Bài 11: Ứng Xử Trong Môi Trường Số - Tin Học Lớp 10
Document Details
Tags
Related
- Kế Hoạch Bài Dạy Chủ Đề D: Đạo Đức, Pháp Luật Và Văn Hoá Trong Môi Trường Số (Nguyên Phúc)
- Nghĩa vụ của viên chức PDF
- Quy Định Về Thực Hàn Thử Thuốc Trên Lâm Sàng PDF
- Học 3 Từ Đầu Tiên Trong Matika PDF
- Tài liệu tham khảo học tập Tin học 12 Học kì 1 PDF
- Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ Về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Nghề nghiệp Luật sư Việt Nam PDF
Summary
This document describes the educational material on the topic of ethics, laws, culture, and digital environment. It is intended for secondary school students studying information technology.
Full Transcript
**Tiết 13, 14** **CHỦ ĐỀ 3 : ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ** **BÀI 11: ỨNG XỬ TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG BẢN QUYỀN** *Môn học: Tin học lớp: 10.* *Thời gian thực hiện: 2 tiết* **I. MỤC TIÊU** **1. Về kiến thức** \- Nếu những vấn đề nảy sinh về đạo đức, pháp luật...
**Tiết 13, 14** **CHỦ ĐỀ 3 : ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ** **BÀI 11: ỨNG XỬ TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG BẢN QUYỀN** *Môn học: Tin học lớp: 10.* *Thời gian thực hiện: 2 tiết* **I. MỤC TIÊU** **1. Về kiến thức** \- Nếu những vấn đề nảy sinh về đạo đức, pháp luật và văn hoa khi giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến. \- Giải thích được một số nội dung pháp lí liên quan tới việc đưa tin lên mạng và tôn trong bản quyền thông tin và sản phẩm số.l 2. KI NANG - Phân biệt được thi tốt hay xấu, có phù hợp với luật pháp hay không - Hiểu được hành vi nào là vi phạm bản quyền đối với các tác phẩm số *2.1 Năng lực chung* *2.2 Năng lực tin học* Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: \- **Năng lực A (NLa)**: Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Tôn trọng bản quyền \- **Năng lực B (NLb)**: Năng lực ứng xử, tuân thủ đạo đức, pháp luật và văn hóa phù hợp trong môi trường số. \- **Năng lực C (NLc)**: Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số và khi đưa thông tin lên môi trường số khi giải quyết công việc. \- **Năng lực D (NLd)**: Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học. \- **Năng lực E (NLe)**: Năng lực hợp tác trong môi trường số. *3. Về phẩm chất* \- Nâng cao khả năng tự học ý thức học tập và ý thức tôn trong pháp luật \- Nâng cao phẩm chất đạo đức, văn hóa khi tham gia Internet. \- Tu giải quyết vấn đề có dng tạo. **II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU** **1. Đối với GV:** \- Giáo án, máy tính, máy chiếu, SGK, bài giảng điện tử, **2. Đối với HS:** \- SGK, vở ghi, bảng phụ. **III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC** **A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (20p)** **a. Mục tiêu:** \- Biết được những vấn đề này sinh về đạo đức, pháp luật và văn hoa khi giao tiếp qua mang trở nên phổ biến. Biết được một số nội dung pháp lí liên quan tới việc đưa tin lên mạng và tôn trọng bản quyền thông tin, sản phẩm số. **b. Nội dung:** \- Hs xem video và trả lời câu hỏi " nên ứng xử trên môi trường số như thế nào" **c. Sản phẩm:** \- Sau khi xem xong video (dựa vào sự quan sát và cảm nhận của mình Hs chỉ ra được những hành vi có hại về đạo đức, pháp luật) \- Nên làm gì khi xử dụng thông tin và tài nguyên trên môi trường số \- Không nên làm gì khi xử dụng thông tin và tài nguyên trên môi trường số **d. Tổ chức hoạt động** Bước 1. *Giao nhiệm vụ học tập* *- Yêu cầu HS hoạt động nhóm (chia lớp thành 04 nhóm lớn ( nhóm 1,3 "Nên" , nhóm 2,4 "Không nên" (mỗi nhóm chia thành 2 nhóm nhỏ (6hs) thảo luận và thống nhất kết quả trên bảng phụ với thời gian 3 phút. (nhóm xong trước + 1đ)* Bước 2. *Thực hiện nhiệm vụ* \- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. \- Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Bước 3. *Báo cáo, thảo luận* *- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất (Nên -- Không nên) lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện.* *- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện.* Bước 4. *Kết luận, nhận định* \- GV nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ năng hoạt động nhóm của HS. Từ đó hướng dẫn HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới. **B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20)** **Hoạt động 1. Những vấn đề đạo đức, pháp luật và văn hóa (20)** a\. Mục tiêu \- Hiểu được ranh giới giữa các hành vi vi phạm pháp luật và những hành vi vi phạm đạo đức, trong đó chú trọng đến các hành vi trong môi trường số. b\. Nội dung c\. Sản phẩm: \- Hiểu được ranh giới giữ các hành vi vi phạm pháp luật và những hành vi vi phạm đạo đức. Ứng xử trong môi trường số. \- Tình huống đánh bạn hs xem trong video là vi phạm đạo đức, khi ở một mức độ nào đó hành vi đó sẽ trở thành vi phạm pháp luật, thậm chí ở mức hình sự, ví dụ như gây thương tích từ 11% trở lên. Tội danh này được quy định trong khoản 1 điều 34 của Bộ luật hình sự. Trong hoạt động này đã có hành vi xấu trên môi trường số. Việc không can ngăn mà quay video đưa lên mạng là vi phạm đạo đức vì đã cổ vũ cho bạo lực học đường. Còn nếu việc hành hung bạn có yếu tố xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn như quay phim cảnh cắt tóc, xé quần áo và quy phim đưa lên mạng là một hành vi phạp luật, có thể truy tố với tội danh làm nhục người khác được quy định trong điều 135 của Bộ luật hình sự. Internet làm môi trường đưa tin. Internet đã làm trầm trọng sự việc vì tính quảng bá mạnh: nhanh, rộng và lâu dài, chưa kể nhiều người đọc còn bình luận theo chiều hướng tiêu cực. Ngoài ra, người đưa tin còn có thể ẩn danh nên thiếu trách nhiệm hơn =\> dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nghĩ quẩn như bỏ nhà ra đi, tâm lý sang chấn hay tự kết thúc cuộc đời của mình. d\. Tổ chức hoạt động +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **HOẠT ĐỘNG CỦA GV -- HS** | **DỰ KIẾN SẢN PHẨM** | +===================================+===================================+ | Bước 1. *Giao nhiệm vụ học tập* | 1\. Những vấn đề đạo đức, pháp | | | luật và văn hóa. | | \- Hs xem video và trả lời câu | | | hỏi " nên và không nên ứng xử | \- Hiểu được ranh giới giữ các | | trên môi trường số như thế nào" | hành vi vi phạm pháp luật và | | để không vi phạm pháp luật và | những hành vi vi phạm đạo đức. | | những hành vi vi phạm đạo đức. | Ứng xử trong môi trường số. | | | | | *- Yêu cầu HS hoạt động nhóm | \- Tình huống đánh bạn hs xem | | (chia lớp thành 04 nhóm lớn ( | trong video là vi phạm đạo đức, | | nhóm 1,3 "Nên" , nhóm 2,4 "Không | khi ở một mức độ nào đó hành vi | | nên" (mỗi nhóm lớn chia thành 2 | đó sẽ trở thành vi phạm pháp | | nhóm nhỏ (6hs) thảo luận và thống | luật, thậm chí ở mức hình sự, ví | | nhất kết quả trên bảng phụ với | dụ như gây thương tích từ 11% trở | | thời gian 5 phút. (nhóm xong | lên. Tội danh này được quy định | | trước + 1đ)* | trong khoản 1 điều 34 của Bộ luật | | | hình sự. | | Bước 2. *Thực hiện nhiệm vụ* | | | | Trong hoạt động này đã có hành vi | | \- Các nhóm thảo luận và trả lời | xấu trên môi trường số. Việc | | câu hỏi theo yêu cầu của giáo | không can ngăn mà quay video đưa | | viên. | lên mạng là vi phạm đạo đức vì đã | | | cổ vũ cho bạo lực học đường. Còn | | \- Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát | nếu việc hành hung bạn có yếu tố | | các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá | xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, | | nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. | danh dự của bạn như quay phim | | | cảnh cắt tóc, xé quần áo và quy | | Bước 3. *Báo cáo, thảo luận* | phim đưa lên mạng là một hành vi | | | phạp luật, có thể truy tố với tội | | *- GV: Thông báo hết thời gian | danh làm nhục người khác được quy | | hoạt động nhóm. Gọi đại diện các | định trong điều 135 của Bộ luật | | nhóm lên báo cáo kết quả hoạt | hình sự. | | động.* | | | | Internet làm môi trường đưa tin. | | *- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm | Internet đã làm trầm trọng sự | | hoàn thành nhanh nhất (Nên -- | việc vì tính quảng bá mạnh: | | Không nên) lên bảng trình bày và | nhanh, rộng và lâu dài, chưa kể | | trả lời các câu hỏi phản biện.* | nhiều người đọc còn bình luận | | | theo chiều hướng tiêu cực. Ngoài | | *- HS các nhóm quan sát, lắng | ra, người đưa tin còn có thể ẩn | | nghe, nhận xét và nêu câu hỏi | danh nên thiếu trách nhiệm hơn | | phản biện.* | =\> dẫn đến hậu quả nghiêm trọng | | | như nghĩ quẩn như bỏ nhà ra đi, | | *- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, | tâm lý sang chấn hay tự kết thúc | | nhận xét.* | cuộc đời của mình. | | | | | Bước 4. *Kết luận, nhận định* | Có rất nhiều hành vi xấu như: | | | | | *- GV nhận xét kết quả thực hiện | \- Đưa tin không phù hợp lên mạng | | nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn | | | thành của HS.* | \- Công bố thông tin cá nhân | | | không được phép | | *- GV: Nhận xét, đánh giá chung | | | cho kết quả hoạt động của các | \- Phát tán thư điện tử, tin nhắn | | nhóm những vấn đề đạo đức, pháp | rác | | luật và văn hóa.* | | | | -Bắt nạt hay lừa đảo | | *GV: Chốt kiến thức ghi bảng.* | | | | \- Ứng xử thiếu văn hóa | | *- HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi | | | bài vào vở.* | \- Tống tiền... | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **Câu hỏi và bài tập củng cố. (5p)** **1. Hãy lấy dẫn chứng về một vài hành vi xấu có thể khi tranh luận trên mạng xã hội như Facebook: tranh luận thiếu văn hóa, đưa các nội dung sai sự** **Hoạt động 2. Một số quy định pháp lí đối với người dùng trên mạng (40 phút)** a\. Mục tiêu \- Biết được một số nội dung pháp lí liên quan tới việc đưa tin lên mạng \- Biết cách bảo vệ và chia sẻ những hiểu biết của mình về hành vi đưa thông tin lên mạng không đúng pháp luật. b\. Nội dung \- Tìm hiểu một số các điều khoản trong những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. \+ Luật công nghệ thông tin \+ Luật an ninh mạng \+ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và Nghị định 15/2020/NĐ-CP c\. Sản phẩm \- Khi đưa tin lên mạng, hãy xem xét nội dung các tin bài có vi phạm các quy định của pháp luật hay không. Đừng quên rằng, việc chia sẻ một tin vi phạm luật cũng là vi phạm luật. \- Ngay khi tin không phạm luật vẫn phải tính đến các hậu quả của nó khi nó vi phạm những chuẩn mực đạo đức. Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Nghị định 15/2010/NĐ CP Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000 000 đồng đối với hành vị lợi dụng mạng xã hội thực hiện một trong các hành vi sai trái nêu trong khoản 1 và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000 đối với hình vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bị mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cựu trách nhiệm hình sự. d\. Tổ chức hoạt động +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **HOẠT ĐỘNG CỦA GV -- HS** | **DỰ KIẾN SẢN PHẨM** | +===================================+===================================+ | Bước 1. *Giao nhiệm vụ học tập* | Chơi blooket trả lời câu hỏi | | | | | ***+ Nhiệm vụ 1. (10 phút)*** | Tùy vào đáp án học sinh chọn và ý | | | kiến của các học sinh. Giáo viên | | *- Hs sử dụng máy tính hoặc thiết | sẽ chốt lại những ý kiến phù hợp | | bị thông minh để trả lời câu hỏi | đúng và hợp lý với nội dung bài | | trong thời gian 10 phút,* | học và quy định pháp lí đối với | | | người dùng trên mạng. | | *Câu 1* | | | | Sản phẩm 2 | | *Trong các ý kiến sau, em đồng ý, | | | không đồng ý hay chỉ đồng ý một | 1.Hành vi đưa tin sai trái gây | | phần với các ý kiến nào? Tại | hoang mang cho người dân đã vi | | sao?* | phạm điều 8 khoản 1, điểm d của | | | Luật An mạng, điều 101, khoản 1, | | *a) Chúng ta có quyền đưa lên | điểm d của Nghị định | | mạng xã hội tất cả các tin không | 15/2020/NĐ-CP. | | phải là tin giả.* | | | | 2\. Việc quảng cho thuốc trên | | *b) Chúng ta có quyền đưa lên | mạng sai sự thật đã vi phạm | | mạng xã hội tất cả các tin miễn | điểm a khoản 1 điều 101 Nghị | | là không có hại đến cá nhân ai.* | định 15/2020 NĐ CP | | | | | *c) Chúng ta có quyền đưa lên | | | mạng xã hội tất cả các tin miễn | | | là không vi phạm pháp luật.* | | | | | | *d) Tất cả phương án trên.* | | | | | | *Câu 2* | | | | | | *Nếu đăng tin trên mạng xã hội có | | | tính xúc phạm đến người khác thì | | | hành vi này là:* | | | | | | *A. Vi phạm pháp luật.* | | | | | | *B. Vi phạm đạo đức.* | | | | | | *C. Tuỳ theo mức độ, có thể vi | | | phạm đạo đức hay pháp luật* | | | | | | *D. Không vi phạm gì.* | | | | | | *Câu 3* | | | | | | *Em thường xuyên nhận được các | | | tin nhắn trên mạng có nội dung | | | như: "mày là một đứa ngu ngốc, | | | béo ú\", "mày là một đứa xấu xa, | | | không đáng làm bạn",\... từ một | | | người lớn mà em quen. Em nên làm | | | gì?* | | | | | | *A. Nói chuyện với thầy cô giáo, | | | bố mẹ về sự việc để xin ý kiến | | | giải quyết.* | | | | | | *B. Nhắn tin lại cho người đó các | | | nội dung tương tự.* | | | | | | *C. Gặp thẳng người đó hỏi tại | | | sao lại làm thế và yêu cầu dừng | | | ngay.* | | | | | | *D. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu | | | thôi.* | | | | | | *Câu 4* | | | | | | *Em truy cập mạng để xem tin tức | | | thì ngẫu nhiên xem được một video | | | có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. | | | Em nên làm gì?* | | | | | | *A. Mở video đó và xem.* | | | | | | *B. Thông báo cho cha mẹ và thầy | | | cô giáo về điều đó.* | | | | | | *C. Đóng video lại và tiếp tục | | | xem tin tức coi như không có | | | chuyện gì.* | | | | | | *D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các | | | bạn.* | | | | | | *Câu 5* | | | | | | *Bạn của em nói cho em biết một | | | số thông tin riêng tư không tốt | | | về một bạn khác cùng lớp. Em nên | | | làm gì?* | | | | | | *A. Bỏ qua không để ý vỉ thông | | | tin đó có thể không đúng, nếu | | | đúng thì cũng không nên xâm phạm | | | vào những thông tin riêng tư của | | | bạn.* | | | | | | *B. Đăng thông tin đó lên mạng | | | nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc | | | được.* | | | | | | *C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu | | | đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi | | | người biết.* | | | | | | *D. Đăng thông tin đó lên mạng để | | | mọi người đều đọc được.* | | | | | | *Câu 4* | | | | | | *Trong một buổi họp mặt gia đình, | | | một người chú là họ hàng của em | | | đã quay một đoạn phim về em và | | | nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi | | | người xem. Em không thích hình | | | ảnh của mình bị đưa lên mạng, em | | | có thể làm gì để ngăn cản việc | | | đó?* | | | | | | *A. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, | | | nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú | | | ấy xoá.* | | | | | | *B. Tức giận và to tiếng yêu cầu | | | chú ấy xoá ngay đoạn phim trong | | | máy quay.* | | | | | | *C. Không làm được gì, đoạn phim | | | là của chú ấy quay và chú ấy có | | | quyền sử dụng.* | | | | | | *D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ | | | bố mẹ nói với chú ấy không được | | | đưa lên mạng mà chỉ để xem lại | | | mỗi khi họp gia đình.