Tài liệu giảng dạy Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Trường Đại học An Giang
2025
Nguyễn Thị Khánh Minh
Tags
Related
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA KHTN 9 (PDF)
- Cơ Sở Tự Nhiên Xã Hội - Giáo trình PDF
- Câu hỏi Trắc Nghiệm Môn TNXH Lớp 1 PDF
- Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở lớp 5B - Trường Tiểu học Tam Thái
- Đề Cương Dạy Học Đạo Đức Ở Tiểu Học PDF
- Đề cương ôn tập học kỳ I Lịch sử và Địa lý lớp 5A2 2024-2025 PDF
Summary
Đây là tài liệu giảng dạy về Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2, dành cho sinh viên sư phạm năm 2. Tài liệu tập trung vào các kỹ năng sư phạm như phân tích chương trình giảng dạy môn Toán, thiết kế kế hoạch bài dạy, lựa chọn và thiết kế bài tập, phát hiện và xử lý tình huống sư phạm trong dạy học toán ở tiểu học. Tài liệu được biên soạn bởi ThS. Nguyễn Thị Khánh Minh, tháng 4 năm 2025.
Full Transcript
**TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG** **KHOA SƯ PHẠM** **TÀI LIỆU GIẢNG DẠY** **RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 2** **ThS. NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH** **AN GIANG, THÁNG 04** - **NĂM 2025** **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** **Độc lập -- Tự do -- Hạnh phúc** **GIẤY XÁC NHẬN** ***(V/v TLGD đã chỉnh sửa, bổ...
**TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG** **KHOA SƯ PHẠM** **TÀI LIỆU GIẢNG DẠY** **RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 2** **ThS. NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH** **AN GIANG, THÁNG 04** - **NĂM 2025** **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** **Độc lập -- Tự do -- Hạnh phúc** **GIẤY XÁC NHẬN** ***(V/v TLGD đã chỉnh sửa, bổ sung)*** Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-HĐT ngày 21/8/2023 của Hội đồng Trường Đại học An Giang về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động tạm thời của Trường Đại học An Giang; Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-ĐHAG ngày 05/10/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang về việc thành lập và bổ nhiệm thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Sư phạm; Căn cứ Biên bản về việc thẩm định TLGD: Phương pháp rèn kỹ năng dạy học toán ở tiểu học. Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Minh, ngày 22 tháng 04 năm 2024 của Hội đồng thẩm định TLGD -- Khoa Sư phạm. Thành viên phản biện gồm: 1\. TS. Vương Vĩnh Phát, Giảng viên Bộ môn Toán -- Khoa Sư phạm; 2\. ThS. Đinh Quốc Huy, Giảng viên Bộ môn GDTH -- Khoa Sư phạm. Xác nhận tác giả TLGD đã hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung về nội dung và hình thức theo Biên bản của Hội đồng thẩm định TLGD. Trân trọng kính chào./. ***An Giang, ngày...... tháng...... năm 2024*** **Phản biện 1 Phản biện 2** **\ ** Tài liệu giảng dạy "Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2" do tác giả Nguyễn Thị Khánh Minh, công tác tại Bộ môn Giáo dục tiểu học -- Khoa Sư phạm thực hiện. Tác giả đã báo cáo nội dung và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Sư phạm thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2024. **Tác giả biên soạn** **ThS. NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH** **Trưởng đơn vị P.Trưởng Bộ môn** **TS. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO ThS. ĐINH QUỐC HUY** **Hiệu trưởng** **PGS. TS. VÕ VĂN THẮNG** **AN GIANG, THÁNG 4 - NĂM 2025** **\ LỜI CAM KẾT** **Tôi xin cam đoan đoan đây là tài liệu giảng dạy của riêng tôi. Nội dung tài liệu giảng dạy có xuất xứ rõ ràng.** **An Giang, ngày.... tháng 04 năm 2025** **Người biên soạn** **Nguyễn Thị Khánh Minh** **\ ** MỤC LỤC [Danh sách hình vi](#danh-s%C3%A1ch-b%E1%BA%A3ng) [Danh mục từ viết tắt vii](#danh-m%E1%BB%A5c-t%E1%BB%AB-vi%E1%BA%BFt-t%E1%BA%AFt) [Chương 1. YÊU CẦU VỀ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NÓI CHUNG VÀ VIỆC DẠY HỌC MÔN TOÁN NÓI RIÊNG 1](#nh%E1%BB%AFng-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-chung) [1.1. Những quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên 1](#kh%C3%A1i-qu%C3%A1t-v%E1%BB%81-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [1.2. Những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sư phạm đối với giáo viên khi dạy toán ở tiểu học 5](#nh%E1%BB%AFng-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-c%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A1t-v%E1%BB%81-n%C4%83ng-l%E1%BB%B1c-to%C3%A1n-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-h%E1%BB%8Dc-sinh-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc.) [Câu hỏi chương 1 8](#c%C3%A2u-h%E1%BB%8Fi-ch%C6%B0%C6%A1ng-1) [CHƯƠNG 2. KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC 9](#k%E1%BB%B9-n%C4%83ng-th%E1%BB%B1c-h%C3%A0nh-ph%C3%A2n-t%C3%ADch-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [2.1. Chương trình môn toán ở tiểu học 9](#ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [2.2. Phân tích chương trình môn toán ở tiểu học 14](#ph%C3%A2n-t%C3%ADch-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [Bài tập chương 2 21](#b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-ch%C6%B0%C6%A1ng-2) [CHƯƠNG 3. KỸ NĂNG THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC 30](#k%E1%BB%B9-n%C4%83ng-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-b%C3%A0i-d%E1%BA%A1y-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [3.1. Mục tiêu chương trình môn toán ở cấp tiểu học và ý nghĩa của việc thiết kế kế hoạch dạy học ở tiểu học 30](#m%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-c%E1%BA%A5p-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-%C3%BD-ngh%C4%A9a-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87c-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [3.2. Các dạng bài học và quy trình dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học 31](#c%C3%A1c-d%E1%BA%A1ng-b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-quy-tr%C3%ACnh-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-n%C4%83ng-l%E1%BB%B1c-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [3.3. Xây dựng kế hoạch bài dạy 37](#x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-b%C3%A0i-d%E1%BA%A1y) [3.4. Một số ví dụ minh họa thiết kế kế hoạch dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học 39](#m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-v%C3%AD-d%E1%BB%A5-minh-h%E1%BB%8Da-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-n%C4%83ng-l%E1%BB%B1c-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [3.5. Thiết kế trò chơi trong dạy học môn toán ở tiểu học 53](#thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-tr%C3%B2-ch%C6%A1i-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [Bài tập chương 3 61](#b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-ch%C6%B0%C6%A1ng-3) [CHƯƠNG 4. KỸ NĂNG LỰA CHỌN VÀ THIẾT KẾ BỔ SUNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC 63](#k%E1%BB%B9-n%C4%83ng-l%E1%BB%B1a-ch%E1%BB%8Dn-v%C3%A0-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-b%E1%BB%95-sung-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-m%C3%B4n-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [4.1. Yêu cầu cơ bản khi lựa chọn hoặc thiết kế bổ sung bài tập toán trong dạy học ở tiểu học 63](#y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-khi-l%E1%BB%B1a-ch%E1%BB%8Dn-ho%E1%BA%B7c-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-b%E1%BB%95-sung-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-to%C3%A1n-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [4.2. Qui trình lựa chọn và thiết kế bổ sung bài tập trong dạy toán ở tiểu học 64](#qui-tr%C3%ACnh-l%E1%BB%B1a-ch%E1%BB%8Dn-v%C3%A0-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-b%E1%BB%95-sung-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-trong-d%E1%BA%A1y-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [4.3. Các kĩ thuật thiết kế bài toán mới 65](#c%C3%A1c-k%C4%A9-thu%E1%BA%ADt-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-b%C3%A0i-to%C3%A1n-m%E1%BB%9Bi) [4.4. Một số chú ý khi thực hành lựa chọn hoặc thiết kế bài tập trong dạy học toán ở tiểu học 70](#m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-ch%C3%BA-%C3%BD-khi-th%E1%BB%B1c-h%C3%A0nh-l%E1%BB%B1a-ch%E1%BB%8Dn-ho%E1%BA%B7c-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [Bài tập chương 4 72](#b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-ch%C6%B0%C6%A1ng-4) [CHƯƠNG 5. KĨ NĂNG PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC 77](#k%C4%A9-n%C4%83ng-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-v%C3%A0-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-t%C3%ACnh-hu%E1%BB%91ng-s%C6%B0-ph%E1%BA%A1m-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [5.1. Tìm hiểu một số thuật ngữ cơ sở: tình huống, tình huống sư phạm, tình huống sư phạm trong dạy học toán ở tiểu học 77](#t%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-thu%E1%BA%ADt-ng%E1%BB%AF-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-t%C3%ACnh-hu%E1%BB%91ng-t%C3%ACnh-hu%E1%BB%91ng-s%C6%B0-ph%E1%BA%A1m-t%C3%ACnh-hu%E1%BB%91ng-s%C6%B0-ph%E1%BA%A1m-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [5.2. Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong dạy học toán ở tiểu học 78](#%C3%BD-ngh%C4%A9a-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87c-r%C3%A8n-luy%E1%BB%87n-k%E1%BB%B9-n%C4%83ng-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-t%C3%ACnh-hu%E1%BB%91ng-s%C6%B0-ph%E1%BA%A1m-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [5.3. Phát hiện và xử lý tình huống trong dạy học toán ở tiểu học 79](#ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-v%C3%A0-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-t%C3%ACnh-hu%E1%BB%91ng-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [5.4. Phân loại một số tình huống sư phạm thường gặp trong dạy học toán ở tiểu học 80](#ph%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-t%C3%ACnh-hu%E1%BB%91ng-s%C6%B0-ph%E1%BA%A1m-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-g%E1%BA%B7p-trong-d%E1%BA%A1y-h%E1%BB%8Dc-to%C3%A1n-%E1%BB%9F-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc) [Bài tập chương 5 88](#b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-ch%C6%B0%C6%A1ng-5) [TÀI LIỆU THAM KHẢO 92](#t%C3%A0i-li%C3%AA%CC%A3u-tham-kh%E1%BA%A3o) DANH SÁCH BẢNG ============== --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- **\ **Nội dung hình** **Trang** Hình** -------- ------------------------------------------------------------------------------------------ ----------- 2.1 Sơ đồ về mối liên hệ của các nội dung số học 18 3.1 Quy trình dạy học của dạng Bài mới 31 3.2 Quy trình dạy học của dạng Bài Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức 35 3.3 Trích dẫn hình của bài tập 3, trang 108, sách Toán 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 43 3.4 Minh họa mối quan hệ gấp lên một số lần -- Giảm đi một số lần 48 3.5 Trích dẫn hình của bài tập 4, trang 47, sách Toán 3, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 49 3.6 Trích dẫn hình của bài tập 5, trang 48, sách Toán 3, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 49 3.7 Trích dẫn hình của bài tập 65, trang 48, sách Toán 3, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 50 3.8 Nhận biết số ngày của một tháng nào đó có qua nắm tay 51 3.9 Quy trình tổ chức trò chơi học tập 56 3.10 Phiếu mua hàng 58 3.11 Sản phẩm xếp hình 60 4.1 Hình vẽ của ví dụ 4.3.7 69 4.2 Số cây kiểng ở cửa hàng A 74 4.3 Hình bài tập 5, chương 4 75 5.1 Hình trong tình huống 2, chương 5 83 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- DANH SÁCH HÌNH ============== --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- **\ **Nội dung hình** **Trang** Hình** -------- ------------------------------------------------------------------------------------------ ----------- 2.1 Sơ đồ về mối liên hệ của các nội dung số học 18 3.1 Quy trình dạy học của dạng Bài mới 31 3.2 Quy trình dạy học của dạng Bài Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức 35 3.3 Trích dẫn hình của bài tập 3, trang 108, sách Toán 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 43 3.4 Minh họa mối quan hệ gấp lên một số lần -- Giảm đi một số lần 48 3.5 Trích dẫn hình của bài tập 4, trang 47, sách Toán 3, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 49 3.6 Trích dẫn hình của bài tập 5, trang 48, sách Toán 3, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 49 3.7 Trích dẫn hình của bài tập 65, trang 48, sách Toán 3, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 50 3.8 Nhận biết số ngày của một tháng nào đó có qua nắm tay 51 3.9 Quy trình tổ chức trò chơi học tập 56 3.10 Phiếu mua hàng 58 3.11 Sản phẩm xếp hình 60 4.1 Hình vẽ của ví dụ 4.3.7 69 4.2 Số cây kiểng ở cửa hàng A 74 4.3 Hình bài tập 5, chương 4 75 5.1 Hình trong tình huống 2, chương 5 83 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ==================== **Chữ viết tắt** **Viết đầy đủ** ------------------ --------------------- GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học **LỜI NÓI ĐẦU** Đào tạo nghiệp vụ sư phạm được xem là một hoạt động đặc thù của ngành đào tạo giáo viên. Mục đích của công việc này là nhằm hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm, giúp sinh viên thích ứng dần với các hoạt động của giáo viên trong tương lai. Các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong chương trình Giáo dục tiểu học có vai trò khắc sâu hệ thống kiến thức, nội dung chương trình của các môn học, góp phần trang bị cho sinh viên hệ thống kĩ năng nghề nghiệp gắn liền với thực tiễn ở cấp tiểu học. Cùng với các học phần khác, hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trở thành những giáo viên đáp ứng tốt yêu cầu hiện nay của trường phổ thông, nội dung của học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 được viết cho môn Toán xoay quanh việc tìm hiểu kĩ hơn về chương trình môn Toán ở tiểu học, vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực toán học cho học sinh, chú trọng vào việc tổ chức cho sinh viên thực hành các tiết dạy môn Toán ở các khối lớp tiểu học. Bên cạnh đó, giúp cho sinh viên làm quen với hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh thông qua việc thiết kế đề kiểm tra môn Toán theo định hướng hiện nay ở trường phổ thông. Với mục đích trên, nội dung tài liệu gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Thiết kế kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực toán học cho học sinh tiểu học. Chương 3: Hướng dẫn thiết kế đề tra môn Toán ở tiểu học. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ================== **MỤC TIÊU CHƯƠNG 1** \- Có những hiểu biết cơ bản về chương trình môn Toán ở tiểu học. \- Hiểu được các thành tố cốt lõi của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt về năng lực toán học ở tiểu học. \- Hiểu được ý nghĩa của việc phân tích chương trình môn học đối với GV dạy toán ở tiểu học. \- Hiểu được vai trò, tác dụng của việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Toán ở tiểu học. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC ----------------------------------------------- *Môn Toán ở tiểu học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực toán học cho HS; tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán để giải quyết được những vấn đề đơn giản của cuộc sống, tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học học khác như Tự nhiên và xã hội, công nghệ, khoa học, lịch sử, địa lí,..*. Chương trình môn Toán ở tiểu học được cấu trúc dạng "đồng tâm xoáy ốc" (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quay và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Phép tính, Hình học và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất. ### Nội dung Số và Phép tính **- Lớp 1:** \+ Đếm, đọc, viết số trong phạm vi 100 \+ So sánh các số trong phạm vi 100 \+ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 \+ Tính nhẩm (cộng trừ nhẩm trong phạm vi 10) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả. **- Lớp 2:** \+ Số và cấu tạo thập phân của một số (Viết được số thành tổng của trăm, chục, đơn vị). \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số có đến 3 chữ số. \+ Ước lượng và làm tròn số theo các nhóm 1 chục hoặc nhóm 1 trăm \+ Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 \+ Phép nhân và phép chia (Phép nhân và phép chia trong bảng, bảng nhân 2, bảng nhân 5, bảng chia 2, bảng chia 5) \+ Tính nhẩm (cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20, cộng trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học (Giải bài toán có một bước tính). **- Lớp 3:** \+ Số và cấu tạo thập phân của một số (Các số trong phạm vi 100 000, nhận biết được chữ số La Mã). \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số có đến 4 hoặc 5 chữ số. \+ Ước lượng và làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn. \+ Phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số (có nhớ không quá 2 lượt), nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. \+ Phép nhân và phép chia (Thành thạo bảng nhân, bảng chia 2, 3,..,9; Phép nhân với số có một chữ số, phép chia cho số có 1 chữ số; Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân) \+ Tính nhẩm (cộng, trừ, nhân chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản) \+ Biểu thức số (tính giá trị các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính có hoặc không có dấu ngoặc) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học (Giải bài toán có một hoặc 2 bước tính). \+ Phân số (Có biểu tượng ban đầu về phân số dạng thông qua các hình ảnh trực quan, tìm được của nhóm đồ vật bằng cách sử dụng phép chia). **- Lớp 4:** \+ Số và cấu tạo thập phân của một số (Các số đến lớp triệu, làm quen với tỉ, trong phạm vi 100 000, nhận biết được cấu tạo thập phân của một số và giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số). \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số tự nhiên theo quy tắc. \+ Ước lượng và làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn. \+ Phép cộng, phép trừ các số có nhiều chữ số (có nhớ không quá 3 lượt), vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. \+ Phép nhân và phép chia (Thành thạo phép nhân với các số có không quá hai chữ số, phép chia cho số có không quá hai chữ số; Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân) \+ Tính nhẩm (vận dụng được tính chất của phép tính để tính nhẩm hợp lí) \+ Biểu thức số và biểu thức chữ (tính giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học (Giải bài toán có một hoặc một vài bước tính). \+ Phân số (Khái niệm phân số; Đọc viết phân số; nắm được tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số; So sánh phân số; Các phép tính cộng, trừ, nhân chia với phân số) **- Lớp 5:** \+ Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên (Củng cố và hoàn thiện các kỹ năng đọc, viết, so sánh, ước lượng, thực hiện các phép tính, giải quyết các vấn đề gắn với việc giải bài toán có một vài bước tính) \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số tự nhiên theo quy tắc. \+ Ước lượng và làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn. \+ Phân số (Ôn tập các phép tính với phân số, vận dụng các phép tính về phân số để giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản) \+ Số thập phân (Đọc viết số thập phân có không quá 3 chữ số sau dấu phẩy; So sánh và sắp xếp các số thập phân; Làm tròn số thập phân; Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân) \+ Tỉ số. Tỉ số phần trăm (Tính được tỉ số phần trăm của hai số; Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước; Hiểu và vận dụng được tỉ lệ bản đồ để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn; Biết sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính, tính tỉ số phần trăm, tính giá trị phần trăm của một số cho trước) ### Nội dung Hình học và Đo lường **- Lớp 1:** \+ Hình phẳng và hình khối: Quan sát, nhận biết một số hình phẳng đơn giản (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật), hình khối đơn giản (hình hộp chữ nhật, hình lập phương) thông qua đồ dùng học tập hoặc vật thật. \+ Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng (Cảm nhận đúng về đại lượng đo độ dài, nhận biết được đơn vị xăng-ti-mét); Thực hành đo và ước lượng độ dài; Thực hiện đọc giờ đúng; Xem lịch tờ hằng ngày; Thực hành giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến đo đọ dài, đọc giờ đúng và xem lịch. **- Lớp 2:** \+ Hình phẳng và hình khối: Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan; Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của hình tứ giác, hình khối đơn giản (hình trụ, hình cầu) thông qua đồ dùng học tập hoặc vật thật. \+ Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo khối lượng, dung tích, độ dài) và nhận biết được các đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. Thực hành đo đại lượng bằng một số dụng cụ thông dụng; Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng; Thực hành giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường. **- Lớp 3:** \+ Hình phẳng và hình khối: Nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết được góc, góc vuông, góc không vuông. Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo độ dài, khối lượng, nhiệt độ) biết được các đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. Thực hành đo đại lượng bằng một số dụng cụ thông dụng; Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng; Thực hành tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng (Giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường). **- Lớp 4:** \+ Hình phẳng và hình khối: Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Thực hành kỹ năng nhận dạng hình và nhận biết một mố yếu tố cơ bản của các hình phẳng và hình khối đã học. \+ Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo khối lượng, nhiệt độ, thời gian) biết được các đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. Thực hành đo đại lượng bằng một số dụng cụ thông dụng; Biết dùng thước đo góc để đo góc trong các trường hợp đặc biệt (30^0^ ; 45^0^ ; 60^0^ ; 90^0^ ; 180^0^ ); Thực hành tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng (Chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, diện tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam. Tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông; Ước lượng kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản). **- Lớp 5:** \+ Hình phẳng và hình khối: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của các hình: hình bình hành, hình thoi, hình thang, đường tròn, tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều; Nhận biết được hình khai triển của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. \+ Thực hành vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản như: sử dụng lưới ô vuông để vẽ hình bình hành, hình thoi, hình thang; Thực hành vẽ đường cao của các hình tam giác, vẽ đường tròn có tâm và độ dài bán kính cho trước; Tưởng tượng được các khối hình từ các góc quan sát khác nhau; Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đẫ học hoặc liên quan đến ứng dụng của hình học trong cuộc sống. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo diện tích và thể tích), nhận biết được vận tốc của một vật chuyển động đều; biết được tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo vận tốc (km/giờ, m/phút, m/giây); Sử sụng thành thạo một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học. Thực hành tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng (Chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam. Tính diện tích hình tam giác, hình thang, chu vi và diện tích của hình tròn, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Ước lượng kết quả đo lường và giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến đo độ dài, diện tích, thể tích, dung tích, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam. ### Nội dung các yếu tố Thống kê -- Xác suất \- **Lớp 1:** chưa được chính thức giới thiệu nhưng đã tập cho HS làm quen với thống kê qua việc đếm và viết số lượng của đồ vật, sự vật. \- **Lớp 2:** \+ Các yếu tố thống kê: Thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản theo các tiêu chí cho trước; Đọc được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh và biết rút ra nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện (mô tả các hiện tượng thực tế liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể); Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản về ngẫu nhiên và so sánh kết quả để đưa ra kết luận đơn giản. **- Lớp 3:** \+ Các yếu tố thống kê: Thu thập, phân loại, so sánh số liệu thống kê trong một số tình huống đơn giản theo các tiêu chí cho trước; Đọc, mô tả bảng số liệu và biết rút ra nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh, bảng số liệu. \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện thông qua các trò chơi đơn giản như tung đồng xu, tung xúc xắc rồi đếm số lần lặp lại. **- Lớp 4:** \+ Các yếu tố thống kê: Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước; Đọc, mô tả các số liệu ở dạng biểu đồ cột, biết tổ chức số liệu vào biểu đồ cột, biết tính giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột; Giải quyết được các vấn đề đơn giản từ các số liệu và biểu đồ đã có. \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện thông qua các trò chơi đơn giản, đưa ra các dự đoán và kiểm tra các dự đoán trong một số thí nghiệm xác suất đơn giản như tung đồng xu, tung xúc xắc, ném bóng vào rổ, ném vòng trúng đích,... **- Lớp 5:** \+ Các yếu tố thống kê: Thành thạo việc thu thập, phân loại, so sánh, sắp xếp các số liệu thống kê; Đọc, mô tả các số liệu ở dạng biểu đồ hình quạt tròn, biết tổ chức số liệu vào biểu đồ hình quạt tròn; Giải quyết các vấn đề đơn giản từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có, nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với các kiến thức khác trong đời sống thực tiễn giáo dục môi trường, tài chính, y tế, giá cả,..) \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện (biết cách sử dụng phân số để mô tả xác suất của các sự kiện trong các mô hình xác suất đơn giản). NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC TOÁN HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC. --------------------------------------------------------------------- Năng lực toán học ở tiểu học gồm có: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Biểu hiện cụ thể và yêu cầu cần đạt của các năng lực này như sau: +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Năng lực toán học** | **Yêu cầu cần đạt** | **Thuật ngữ được sử | | | | dụng** | +=======================+=======================+=======================+ | Năng lực tư duy và | \- Thực hiện các thao | \- *Thực hiện được* | | lập luận toán học | tác tư duy (ở mức độ | các thao tác tư | | | đơn giản), đặc biệt | duy... | | | biết quan sát sự | | | | tương đồng và khác | \- *Biết đặt và trả | | | biệt trong những tình | lời câu hỏi*, *biết | | | huống quen thuộc và | chỉ ra chứng cứ* và | | | mô tả được kết quả | *lập luận*... | | | của việc quan sát. | | | | | | | | **- Nêu được chứng | | | | cứ, lí lẽ và biết | | | | lập** luận hợp lí | | | | trước khi kết luận. | | | | | | | | \- Nêu và trả lời | | | | được câu hỏi khi lập | | | | cách thức giải quyết | | | | vấn đề về. Bước đầu | | | | chỉ **ra được chứng | | | | cứ và lập luận có | | | | cơ** sở, có lí lẽ | | | | trước khi kết luận. | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Năng lực mô hình hoá | \- Lựa chọn được các | \- *Sử dụng được* các | | toán học | phép toán, công thức | phép toán và công | | | số học, sơ đồ, bảng | thức số học... | | | biểu, hình vẽ để | | | | trình bày, diễn đạt | \- *Giải quyết được* | | | (nói hoặc viết) được | các bài toán liên | | | các nội dung, ý tưởng | quan... | | | của tình huống xuất | | | | hiện trong bài toán | | | | thực tiễn đơn giản. | | | | | | | | \- Giải quyết được | | | | những bài toán xuất | | | | hiện từ sự lựa chọn | | | | trên. | | | | | | | | \- Nêu được câu trả | | | | lời cho tình huống | | | | xuất hiện trong bài | | | | toán thực tiễn. | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Năng lực giải quyết | \- Nhận biết được vấn | \- *Nhận biết* được | | vấn đề đơn giản | đề cần giải quyết và | vấn đề.... | | | nêu được thành câu | | | | hỏi. | \- *Nêu được cách | | | | thức* giải quyết vấn | | | \- Nêu được cách thức | đề | | | giải quyết vấn đề. | | | | | \- *Thực hiện* và | | | \- Thực hiện và trình | *trình bày* được cách | | | bày được cách thức | thức giải quyết vấn | | | giải quyết vấn đề ở | đề | | | mức độ đơn giản. | | | | | \- *Kiểm tra giải | | | \- Kiểm tra được giải | pháp* đã thực hiện | | | pháp đã thực hiện | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Năng lực giao tiếp | \- Nghe hiểu, đọc | \- *Nghe hiểu, đọc | | toán học | hiểu và ghi chép hiện | hiểu* vấn đầ cần giải | | | qua việc: is (tóm | quyết | | | tắt) được các thông | | | | tin toán học trọng | \- *Trình bày, diễn | | | tâm trong nội dung | đạt* (nói hoặc viết) | | | văn hay do người khác | được các nội dung, ý | | | thông báo (ở mức độ | tưởng toán học | | | đơn giản), từ đó nhận | | | | biết được vấn đề cần | \- *Biết sử dụng ngôn | | | giải quyết. | ngữ* toán học | | | | | | | \- Trình bày, diễn | | | | đạt (nói hoặc viết) | | | | được các nội dung, ý | | | | tưởng, giải pháp toán | | | | học trong sự tương | | | | tác với người khác | | | | (chưa yêu cầu phải | | | | diễn đạt đầy đủ, | | | | chính xác). Nêu và | | | | trả lời được câu hỏi | | | | khi lập luận, giải | | | | quyết vấn đề. | | | | | | | | \- Sử dụng được ngôn | | | | ngữ toán học kết hợp | | | | với ngôn ngữ thông | | | | thường, động tác hình | | | | thể để biểu đạt các | | | | nội dung toán học ở | | | | những tình huống đơn | | | | giản. | | | | | | | | \- Thể hiện được sự | | | | tự tin khi trả lời | | | | câu hỏi, khi trình | | | | bày, thảo luận các | | | | nội dung toán học ở | | | | những tình huống đơn | | | | giản. | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Năng lực sử dụng công | \- Nhận biết được tên | \- *Biết* tên gọi, | | cụ, phương tiện học | gọi, tác dụng, quy | tác dụng, cách sử | | toán | cách sử dụng, cách | dụng,... | | | thức bảo quản quản | | | | các công cụ, phương | \- *Làm quen* với máy | | | tiện học toán đơn | tính cầm tay | | | giản (que tính, thẻ | | | | số, thước, compa, | \- Bước đầu *nhận | | | êke, các mô hình hình | biết* được một số ưu | | | phẳng và hình khối | điểm, hạn chế của | | | quen thuộc,\...). | những công cụ, phương | | | | tiện để có cách sử | | | \- Sử dụng được các | dụng hợp lí. | | | công cụ, phương tiện | | | | học toán để thực hiện | | | | những nhiệm vụ học | | | | tập toán đơn giản. | | | | | | | | \- Làm quen với máy | | | | tính cầm tay, phương | | | | tiện công nghệ thông | | | | tin hỗ trợ học tập. | | | | | | | | \- Nhận biết được | | | | (bước đầu) một số ưu | | | | điểm, hạn chế của | | | | những công cụ, phương | | | | tiện hỗ trợ để có | | | | cách sử dụng hợp lí. | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ ***Bảng 1.2:*** Yêu cầu cần đạt và thuật ngữ mô tả biểu hiện của năng lực toán học Hiểu rõ chương trình, nội dung sách giáo khoa, cấu trúc nội dung môn Toán ở lớp được phân công dạy: Biết được số tiết toán/tuần, số tuần dạy học trong năm, tổng số tiết toán/năm, nội dung dạy học toán và các mức độ về kiến thức và kỹ năng HS cần đạt được ở lớp đó. Về nội dung sách giáo khoa Toán, GV phải hiểu được mục tiêu, nội dung dạy học: nội dung đó được trình bày trong mấy chương, trọng tâm từng chương, được chia thành mấy mạch kiến thức, sự phân phối thời lượng dạy học cho từng mạch kiến thức; nắm được chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhận biết được đơn vị kiến thức toán thuộc hay không thuộc phạm vi lớp nào đó. \- Biết được mối liên hệ, sự kế thừa và phát triển giữa các mạch kiến thức trong môn Toán, giữa các đơn vị kiến thức trong một mạch kiến thức ở một lớp và giữa các lớp. \- Hiểu được ý đồ sư phạm khi xây dựng chương trình, sách giáo khoa và sự phân bố nội dung dạy học Toán. Có thể nêu ra chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với HS qua từng lớp, có kiến thức về cơ sở toán học trực tiếp có liên quan một số nội dung dạy học ở Tiểu học. ### Chuẩn kỹ năng sư phạm đối với giáo viên khi dạy Toán Kỹ năng phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa GV cần đạt được các yêu cầu sau: \- Xác định được cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa, cấu trúc nội dung môn Toán ở lớp được phân công dạy. \- Xác định được mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa,chuẩn kiến thức, kỹ năng, sự phân bố các nội dung trong môn Toán ở lớp được phân công dạy. \- Xác định được mục tiêu kiến thức và kỹ năng trọng tâm, mức độ yêu cầu đối với từng nội dung dạy học môn Toán ở từng lớp, chỉ ra mối liên hệ giữa các mạch nội dung trong chương trình. \- Hiểu được ý đồ sư phạm của SGK trong sự cụ thể hoá mục tiêu của từng nội dung dạy học. Kỹ năng xác định mục tiêu bài học GV cần đạt được các yêu cầu sau: \- Hiểu được mục tiêu bài dạy được nêu trong sách GV. \- Xác định được mục tiêu bài học theo quy định. \- Xác định được mục tiêu bài học theo từng đối tượng HS, \- Xác định mục tiêu tích hợp, phát triển học lồng ghép của bài học. Kỹ năng lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học GV cần đạt được các yêu cầu sau: \- Lập được kế hoạch dạy học theo từng học kì, cả năm học, về cơ bản thể hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở lớp được phân công dạy. \- Lập kế hoạch bài học theo quy định nhằm phát huy tính tích cực, phát triển phẩm chất và năng lực của HS. \- Lập kế hoạch dạy học thể hiện tính chủ động. linh hoạt trong phân phối thời lượng nội dung dạy học phù hợp điều kiện cụ thể của lớp học, nhu cầu phát triển năng lực học tập toán của từng đối tượng HS. Kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học và thiết bị dạy học GV cần đạt được các yêu cầu sau: \- Tuỳ theo nội dung từng loại bài, lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp và các thiết bị dạy học nhằm khuyến khích HS tham gia các hoạt động trên lớp. \- Vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học giúp HS tự huy động các kiến thức và kinh nghiệm đã có để chiếm lĩnh được kiến thức mới, gây hứng thú học tập cho các em. \- Sử dụng đúng mức các thiết bị dạy học phù hợp với các đối tượng HS. Tóm lại, chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học đã đưa ra quy định khá cụ thể về kiến thức và kỹ năng sư phạm mà GV tiểu học cần đạt được trong giai đoạn tới. \"Chuẩn\" đã định hướng cho việc đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho GV tiểu học. CÂU HỎI CHƯƠNG 1 {#câu-hỏi-chương-1.ListParagraph} ---------------- 1\. Trình bày những quy định về chuẩn phẩm chất nhà giáo theo Thông tư số 20/2018/TTBGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2\. Trình bày những quy định về tiêu chuẩn phát triển chuyên môn nghiệp vụ theo Thông tư số 20/2018/TTBGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 29/2021/TTBGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3\. Trình bày những yêu cầu về chuẩn kiến thức đối với GV khi dạy Toán ở tiểu học. 4\. Trình bày những yêu cầu về chuẩn kỹ năng sư phạm đối với GV khi dạy Toán ở tiểu học. Trình bày những yêu cầu đối với kỹ năng sử dụng các phương pháp và thiết bị dạy học. 5\. Trình bày những yêu cầu về chuẩn kỹ năng sư phạm đối với GV khi dạy Toán ở tiểu học. Trình bày những yêu cầu đối với kỹ năng lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học. KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC ========================================================================== **MỤC TIÊU CHƯƠNG 2** Sau khi học xong chương này, người học hiểu được ý nghĩa của việc phân tích chương trình môn học. Thực hành phân tích chương trình môn Toán ở tiểu học theo chủ đề yêu cầu. CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC -------------------------------- Nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học xoay quay ba mạch kiến thức: Số và Phép tính, Hình học và đo lường, Thống kê và Xác suất. ### Nội dung số và phép tính **- Lớp 1:** \+ Đếm, đọc, viết số trong phạm vi 100 \+ So sánh các số trong phạm vi 100 \+ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 \+ Tính nhẩm (cộng trừ nhẩm trong phạm vi 10) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả. **- Lớp 2:** \+ Số và cấu tạo thập phân của một số (Viết được số thành tổng của trăm, chục, đơn vị). \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số có đến 3 chữ số. \+ Ước lượng và làm tròn số theo các nhóm 1 chục hoặc nhóm 1 trăm \+ Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 \+ Phép nhân và phép chia (Phép nhân và phép chia trong bảng, bảng nhân 2, bảng nhân 5, bảng chia 2, bảng chia 5) \+ Tính nhẩm (cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20, cộng trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học (Giải bài toán có một bước tính). **- Lớp 3:** \+ Số và cấu tạo thập phân của một số (Các số trong phạm vi 100 000, nhận biết được chữ số La Mã). \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số có đến 4 hoặc 5 chữ số. \+ Ước lượng và làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn. \+ Phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số (có nhớ không quá 2 lượt), nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. \+ Phép nhân và phép chia (Thành thạo bảng nhân, bảng chia 2, 3,..,9; Phép nhân với số có một chữ số, phép chia cho số có 1 chữ số; Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân) \+ Tính nhẩm (cộng, trừ, nhân chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản) \+ Biểu thức số (tính giá trị các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính có hoặc không có dấu ngoặc) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học (Giải bài toán có một hoặc 2 bước tính). \+ Phân số (Có biểu tượng ban đầu về phân số dạng thông qua các hình ảnh trực quan, tìm được của nhóm đồ vật bằng cách sử dụng phép chia). **- Lớp 4:** \+ Số và cấu tạo thập phân của một số (Các số đến lớp triệu, làm quen với tỉ, trong phạm vi 100 000, nhận biết được cấu tạo thập phân của một số và giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số). \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số tự nhiên theo quy tắc. \+ Ước lượng và làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn. \+ Phép cộng, phép trừ các số có nhiều chữ số (có nhớ không quá 3 lượt), vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. \+ Phép nhân và phép chia (Thành thạo phép nhân với các số có không quá hai chữ số, phép chia cho số có không quá hai chữ số; Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân) \+ Tính nhẩm (vận dụng được tính chất của phép tính để tính nhẩm hợp lí) \+ Biểu thức số và biểu thức chữ (tính giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ) \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học (Giải bài toán có một hoặc một vài bước tính). \+ Phân số (Khái niệm phân số; Đọc viết phân số; nắm được tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số; So sánh phân số; Các phép tính cộng, trừ, nhân chia với phân số) **- Lớp 5:** \+ Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên (Củng cố và hoàn thiện các kỹ năng đọc, viết, so sánh, ước lượng, thực hiện các phép tính, giải quyết các vấn đề gắn với việc giải bài toán có một vài bước tính) \+ So sánh các số, sắp xếp được thứ tự các số tự nhiên theo quy tắc. \+ Ước lượng và làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn. \+ Phân số (Ôn tập các phép tính với phân số, vận dụng các phép tính về phân số để giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản) \+ Số thập phân (Đọc viết số thập phân có không quá 3 chữ số sau dấu phẩy; So sánh và sắp xếp các số thập phân; Làm tròn số thập phân; Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân) \+ Tỉ số. Tỉ số phần trăm (Tính được tỉ số phần trăm của hai số; Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước; Hiểu và vận dụng được tỉ lệ bản đồ để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn; Biết sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính, tính tỉ số phần trăm, tính giá trị phần trăm của một số cho trước) ### Nội dung hình học và đo lường **- Lớp 1:** \+ Hình phẳng và hình khối: Quan sát, nhận biết một số hình phẳng đơn giản (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật), hình khối đơn giản (hình hộp chữ nhật, hình lập phương) thông qua đồ dùng học tập hoặc vật thật. \+ Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng (Cảm nhận đúng về đại lượng đo độ dài, nhận biết được đơn vị xăng-ti-mét); Thực hành đo và ước lượng độ dài; Thực hiện đọc giờ đúng; Xem lịch tờ hằng ngày; Thực hành giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến đo đọ dài, đọc giờ đúng và xem lịch. **- Lớp 2:** \+ Hình phẳng và hình khối: Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan; Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của hình tứ giác, hình khối đơn giản (hình trụ, hình cầu) thông qua đồ dùng học tập hoặc vật thật. \+ Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo khối lượng, dung tích, độ dài) và nhận biết được các đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. Thực hành đo đại lượng bằng một số dụng cụ thông dụng; Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng; Thực hành giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường. **- Lớp 3:** \+ Hình phẳng và hình khối: Nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết được góc, góc vuông, góc không vuông. Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo độ dài, khối lượng, nhiệt độ) biết được các đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. Thực hành đo đại lượng bằng một số dụng cụ thông dụng; Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng; Thực hành tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng (Giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường). **- Lớp 4:** \+ Hình phẳng và hình khối: Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Thực hành kỹ năng nhận dạng hình và nhận biết một mố yếu tố cơ bản của các hình phẳng và hình khối đã học. \+ Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo khối lượng, nhiệt độ, thời gian) biết được các đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. Thực hành đo đại lượng bằng một số dụng cụ thông dụng; Biết dùng thước đo góc để đo góc trong các trường hợp đặc biệt (30^0^ ; 45^0^ ; 60^0^ ; 90^0^ ; 180^0^ ); Thực hành tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng (Chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, diện tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam. Tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông; Ước lượng kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản). **- Lớp 5:** \+ Hình phẳng và hình khối: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của các hình: hình bình hành, hình thoi, hình thang, đường tròn, tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều; Nhận biết được hình khai triển của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. \+ Thực hành vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản như: sử dụng lưới ô vuông để vẽ hình bình hành, hình thoi, hình thang; Thực hành vẽ đường cao của các hình tam giác, vẽ đường tròn có tâm và độ dài bán kính cho trước; Tưởng tượng được các khối hình từ các góc quan sát khác nhau; Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đẫ học hoặc liên quan đến ứng dụng của hình học trong cuộc sống. \+ Đo lường: Có biểu tượng về đại lượng (đo diện tích và thể tích), nhận biết được vận tốc của một vật chuyển động đều; biết được tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo vận tốc (km/giờ, m/phút, m/giây); Sử sụng thành thạo một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học. Thực hành tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng (Chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam. Tính diện tích hình tam giác, hình thang, chu vi và diện tích của hình tròn, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Ước lượng kết quả đo lường và giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến đo độ dài, diện tích, thể tích, dung tích, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam. ### Nội dung các yếu tố thống kê -- Xác suất \- **Lớp 1:** chưa được