Vai trò của thiết bị thông minh (PDF)
Document Details
Tags
Related
- BÀI 2: VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ THÔNG MINH VÀ TIN HỌC ĐỐI VỚI XÃ HỘI (PDF)
- Bài 7 Tiết 5,6 Tuần 3: Thực hành Sử dụng Thiết bị Số Thông dụng PDF
- Tin Học 10: Vai Trò Thiết Bị Thông Minh Trong Xã Hội PDF
- Tin Học 11 Bài 2A - PDF
- Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và Tin học đối với xã hội (THCS&THPT Quảng La)
- Bài 3: Một Số Thiết Bị Mạng Thông Dụng PDF
Summary
Bài viết thảo luận vai trò của các thiết bị thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bài viết đề cập đến các khía cạnh quản lý, tự động hóa, giải quyết vấn đề khoa học kỹ thuật, và thay đổi trong cách thức làm việc.
Full Transcript
***b. Vai trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư*** \- Cuộc CMCN lần thứ nhất: \+ Xảy ra vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. \+ Nội dung: cơ giới hóa, khởi đầu là phát minh ra động cơ hơi nước. Máy móc bắt đầu thay thế cho lao động thủ công. \- C...
***b. Vai trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư*** \- Cuộc CMCN lần thứ nhất: \+ Xảy ra vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. \+ Nội dung: cơ giới hóa, khởi đầu là phát minh ra động cơ hơi nước. Máy móc bắt đầu thay thế cho lao động thủ công. \- Cuộc CMCN lần thứ hai: \+ Xảy ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. \+ Nội dung: phát triển ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, chế tạo máy. Sử dụng điện và cho phép truyền tải và biến đổi năng lượng dễ dàng. Một đặc điểm khác trong tổ chức sản xuất là sản xuất tập trung theo dây chuyền. \- Cuộc CMCN lần thứ ba: \+ Xảy ra vào cuối thế kỉ XX và một số năm đầu của thế kỉ XXI. \+ Nội dung: công nghiệp phát triển với các phát minh khoa học quan trọng như điện tử, năng lượng hạt nhân,\...Sự xuất hiện của máy tính điện tử đánh dấu thời kì máy có thể hỗ trợ con người trong các hoạt động trí tuệ. \- Cuộc CMCN lần thứ tư (cách mạng 4.0): \+ Xảy ra ở đầu thế kỉ XXI. Là thời kì phát triển đột phá với hàng loạt công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống: CNTT, công nghệ vật liệu, công nghệ gen, tự động hóa,\... \+ Đặc điểm: Nền sản xuất thông minh: sản phẩm được sản xuất trong thế giới vật lí nhưng quá trình tính toán, thiết kế, tạo mẫu,\...được thực hiện trên không gian số. \+ Việc liên kết các thiết bị thông tin, giúp thu nhập, trao đổi và xử lí thông tin trên phạm vi rộng một cách tức thời. **. Vai trò của tin học đối với xã hội** ***a. Đóng góp của tin học với xã hội*** \- Quản lí: máy tính quản lí các quy trình nghiệp vụ xử lí công việc nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi, tiết kiệm chi phí. \- Tự động hóa: các thiết bị thông minh hoạt động theo chương trình có thể thực hiện tốt nhiều công việc thay cho con người. \- Giải quyết các bài toán KHKT: máy tính hỗ trợ cho công việc tính toán, mô phỏng, kiểm nghiệm trong nghiên cứu, thiết kế các công trình, dự báo thời tiết, giải mã gen, ứng dụng bản đồ số,\... \- Thay đổi cách thức làm việc của nhiều ngành nghề: \+ Nhiều ứng dụng được thực hiện trực tuyến như dạy học, mua hàng. \+ Ứng dụng tin học văn phòng đã góp phần tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động hành chính. \+ Nhiều ngành nghề thay đổi hoàn toàn công nghệ in theo kiểu sắp chữ được thay thế bằng chế bản trên máy tính,\... \+ Giao tiếp cộng đồng: tin học giúp trao đổi thông tin nhanh chóng, hiệu quả qua các ứng dụng thư điện tử, các diễn đàn trên các trang web và các mạng xã hội như FB, Zalo,\...MXH trở thành môi trường giao tiếp thuận lợi, mọi hoạt động đều dễ dàng, trực quan, tương tác nhanh. ***b. Một số thành tựu phát triển của tin học*** \- Một số thành tựu phát triển của tin học: \+ Hệ điều hành: - Bắt đầu có trên máy tính thế hệ thứ 2 với nội dung nghèo nàn. - Hệ điều hành đầu tiên đủ mạnh mẽ, đưa ra hầu hết các nguyên lí của hệ điều hành là OS/360 với dòng máy tính IBM/360 năm 1964. \+ Mạng máy tính và internet: - Mạng máy tính được phôi thai ngay trong những năm 60. Các ý tưởng về kết nối mạng diện rộng bắt đầu từ dự án ARPANET. - Internet được phổ cập nhờ việc phát minh ra giao thức siêu bản nguồn gốc của World Wide Web vào năm 1992. \+ Ngôn ngữ lập trình bậc cao: - Được đề xuất vào năm 1953 nhưng chính thức được công bố vào năm 1957. - Sau này, có nhiều ngôn ngữ lập trình khác như Algol, Cobol, Pascal, Python,\... \+ Các hệ hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL): - Hệ quản trị dữ liệu đầu tiên xuất hiện năm 1960. - Tới những năm 1970 mới có hệ quản trị CSDL theo mô hình quan hệ (dữ liệu tổ chức theo bảng) được sử dụng thông dụng như ngày nay. \+ Các thành quả nghiên cứu của khoa học tin học: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data),\...