HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VÀ ỨNG PHÓ ÁP LỰC (12 TIẾT) PDF

Summary

Đây là tài liệu hướng dẫn học tập cho học sinh, tập trung vào chủ đề ứng phó với áp lực học tập và cuộc sống. Tài liệu bao gồm các mục tiêu, năng lực, và các hoạt động giúp học sinh phát triển khả năng thích ứng và vượt qua khó khăn.

Full Transcript

CHỦ ĐỀ 3: VƯỢT QUA ÁP LỰC Thời gian thực hiện: (12 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - Ứng phó được với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. - Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động 2. Năng l...

CHỦ ĐỀ 3: VƯỢT QUA ÁP LỰC Thời gian thực hiện: (12 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - Ứng phó được với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. - Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động 2. Năng lực: Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: + Trò chuyện trao đổi, chia sẻ với thầy cô, cha m ẹ và b ạn bè v ề nh ững cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. + Hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. - Tự chủ và tự học: + Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và cuộc sống, bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh. + Kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ. + Tự nhận ra và điều chỉnh được những hạn chế của bản thân khi đứng trước các tình huống căng thẳng, áp lực trong học tập và cuộc sống; thực hiện các cách ứng phó tích cực với những căng thẳng gặp phải. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Phát hiện và phân tích được các tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống. + Vận dụng giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc s ống, làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống căng thẳng. Năng lực riêng: Thích ứng với cuộc sống: Làm chủ được tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và cuộc sống; bình tĩnh trước những thay đ ổi c ủa hoàn cảnh. 3. Phẩm chất - Nhân ái, chăm chỉ. - Trách nhiệm, trung thực. II. THIẾT BỊ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Cánh diều - Tranh ảnh liên quan Chủ đề 3. - Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 3. - Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0. III. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC: HOẠT ĐỘNG 2: ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG (Loại hình: Sinh hoạt chủ đề) Nhiệm vụ 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, gợi mở và dẫn dắt vào nội dung hoạt động. b. Sản phẩm: Nhận diện được trạng thái cảm xúc của người khác thông qua sắc thái, cử chỉ. c. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV ổn định trật tự lớp học. - GV gọi lần lượt học sinh lên bốc thăm phiếu có ghi trạng thái cảm xúc (Vui vẻ, buồn, bực tức, lo lắng, hồi hộp ….) và thể hiện trạng thái theo yêu cầu của phiếu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs thể hiện trạng thái cảm xúc đó bằng cử chỉ, sắc thái khuôn mặt - Hs khác đoán trạng thái cảm xúc. d. Báo cáo kết quả. Gv nhận xét, đánh giá dẫn vào bài. Nhiệm vụ 2: Nhận diện những căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhận diện được những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng về thể chất, cảm xúc và hành vi. - Nêu được những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập và cuộc sống. b. Sản phẩm: HS nhận diện được những căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. c. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Yêu cầu 1: Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng: ?. Từ hoạt động mở đầu, hãy cho biết khi căng thẳng chúng ta th ường có những biểu hiện nào ? * Yêu cầu 2: Trao đổi về những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống: - GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập. + Nhóm 3, 4: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong mối quan hệ với các bạn, thầy cô. + Nhóm 5, 6: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong mối quan hệ với người thân. + Nhóm 7, 8: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong định hướng phát triển bản thân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS. d. Báo cáo, đánh giá kết quả - Đối với yêu cầu 1: + GV mời một số HS chia sẻ những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng. + GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - Đối với yêu cầu 2: + GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. + GV đánh giá, nhận xét và kết luận: * Dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng: - Về thể chất: Mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, tăng hoặc giảm cân bất thường, suy giảm trí nhớ,... - Về cảm xúc: Lo âu, sợ hãi, bất an, tức giận. - Về hành vi: La hét, đập vỡ đồ đạc, rối loạn ăn uống, làm tổn thương bản thân,... * Nguyên nhân gây ra căng thẳng trong học tập, cuộc sống: - Trong học tập: phương pháp học tập không hiệu quả, kết quả học tập không như kì vọng.... - Trong mối quan hệ với các bạn, thầy cô: mâu thuẫn với các bạn, bị các bạn, thầy cô hiểu lầm.... - Trong mối quan hệ với người thân: thiếu sự sẻ chia, bị áp đặt,... - Trong định hướng phát triển bản thân: khó xác định mục tiêu phấn đấu, rèn luyện; mất phương hướng trong con đường học tập tiếp theo,... Căng thẳng là một phản ứng tâm lí cá nhân xuất hiện khi chúng ta phải đối mặt với tình huống mà bản thân nhận thấy vượt quá khả năng xử lí hoặc chịu đựng bình thường của mình trong học tập và cuộc sống. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nêu được những tình huống căng thẳng mà bản thân đã từng trải qua. - Xác định được cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. b. Sản phẩm: Câu trả lời, cách xử lí tình huống cụ thể của HS về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. c. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Gv giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động: 1. Hoạt động cá nhân(3p): Chia sẻ căng thẳng của em trong học tập trước áp lực cuộc sống và cách em đã làm để ứng phó với căng thẳng đó. 2. Cho tình huống: “Bạn bị một người bạn thân nhất hiểu lầm và xa lánh” ?. Nếu là em, em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào? Y/c: Hs thảo luận nhóm, thực hiện: đóng vai, trao đổi về cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập….. + Nhóm 1, 2: Tìm và đưa ra cách ứng phó để thay đổi nhận thức. + Nhóm 3, 4: Tìm và đưa ra cách ứng phó để tạo cảm xúc tích cực + Nhóm 5, 6: Tìm và đưa ra cách ứng phó để tìm kiếm sự hỗ trợ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 1. Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ căng thẳng của bản thân trong h ọc t ập trước áp lực cuộc sống và cách em đã làm để ứng phó với căng thẳng đó. 2. Hs các nhóm đóng vai. Trao đổi cách ứng phó tình huống. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS d. Báo cáo, đánh giá kết quả 1. Cá nhân chia sẻ căng thẳng … và cách ứng phó. (Hs viết ra giấy và dán lên bảng) 2. Hs đóng vai, lần lượt các nhóm chia sẻ cách ứng phó tình huống. - Hs nhận xét, đánh giá - Gv nhận xét, đánh giá, kết luận. - Gợi ý: 1. Trong các môn học, em bị kém môn lịch sử địa lí nên em không đạt được học sinh giỏi xuất sắc. => Cách giải quyết: xác định nguyên nhân bị điểm kém do không nhớ được các mốc thời gian lịch sử. Do đó, em đã ghi ra các mốc thời gian và sự kiện vào các giấy note dán ở bàn học. 2. Cách ứng phó các tình huống căng thẳng trong học tập, áp lực của cuộc sống: + Thay đổi nhận thức + Tạo cảm xúc tích cực + Tìm kiếm sự hỗ trợ. Nhiệm vụ 3: Thực hành ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: Hs thể hiện được cách ứng phó với căng thẳng trong h ọc t ập, tr ước áp lực cuộc sống thông qua xử lí các tình huống giả định. b. Sản phẩm: Hs đóng vai và đưa ra cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống ứng với các tình huống. c. Tổ chức thực hiện: Gv: Giao nhiệm vụ cho hs chuẩn bị các tình huống SGK. T27, 28 theo hình thức đóng vai (tiểu phẩm ngắn) ở nhà. Nhóm 1, 2: tình huống 1 Nhóm 3, 4: tình huống 2 Nhóm 5, 6: tình huống 3 Nhóm 7, 8: tình huống 4 d. Báo cáo, đánh giá kết quả - Lần lượt các nhóm lên thể hiện tình huống và đưa ra cách xử lí tình huống. - Các nhóm theo dõi, nhận xét, đánh giá. - Gv nhận xét, đánh giá, kết luận và chia sẻ với học sinh. Gợi ý: Cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc s ống ở các tình huống. + Tình huống 1: M nên suy nghĩ tích cực, tự tin và sẵn sàng đón nhận kết quả bài kiểm tra của mình, nếu chưa thực sự tốt thì mình sẽ cố gắng vào các bài kiểm tra sau. + Tình huống 2: H nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ hoặc thầy cô. + Tình huống 3: B nên chia sẻ với bố mẹ về lịch học hiện tại của bản thân, đưa ra mong muốn dời lịch học ngoại ngữ + Tình huống 4: K cần suy nghĩ tích cực, chia sẻ với bố mẹ về khó khăn mình đang gặp phải để bố mẹ tư vấn và định hướng cho mình. * Những cách ứng phó tiêu cực cần tránh: + Đổ lỗi cho bản thân và người khác + Tự cô lập bản thân + Sử dụng chất kích thích + Tự hại bản thân. Nhiệm vụ 4: Rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: Hs tự rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực cuộc sống và chia sẻ kết quả. b. Sản phẩm: Những chia sẻ về việc làm, hành động cụ thể của học sinh thể hiện việc ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực cuộc sống. c. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Gv: Yêu cầu hs chuẩn bị mỗi bạn một tờ giấy nháp trong 5’ ghi ra nh ững cách để mình rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống. Sau đó yêu cầu hs trao đổi với các bạn trong nhóm và thống nhất đưa ra các cách rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs ghi ra giấy cách rèn luyện của bản thân, trao đ ổi v ới các b ạn trong nhóm. d. Báo cáo, đánh giá kết quả Gv yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp. Hs nhận xét, đánh giá, bổ sung. Gv nhận xét, đánh giá, kết luận. + Suy nghĩ tích cực, tập trung vào điểm tích cực của vấn đề + Lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình hằng ngày để hạn chế phải đối mặt với tình trạng quá tải. + Dành thời gian để luyện tập, vận động, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh. + Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser