Word Buổi 9: Triết Học về Con Người (PDF)
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document discusses the relationship between individuals and society, focusing on the perspectives of Marxist-Leninist philosophy. It also explores the role of the masses and leaders in history, highlighting the importance of the masses as the driving force in social progress and the role of leaders in facilitating this process.
Full Transcript
**Word buổi 9:** V: Triết học về con người 3\> Quan điểm của Triết học Mác Lê-Nin về quan hệ giữa cá nhân và xã hội về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. a. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Xã hội là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các cá nhân trong mối quan hệ biệ...
**Word buổi 9:** V: Triết học về con người 3\> Quan điểm của Triết học Mác Lê-Nin về quan hệ giữa cá nhân và xã hội về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. a. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Xã hội là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các cá nhân trong mối quan hệ biện chứng với nhau,trong đó cộng đồng nhỏ nhất của xã hội là cộng đồng tập thể gia đình, cơ quan, đơn vị.. và lớn hơn và cộng đồng quốc gia, dân tộc... và rộng hơn là cộng đồng nhân loại. -Mỗi cá nhân với tư cách là một con người không bao giờ có thể tách rời khỏi những cộng đồng xã hội nhất định, đồng thời mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là hiện tượng có tính lịch sử, quan hệ cá nhân và xã hội luôn luôn vận động,biến đổi và phát triển, trong đó sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác. -Nguyên tắc cơ bản của việc xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và các cộng đồng xã hội nói chung là mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội.Đó cũng là mối quan hệ vừa có sự thống nhất vừa có sự mâu thuẫn. -Theo quan điểm của triết học Mác- Lê Nin. xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân. Bởi vậy thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế,xã hội, cho sự phát triển được thực hiện.Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng caàng có điều kiện để tiếp nhận , ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần.Mặt khác, mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên, Vì vậy, thỏa mãn ngày càng tốt hơn... b\> Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo , những người hoạt động trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp và xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một xã hội xác định. Nội hàm của khái niệm quần chúng nhân dân bao gồm: Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần là lực lượng căn bản, chủ chốt toàn thể dân cư đang choosng lại những kẻ áp bức, bóc lột, thống trị và đối kháng với nhân dân;những người đang có những hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.Với nội dung đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, thay đổi tùy thuộc và điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể của các quốc gia, khu vực. \*Vai trò của quần chúng nhân dân thể hiện ở chỗ: -Yếu tố căn bản và quyết định của lực lượng sản xuất là quần chúng nhân dân lao động.Đó là yếu tố động lực nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, làm cho phương thức sản xuất vận động và phát triển, thúc đẩy xã hội phát triển. -Trong mọi cuộc cách mạng xã hội cũng như ở các giai đoạn biến động của xã hội quần chúng nhân dân luôn là lực lượng chủ yếu, cơ bản và quyết định mọi thắng lợi của cuộc cách mạng và những chuyển biến của đời sống xã hội. Toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần và đời sống tinh thần nói chung đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra. Lãnh tụ vĩ đại( vĩ nhân) là những cá nhân kiệt xuất , xuất hiện trong những phong trào quần chúng nhân dân, nhận thức được một cách đúng đắn, nhanh nhạy, kịp thồi những yêu cầu, các quy luật, những vấn đề căn bản nhất của một lĩnh vực hoạt động nhất định của đời sống xã hội hoặc là kinh tế hoặc là chính trị, hoặc là văn hóa. Họ dám quên mình vì lợi ích của quần chúng nhân dân, có năng lực nhận thức và tổ chức hoạt động thực tiễn, Lãnh tụ là người có phẩm chất xã hội như: được quần chúng nhân dân tín nhiệm, gắn bó mật thiết với nhân dân, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất nhận thức, ý chí và hành động của nhân dân, có năng lực và tổ chức quản lý quần chúng nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà thời đại đặt ra. -Vai trò của một lãnh tụ được thể hiện: +Lãnh tụ phải nhận thức đúng đắn được quy luật khách quan của đời sống xã hội, hiểu biết sâu sắc các xu thế phát triển của quốc gia, dân tộc, của thời đại và của phong trào. \+ Lãnh tụ phải có kế hoạch, chương trình, biện pháp và chiến lược hoạt động của phong trào quần chúng nhân dân và cho bản thân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. \+ Lãnh tụ phải thuyết phục được quần chúng nhân dân thống nhất ý chí và hành đông của họ, tập hợp và tổ chức các lực lượng để thực hiện thành công , kế ehoạch, chương trình, chiến lược và các mục tiêu đã được xác định. c. Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân. -Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân là quan hệ thống nhất, biện chứng thể hiện trên các nội dung sau đây : \+ Mục đích và lợi ích của quần chúng nhân dân và lãnh tụ là thống nhất. \+ Quần chúng nhân dân và phong trào của họ tạo nên các lãnh tụ.Lãnh tụ là sản phẩm của thời đại, của cộng đồng, của phong trào.Sự xuất hiện của họ và khả năng giải quyết được các nhiệm vụ của lịch sử nhanh hoặc chậm, nhiều hoặc ít sẽ thúc đẩy sử vận động, phát triển của phong trào quần chúng nhân dân. \+ Quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội là động lực của sự phát triển đó.lãnh tụ có vai trò quan trọng, là người dẫn dắt, định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển, do đó thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. 4\> Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta coi con người vừa là mục tiêu, vừa là nguồn gốc , động lực của sự phát triển xã hội. Quan điểm đó, nhấn mạnh vai trò của chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người, xem đó là nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội hiện đại. Phát huy vai trò của con người chính là phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động, Bằng việc phát huy tối đa các đặc trưng và phẩm chất, năng lực của chính họ, khắc phục và giảm thiểu những khiếm khuyết hạn chế trên các phương tiện khác nhau của con người. Phát huy vai trò của con người được thực hiện trong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn, hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần,bao gồm cả năng lực , nhận thức ,.... -Việc phát huy vai trò con người VN trong điều kiện hiện nay một mặt,Đảng ta nhấn mạnh việc đấu tranh chống khoan nhượng, chống thoái hóa biến chất, suy thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, chống lại những thói hư , tật xấu, những đặc tính tiêu cự của con người và xã hội.,Mặt khác đảng ta