Đề kiểm tra lịch sử (PDF)

Summary

Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử, bao gồm các câu hỏi về các sự kiện lịch sử quan trọng, các sự kiện chiến tranh thế giới. Câu hỏi liên quan đến những vấn đề chính trị và quốc tế.

Full Transcript

**Câu 41:** "Trật tự thế giới hai cực I-an-ta" sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào? A. Mỹ và Trung Quốc. B. Mỹ và Anh. C. Mỹ và Đức. D. Mỹ và Liên Xô. **Câu 42:** Ở bán đảo nào, quân đội Liên xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38...

**Câu 41:** "Trật tự thế giới hai cực I-an-ta" sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào? A. Mỹ và Trung Quốc. B. Mỹ và Anh. C. Mỹ và Đức. D. Mỹ và Liên Xô. **Câu 42:** Ở bán đảo nào, quân đội Liên xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự? A. Triều Tiên. B. Liên Xô. C. Mỹ. D. Nhật Bản. **Câu 43:** Mỹ thực hiện Kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Mác-san) vào thời gian nào? A. Tháng 5-1947. B. Tháng 6-1947. C. Tháng 7-1947. D. Tháng 8-1947. **Câu 44:** Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập vào thời gian nào? A. Năm 1949. B. Năm 1947. C. Năm 1959. D. Năm 1937. **Câu 45:** Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập vào thời gian nào? A. Năm 1955. B. Năm 1957. C. Năm 1959. D. Năm 1958. **Câu 46:** Giai đoạn Trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến năm 1991. B. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991. C. Từ năm 1946 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. D. Từ năm 1946 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX. **Câu 47:** Tháng 12-1989, tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mỹ đã A. bàn về việc đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. tuyên bố hạn chế chạy đua vũ trang. C. chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. tuyên bố chuyển từ đối đầu sang đối thoại. **Câu 49:** Sự kiện nào dẫn đến Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tan rã? A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể. B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ngừng hoạt động. C. Chiến tranh lạnh chấm dứt. D. Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ. **Câu 50:** Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945), quân đội của những nước nào sẽ đóng quân ở Đức? A. Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. B. Liên Xô, Mỹ, Canada và Pháp. C. Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ. D. Anh, Pháp, Mỹ, Pháp, Anh và Canada. **Câu 51:** Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta, nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mỹ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Trung Quốc. **Câu 52:** Ý nào dưới đây **không** phải là mục tiêu quan trọng đặt ra với các nước Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc? A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. **Câu 53:** Để kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á -- Thái Bình Dương, ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã thống nhất mục đích gì? A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật. B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Béc-lin. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. D. Tập trung lực lượng đánh bại phát xít Nhật ở châu Á. **Câu 54:** Ngoài quyết định tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật tại châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc thù hội nghị còn quyết định? A. Thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. B. Hợp tác kinh tế thế giới. C. Liên kết hợp tác các nước đồng minh. D. Giúp đỡ các nước thua trận. **Câu 55:** Nội dung nào dưới đây **không** phải là quyết định của Hội nghị I-an-ta? A. Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng. B. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản. C. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. **Câu 56:** Tháng 6-1947, Mỹ thực hiện Kế hoạch Mác-san nhằm mục đích cơ bản là A. tập hợp các nước tư bản Tây Âu vào liên minh kiên tế - chính trị với Mỹ. B. tạo điều kiện để phục hưng nền kinh tế châu Âu sang Chiến tranh thế giới thứ hai. C. thực hiện cam kết của Mĩ đối với quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế. **Câu 57:** Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nhằm mục đích gì? A. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. B. Tạo các mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế. C. Thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hóa và khoa học -- kĩ thuật. D. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước Tư bản chủ nghĩa giàu mạnh. **Câu 58:** Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất gì ? A. Là một liên minh phòng thủ về quân sự - chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến của Mỹ và Tây Âu. B. Là một liên minh quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại "cuộc chiến tranh lạnh" của Mỹ. C. Là một tổ chức quân sự - chính trị, kinh tế để bảo vệ thành trì của chủ nghĩa xã hội. D. Là một tổ chức đối lập nhau về tư tưởng, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Liên Xô. **Câu 59:** Nội dung nào dưới đây **không** phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ làm suy giảm thế mạnh của Mỹ và Liên Xô. B. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. C. Nước Mỹ mất vị trí đứng đầu thế giới về kinh tế và tài chính. D. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản. **Câu 60:** Tác động của Trật tự hai cực I-an-ta đối với nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là A. quyết định mọi vấn đề. B. nhân tố đầu tiên quyết định. C. làm cho quan hệ quốc tế hòa dịu. D. nhân tố hàng đầu chi phối. **Câu 61:** Ý nào dưới đây **không** phải là sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã tác động đến tình hình thế giới? A. Một trật tự thế giới mới dần được hình thành theo xu thế đa cực. B. Sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng trên thế giới với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ. C. Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. D. Mở ra chiều hướng và điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột khu vực như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,\... **Câu 62:** Chiến tranh lạnh diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. 1947-1973. B. 1945-1991. C. 1947-1991. D. 1945-1989. **Câu 63:** *"Từ Vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái Đất xanh một màu xanh vĩnh cửu"* là câu nói của A. Ph. Ma-gien-lăng -- người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đấy bằng đường biển. B. B. Đi-a-xơ -- người phát hiện ra điểm cực nam châu Phi. C. nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin (Liên Xô) -- người đầu tiên thực hiện chuyến bay của con người vào vũ trụ. D. phi hành gia Nây Am-xtroong (Mỹ) -- người đầu tiên đặt chân lên về mặt Mặt Trăng. **Câu 64:** Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới ? A. Mỹ thông qua Kế hoạch Mác-san. B. Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO. C. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. **Câu 65:** Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Liên Xô -- Mỹ chấm dứt Chiến tranh lạnh là A. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này. B. Cuộc chạy đua vũ trang làm Liên Xô -- Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt. C. Liên hợp quốc yêu cầu chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh. D. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc Chiến tranh lạnh. **Câu 66:** Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực l-an-ta đã tác động như thế nào đến Việt Nam? A. Làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng trên thế giới. B. Một trật tự thế giới mới dần được hình thành theo xu thế đa cực. C. Mở ra chiều hướng và điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. D. Công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu; vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong trật tự thế giới mới (trật tự thế giới đa cực). **Câu 67:** Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về điểm chung của trật thế giới theo hệ thống Véc-xai -- Oa-sinh-tơn và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ. B. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập. C. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập. D. Sự sụp đổ của hai trật tự đều dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới. **Câu 68:** So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai -- Oa-sinh-tơn, Trật tự hai cực I-an-ta có điểm gì khác biệt? A. Có một tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới. B. Tồn tại sự đối lập gay gắt giữa hai hệ thống: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. C. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ lợi ích cao nhất của các nước đó. D. Hình thành trên cơ sở những quyết định của các hội nghị quốc tế sau chiến tranh thế giới. **Câu 69:** Xu thế đa cực được hình thành từ A. sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. B. sau khủng hoảng năng lượng 1973. C. sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). D. sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. **Câu 70:** Xu thế đa cực được thể hiện rõ trong khoảng thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XI. B. Đầu thế kỉ XX. C. Đầu thế kỉ XX. D. Đầu thế kỉ XXI. **Câu 71:** Thế nào là xu thế đa cực? A. Chỉ có một cực trong quan hệ quốc tế. B. Nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế. C. Tối đa hai cực đối lập, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế. D. Nhiều cực, chi phối bởi hai cường quốc Liên Xô và Mỹ. **Câu 72:** Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là A. sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia. B. sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước. C. sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới. D. sự phát triển của vũ khí hạt nhân trên các quốc gia. **Câu 73:** Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào A. Phát triển kinh tế. B. Hội nhập quốc tế. C. Phát triển quốc phòng. D. Ổn định chính trị. **Câu 74:** Việc quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình, hợp tác cùng có lợi là biểu hiện của A. xu thế đa cực, nhiều trung tâm. B. xu thế toàn cầu hóa về kinh tế. C. xu thế đối thoại, hợp tác. D. xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. **Câu 75:** Nhân tố nào giữ vai trò quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh? A. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. B. Các chính sách hỗ trợ, đầu tư ra nước ngoài. C. Đẩy mạnh đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế. D. Chạy đua vũ trang và phát triển kinh tế. **Câu 76:** Sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế là biểu hiện của A. xu thế toàn cầu hóa. B. xu thế đa cực. C. xu thế cạnh tranh để phát triển. D. xu thế hợp tác, hữu nghị. **Câu 77:** Xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối ngoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế A. xu thế đối đầu giữa các nước có nền kinh tế mạnh -- yếu trên thế giới. B. xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế. C. xu thế đối đầu giữa các nước có nền văn hóa khác nhau. D. xu thế đối đầu giữa các nước có chính sách đối nội, đối ngoại khác nhau trong quan hệ quốc tế. **Câu 78:** Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử A. khách quan. B. tất yếu. C. đúng quy luật. D. chủ quan. **Câu 79:** Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào? A. Thế giới đơn cực. B. Đối thoại, hợp tác. C. Văn hóa, xã hội là trọng tâm. D. Phản toàn cầu.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser