Hội thảo khoa học quốc tế: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế PDF

Document Details

TriumphantParabola

Uploaded by TriumphantParabola

Trường THPT Tứ Trần

2024

Tags

cultural tourism human resources tourism development international integration

Summary

This is a collection of papers from an international conference on training and utilizing cultural tourism human resources in a context of international integration. The conference proceedings cover topics like sustainable tourism, cultural industries, heritage conservation and tourism, and more. It focuses on Vietnamese models, best practices, and international perspectives.

Full Transcript

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP KỶ YẾU 1. GS.TS. ĐÀO MẠNH HÙNG Trưởng Ban 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG Phó Trưởng ban 3. PGS.TS. PHẠM HỒNG LONG Thành viên 4. PGS.TS. DƯƠNG VĂN SÁU Thành viên 5. TS. ĐỖ TRẦN PHƯƠNG Thành viên 6. TS. NGUYỄN THỊ THUÝ NGÂN Thành v...

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP KỶ YẾU 1. GS.TS. ĐÀO MẠNH HÙNG Trưởng Ban 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG Phó Trưởng ban 3. PGS.TS. PHẠM HỒNG LONG Thành viên 4. PGS.TS. DƯƠNG VĂN SÁU Thành viên 5. TS. ĐỖ TRẦN PHƯƠNG Thành viên 6. TS. NGUYỄN THỊ THUÝ NGÂN Thành viên HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Training and using cultural tourism human resources in the context of international integration TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MỤC LỤC 1. VĂN HÓA VÀ DU LỊCH - MỐI LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN TRONG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ GS.TS. Đào Mạnh Hùng.............................................................................................................11 2. PRACTICING SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT AND ESTABLISHING SWISS TOURISM IDENTITY: LESSONS FOR VIETNAM Mr. Urs Eberhardt......................................................................................................................23 3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA THÔNG QUA DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM TÀI NĂNG VĂN HÓA DU LỊCH NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ông Nguyễn Xuân Trung, Ông Nguyễn Đức Bá, ThS. Chu Khánh Linh...............................31 4. DU LỊCH VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PGS.TS. Phạm Trung Lương, ThS. NCS. Nguyễn Thị Thuý Hằng..........................................42 5. VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SAVE TOURISM VÀ DU LỊCH GIÁO DỤC PGS.TS. Nguyễn Đức Thắng......................................................................................................62 6. TOURISM BUSINESS ACCULTURATION IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION Assoc. Prof. PhD. Nguyen Pham Hung, PhD. Nguyen Thi Thuy Ngan................................74 7. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG DU LỊCH PGS.TS. Phạm Hồng Long, Ngô Việt Anh, Nguyễn Công Toại, Đào Vũ Hương Giang........89 8. DI SẢN HÁN NÔM VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM GS.TS. Đinh Khắc Thuân, ThS. Nguyễn Đức Bá...................................................................113 9. CÁC LÝ THUYẾT KHOA HỌC SỬ DỤNG TRONG QUẢN TRỊ ĐIỂM ĐẾN CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Dương Văn Sáu..........................................................................................................122 10. GÓP BÀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ PGS.TS Bùi Thanh Thuỷ...........................................................................................................140 6 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 11. HỆ THỐNG HÓA NHỮNG ĐIỂM CĂN CỐT CỦA DU LỊCH VĂN HÓA TS. Lê Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Văn Lưu...............................................................................160 12. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA, SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TS. Nguyễn Anh Tuấn..............................................................................................................176 13. DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN CHÍNH SÁCH TS. Lê Tuấn Anh.......................................................................................................................188 14. OMOTENASHI – VĂN HÓA PHỤC VỤ TẬN TÂM CỦA NGƯỜI NHẬT Koji Fujigaki, Kobori Masaki..................................................................................................201 15. EXPERIENCES IN EXPLOITING TRADITIONAL CULTURAL VALUES IN SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN THE WORLD - LESSONS FOR DEVELOPING MODELS OF CULTURAL VILLAGE IN AN GIANG Associate Prof. PhD. Nguyen Quyet Thang, MA Vo Le Thuy Nga.......................................216 16. PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỮA LÀNH VÀ SỨC KHOẺ: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Lương y Phùng Tuấn Giang..............................................................................................229 17. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ThS. Nguyễn Quốc Y................................................................................................................236 18. KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TS. Đoàn Mạnh Cương............................................................................................................249 19. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG DI SẢN VĂN HÓA GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NCS. ThS. Lưu Ngọc Thành, PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức....................................................263 20. THE EVOLVING LANDSCAPE OF CULTURAL TOURISM: TRENDS, CHALLENGES, AND FUTURE DIRECTIONS MBA. Tran Thi Bich Duyen......................................................................................................276 21. SMART TOURISM TECHNOLOGIES IN NIGHTTIME TOURS AT UNESCO WORLD HERITAGE SITES IN VIETNAM: A PRACTICAL RESEARCH MA. Nguyen Thi Xuyen...........................................................................................................289 22. THE IMPACT OF CULTURAL TOURISM ON HERITAGE CONSERVATION: THE CASE OF THE CENTRAL HIGHLANDS GONG CULTURAL SPACE Ph.D. Duong Ngoc Lang, Ph.D., Assoc.Prof. Pham Hong Long, M.A. Dao Thi Hong Thuy.........................................................................................................320 TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 7 23. TÁC ĐỘNG NHẬN THỨC VỀ CHI PHÍ CỦA DU LỊCH LỄ HỘI ĐẾN SỰ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI KIẾP BẠC CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG Th.S. Nguyễn Thùy Ngân........................................................................................................338 24. VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM QUA GÓC KHÁM PHÁ CỦA YOUTUBER KHOAI LANG THANG TS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang.................................................................................................353 25. KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ Ở BUÔN AKŎ DHŎNG, ĐẮK LẮK NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ DI SẢN VĂN HÓA VÀ DU LỊCH ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh....................................................................................................365 26. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH TÂM LINH VÀ TÍNH HƯỚNG THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ThS. Lại Thị Hằng.....................................................................................................................378 27. KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ThS. Nguyễn Thị Minh Thúy...................................................................................................389 28. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC KHMER THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH ThS. Đồng Công Tạo, ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh........................................................................400 29. EXPLOITING THE CULTURAL IDENTITY OF THE MEKONG DELTA’S FLOATING SEASON FOR TOURISM DEVELOPMENT MA. Nguyen Thi My Duyen, PhD. Le Thi To Quyen, PhD student. Nguyen Thi Hoai Thanh, PhD student. Vo Thi Thao Nguyen.....................412 30. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY Hồ Thị Ngọc Hương, TS. Vũ Đình Chiến.................................................................................428 31. PRESERVATION OF KHMER TRADITIONAL CULTURE IN TOURISM’S ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM: A CASE STUDY OF TRA VINH MA. Duong Minh Lam, Prof. Dr. Pham Tiet Khanh, MA. Tran Thi Bich Hanh..................444 32. DEVELOPING TOURISM IN THE COAST AREA OF PHU YEN PROVINCE IN A SUSTAINABLE DIRECTION PhD. Student Tran Quoc Nhuan, Dr. Doan Thi Nhu Hoa, Dr. Nguyen Thi Ngan, MS. Doan Thi My Dung, MS. Truong Thi Thu Thanh............................................................460 8 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 33. PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ ĐỘC ĐÁO CỦA ẨM THỰC VIỆT NAM CHO DU KHÁCH QUỐC TẾ ThS. Võ Thị Mỹ Vân, ThS. Bùi Thanh Thủy............................................................................475 34. THẢO LUẬN VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TƯ NHÂN HÓA TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thơ, TS. Thái Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Thành Nghĩa.................................484 35. KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA BIỂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI NINH THUẬN ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm.................................................................................................500 36. VẤN ĐỀ THU PHÍ CÁC DI SẢN VĂN HÓA, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHỐ CỔ HỘI AN TS. Nguyễn Quang Anh, Vũ Văn Oánh..................................................................................513 37. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM QUAN ĐIỂM ĐẾN DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA: TRƯỜNG HỢP NHÀ TÙ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG Trương Trí Thông, Nguyễn Trọng Nhân................................................................................527 38. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM THỰC CHỢ ĐÊM ĐỂ THÚC ĐẨY DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TS. Ngô Thị Minh Hằng..........................................................................................................544 39. CHÙA KHMER - TRONG VIỆC GÌN GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ KHAI THÁC DU LỊCH TẠI TỈNH TRÀ VINH ThS. Phạm Quang Kiệt, ThS. Lê Yến Chi...............................................................................563 40. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI CỦA KHÁCH DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI NINH BÌNH Nguyễn Thị Ngân Anh.............................................................................................................574 41. SỨC HÚT CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ ĐỐI VỚI DU KHÁCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH KIÊN GIANG ThS. Dương Thanh Xuân, ThS. Trương Trí Thông.................................................................587 42. APPLYING CINEMA TO PROMOTE CULTURAL TOURISM OF COUNTRIES AROUND THE WORLD AND SOME LOCALITIES IN VIETNAM: EXPERIENCES FOR THE TOURISM INDUSTRY OF HO CHI MINH CITY PhD student Nguyen Le Phuong Anh, MA. Dang Khanh Nhu...........................................600 43. PHÁT HUY CÁC NGUỒN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TẠI CHÙA HƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TS. Đỗ Hải Yến.........................................................................................................................607 44. THE ISSUES OF CONNOTATION OF TOURISM TYPES AND CULTURAL TOURISM PRODUCTS IN VIETNAM Associate Prof. PhD Tran Duc Thanh.....................................................................................621 TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 9 45. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TS. Đỗ Trần Phương, CN. Bùi Văn Hài....................................................................................636 46. ÁO DÀI HUẾ VÀ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN ÁO DÀI VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CỐ ĐÔ HUẾ TS. Phan Thanh Hải.................................................................................................................649 47. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ BẢN ĐỊA - TRƯỜNG HỢP CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN TS. Trần Văn Anh......................................................................................................................663 48. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA - YẾU TỐ CẦN THIẾT CỦA DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang...............................................................................................676 49. ADVENTUROUS TOURISM IN VIETNAM AND SOLUTIONS TO PROMOTE DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION MS. Vo Thi Hoai........................................................................................................................686 50. KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH, LỄ HỘI GẮN VỚI ANH HÙNG DÂN TỘC NGÔ QUYỀN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ThS. Bùi Thị Hồng Thoa..........................................................................................................699 51. PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI DỰA VÀO KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI H’MÔNG TS. Lâm Thị Thúy Phượng.......................................................................................................716 52. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Ở KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ ThS. NCS. Dương Văn Chăm...................................................................................................730 53. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA DỰA TRÊN DI TÍCH, LỄ HỘI VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA MỘT SỐ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HÒA BÌNH ThS. Nguyễn Thị Thủy, PGS.TS Trần Hữu Tuấn, PGS.TS Bùi Đức Tính................................746 54. KHAI THÁC SẢN PHẨM ĐỒ LƯU NIỆM TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ThS. Bùi Thị Hậu......................................................................................................................759 55. PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH GẮN VỚI PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ, LỊCH SỬ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ThS. Phan Thị Bích Thảo, ThS. Hà Thị Liên...........................................................................777 56. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC NHA TRANG - KHÁNH HÒA HƯỚNG TỚI GIỚI TRẺ ThS. Nguyễn Thị Hồng Thanh................................................................................................789 10 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 57. LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH PHÚ THỌ ThS. Phan Thị Hồng Giang.....................................................................................................801 58. KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ TS. Nguyễn Anh Cường...........................................................................................................816 59. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HÀ NỘI Đinh Nhật Lê, Nguyễn Thanh Dương....................................................................................828 60. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM LỰA CHỌN NHÀ HÀNG ĐỊA PHƯƠNG CỦA KHÁCH DU LỊCH KHI ĐẾN THAM QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS.Nguyễn Thị Bảo Nghi, ThS.Nguyễn Thị Tĩnh................................................................842 61. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM: TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT Z TS. Phạm Phương Thùy..........................................................................................................855 62. DEVELOPING TOURISM THE COAST AREA OF PHU YEN PROVINCE IN A SUSTAINABLE DIRECTION PhD. Student Tran Quoc Nhuan, Dr. Doan Thi Nhu Hoa, Dr. Nguyen Thi Ngan, MS. Doan Thi My Dung, MS. Truong Thi Thu Thanh............................................................868 63. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Kim Thoại, Võ Thị Kiều My.......................................................................883 VĂN HÓA VÀ DU LỊCH - MỐI LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN TRONG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ GS.TS. Đào Mạnh Hùng1 Tóm tắt: Văn hóa là tất cả những điều tốt đẹp được lưu lại trong quá trình vận động của cuộc sống, Du lịch chính là hình thức hoạt động để giúp con người nhận biết, thưởng thức và trải nghiệm những điều tốt đẹp đó, có thể nói văn hoá là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch. Văn hóa Việt Nam tạo nên tính độc đáo, hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Điều đó cho thấy giữa du lịch và văn hóa có mối tương quan rất chặt chẽ: du lịch dựa vào văn hóa để phát triển và văn hóa dựa vào du lịch để quảng bá, đó là một trong những mối tương quan rất cơ bản. Điều mà chúng ta quan tâm ở đây chính là việc sử dụng và khai thác mối tương quan này như thế nào để đạt tới mục đích Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hoá. Từ khóa: Du lịch văn hóa, sản phẩm. Abstract: Culture is all the good things saved in the movement of life, Tourism is a form of activity to help people recognize, enjoy and experience those good things, it can be said Culture is the content, the true nature of tourism. Vietnamese culture creates the uniqueness and attractiveness of Vietnamese tourism. That shows that there is a very close correlation between Tourism and Culture: Tourism relies on Culture to develop and Culture relies on Tourism to promote, which is one of the very basic correlations. What we are interested in here is how to use and exploit this correlation to achieve the goal of building and developing cultural tourism products. Keywords: Cultural tourism, product. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã đi vào cuộc sống. Nghị quyết của Đảng vừa là điểm tựa vừa là mục tiêu cho ngành du lịch. Để triển khai mục tiêu trên rất nhiều việc chúng ta phải làm. Chủ tịch Liên Chi hội đào tạo du lịch Việt Nam. 1  12 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 nhấn mạnh: “Phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc” đồng thời “chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam”. Trong hai năm liên tiếp (2019 - 2020), Việt Nam được tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới bình chọn là “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”. Năm 2021, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước được đề cử cho danh hiệu này. Qua đó cho thấy, vị thế và sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế đã có sự thay đổi đáng kể. Các giải thưởng chính là sự công nhận về điểm đến du lịch gắn với văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một vấn đề thuộc về khái niệm cụ thể trong mối tương quan giữa du lịch và văn hóa trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hoá. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa, nhưng xét trong nội hàm về mối tương quan giữa văn hóa và du lịch, chúng tôi xin đi sâu vào một khái niệm: Văn hóa là tất cả những điều tốt đẹp được lưu lại trong quá trình vận động của cuộc sống, du lịch chính là hình thức hoạt động để giúp con người nhận biết, thưởng thức và trải nghiệm những điều tốt đẹp đó, có thể nói văn hoá là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch. Văn hóa Việt Nam tạo nên tính độc đáo, hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Điều đó cho thấy giữa du lịch và văn hóa có mối tương quan rất chặt chẽ: du lịch dựa vào văn hóa để phát triển và văn hóa dựa vào du lịch để quảng bá, đó là một trong những mối tương quan rất cơ bản. Điều mà chúng ta quan tâm ở đây chính là việc sử dụng và khai thác mối tương quan này như thế nào để đạt tới mục đích xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hoá. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và thẩm nhận về văn hóa, lịch sử dân tộc của nước sở tại thông qua di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, cách tổ chức cộng đồng, lối sống của một dân tộc TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 13 Luật Du lịch năm 2005 gọi du lịch văn hoá là Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm “truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Luật Du lịch năm 2005: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống”. Trong quá trình tổ chức triển khai du lịch, rất nhiều lúc nhiều nơi chúng ta đã vô tình bỏ qua yếu tố quan trọng này và đó cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao. Tại sao khách du lịch không thỏa mãn sau những chuyến đi tham quan, nghỉ dưỡng, mà mục tiêu mà họ mong đợi cho một chuyến đi du lịch là sự trải nghiệm những cái hay, cái đẹp, sự hài lòng và những điều sẽ trở thành kỷ niệm khó quên trong đời… nhưng thay vào đó là sự hẫng hụt bất bình, khó chịu thậm chí còn có người sau chuyến đi đã khảng định không muốn trở lại... Phải chăng chúng ta chỉ chăm chú vào việc khai thác nghĩa vụ của khách mà không chú ý đến đến việc chăm chút cho quyền lợi của họ khi họ có quyền được hưởng lợi sau khi đã trả tiền để mua các sản phẩm du lịch của chúng ta. Cũng như các sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm du lịch cũng phải được đảm bảo trước tiên là chất lượng, sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là những gì họ mua được, mà còn cao hơn thế đó là những gì họ cảm nhận được. Như một học giả đã nói: Du lịch là một hoạt động văn hoá cao cấp của con người. Bởi văn hoá là mục đích mà du lịch hướng tới, là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch. Dù người đi du lịch nhằm mục đích gì hoặc theo phương thức nào thì mục đích cuối cùng là nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân, để cảm nhận, thụ hưởng những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ rằng: Văn hóa chính là nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng để du lịch khai thác, vậy tại sao khách du lịch lại kêu ca phàn nàn về các sản phẩm du lịch không có chất lượng dẫn đến khách du lịch một đi không trở lại.. Có nhiều nguyên nhân, ngoài phương pháp, cách thức tổ chức, chất lượng dịch vụ chúng ta 14 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ đã bỏ quên yếu tố văn hóa trong vận hành và triển khai du lịch. Trong du lịch thì khách đến tức là đã mang đến lợi nhuận cho người chủ rồi, vậy làm thế nào để nguồn lợi ấy gia tăng và duy trì, điều đó phụ thuộc vào cách đối nhân xử thế của người chủ làm sao để mối bước đi, mỗi trải nghiệm của khách phải thấm đậm yếu tố văn hóa và chính những yếu tố văn hóa đó đã chinh phục và tạo ra ấn tượng tốt đẹp cho người khách du lịch. Bên cạnh đó việc xây dựng thương hiệu quyết định sự tồn tại và phát triển của một cơ sở cũng như cả ngành du lịch khi mỗi việc làm đều lấy chữ “tín” làm đầu như tổ tiên ta đã dạy. Các nhà nghiên cứu đã khảng định: Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá được biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của mối quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng đã được khẳng định. Nói cách khác, hành vi kinh doanh muốn có được thành công phải được thực hiện một cách văn hoá. Có thể gọi chung là nghệ thuật kinh doanh hay văn hoá kinh doanh... Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, văn hóa Việt Nam được dịp quảng bá cho thế giới không chỉ qua các phương tiện thông tin, mà bằng thực tế “tai nghe mắt thấy” qua du lịch, do vậy Văn hóa hơn lúc nào hết cần hoàn thiện chính mình để thực sự trở thành sản phẩm giá trị cho Du lịch. Không thể quảng cáo một đằng nhưng thực tế lại một nẻo, nội dung và hình thức không tương xứng...Mỗi nước đều có thế mạnh riêng của mình về văn hóa, điều mà cả thế giới khâm phục Việt Nam chính là lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của một dân tộc “Đem nhân nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy trí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi). Tất cả những chiến công vang dội trong lịch sử chống quân xâm lược được sản sinh từ lòng yêu nước, từ một nền văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng nhưng bình dị, đậm đà, sâu nặng tình người, còn lưu truyền tới muôn đời sau. Đi qua chiến tranh, chúng ta xây dựng đất nước với bao khó khăn và giờ đây sánh vai với bạn bè năm châu chúng ta tự hào với tổ quốc và dân tộc Việt nam, một điểm đến của giá trị, một vẻ đẹp tiềm ẩn. Chúng ta có một nền nghệ thuật cổ truyền dân tộc mà rất nhiều nước trên thế giới không có được, những thể loại nghệ thuật truyền thống như: Tuồng, Chèo, Rối nước, TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 15 Dân ca, những lễ hội truyền thống làng nghề, những thuần phong mỹ tục của các vùng miền vô cùng phong phú và đa dạng. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Việt Nam sở hữu một mạch nguồn tài nguyên văn hóa đồ sộ, với 5 di sản văn hóa vật thể - 1 di sản hỗn hợp - 14 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu (gồm 3 Di sản Tư liệu Thế giới và 4 Di sản Tư liệu Khu vực châu Á-Thái Bình Dương) được UNESCO vinh danh. Cùng với hơn 4000 di tích được xếp hạng quốc gia, 128 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, hơn 400 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, với một cộng đồng gắn kết 54 dân tộc anh em cùng chung sống suốt chiều dài bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng biệt và độc đáo, nước ta luôn được đánh giá rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Trong báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ số năng lực phát triển của du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019 và nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất thế giới. Trong 6 chỉ số du lịch trụ cột mà Việt Nam vinh dự thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, nguồn lực tài nguyên văn hóa mà chúng ta sở hữu giữ vị trí khá cao, thứ 25/117 nền kinh tế. Đó chính là kho báu văn hóa cần được giữ gìn, tôn tạo và phát triển để quảng bá tới bạn bè thế giới. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa giờ không chỉ cho ta mà còn cho bạn bè thế giới biết để hiểu ta, yêu mến và tôn trọng ta đó chính là những điều mà văn hóa dành cho du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định rõ: “Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của từng điểm đến”. Trong đó nhấn mạnh “chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh và góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam với bè bạn quốc tế”. Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, trong đó nhấn mạnh một số nội dung liên quan đến định hướng phát triển loại hình 16 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ du lịch văn hoá. Trong nội dung phát triển sản phẩm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ “phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc” cùng “phát triển thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc”. Mọi chủ trương, quyết sách đều được quyết định bởi yếu tố con người. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch văn hoá quyết định thương hiệu cho sản phẩm du lịch này. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững. Trong khuôn khổ diễn đàn ATF, so với các nước trong khu vực, thì chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam nói chung và tại các trung tâm du lịch lớn vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó là do nhân lực du lịch của chúng ta hiện nay vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, do đó dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch của nước ta còn thấp. Để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao thì chất lượng của nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức và hợp lý mới duy trì được thương hiệu và chất lượng phục vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh thỏa thuận tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch cho phép dịch chuyển lao động trong ngành du lịch thuộc khối ASEAN. Một người lao động tại Việt Nam có thể làm việc tại các nước thành viên ASEAN, trong khi đó, Việt Nam cũng có thể thu hút các lao động có trình độ để đáp ứng được các vị trí đòi hỏi trình độ cao đang bị thiếu hụt nhân lực. Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời với đặc trưng chung là thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động, trong đó có nghề du lịch. Việt Nam hội nhập với Cộng đồng Kinh tế ASEAN nên sẽ thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch. Đây được coi là lộ trình để phát triển và triển khai thực hiện nghề du lịch ở cấp quốc gia. Việc triển khai thỏa thuận này ở nước ta sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nếu không tận dụng tốt cơ hội, TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 17 không chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh thì du lịch Việt Nam sẽ thua trên chính sân nhà. Hiện nay, ngành du lịch ASEAN đã xây dựng tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour với tổng số 32 chức danh nghề, không bao gồm nghề hướng dẫn viên du lịch. Giáo trình đào tạo nghề chung cũng đã được xây dựng. Một số nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan... đã có cơ quan quốc gia cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch cho người lao động. Việc triển khai các thỏa thuận chung này mang lại rất nhiều lợi ích, Việt Nam có thể áp dụng được ngay các tiêu chuẩn chung của ASEAN, tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng các bộ tiêu chuẩn. Mặt khác, các doanh nghiệp và người lao động sẽ có điều kiện phát triển năng lực, được thừa nhận trình độ chuyên môn. Đối với các doanh nghiệp, họ sẽ có bộ tiêu chuẩn để áp dụng đào tạo tại chỗ, người lao động đáp ứng được kỹ năng nghề trong bộ tiêu chuẩn chung ASEAN sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước. Doanh nghiệp thêm nhiều cơ hội tuyển dụng trong ASEAN. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch sẽ tăng lên và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao. Các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo khung trình độ đã được thừa nhận là điều kiện tiên quyết để xây dựng ngành du lịch hội nhập quốc tế. Qua khảo sát tại các cơ sở đào tạo Du lịch hiện nay ở nước ta cho thấy một số vấn đề cần quan tâm đó là: - Chương trình đào tạo của chúng ta chưa thống nhất, mã ngành đào tạo chưa cập nhật, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chưa áp dụng triệt để các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Hiện nay chương trình dào tạo du lịch ở các cấp độ đều thiếu tính đồng nhất, đặc biệt đối với các cơ sở không đào tạo chuyên ngành du lịch mà chỉ tham gia đào tạo 1 hoặc 2 chuyên ngành chúng ta cần thống nhất dưới sự quản lý của Bộ chủ quản - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ sở mở mã ngành đào tạo cần tham khảo ý kiến của Bộ chủ quản và có sự thống nhất giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 18 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ tránh trường hợp mở mã ngành đào tạo du lịch tràn lan không có sự quản lý của cơ nhà nước, việc mở mã ngành đào tạo du lịch phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu như: cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập, lực lượng giảng viên đúng ngành nghề, có trình độ cao cả về lý thuyết và thực hành, chương trình giảng dạy phải phù hợp… Vấn đề tự chủ của các trường cũng cần phải có tiêu chuẩn cụ thể tham chiếu. - Chất lượng của đội ngũ giảng viên còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn giảng viên, phần lớn số lượng giáo viên, giảng viên ở các trường có đào tạo về du lịch được đào tạo từ các ngành khác. Cơ bản là từ các khối ngành văn hóa, xã hội hoặc quản trị kinh doanh. Việc giảng dạy về du lịch chủ yếu dựa vào vốn kiến thức tự học, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ nhiều kinh nghiệm của các thầy, cô. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, ngoài yếu tố tích hợp tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đối với chuyên môn nghiệp vụ trong khuôn khổ chương trình cho phép thì khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin để nâng tầm trong công tác giảng dạy là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Tuy đã có những cải thiện đáng kể với các chương trình đào tạo bổ sung song để đạt chuẩn khu vực và quốc tế thì đây vẫn là một trong những điểm yếu đối với đội ngũ giảng viên du lịch, đặc biệt là về ngoại ngữ. Giảng viên dạy thực hành phải là những người có tay nghề cao, có uy tín trong lĩnh vực họ giảng dạy và phải có trình độ sư phạm giỏi, yêu nghề và toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, học sinh sinh viên không chỉ được chau dồi kiến thức nghề nghiệp mà còn được giáo dục về tình yêu nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. - Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập du lịch còn thiếu thốn có nhiều cơ sở đào tạo phải dùng đến từ nghèo nàn về cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật mà vẫn duy trì giảng dạy, đây chính là nguyên nhân của chất lượng giảng dạy thấp, không đáp ứng yêu cầu, chạy theo số lượng, đào tạo không vì quyền lợi của người học. - Lực lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ sở đào tạo du lịch cần được bổ xung về năng lực chuyên môn, phương pháp quản lý, sự tìm tòi sáng tạo học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm hay của các cơ sở đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước cho cơ sở đào tạo của mình, phần lớn còn TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 19 ỉ lại vào cơ quan chủ quản, máy móc trong tư duy. Có những cơ sở bổ nhiệm lãnh đạo chưa đủ tiêu chuẩn tạo ra hiệu quả thấp trong công tác quản lý. - Phần lớn các cơ sở đào tạo chưa đưa ra được tiêu chuẩn của đầu ra (chất lượng sinh viên tốt nghiệp) cần phải có sự cam kết với xã hội: Sinh viên, học sinh sau khóa học tốt nghiệp ra trường sẽ đảm nhận được những công việc gì đến mức độ chất lượng như thế nào? Khi nào các cơ sở đào tạo chưa có sự cam kết đó là chưa khảng định được thương hiệu cho mình. - Phương pháp giảng dạy tại nhiều trường du lịch còn nặng về lý thuyết, coi nhẹ hay lẩn tránh thực hành trong khi việc đào tạo nghề Du lịch cần ưu tiên cho thực hành ở tỷ lệ cao. Đây là dấu hiệu của chất lượng giảng viên yếu và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy không đảm bảo, học sinh sinh viên không được thực hành nghề nghiệp dẫn đến khi ra trường các doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi nhận người vào làm, và như vậy tấm bằng chưa phải là chìa khóa vào đời cho các em. Nghịch lý thường được chia sẻ khi đề cập tới việc đào tạo du lịch đó là khi đào tạo thì đòi hỏi phải có thực hành, nhưng khi đi kiến tập và thực tập tại các cơ sở thì thì sinh viên khó có thể tiếp cận được với công việc thực tế bởi nhiều quy định ràng buộc dẫn tới tình trạng suốt thời gian thực tập (8 tuần), kiến tập (1-3 tuần) sinh viên vẫn không có khả năng tiếp cận với thực tế nghề nghiệp và tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân. Trách nhiệm này thuộc về cơ sở đào tạo. Sự mất cân bằng trong đào tạo giữa lý thuyết và thực hành ở các bậc học cũng cần được quan tâm thích đáng. Ở hai bậc học này, việc đào tạo theo truyền thống trên giảng đường ít được gắn với thực hành. Vì vậy, mặc dù ngồi trên ghế nhà trường 3-4 năm nhưng có không ít sinh viên không có kỹ năng xử lý công việc. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố, có thể xuất phát từ cách nhìn “học đại học thì không hướng vào dạy nghề”, bên cạnh sự hạn chế về cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ khi dạy thực hành chưa tương xứng nên giờ thực hành thường bị coi nhẹ hoặc làm lấy lệ. Nhìn chung, phần thực hành vẫn là một trong những vấn đề khó khăn rất lớn đối với việc giảng dạy du lịch ở các bậc học... Hầu hết các ý kiến của 20 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo trong các chương trình hội thảo chuyên ngành đều thống nhất ở hai vấn đề cơ bản: Đào tạo du lịch hiện nay đang ở trong tình trạng thiên về lý thuyết mà thiếu thực hành; khả năng tiếp cận thực tế và thích nghi với môi trường làm việc kém, giao tiếp cơ bản trong công việc chưa đạt yêu cầu đặc biệt là việc sử dụng ngoại ngữ. Tại Thông báo kết luận số 469/TB-VPCP ngày 06/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về tình hình đào tạo nhân lực du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực ngành du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo là điều kiện bắt buộc để được thực hiện cơ chế đặc thù này. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học có đào tạo các ngành về du lịch khẩn trương triển khai xây dựng Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực Du lịch chất lượng cao, triển khai tốt Nghị quyết số 08 của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần chú ý một số điểm sau: - Cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng thống nhất và đưa ra chương trình chung cho các cơ sở đào tạo với tiêu chí bám sát tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tăng cường tỷ lệ thực hành, ngoại ngữ và tin học thí điểm đào tạo một số ngành nghề bằng tiếng Anh. Xây dựng khung chương trình đào tạo tiên tiến, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội. - Xây dựng mối liên hệ có trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch, trên cơ sở nhu cầu của việc làm, đơn đặt hàng từ các các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo xây dựng chỉ tiêu, tiêu chí đào tạo hàng năm. Các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thực hành tại cơ sở của mình, từ đó triển khai việc kiểm tra, tuyển dụng nhân viên sau khóa học. - Đội ngũ giảng viên du lịch cần phải có chế độ bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ sư phạm, kỹ năng thực hành, giao tiếp học hỏi các cơ sở đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước, có sự trao đổi lựa chọn lực TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 21 lượng giảng viên giữa các cơ sở đào tạo với nhau thông qua Hội đồng hiệu trưởng. - Hàng năm cần tổ chức Hội thi tay nghề du lịch toàn quốc, tiến tới Hội thi tay nghề Du lịch ASEAN cho nguồn nhân lực lao động du lịch cả nước và các giảng viên các cơ sở đào tạo, bên cạnh mục tiêu tôn vinh người lao động ngành du lịch, từ hội thi có thể tìm ra những tài năng, những kinh nghiệm quý giá trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch, lựa chọn bổ sung cho đội ngũ giảng viên có tay nghề cao của các Trường đào tạo du lịch. - Tăng cường hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đào tạo du lịch với tiêu chí bám sát thực tiễn, trao đổi, liên kết hỗ trợ lẫn nhau một cách có trách nhiệm giữa các trường chuyên đào tạo du lịch và các trường có tham gia đào tạo du lịch, tham mưu trực tiếp cho cơ quan quản lý nhà nước về chính sách chế độ và các giải pháp trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực du lịch. - Cần thành lập tổ chức quốc gia kiểm định chất lượng và cấp chứng chỉ nghề cho lao động ngành du lịch để trên cơ sở đó sắp xếp đúng vị trí công việc và mọi chế độ cho người lao động. - Tổ chức đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế cho các trường đào tạo du lịch. - Thành lập các trung tâm bồi dưỡng tay nghề chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế tại các vùng miền để kịp thời cung cấp bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho các cơ sở du lịch. - Tăng cường trang thiết bị tin học trong các cơ sở đào tạo, xây dựng các bài giảng bằng công nghệ 4.0 cho tất cả các chuyên ngành, song song với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cao cho lực lượng giảng viên. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội, ngành Du lịch và đặc biệt với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, chú ý đặc biệt nguồn nhân lực du lịch văn hoá hơn bao giờ hết cần chuẩn bị cho mình đầy đủ mọi điều kiện cần thiết với trách nhiệm cao, bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn mực. Góp phần quan trọng vào sự nghiệp 22 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ phát triển Du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương của Đảng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. 2. Nghị quyết số 82/NQ-CP. 3. Luật Du lịch năm 2005. 4. Đặc sắc du lịch văn hoá. Thanh Giang - Tổng hợp báo Tin Tức 11/2022. 5. Kết luận số 469/TB-VPCP ngày 06/10/2017 của Văn phòng Chính phủ. PRACTICING SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT AND ESTABLISHING SWISS TOURISM IDENTITY: LESSONS FOR VIETNAM Mr. Urs Eberhardt1 1. INTRODUCTION My name is Urs, a proud alumnus of EHL - Hospitality Business School, a prestigious institution that has led the field of global hospitality management education for over 130 years. Currently, I serve as the Regional Director for Southeast Asia at BHMS - Business and Hotel Management School in Switzerland, part of the renowned Benedict Education Group, which boasts over 95 years of excellence in the education sector. At the 2024 International Conference on “Sustainable Tourism Development: Identity, Resources – International Experiences and Insights for Vietnam,” I am honored to present key perspectives on how Switzerland has built a sustainable tourism industry, alongside valuable lessons Vietnam can adopt. Specifically, I would like to emphasize the indispensable role of culture and human resources in fostering a tourism industry that not only endures but thrives sustainably over time. CULTURAL IDENTITY AND HUMAN RESOURCES IN TOURISM DEVELOPMENT The Role of Culture in Tourism Cultural identity is a key factor attracting international tourists to Switzerland. Beyond the majestic scenery of the Alps, it is the rich cultural heritage preserved over centuries that captivates visitors. Director of Southeast Asia Strategic Development at the Business Hotel Management School. 1  24 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Culture serves as a bridge between people and their history, offering emotionally rich and unforgettable travel experiences. A nation with a unique cultural identity not only draws tourists but also encourages them to return for further exploration. Switzerland’s culture is closely tied to its many heritage sites, including ancient architecture, traditional festivals, and unique customs. A distinct feature of Swiss culture is its linguistic and regional diversity. With four official languages—German, French, Italian, and Romansh—Switzerland offers an exceptional cultural variety. This cultural fusion has allowed Switzerland to develop unique tourism models, such as music festivals, international cultural events, and the preservation of traditional villages. Human Resources – A Valuable Asset in Swiss Tourism People play a central role in defining the uniqueness of Swiss tourism. Hospitality and service industry workers are meticulously trained not only in technical skills but also in customer interaction and communication. Their warmth, professionalism, and dedication leave lasting impressions on visitors, fostering strong emotional connections. This, in turn, encourages many tourists to return to Switzerland for repeat visits and share positive stories about their experiences. Swiss tourism places great emphasis on both technical skills and ethical values, as well as a sense of responsibility to the community. These principles are taught at top hospitality schools such as EHL, where I had the privilege of studying, and are implemented across businesses large and small throughout the country. This model is one that Vietnam can learn from to enhance service quality and build lasting trust with tourists. 3. THE DEVELOPMENT OF SWISS TOURISM: LESSONS FROM THE PAST The Emergence of Mass Tourism Swiss tourism began to gain prominence in the 18th century when poets and writers celebrated the majestic beauty of the Alps. During this period, Switzerland became a destination for the European aristocracy, TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 25 who embarked on cultural and geographical explorations known as the “Grand Tour.” Over time, individual travel gradually expanded into mass tourism, leading to the rapid growth of Swiss tourism in the 19th century. Thomas Cook, the pioneer of organized travel, was instrumental in establishing mass tourism in Switzerland in 1863. With the rising travel demand, Switzerland continuously improved its transportation infrastructure, particularly its modern railway network, allowing tourists to easily travel across European countries. The scenic railway routes through the mountains further enhanced the travel experience for visitors. Luxury Hotels and Tourism Switzerland’s golden age of tourism occurred in the late 19th and early 20th centuries when many palace-style luxury hotels were established throughout the Riviera Montreux region. These grand hotels catered to the upper class but also became symbols of sustainable tourism development, blending luxury services with environmental stewardship. Switzerland demonstrated that the development of luxury tourism could coexist with environmental protection and the preservation of cultural heritage. This provides an important lesson for Vietnam, where luxury tourism is emerging as a key sector. 4. THE “SWISSTAINABLE” MODEL OF SUSTAINABLE TOURISM Sustainable Transportation One of the key factors contributing to the sustainability of Swiss tourism is its highly developed public transportation system. Switzerland boasts one of the densest rail networks in the world, allowing even the most remote areas to be easily accessible. This not only reduces CO2 emissions but also enriches the experience for nature-loving tourists. Train journeys through the Alps offer a unique travel experience, drawing visitors eager to explore Switzerland’s breathtaking natural landscapes. 26 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Water and Air – Precious Natural Resources Switzerland holds 6% of Europe’s freshwater reserves, making it an ideal destination for tourists seeking clean, safe water. The country’s air quality remains consistently high, thanks to strict environmental protection policies. This has positioned Switzerland as a leader in wellness tourism, where visitors can benefit from the clean air and pristine natural surroundings. Nature Conservation Switzerland’s commitment to nature conservation is evident through its 20 national parks, which cover over 31% of the country’s total area. The Swiss government has enforced the Forest Act since 1876, ensuring that forest areas are preserved. This framework allows tourism to flourish without harming the environment. These sustainable practices underscore the importance of balancing tourism development with environmental preservation, providing valuable insights for Vietnam as it seeks to grow its tourism industry responsibly. 5. RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM BASED ON LESSONS FROM SWITZERLAND Developing Sustainable Tourism through Cultural and Natural Conservation Vietnam, with its rich cultural diversity and abundant natural resources, has significant potential to develop sustainable tourism. One of the key lessons from Switzerland is the integration of tourism with cultural and environmental conservation, ensuring that these valuable assets are preserved for future generations while also providing economic benefits to local communities. In Vietnam, natural heritage sites such as Ha Long Bay, Phong Nha-Ke Bang, and the majestic landscapes of Ha Giang have become popular attractions for international tourists. However, the management and preservation of these areas require further effort to mitigate the negative impacts of tourism activities. Vietnam must invest TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 27 in nature conservation programs similar to Switzerland’s development of national parks and strict environmental protection policies. These measures will ensure that the country’s valuable heritage remains intact throughout its development process. Establishing a Sustainable Tourism Program Vietnam can learn from Switzerland’s “Swisstainable” model in creating a sustainable tourism program. Switzerland has successfully established clear standards, not only focusing on environmental protection but also generating sustainable economic opportunities for local communities. This program promotes the use of renewable energy, waste reduction, and the conservation of natural resources in accommodations and tourism activities. Implementing similar standards in Vietnam would enhance the country’s image, attracting international tourists not only for its beauty but also for its commitment to environmental responsibility. For instance, resorts in Sa Pa and Da Lat could adopt green standards, reducing carbon emissions and utilizing renewable energy sources. Innovating Tourism with Technology As technology rapidly advances, Vietnam must encourage innovation in tourism products, particularly through the adoption of smart technology solutions. These technologies can not only