chính thức giới thiệu nhưng đã tập cho HS làm quen với thống kê qua việc đếm và viết số lượng của đồ vật, sự vật. \- **Lớp 2:** \+ Các yếu tố thống kê: Thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản theo các tiêu chí cho trước; Đọc được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh và biết rút ra nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện (mô tả các hiện tượng thực tế liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể); Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản về ngẫu nhiên và so sánh kết quả để đưa ra kết luận đơn giản. **- Lớp 3:** \+ Các yếu tố thống kê: Thu thập, phân loại, so sánh số liệu thống kê trong một số tình huống đơn giản theo các tiêu chí cho trước; Đọc, mô tả bảng số liệu và biết rút ra nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh, bảng số liệu. \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện thông qua các trò chơi đơn giản như tung đồng xu, tung xúc xắc rồi đếm số lần lặp lại. **- Lớp 4:** \+ Các yếu tố thống kê: Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước; Đọc, mô tả các số liệu ở dạng biểu đồ cột, biết tổ chức số liệu vào biểu đồ cột, biết tính giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột; Giải quyết được các vấn đề đơn giản từ các số liệu và biểu đồ đã có. \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện thông qua các trò chơi đơn giản, đưa ra các dự đoán và kiểm tra các dự đoán trong một số thí nghiệm xác suất đơn giản như tung đồng xu, tung xúc xắc, ném bóng vào rổ, ném vòng trúng đích,... **- Lớp 5:** \+ Các yếu tố thống kê: Thành thạo việc thu thập, phân loại, so sánh, sắp xếp các số liệu thống kê; Đọc, mô tả các số liệu ở dạng biểu đồ hình quạt tròn, biết tổ chức số liệu vào biểu đồ hình quạt tròn; Giải quyết các vấn đề đơn giản từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có, nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với các kiến thức khác trong đời sống thực tiễn giáo dục môi trường, tài chính, y tế, giá cả,..) \+ Các yếu tố xác suất: làm quen với các khả năng xảy ra của một sự kiện (biết cách sử dụng phân số để mô tả xác suất của các sự kiện trong các mô hình xác suất đơn giản). PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC ------------------------------------------ Phân tích chương trình môn học có thể hiểu là tìm hiểu, nghiên cứu về một hay nhiều mạch kiến thức trong một chương trình học tập để thấy được sự sắp xếp, sự phát triển và mối quan hệ giữa các nội dung trong một mạch kiến thức hay toàn bộ chương trình học. Từ đó xác định được mục tiêu kiến thức và kỹ năng đối với người học. Dự kiến những khó khăn và sai lầm của HS khi học các nội dung kiến thức. Qua đó GV sẽ lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lý để nâng cao hiệu quả dạy học. ### Ý nghĩa của phân tích nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học Phân tích nội dung chương trình môn Toán ở Tiểu học giúp cho người GV: \- Hiểu được cấu trúc tổng thể của chương trình. \- Biết rõ mục tiêu, nội dung cơ bản của từng mạch kiến thức, mối quan hệ giữa các mạch kiến thức và thấy được vai trò, ý nghĩa của từng mạch kiến thức. \- Biết được vị trí của các nội dung trong hệ thống chương trình. \- Hiểu được mức độ yêu cầu của kiến thức, kỹ năng trong từng chương, từng phần cho tới từng tiết học. \- Có cơ sở để lựa chọn nội dung, lựa chọn PPDH để xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích cực hóa người học (đặt câu hỏi gợi mở vấn đề, ra bài tập phù hợp đối tượng HS, chọn phương tiện hỗ trợ trong khi dạy học\...). Người GV không có kỹ năng phân tích chương trình thì không thể khơi gợi các vùng kiến thức có liên quan để giúp HS lĩnh hội kiến thức mới thuận lợi hơn, đồng thời khó có thể thực hiện đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với HS trong quá trình dạy học. Thực tế cho thấy nhiều sai lầm của GV tiểu học như: Dạy quá tải hoặc dạy chưa đạt chuẩn chương trình là do chưa nắm rõ nội dung, chương trình môn Toán ở lớp mình dạy và thiếu kỹ năng phân tích chương trình môn học. ### Hai kiểu phân tích chương trình \- Phân tích bổ ngang: là phân tích các nội dung dạy học môn Toán (ở tất cả các mạch kiến thức) theo từng lớp, từng học kì. \- Phân tích bổ dọc: Là phân tích nội dung dạy học môn Toán theo một mạch kiến thức nhất định trong suốt một năm học hay một học kỳ ở một khối lớp; cũng có thể phân tích nội dung của một mạch kiến thức ở tất các khối lớp tiểu học. ### Một số việc cần thực hiện khi phân tích chương trình Khi phân tích chương trình môn học, cần thực hiện theo 2 bước: - Bước 1: Tìm hiểu chương trình Đọc chương trình môn Toán (phần đang cần phân tích), xác định rõ nội dung cụ thể ở sách giáo khoa Toán, tóm lược các nội dung trọng tâm theo thứ tự trước sau. - Bước 2: Phân tích \- Làm rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của từng nội dung kiến thức trọng tâm trong phần chương trình cần phân tích. \- Tìm hiểu ý đồ sư phạm, thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong mỗi nội dung của phần cần phân tích. \- Biểu diễn các kiến thức có liên quan dưới dạng sơ đồ, hình vẽ (nếu được) \- Chỉ ra những điều cần lưu ý khi dạy học: Các kiến thức nền tảng có liên quan đến nội dung cần phân tích, các điểm khó đáng chú ý về nội dung, các PPDH phù hợp, các sai lầm thường gặp của HS, các hình thức tổ chức dạy học phù hợp,\... **Ví dụ 2.2.1:** Phân tích bổ ngang chương trình môn Toán ở Tiểu học hiện nay để có thể thấy rõ một số định hướng mới đã thể hiện trong chương trình và sách giáo khoa môn Toán. \- Liệt kê nội dung chương trình: xem lại phần 2.1 \- Mục tiêu chương trình môn Toán ở tiểu học là giúp cho HS: \+ Hình thành và phát triển các năng lực toán học (năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán). Biểu hiện cụ thể của các năng lực đó là: Biết đặt và trả lời câu hỏi khi lập luận; sử dụng được các phép toán để trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề những vấn đề đơn giản có liên qan đến toán học; sử dụng ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học trong những tình huống đơn giản; sử dụng được công cụ phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập. \+ Có những kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản về: Số và thực hành tính toán; Các đại lượng thông dụng và đo lường các đại lượng thông dụng; Một số yếu tố hình học; Một số yếu tố thống kê -- xác suất đơn giản. Trên cơ sở đó, HS có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống thực tiễn. Giúp HS thấy được lợi ích của toán học để phát triển hứng thú học tập toán, tạo cơ hội cho HS tiếp tục phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết. \- Nhận xét về chương trình: \+ Chương trình môn Toán ở tiểu học gồm 2 nhánh, một nhánh đề cập tới sự phát triển của các nội dung kiến thức cốt lõi, một nhánh mô tả sự phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Hai nhánh này liên kết chặt chẽ, phát triển song song nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục ở giai đoạn cấp tiểu học. \+ Chương trình đã sắp xếp nội dung dạy học Toán ở các lớp theo nguyên tắc đồng tâm. Chẳng hạn như: Nội dung dạy khái niệm số tự nhiên (đọc, viết, sắp thứ tự, so sánh, thực hiện các phép tính) đã được lặp lại nhiều vòng ở các lớp 1; 2; 3; 4 nhưng mỗi lần có sự phát triển, mở rộng vòng số và nâng cao yêu cầu với các số có nhiều chữ số. Hoặc như nội dung dạy học nhận dạng các hình hình học (hình vuông, tam giác\...), ở lớp 1 nhận dạng tổng thể; lớp 2 nhận dạng chi tiết thêm về độ dài cạnh; lớp 3 nhận dạng chi tiết thêm về góc thông qua thực hành đo kiểm tra bằng thước thẳng và êke\... \+ Nội dung trọng tâm của toàn bộ chương trình vẫn là số học. Các nội dung khác được phát triển, gắn bó (quan hệ mật thiết hai chiều) với nội dung số học. \+ Các mạch kiến thức đã thể hiện tính hệ thống, tính lôgic rõ ràng hơn. \+ Chương trình đã cấu trúc lại một số nội dung dạy học Toán theo hướng giảm tải kiến thức, giảm bớt đáng kể các nội dung mang tính lí thuyết; giảm tải một số bài tập khó so với trình độ đại trà. Phân phối nội dung học toán hợp lí hơn giữa các lớp (trước đây thời lượng dạy về số tự nhiên quá nhiều, thời lượng dạy phân số và số thập phân quá ít, chưa dành thời lượng hợp lí cho yếu tố thống kê). \+ Chương trình đã thể hiện rõ quan điểm: nội dung phù hợp với thực tiễn, ứng dụng toán học giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tiễn cuộc sống, chú trọng phát triển các năng lực toán học cho HS, tăng cường trải nghiệm để HS thấy được lợi ích của việc học toán. \- Một số lưu ý khi dạy học toán ở tiểu học: \+ Khi tổ chức các hình thức dạy học thì GV cần chú ý lựa chọn PPDH phù hợp với tiến trình nhận thức của HS (Trải nghiệm, khám phá, thực hành, vận dụng). Trước khi chính thức giới thiệu các nội dung kiến thức, GV nên tạo cơ hội để HS làm quen để tiếp cận, tìm tòi, khám phá kiến thức, thực hiện giải quyết vấn đề