Hai thực tại (Phần 1) PDF

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Document Details

EngrossingBaroque

Uploaded by EngrossingBaroque

Tags

Buddhist philosophy Duality Experience Knowledge

Summary

This document presents an overview of duality in the context of perception. It details two different types of realities, one marked by experience and the other by a lack thereof. The author provides an analogy of a company and its staff to illustrate how knowledge and actions play a part in both conceptual and physical realms.

Full Transcript

Hai thực tại (Phần 1) (Sư Thư - Tuệ Đức Forest Monastery, Vassa 2024) Chúng ta sẽ nói một chút về thực tại. Thực tại một cách đơn giản thì người ta sẽ chia nó làm hai loại, đúng không? Thứ nhất, có một loại thực tại khi sinh khởi thì nó kinh nghiệm một cái gì đó. Chúng ta cũng c...

Hai thực tại (Phần 1) (Sư Thư - Tuệ Đức Forest Monastery, Vassa 2024) Chúng ta sẽ nói một chút về thực tại. Thực tại một cách đơn giản thì người ta sẽ chia nó làm hai loại, đúng không? Thứ nhất, có một loại thực tại khi sinh khởi thì nó kinh nghiệm một cái gì đó. Chúng ta cũng cần hiểu ở đây kinh nghiệm tức là nó biết, đúng không? Nó biết một cái gì đó. Và khi mà nó biết một cái gì đó, thì cái đó là đối tượng. Đối tượng của cái gì? Đối tượng của cái biết. Như vậy thì cái loại thực tại đầu tiên, khi sinh khởi, nó kinh nghiệm hay nó biết một cái gì đó. Nó biết đối tượng. Và có thực tại thứ hai, khi sinh khởi thì nó không có kinh nghiệm gì cả. Tóm lại là nó không biết. Nó không biết. Như vậy ở đây có hai loại thực tại. Tức là một thực tại khi sinh khởi, thì nó có đặc tính biết. Và một cái thực tại thứ hai, khi sinh khởi thì nó không có đặc tính biết. Và đối với cái thực tại có đặc tính biết, người ta gọi thực tại này với tên chung Danh hay là nāma. Nāma ở đây tức là danh, tức là có đặc tính biết. Thế còn thực tại kia, khi sinh khởi thì nó không biết một cái gì cả. Người ta gọi nó là Rūpa hay là sắc. Như vậy về cơ bản, trong cuộc sống, chúng ta chỉ liên quan đến hai thực tại này thôi, nāma-rūpa hay là danh-sắc. Và với việc thực hành quan sát, tức là người ta phải nhận biết được, thấy được sự tương tác của hai cái thực tại này trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một cái cách đơn giản nhất. Và chúng ta cũng thấy hai cái thực tại này rõ ràng, một anh thì có đặc tính biết và một anh thì không có đặc tính biết. Như vậy, hai anh này không có cùng chức năng, không có cùng đặc tính. Và tóm lại về bản chất là khác nhau. Và chính cái anh mà có đặc tính biết này (nāma) gọi là danh, thì anh kinh nghiệm cái anh mà không có đặc tính biết. Như vậy là một anh sẽ biết cái anh kia. Anh kia được gọi là đối tượng. Thế thì cái anh danh này, chúng ta sẽ thấy là mặc dù là chỉ có một cái tên đó thôi (nāma), nhưng mà không phải là là chỉ có một mình anh đó. Anh đó là một tập hợp hay một tổ hợp của vài anh khác. Vài anh khác ở đây, trong trường hợp đơn giản nhất, cái anh danh này sẽ bao gồm bốn anh, đó là anh Thọ (Vedāna), Tưởng (Saññā), Hành (Sankhāra), và Thức (Viññāna). Trong các anh, bốn anh này đó, cũng làm các chức năng hay các nhiệm vụ khác nhau. Mặc dù, cùng kinh nghiệm một đối tượng, cùng biết một đối tượng, Trang 1 of 6 nhưng mà mỗi anh có một chức năng, một nhiệm vụ khác nhau - không anh nào, giống anh nào. Chúng ta có thể hình dung như thế này, nó giống như tạm gọi là một công ty hay một quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư tức là công việc của quỹ này là tìm hiểu các cơ sở hoặc là những nơi để đánh giá khả năng, tiềm năng đầu tư. Người ta gọi nó là quỹ đầu tư. Nếu như quỹ đầu tư này quyết định đến thăm một nhà máy nào đó, nhà máy sản xuất gì đó - dệt may hay là vật điệu xây dựng, abc, đúng không? Khi đến thăm nhà máy đó, thì trong bậu sậu đến thăm có rất nhiều, nhưng mà bữa đó là vào buổi sáng. Tất nhiên là trong một cái bậu sậu thì không thể nào người ta đi hết được, đúng không? Người ta sẽ cắt cử ra, đến thăm nhà máy này có bốn ông. Trong đó có một ông gọi là ông CEO - ông giám đốc của quỹ đầu tư này chẳng hạn. Và chúng ta cứ giả định đây là quỹ đầu tư một thành viên hay là một quỹ đầu tư mang tính gia đình. Vậy với tính chất gia đình thì ông CEO này nhiều khi chỉ là ông có tiền, đúng không? Đại khái thế. Ông lập ra cái quỹ đầu tư này. Có khi trình độ của ông ấy thì cũng vừa phải thôi. Cũng không cần gì phải ghê gớm lắm, đại khái thế. Nhưng mà có tiền để làm giám đốc quỹ đầu tư, đóng vai trò làm CEO. Khi đến thăm nhà máy này thì ông cũng chỉ cần biết sơ sơ - đến cũng nhìn thấy cái cổng, có người, cũng thấy có nhà xưởng, có nhân công … Đại khái biết thôi. Thế còn cụ thể, biết gì hơn nữa thì ông không biết gì cả. Đi gọi là đại diện thôi, đúng không? Chủ yếu là mang màu cờ, sắc áo. Đi cùng với ông ấy còn ba anh kia, ví dụ như là một anh ở trong cái Phòng Đánh giá (Phòng Thẩm định), tức là đến cảm nhận - biết ngay cảm nhận như thế nào đối với doanh nghiệp này. Nó nhìn thấy bầu không khí, nhìn thấy việc người ta đi lại, rồi người ta hoạt động, rồi cái thứ thu xếp, vị trí … - anh này cũng giống anh Thọ. Thế rồi anh thứ hai, anh ấy chỉ làm cái công tác gọi là văn thư, lưu trữ - chỉ tập hợp, đánh dấu, ghi nhận các thứ thôi. Thế thì anh này làm chức năng của anh Tưởng. Có cái gì đó là ông cứ tập hợp lại, ông ghi dấu, ông ghi nhận … - ông không có đánh giá gì cả, chỉ ghi nhận thuần túy thôi. Còn cái anh thứ ba, anh này nằm trong Phòng Kế hoạch - Đầu tư. Kế hoạch đầu tư, chức năng là để đánh giá, lên kế hoạch đầu tư. Chúng ta thấy trong buổi sáng ngày hôm đó đi cùng với ông CEO này, ông CEO này cũng chính là ông Thức, tức là chỉ biết một cách thuần túy thôi, còn chi tiết hơn thì phải để cho phía dưới họ làm việc, đúng không? Thế thì có anh Thọ làm công việc kinh nghiệm và đánh giá đối với cái nhà máy đó hay là cái đối tượng đó. Rồi ông Tưởng làm cái chức năng văn thư lưu trữ (văn thư, lưu trữ, đánh dấu các sự kiện, Trang 2 of 6 vân vân). Rồi ông Hành chính là ông trong Phòng Kế hoạch - Đầu tư sẽ lên kế hoạch, đúng không? Hay vai trò của ông mà chúng ta cứ hay nói trong kinh điển là vai trò tạo tác - được hay không là ông lên kế hoạch. Mặc dù ông CEO này (hay là ông Thức) không biết gì cả, nhưng ông lại là người khá quan trọng. Vì phải nhờ ông ấy quyết định đi thăm nhà máy này thì mấy ông kia mới đi cùng được, đúng không? Nếu mà ông không đến thăm thì mấy cái anh kia cũng chịu. Ông CEO này không đi thăm nhà máy thì chịu, mấy anh kia cũng không có cách nào mà đến thăm nhà máy này hay là có quyết định gì được. Như vậy phải có ông CEO đi. Ông ấy là một cái duyên, ông ấy là một điều kiện để cho các anh khác đi cùng. Nhưng vì ông ấy không biết gì cả nên những anh kia đóng vai trò quan trọng. Ông này (ông CEO) dẫn đầu cũng quan trọng - trong việc là tạo điều kiện, tạo nhân duyên. Nhưng những anh kia đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành các chức năng chuyên môn hay thực hành những phận sự để hướng tới một mục tiêu nào đó. Chúng ta cũng có thể nói là ông CEO này có vai trò dẫn đầu, đúng không? Giống như là Thức (Viññāna) có vai trò dẫn đầu và các anh kia là đóng vai trò chuyên môn để hỗ trợ cho ông Thức này. Dẫn đầu chính là ông Thức. Như vậy trong số bốn anh trong tập hợp của danh này bao gồm là Thọ, Tưởng, Hành và Thức (Thức này chính là Tâm hay được gọi là Citta). Tâm ở đây là yếu tố dẫn đầu. Khi sinh khởi thì nó biết đối tượng nào đó. Và đi cùng với tâm tức là sẽ có ba anh kia - Thọ, Tưởng và Hành. Các anh này thuộc về tâm này, đúng không? Tức là quân số của cái tâm này - tôi thuê ông, tức là ông thuộc về tôi thì còn gì nữa? Trong thời gian tôi trả lương cho ông thì ông là người của tôi. Tôi đi đâu là các ông phải đi theo để làm công việc mà tôi giao chẳng hạn, ví dụ thế, mặc dù tôi không cần biết gì cả. Ba anh kia được gọi là tâm sở (cetasika). Tất cả những anh này đi cùng với nhau. Tâm và tâm sở là đi cùng với nhau, buổi sáng đến thì cùng đến, không được đi trước hay đi sau. Tất cả lên cùng một chiếc xe thôi, lên cùng một cái ô tô thôi. Không phải là, ví dụ như là mỗi ông mỗi xe thì là chết rồi. Ông trước, ông sau, thôi hỏng hết bánh kẹo. Làm việc gần xong, kẹt đường có khi là nửa giờ sau mới tới thì người ta làm việc xong hết rồi. Như vậy là cùng lên một cái xe. Đến cùng một chỗ đó. Mà đến khi ra về, tất cả leo lên hết xe rồi ra về. Không có ông nào được léng phéng ở lại. Tất cả đi là cùng đi, mà về là cùng về. Chúng ta cũng hiểu là ở đây tất cả là cùng sinh và cùng diệt. Tất cả là tâm và tâm sở này, cùng sinh và cùng diệt. Và nó cùng đến cái nhà máy đó. Chứ không phải là lên cùng một cái xe, thế rồi giữa đường, ông bảo: “Cho em xuống chỗ này một tí!” Ông nhảy xuống, rồi mấy anh kia lại đi tiếp, vậy không được! Đi Trang 3 of 6 một mạch thôi, đúng không? Đó là đến cùng một nơi, tức là cùng một đối tượng. Cùng có một đối tượng. Đồng sinh, đồng diệt, rồi đồng cảnh. Cảnh ở đây tức là cùng đối tượng đó, chứ không thể là giữa đường ông đòi xuống. Có ông nào đó đòi xuống, kể cả bây giờ xuống đi vệ sinh cũng không được, đúng không? Đến hết đấy thì ông muốn làm gì thì làm. Nhưng mà cùng nhau đến chỗ đấy đã, giữa đường là không có ghé đâu cả. Thế thì cũng có nghĩa là ở đây tất cả nó cùng phù hợp, nó cùng hướng tới. Như vậy, khi chúng ta nói là trong một tập hợp bao gồm cả nhà máy này, đúng không? Nhà máy này chính là đối tượng, chúng ta tạm gọi đó là Sắc (một tổ hợp). Đây là một sắc để mấy anh này đến để nhận biết đối tượng này (nhà máy) với mục tiêu là sẽ đánh giá đầu tư, abc... Nhưng mà bữa đó đến là buổi sáng thôi chẳng hạn thì cũng chưa có gì, khi đến cũng gọi là xã giao (bắt giò, bắt cẳng), vậy thôi cũng chưa có gì cả. Thế nhưng chúng ta sẽ thấy mấy anh này sau buổi trưa hay là 1-2 tiếng làm việc gì đấy thì về khách sạn. Về khách sạn thì bắt đầu mới suy tính đánh giá cái buổi sáng vừa đến. Lúc này đối tượng của nhà máy kia không còn, nhưng mà tất cả những gì ông ấy đã biết vào buổi sáng: ông làm công tác văn thư lưu trữ, ông ấy giống như vai trò thư ký đấy, ông ấy ghi chép lại, ông ấy lưu trữ lại, bây giờ bắt đầu ông lôi ra, thậm chí là ông ấy cũng chụp hình các thứ tất cả. Bây giờ thì nhà máy đó không còn nhưng mà tất cả các góc độ, tất cả những phân xưởng, ABC …, bây giờ cậu lôi ra cậu đánh giá. Lúc này chúng ta sẽ thấy là có 1 bộ sậu khác bắt đầu gọi là quân sư quạt mo sẽ xen vào. Bởi vì buổi sáng không thể đủ xe, ví dụ cái xe này là xe 5 chỗ thôi không thể nào cho công ty đi hết được, đúng không? Thế thì có nghĩa là cái bộ sậu này bây giờ bắt đầu mới chui vào (nó vẫn nằm ở khách sạn). Bây giờ nó bắt đầu tiếp tục đánh giá. Nó ngồi vào, nó họp cùng, đúng không? Bởi vì công ty này là công ty một thành viên, đồng thời đi theo có khi là quân sư quạt mo - nó đánh giá theo cách này hoặc là cách khác. Nếu nó đánh giá là không hay chẳng hạn, đánh giá kiểu theo chiều hướng tiêu cực. Thế thì có nghĩa là bắt đầu cuộc viếng thăm này, abc nọ kia đã trở thành theo chiều hướng không tích cực. Tức là đã biến thành một trạng thái của một tâm bất thiện. Thế rồi, ví dụ cũng một bộ sậu khác, đúng không? Cũng thế, nhưng mà nó đánh giá theo chiều hướng tích cực, nó vun vào thì có nghĩa là chuyến thăm này (chuyến thăm buổi sáng), nó được đánh giá theo chiều hướng khá tích cực và có xu hướng để thực thi các khoản đầu tư - cũng có nghĩa là nó trở thành một tâm thiện. Như vậy, tùy theo các anh đánh giá sau khi trở về khách sạn. Buổi sáng khi đến chỉ có năm anh, bao gồm cả nhà máy này, đúng không? chúng ta cũng có thể nói là đây là một tổ hợp của một tiến trình xảy ra - tức là phải có cái nhà máy đó, phải bao Trang 4 of 6 gồm cả nhà máy đó chứ không thì chẳng có cái gì xảy ra cả, đúng không? Tức là phải có một đối tượng nhà máy đó, phân xưởng đó, cơ sở đó, rồi cùng với một ông quỹ đầu tư này bao gồm một bộ sậu bốn anh khác. Như vậy, cả một tổ hợp của hiện tượng này, bao gồm năm yếu tố (nhà máy và ông quỹ đầu tư bao gồm bốn anh). Nếu chỉ có nói là ông quỹ đầu tư và nhà máy thì chỉ có 2 anh thôi, người ta gọi là Danh-Sắc và nếu nói một cách chi tiết hơn liên quan đến cái quỹ đầu tư này nữa thì chúng ta có thể nói là đây là một tổ hợp bao gồm 5 thành phần (5 yếu tố) hay là Ngũ Uẩn - bao gồm Sắc (chính là nhà máy này), rồi Thọ, Tưởng, Hành, Thức (bốn anh là chính là thành phần của quỹ đầu tư hay còn gọi là Danh). Như vậy, nếu nói Danh- Sắc, chỉ có hai anh thôi tức là nói một cách ngắn gọn và nếu nói một cách mở rộng tức là bao gồm Ngũ Uẩn, đúng không? hay là năm thành phần - trong đó có ông nhà máy (Sắc), có ông Phòng Đánh giá (đánh giá sơ bộ tình hình để kinh nghiệm - Thọ), một thằng văn thư thư ký làm cái công tác lưu trữ, đánh dấu (Tưởng), thằng nữa là Phòng Kế hoạch - Đầu tư làm chức năng của Hành và ông CEO này (Thức) chỉ đến gọi là cho có màu thôi, đúng không? tức là chỉ làm màu thôi, không cần biết gì cả - mặc một bộ đồ vét thật đẹp, rồi cứ đi đi lại lại, đây chính là ông Thức. Như vậy, nói một cách mở rộng thì có năm yếu tố Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức (liên quan tới Ngũ Uẩn). Nhưng đến khi về khách sạn, chúng ta thấy bắt đầu lúc có thêm gọi là quân sư (nó ở khách sạn rồi) - nó vào, nó ngồi bàn cùng. Lúc này nó bắt đầu pha màu cho cuộc đến thăm lúc buổi sáng. Chúng ta hình dung là khi về khách sạn, bắt đầu nó ngồi, nó tập hợp, nó bàn bạc, nó nghiên cứu với nhau - tức là chúng ta cần hiểu là lúc này tiến trình bắt đầu diễn ra ở Ý rồi đấy. Tiến trình lúc đầu tiên, khi đến thăm buổi sáng, đó là tiến trình diễn ra tại các giác quan - tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân mà thôi. Nhưng đến khi về khách sạn, nó ngồi với nhau, nó bàn bạc, nó nghiên cứu, nó chuẩn bị để quyết định xem thế nào thì chúng ta cần hiểu thì đây chính là tiến trình diễn ra ở Ý. Mặc dù chúng ta nói một cách có vẻ dài dòng văn tự vậy thôi, nhưng chúng ta thấy cái này nó chỉ diễn ra trong tích tắc - tất cả toàn bộ cái chúng ta vừa nói là chút xíu thôi, tức là mọi thứ nó đã xảy ra rồi và nó đã mang một tính tạo tác gì đó rồi - liên quan đến thiện và bất thiện, rất là nhanh! Nếu chúng ta xuống nhà ăn, mới ngửi mùi thôi chẳng hạn thì nó sẽ bao gồm tất cả tiến trình này, thế rồi chúng ta sẽ thấy là bắt đầu mình nhìn, mình ngửi, bắt đầu tự nhiên nó khởi lên là thích cái món đó hay là không thích cái món đó, mặc dù thậm chí là còn chưa ăn đấy! Nhưng mà nó đã diễn ra hết rồi, nó đã diễn ra xong hết rồi! Trang 5 of 6 Thế là một tiến trình rất nhanh nó xảy ra, như vậy chúng ta vừa mới nói, đó là trong một đơn vị của Tâm. Vừa rồi chúng ta chỉ nói có bốn anh là Danh thôi, đúng không? Nhưng chúng ta cần hiểu là khi đi cùng với ông CEO này, mặc dù là chúng ta nói là có đại diện là ba anh (Thọ, Tưởng, Hành) thôi, nhưng kỳ thực khi đi với ông CEO này (hay là Tâm này) thì các ông đi cùng bao giờ cũng vậy là có ít nhất là bảy anh - các anh này được gọi là Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tác ý, Mạng căn và Nhất tâm. Như vậy là có bảy anh - ít nhất là bao giờ cũng phải đi cùng với ông Tâm này, không thể nào khác được. Còn khi về khách sạn hội họp với nhau thì ngoài ông CEO này (ông Tâm này) thì còn những anh khác tham gia - cái đấy là vào cái buổi chiều. Lúc buổi sáng khi mà đến thăm thì ít nhất bao giờ cũng có bảy anh như vậy thì chúng ta cũng cần hiểu là trong một đơn vị gọi là Tâm thì bao giờ cũng phải có bao nhiêu anh nào? Bảy anh đi cùng với với Tâm, được gọi là các anh phụ thuộc vào Tâm, đúng không? Tôi thuê ông mà, thì ông phải phụ thuộc vào tôi chứ! Tức là bảy anh này được gọi là Tâm sở lúc nào cũng phải có mặt cùng với ông Tâm, cộng với ông Tâm nữa là 1 như vậy 7 cộng 1 tức là 8 tức là nó có 8 thành viên bao gồm cả ông CEO. Như vậy, trong một đơn vị Tâm (trong một đơn vị nhỏ nhất) phải có 8 thành viên - bất di bất dịch, không thể nào khác được. Cứ có ông CEO này đi là phải bảy cái thằng kia đi cùng. Nếu mà sa thải thằng này thì phải tuyển thằng khác vào, nhưng mà vẫn phải đóng vai trò đó, không thể nào khác được. Luôn luôn trong một cái đơn vị nhỏ nhất, ít nhất là có 8 thành viên, sơ bộ tiến trình nó là như vậy. Trang 6 of 6 Hai thực tại (Phần 1 - AI sửa) (Sư Thư - Tuệ Đức Forest Monastery, Vassa 2024) Chúng ta hãy cùng bàn về thực tại. Về cơ bản, thực tại được chia thành hai loại. Loại đầu tiên, khi sinh khởi, có khả năng kinh nghiệm – tức là nó có khả năng nhận biết, có khả năng biết một điều gì đó. Đối tượng của nhận biết này chính là cái mà thực tại ấy trải nghiệm. Loại thứ hai, khi sinh khởi, lại không có khả năng kinh nghiệm, không biết gì cả. Nói cách khác, thực tại này hoàn toàn không biết. Như vậy, chúng ta có hai loại thực tại: loại thứ nhất là thực tại có khả năng biết – loại này được gọi là Danh hay Nāma. Còn loại thứ hai là thực tại không có khả năng biết – được gọi là Sắc hay Rūpa. Trong cuộc sống, chúng ta chỉ tiếp xúc với hai loại thực tại này: danh-sắc hay nāma- rūpa. Khi quan sát, chúng ta cần nhận thức rõ mối tương tác giữa chúng trong từng khoảnh khắc hàng ngày. Tóm lại, hai loại thực tại này có sự khác biệt rõ ràng. Một loại có đặc tính biết, một loại không có đặc tính biết. Loại có khả năng biết – tức là Danh (nāma) – sẽ kinh nghiệm loại không có khả năng biết, tức là Sắc (rūpa). Và dù chúng ta gọi loại thực tại có khả năng biết bằng một tên chung là Danh (nāma), nhưng thực chất, nó là một tập hợp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau cùng tồn tại và vận hành. Để làm rõ hơn, chúng ta thấy rằng cái thực tại được gọi là "Danh" (nāma) này bao gồm ít nhất bốn thành phần chính: Thọ (Vedāna), Tưởng (Saññā), Hành (Sankhāra), và Thức (Viññāna). Dù tất cả đều chia sẻ chung khả năng kinh nghiệm đối tượng, mỗi thành phần lại có một chức năng, một nhiệm vụ riêng biệt, không trùng lặp. Ta có thể so sánh tình huống này với việc vận hành một quỹ đầu tư. Hãy tưởng tượng quỹ này như một tổ chức tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp khác nhau. Khi quỹ này quyết định đến khảo sát một nhà máy, họ sẽ cử ra một nhóm đại diện. Giả sử nhóm này bao gồm bốn người, trong đó có một người đảm nhiệm vai trò CEO của quỹ. Nhân vật CEO này, trong trường hợp của một quỹ gia đình hoặc nhỏ lẻ, có thể là người sáng lập ra quỹ chỉ vì ông ấy có vốn. Trình độ chuyên môn của ông có thể Trang 1 of 5 không cao, nhưng ông vẫn giữ vị trí lãnh đạo. Khi đến thăm nhà máy, CEO này chỉ cần biết đại khái: thấy cổng, thấy nhân công, nhà xưởng... Nhưng chi tiết hơn về hoạt động sản xuất thì ông không hiểu rõ. Ông chủ yếu đại diện, giữ vai trò làm biểu tượng, không đi sâu vào chi tiết. Tương tự, trong bốn yếu tố của Danh (nāma), mỗi yếu tố có cách riêng để kinh nghiệm đối tượng, thực hiện một vai trò riêng biệt. Thọ cảm nhận, Tưởng ghi nhận, Hành quyết định các phản ứng, và Thức nhận biết sự hiện diện của đối tượng. Mặc dù cùng trải nghiệm một đối tượng, mỗi thành phần lại đóng vai trò riêng của mình, và không thành phần nào có thể thay thế vai trò của thành phần khác. Ba người đi cùng với CEO này đại diện cho ba chức năng khác nhau. Người đầu tiên đến từ Phòng Đánh giá, đến để cảm nhận và đánh giá môi trường, hoạt động, và mọi thứ liên quan đến nhà máy. Nhân vật này giống với Thọ (Vedāna) – chức năng của anh là cảm nhận, tiếp xúc với đối tượng và đưa ra những cảm giác ban đầu. Người thứ hai là nhân viên từ Phòng Văn thư, có nhiệm vụ thu thập và ghi lại tất cả những gì xảy ra trong chuyến thăm. Anh này không đánh giá, không đưa ra kết luận, chỉ ghi nhận thông tin một cách trung lập, chính xác. Điều này tương ứng với chức năng của Tưởng (Saññā), người đảm nhận việc ghi nhận, lưu trữ mọi sự kiện, thông tin, đặc điểm của đối tượng. Người thứ ba đến từ Phòng Kế hoạch - Đầu tư, là người chịu trách nhiệm đánh giá và lên kế hoạch, xem xét các khả năng đầu tư, và đưa ra định hướng. Nhân vật này giống Hành (Sankhāra), đóng vai trò tạo tác, lên kế hoạch, và định hình hành động phù hợp. Về phần CEO – tương ứng với Thức (Viññāna), ông chỉ đơn thuần nhận thức đối tượng, nhận biết sự hiện diện của nhà máy mà thôi. Chi tiết và chuyên môn thì do ba người kia đảm trách. Tuy nhiên, ông CEO vẫn rất quan trọng vì chính ông quyết định việc đến thăm, tạo điều kiện cho ba người kia thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu không có sự hiện diện của CEO, tức là không có Thức, thì cả ba người Thọ, Tưởng, và Hành cũng không thể tham gia chuyến thăm này, không thể kinh nghiệm đối tượng. CEO ở đây tạo ra cơ duyên, điều kiện cho ba thành phần khác hoạt động, nhưng thực chất lại không tham gia sâu vào các chi tiết. Ông ta chỉ làm vai trò dẫn đầu, mở lối, trong khi những thành phần khác – Thọ, Tưởng, và Hành – đảm nhiệm những chức năng chuyên môn của mình để hướng tới mục tiêu chung. Trang 2 of 5 Chính xác, Thức (Viññāna) giữ vai trò dẫn đầu, như vị CEO trong câu chuyện, còn ba anh Thọ, Tưởng, và Hành đóng vai trò như các chuyên gia hỗ trợ, thuộc về tập hợp của tâm (Citta). Khi tâm sinh khởi, ba anh tâm sở (cetasika) này luôn đi cùng, đồng thời hướng đến một đối tượng. Giống như việc cả nhóm cùng lên một chiếc xe, đến cùng một điểm, và cùng ra về, tâm và tâm sở không thể tách rời hay hoạt động độc lập. Chúng sinh và