Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở lớp 5B - Trường Tiểu học Tam Thái
Document Details
Trường Tiểu học Tam Thái
2024
Kha Thị Hằng
Tags
Related
- Phát triển tâm lý tuổi học đường PDF
- Sự phát triển tâm lý trẻ vị thành niên BS. Thạc 2023 PDF
- PHÁT ÂM TRỌNG ÂM.docx
- CTST CD1 B1 LICH SU PHAT TRIEN MAY TINH TIET 1.docx
- Thành tựu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mấy phương hướng PDF
- Sự hình thành và phát triển của Hệ tiêu hoá PDF
Summary
Báo cáo này trình bày một số giải pháp phát huy năng lực sáng tạo và hứng thú trong các tiết nói và nghe môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5B tại Trường Tiểu học Tam Thái. Tác giả, Kha Thị Hằng, ghi nhận một số thách thức với học sinh trong việc giao tiếp và sử dụng tiếng Việt.
Full Transcript
**PHÒNG GD&ĐT TƯƠNG DƯƠNG** **TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÁI** **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** **Độc lập - Tự do - Hạnh phúc** *Tam Thái, ngày 10 tháng 10 năm 2024* **BÁO CÁO** **Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học của cá nhân** Tên giải pháp: **Một số giải pháp phát huy năng lực sáng tạo,...
**PHÒNG GD&ĐT TƯƠNG DƯƠNG** **TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÁI** **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** **Độc lập - Tự do - Hạnh phúc** *Tam Thái, ngày 10 tháng 10 năm 2024* **BÁO CÁO** **Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học của cá nhân** Tên giải pháp: **Một số giải pháp phát huy năng lực sáng tạo, hứng thú trong tiết nói và nghe môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Tam Thái.** Người thực hiện: KHA THỊ HẰNG Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tam Thái **I. ĐẶT VẤN ĐỀ** Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày nay vấn đề \"nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài\" là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của từng bậc học. Ở mọi lúc, mọi nơi giáo dục luôn luôn đặt ở vị trí số một. Hơn thế nữa nghị quyết số 29 -- NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI chủ trương đổi mới một cách tổng thể, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới từng nhiệm vụ cụ thể cần hoàn thành. Tiếng Việt là môn học quan trọng trong chương trình tiểu học. Việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường ở tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt văn hoá hiện đại, để suy nghĩ, giao tiếp và học tập, giáo dục cho các em những tư tưởng và tình cảm trong sáng, lành mạnh. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục, đã chuyển trọng tâm từ việc truyền tải kiến thức sang việc phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực học sinh. Ở bậc tiểu học, thay vì các phân môn truyền thống như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, chương trình mới chú trọng vào các hoạt động giao tiếp Đọc - Viết - Nói - Nghe, nhằm giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ một cách tự nhiên và toàn diện. Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5, là trang bị cho các em khả năng sử dụng linh hoạt ngôn ngữ trong các cuộc hội thoại cụ thể. Bằng cách rèn luyện cách ứng xử giao tiếp văn minh, chương trình giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển kỹ năng hội thoại, giúp học sinh tự tin giao tiếp trong mọi hoàn cảnh, từ học tập đến sinh hoạt đời thường. Năm học 2024 -- 2025 tôi được phân công giảng dạy lớp 5B trường Tiểu học Tam Thái. Qua những ngày đầu dạy tiết nói và nghe môn Tiếng Việt, tôi nhận thấy đa số học sinh có thái độ học tập chăm chỉ, hiểu nội dung bài học và hiểu được những kiến thức cơ bản mà thầy cô hướng dẫn. Tuy nhiên, việc vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học của HS vào thực tiễn học tập và sinh hoạt còn hạn chế. Đặc biệt học sinh còn rụt rè, e ngại, chưa tự tin trong các hoạt động giao tiếp dẫn đến các tiết nói và nghe diễn ra với không khí căng thẳng, gượng gạo, không sôi nổi như các tiết học khác. Chính vì những lí do trên, tôi đã quyết định nghiên cứu giải pháp: ***Phát huy năng lực sáng tạo, hứng thú trong tiết nói và nghe môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Tam Thái*** nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học kĩ năng nói và nghe trong môn Tiếng Việt nói riêng và dạy học Tiếng Việt lớp 5 nói chung. **II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ** **1. Thực trạng:** \+ Về phía học sinh: **-** Các em mới bước đầu bước ra thế giới thu nhỏ của gia đình nên việc phát triển hoạt động nghe -- nói, giao tiếp với bạn bè còn hạn chế. \- Khi GV đưa ra một câu hỏi, các em trả lời không rõ ràng, mạch lạc, không có đủ thành phần câu hoặc chưa biết cách diễn đạt. \- Các em chưa hiểu được việc nghe -- nói là cần thiết và giúp ích cho bản thân trong quá trình học tập. \- Vốn từ của các em còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn kĩ năng nghe -- nói. \+ Về phía giáo viên: \- Mục tiêu của chương trình tiểu học là rèn : 4 kĩ năng nghe -- nói -- đọc -- viết. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, giáo viên quá chú trọng vào 2 kĩ năng đọc -- viết, thường coi nhẹ việc luyện kĩ năng nghe -- nói. Bản thân giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học ( lựa chọn nội dung dạy học, hình thức dạy học, phương pháp dạy học), nhằm hình thành và bồi dưỡng kĩ năng nghe - nói cho HS. ### Kết quả khảo sát thực trạng Với nguyên nhân trên lí giải phần nào về kết quả khảo sát **kĩ năng nói và nghe** **cho HS lớp 5B** qua bài: "Những câu chuyện thú vị (trang 26, 27(". Kết quả thu được như sau: **Điểm 9 - 10** **Điểm 7 - 8** **Điểm 5 - 6** **Điểm dưới 5** ---- ----------------- ---------------- ---------------- ----------------- ---- ------ ---- ------ SL \% SL \% SL \% SL \% 20 2 10,0 5 25,0 8 40,0 5 25,0 Qua bảng khảo sát trên, cho thấy chất lượng rèn kĩ năng nghe -- nói chưa có gì khả quan, số HS có điểm 5 -- 6 và điểm dưới 5 vẫn còn cao. ### 2. Nguyên nhân \+ Về phía giáo viên: \- Sự chuẩn bị cho việc khai thác từ ở các tiết nói và nghe chưa thật được chú ý. \- Giáo viên chưa thật chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh. \+ Về phía học sinh: \- Vốn từ của các em còn quá ít, ỷ lại đã có giáo viên hướng dẫn, làm mẫu. \- Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn bọc lộ suy nghĩ của mình trước cô giáo, bạn bè. **3. Giải pháp thực hiện:** **Để phát huy năng lực sáng tạo, hứng thú trong tiết nói và nghe môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5B. Bản thân tôi đã sử dụng một số giải pháp sau:** ### 3.1 Giải pháp 1: Tăng cường hoạt động thảo luận, làm việc theo nhóm để nâng cao hứng thú và tinh thần học tập cho học sinh Trong bối cảnh giáo dục ngày nay, việc đẩy mạnh hoạt động thảo luận và làm việc theo nhóm đã trở nên cực kỳ cần thiết. Những hoạt động trên không chỉ giúp học sinh rèn luyện khả năng thảo luận, trao đổi và cộng tác mà còn giúp tạo ra một môi trường giáo dục năng động, sáng tạo và tràn đầy hứng khởi. Khi học sinh được gia nhập vào các nhóm nhỏ, học sinh có khả năng nêu những quan điểm riêng, đối mặt với những quan điểm bất đồng và biết cách duy trì và tạo được sự đồng thuận trong nhóm. Điều này không những giúp các em hiểu biết sâu sắc thêm về phương pháp học mà còn hiểu về tầm quan trọng của việc thực hiện việc nhóm và học hỏi theo các quan điểm khác nhau. Do vậy, khi giảng dạy các tiết nói và nghe cho các em học sinh lớp 5, tôi cũng tích cực tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc theo nhóm cho các em. Các bước tiến hành: **1. Chuẩn bị trước giờ học** **Xác định mục tiêu**: - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể cho hoạt động thảo luận và làm việc nhóm. **Lựa chọn chủ đề**: **Chuẩn bị tài liệu và công cụ**: - Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ như bài viết, tranh ảnh, video để kích thích sự quan tâm. - Chuẩn bị các công cụ làm việc nhóm: giấy khổ lớn, bút màu, bảng trắng, máy chiếu, máy tính bảng nếu có. **Phân nhóm học sinh**: - Quyết định cách phân nhóm (theo sở thích, năng lực, ngẫu nhiên). - Phân công vai trò cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, thư ký, người thuyết trình\...). **2. Thực hiện trong giờ học** - Trình bày ngắn gọn về chủ đề, mục tiêu của giờ học và các tiêu chí đánh giá. - Khuyến khích học sinh tập trung và tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. - Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ cụ thể liên quan đến chủ đề. - Hướng dẫn cách làm việc nhóm, cách thảo luận và lắng nghe ý kiến của nhau. **3. Hoạt động thảo luận và làm việc nhóm** - Quan sát quá trình làm việc nhóm, cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết. - Đưa ra gợi ý và hướng dẫn thêm nếu học sinh gặp khó khăn. - Khuyến khích mọi thành viên tham gia đóng góp ý kiến và thảo luận. - Tạo môi trường thân thiện, cởi mở để học sinh cảm thấy thoải mái chia sẻ. **4. Trình bày và phản hồi** - Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Yêu cầu học sinh trong nhóm hỗ trợ và bổ sung cho phần trình bày của đại diện. - Đưa ra nhận xét, góp ý tích cực cho từng nhóm. - Khuyến khích cả lớp tham gia đặt câu hỏi, thảo luận và bổ sung ý kiến. **5. Tổng kết và đánh giá** - Tóm tắt lại những điểm chính đã thảo luận, những kỹ năng đã phát triển và những bài học rút ra. - Ghi nhận sự cố gắng và tiến bộ của học sinh. - Đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm và cá nhân dựa trên các tiêu chí đã đề ra. - Khuyến khích học sinh tự đánh giá và rút kinh nghiệm. [Ví dụ]: Khi dạy bài Những điểm vui chơi lí thú trang 44 lớp 5, thay vì hướng dẫn các em học sinh đọc và tìm hiểu nội dung bài học tôi sẽ chia nhóm và tổ chức sân khấu hóa bài đọc cho các em. A page of a book with text Description automatically generated Với hoạt động sân khấu hóa này, tôi sẽ chia học sinh thành các nhóm và dặn\ dò các nhóm nghiên cứu trước bài học 1 tuần. Mỗi nhóm sẽ bầu ra nhóm trưởng,\ thư ký, đồng thời phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Các nhóm\ sẽ cùng nhau luyện tập giới thiệu về nơi vui chơi mà em đã đến hoặc muốn đến. Đến tiết nói và nghe, giáo viên sẽ mời đại diện của các nhóm lên bốc thăm thuyết trình về phần chuẩn bị của nhóm mình. Nhóm nào được bầu chọn có phần trình bày tốt nhất sẽ nhận được một phần thường nhỏ. ![C:\\Users\\Admin\\Documents\\z5920932268678\_9e422e557f4c8aaeedcf4b4f3569b701.jpg](media/image2.jpeg) *(Ảnh 1: HS thảo luận nhóm)* C:\\Users\\Admin\\Documents\\z5920921699912\_69f9510c1f6a18d5824e1f6df81cad4c.jpg *(Ảnh 2: Học sinh thuyết trình trước lớp)* Bằng cách thực hiện tăng cường hoạt động thảo luận, làm việc theo nhóm ở HS, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích học sinh tham gia tích cực và phát triển kỹ năng nói và nghe hiệu quả hơn. ### 3.2 Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động sắm vai kết hợp với tình huống giao tiếp linh hoạt giúp học sinh tự tin trước đám đông Mục đích của hoạt động để tăng cường năng lực tư duy và sự hoà nhập của học sinh trong môi trường học tập. Qua việc tham gia vào các tình huống nhập vai, các em có thể làm quen và giảm dần sự căng thẳng khi đứng trước đám đông. Hoạt động này không chỉ tạo ra môi trường học tập thân thiện mà còn thúc đẩy sự tham gia tự nguyện của học sinh. Dựa vào phương pháp dạy học đóng vai, tôi tiến hành lồng ghép vào một số tiết dạy Nói và nghe, sân khấu hóa phần giới thiệu của HS trở thành một sân khấu thu nhỏ - nơi các em tự tin thể hiện khả năng của bản thân. Khi thiết kế hoạt động sắm vai phối hợp với tình huống giao tiếp cần chọn tình huống phải thích hợp với lứa tuổi và năng lực của học sinh, để giúp các em học sinh thực hiện một cách hiệu quả. Thêm vào đó, cũng cần thiết kế cụ thể các mục đích cần thiết đối với mỗi hoạt động giúp học sinh nắm rõ mục tiêu cũng như nội dung của bài học. Các bước tiến hành: - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị từ tiết trước - Bước 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị tình huống - Bước 3: Tổ chức hoạt động trên lớp - Bước 4: Đánh giá và nhận xét [Ví dụ]: Khi dạy tiết nói và nghe bài: Bảo tồn động vật hoang dã trang 63 sách Kết nối tri thức, tôi tiến hành như sau: - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị từ tiết trước Tôi yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống liên quan đến việc bảo tồn động vật hoang dã (gợi ý: đóng vai làm một nhà báo hoặc một tuyên truyền viên,...) - Bước 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị tình huống Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, tôi sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện các bước chuẩn bị chi tiết. Tôi khuyến khích các nhóm trao đổi ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chuẩn bị để có thể hoàn thiện tình huống một cách tốt nhất. - Bước 3: Tổ chức hoạt động trên lớp Khi giờ học diễn ra, tôi cho các nhóm lần lượt trình diễn tình huống của mình trước lớp. Mỗi nhóm có khoảng 5-7 phút để thể hiện tình huống đã chuẩn bị. Sau mỗi tình huống, tôi và học sinh cùng thảo luận, rút ra bài học về ý nghĩa của việc bảo tồn động vật hoang dã. Từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về cách giải quyết tình huống thực tế. - Bước 4: Đánh giá và nhận xét Cuối cùng, tôi nhận xét về cách thể hiện tình huống, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của từng nhóm. Đồng thời, tôi cũng khuyến khích học sinh chia sẻ cảm nhận và những bài học rút ra từ các tình huống. ![C:\\Users\\Admin\\Documents\\z5920919014973\_2eb08a3424602b957cf1356ceae586e5.jpg](media/image4.jpeg) *(Ảnh 3: HS đóng vai, xử lý tình huống)* Điểm mới của hoạt động thể hiện ở việc kết hợp hài hoà giữa vào vai và các tình huống giao tiếp thực tiễn. Thay vì chỉ chú tâm tới việc nhập vai đơn thuần, hoạt động sẽ đưa ra các tình huống giao tiếp đa dạng, tạo ra không khí học tập chân thực hơn bao giờ hết. Học sinh không chỉ được khuyến khích tham gia vào các tình huống tưởng tượng mà còn cần ứng biến nhanh nhạy thông qua đối thoại giữa các tình huống. ### 3.3 Giải pháp 3: Khuyến khích học sinh xem và học hỏi kĩ năng nói từ các bài nói mẫu Đối với các học sinh vẫn kém tự tin khi phát biểu trước lớp học, giáo viên hãy khuyến khích học sinh hay xem các video của những người có cách nói, cách diễn đạt gần gũi, gây được sự thu hút của người nghe. Nên sử dụng các video mẫu quen thuộc với các em học sinh theo chủ đề bài đang học. Ở các video mẫu trên, người nói luôn có phong thái nói tự tin, cuốn hút, thuyết phục người nghe. Ví dụ, nếu bài học về khoa học, giáo viên có thể chọn những video của các nhà khoa học trẻ hoặc các chương trình thiếu nhi có các nhân vật kể chuyện khoa học sinh động và dễ hiểu. Trong giờ học, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn video ngắn và sau đó tổ chức thảo luận về những điểm mà học sinh cảm thấy ấn tượng ở cách nói chuyện của nhân vật trong video. Điều này giúp học sinh nhận ra và học hỏi những kỹ năng trình bày hiệu quả. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động nhóm nhỏ, nơi học sinh thực hành nói trước nhóm bạn bè trước khi trình bày trước cả lớp. Các hoạt động như đóng vai, kể chuyện hoặc thuyết trình ngắn về một chủ đề yêu thích cũng là cách tốt để các em rèn luyện kỹ năng nói chuyện và tự tin hơn trong việc phát biểu trước lớp. C:\\Users\\Admin\\Documents\\z5921524581996\_d93025124208779d08dbfa00815de19b.jpg *(Ảnh 4: HS quan sát video nói -- nghe mẫu)* Sau khi cho các em xem video, giáo viên có thể cho học sinh nhận xét về kĩ năng nói, về sự tự tin khi nói và cách thức để có thể trình bày tự tin như vậy. So sánh với phần trình bày của mình để rút ra được những ưu điểm và hạn chế, đồng thời rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Khi nhận xét, đánh giá phần trình bày của học sinh. Giáo viên nên đưa vào lời khen, lời động viên để học sinh không cảm thấy thất vọng về mình. Nguyên tắc vận dụng kiểu "hai lời khen, một góp ý" là mô hình vừa góp ý, động viên học sinh rất tốt. Ví dụ: Giọng nói của em rất hay (khen), lời nói, ngôn từ rõ ràng, mạch lạc (khen), nếu em thêm những câu văn đánh giá, nêu được suy nghĩ của mình về vấn đề đó thì bài nói của em sẽ rất tốt (góp ý). Để bồi đắp sự tự tin cho những học sinh còn e ngại, việc tạo điều kiện trao đổi với giáo viên và bạn bè là vô cùng cần thiết. Qua đó, các em sẽ được rèn luyện khả năng trình bày trước lớp, góp phần nâng cao sự tự tin. Việc luyện nói thường xuyên giúp học sinh nâng cao tốc độ phản xạ và tự tin hơn khi giao tiếp. Để hỗ trợ học sinh mạnh dạn trình bày ý tưởng, giáo viên nên tổ chức hoạt động nhóm, giúp các em rèn luyện kỹ năng nói trước khi bước lên bục giảng. Trong quá trình trao đổi nhóm, học sinh sẽ có cơ hội bổ sung, góp ý cho nhau, từ đó tự tin hơn khi trình bày trước lớp. ### ### 3.4 Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ thông qua các tiết đọc, luyện từ và câu, viết,...nhằm mở rộng vốn từ của HS khi nói. Hướng dẫn học sinh lớp 5 tích lũy vốn từ thông qua các tiết đọc, luyện từ và câu, viết,\... là một phương pháp quan trọng nhằm mở rộng vốn từ vựng của các em khi nói. Trong các tiết đọc, giáo viên nên lựa chọn các văn bản phong phú về từ vựng và khuyến khích học sinh ghi chép lại những từ mới, từ khó hiểu, hoặc những từ có cách diễn đạt hay. Giáo viên cũng có thể tổ chức các hoạt động thảo luận sau khi đọc để học sinh có cơ hội sử dụng và làm quen với các từ mới. Trong các tiết luyện từ và câu, giáo viên nên đưa ra nhiều bài tập về việc sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, và cách đặt câu linh hoạt để học sinh có thể áp dụng từ vựng vào thực tế. Các bài tập viết cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là những bài tập sáng tạo như viết đoạn văn, kể chuyện hoặc miêu tả. Giáo viên nên khuyến khích học sinh sử dụng từ ngữ phong phú, đa dạng trong bài viết của mình và sau đó chia sẻ với cả lớp. Ngoài ra, các hoạt động nhóm, trò chơi từ vựng hay việc khuyến khích học sinh tham gia và thuyết trình cũng giúp các em tích lũy và mở rộng vốn từ hiệu quả. Bằng cách này, học sinh sẽ dần dần làm giàu vốn từ vựng của mình, từ đó tự tin hơn trong giao tiếp và thể hiện bản thân. Đầu năm học, tôi yêu cầu HS chuẩn bị riêng một cuốn sổ tay "Từ điển Tiếng Việt của em" để mỗi khi học Tiếng Việt, HS được học về từ và nghĩa của từ mới các em sẽ ghi chú lại, nếu có cơ hội, ngữ cảnh phù hợp sẽ sử dụng. Bên cạnh đó, tôi khuyến khích các em thường xuyên xem lại cuốn sổ tay và cố gắng áp dụng các từ mới học vào các bài nói, bài viết hay các hoạt động học tập khác. Qua việc này, học sinh không chỉ nhớ lâu từ vựng mà còn phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Cuốn sổ tay \"Từ điển Tiếng Việt của em\" sẽ trở thành một công cụ hữu ích, hỗ trợ các em trong