bằng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã có, sau đó GV giới thiệu kiến thức, kỹ năng mới. Tuy nhiên khi trình bày thì GV không nên áp đặt mà nên giới thiệu các giải pháp khác nhau, HS có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập và hoàn thiện, mở rộng thêm kiến thức. \+ Trong quá trình dạy học, GV sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho có thể phát huy tối đa tính tích cực của HS. Chú ý việc tạo hứng thú học tập cho HS. Sử dụng hiệu quả các các phương tiện, thiết bị dạy học. \+ Quy trình dạy học với từng loại bài được sách giáo khoa gợi ý khéo léo, phương pháp giảng dạy hiện nay mang tính mở nên tạo cơ hội để GV có thể phát huy tính sáng tạo trong dạy học. **Ví dụ 2.2.2:** Phân tích bổ dọc chương trình số học trong SGK môn Toán ở Tiểu học Các nội dung trọng tâm: \- Số tự nhiên: \+ Đếm, đọc, viết số \+ Cấu tạo thập phân của số \+ So sánh các số, sắp xếp các số theo thứ tự. \+ Thực hiện các phép tính cộng,trừ, nhân, chia. \+ Tính nhẩm: cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản \+ Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, phép nhân. \+ Ước lượng và làm tròn số \+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học, giải bài toán có 1, 2, 3 bước tính. \- Phân số: \+ Có biểu tượng ban đầu về phân số dạng thông qua các hình ảnh trực quan. \+ Khái niệm phân số \+ Đọc viết phân số; nắm được tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số. \+ So sánh phân số \+ Các phép tính cộng, trừ, nhân chia với phân số \+ Vận dụng các phép tính về phân số để giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản \- Số thập phân: \+ Khái niệm số thập phân \+ Đọc viết số thập phân có không quá 3 chữ số sau dấu phẩy \+ So sánh và sắp xếp các số thập phân \+ Làm tròn số thập phân \+ Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân \+ Nhân, chia nhẩm các số thập phân với 10; 100; 1000; 0,1; 0,001; 0,001. \+ Giải toán về tỉ số phần trăm, hiểu và vận dụng để giải quyết một số tình huống đơn giản trong thực tiễn \+ Hiểu và vận dụng được tỉ lệ bản đồ để giải quyết một số tình huống đơn giản trong thực tiễn. \- Mục tiêu cốt lõi của dạy học số tự nhiên nhằm cung cấp công cụ biểu thị kết quả phép đếm đồ vật trong thực tiễn; Mục tiêu cốt lõi dạy học phân số nhằm phát triển số tự nhiên, đáp ứng nhu cầu biểu thị thương đúng của hai số tự nhiên với số chia khác 0; Mục tiêu cốt lõi dạy học số thập phân nhằm phát triển nội dung phân số đáp ứng nhu cầu biểu thị số đo đại lượng, các phân số thập phân được biểu thị ở dạng tiện dụng (không còn mẫu số). Sau mỗi sự phát triển cũng góp phần củng cố khắc sâu nội dung trước đó. Mối liên hệ của các nội dung số học có thể tóm tắt: Hình 2.1: Sơ đồ về mối liên hệ của các nội dung số học Trong sơ đồ nêu trên, số tự nhiên có vai trò "hạt nhân", làm nền tảng, cơ sở cho việc hình thành phát triển toàn bộ hệ thống số. Số học làm nền tảng cho việc dạy học đại lượng và phép đo đại lượng; cho việc tính độ lớn các đại lượng hình học (chu vi; diện tích; thể tích) và cho các hoạt động thực hành giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống (thông qua giải toán có lời văn). \- Một số lưu ý khi dạy về nội dung số học: \+ Cho HS nắm vững cấu tạo số, thành thạo cách đọc, viết số. \+ Nắm vững cách so sánh số. \+ Nắm được các thủ thuật tính nhẩm. **Ví dụ 2.2.3*:*** Phân tích bổ dọc chương trình dạy học \"Số thập phân" ở sách Toán 5. \- Trọng tâm của nội dung số học trong Toán 5 là dạy học số thập phân chiếm 54 tiết trong tổng 175 tiết cả năm học (kể cả 2 tiết ôn tập cuối năm). Trong đó số tiết có tính chất lí thuyết là 25 tiết, còn lại có tới 29 tiết luyện tập và ôn tập. \- Các kiến thức trọng tâm và các kỹ năng tương ứng gồm: \+ Khái niệm số thập phân với kỹnăng đọc, viết, phân tích cấu tạo hàng của số thập phân, xác định giá trị của chữ số trong cách ghi số thập phân. \+ Khái niệm số thập phân bằng nhau, quy tắc so sánh hai số thập phân hay nhiều số thập phân đã cho. \+ Mối liên hệ mật thiết giữa số thập phân với phân số thập phân và với hỗn số, kỹ năng tương ứng là viết phân số thập phân (hỗn số) dưới dạng số thập phân và ngược lại. \+ Các quy tắc tính toán bao gồm: cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, tính nhẩm, tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết. \+ Giải toán về tỉ số phần trăm, hiểu và vận dụng để giải quyết một số tình huống đơn giản trong thực tiễn \- Mục đích của dạy học số thập phân trong toán 5 là nhằm cung cấp cho HS một dạng số mới, mở rộng hơn so với số tự nhiên. Một công cụ biểu diễn các số đo đại lượng và có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Thông qua việc học nội dung số thập phân giúp HS củng cố được kiến thức và kĩ năng về số tự nhiên và về phân số. Làm cơ sở để học các nội dung hình học, đo đại lượng và giải toán. \- Nội dung dạy học số thập phân được sắp xếp ở học kì 1 Toán 5, ngay sau khi ôn tập củng cố, bổ sung nội dung phân số và chuẩn bị các kiến thức cần thiết khác cho việc hình thành khái niệm số thập phân. Nội dung số thập phân làm nền tảng cho việc tính toán độ lớn các đại lượng hình học; đo lường (viết các số đo đại lượng) và giải toán có lời văn. Ngược lại, chính việc giải quyết các bài tập về hình học, chuyển đổi các số đo đại lượng theo các đơn vị đo khác nhau và giải toán có lời văn cũng góp phần củng cố, rèn luyện kỹ năng và khắc sâu kiến thức về số thập phân. \- Một số lưu ý về PPDH gồm: \+ Phương pháp thường dùng là đàm thoại và thực hành luyện tập, giúp HS huy động được vốn kiến thức và kỹ năng trên số tự nhiên (phân số) vào bài mới. \+ Phương pháp hình thành khái niệm số thập phân: Chú ý giúp HS ôn tập chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng về phân số thập phân; về hỗn số. Chú ý hai cách tiếp cận để hình thành khái niệm số thập phân (xem như sự biểu thị kết quả của phép đo độ dài với chỉ một tên đơn vị đo ở dạng \"thuận tiện\" hơn; hoặc như kết quả mở rộng các số tự nhiên để có loại số gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân. \+ Các quy tắc thực hành tính (cộng; trừ; nhân; chia số thập phân) đã được các tác giả thể hiện rõ quy trình với các bước như sau: **Bước 1:** Tạo tình huống thực tế làm nảy sinh nhu cầu tính và viết ra phép tính với số thập phân. **Bước 2:** Giúp HS sử dụng các kiến thức về đại lượng độ dài và kỹ năng tính đã có trên số tự nhiên, chuyển về phép tính với các số tự nhiên, thực hành tìm kết quả. **Bước 3:** Gợi ý giúp HS sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nêu cách tìm kết quả. **Bước 4:** Giới thiệu kỹ thuật tính (đặt tính, thực hiện tính, đặt dấu phẩy, kiểm tra kết quả tính). Để thực hiện tốt các bước trên, GV cần giúp HS ôn tập về ý nghĩa của các phép tính, kỹ năng tính trên các số tự nhiên và trên các phân số. Điều này giúp HS kế thừa được các kỹ năng đồng thời HS thấy rõ sự khác biệt khi thực hiện tính cộng; trừ; nhân; chia số thập phân so với số tự nhiên. \- Nội dung khó và học sinh thường mắc sai lầm: \+ Sử dụng số thập phân để viết số đo đại lượng là nội dung học sinh thường mắc nhiều sai lầm (đặc biệt là số đo diện tích; thể tích; thời gian). Vì vậy cần chú ý khi lựa chọn hệ thống bài tập để giúp HS rèn luyện kỹ năng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từ đó hạn chế sai lầm. \+ Vận dụng quy tắc tính để thực hành tính nhân; chia số thập phân có nhiều chữ số cũng như việc vận dụng các quy tắc tính nhẩm và tính chất của các phép tính để tính giá trị biểu thức đều là những vùng kiến thức khó. \+ Ba bài toán về tỉ số phần trăm là nội dung vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn rất thiết thực. GV cần giúp HS hiểu ý nghĩa của các bài toán trước khi thực hành giải. BÀI TẬP CHƯƠNG 2 {#bài-tập-chương-2.ListParagraph} ---------------- - **Bài tập cá nhân:** *Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng* a\) Số học; Hình học; Đại lượng và phép đo đại lượng. a\) Số học. b\) Đại lượng và đo đại lượng. c\) Yếu tố hình học. d\) Một số yếu tố thống kê và Xác suất. **Bài 6:** Ở lớp 1 hiện nay, nội dung số học và phép tính mà HS được học là: a\) Các số đến 100, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100. b\) Các số đến 100, phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, c\) Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100, thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, tính nhẩm trong phạm vi 10, thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính cộng, trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. d\) Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100, thực hiện phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100, thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính cộng, trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. **Bài 7:** Ở lớp 2 hiện nay, nội dung số học và phép tính mà HS được học là: a\) Số và cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 1000; so sánh các số có đến 3 chữ số, ước lượng