Đề cương Ôn tập Hóa học 11 HKI 2023-2024 PDF
Document Details
Uploaded by IntegratedMetaphor
FPT
2023
Tags
Summary
Đây là đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 11 học kỳ II năm học 2023-2024. Đề cương trình bày các kiến thức cần nắm vững về hydrocacbon no, không no, thơm, dẫn xuất halogen, alcohol và phenol. Các phản ứng hóa học được nêu rõ.
Full Transcript
TRƯỜNG TH,THCS & THPT FPT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Nhóm Hóa Học Môn: Hóa học Khối : 11 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Hydrocarbon no - Khái niệm, công thức chung, đặc đi...
TRƯỜNG TH,THCS & THPT FPT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Nhóm Hóa Học Môn: Hóa học Khối : 11 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Hydrocarbon no - Khái niệm, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo danh pháp. - Tính chất vật lí: Quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan. - Phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng. - Tính chất hóa học: thế, oxi hóa 2. Hydrocarbon không no - Khái niệm, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học, danh pháp. - Tính chất vật lí: Quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan. - Phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng. - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng H2, Br2, HX; trùng hợp; oxi hóa; thế nguyên tử H linh động của ank- 1-in. 3. Hydrocarbon thơm - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí: Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzene. - Tính chất hóa học: Phản ứng thế, phản ứng cộng vào vòng benzen, phản ứng thế và oxi hóa mạch nhánh. - Ứng dụng và điều chế. 4. Dẫn xuất halogen - Khái niệm, đặc điểm về tính chất vật lí, đặc điểm cấu tạo của dẫn xuất halogen. - Ứng dụng của các dẫn xuất halogen. - Tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen: Phản ứng thế nguyên tử halogen (với OH- ); Phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev. - Trình bày được tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. 4. Alcohol - Khái niệm, phân loại, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hiđro. - Tính chất hóa học: Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH); phản ứng tách nước tạo thành alkene hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc I, bậc II thành aldehyde, ketone; phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế từ alkene, điều chế ethanol từ tinh bột. - Ứng dụng của một số alcohol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của polyalcohol (phản ứng với Cu(OH)2). 5. Phenol - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo. - Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hóa học: Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH, phản ứng thế ở vòng thơm. - Ứng dụng, điều chế. II. ĐỀ ÔN TẬP Cho biết NTK của: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 01 Câu 1: Tên thường alkene có công thức C2H4 là A. ethane. B. ethyne. C. ethylene. D. ethene. Câu 2: Các alkane không tham gia loại phản ứng nào? A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng tách. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng cháy. Câu 3: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử? A. Ethylene. B. Methane. C. Acetylene. D. Benzene. Câu 4: Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch bromine? A. ethane. B. propane. C. butane. D. ethylene. Câu 5: Thí nghiệm được tiến hình như hình vẽ dưới đây: Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là A. có kết tủa màu vàng nhạt. B. dung dịch chuyển sang màu xanh lam. C. dung dịch chuyển sang màu da cam. D. có kết tủa màu nâu đỏ. Câu 6: Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều A. vòng benzene. B. liên kết đơn. C. liên kết đôi. D. liên kết ba. Câu 7: Công thức thức phân tử của styrene là A. C6H8. B. C8H8. C. C8H10. D. C9H12. Câu 8: Các arene tác động đến sức khỏe của con người chủ yếu thông qua hít thở không khí bị ô nhiễm, đặc biệt ở các khu vực có nhiều xe cơ giới, khu vực có trạm.và nơi có khói. Cụm từ điền vào các khoảng trống lần lượt là A. thuốc lá, xăng dầu. B. xe buýt, thuốc lá. C. xăng dầu, thuốc lá. D. xăng dầu, bụi. Câu 9: Phản ứng của benzene với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa? A. HNO3 đậm đặc. B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc. C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc. D. HNO2 đặc/H2SO4 đặc. Câu 10: Các ankylbenzene hợp thành dãy đồng đẳng của benzene có công thức chung là A. CnH2n-6 (n ≥ 2). B. CnH2n+2 (n ≥ 6). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6). Câu 11: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluene phản ứng với bromine theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt FeBr3, đun nóng) là A. o-bromotoluene và m-bromotoluene. B. benzyl bromide. C. o-bromotoluene và p-bromotoluene. D. p-bromotoluene và m-bromotoluene. Câu 12: Khi được chiếu sáng, benzene có thể phản ứng với Cl2 tạo thành sản phẩm nào? A. C6H11Cl. B. C6H5Cl. C. C6H6Cl6. D. C6H12Cl6. Câu 13: Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hydrcarbon? A. ClCH2COOH. B. C6H5CH2Cl. C. CH3CH2MgBr. D. CH3–CO–Cl. Câu 14: Chloroform dùng làm thuốc gây mê trong y học. Công thức phân tử của chloroform là A. CHCl3. B. C2H5Cl. C. CH3Cl. D. C2H3F. Câu 15: Một hydrocarbon X cộng hợp với acid HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm là một dẫn xuất cloride của hydrocarbon X có thành phần khối lượng của Cl là 45,223%. Vậy công thức phân tử của X là A. C2H4. B. C3H4. C. C3H6. D. C4H8. Câu 16: Dẫn xuất halogen nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH3-CH=CF-CH3. B. CH2=CHCl. C. CH2=CH-CH2Br. D. (CH3)2C=CHI. Câu 17: Thực hiện phản ứng tách HCl từ dẫn xuất CH3CH2CH2Cl thu được alkene X. Đem alkene X cộng hợp bromine thu được sản phẩm chính nào sau đây? A. CH3CH2CH2Br. B. CH3CHBrCH3. C. CH3CH2CHBr2. D. CH3CHBrCH2Br. o Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: CH3CHClCH2CH3 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ NaOH,C2 H5OH,t C → Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là A. but-1-ene. B. but-2-ene. C. but-1-yne. D. but-2-yne. Câu 19: Trong các alcohol sau đây, alcohol no là A. CH2=CH-CH2OH. B. CH3-CH2OH. C. C6H5OH. D. C6H5-CH2OH. Câu 20: Trên nhãn của một lon bia có ghi độ cồn 50 có nghĩa là A. cứ 95ml nước thì có 5ml ethanol. B. cứ 5ml nước thì có 95ml ethanol. C. cứ 100ml nước thì có 5ml ethanol. D. cứ 100g nước thì có 5g ethanol. Câu 21: Thuốc thử Cu(OH)2 dùng để nhận biết alcohol nào sau đây? A. Alcohol bậc I. B. Alcohol bậc II. C. Alcohol bậc III. D. Alcohol đa chức. Câu 22: Alcohol bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành ketone là. A. CH3CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH2OH. D. CH3OH. Câu 23: Cho Na phản ứng hoàn toàn với 18,8 gam hỗn hợp hai alcohol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 6,1975 lít H2 (đkc). Công thức phân tử của hai alcohol là A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C2H3OH và C3H5OH. D. C3H7OH và C4H9OH. Câu 24: Cho các hợp chất hữu cơ sau: (1) C3H8; (2) CH3Cl; (3) C2H5OH; (4) CH3OH. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là. A. (1) > (2) > (3) > (4). B. (1) > (4) > (2) > (3). C. (3) > (4) > (2) > (1). D. (4) > (2) > (1) > (3). Câu 25: Phenol là hợp chất hữu có có tính A. Acid yếu. B. Base yếu. C. Acid mạnh. D. Base mạnh. Câu 26: Sản phẩm tạo thành kết tủa khi cho phenol tác dụng với chất nào sau đây? A. Dung dịch KOH. B. Dung dịch bromine. C. Quỳ tím. D. Phenolphtalein. Câu 27: Khi bị bỏng khi tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây? A. Giấm (dung dịch có acid acetic). B. Dung dịch NaCl. C. Nước chanh (dung dịch có citric acid. D. Xà phòng có tính kiềm nhẹ. Câu 28: Trong đặc điểm cấu tạo của phenol, cặp electron trên nguyên tử oxygen bị hút một phần vào hệ thống vòng benzene, làm giàu mật độ electron ở các vị trí A. ortho, meta. B. meta, para. C. ortho, meta, para. D. ortho, para. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29: (1 điểm) a. Hoàn thành phương trình hóa học trong các trường hợp sau (chỉ ghi sản phẩm chính): o - CH2=CH2 + H2O ⎯⎯⎯⎯ H3PO4 ,t C → - CH3CH2Cl + NaOH ⎯⎯→ o t C - C6H6 + HNO3 ⎯⎯⎯→ H 2SO 4d o - CH3CHOHCH2CH3 ⎯⎯⎯⎯⎯ H2SO4 ,180 C → b. R-45B là một chất làm lạnh thế hện mới sẽ thay thế các chất làm lạnh không thân thiện với môi trường, ảnh hưởng đến tầng ozone. R-45B chứa hỗn hợp gồm difluoromethane (X) và 2,3,3,3-tetrafluoropropene (Y). Cho biết công thức cấu tạo của Y và tính phân tử khối của Y......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 30: (1 điểm) Lên men 180 gam glucose (C6H12O6), biết hiệu suất quá trình lên men là 70%. Tính khối lượng ethanol thu được?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 32 (0,5 điểm): Nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do lạm dụng rượu, bia. Hiện nay, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam nghiêm cấm sử dụng rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông và xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm. Là một học sinh, em có thái độ như thế nào và sẽ làm gì để giúp bản thân, gia đình và mọi người xung quanh tránh bị ảnh hưởng bởi rượu, bia (nêu tối thiểu 4 biện pháp)?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 02 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1: Liên kết ba C≡C gồm A. một liên kết π và hai liên kết σ. B. hai liên kết π và một liên kết σ. C. hai liên kết π và hai liên kết σ. D. ba liên kết π và một liên kết σ. Câu 2: Propylene có công thức cấu tạo là A. CH2=CH-CH3. B. CH2-CH2. C. CH2=CH2. D. CH3-CH3. Câu 3: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch bromine? A. Butane. B. But-1-ene. C. Carbon dioxide. D. Methylpropane. Câu 4: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là A. CH4. B. CO2. C. N2. D. Cl2. Câu 5: Arene còn gọi là hydrocarbon thơm là A. những hydrocarbon trong phân tử có chứa một vòng benzene. B. những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzene. C. những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzene. D. những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhiều vòng benzene. Câu 6: Trên nhãn chai chứa benzene có một số biểu tượng sau: Biểu tượng (1) và (2) ở trên lần lượt cho biết cần chú ý gì khi sử dụng benzene? A. Chất dễ cháy, chất có lợi cho sức khỏe. B. Chất khó cháy, chất có lợi cho sức khỏe. C. Chất gây nguy hiểm cho sức khỏe, chất dễ cháy. D. Chất dễ cháy, chất gây nguy hiểm cho sức khỏe. Câu 7: Tên thông thường của C6H5CH3 là A. methylbenzene. B. toluene. C. ethylbenzene. D. styrene. Câu 8: Để điều chế các hydrocarbon thơm (arene), người ta dựa trên phản ứng nào đối với alkane trong dầu mỏ? A. thế. B. đốt cháy. C. cracking. D. reforming. Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải của benzene? A. Tác dụng với Br2 (to, FeBr3). B. Tác dụng với HNO3 đặc/H2SO4 đặc. C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. D. Tác dụng với Cl2 (as). Câu 10: Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là A. C2H7N. B. C2H6O. C. CH4. D. C6H5Br. Câu 11: Chất được sử dụng để sản xuất nhựa PVC là. A. CH3-CH2-Cl. B. CH2=CH-CH2Cl. C. C6H5Cl. D. CH2=CH-Cl. Câu 12: Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được alcohol? (1) CH3CH2Cl; (2) CH3CH=CHCl; (3) C6H5CH2Cl; (4) C6H5Cl A. (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 13: Thực hiện phản ứng giữa 2-chlorobutane và KOH đặc trong C2H5OH thu được chất X với tỷ lệ khối lượng lớn nhất (sản phẩm chính). Chất X là: A. but-2-ene. B. but-1-ene. C. butane. D. isobutane. Câu 14: Cho phản ứng hóa học sau: C2H5Br + NaOH ⎯⎯ → C2H5OH + NaBr. Phản ứng trên thuộc loại o t C phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hóa – khử. Câu 15: Số đồng phân cấu tạo có thể có của dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 16: Alcohol X có công thức cấu tạo như sau: Tên thay thế của X là A. isobutan-2-ol. B. 2-methylbutan-2-ol. C. 3-methylbutan-2-ol. D. 2-methylbutan-3-ol. Câu 17: Chất nào sau đây là alcohol bậc II? A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. 2-methylpropan-1-ol. D. 2-methylpropan-2-ol. Câu 18: Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là A. CnH2n+1OH (n ≥ 1). B. CnH2n+2O (n ≥ 2). C. CnH2nOH (n ≥ 1). D. CnH2nOH (n ≥ 2). Câu 19: Hợp chất thuộc loại polyalcohol là A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH2=CHCH2OH. D. HOCH2CH2OH. Câu 20: Cho các chất sau: (1) C3H8, (2) C2H5OH, (3) C2H5Cl. Dãy so sánh nhiệt độ sôi nào sau đây đúng? A. (2) > (3)> (1). B. (1) > (2) > (3). C. (3) > (2) > (1). D. (2) > (1) > (3). Câu 21: Thực hiện phản ứng tách nước từ 3-methylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là A. 3-methylbut-1-ene. B. 2-methylbut-2-ene. C. 3-methylbut-2-ene. D. 2-methylbut-3-ene. Câu 22: Cho mẩu sodium vào ống nghiệm đựng 3 mL chất lỏng X, thấy sodium tan dần và có khí thoát ra. Chất X là A. pentane. B. ethanol. C. hexane. D. benzene. Câu 23: Đun 4,6 gam hỗn hợp C2H5OH với xúc tác H2SO4 đặc, 1400C thu được m gam ether. Với hiệu suất phản ứng đạt 60%. Giá trị m bằng A. 4,44 g. B. 12,3 g. C. 7,4 g. D. 9,2 g. Câu 24: Trong các chất sau, chất nào thuộc loại phenol? A.. B..C.. D.. Câu 25: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường? A. Phenol. B. Ethanol. C. Toluene. D. Glycerol. Câu 26: Phenol không phản ứng với A. NaHCO3. B. Na. C. dung dịch NaOH. D. nước bromine. Câu 27: Cho các phát biểu sau về phenol: (a) Tác dụng được với dung dịch NaOH. (b) Có tính acid nên làm quỳ tím hóa đỏ. (c) Dễ tham gia phản ứng nitro hóa hơn so với benzene. (d) Có phản ứng cộng bromine. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 28: Xăng sinh học E5RON92 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn xăng truyền thống (hỗn hợp octane và heptane) như: tận dung nguồn nông sản sẵn có, khi sử dụng sẽ hạn chế khí thải thoát ra môi trường, ổn định động cơ, … Kí hiệu E5 được hiểu là A. Tên của cửa hàng xăng dầu. B. Pha trộn 5% khối lượng C2H5OH, còn lại 95% khối lượng là xăng truyền thống. C. Pha trộn 5% thể tích CH3OH, còn lại 95% thể tích là xăng truyền thống. D. Pha trộn 5% thể tích C2H5OH, còn lại 95% thể tích là xăng truyền thống. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29: (1 điểm) a. Hoàn thành phương trình hóa học trong các trường hợp sau (chỉ ghi sản phẩm chính): - CH2=CH-CH3 + H2 ⎯⎯⎯ → o Ni,t o - C6H6 + Br2 ⎯⎯⎯⎯ FeBr3 ,t C → o - CH3CHClCH3 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ NaOH,C2 H5OH,t C → - C2H5OH + Na ⎯⎯ → b. Cho biết CTCT của các hợp chất có tên gọi sau: + 2-bromo-3-methylpentane + 3-methylbutan-2-ol............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 30 (1 điểm): Đốt cháy hoàn toàn m gam alcohol đơn chức A thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Xác định công thức của alcohol A và tính m?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 31(0,5 điểm): Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt a. Benzene và phenol b. Ethanol và glycerol............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 32 (0,5 điểm): Khu vực có trạm xăng dầu, nhiều xe cơ giới qua lại, nơi có khói thuốc lá,. được xem là nơi có nguồn hydrocarbon thơm gây tổn hại đến sức khỏe con người. Hãy kể tên một số hydrocarbon thơm thường có trong không khí ở các khu vực trên và nêu biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của chúng với môi trường, sức khỏe con người?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1: Hydrocarbon nào sau đây là alkane? A. C2H2. B. C3H4. C. C2H4. D. C3H8. Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH3-C≡C-CH3. B. CH3-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-CH3. D. CH3-CH2-CH2-CH3. Câu 3: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbonkhông no? A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng trùng hợp. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng thế. Câu 4: Để phân biệt but-2-ene với but-1-yne có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Dung dịch KMnO4. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch bromine. Câu 5: Công thức của các chất X, Y, Z trong phản ứng nhiệt phân octane sau: A. C3H6, C6H14, C4H8. B. C2H4, C6H14, C4H8. C. C2H6, C6H12, C4H8. D. C2H4, C6H12, C4H8. Câu 6: Cho các công thức: H (1) (2) (3) Cấu tạo nào là của benzene? A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1); (2) và (3). Câu 7: Hoạt tính sinh học của benzene, toluene là A. gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian dài. B. không gây hại cho sức khỏe. C. gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe. D. tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại. Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải của alkylbenzene? A. Không màu sắc. B. Không mùi vị. C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: Chất X có công thức phân tử là A. C6H5Br. B. C6H6Br. C. C6H4Br2. D. C6H7Br. Câu 10: Gốc C6H5–CH2– và gốc C6H5– có tên gọi là: A. phenyl và benzyl. B. vinyl và anlyl. C. anlyl và vinyl. D. benzyl và phenyl. Câu 11: Benzene gây tác hại lên tủy xương và làm giảm lượng hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Benzene cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi hút mỗi điếu thuốc lá, người hút đưa vào cơ thể 50 g benzene. Nếu một người hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày thì lượng benzene người đó hấp thụ vào cơ thể là bao nhiêu mg? A. 7,5.10-5. B. 15.10-5. C. 7,5.10-4. D. 15.10-4. Câu 12: So với benzene, khả năng phản ứng của toluene với dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ) như thế nào? A. Dễ hơn, tạo ra o – nitrotoluene và p – nitrotoluene. B. Khó hơn, tạo ra o – nitrotoluene và p – nitrotoluene. C. Dễ hơn, tạo ra o – nitrotoluene và m – nitrotoluene. D. Dễ hơn, tạo ra m – nitrotoluene và p – nitrotoluene. Câu 13: Chất X có công thức cấu tạo là CH3 – CH(C2H5) – CHCl – CH3. Tên thay thế của X là A. 2-chloro-3-ethylbutane. B. 4-chloro-3-methylpentane. C. 3-chloro-2-ethylbutane. D. 2-chloro-3-methylpentane. Câu 14: Ethyl chloride được dùng làm thuốc xịt có tác dụng