NOI DUNG ON THI THPT MON SINH HOC 2024.pdf

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Full Transcript

SỞ GIÁO DỤC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU NÔI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ A. TÓM TẮT LÝ THUY...

SỞ GIÁO DỤC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU NÔI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. Khái niệm  Khái niệm gen Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.(Ví dụ: gen tARN mã hóa ARN vận chuyển)  Phân loại gen Dựa vào sản phẩm của gen, gen được phân ra làm 2 loại là gen cấu trúc và gen điều hoà. - Gen cấu trúc là gen mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin hoặc ARN. - Gen điều hoà là gen tổng hợp prôtêin ức chế, điều hòa hoạt động của nhóm gen cấu trúc 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc: Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồ m 3 vùng: Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc Mạch mã gốc 3' 5' vùng ĐH vùng mã hóa vùng kết thúc Mạch bổ sung 5 ' 3' - Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch gốc, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. - Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá axit amin. (Ở sinh vật nhân sơ vùng mã hóa liên tục; ở sinh vật nhân thực vùng mã hóa không liên tục, xen kẻ giữa các đoạn mã hóa axit amin (Exon) là những đoạn không mã hóa axit amin (Intron). - Vùng kết thúc: nằm ở cuối gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã. II. Mã di truyền (MDT) 1. Khái niệm - Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin. - Mã di truyền có 64 bộ ba, trong đó có: + Một bộ ba mở đầu là 5’AUG3’mã hóa axit amin mở đầu Mêtiônin ở sinh vật nhân thực còn ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin. + Ba bộ ba kết thúc là 5’UAA3’, 5’UGA3’, 5’UAG3’ không mã hóa axit amin mà quy định tín hiệu kết thúc quá triǹ h giải mã. 2. Đặc điểm của mã di truyền - Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau. - Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin - Mã di truyền có tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin (trừ 2 trường hợp la: axit amin metionin hoặc foocmin metionin chỉ do bộ ba UAG quy định và axit amin Triptophan chỉ do bộ ba UGG quy định) - Mã di truyền có tính phổ biến tức là các loài sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ ). III. Qúa trình nhân đôi của ADN Trang 1 1. Thời điểm diễn ra: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian 2. Diễn biến  Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN Nhờ các enzim tháo xoắ n, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ 2 mạch khuôn  Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới - Enzim ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.Vì vậy: + Trên mạch khuôn có chiều 3’ → 5’: mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ → 3’ dựa trên nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn = T môi trường ; T mạch khuôn = A môi trường G mạch khuôn = X môi trường ; X mạch khuôn = G môi trưòng + Trên mạch khuôn có chiều 5’ → 3’: mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó được nối lại với nhau bởi enzim nối ligaza.  Bước 3: Kết quả Một phân tử ADN mẹ nhân đôi một lần tạo ra hai phân tử ADN con ( Mỗi phân tử ADN con gồm 2 mạch, một mạch được tổng hợp mới một mạch là của AND mẹ ban đầu – nguyên tắc bán bảo tồn). Lưu ý: (1). ADN nhân đôi dựa trên 3 nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo tồn. (2). Khi tổng hợp ADN, enzim ADN-polimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’ nên mạch ADN được tổng hợp sẽ có chiều 5’ → 3’ (3). Ở sinh vật nhân sơ, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở vùng nhân; Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở tế bào chất (ty thể và lục lạp) và nhân tế bào. 3. Ý nghĩa: Nhân đôi ADN là cơ sở cho NST tự nhân đôi, giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. Phiên mã 1. Khái niệm Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn mẫu của ADN. (ADN có hai mạch nhưng chỉ có mạch gốc dùng làm khuôn để tổng hợp ARN) trong nhân tế bào 2. Cơ chế phiên mã a) Thời điểm diễn ra Quá trình phiên mã diễn ra ở kì trung gian, lúc NST còn ở dạng dãn xoắn. b) Diễn biến - Dưới tác dụng của enzim ARN-polimeraza, một đoạn phân tử ADN duỗi xoắn để lộ mạch mã gốc 3, → 5, và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. - Enzim ARN – polimeraza trượt trên mạch gốc có chiều 3’→ 5’ để tổng hợp nên mARN theo chiều 5’→ 3’ theo NTBS: Agốc - Umôi trường; Tgốc - Amôi trường Ggốc - Xmôi trường; Xgốc - Gmôi trường - Khi di chuyển tới cuối gen gặp tính hiệu kết thúc, thì dừng phiên mã và giải phóng mARN vừa tổng hợp. Lưu ý: Sau phiên mã, phân tử mARN được giải phóng, nếu: - Ở tế bào nhân sơ: mARN phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. - Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân tới tế bào chất làm khuôn tổng hợp protein II. Dịch mã - Dịch mã là quá trình tổng hợp protein (Diễn ra ở tế bào chất) - Quá trình dịch má gồm 2 giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit 1. Hoạt hoá axit amin Nhờ enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo nên phước hợp axit amin – tARN (aa – tARN) 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit a) Mở đầu - Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần côđôn mỡ đầu - AUG). Trang 2 - tARN mang a.a mở đầu (Met) đến ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã sao trên mARN theo NTBS. - Tiểu đơn vị lớn của riboxom gắn vào tiểu thể bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. b) Kéo dài chuỗi polipeptit - a.a 1- tARN→ tới vị trí bên cạnh, đối mã của nó khớp với mã sao trên mARN theo NTBS→ liên kết peptit giữa a.a mở đầu và a.a 1 được hình thành. - Ribôxôm dịch chuyển sang 1 bộ ba/m ARN theo chiều 5’→ 3’ làm cho tARN ban đầu rời khỏi ribôxôm. - a.a2- tARN→ ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã sao trên mARN theo NTBS → liên kết peptit được hình thành giữa a.a1 và a.a2. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy đến cuối mARN c) Kết thúc - Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (một trong 3 bộ ba UAA, UAG, UGA) thì quá trình dịch mã kết thúc - Ribôxôm tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng. - Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a mở đầu tách khỏi chuỗi polipeptit, tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn. Lưu ý: Nhiều ribôxôm cùng trượt qua một mARN được gọi là poliriboxom (polixom). Hiện tượng polixom giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử : - Quá trình nhân đôi ADN: có vai trò truyền thông tin di truyền từ nhân của tế bào mẹ sang nhân của tế bào con. - Quá trình phiên mã và dịch mã: có vai trò truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất → nhờ vậy mà thông tin lưu trữ trên ADN được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể SV. BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN I. KHÁI QUÁT ĐIỀU HÒ HOẠT ĐỘNG GEN 1. Khái niệm - Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. - Ở tế bào nhân sơ, điều hòa hoạt động gen xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã 2. Ý nghĩa điều hòa hoạt động gen Điều hòa hoạt động gen đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ 1) Mô hình cấu trúc opêron  Khái niệm operon: Trên ADN các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành một cụm có chung một cơ chế điều hòa gọi là opêron  Cấu trúc của opêron gồm: - Vùng vận hành (O): Là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã của gen cấu trúc. - Vùng khởi động (P): là nơi Enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. - Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): Quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phảm ứng phân giải lactôzơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào Trang 3 Lưu ý: Gen điều hoa R không thuộc cấu trúc của opêron nhưng đóng vai tro quan trọng trong việc điều hòa hoạt động các gen của opeêron 2) Sự điều hoà hoạt động của operôn lactôzơ  Khi môi trường không có lactôzơ Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.  Khi môi trường có lactôzơ Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử có lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. Do đó ARN polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã bị dừng lại. BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN I. ĐỘT BIẾN GEN 1. Khái niệm - Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu của gen liên quan tới một cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN - Thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 2. Các dạng đột biến điểm - Thay thế một cặp nucleotit - Thêm hoặc mất một cặp nuleotit II. CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN Đột biến gen có thể phát sinh do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN (chủ yếu) hoặc do tác động của tác nhân gây đột biến. 1. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN Bazơ nitơ thuộc dạng hiếm có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi khiến chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi làm phát sinh đột biến gen. (Ví dụ: Bazơ nitơ dạng hiếm G * kết cặp với T làm phát sinh đột biến thay cặp G-X thành cặp A-T) 2. Tác động của các nhân tố đột biến - Tác nhân vật lí: Tia tử ngoại có thể làm cho 2 bazơ Timin trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến đột biến gen. Trang 4 - Tác nhân hoá học. Ví dụ: 5-brôm uraxin (5BU) thay thế cặp A-T bằng G-X. - Tác nhân sinh học III. HẬU QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỘT BIẾN GEN 1. Hậu quả của đôt biến gen - Đột biến gen có thể gây hại, có lợi hoặc trung tính (vô hại) đối với thể đột biến. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại, tuy nhiên, những đột biến gen dẫn đến thay đổi chức năng của protein thì thường có hại cho thể đột biến. + Đột biến thay thế một cặp nucleoti có thể làm thay đổi một axit amin trong phân tử protein và làm thay đổi chức năng sinh học của protein + Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuleotit làm mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong phân tử protein và làm thay đổi chức năng sinh học của protein - Mức độ có hại hay có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào điệu kiện môi trường cũng như tùy thuộc vào từng tổ hợp gen 2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen - Đối với tiến hoá: Đột biến gen làm xuất hiện alen mới → cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá - Đối với thực tiễn: Đột biến cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống KIẾN THỨC BỔ SUNG I. Hậu quả của đột biến gen Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại. Tuy nhiên, những đột biến gen dẫn đến thay đổi chức năng của protein thì thường có hại cho thể đột biến. 1. Hậu quả của đột biến thay thế một cặp nucleotit Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm thay đổi một axit amin trong phân tử protein và làm thay đổi chức năng sinh học của protein  Trường hợp: Sau đột biến không làm thay đổi axit amin → đột biến đồng nghĩa - Thay một cặp nuclêôtit giống với cặp trước đó (ví dụ: thay cặp A – T bằng A – T ) - Thay một cặp nuclêôtit nhưng bộ ba sau đột biến vẫn mã hóa axit amin giống bộ ba trước đột biến (do mã di truyền có tính thoái hóa).  Trường hợp: Sau đột biến làm thay đổi axit amin - Thay một cặp nuclêôtit nhưng bộ ba sau đột biến mã hóa axit amin khác bộ ba trước đột biến → đột biến sai nghĩa. - Thay một cặp nuclêôtit nhưng bộ ba sau đột biến trở thành bộ ba kết thúc → chuỗi pôlipeptit ngắn lại → đột biến vô nghĩa. 2. Hậu quả của đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuleotit làm mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong phân tử protein và làm thay đổi chức năng sinh học của protein ( Thay đổi nhiều axit amin nhất → nguy hiểm nhất) → đột biến dịch khung II. Sự biểu hiện của gen đột biến Đột biến gen phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự sao mã của ADN 1. Đột biến sôma (đột biến sinh dưỡng) - Đột biến sôma (đột biến sinh dưỡng) xãy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong một mô. - Đặc đểm của đột biến sôma + Nếu là đột biến trội nó sẽ biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm + Đột biến sôma có thể nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng + Đột biến sôma không di truyền qua sinh sản hữu tính 2. Đột biến giao tử (đột biến sinh dục) - Đột biến giao tử xãy ra trong giảm phân của tế bào sinh dục - Đặc đểm đột biến giao tử + Nếu đột biến trội sẽ biểu hiện thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau Trang 5 + Nếu đột biến lặn sẽ đi vào hợp tử trong cặp gen dị hợp, qua giao phối → hình thành tổ hợp gen đồng hợp lặn → biểu hiện thành thể đột biến (Đột biến lặn không biểu hiện ở thế hệ đầu tiên) 3. Đột biến tiền phôi - Đột biến tiền phôi là đột biến xãy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (giai đoạn từ 2 – 8 tế bào) → nhờ nguyên phân sẽ nhân lên và biểu hiện trong toàn bộ cơ thề - Đặc điểm: Đột biến tiền phôi di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính BÀI 5: NST VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST I. Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể 1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST a) Khái niệm - Ở sinh vật nhân thực, từng phân tử ADN được liên kết với các loại prôtêin khác nhau (prôtêin histôn) tạo nên cấu trúc được gọi là NST - NST gồm 2 loại là NST thường và NST giới tính. b) Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST - Hình thái NST biến đổi qua các kì trong chu kì tế bào ( Nhìn rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân) - Mỗi NST điển hình gồm:  Tâm động là trình tự các nucleotit đặc biệt → tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào.  Đầu mút là trình tự các nucleotit ở 2 đầu cùng của NST→ Bảo vệ các NST, làm cho các NST không dính nhau.  Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là điểm mà tại đó ADN bắt đầu nhân đôi. Kiến thức bổ sung - Ở phần lớn các loài sinh vật, Bộ NST trong tế bào thường tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước cũng như trình tự các gen → bộ NST lưỡng bội 2n - Ở một số loài, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng có thể là số lẽ (Ở châu chấu, rệp…con đực chỉ có một NST giới tính X nên lượng NST trong tế bào là số lẽ) - Hai NST đứng thành một cặp có hình dạng và kích thước giống hệt nhau gọi là cặp NST tương đồng (Ví dụ: Ở ruồi giấm cái cặp NST giới tính XX là cặp NST tương đồng, còn con đực có cặp NST giới tính XY không phải là cặp tương đồng) - Cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể. Kiểu giới tính Con cái Con đực Ví dụ XX XY Động vật có vú và ruồi giấm, cây gai, cây chua me Kiểu XX, XY XY XX Chim, bướm, cá, ếch nhái, dâu tây Kiểu XX, XO XX XO Châu chấu, rệp, bọ xít XO XX Bọ nhậy 2. Cấu trúc siêu hiển vi - NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN xoắn kép (đường kính 2nm) - Sơị cơ bản: Phân tử ADN quấn quanh khối prôtêin tạo nên các nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm có lõi là 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 1.3/4 vòng xoắn ADN (đường kính 11nm) - Sợi cơ bản cuộn xoắn tạo thành chất nhiễm sắc (đường kính 30nm) - Sợi nhiễm sắc tiếp tục cuộn xoắn tạo nên sợi có bề ngang (đường kính 300nm) - Sợi 300nm xoắn tạo thành crômatit (đường kính 700 nm) II. Đột biến cấu trúc NST 1. Khái niệm Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST 2. Nguyên nhân: Đột biến cấu trúc NST xảy ra do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học 3. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng a) Đột biến mất đoạn NST Trang 6  Mất đoạn là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST  Đặc điểm: Làm giảm số lượng gen trên NST → làm giảm chiều dài của NST sau đột biến  Hậu quả: Đột biến mất đoạn làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến ( mất đoạn NST 21 ở người gây ung thư máu)  Ý nghĩa: Có thể gây đột biến mất nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng. b) Đột biến lă ̣p đoạn NST  Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST lặp lại 1 lần hay nhiều lần  Đặc điểm: Làm tăng số lượng gen trên NST → làm tăng chiều dài của NST sau đột biến  Hậu quả: Lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen  Ý nghĩa: Ở đại mạch, đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amylaza, rất có ý nghĩa trong công nghệ sản xuất rượu bia. c) Đột biến đảo đoạn NST  Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó bị đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối lại.  Đặc điểm: Không làm thay đổi số lượng gen trên NST nhưng làm thay đổi trình tự phân bố của gen trên NST; Nếu đoạn bị đảo không chứa tâm động thì NST sau đột biến có hình thái không thay đổi, còn đoạn bị đảo chứa tâm động thì NST sau đột biến có hình thái bị thay đổi.  Hậu quả: Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi vị trí của gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm tăng giảm hoạt động của gen hoặc làm gen không hoạt động.  Ý nghĩa: Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên loài mới. d) Đột biến chuyển đoạn NST  Chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.  Đặc điểm của đột biến chuyển đoạn o Chuyển đoạn trên một NST: không làm thay đổi số lượng gen trên NST, làm thay đổi vị trí phân bố của gen trên NST, làm thay đổi hình thái NST. o Chuyển đoạn trên hai NST không tương đồng: Có thể làm thay đổi số lượng gen trên NSt sau đột biến, làm thay đổi số nhóm gen liên kết  Hậu quả: Đột biến chuyển đoạn NST làm giảm khả năng sinh sản, chuyển đoạn lớn có thể gây chết cho thể đột biến ( Ở người, đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST 22 với NST 9 tạo nên NST 22 ngắn hơn bình thường → bệnh ung thư máu)  Ý nghĩa: Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. SƠ ĐỐ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST Mất đoạn CD Đột biến mất đoạn: ABCDEFGH ABEFGH Lặp đoạn CD Đột biến lặp đoạn: ABCDEFGH ABCDCDEFGH Đảo đoạn CDE Đột biến đảo đoạn: ABCDEFGH ABEDCFGH Chuyển đoạn C Chuyển đoạn trên 1 NST: ABCDEFGH ABEDFGHC ABDEFGH Chuyển đoạn tương hỗ C NST số 1: ABCDEFGH NST số 1: KMCDEFG MNCDEFGH NST số 2: KMNPQ NST số 2: H ABNPQ Chuyển đoạn ko tương hỗ NST số 1: ABCDEFGH NST số 1: KMABCDEFGH MNABCDEFGH NST số 2: KMNPQ NST số 2: NPQ Trang 7 BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST I. Khái niệm - Đột biến số lượng (ĐBSL) NST là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào - ĐBSL NST gồm: đột biến lệch bội (dị bội) và độ biến đa bội II. Đột biến lệch bội (dị bội) 1). Khái niệm và phân loại - Đột biến lệch bội là đột biến làm biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng. - Phân loại đột biến lệch bội: Lệch bội đơn (hể không nhiễm, thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm); Lệch bội kép ( thể một nhiễm kép, thể ba nhiễm kép, thể bốn nhiễm kép). 2). Cơ chế phát sinh  Trong giảm phân: Một hay vài cặp NST nào đó không phân li tạo giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội. Ví dụ: P: 2n x 2n G: (n – 1); (n + 1) n F: 2n – 1(thể một); 2n + 1(thể ba)  Trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng): Nếu lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm. Ví dụ: Khi một tế bào nguyên phân, nếu có một NST của một cặp nào đó không phân li sẽ cho ra 2 dòng tế bào đột biến là (2n + 1) và (2n – 1) 3. Hậu quả Đột biến lệch bội làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen → thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản 4. Ý nghĩa - Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá - Sử dụng thể lệch bội để đưa các NST theo ý muốn vào một giống cây trồng nào đó (thể không nhiễm) III. Đột biến đa bội 1. Đột biến tự đa bội a) Khái niệm Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n (4n, 6n,...gọi là đa bội chẵn; 3n, 5n, …gọi là đa bội lẽ). b) Cơ chế hình thành  Cơ chế hình thành thể tứ bội (4n) - Gây rối loạn cơ chế phân li NST trong nguyên phân: Bộ NST 2n của loài nhân đôi nhưng không phân li tạo tế bào tứ bội (4n) + Nếu đột biến trên xảy ra tại hợp tử → phát triển thành cơ thể tứ bội. + Nếu đột biến trên xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng → tạo cành cây tứ bội trên cây lưỡng bội (thể khảm). - Gây rối loạn cơ chế phân li NST trong giảm phân: Bộ NST 2n của loài nhân đôi nhưng không phân li ở kì sau sẽ tạo giao tử 2n; giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n → thể tứ bội 4n - Cho giao phấn giữa các cây 4n với nhau sẽ tạo ra được cây tứ bội.  Cơ chế hình thành thể tam bội (3n) - Gây rối loạn cơ chế phân li NST trong giảm phân: Bộ NST 2n của loài nhân đôi nhưng không phân li ở kì sau sẽ tạo giao tử 2n; giao tử 2n kết hợp với giao tử n → thể tam bội - Cho giao phấni giữa các cây 4n với cây 2n sẽ tạo ra được cây tứ bội. c) Đặc điểm của thể tự đa bội - Thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường - Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, do vây quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. 2. Đột biến dị đa bội a). Khái niệm Đột biến dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào. b). Cơ chế hình thành Trang 8 Do lai xa kết hợp với đa bội hóa Ví dụ: P: Cải củ (2n = 18R) x Cải bắp (2n = 18B) G: n = 9R n = 9B F: 2n = 9R + 9B (không có khả năng sinh sản hữu tính) Đa bội hóa 4n = (18R + 18B) → Hữu thụ: (thể song nhị bội) c). Đặc điểm của thể dị đa bội - Thể song nhị bội có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. - Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu. - Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. B. CÔNG THỨC (1). ADN VÀ CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI Trang 9 (2). PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Công thức tổng quát tính số lượng NST trong tế bào của thể đột biến lệch bội Trang 10 Lệch bội đơn Lệch bội kép Tên đột biến lệch bội Công thức TQ Tên đột biến lệch bội Công thức TQ Thể không nhiễm 2n – 2 Thể một nhiễm kép 2n – 1 - 1 Thể một nhiễm 2n – 1 Thể ba nhiễm kép 2n + 1 + 1 Thể ba nhiễm 2n + 1 Thể bốn nhiễm kép 2n +2 + 2 Thể bốn nhiễm 2n +2 Công thức tổng quát tính số trường hợp đột biến lệch bội Công thức tổng quát Dạng đột biến lệch bội Số trường hợp lệch bội tương tứng với các cặp NST Lệch bội đơn Cn1 = n Lệch bội kép Cn2 = n(n – 1)/2 Có k thể lệch bội đơn khác nhau Ank = n!