* | | | | | | ***+ Nhiệm vụ 2 (20 phút)*** | | | | | | *1. Trong đợt bùng phát dịch | | | Covid-19 vào đầu năm 2021, một cá | | | nhân đăng tin sai sự thật về hành | | | trình đi lại của một bệnh nhân bị | | | dương tính với virus Covid-19. Sự | | | việc này đã gây hoang mang cho cả | | | một khu dân cư. Theo em, cá nhân | | | trên đã vi phạm điều nào trong | | | các bộ Luật liên quan đến Công | | | nghệ thông tin?* | | | | | | *2.Trên mạng hiện nay có rất | | | nhiều quảng cáo sai sự thật. | | | Quảng cáo sai về tác dụng của một | | | loại thuốc sẽ bị xử lí theo mục | | | nào của điều 101 khoản 1 của Nghị | | | định 15/2020/NĐ-CP?* | | | | | | Bước 2. *Thực hiện nhiệm vụ* | | | | | | *- Sản phẩm 1:* | | | | | | *+ Học sinh dùng máy tính hoặc | | | thiết bị thông minh để trả lời | | | câu hỏi trắc nghiệm.* | | | | | | *+ Sau đó học sinh trả lời các | | | câu hỏi vì sao để học sinh hiểu | | | rõ bản chất câu hỏi và tình | | | huống.* | | | | | | *- Sản phẩm 2* | | | | | | *+ Các nhóm dùng bảng phụ.* | | | | | | *+ Chia lớp thành 8 nhóm (mỗi | | | nhóm 05hs)* | | | | | | *+ nhóm 1,2,3,4 : Tình huống 1* | | | | | | *+ nhóm 5,6,7,8: Tình huống 2* | | | | | | \+ Các nhóm có thể dùng thiết bị | | | kết nối Internet để tìm thêm | | | thông tin cho phần thảo luận và | | | trả lời câu hỏi theo yêu cầu của | | | giáo viên. | | | | | | \- Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát | | | các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá | | | nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. | | | | | | Bước 3. *Báo cáo, thảo luận* | | | | | | *- GV: Thông báo hết thời gian | | | hoạt động nhóm. Bốc thăm chọn | | | nhóm lên báo cáo kết quả hoạt | | | động. (chọn 4 nhóm báo cáo, 4 | | | nhóm phản biện)* | | | | | | *- HS các nhóm quan sát, lắng | | | nghe, nhận xét và nêu câu hỏi | | | phản biện.* | | | | | | *- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, | | | nhận xét.* | | | | | | Bước 4. *Kết luận, nhận định* | | | | | | *- GV nhận xét kết quả thực hiện | | | nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn | | | thành của HS.* | | | | | | *- GV: Nhận xét, đánh giá chung | | | cho kết quả hoạt động của các | | | nhóm những vấn đề đạo đức, pháp | | | luật và văn hóa.* | | | | | | *GV: Chốt kiến thức ghi bảng.* | | | | | | *- HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi | | | bài vào vở.* | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **Câu hỏi và bài tập củng cố. (10p)** **1. Em hãy lấy một số ví dụ đưa thông tin lên mạng không đúng đắn và cho biết ví dụ đó thuộc khoản nào, điều nào, mục nào (các ví dụ và điều khoản không được lặp lại) mỗi ví dụ được + 1 điểm tích lũy)** **Hoạt động 3. Quyền tác giả và bản quyền (tiết 3 - 4) (90 phút)** a\. Mục tiêu \- Biết khái niệm cốt lõi trong Luật sở hữu trí tuệ là *quyền tác giả*, trong khi thuật ngữ *bản quyền* lại được sử dụng phổ biến \- Luật tác giả có quyền gì đối với tác phẩm của họ. \- Biết một số khái niệm như tác phẩm, tác giả, quyền tác giả \- Biết các hành vi điển hình về vi phạm bản quyền trong tin học \- Biết sự khác biệt giữa bản quyền và quyền sử dụng (*còn gọi là giấy phép*) \- Giải thích được một số khía cạnh pháp lí của vấn đề bản quyền, của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin trong môi trường số. \- Nêu được một số những tác hại của việc chia sẻ và phổ biến thông tin một cách bất cẩn. b\. Nội dung \- Khái niệm cốt lõi trong Luật sở hữu trí tuệ là *quyền tác giả*, trong khi thuật ngữ *bản quyền* lại được sử dụng phổ biến. \- Một số khái niệm như tác phẩm, tác giả, quyền tác giả \- Các hành vi điển hình về vi phạm bản quyền trong tin học \+ Mạo danh tác giả \+ Công bố mà không được phép +Sửa chữa, chuyển thể phần mềm, dữ liệu mà không được phép ảnh hưởng tới uy tín của tác giả. c\. Sản phẩm: \- Bản quyền