giảm đau tạm thời khi chơi thể thao. Công thức phân tử của ethyl chloride là A. C2H5Cl. B. C2H5F. C. C2H3Cl. D. C2H3F. Câu 15: Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2- chloro-3-methyl butane là A. 2-methylbut-2-ene. B. 3-methylbut-2-ene. C. 3-methylbut-3-ene. D. 2-methylbut-3-ene. Câu 16: Số đồng phân alkene thu được khi đun nóng 2-bromobutane với NaOH trong dung môi ethanol là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 17: Công thức của glycerol là A. C2H4(OH)2. B. C3H5(OH)3. C. C3H7OH. D. C3H6(OH)2. Câu 18: Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn công nghiệp có lần methanol. Công thức phân tử của methanol là. A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C2H4(OH)2. Câu 19: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 lít xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là A. 50 mL. B. 92 mL. C. 46 mL. D. 100 mL. Câu 20: Cho các alcohol sau: CH3OH, HOCH2-CH2OH, HOCH2-CH2-CH2OH, CH3-CH(OH)-CH2OH. Số alcohol tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 21: Số đồng phân alcohol bậc 1 có công thức phân tử C4H9OH là?. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn alcohol no, đơn chức, mạch hở luôn thu được nCO2 < nH2O. (b) Oxi hóa không hoàn toàn alcohol bậc 1 thu được aldehyde. (c) Có thể phân biệt dung dịch propan-2-ol và propane-1,3-diol bằng Cu(OH)2. (d) Đun nóng ethanol (H2SO4 đặc, 140℃) thu được ethylene. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23: Cho dãy chuyển hóa sau: Biết X và Y đều là sản phẩm chính, công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:. A. CH3CH=CHCH3 và CH3CH2CHBrCH3. B. C4H9-O-C4H9 và CH3CH2CHBrCH3. C. CH2=CHCH2CH3 và CH3CH2CHBrCH3. D. CH2=CHCH2CH3 và CH3CH2CH2CH2Br. Câu 24: Ứng dụng nào sau đây không phải của ethanol? A. Làm nhiên liệu cho động cơ. B. Làm dung môi pha chế mỹ phẩm. C. Làm dung môi pha chế dược phẩm. D. Làm chất gây mê. Câu 25: Chất bị oxi hóa bởi CuO/to tạo ra aldehyde là A. alcohol bậc II. B. alcohol bậc III. C. alcohol bậc I. D. alcohol mạch hở. Câu 26: Phản ứng thế bromine ở vòng benzene của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là do A. phenol tan một phần trong nước. B. phenol có tính acid yếu. C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzene trong phân tử phenol. D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm –OH trong phân tử phenol. Câu 27: Phenol không có tính chất nào sau đây? A. Chất rắn ở điều kiện thường. B. Rất độc, gây bỏng da. C. Không tan trong nước nóng. D. Để lâu chuyển màu hồng. Câu 28: Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây của phenol chứng minh phenol có tính acid? A. Na. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch bromine. D. HNO3 đặc/ H2SO4 đặc. II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 29 (1,0 điểm): a. Hoàn thành phương trình hóa học trong các trường hợp sau (chỉ ghi sản phẩm chính): - CH≡CH + AgNO3 + NH3 → - CH2=CH2 + HBr → - C2H5Cl + KOH ⎯⎯⎯ → o Ni,t o - C6H5CH3 ⎯⎯⎯⎯ FeBr3 ,t C → b. Cho biết CTCT của các hợp chất có tên gọi sau: + 2-methylbut-2-ene + 2-ethylpent-1-ol............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 30 (1 điểm): Lên men m gam glucose (C6H12O6) để sản xuất 10L rượu 46o, biết hiệu suất của quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL?.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 32 (0,5 điểm): Giao thông ngày càng thuận lợi, cùng với đó là số phương tiện tham gia lưu thông ngày càng tăng, tuy nhiên nó cũng gây nhiều ảnh hưởng tới môi trường. Em hãy nên những giải pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................