suốt quá trình học tập và giao tiếp, giúp các em tự tin hơn khi nói và viết. *(Ảnh 4: HS đọc sổ tay Tiếng Việt )* ### 3.5 Giải pháp 5: Tổ chức trò chơi học tập tạo hứng thú cho HS trong tiết Nói và nghe Phương pháp dạy học dựa trên trò chơi mang lại hiệu quả tích cực trong việc củng cố kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thói quen hợp tác cho học sinh. Không khí học tập trở nên sôi động, tự nhiên và thoải mái hơn nhờ vào sự tham gia tích cực của học sinh. Các em sẽ tự tin thể hiện bản thân, rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên, đồng thời củng cố kiến thức đã học. Điều này góp phần phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho học sinh. Để ứng dụng hiệu quả phương pháp này, giáo viên cần chú trọng rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo cho học sinh khi tham gia trò chơi, đặc biệt là kỹ năng nghe -- nói. **\* Nội dung chơi: Nội dung của các trò chơi học tập cần phải gắn với các tri thức, kĩ năng của phân môn Tiếng Việt lớp 5.** **\* Luật chơi: Để tổ chức trò chơi đạt được mục đích học tập của HS. Giáo viên cần phải đưa ra luật chơi nhất định. Tuy nhiên đối với HS đầu cấp Tiểu học như lớp 5 thì luật chơi đưa ra cần đơn giản, rõ ràng, dễ nhớ, không đòi hỏi nhiều thời gian cho việc huấn luyện. Ngoài ra, trò chơi học tập được diễn ra trong thời gian ngắn, phù hợp với trình độ của học sinh, luật chơi cần được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi bao gồm: nội dung chơi, cách tổ chức chơi và cách tính điểm cho người chơi.** **- Thời gian và thời điểm chơi: Trò chơi luôn là một khâu kết nối khá quan trọng trong quá trình tổ chức tiết học. Nếu như việc sử dụng trò chơi học tập đúng mục đích và đúng lượng thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc rèn kĩ năng nghe --nói. Nhưng nếu lạm dụng trò chơi thì giờ học đó sẽ biến thành giờ thư giãn, giải trí và không đạt mục đích của tiết học.** **Trò chơi học tập thường được ứng dụng linh hoạt trong tiết học, góp phần củng cố kiến thức và kỹ năng một cách hiệu quả. Thông thường, chúng được đưa vào cuối giờ, tạo không khí vui tươi, giúp học sinh hứng khởi sau những giờ học tập căng thẳng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc áp dụng trò chơi ở đầu tiết học cũng mang lại hiệu quả thiết thực, giúp kiểm tra kiến thức cũ, đồng thời tạo động lực học tập cho học sinh trong tiết học.** **Thông qua trò chơi, GV tạo cơ hội cho HS củng cố kiến thức, rèn kĩ năng, kĩ xảo. Để HS tham gia chơi có hiệu quả chúng ta cần thực hiện theo quy trình sau:** **Bước 1: Giới thiệu trò chơi** - **Nêu tên trò chơi** - **Nêu rõ mục đích yêu cầu của trò chơi cũng như nội dung cần rèn luyện.** - **Chơi nhằm mục đích rèn kĩ năng nghe -- nói.** **Bước 2: Hướng dẫn cách chơi** **- Bản thân GV phải mô tả hoặc làm mẫu, nếu cần mời HS làm thử ngay. GV nên lưu y: Đối với HS lớp 2 cách chơi đưa ra càng đơn giản, dễ nhớ, dễ làm càng tốt.** **- GV nêu luật chơi và thời gian chơi.** **Bước 3: Tổ chức chơi** **- Chơi thử hay còn gọi là chơi nháp để xem HS đã nắm được cách chơi chưa đồng thời để xem tình huống của trò chơi có khả thi không?** **- Trong lượt chơi thử, GV quan sát những HS thường mắc lỗi nhằm nhấn mạnh luật chơi trước khi cho các em chơi thật.** **- Chơi thật:** **+ Khi chơi thật, người quản trò áp dụng luật chơi đã đưa ra khi chơi nhằm " xử phạt" những HS phạm luật chơi, khen thưởng đối với những HS thực hiện tốt.** **+ Trong quá trình tổ chức chơi cần lưu y vai trò của người tổ chức và chế độ thưởng phạt.** **Vai trò của người tổ chức hay là người quản trò có vị trí quan trọng, nó gây được hứng thú cho người tham gia có khả năng lôi cuốn, thu hút HS, biết kiên nhẫn, diễn đạt mạch lạc, biết dừng trò chơi đúng lúc, thực hiện đúng luật chơi, đánh giá y nghĩa của trò chơi.