầu, tiểu cầu. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 15 2.3. DẪN XUẤT CỦA INDOL INDOMETACIN - Tác dụng chống viêm mạnh hơn Phenylbutazon 20-80 lần và mạnh hơn Hydrocortison 2-4 lần. - Ức chế tổng hợp PG rất mạnh, giảm đau và kháng acid rất tốt. - Độc tính: thấp hơn Phenylbutazon nhưng xảy ra thường hơn (Nôn, đau đầu, thiếu máu, ngứa, ban đỏ, suyễn cấp tính do quá mẫn) - Liều: 50 – 100 mg - Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người có tiền sử hoặc hiện tại mắc bệnh dạ dày, tá tràng. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 16 2.3. DẪN XUẤT CỦA INDOL SULINDAC Sulindac là tiền chất (prodrug) chưa có hoạt tính, khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành dẫn chất sulfat có hoạt tính sinh học mạnh, ức chế cyclo-oxygenase mạnh hơn Sulindac 500 lần. - Về cấu trúc hóa học, Sulindac là Indometacin được thay methoxy bằng fluor và thay clor bằng gốc methyl sulfinyl. -Trong thực nghiệm, tác dụng dược lý của Sulindac bằng ½ Indometacin, trên lâm sàng, tác dụng chống viêm và giảm đau của sulindac tương tự như Aspirin. - Độc tính kém hơn Indomethacin. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 17 2.4. DẪN XUẤT CỦA ACID PHENYLACETIC DICLOFENAC Diclofenac: - Tác dụng mạnh hơn Indometacin nhưng dễ dung nạp hơn - Liều dùng: 75 – 150 mg/ngày - Chống chỉ định: giống Indometacin. Ngoài ra còn có: Aceclofenac, Fentiazac ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 18 3.5. DẪN XUẤT CỦA ACID PROPIONIC IBUPROFEN Ibuprofen: - Liều thấp có tác dụng giảm đau. Liều cao hơn: tác dụng kháng viêm. - So với Asprin, Indometacin và Pyrazolon, các dẫn chất của a.propionic có ít tác dụng phụ hơn, nhất là tiêu hóa => được dùng nhiều trong điều trị viêm khớp mạn. - Hiệu lực kháng viêm giảm đau kém Indometacin nhưng mạnh hơn Aspirin. - Độc tính: kích ứng hệ tiêu hóa, xáo trộn da, thần kinh, hại gan, rối loạn tạo máu. - Liều dùng: uống 0,6- 1g/ngày. Còn sử dụng dạng tọa dược. - Chống chỉ định: tương tự Indometacin. - Các thuốc cùng nhóm: Naproxen (Naprosyn), Ketoprofen (Profenid), Fenoprofen (Nalgesic). ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 19 3.6. DẪN XUẤT CỦA CARBOXAMID PIROXICAM Piroxicam (Feldene), Tenoxicam (Tilcotil). -Tác động kháng viêm kéo dài (thời gian bán hủy của Piroxicam là 50 giờ và Tenoxicam là 70 giờ) => chỉ cần dùng một liều trong ngày. - Có thể gây tích tụ nên phải thận trọng về liều lượng. - Hiệu ứng phụ và chống chỉ định tương tự các thuốc kháng viêm không steroid khác. - Có thể sử dụng ở dạng uống, tiêm IM hay tọa dược. Meloxicam (Mobic) - Là dẫn chất mới của carboxamid, có tác động ức chế chuyên biệt men cyclo-oxygenase-2 (men COX-2). Theo các nghiên cứu gần đây, tác động ức chế chọn lọc này sẽ làm giảm độc tính của meloxicam (so với các NSAID khác) trên màng nhầy tiêu hóa cũng như chức năng thận. (Vì men cyclo-oxygenase-2 dẫn đến sự tổng hợp các prostaglandin là yếu tố gây viêm còn cyclo-oxygenase-1 lại tạo ra các prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc và tế bào). ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 20 3.7. DẪN XUẤT CỦA ACID PHENYLANTRANILIC Các Fenamat là dẫn xuất của acid N- phenylantranilic): gồm acid mefenamic (Ponstan); acid nifluric (Nifluril); acid flufenamic (Arlef) - Được sử dụng ở dạng uống, tọa dược, gel, thuốc mỡ. - Độc tính thường xảy ra trên hệ tiêu hóa (tiêu chảy, viêm ruột), cũng có thể ảnh hưởng đến gan, thận, da và thần kinh. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 21 3.8. THUỐC TÁC ĐỘNG CHỌN LỌC TRÊN COX-2 Celecoxib (Celebrex) Rofecoxib (Vioxx) Valdecoxib (Bextra) Đây là các NSAID được chứng minh có tác động ức chế chuyên biệt trên COX-2 in vitro, đồng thời làm giảm tác động có hại trên đường tiêu hóa ở lâm sàng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thuốc trên tim mạch, thận, cũng như tương tác thuốc vẫn còn đang được nghiên cứu. Từ năm 2004, Rofecoxib và Valdecoxib đã được rút khỏi thị trường do nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy gây tai biến trên tim mạch. - Valdecoxib còn gây các phản ứng da nghiêm trọng mặc dù hiếm. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 22 3.9. DẪN XUẤT CỦA ANILIN CTHH Tên Acetanilid Acetaminophen (Paracetamol) Phenacetin ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tác dụng – cách dùng - giảm đau hạ sốt ở liều cao. - dễ gây tai biến về máu => không được sử dụng. Giảm đau, hạ sốt, (kháng viêm không đáng kể). Ít độc hơn acetanilid nhưng sử dụng lâu ngày cũng gây chứng Met-Hemoglobin, thiếu máu, hư gan, xáo trộn thần kinh. 23 3.9. ACETAMINOPHEN (PARACETAMOL) Nguồn gốc ra đời: Thế kỷ 19, cây canh ki na và chất chiết xuất là Quinin được sử dụng để hạ sốt do sốt rét. 2 thuốc hạ sốt đã được tìm ra sau đó: Acetanilid (năm 1886) và Phenacetin (năm 1887). Năm 1878, Harmon Northrop Morse lần đầu tiên tổng hợp được paracetamol Năm 1899, Paracetamol được khám phá. Đây là chất chuyển hóa của acetanilid. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 24 3.9. ACETAMINOPHEN (PARACETAMOL) NH2 NH CO CH 3 NH CO CH 3 OH Anilin Acetanilid Acetaminophen = Paracetamol NH CO CH 3 OC2H5 Phenacetin Tác dụng dược lực: - Tác động giảm đau hạ sốt nhưng kháng viêm yếu. - Ưu điểm: ít gây tai biến do dị ứng hay kích ứng dạ dày. - Cũng có tác dụng ức chế men cyclo-oxygenase (COX) làm giảm tổng hợp prostaglandin giống như aspirin, tuy nhiên paracetamol lại không có tác dụng kháng viêm. - Có tác dụng ức chế các enzym ở thần kinh trung ương tốt hơn là ở ngoại biên. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 25 3.9.1. ACETAMINOPHEN (PARACETAMOL) Dược động học: - Hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, sinh khả dụng là 80-90%, hầu như không gắn vào protein huyết tương. Chuyển hóa chủ yếu qua gan và một phần nhỏ ở thận thành các dẫn xuất liên hợp glucuro- và sulfo- => thải trừ qua thận. - Chỉ một lượng nhỏ nhưng rất quan trọng được chuyển hóa qua hệ enzym cytochrom P450 ở gan (các CYP2E1 và isoenzym CYP1A2) và có liên quan đến độc tính của paracetamol do các sản phẩm alkyl hóa (Nacetyl-p-benzo-quinone imine, viết tắt là NAPQI). - Ở liều thông thường, chất chuyển hóa có độc tính NAPQI nhanh chóng bị khử độc bằng liên kết bền vững với sulfhydryl của glutathione hay sự kiểm soát của một hợp chất sulfhydryl như N-acetylcystein, để tạo ra các chất liên hợp không độc và thải trừ qua thận. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 26 3.9.1. ACETAMINOPHEN (PARACETAMOL) Độc tính: - Liều cao và sử dụng kéo dài gây hoại tử tế bào gan rất nguy hiểm. - Đôi khi gây phát ban da (ban đỏ, mày đay), phản ứng dị ứng, nặng hơn có thể kèm sốt do thuốc và tổn thương niêm mạc. - Sử dụng acetaminophen trong năm đầu đời và trong thời kỳ thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ bị hen, viêm mũi, viêm kết mạc mắt và eczema vào lúc 6 đến 7 tuổi (theo dữ liệu của chương trình nghiên cứu quốc tế về Hen và các bệnh dị ứng ở trẻ em). Liều dùng: - Người lớn: 325 – 1.000mg/ ngày (liều khuyến cáo: tối đa 3.000 mg/ngày; không được vượt quá 4.000mg/ngày) - Trẻ em: 10mg/kg/ lần x 3-4 lần/ngày - Dạng tiêm chích: paracetamol tiêm truyền 10mg/ml ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 27 3.10. THUỐC DẪN XUẤT CỦA QUINOLEIN THUỐC GIẢM ĐAU THUẦN TÚY Glafenin (Glifanan, Privadol) Floctafenin (Idarac) ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 28 2.10. THUỐC DẪN XUẤT CỦA QUINOLEIN THUỐC GIẢM ĐAU THUẦN TÚY  Đây là thuốc giảm đau thuần túy (không hạ sốt, kháng viêm).  Tác động mạnh và nhanh với ưu điểm: không kích ứng dạ dày, không gây suy hô hấp, không gây quen thuốc.  Dùng trong các chứng đau cấp và mạn tính: đau đầu, đau răng, đau do chấn thương, đau sau khi mổ; đau do sỏi thận, viêm khớp, ung thư.  Độc tính: có thể gây một số trường hợp dị ứng: ngứa, phù nề, có thể dẫn đến sốc tim mạch (Glifanan không còn lưu hành trên thị trường).  Gây dị ứng chéo giữa các chất tương cận cùng nhóm. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng 29 BẢNG TỔNG HỢP CÁC THUỐC NSAID Thuốc Aspirin Diclofenac Aceclofenac Cơ chế tác động Ức chế không hồi phục COX-1 và COX-2 => ức chế tổng hợp prostaglandin. ức chế COX-1 và COX-2 Floctafenine Ibuprofen Naproxen; Ketoprofen tương tự Diclofenac Indometacin/ Sulindac tương tự Diclofenac Mefenamic acid Flufenamic; Niflumic; tương tự Diclofenac Meclofenamic acid Đường hấp thu Đau nhẹ-vừa, sốt, đau nửa đầu uống, IM, IV, trực tràng (migraine) thấp khớp; bệnh Kawasaki uống; dùng ngoài Thấp khớp, THK, sưng đau, thống kinh uống; dùng ngoài giảm đau ngắn hạn uống, IV, tại chỗ uống, IV, trực tràng uống; tại chỗ Phenylbutazone Oxyphenbutazon tương tự Diclofenac uống, rectal, topical. Piroxicam Tenoxicam; Meloxicam tương tự Diclofenac uống, tại chỗ Celecoxib ức chế chọn lọc COX-2 Etoricoxib; Parecoxib Paracetamol Acetanilide; Phenacetin Nimesulide đa cơ chế, ức chế tổng hợp prostaglandin trong hệ TKTW. Tương tự celecoxib. ThS DS Trần Thị Thu Hồng Bộ môn Dược Lý- DLS- Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng Chỉ định uống. IV, IM uống, IV, IM, trực tràng uống, trực tràng, tại chỗ TDP cần lưu ý Viêm loét- xuất huyết DD; HC Reye; độc thận HC Stevens–Johnson (hiếm gặp) Tương tự Aspirin (trừ HC Rey); đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... nhưng TDP thường xuất hiện hơn các NSAID cổ điển khác. đau nhẹ- vừa, sưng viêm; thấp khớp; THK; thống kinh. tương tự Diclofenac, ít nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và cao HA Viêm khớp dạng thấp, THK, gout; Rheumatoid arthritis; osteoarthritis; gout; cứng khớp; thống kinh tương tự Diclofenac sưng đau; thống kinh tương tự Diclofenac bệnh xơ cứng; gout cấp tính; THK, viêm khớp dạng thấp Độc tính trên máu( mất BC hạt, thiếu máu tiêu huyết) và các độc tính khác của NSAID Viêm khớp dạng thấp; THK; bệnh xơ cứng khớp; đau trong thể thao (bôi tại chỗ). Viêm khớp dạng thấp; THK; bệnh xơ cứng khớp; đau trong thể thao (bôi tại chỗ). tương tự Diclofenac dễ gây huyết khối hơn các NSAID cổ điển Giảm đau- hạ sốt độc gan; dị ưng với Paracetamol (hiếm); Hạ HA (hiếm; khi tiêm IV) đau cấp; thống kinh; căng cơ; viêm gân tương tự Diclofenac 30 Cám ơn sự chú ý theo dõi

Use Quizgecko on...
Browser
Browser