attract more visitors but also significantly improve their experiences. Switzerland has prioritized the use of advanced data analytics in tourism to enhance visitor experiences and optimize business strategies. A notable example is the application of artificial intelligence (AI) to analyze real-time tourism data, allowing systems to quickly and accurately respond to tourist needs. This approach not only improves customer satisfaction but also helps identify previously unnoticed patterns in tourist behavior, leading to optimized sustainable development strategies. Vietnam can adopt this model to build a smart tourism system. By integrating technologies such as AI and data analytics, Vietnam can 28 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ anticipate and meet the diverse needs of tourists while improving operational efficiency. This will contribute to a faster post-pandemic recovery and help Vietnam’s tourism industry grow sustainably and remain competitive on the global stage. Enhancing Tourism Service Quality and Workforce Development One of the key factors contributing to Switzerland’s success in tourism is its outstanding service quality. Vietnam can learn from this experience by investing in workforce development within the tourism sector, particularly in the hospitality and service industries. To ensure the delivery of top-tier services, Vietnam must focus on improving the skills of employees across all levels, from entry-level positions to managerial roles. Currently, many universities and colleges in Vietnam offer tourism programs, but the quality of education needs to be improved to meet international standards. Tourism workers need to be equipped not only with professional knowledge but also with essential soft skills such as communication, foreign languages, customer service, and problem-solving. Promoting International Cooperation in Tourism Training Achieving these goals requires strong international cooperation. Educational institutions like Swiss Edu Hub, EduWhy, and the Vietnam Tourism Training Association (VITEA) play a crucial role in connecting top global hospitality schools like BHMS in Switzerland with tourism and hospitality schools in Vietnam. These partnerships offer numerous benefits to Vietnamese students, providing them with affordable access to comprehensive and high-quality training. Students from Vietnamese universities and colleges will have the opportunity to participate in joint programs, where they can combine theoretical learning with practical experience in internationally recognized hotels. These training programs are designed to enhance not only practical skills for frontline positions but also managerial capabilities, ensuring long-term career success. TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 29 Such cooperation will not only benefit students but also contribute to improving the quality of the tourism workforce in Vietnam. Domestic employers will have access to candidates trained to international standards, helping elevate Vietnam as an attractive tourist destination known for both its natural beauty and service excellence. Conclusion Switzerland’s tourism success serves as a testament to how the combination of culture, people, and nature can foster a sustainable and thriving tourism industry. Learning from and applying the best practices from Switzerland and other developed nations will provide a solid foundation for Vietnam’s sustainable tourism development. Key investments in cultural preservation, smart technology adoption, and workforce quality are essential for enhancing Vietnam’s competitiveness in the global market. Looking ahead, collaborative programs will not only focus on education but also expand into cultural and tourism exchanges between Vietnam and Switzerland. Such collaboration will create diverse opportunities for both countries, unlocking immense growth potential. Vietnam will gain valuable insights into tourism management and development from Switzerland, while Switzerland will have the chance to explore Vietnam’s rich cultural assets, including its diverse and vibrant cuisine. This partnership will strengthen both nations’ tourism sectors and contribute to a deeper connection, striving towards shared sustainable values in global tourism. Moreover, Vietnam takes pride in its long and heroic history and cultural heritage. Throughout the centuries, the Vietnamese people have shown remarkable resilience, preserving their independence and cultural identity. The spirit of patriotism and steadfastness remains a core value that the nation holds dear. These values are crucial in promoting international cultural cooperation and sharing Vietnam’s proud historical narrative with the world. With such a rich history, Vietnam is not only a captivating tourist destination but also a country that offers much for the world to admire and learn from. 30 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Lastly, I would like to express my sincere gratitude to the organizers, the Vietnam Tourism Training Association (VITEA) and Swiss Edu Hub by EduWhy, for serving as invaluable bridges that have facilitated this opportunity for us, representatives from leading global hospitality and tourism institutes, to share and exchange insights with esteemed delegates from Vietnam. The cooperation between our two nations will not only strengthen relationships in education and tourism but also open up new opportunities for sustainable development in the future. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA THÔNG QUA DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM TÀI NĂNG VĂN HÓA DU LỊCH NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ông Nguyễn Xuân Trung1 Ông Nguyễn Đức Bá2 ThS. Chu Khánh Linh3 Tóm tắt: Ngày 20/10/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 4929/BGDĐT-GDĐH nhằm hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017-2020. Trong đó, nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Bài viết tổng hợp một số lý thuyết liên quan và tình hình thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa, phân tích một số yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch văn hóa và dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch. Đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa thông qua Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch, từ đó đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Từ khóa: Đào tạo, nguồn nhân lực, du lịch văn hóa, vườn ươm, hội nhập. Abstract: On October 20th, 2017, the Ministry of Education and Training issued Official Letter No. 4929/BGDĐT-GDĐH to guide the special mechanism for training tourism human resources at the university level during the period 2017-2020. This document emphasized the close cooperation between higher education institutions and enterprises to better meet the demands of the labor market and international integration. This paper synthesizes relevant theories and the practical Giám đốc Dự án, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Tam Chúc. 1  PGĐ thường trực Dự án, PGĐ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo. 2  Phó trưởng khoa, Phụ trách điều hành Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa 3  TP. Hồ Chí Minh. 32 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ situation of training human resources for cultural tourism, analyzes some requirements for cultural tourism human resources and the Cultural Tourism Talent Incubation Project. At the same time, the paper proposes solutions to improve the quality of training human resources for cultural tourism through the Cultural Tourism Talent Incubation Project, thereby meeting the needs of international integration. Keywords: Training, human resources, cultural tourism, incubator, integration 1. MỞ ĐẦU Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch thích ứng với tác động của đại dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2030”, trong đó xác định 3 nhóm giải pháp chính gồm: Nhóm giải pháp cấp bách hỗ trợ nhân lực ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực của ngành thích ứng với đại dịch và chuẩn bị cho sự phục hồi; Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch; Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn phát triển1. Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển các ngành công nghiệp du lịch văn hóa chiếm 10-15% trong số 18.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch, kỳ vọng đến năm 2030: Ngành du lịch văn hóa chiếm 15-20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch2. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch chưa đạt được hiệu quả cao, dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực du lịch vừa thừa vừa thiếu. Đặc biệt, nguồn nhân lực du lịch văn hóa đòi hỏi phải am hiểu sản phẩm du lịch văn hóa, nắm rõ về kiến thức văn hóa, lịch sử tại các địa phương để mang đến những giá trị đặc sắc cho chương trình du lịch. Việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa chất lượng cao rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai  ttps://daibieunhandan.vn/doi-moi-cong-tac-dao-tao-nhan-luc-cho-nganh-du-lich- h 1  post286798.html https://bvhttdl.gov.vn/van-hoa-la-nguon-luc-phat-trien-du-lich-20220919075340998.htm 2  TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 33 đoạn mới. Bài viết tập trung nghiên cứu tình hình nguồn nhân lực du lịch văn hóa, hoạt động đào tạo và liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn như: từ các công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa, nguồn nhân lực du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, các nguồn số liệu thống kê, các báo cáo tổng hợp liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích dữ liệu định tính nhằm đánh giá tình hình, yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch văn hóa hiện nay. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Lý thuyết liên quan 3.1.1. Khái niệm cơ bản Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa liên quan đến việc đi đến các điểm đến để tìm hiểu về lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc và lối sống của một nền văn hóa cụ thể. Du lịch văn hóa có thể bao gồm tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, tượng đài, tham dự các lễ hội văn hóa và trải nghiệm ẩm thực địa phương. Khách du lịch văn hóa tìm cách hòa mình vào văn hóa địa phương và hiểu sâu hơn về lối sống của cộng đồng (Quảng Đại Tuyên, 2023). Du lịch văn hóa là một thị trường phổ biến, đặc biệt là đối với những du khách trưởng thành muốn hòa mình vào văn hóa và lịch sử địa phương của một điểm đến. Thị trường tiềm năng cho du lịch văn hóa rất rộng, từ những người quan tâm đến lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc đến những người chỉ đơn giản là thích trải nghiệm các nền văn hóa mới. Với sự toàn cầu hóa ngày càng tăng của du lịch và sự quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch bền vững, du lịch văn hóa dự kiến sẽ tiếp tục phát triển (Quảng Đại Tuyên, 2023). 34 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nhân lực du lịch Huỳnh Quốc Thắng (2013), nhân lực du lịch là lực lượng lao động trong ngành và trong cộng đồng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch với một năng lực tay nghề, trình độ nhận thức nhất định, cùng với những phẩm chất tối thiểu về thể lực, trí tuệ, đạo đức.... Với góc nhìn tổng thể, nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch gồm: (1) đội ngũ tác nghiệp (kinh doanh, dịch vụ...); (2) đội ngũ kỹ thuật tham gia trong các cơ quan, đơn vị hoạt động ngành; (3) đội ngũ quản lý trực tiếp và gián tiếp (Nhà nước, sự nghiệp, doanh nghiệp du lịch); (4) lực lượng xã hội các loại tham gia mọi lĩnh vực hoạt động du lịch; (5) đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy trong các lĩnh vực liên quan du lịch (Huỳnh Quốc Thắng, 2024). Liên kết giữa doanh nghiệp và đơn vị đào tạo Quan hệ liên kết, hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của cán bộ quản lí, giảng viên, người học và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức (Đỗ Thị Thanh Toàn, 2018). Mô hình nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch theo công thức “hành vi – thái độ - kỹ thuật (gồm cả lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành)” cần được triệt để khai thác để không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn có thể theo hướng đó để tạo ra những phương thức năng động nhằm từng bước thực hiện “chuẩn hóa” việc đào tạo (Huỳnh Quốc Thắng, 2024). Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp nếu không chịu thay đổi ắt sẽ bị tụt lại phía sau. Việc liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp du lịch, nhà trường, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trở nên cần thiết để đáp ứng nhu cầu, thách thức phát triển ngành du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới. TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 35 3.1.2. Yêu cầu của nguồn nhân lực du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế Nguồn nhân lực du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu, sở thích của khách du lịch đam mê về văn hóa cần đảm bảo có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ như sau: Thứ nhất, du khách thích loại hình du lịch văn hóa luôn tìm kiếm trải nghiệm đích thực, bao gồm tương tác với người dân địa phương và tham gia vào các nghi lễ hoặc sự kiện truyền thống, lễ hội văn hóa, tham quan các di tích lịch sử hoặc viện bảo tàng, lớp học nấu ăn để tìm hiểu về ẩm thực địa phương (Quảng Đại Tuyên, 2023). Nhân lực du lịch văn hóa cần có hiểu biết sâu sắc và kết nối chặt chẽ với các điểm tham quan, để từ đó cung cấp những thông tin có chất lượng cho khách du lịch. Họ còn là người kết nối cảm xúc giữa du khách và điểm tham quan, các giá trị văn hóa, trải nghiệm văn hóa thông qua những điểm “chạm” của bài thuyết minh, hoạt động trải nghiệm, dịch vụ sử dụng, từ đó tăng cảm nhận của khách hàng. Thứ hai, nhân lực du lịch văn hóa cần có các kiến thức về phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm để có năng lực quản lý các hoạt động của du khách tại các điểm du lịch văn hóa, di tích, di sản... Họ cần có sự hiểu biết về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong môi trường đa văn hóa, ứng xử liên văn hóa giữa các địa phương, quốc gia, để hạn chế những tác động tiêu cực của du khách đến giá trị văn hóa bản địa tại các địa phương, tránh việc truyền đạt sai lệch các tập tục văn hóa, giá trị các truyền thống và phong tục địa phương. Thứ ba, người làm du lịch văn hóa cần giữ vững quan điểm, lập trường, có nhận thức đúng đắn về đặc trưng văn hóa của từng địa phương. Từ đó, đủ bản lĩnh, khả năng thuyết phục, giúp du khách trải nghiệm trọn vẹn sự đa dạng, nét đặc sắc, điểm khác biệt trong văn hóa tại các điểm đến. Có trách nhiệm trong việc hạn chế rác thải, bảo vệ di sản trước những tác động của du khách. Thứ tư, nhân lực du lịch văn hóa cần phát huy vai trò là “đại sứ văn hóa” để giới thiệu truyền thống và phong tục địa phương cho du khách. Họ cần thực hiện đúng, đủ các quy định tại các điểm tham quan để trở thành hình ảnh chuẩn mực trước du khách và thúc đẩy tuyên 36 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ truyền trong cộng đồng địa phương nhằm chung tay bảo vệ các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, cần có năng lực giúp du khách “hòa nhập văn hóa” với cộng đồng địa phương, từ đó gia tăng trải nghiệm tại các điểm đến văn hóa, thuận lợi tương tác và thấu hiểu cộng đồng, hòa nhập lối sống địa phương khi tới tham quan. Thứ năm, nhân lực du lịch văn hóa cần nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử – Tôn giáo. Khuyến khích hiểu ngôn ngữ của các dân tộc tại các địa phương; có kiến thức giải thích biểu tượng văn hóa tôn giáo – chữ Hán Nôm tại các điểm di tích lịch sử; cập nhật các kỹ năng thiết kế sản phẩm văn hóa phù hợp với thị hiếu của du khách. Thứ sáu, cần có năng lực sử dụng công nghệ để sáng tạo sản phẩm dịch vụ từ AI, gia tăng trải nghiệm khách hàng thông qua các ứng dụng chuyển đổi số, sử dụng hiệu quả trang website trực tuyến, thực hiện hiệu quả quy trình tổ chức đặt phòng – đặt dịch vụ – thanh toán trực tuyến... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế; có khả năng tương tác trên mạng xã hội và sử dụng hiệu quả các kênh bán hàng trực tuyến. 3.2. Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trong thời gian qua, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Tam Chúc đã tổ chức các cuộc thi “Ấn tượng Tam Chúc”, “Đại sứ văn hóa du lịch” năm 2021, 2022; “Dự án vườn ươm tài năng văn hóa du lịch” năm 2023, 2024. Đây là cuộc thi giúp sinh viên trên toàn quốc trải nghiệm, giao lưu, kết nối và hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia trong nước, quốc tế. Sinh viên khi tham gia dự án sẽ được trang bị hệ thống kiến thức nền tảng chuyên sâu về các vấn đề lịch sử, di sản văn hóa, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa các dân tộc Việt Nam... vận dụng, khai thác trong hoạt động du lịch; rèn luyện và nâng cao các kỹ năng, tư duy sáng tạo trong thiết kế các sản phẩm du lịch, lập kế hoạch và đề xuất dự án... Từ đó, có cơ hội phát huy tiềm năng, thế mạnh, mở rộng tầm nhìn, nuôi dưỡng tinh thần, thái độ tích cực trong học tập và nghề nghiệp sau này. Hiện nay, Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Tam TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 37 Chúc tiếp tục triển khai dự án “Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch” (giai đoạn 2024 – 2034). Về Ban Giám đốc dự án có 3 thành viên, Hội đồng khoa học có 5 thành viên đều là những chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu về du lịch, văn hóa, di sản văn hóa. Bên cạnh đó, dự án còn cộng tác thường xuyên với gần 30 thầy cô, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản phẩm du lịch, marketing du lịch, văn hóa du lịch, di sản gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương, du lịch cộng đồng, ngôn ngữ chuyên ngành du lịch.... Qua 4 năm hình thành và phát triển, Dự án đã tổ chức nhiều cuộc thi học thuật, tọa đàm khoa học, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, ký kết hợp tác chiến lược với 36 trường cao đẳng, đại học trên cả nước, đặc biệt lan tỏa và thu hút sự tham gia của hơn 4000 sinh viên thuộc 60 trường đào tạo các ngành trong lĩnh vực du lịch. Trong thời gian sắp tới, dự án có định hướng phát triển cụ thể như: (1) kết nối dự án đến các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế; (2) tăng thời lượng đào tạo online về những xu hướng mới của văn hóa, du lịch; (3) tổ chức ngày hội việc làm nhằm kết nối doanh nghiệp với các thí sinh tham gia dự án; (4) tổ chức Hội thảo quốc tế nhằm kết nối các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế; (5) kết nối TEDxĐaKao để đưa tiếng nói chuyên gia, giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực văn hóa, du lịch ra mạng lưới toàn cầu. 3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch đã có những thuận lợi như: Thứ nhất, Dự án nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của cơ quan quản lý về du lịch các cấp; các trường đào tạo về du lịch trên cả nước; các chuyên gia hàng đầu về văn hóa, du lịch; sự nhiệt tình tham gia của sinh viên qua rất nhiều năm triển khai hoạt động; Thứ hai, Dự án nhận được sự tài trợ ổn định và đầu tư tăng tiến theo quy mô các hoạt động của từng năm của các nhà tài trợ chính; 38 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Thứ ba, Ban Giám đốc, Hội đồng khoa học, đội ngũ giảng viên, chuyên gia thường trực có năng lực tổ chức tốt các hoạt động của dự án, có uy tín về chuyên môn và học thuật, có tầm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trong và ngoài nước; Thứ tư, những sinh viên tham gia dự án đã góp phần lan tỏa các giá trị tích cực, nuôi dưỡng đam mê, kết nối thế hệ, chuyển giao tri thức, liên tục phát triển để thành công trong sự nghiệp và đóng góp tích cực cho xã hội. Bên cạnh đó, Dự án còn gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định như: (1) Trong giai đoạn hình thành và phát triển, dự án mới tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở mảng kinh doanh lữ hành và phát triển các sản phẩm du lịch; Một số các mảng như nhà hàng, khách sạn cần thêm thời gian để hoàn thiện nội dung đào tạo trong tương lai; (2) Dự án kéo dài từ 3 – 5 tháng để có thời gian lựa chọn sinh viên xuất sắc qua các hoạt động tập huấn, tham gia nhiều vòng thi; đòi hỏi tính kiên trì bền bỉ và nỗ lực trong thời gian dài của sinh viên các ngành du lịch; (3) Giai đoạn đầu triển khai hoạt động, một số đơn vị đào tạo chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về tầm nhìn – sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Dự án, nên sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên tham dự các hoạt động của dự án vẫn còn ít. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa thông qua Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch Thông qua nhận định một số yêu cầu và thực tiễn đã triển khai, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch văn hóa thông qua dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch như sau: Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa bao gồm: (1) Đổi mới công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, có chiến lược thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực du lịch văn hóa; TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 39 (2) Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc nghiên cứu văn hóa, giá trị văn hóa bản địa tại các địa phương cho nhân lực du lịch; (3) Là cầu nối liên kết hỗ trợ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, diễn đàn, câu lạc bộ trong việc đẩy mạnh mối liên kết với các cơ sở đào tạo; (4) Ban hành các chính sách cụ thể, khả thi khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động đào tạo nhân lực du lịch. Tạo cơ chế phối hợp giữa các trường đại học và doanh nghiệp, có chính sách ghi nhận động viên các bên tham gia. Thứ hai, đối với hệ thống chuyên đề đào tạo của Dự án Vườn ươm Trong đào tạo và đào tạo lại gắn với hoạt động thực hành, thực tế, những kỹ năng do các nghệ nhân/đội ngũ quản lý, chuyên gia... truyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng (Huỳnh Quốc Thắng, 2024). Việc đào tạo thêm các chuyên đề tại dự án Vườn ươm sẽ giúp sinh viên xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng tại các địa phương, sản phẩm khác biệt thể hiện văn hóa tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Từ đó, sinh viên có khả năng tổng hợp và vận dụng kiến thức để xây dựng văn hóa doanh nghiệp du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch phù hợp với yêu cầu và khả năng của các địa phương, doanh nghiệp. Bên cạnh các chuyên đề có giá trị hiện nay đang triển khai, dự án có thể bổ sung thêm một số chuyên đề như: (1) du lịch cộng đồng gắn với giá trị của các tài nguyên, giá trị văn hóa bản địa, nguồn lực du lịch ở các địa phương theo chuyên đề đặt hàng; (2) sáng tạo sản phẩm du lịch và dịch vụ từ AI nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các ứng dụng chuyển đổi số; (3) hướng dẫn sử dụng hiệu quả website trực tuyến; (4) tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp du lịch và lữ hành.... Ngoài ra, dự án có thể mời thêm các nghệ nhân tại các làng nghề tham gia hướng dẫn trực tiếp các kiến thức, kỹ năng tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa. Vì họ là chủ thể, có vai trò, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, tăng giá trị, sức hút và sự trải nghiệm điểm đến cho du khách. 40 ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Thứ ba, ứng dụng kỹ thuật số và nghiên cứu xây dựng kênh đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp cho dự án để lan tỏa kiến thức đến nhiều hơn với sinh viên du lịch các trường cao đẳng, đại học trên cả nước Thứ tư, phát huy hoạt động liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học trên cả nước. Thể hiện tính cam kết của các đơn vị đào tạo, không chỉ sinh viên thụ hưởng các giá trị của dự án một chiều, mà đơn vị đào tạo cùng chung tay phát triển dự án. Các đơn vị đào tạo chủ động tuyển chọn sinh viên tiêu biểu và đề cử tham gia dự án, cuộc thi... Bên cạnh đó, Dự án có thể đặt văn phòng tại các đơn vị ký kết hợp tác trên cả nước, cử đại diện để kết nối doanh nghiệp địa phương nhằm đào tạo trực tiếp cho sinh viên sau khi kết thúc khóa đào tạo kiến thức tập trung. Để sau cuộc thi, dự án vẫn duy trì kết nối những sinh viên giỏi, tạo điều kiện cung cấp nhân lực du lịch văn hóa chất lượng cao cho doanh nghiệp, điểm đến. Thứ năm, kết nối sinh viên quốc tế thông qua việc tổ chức cuộc thi online “Tìm hiểu văn hóa Việt Nam”, thông qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam đến du khách trên toàn thế giới, giúp sinh viên dự án nâng cao năng lực ngoại ngữ, tiếp cận với bạn bè quốc tế. 4. KẾT LUẬN Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ cần thiết. Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có sự liên kết giữa cơ quan quản lý du lịch, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp du lịch và các đơn vị đào tạo. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân không chỉ đưa ra những sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch Việt ra quốc tế mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch1. Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch qua quá trình phát triển đã tạo được tầm ảnh hưởng, lan tỏa các giá trị tích cực, mang đậm dấu ấn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp du lịch. Kết quả đào https://thoibaotaichinhvietnam.vn/khu-vuc-tu-nhan-giu-vai-tro-don-bay-giup-tang- 1  truong-du-lich-19245.html. TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 41 tạo của dự án là thế hệ sinh viên du lịch trẻ, năng động, hội tụ kiến thức – kỹ năng – thái độ đáp ứng được yêu cầu về nhân lực du lịch văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhân lực du lịch văn hóa được đào tạo chuẩn sẽ giúp du khách tích lũy các trải nghiệm cá nhân trong việc tìm hiểu văn hóa địa phương, linh hoạt đáp ứng nhu cầu, sở thích và làm hài lòng các đối tượng khách hàng. Từ đó, tạo cơ hội cho du khách thử sức và kết nối với người dân địa phương thông qua những hoạt động văn hóa như lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, tham quan tìm hiểu các điểm di tích, lịch sử văn hóa, để lại ấn tượng khó phai về điểm đến du lịch văn hóa. Tiếp tục duy trì Dự án Vườn ươm tài năng văn hóa du lịch nói riêng và phát triển các dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa nói chung sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Quốc Thắng (2013), “Tổng quan về đào tạo & xây dựng nguồn nhân lực du lịch”; Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nguồn nhân lực và phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, Trường Đại học Phan Thiết và Cơ quan Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, Phan Thiết 28/10/2013, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.159. 2. Huỳnh Quốc Thắng (2024), Liên kết và đào tạo phát triển du lịch (Từ tài nguyên đến sản phẩm), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.16. 3. Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), Liên kết trường Đại học và Doanh nghiệp – Phương thức nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2-6/2018), tr.34-38. 4. Quảng Đại Tuyên (2023), Du lịch đặc thù, NXB Khoa học Xã hội. DU LỊCH VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PGS.TS. Phạm Trung Lương1, ThS. NCS. Nguyễn Thị Thuý Hằng2 Tóm tắt: Là quốc gia với bề dày hàng ngàn năm lịch sử và là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng đa dạng và phong phú để phát triển du lịch văn hóa với tư cách là lĩnh vực trọng tâm của du lịch Việt Nam đồng thời là một trong 13 hợp phần (phân ngành) của công nghiệp văn hóa. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hóa để nhận diện những “điểm nghẽn” và những cơ hội - thách thức đối với du lịch văn hóa với tư cách là phân ngành của công nghiệp văn hóa trong bối cảnh phát triển mới khi công nghiệp văn hóa được xác định lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bài viết đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa và đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Từ khóa: Văn hóa, du lịch, du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa. Abstract: It is a country with thousands of years of history and being home to 54 ethnic groups, Vietnam is a country with diverse and rich potential to develop cultural tourism as a key areas of Vietnam tourism and as the same time is one of 13 components (sub-sectors) of the cultural industry. On the basis of analyzing the current situation of cultural tourism development to identify “Bottlenecks” and opportunities - challenges for cultural tourism in the new development context when cultural industry is identified as an important field for the country’s socio-economic development, The study has proposed a number of basic solutions to contribute to promoting the development of cultural industry and contribute to the implementation of the goals of the Cultural Industry Development Strategy and the Vietnam Tourism Development Strategy in the new development period. Phó Chủ tịch Liên Chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam (VITEA). 1  Khoa Văn hoá và du lịch, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. 2  TRAINING AND USING CULTURAL TOURISM HUMAN RESOURCES... 43 Keywords: Culture, Tourism, cutural turism, cultural industry. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Là quốc gia với bề dày lịch sử hàng ngàn năm văn hiến và là nơi cư trú của 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng di sản văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc. Đây là nguồn lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, phát triển các ngành kinh tế nói riêng. Để biến tiềm năng văn hóa Việt Na

Use Quizgecko on...
Browser
Browser