** **Thưởng phạt cũng phải công bằng khiến người tham gia chơi cảm thấyvui vẻ, thoải mái.** **Bước 4: Nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm** **- Cần nhận xét,đánh giá trò chơi bằng những kiến thức được củng cố và kĩ năng luyện tâp.** **- Nhận xét thái độ tham gia của người chơi và rút kinh nghiệm.** **Ví dụ: Ở hoạt động khởi động của bài: *Nói và nghe: Cuốn sách tôi yêu trang 104 sách Kết nối tri thức, tôi tổ chức trò chơi "Thử tài nhà thông thái"*** ![A screenshot of a computer Description automatically generated](media/image6.png) **Cách tổ chức và luật chơi:** Chuẩn bị các câu hỏi và gợi ý liên quan đến nội dung, nhân vật, hoặc hình ảnh trong sách/truyện. *GV phổ biến luật chơi:* Học sinh đoán đúng tên cuốn sách hoặc nhân vật trong cuốn sách sẽ nhận được phần thưởng ngay sau khi trả lời chính xác. *(Ảnh 5: HS tham gia trò chơi)* **Như vậy, thông qua giải pháp tổ chức trò chơi học tập, sẽ có tác động tích cực tới việc hình thành và phát triển kĩ năng nghe -- nói cho HS lớp 5, từ đó giúp HS tiếp thu kiến thức môn học Tiếng Việt được tốt hơn, tư duy phát triển nhanh hơn và kĩ năng nói - nghe cũng tốt hơn.** **4. Kết quả:** Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện giải pháp trên bước đầu tôi đã thu được kết quả như sau: - GV nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc rèn kĩ năng nghe -- nói cho HS lớp 5. - Chất lượng giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt đạt hiệu quả rõ rệt. - HS tích cực, hứng thú và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức - Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, HS thích thú với môn học này. - HS mạnh dạn, tự tin hơn khi thể hiện mình trước đám đông, có tinh thần hợp tác cùng làm việc trong nhóm, biết bày tỏ y kiến cá nhân của mình. **Điểm 9 -10** **Điểm 7 -- 8** **Điểm 5 - 6** **Điểm dưới 5** ---- ---------------- ----------------- ---------------- ----------------- ---- ------ ---- ---- SL \% SL \% SL \% SL \% 20 4 20,0 10 50,0 6 30,0 0 Qua kết quả trên, tôi thấy việc áp dụng giải pháp**:** Phát huy năng lực sáng tạo, hứng thú trong tiết Nói và Nghe cho học sinh lớp 5 trong môn Tiếng Việt là rất khả thi và bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ, không còn điểm dưới 5 điều đó cho thấy rằng: các em đã được trang bị cho mình những kiến thức kĩ năng nghe -- nói cơ bản, cần thiết , các em đã nhận thức được tác dụng của việc rèn kĩ năng nghe -- nói trong học tập cũng như trong đời sống hằng ngày. **IV. KẾT LUẬN** Kết quả nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp trong giải pháp \"Phát huy năng lực sáng tạo, hứng thú trong tiết Nói và Nghe môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5\" cho thấy những hiệu quả đáng mừng. Năng lực giao tiếp của học sinh được nâng cao rõ rệt, thể hiện qua khả năng diễn đạt lưu loát, mạch lạc, tự tin và sự chủ động trong việc tham gia các hoạt động nhóm. Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kỹ năng nghe - nói, nghiên cứu còn khẳng định vai trò quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống trong việc phát triển năng lực của học sinh. Việc ứng dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy sự sáng tạo và hứng thú đã góp phần tạo nên những tiết học sôi nổi, thu hút, giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả và vui vẻ hơn. Để đạt kết quả như mong đợi thì đòi hỏi người giáo viên khi dạy kỹ năng nói và nghe trong môn Tiếng Việt cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết, say mê tìm hiểu những phương pháp, giải pháp dạy học mang lại hiệu quả, giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức, giúp các em thực hành những kĩ năng một cách hiệu quả nhất.