thông tin và sản phẩm số. \- Vi phạm pháp luật khi vi phạm bản quyền trong tin học \- Tôn trọng bản quyền nói chung và trong tin học nói riêng \- Các điều luật quyền tác giả - bản quyền đối với pháp luật. d\. Tổ chức hoat động +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **HOẠT ĐỘNG CỦA GV -- HS** | **DỰ KIẾN SẢN PHẨM** | +===================================+===================================+ | Bước 1. *Giao nhiệm vụ học tập* | Sản phẩm 1 | | | | | *+ Sản phẩm 1* | Sản phẩm 2 | | | | | Bước 2. *Thực hiện nhiệm vụ* | *Quyền tác giả* là quyền của tổ | | | chức, cá nhân đối với tác phẩm do | | *+ Sản phẩm 1 (10 phút)* | mình sáng tạo ra hoặc sở hữu | | | (người sở hữu không nhất thiết là | | *- 02 học sinh/01 cặp thực hiện | tác giả, ví dụ chủ một công ti | | trong thời gian 5 phút dùng máy | phần mềm có quyền sở hữu phần | | tính để xem tình huống này vi | mềm, trong khi đó các lập trình | | phạm điều khoản nào và có bị xử | viên được trả lương để làm ra | | lí hay không.* | phần mềm chưa chắc đã có quyền sở | | | hữu, họ không được đem phần mềm | | *- GV gọi bất kì học sinh nào trả | đó đi bán). Nhà nước bảo hộ quyền | | lời câu hỏi.* | tác giả. Muốn được bảo hộ thì sản | | | phẩm phải được đăng kí với Cục Sở | | *+ Sản phẩm 2 (60 phút)* | hữu Trí tuệ. | | | | | *- Trình bày hiểu biết của em về | \- Vi phạm bản quyền đối với các | | quyền tác giả và bản quyền.* | sản phẩm tin học. | | | | | *- Nêu một số hình thức vi phạm | \- Tôn trọng bản quyền trong tin | | bản quyền và tác hại mà em biết, | học. | | sau đó thiết kế poster để tuyên | | | truyền cho mọi người nhận thức | | | được sự cần thiết của việc tôn | | | trọng quyền tác giả và bản | | | quyền.* | | | | | | *- Mỗi nhóm 05hs viết bài và | | | thiết kế poster trình bày (có thể | | | thiết kế trên Cavan, logo, | | | powerpoint...) (20 phút)* | | | | | | Bước 3. *Báo cáo, thảo luận* | | | | | | *- GV: Thông báo hết thời gian | | | hoạt động nhóm. Rút thẻ chọn thứ | | | tự báo cáo (**Cả nhóm lần lượt | | | thuyết trình báo cáo**)* | | | | | | *- HS các nhóm quan sát, lắng | | | nghe, nhận xét và nêu câu hỏi | | | phản biện.* | | | | | | *- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, | | | nhận xét.* | | | | | | Bước 4. *Kết luận, nhận định* | | | | | | *- GV nhận xét kết quả thực hiện | | | nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn | | | thành của HS.* | | | | | | *- GV: Nhận xét, đánh giá chung | | | cho kết quả hoạt động của các | | | nhóm những vấn đề **quyền tác giả | | | và bản quyền**.* | | | | | | *GV: Chốt kiến thức ghi bảng.* | | | | | | *- HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi | | | bài vào vở.* | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)** a. Mục tiêu \- Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi giao tiếp trong môi trường số. \- Giải thích được một số nội dung pháp lí liên quan tới việc đưa tin lên mạng và tôn trọng bản quyền thông tin và sản phẩm số. b\. Nội dung 1\. Trong các ý kiến sau, em đồng ý, không đồng ý hay chỉ đồng ý một phần với các ý kiến nào? Tại sao? a\) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin không phải là tin giả. b\) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không có hại đến cá nhân ai. c\) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không vi phạm pháp luật 2\. Trong đại dịch Covid-19, một người dùng Facebook đã chia sẻ tin \"Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày\... Khi bị triệu tập để xử phạt, người này đã chứng minh rằng anh ta chỉ đưa lại một tin chứ không bịa. Người này có sai không, sai ở đâu? c\. Sản phẩm 1\. Đồng ý một phần với cả 3 ý kiến trên: Tin không giả, hay không có hại đến cá nhân hoặc không vi phạm pháp luật chưa thể đủ điều kiện để đưa lên mạng xã hội, chúng cần thêm một số yếu tố khác, chẳng hạn như không ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức, tập thể, danh dự và lợi ích của cá nhân và phải được sự cho phép của những người tham gia vào tin đó. 2\. Người này sai vì chia sẻ thông tin sai sự thật, tiếp tay cho hành vi đưa tin giả. d\. Tổ chức hoạt động Bước 1. *Giao nhiệm vụ học tập* *- Yêu cầu : 02 học sinh/1 cặp thảo luận thống nhất kết quả trên vở và hoàn thành câu trả lời* 1\. Trong các ý kiến sau, em đồng ý, không đồng ý hay chỉ đồng ý một phần với các ý kiến nào? Tại sao? a\) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin không phải là tin giả. b\) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không có hại đến cá nhân ai. c\) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không vi phạm pháp luật 2\. Trong đại dịch Covid-19, một người dùng Facebook đã chia sẻ tin \"Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày\... Khi bị triệu tập để xử phạt, người này đã chứng minh rằng anh ta chỉ đưa lại một tin chứ không bịa. Người này có sai không, sai ở đâu? Bước 2. *Thực hiện nhiệm vụ* \- Các cặp thảo luận bài tập trong phiếu học tập và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. \- Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Bước 3. *Báo cáo, thảo luận* \- GV yêu cầu đại diện cặp trình bày quan điểm của mình \- HS các cặp quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu quan điểm của mình. Bước 4. *Kết luận, nhận định* \- GV nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ năng hoạt động nhóm của HS. **D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)** a\. Mục tiêu \- Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn. b\. Nội dung 1\. Nếu đang trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người khác thì hành vi này là A. Vi phạm pháp luật II PENA B. Vi phạm đạo đức C. Tùy theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật D. Không vi phạm gì 2\. An nhạc Bình về việc Bình dùng phần mềm lâu và giảng giải cho Bình biết các quy định về quyền tác giả. Nghe xong Bình báo \"Trước đây minh không biết mà không biết là không có lỗi\". Quan niệm của Bình như vậy có đúng không? c\. Sản phẩm 1\. Tùy theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật 2\. Quan niệm này không đúng, hành vi của Bình vẫn có thể bị xử lí về mặt pháp luật nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định, tuy nhiên nếu không biết có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt. d\. Tổ chức hoạt động Bước 1. *Giao nhiệm vụ học tập* \- Hoàn thành các bài tập sau: Bước 2. *Thực hiện nhiệm vụ* \- Các học sinh thảo luận bài tập trong phiếu học tập và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. \- Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát học sinh hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Bước 3. *Báo cáo, thảo luận* \- GV yêu cầu học sinh hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. \- HS các học sinh quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. Bước 4. *Kết luận, nhận định* \- GV nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ năng hoạt động của học sinh. [Quy định chung cho file] 1\. Font chữ: Times New Roman 2\. Size chữ 14 -- mathtype cũng 14 3\. Lề trên (Top) -- 2. Lề dưới (bottom) -- 2. Trái -- 3. Phải -- 2 (Đã canh chuẩn trên file mẫu này) 4\. Cách dòng 1.2 5\. Khổ giấy A4. 6\. Đặt tên cho sản phẩm: Tin 10 - KNTTVCS - Bài 1 - Thông tin và dữ liệu... - Tên GVSB Tin 10 -- Cánh Diều -- CĐ A - Bài 1 - Thông tin và dữ liệu... - Tên GVSB Quy định về thời gian 1\. Thời gian soạn bài: Bắt đầu soạn từ ngày 2/7/2022 đến 20 giờ ngày 7/7/2022 (tổng thời gian 6 ngày), hạn cuối gửi bài cho GVPB 22 giờ ngày 7/7/2022 2\. Từ ngày 8/7/2022 đến 15/7/2022 thêm 10 câu hỏi trắc nghiệm theo 4 cấp độ thiết kế Bài giảng điện pppt, hạn cuối là 22 giờ ngày 15/7/2022 ( 8 ngày)