và làm tròn số theo nhóm chục, nhóm trăm; phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000; phép nhân, phép chia trong phạm vi bảng 2 và bảng 5; thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học. b\) Các số đến 1000, phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, cộng các số có đến 3 chữ số không nhớ; thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học. c\) Các số đến 1000, phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000; hiểu và vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5, bảng chia 2 và bảng chia 5. d\) Các số đến 1000, phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000; hiểu và vận dụng được bảng nhân, bảng chia 2 và bảng nhân, bảng chia 5; thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính đã học. a\) Dãy số liệu thống kê, bảng số liệu thống kê, nêu nhận xét từ bảng số liệu. **Bài 9:** Nội dung nào dưới đây đúng với chương trình môn Toán 4 hiện nay: a\) Nhân (chia) số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số. d\) Nhân (chia) các số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số. **Bài 10:** Nội dung số học nào dưới đây đúng với chương trình Toán 5 hiện nay a\) Đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số thập phân. **Bài 11:** Nội dung nào dưới đây đứng với chương trình Toán 4 hiện nay: **Bài 12:** Khi học xong lớp 2 HS biết được: a\) Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng 2 và bảng 5. c\) Nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng từ bảng 2 đến bảng 5. d\) Nhân; chia trong phạm vi 10. **Bài 13:** Khi học xong lớp 3 yêu cầu HS biết được: a\) Nhân ngoài bảng trong phạm vi 10 000. b\) Phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10 000. c\) Nhân các số có năm chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 10 000. d\) Tính chất nhân một số với một tổng; nhân một tổng với 1 số. a\) Biết thực hiện thành thạo 4 phép tính. a\) Có không quá 2 chữ số và thương có không quá 5 chữ số. b\) Có không quá 3 chữ số và thương có không quá 3 chữ số. c\) Có không quá 4 chữ số và thương có không quá 4 chữ số. d\) Có không quá 2 chữ số và thương có không quá 3 chữ số. a\) Lớp 2 b\) Lớp 3 c\) Lớp 4 d\) Lớp 5 a\) Lớp 3 b\) Lớp 4 c\) Lớp 5 a\) Mô tả các khả năng xảy ra có tính ngẫu nhiên của một sự kiện. b\) Hình tròn và công thức tính chu vi hình tròn. **Bài 21:** Nội dung nào dưới đây đúng với chương trình Toán 5 hiện nay: a\) Diện tích hình thoi, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. a\) Lớp 1 b\) Lớp 2 c\) Lớp 3 d\) Lớp 4 a\) Lớp 1 b\) Lớp 2 c\) Lớp 3 d\) Lớp 4 a\) Dãy số liệu thống kê và bảng số liệu thống kê. b\) Thực hành lập bảng số liệu thống kê và vẽ biểu đồ dạng đơn giản. **Bài 27**: Đúng ghi Đ; sai ghi S vào cuối các câu sau: a\) Phép nhân và phép chia bắt đầu được dạy ở lớp 2. b\) Ở lớp 2 HS đã học về khái niệm phân số, dạng với c\) HS lớp 3 đã học về phép chia có dư. d\) HS lớp 5 mới được học về phân số thập phân. **Bài 28:** Điền tiếp vào chỗ trống cho thích hợp: a. b. c. d. e. a. b. c. d. e. f. g. h. i. j. a\) Xăng-ti-mét vuông; chu vi và diện tích hình vuông b\) Khối hộp chữ nhật, khối lập phương c\) Khối trụ, khối cầu d\) Hình chữ nhật; hình tứ giác; chu vi hình tam giác; chu vi hình tứ giác e\) Hình trụ g\) Ba điểm thẳng hàng; đường gấp khúc h\) Điểm ở giữa; trung điểm của đoạn thẳng i\) Hai đường thẳng vuông góc k\) Góc vuông, góc không vuông l\) Diện tích hình bình hành m\) Mi-li-mét vuông n\) Diện tích hình tròn. - **Bài tập nhóm:** *Phân tích chương trình môn toán ở tiểu học* **Bài 1:** Phân tích bổ dọc nội dung chương trình dạy học Giải toán có lời văn trong sách giáo khoa các lớp 1; 2; 3 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Cho biết sự khác biệt về mức độ yêu cầu giải toán giữa các lớp đó. **Bài 2:** Phân tích bổ dọc nội dung số học và các phép tính trong chương trình môn Toán ở lớp 1 và lớp 2 của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 3:** Phân tích bổ dọc nội dung dạy học hình học trong Toán 3 của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 4:** Phân tích bổ dọc nội dung số học và các phép tính trong chương trình môn Toán ở lớp 3 và lớp 4 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Cho biết những sai lầm mà HS thường mắc phải khi học về nội dung phân số ở lớp 4. **Bài 5:** Phân tích bổ dọc nội dung chương trình dạy học Giải toán có lời văn trong sách giáo khoa lớp 4 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Cho biết những sai lầm mà HS thường mắc phải khi giải các dạng toán có lời văn ở lớp 4. **Bài 6:** Phân tích bổ dọc nội dung dạy học hình học trong Toán 4 của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 7:** Phân tích bổ dọc nội dung số học và các phép tính trong chương trình môn Toán ở lớp 5 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Cho biết những sai lầm mà HS thường mắc phải khi học về nội dung số thập phân. **Bài 8:** Phân tích bổ dọc nội dung chương trình dạy học Giải toán có lời văn trong sách giáo khoa lớp 5 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Cho biết những sai lầm mà HS thường mắc phải khi giải các dạng toán có lời văn ở lớp 5. **Bài 9:** Phân tích bổ dọc nội dung dạy học hình học trong Toán 5 của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 10:** Phân tích bổ dọc nội dung dạy học Giải toán về tỉ số phần trăm trong Toán 5 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Cho biết những sai lầm mà HS thường mắc phải khi giải toán về tỉ số phần trăm. **Bài 11:** Phân tích bổ dọc nội dung dạy học Đo lường trong chương trình môn Toán ở tiểu học dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 12:** Phân tích bổ dọc nội dung chương trình dạy học quy tắc tính chu vi các hình trong chương trình môn Toán ở Tiểu học. Minh họa sự liên kết bằng sơ đồ. **Bài 13:** Phân tích nội dung chương trình dạy học công thức tính diện tích các hình trong chương trình môn Toán ở Tiểu học. Minh họa sự liên kết bằng sơ đồ. **Bài 14:** Phân tích bổ dọc nội dung dạy học các yếu tố thống kê trong chương trình môn Toán ở tiểu học dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 15:** Phân tích bổ dọc nội dung dạy học các yếu tố xác suất trong chương trình môn Toán ở tiểu học dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 16:** Phân tích bổ ngang nội dung chương trình môn Toán 1 dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 17:** Phân tích bổ ngang nội dung chương trình môn Toán 2 dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 18:** Phân tích bổ ngang nội dung chương trình môn Toán 3 dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 19:** Phân tích bổ ngang nội dung chương trình môn Toán 4 dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. **Bài 20:** Phân tích bổ ngang nội dung chương trình môn Toán 5 dựa theo nội dung bài học của bộ sách Chân trời sáng tạo. KỸ NĂNG THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC ===================================================== **MỤC TIÊU CHƯƠNG 3** Sau khi học xong chương này, người học hiểu được mục tiêu của chương trình môn Toán ở tiểu học. Thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học một nội dung toán ở tiểu học trong đó có sử dụng đồ dùng dạy học. Thiết kế và tổ chức trò chơi toán học để đạt được các mục tiêu dạy học. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ### Mục tiêu chương trình môn Toán ở cấp tiểu học Môn Toán ở tiểu học nhằm giúp cho HS đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: \- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản. \- Có những kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về: \+ Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó. \+ Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng). \+ Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất. \- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,.. góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội. ### Ý nghĩa của việc thiết kế kế hoạch dạy học ở tiểu học Mỗi GV khi bước vào nghề đều xác định được nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng để phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. Với mỗi HS thì cách tiếp cận, cách hiểu đối với một vấn đề không thể giống hệt nhau, do đó GV cần làm cho bài học trở nên dễ hiểu, gần gũi và phù hợp với tâm sinh lý của các em. Vì vậy, việc chuẩn bị chu đáo các nội dung giảng dạy trong một kế hoạch dạy học có ý nghĩa quyết định chất lượng học tập của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển các năng lực học tập đặc thù, giúp HS thấy được lợi ích của môn học và thêm yêu thích môn học. Khi chuẩn bị kế hoạch bài dạy, GV cần chuẩn bị nhiều con đường hướng dẫn để nếu HS có quên đi các quy tắc thì các em vẫn giải quyết được vấn đề. Việc chuẩn bị bao gồm nhiều bước với các hình thức và mức độ khác nhau, với từng bài học cụ thể. Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng đều giố