/(n –k)! Sơ đồ viết giao tử khi có 1 cặp NST bị rối loạn trong giảm phân I hoặc giảm phân II Một tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân 1 bị rối loạn phân li ở 1 cặp NST, giảm phân II bình thường → Cho ra 2 loại giao tử bất thường là Aa (n + 1) và 0 (n – 1) Lần phân bào I AAaa (2AAaa) Aa (2Aa) (n + 1) Tự nhân đôi Lần phân bào II Aa AAaa Cặp Aa ko phân li 0 (2 TB ko chứa NST) 0 (2(nTB) - 1) Một tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân 1 bị rối loạn phân li ở 1 cặp NST, giảm phân II bình thường → Cho ra 2 loại giao tử bất thường là Aa (n + 1) và 0 (n – 1) Lần phân bào I AA AA Tự nhân đôi Lần phân bào II Aa AAaa 0 AA ko phân li aa 2aa(2(nTB+ chứa 1) a) Cách viết giao tử của thể tam bội, tứ bội - Cây tam bội giảm phân cho 2 loại giao tử có khả năng sinh sản là giao tử n và giao tử 2n - Cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng sinh sản (sử dụng sơ đồ hình chữ nhật) Tam bội Tứ bội Kiểu gen cây tam bội Giao tử Kiểu gen cây tứ bội Giao tử AAA 1A ; 1AA AAAA 1AA AAa 2A ; 1a ; 1AA ; 2Aa AAAa 1AA ; 1Aa Aaa 1A ; 2a ; 2Aa ; 1aa AAaa 1Aa ; 4Aa ; 1aa aaa 1a ; 1aa Aaaa 1Aa ; 1aa Cây tam bội sử dụng sơ đồ tam giác để viết aaaa 1aa Trang 11 C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG Câu 1: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 2: Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. Prôtêin. Câu 3: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 4: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. ADN pôlimeraza B. Ligaza C. Restrictaza D. ARN pôlimeraza Câu 5: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò A. tổng hợp và kéo dài mạch mới B. tháo xoắn phân tử ADN C. nối các đoạn Okazaki với nhau D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN Câu 6. Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’… AAATTGAGX…5’. Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là A. 3’…UUUAAXUXG…5’. B. 5’…TTTAAXTXG…3’. C. 3’…GXUXAAUUU…5’. D. 5’…TTTAAXTGG…3’. Câu 7: Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc Opêron Lac ở vi khuẩn E. coli? A. Gen điều hòa (R). B. Vùng vận hành (O). C. Vùng khởi động (P). D. Các gen càu trúc (Z, Y, A). Câu 8: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN. Câu 9: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? A. rARN B. mARN. C. ADN. D. tARN Câu 10: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên ADN? A. Timin B. Xitozin C. Uraxin. D. Ađênin Câu 11: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã: A. mARN B. ARN của vi rút C. tARN D. rARN Câu 12: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 13:Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN. Câu 14: Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây: A. ADN B. mARN C. ARN D. Protein Câu 15: Đơn phân của prôtêin là A. axit amin B. nucleotit C. Axit béo D. Nucleoxom Câu 16: Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc Opêron Lac ở vi khuẩn E. coli? A. Gen điều hòa (R). B. Vùng vận hành (O). C. Vùng khởi động (P). D. Các gen càu trúc (Z, Y, A). Câu 17: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 10%. B. 30%. C. 20%. D. 40%. Câu 18: Trên mạch thứ nhất của gen có 25%A, 18%G; trên mạch thứ hai của gen có 12%G. Tỉ lệ % số nuclêôtit loại T của gen là A. 35%. B. 45%. C. 20%. D. 15%. Câu 19. Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 323 nm và có số nuclêôtit loại timin chiếm 18% tổng số nuclêôtit của gen. Theo lí thuyết, gen này có số nuclêôtit loại guanin là A. 432. B. 342. C. 608. D. 806. Câu 20: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là Trang 12 A. 20%. B. 40%. C. 10%. D. 25%. Câu 21. Một gen có khối lượng là 72.104đvC. Chiều dài của gen là A. 4080 A0 B. 2400 A0 C. 408 micromet D. 408000 nm Câu 22: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là A. 506 B. 480 C. 322 D. 644 A 2 Câu 23. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 720 nuclêôtit loại guanin và có tỉ lệ =. Theo lí thuyết, gen này có G 3 chiều dài là A. 5100 A0. B. 4080 A0. C. 6120 A0. D. 2040 A0. Câu 24: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G-X thì số liên kết hidro sẽ A. tăng 3. B. tăng 1. C. giảm 1. D. giảm 3. Câu 25: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng A. mất một cặp nuclêôtit. B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. D. thêm một cặp nuclêôtit. Câu 26:Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng thêm một liên kết? A. Thay một cặp (A - T) bằng một cặp (G – X). B. Thêm một cặp (A - T). C. Thay thế một cặp (G-X) bằng một cặp (A - T). D. Mất một cặp (A - T) Câu 27: Một gen chứa 90 vòng xoắn, và có 20% Adenin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 2338. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra? A. Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X B. Mất 1 cặp A – T C. Mất 1 cặp G – X D. Thêm một cặp A – T. Câu 28: Một gen có chiều dài là 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi xử lý bằng 5-BU thành công thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là A. A = T = 500; G= X= 700. B. A=T= 503; G = X = 697. C. A = T = 499; G= X= 701. D. A=T= 501; G= X = 699. AT 3 Câu 29. Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ =. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X GX 2 bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là: A. 3599 B. 3601 C. 3899 D. 3600 Câu 30.Mô ̣t gen có chiều dài 0.612 micrômet và có tỉ lê ̣ A/G = 1/2, bi ̣ đô ̣t biế n thành gen mới có 4799 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗ i loa ̣i của gen sau đô ̣t biế n là: A. A =T = 601, G = X = 1199 B. A =T = 598, G = X = 1202 C. A =T = 599, G = X = 1201 D. A =T = 600, G = X = 1200 Câu 31:Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là A. ADN và ARN B. ADN và prôtêin histon. C. ARN và prôtêin histon D. Axit nuclêic và prôtêin. Câu 32:Trình tự nucleotit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở A. Điểm khởi sự nhân đôi B. Tâm động C. Hai đầu mút NST. D. Eo thứ cấp Câu 33: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là A.30 nm và 300 nm B. 11nm và 300 nm C. 11 nm và 30 nm D.30 nm và 11 nm Câu 34: Trong các mức xoắn của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 2 (sợi chất nhiễm sắc) có đường kính A. 30 nm B. 700 nm C. 11 nm D. 300 nm 3 Câu 35: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 vòng của nhiễm 4 sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là: A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Trang 13 Câu 36: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực , mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm? A. Crômatit B. Sợi cơ bản C. Sợi nhiễm sắc. D. Vùng xếp cuộn Câu 37: Ở ruồi giấm, cơ thể cái bình thường có cặp NST giới tính là A. XX. B. XXX. C. XO. D. XY. Câu 38: Trong tế bào xôma bình thường, cặp NST giới tính của loài nào sau đây có thể có dạng XO? A. Gà. B. Lợn. C. Châu chấu. D. Đại bàng. Câu 39: Ở ruồi giấm, cơ thể đực bình thường có cặp NST giới tính là A. XXY. B. XY. C. XO. D. XX. Câu 40: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia? A. Chuyển đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 41: Ở người, đột biến nào trong các dạng đột biến cấu trúc NST dưới đây gây nên hội chứng tiêng mèo kêu? A. Lặp đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Đảo đoạn NST. D. Mất đoạn NST. Câu 42: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Chuyển đoạn nhỏ. C. Đột biến lệch bội. D. Mất đoạn nhỏ. Câu 43: Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14, số nhóm gen liên kết của loài A. 2. B. 14. C. 7. D. 28. Câu 44: Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể một, thể ba thuộc loài này lần lượt là A. 19 và 21 B. 19 và 20 C. 18 và 19 D. 9 và 11 Câu 45:Ở đâ ̣u Hà Lan, có 7 nhóm gen liên kết. Kế t luâ ̣n nào sau đây chưa chiń h xác? A. Số NST ở thể tứ bô ̣i là 28 B. Số loại thể một kép tối đa là 21 C. Số NST đơn bội của loài này là 7 D. Số NST ở thể tam nhiễm là 15 Câu 46.Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba? (1) AaaBbDdEe. (2). ABbDdEe. (3). AaBBbDdEe. (4). AaBbDdEe. (5). AaBbDdEEe. (6). AaBbDddEe. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5 Câu 47: Một loài thực vật có bộ NST được kí hiệu AaBbDdHh. Một cá thể của loài có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu AaBbbDDdHh. Cá thể đó bị đột biến dạng gì? A. Thể tứ bội. B. Thể bốn nhiễm. C. Thể tam bội. D. Thể ba nhiễm kép. Câu 48: Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là A. n = 10 B. 2n +1 = 21 C. 2n + 2 = 22 D. 2n -1 = 19 Câu 49: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡngbội? A. Thể một B.Thể ba C.Thể tam bội D.Thể tứ bội. Câu 50.Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbDdEe B. AaaBbDdEe C. AaBbEe D. AaBbDEe Câu 51: Ở cà độc dược có số lượng NST 2n = 24. Có các dạng đột biến lệch bội NST sau: 1. thể một nhiễm 2. thể ba nhiễm kép 3. thể không nhiễm 4. thể bốn nhiễm 5. thể ba nhiễm. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cà độc dược là: A. 1 – 23; 2 - 26; 3 - 22; 4 – 26; 5 – 25. B. 1 – 23; 2 – 22; 3 – 24; 4 – 26; 5 – 25. C. 1 – 23; 2 – 26; 3 – 22; 4 – 25; 5 – 26. D. 1 – 24; 2 – 23; 3 – 22; 4 – 26; 5 – 25. Câu 52: Ở người bệnh, hội chứng bệnh nào do đột biến lệch bội xảy ra ở cặp NST thường gây ra: A. Hội chứng Đao B. Hội chứng Claiphentơ C. Ung thư máu D. Bệnh phêninkêtô niệu Câu 53: Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là thể một? Trang 14 A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng AIDS. Câu 54: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen 1:5:5:1 A. AAAa x AAAa B. AAaa x Aaaa C. Aaaa x Aaaa D. AAaa x AAaa Câu 55: Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho tỉ lệ giao tử như thế nào? A. 100% Aa B. 1 AA : 1 aa C. 1 AA : 4 Aa : 1 aa D.1AA : 2Aa : 1 aa Câu 56: Trong trường hợp giảm phân bình thường, không có đột biến, không có trao đổi chéo, các giao tử có sức sống ngang nhau, thể tứ bội cho giao tử lưỡng bội. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây thì có thẻ cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%? (1). Bb. (2). BBb (3). Bbb (4). BBBb (5).BBbb (6). Bbbb. Tổ hợp phương án đúng là: A. (3), (5), (6). B. (1), (3), (6). C. (1), (2), (6). D. (2), (3), (6). Câu 57: Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (1) đến (8) mà số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là: (1) 8 NST. (2) 12 NST. (3) 16 NST. (4) 5 NST. (5) 20 NST. (6) 28 NST. (7) 32 NST. (8) 24 NST. Trong 8 thể đột biến trên có bao nhiêu thể đột biến là đa bội chẳn? A. 5. B. 3. C. 2 D. 4. Câu 58: Ở một loài thực vật, alen A: quả đỏ >> alen a: quả vàng. Cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây cho kết quả theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng 1. AAaa x Aa 2. Aa x AAAa 3. AAAa x Aaaa 4. AAa x Aaaa A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 1 và 4 D.2 và 3 Câu 59: Ở cà chua, alen A quy đinh ̣ quả đỏ trô ̣i hoàn toàn so với alen a quy đinh ̣ quả vàng. Biế t rằ ng các cây tứ bô ̣i giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thu ̣ tinh biǹ h thường. Tiń h theo lí thuyế t, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bô ̣i có kiể u gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lê ̣ kiể u hiǹ h là A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng D. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng Câu 60: Quan sát tế bào sinh vật ở một loài người ta thấy bộ NST có dạng kí hiệu AABbDDdEE. Tế bào có kí hiệu NST trên là dạng: A. Lưỡng bội B. Tam bội C. Tam nhiễm D. Tứ bội. CHUYÊN ĐỀ 2 : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN A. CÔNG THỨC I. Xác định số kiểu gen, kiểu hình trong phép lai bố mẹ dị hợp n cặp gen Số kiểu hình = 2n ; Số kiểu gen = 3n// (các gen phân ly độc lập) II. Xác định tỉ lệ KH mang m tính trạng trội trong phép lai bố mẹ dị hợp n cặp gen  Khi cho bố mẹ dị hợp gen n cặp lai với nhau thì tỉ lệ kiểu hình mang m tính trạng trội và k tính trạng lặn được tính nhanh như sau: C mn x(3/4)m x (1/4)k  Ví dụ : Các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: P: AaBbDdEe x AaBbDdEe Cho thế hệ sau với kiểu hình gồm 3 tính trạng trội và 1 lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? (ĐS : C 34 x(3/4)3x(1/4)1 = 27/64) III. Xác suất xuất hiện tổ hợp gen mang m alen trội ở đời con  Dạng 1: Trong phép lai bố mẹ dị hợp gen n cặp gen thì tỉ lệ tổ hợp gen mang m alen trội được tính nhanh như sau: C m2 n /4n Trang 15 Ví dụ: Các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: P: AaBbDdEeGg x AaBbDdEeGg. Tỉ lệ tổ hợp gen mang 5 alen trội ở đởi con là bao nhiêu ? (ĐS: C 10 5 /45 = 63/256)  Dạng 2: Trong phép lai bố mẹ không dị hợp gen n cặp gen thì tỉ lệ tổ hợp gen mang m alen trội được tính nhanh như sau: C mn  k / 2n ; Trong đó : n là tổng số cặp gen dị hợp trong phép lai, k là tổng số cặp gen đồng hợp trội trong phép lai, m là số alen trội cần tìm Ví dụ 1: Các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: P: AaBbDD x AabbDd. Tỉ lệ tổ hợp gen mang 5 alen trội ở đởi con là bao nhiêu ? (ĐS: C 541 /24 = 1/16 ; n = 4, m = 5, k = 1) Ví dụ 2: Các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: P: AaBbdd x AabbDd. Tỉ lệ tổ hợp gen mang 2 alen trội ở đởi con là bao nhiêu ? (ĐS: C 240 /24 = 3/8 ; n = 4, m = 2, k = 0) IV. Tính số nhóm gen liên kết (Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội) Số nhóm gen liên kết = n (n: số NST đơn bội của loài) Ví dụ: Một loại thực vật có bộ NST 2n = 12 → số nhóm gen liên kết của loài này là n = 6 V. Tính tần số hoán vị gen 1. Tính tần số hoán vị dựa vào tỉ lệ giao tử liên kết hay giao tử hoán vị f = % 1 giao tử hoán vị x tổng số giao tử hoán vị gen f = 100% - (% 1 giao tử liên kết x số giao tử liên kết) Lưu ý: - Trường hợp một cơ thể có kiểu gen GP cho ra 4 loại giao tử (gồm 2 giao tử liên kết và 2 giao tử hoán vị) thì: Các 50% giao tử hoán vị có tỉ lệ bằng nhau và ≤ = 25% 2 - Trường hợp một cơ thể có kiểu gen GP cho ra 8 loại giao tử (gồm 4 giao tử liên kết và 4 giao tử hoán vị) thì : Các 50% giao tử hoán vị có tỉ lệ bằng nhau và ≤ = 12,5% 4 - Trường hợp một cơ thể có kiểu gen GP cho ra 16 loại giao tử (gồm 8 giao tử liên kết và 8 giao tử hoán vị) thì : 50% Các giao tử hoán vị có tỉ lệ bằng nhau và ≤ = 6,25% 8 Ab Ví dụ 1: Cho một cá thể có kiểu gen với Ab = 35%. Tính tần số hoán vị gen? aB Hướng dẫn Ta có: Ab = 35% > 25% → Ab là giao tử liên kết → f = 1 - 2.35% = 30% AB Ví dụ 2: Cho 1 cá thể có kiểu gen Dd với Abd = 5%. Tính tần số hoán vị gen? ab Hướng dẫn Ta có: Ab d = 5% < 12,5% → Abd là giao tử hoán vị → f = 4. 5% = 20% Ví dụ 3: Một cơ thể dị hợp 4 cặp gen giảm phân tạo ra 16 loại giao tử khác nhau trong đó, giao tử ABDe = 5%. Tính TSHV gen và xác định kiểu gen của cơ thể trên? Hướng dẫn - Cơ thể dị hợp 4 cặp gen giảm phân tạo ra 16 loại giao sẽ có 8 loại giao tử hoán vị và 8 giao tử liên kết. DE - Giao tử ABDe = 5% < 6,25 → ABDe là giao tử hoán vị → f = 8. 5% = 40% , KG là AaBb de Trang 16 2) Tính tần số hoán vi gen khi biết tỉ lệ % số tế bào sinh giao tử xảy ra hoán vị gen b.100% Công thức tổng quát: f = 2a a: Số tế bào sinh giao tử tham gia giảm phân; b: số tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen Ví dụ 1: Xét 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab. Khi giảm phân đã có 200 tề bào xãy ra hiện tượng hoán vị gen. Tính tần số hoán vị gen và tỉ lệ giao tử Ab ? Hướng dẫn 200.100% - Áp dụng công thức, ta có : f = = 10% 2.1000 - Với f = 10% → Ab là giao tử hoán vị sẽ có tỉ lệ là f/2 = 5% Ví dụ 2: Xét 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab. Tần số hoán vị gen giữa A và B là 30%. Số tế bào không xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu? Hướng dẫn - Áp dụng công thức, ta có số tế bào xảy ra hoán vị gen: b = 2a.f/100% = 300 - Số tế bào không xảy ra hoán vị gen: 1000 – 300 = 700 3) Tính tần số hoán vị trong các phép lai phân tích f = (Tổng tỉ lệ KH khác bố và mẹ/tổng tỉ lệ KH ở Fa) x 100% 4. Công thức tính nhanh tần số hoán vị gen trong phép lai  Trong phép lai phân tích: P: (Aa, Bb) x ab/ab Ab - Nếu 2k < 0,5 → f = 2k, KG của P: aB AB - Nếu 2k > 0,5 → f = 1 - 2k, KG của P: ab  Trong phép lai P vớ cơ thể khác, HVG xảy ra ở một giới AB Ví dụ: P: (Aa, Bb) x ab Ab - Nếu 4k < 0,5 → f = 4k, KG của P: aB AB - Nếu 4k > 0,5 → f = 1 - 4k, KG của P: ab  Trong phép lai P:(Aa, Bb) x (Aa, Bb) HVG xảy ra ở 2 giới với tần số bằng nhau Ab Ab - Nếu 2 k < 0,5 → f = 2 k , KG của P: x aB aB AB AB - Nếu 2 k > 0,5 → f = 1 - 2 k , KG của P: x ab ab ( Trong đó: k là tỉ lệ kiểu hình của cá thể đồng hợp tử lặn 2 cặp gen) Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định quả tròn, gen b qui định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F 1: 35% cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% cây thân cao, quả tròn; 15% cây thân thấp, quả dài. Xác định KG và tần số hoán vị gen ? Hướng dẫn - Ta có: k = 0,15 → 2k = 0,3 < 0,5 - Vì vậy, f = 2k = 30%, kiểu gen của P: Ab/aB Trang 17 Ví dụ 2: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F 1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho ruồi đực F1 giao phối với ruồi cái thân xám, cánh dài F2 có tỉ lệ 59% thân xám, cánh dài: 9% thân đen, cánh cụt: 16% thân xám, cánh cụt: 16% thân đen, cánh dài. Tính tần số hoán vị gen và xác định kiểu gen của ruồi cái ? Hướng dẫn - Ta có: k = 0,09 → 4k = 0,36 < 0,5 - Vì vậy, f = 4k = 36%, kiểu gen của ruồi cái: ♀Ab/aB Ví dụ 3: Cho 2 cây thân cao hạt dài dị hợp 2 cặp gen lai với nhau. Trong tổng số cá thể thu được ở F 1 kiểu hình đồng hợp lặn về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%. Biết cao trội hơn thấp, dài trội hơn tròn. Tính tần số HVG và xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai. Hướng dẫn - Ta có: k = 0,09 - Nếu hoán vị chỉ xảy ra ở giới, ta có: 4k = 0,64 > 0,5→ f = 1 - 4k = 36%, kiểu gen của P là AB/ab x AB/ab - Nếu hoán vị xảy ra ở hai giới, ta có: 4 k = 0,4 > 0,5→ f = 1 - 2 k = 20%, kiểu gen của P là AB/ab x AB/ab B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG Câu 61: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen? A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB. Câu 62: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét? A. aabbdd. B. AabbDD. C. aaBbDD. D. aaBBDd Câu 63: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 15%. C. 25%. D. 100%. Câu 64. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử A. 6 B. 8 C. 12 D. 16 Câu 65. Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là A. 8. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 66: Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình? A. Dd × Dd. B. DD × dd. C. dd × dd. D. DD × DD. Câu 67. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau A. 8 KH : 8 KG B. 8 KH : 12 KG C. 4 KH : 12 KG D. 4 KH: 8 KG Câu 68: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có KG và KH lần lượt là A. 12 và 4 B. 4 và 6 C. 12 và 8 D. 8 và 4 Câu 69:Ởmộtloàithựcvật,ngườitatiếnhànhcácphéplaisau: (1).AaBbDd×AaBbDd. (2). AaBBDd×AaBBDd. (3).AABBDd×AAbbDd. (4). AaBBDd×AaBbDD. Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen d ịhợp về cả ba cặp gen là A.(2) và (3). B.(2) và (4). C.(1) và (4). D.(1) và (3). Câu 70: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (I) AaBb x aabb. (II) aaBb x AaBB (III) aaBb x aaBb ( IV) AABb x AaBb (V) AaBb x AaBB (VI) AaBb x aaBb (VII) AAbb x aaBb (VIII) Aabb x aaBb Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có hai loại kiểu hình? A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 71: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp? A. Aa × Aa. B. Aa × AA. C. AA × aa. D. aa × aa. Câu 72: Ở Cà chua, hạt vàng A > hạt xanh a và vỏ trơn B > vỏ nhăn b, phân li độc lập. Phép lai nào sau đây không làm xuát hiện kiểu hình xanh - nhăn? A. AaBb x Aabb. B. Aabb x aaBb. C. aabb x AaBB. D. AaBb x AaBb. Trang 18 Câu 73: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBBdd có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là: A. 12 và 4. B. 8 và 27 C. 27 và 8 D. 18 và 4 Câu 74: Cho phép lai: AaBbDdEE x AABbDdEe. Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình A-bbD-E- của đời con là A. 27/64. B. 3/8. C. 3/16. D. 81/128. Câu 75: Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe × aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ A. 12,50% B. 6,25% C. 18,75% D.37,50% Câu 76: Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1? A. Aabb × aaBb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × AABb. D. AaBB × AaBb. Câu 77: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên ? A. Aabb  aaBb. B. AaBb  AaBb. C. AaBb  Aabb. D. AaBb  aaBb. Câu 78: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 ? AA × AA. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa. Câu 79: Cho cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được đời con có kiểu gen AaBbdd chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? A.1/8. B. 1/4. C. 1/16. D. 1/32. Câu 80: Ở đậu Hà lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hạtvàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt xanh; alen D quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt nhăn. Tỉ lệ cây thân cao, hạt vàng, trơn ở F1 được tạo ra từ phép lai P: AaBbDd x aaBbdd là: A. 37,5% B. 12,5% C. 6,25% D. 18,75% Câu 81: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn toàn. Kiểu gen AaBbDd ở F1 chiếm tỉ lệ A. 1/8 B. 1/4 C. 1/2 D. 1/16 Câu 82: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb x AaBB (2) Aabb x aaaBb (3) AaBb x aaBb (4) AaBb x aabb (5) aaBb x aaBb (6) AaBb x aaBb (7) AABb x Aabb (8) Aabb x Aabb Theo lí thuyết, đời con của những phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình là 3: 1? A. 1, 3, 5, 6 B. 1, 5, 6, 8 C. 1, 4, 6, 8 D. 1,2, 6, 8, 4 Câu 83: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai : AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ A. 81/256 B. 7/32 C. 9/64 D. 27/128 Câu 84: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%? (1) AaBb × Aabb. (2) AaBB × aaBb. (3) Aabb × aaBb. (4) aaBb × aaBb. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 85: Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen I , I , I quy định. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu A B O AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là của người bố? A. Nhóm máu B. B. Nhóm máu A. C. Nhóm máu O. D. Nhóm máu AB. Câu 86: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1? A. Aabb x aaBB. B. AaBb x aabb. C. aaBb x AABb. D. Aabb x aaBb Câu 87: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên 2 cặp NST tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB- và aabb: hoa trắng. Phép lai phân tích cơ thể dị hợp hai cặp gen cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở đời con là bao nhiêu? A. 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ B. 100% hoa đỏ C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng D. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng Trang 19 Câu 88: Ở bí ngô, A-B- cho quả dẹt, A-bb hoặc aaB- cho quả tròn, aabb cho quả dài. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ: 3 dẹt: 4 tròn: 1 dài? A. AaBb x aaBb. B. AABb x Aabb. C. AABb x aaBb D. AaBb x AaBB. Câu 89: Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20%. Tính theo lí AB Ab Ab thuyết, phép lai  cho đời con cókiểu gen chiếm tỉ lệ ab aB Ab A. 10% B. 4% C. 40% D.16% Cau 90: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 3 : 1 Ab Ab AB AB AB ab Ab Ab A.  B.  C.  D.  aB ab ab ab ab ab aB aB Câu 91: Các gen liên kết hoàn toàn, tính trạng trội hoàn toàn, tác động riêng rẽ. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1: 2: 1? A. AB x Ab B. AB x Ab C. Ab x Ab D. Ab x Ab ab aB ab ab aB ab aB aB Câu 92: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1: 1: 1: 1? Ab aB AB ab A. Aabb × aaBB B.  C.  D. AaBb × aaBb ab ab ab ab Câu 93: Ở ruồi giấm, xét 2 gen liên kết trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và hoán vị gen xảy ra ở ruồi giấm cái với tần số 20%. Những phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1? AB Ab Ab AB Ab Ab Ab aB (I). ♀ ×♂. (II). ♀ ×♂. (III). ♀ ×♂. (IV). ♀ ×♂. ab aB aB ab aB aB ab ab A. II, IV. B. II, III. C. I, III. D. I, II. Ab Câu 94: Xét cá thể có kiểu gen. Quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A và a là 20%. Theo lý thuyết, aB giao tử mang gen ab chiếm tỉ lệ A. 20% B. 30% C. 10% D. 40% Ab Câu 95: Cơ thể có kiểu gen với tần số hoán vị gen là 10%. Theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử AB là: aB A. 45%. B. 10%. C. 40%. D. 5%. Ab Câu 96: Xét cá thể có kiểu gen Dd , khi giảm phân hình thành giao tử xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo aB lí thuyết, tỉ lệ các giao tử AB D và aB d lần lượt là: A. 15% và 35% B. 6,25% và 37,5% C. 12,5% và 25% D. 7,5% và 17,5% De Câu 97: Một cơ thể có kiểu gen AABb giảm phân tạo ra 8 loại giao tử khác nhau trong đó, giao tử ABDe = dE 15%. Tần số hoàn vị gen là: A. 40% B. 20% C. 30% D. 10% AB Ab Ab Câu 98: Cho phép lai sau DdEe  Ddee , tần số hoán vị gen cả 2 bên f = 40%. Tỉ lệ kiểu gen Ddee ab aB aB bằng bao nhiêu? A. 0,3 B. 0,18. C. 0,12. D. 0,03. DE Câu 99: Cơ thể có kiểu gen Aa Hh , trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử xảy ra hoán vị gen tần số f = de 40%. Tỉ lệ giao tử A DE h bằng bao nhiêu? A.0,05. B.0,2 C.0,075. D.0,3. Trang 20 Câu 100: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ? A. X aX a × XAY. B. X AX A × XaY. C. X AX a × XaY. D. X AX a × XAY. Câu 101: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ? A. X aX a × XAY. B. X AX A × XaY. C. X AX a × XaY. D. X AX a × XAY. Câu 102: Tính trạng máu khó đông do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định không có alen tương ứng trên NST Y. Ở một gia đình, bố me đều bình thường sinh con trai bị máu khó đông. Kiểu gen của mẹ là A. XAXA × XaY B. XAXA × XAY C. XAXa × XaY D. XAXa × XAY Câu 103: Năm 1909, Coren đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn và thu được kết quả như sau : Phép lai thuận Phép lai nghịch P : Cây lá đốm x Cây lá xanh P : Cây lá xanh x Cây lá đốm F1 : 100% cây lá đốm F1 : 100% cây lá xanh Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm: A. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh. B. 100% số cây lá xanh. C. 100% số cây lá đốm. D. 50% số cây lá đốm: 50% số cây lá xanh Câu 104: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau: - Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng - Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có: A. 100% cây hoa đỏ. B. 100% cây hoa trắng. C. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ. D. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. Câu 105: Tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) thu được kết quả như sau: Lai thuận: P: ♀ lá xanh  ♂ láđốm F1: 100% lá xanh. Lai nghịch: P: ♀ láđốm  ♂ lá xanh F1: 100% lá đốm. Nếu cho cây F1 của phép lai thuận tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào? A. 1 lá xanh : 1 lá đốm. B. 5 lá xanh : 3 lá đốm. C. 3 lá xanh : 1 lá đốm. D. 100% lá xanh.. Câu 106: Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến? A. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. B. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường. C. Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau. D. Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài. Câu 107: Cây hoa Cẩm Tú Cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau, hiện tượng này do: A. Độ pH của đất khác nhau. B. Do cường độ ánh sáng khác nhau. C. Do lượng phân bón khác nhau.. D. Do nhiệt độ môi trường khác nhau. Câu 108: Cho các ví dụ sau: (1) Người bị bạch tạng kết hôn với người bình thường sinh con có thể bị bạch tạng (2) Trẻ em bị bệnh pheniketo niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường (3) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bi viêm phổi, thấp khớp, suy thận,... (4) Người bị hội chứng AIDS thường bị ung thư, tiêu chảy, viêm phổi,... (5) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất (6) ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ Có bao nhiêu ví dụ ở trên phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 109: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là Trang 21 A. Sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến) B. biến dị tổ hợp C. Mức phản ứng của kiểu gen. D. thể đột biến Câu 110: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng? A. mức phản ứng không được di truyền. B. các cá thể cùng loài có mức phản ứng giống nhau. C. tốc độ sinh trưởng ở gà là tính trạng có mức phản ứng rộng. D. hàm lượng lipit trong sữa bò là tính trạng có mức phản ứng rộng. CHUYÊN ĐỀ 3: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ A. CÔNG THỨC I. TÍNH TẦN SỐ ALEN 1. Nếu gen chỉ có 2 alen (A, a) nằm trên NST thường  Tính tần số alen khi biết tần số các kiểu gen - Gọi x, y và z là tần số của các kiểu gen AA, Aa và aa - Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a. p(A) = x + y/2 Ta có: ( p + q = 1) q (a) = z + y/2  Tính tần số alen khi biết tỉ lệ % cá thể có kiểu hình lặn Khi quần thể cân bằng di truyền nếu biết tỉ lệ % cá thể có kiểu gen aa hoặc AA, ta sẽ tính được tần số alen A và a như sau: Tần số alen a: q(a) = aa = 1 - AA 2. Trường hợp gen có 2 alen (A, a) nằm trên NST X (XA XA, XA Xa, Xa Xa, XAY, XaY) p(XA) = tổng số alen X A/tổng số alen trong quần thể (gồm X A + Xa) q(Xa) = tổng số alen Xa/tổng số alen trong quần thể (gồm X A + Xa) II. DẠNG 2:TÍNH TẦN SỐ KIỂU GEN 1. Đối với quần thể tự thụ (tự thụ phấn hoặc giao phối gần) - Cho quần thể xuất phát có thần phần kiểu gen P: x AA + yAa + zaa = 1 - Sau n lần tự thụ thành phần các kiểu gen của quần thể ở thế hệ Fn được tính như sau: y y Tần số KG AA = x + [1 - (1/2)n ]. hoặc AA = x + 2 2 Tần số KG Aa = yn = (1/2)n.y ( Trong đó:  y = y - yn ) y y Tần số KG aa = z + [1 - (1/2)n ]. hoặc aa = z +  2 2 2. Đối với quần thể ngẫu phối - Cho quần thể xuất phát có thần phần kiểu gen P: xAA + yAa + zaa = 1 - Sau một thế hệ ngẫu phối cấu di truyền của quần thể được tính như sau: Phương pháp - Gọi p(A): tần số alen A, q(a): tần số alen a ở thế hệ P, ta có: p(A) = x + y/2 (Ở P tần số alen ở giới đực và cái bằng nhau) q(a) = z + y/2 - Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là: F1: AAp2 + 2pqAa + q2aa = 1 Lưu ý: - Khi quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền, nếu biết tỉ lệ kiểu hình lặn → tần số alen lặn (q), tần số alen trội (p) và tần số các kiểu gen - Khi quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ duy trì không đổi qua các thế III. DẠNG 3: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH QUẦN THỂ NGẪU PHỐI CÂN BẰNG DT Trang 22 1. Nếu một gen có 2 alen (A, a) nằm trên NST thường 2 pq 2 Quần thể sẽ cân bằng di truyền khi: [ ] = p2. q2 hoặc p2 + q2 = 1 2 Lưu ý - Nếu ở thế hệ xuất phát (P) tần số alen ở giới đực  giới cái thì quần thể chưa cân bằng di truyền → Quần thể sẽ cân bằng sau 2 thế hệ ngẫu phối p(A)QT = [p(A)đực + p(A)cái ]/2 - Khi quần thể cân bằng di truyền, ta có: q(a)QT = [q(a)đực + q(a)cái ]/2 = 1 – p(A) 2. Nếu gen nằm trên NST giới tính (tỉ lệ đực : cái = 1: 1) - Khi quần thể cân bằng di truyền khi tần số alen ở giới cái và giới đực bằng nhau - Áp dụng công thức Hacđi–Vanbec cho từng giới, ta có cấu trúc DT của giới đực và cái: Giới cái: p2(XA XA) + 2pq XA Xa + q2(Xa Xa) = 1; Giới đực: p(XAY) + q(XaY) = 1 → Cấu trúc của QT khi cân bằng DT: 0,5p2(XA XA) + pq XA Xa + 0,5q2(Xa Xa) + 0,5p(XAY) + 0,5q(XaY) = 1(do tỉ lệ đực: cái là 1: 1) B. Bài tập vận dụng Câu 111: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là A. 0,30. B. 0,40. C. 0,25. D. 0,20. Câu 112: Một quần thể có thành phần kiểu gen là:0,16AA:0,48Aa:0,36aa.Tần số alena của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,3. B. 0,4. C.0,6. D. 0,5. Câu 113: Cho một quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 0,3AA : 0,4 Aa : 0,3 aa. Tần số alen A và a trong quần thề nàylần lượt là: A. pA = 0,7; qa=0,3. B. pA = 0,3 ;qa=0.7. C. pA = 0,4 ; qa=0,6. D. pA = 0,5 ; qa=0,5. Câu 114: Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là A. 0,2. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,3. Câu 115: Một quần thể thực vật tự thụ phấn gồm 80 cây có kiểu gen AA, 20 cây có kiểu gen aa, 100 cây có kiểu gen Aa. Tần số alen A và a lần lượt là: A. 0,6 và 0,4 B. 0,8 và 0,2 C. 0,6525 và 0,3475 D. 0,65 và 0,35. Câu 116: Cho biết môt quần thể khởi đầu như sau P: 35AA: 14Aa: 91aa. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ tự phối là : A. 0,69375AA :0,29375 Aa : 0,0125 aa B. 0,25 AA : 0.1 Aa : 0, 65 aa C. 0,29375AA: 0,0125Aa: 0,69375aa D. 0,0125 AA : 0,29375Aa : 0,69375aa. Câu 117: Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là: 0,4 BB + 0,2 Bb + 0,4 bb =1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỉ lệ đồng hợp trội chiếm0,475? A.2. B. 4. C.8. D.6. Câu 118: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là: A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa. Câu 119: Ở một loài thực vật, AA: Hoa đỏ; Aa: Hoa hồng; aa: Hoa trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: 0,2AA : 0,8Aa. Cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: A. 11 đỏ : 2 hồng : 7 trắng B. 12 đỏ : 2 hồng : 5 trắng C. 12 đỏ : 4 hồng : 7 trắng D. 11 đỏ : 2 hồng : 6 trắng Câu 120. Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của Trang 23 các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%? A. Thế hệ F3. B. Thế hệ F2. C. Thế hệ F4. D. Thế hệ F5. Câu 121: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền ? A. 0,5Aa : 0,5aa. B. 0,5AA : 0,5Aa. C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa D. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa. Câu 122: Ở một loài thực vật A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Quần thể nào sau đây đang cân bằng về mặt di truyền? A. Quần thể có 100% cây hoa trắng B. Quần thể có 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng C. Quần thể có 100% cây hoa đỏ D. Quần thể có 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng Câu 123: Cho biết các quần thể giao phối có thành phần kiểu gen như sau: Quần thể 1: 36% AA : 48% Aa : 16% aa; Quần thể 2: 45% AA : 40% Aa : 15% aa; Quần thể 3: 49% AA : 42% Aa : 9% aa; Quần thể 4:42,25% AA: 45,75% Aa : 12% aa; Quần thể 5: 56,25% AA : 37,5% Aa : 6,25% aa; Quần thể 6: 56% AA : 32% Aa : 12% aa. Những quần thể nào đang ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec ? A. 1,3,5. B. 1,4,6. C. 4,5,6. D. 2,4,6. Câu 124: Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? (1) 0,5AA : 0,5aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. (4) 0,75AA : 0,25aa. (5) 100% AA. (6) 100% Aa. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 125: Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường. Kiểu gen BB quy định quả màu đỏ, kiểu gen Bb quy định quả màu tím, kiểu gen bb quy định quả màu vàng. Có bao nhiêu quần thể trong số những quần thể sau đây khôngở trạng thái cân bằng di truyền? (1) Quần thể 100% quả màu tím (2) Quần thể có 64% quả màu đỏ: 32% quả màu tím: 4% quả màu vàng (3) Quần thể 100% quả màu vàng. (4) Quần thể có 42% quả màu đỏ: 49% quả màu tím: 9% quả màu vàng (5) Quần thể 100% quả màu đỏ. (6) Quần thể có 25% quả màu đỏ: 50% quả màu tím: 25% quả màu vàng A. 4. B. 3. C. 2. D. 1 Câu 126: Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, gen A (hoa đỏ) trội so với alen a (trắng). Biết tần số tương đối p(A) = 0,3 ; q(a) = 0,7. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng trong quần thể là: A. 58 % hoa đỏ ; 42 % hoa trắng. B. 51 % hoa đỏ ; 49 % hoa trắng C. 9 % hoa đỏ ; 91% hoa trắng D. 49 % hoa đỏ ; 51 % hoa trắng Câu 127: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen Có bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau: Quần thể Quần thể 1 Quần thể 2 Quần thể 3 Quần thể 4 Tỉ lệ kiểu hình lặn 4% 9% 16% 1% Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất? A. Quần thể 4. B. Quần thể 1. C. Quần thể 3. D. Quần thể 2. Câu 128: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alenA trội hoàn toàn so với alena. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau: Quần thể I II III IV Tỉ lệ kiểu hình trội 96% 64% 75% 84% Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tần số kiểu gen Aa của quần thể I lớn hơn tần số kiểu gen Aa của quầnthể II. B. Quần thể IV có tần số kiểu gen Aa lớn gấp 2 lần tần số kiểu gen aa. C. Quần th ểIII có tần số kiểu gen AA bằng tần số kiểu gen aa. D. Tần số kiểu gen Aa của quần thể III nhỏ hơn tần số kiểu gen Aa của quần thể II. Câu 129: Mô ̣t quầ n thể người có hê ̣ nhó m máu A, B, AB, O cân bằ ng di truyề n.Tần số alen I A = 0,1, IB = 0,7, Io = 0,2.Tần số các nhóm máu A, B, AB, O lần lượt là: A. 0,05; 0,81; 0,10; 0,04 B. 0,05 ; 0,7; 0,21; 0,04. C. 0,05 ; 0,77; 0,14; 0,04. D. 0,3; 0,4; 0,26 ; 0,04. Trang 24 Câu 130: Ở người, tính trạng nhóm máu do một gen có 3 alen (IA, IB, IO) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, có tần số các alen là: IA = 0,5; IB = 0,2; IO = 0,3. Có mấy phát biểu sau đây là đúng? (1). Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 10%. (2). Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%. (3). Có 3 kiểu gen đ

Use Quizgecko on...
Browser
Browser