diệt cùng một lúc, không bao giờ có chuyện giữa đường tách ra hay hoạt động riêng lẻ. Đây là sự thể hiện rõ ràng về tính đồng bộ, sự tương thích, và sự thống nhất của tâm và tâm sở khi kinh nghiệm đối tượng. Chúng ta có thể hình dung, trong quá trình kinh nghiệm đối tượng, tập hợp của Tâm và Tâm sở (cetasika) đến một nhà máy - nơi này chính là đối tượng của nhận thức, có thể gọi tạm là Sắc (Rūpa). Sắc ở đây đóng vai trò như một tổ hợp để các yếu tố tâm thức đến nhận biết và đánh giá. Ban đầu, sự tiếp cận này chỉ mang tính xã giao, bề mặt. Các yếu tố Tâm và tâm sở chỉ đến đó để quan sát mà chưa thực hiện đánh giá chi tiết. Sau một thời gian làm việc ngắn ngủi, khi buổi sáng kết thúc, họ quay về khách sạn để suy tính, phân tích kỹ lưỡng về những gì đã được quan sát tại nhà máy đó. Khi trở về khách sạn, quá trình đánh giá thực sự mới bắt đầu. Lúc này, các yếu tố mới - có thể xem như những “quân sư quạt mo” - bắt đầu tham gia vào cuộc thảo luận. Ban đầu, khi chỉ có năm yếu tố tiếp cận đối tượng (bao gồm nhà máy và bốn yếu tố của Tâm), thì chưa đủ dữ liệu để đánh giá toàn diện. Nhưng khi các "quân sư quạt mo" vào cuộc, họ bắt đầu phân tích và đánh giá dựa trên những gì đã được ghi chép, lưu trữ từ buổi sáng. Từ đây, họ quyết định xem trải nghiệm với đối tượng (nhà máy) mang tính tích cực hay tiêu cực. Nếu sự đánh giá này theo chiều hướng tích cực, quá trình tương tác trở thành một tâm thiện (kusala citta); ngược lại, nếu sự đánh giá này diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, quá trình ấy biến thành một tâm bất thiện (akusala citta). Tóm lại, việc đánh giá cuối cùng sẽ phụ thuộc vào quá trình phân tích sau khi trở về và sự tham gia của các yếu tố phụ trợ. Vì vậy, trong tiến trình kinh nghiệm một đối tượng, cần phải có một tổ hợp bao gồm nhà máy (Sắc) và bốn yếu tố của Tâm. Sự tương tác này, kết hợp giữa đối tượng và yếu tố tâm thức, tạo nên một tiến trình nhận thức toàn diện, bao gồm cả sự tiếp nhận, lưu trữ và đánh giá của các yếu tố tâm thức về đối tượng đó. Trang 3 of 5 Nếu nói đến việc có ông quỹ đầu tư và nhà máy, thì chúng ta chỉ đang đề cập đến hai yếu tố chính là Danh và Sắc. Danh-Sắc bao gồm hai phần: nhà máy là Sắc (vật chất), và phần còn lại là Danh (tinh thần). Khi diễn giải chi tiết hơn, quỹ đầu tư này có bốn thành phần là Thọ, Tưởng, Hành, và Thức, tạo nên một tổ hợp đầy đủ của Ngũ Uẩn (Năm Uẩn) bao gồm: 1. Sắc: nhà máy, yếu tố vật chất. 2. Thọ: cảm thọ, trải nghiệm hoặc đánh giá sơ bộ. 3. Tưởng: sự ghi nhớ, lưu trữ, đánh dấu thông tin, như một phòng văn thư thư ký. 4. Hành: các hoạt động kế hoạch, ý định, biểu hiện năng động, như Phòng Kế hoạch - Đầu tư. 5. Thức: sự nhận biết, CEO có mặt để quan sát nhưng không can thiệp chi tiết. Như vậy, khi nói về Danh-Sắc, chỉ có hai yếu tố chính; còn khi nói chi tiết hơn về Ngũ Uẩn, chúng ta có cả năm yếu tố này. Tiến trình nhận thức này ban đầu diễn ra tại các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), nơi quỹ đầu tư và nhà máy gặp nhau. Tuy nhiên, khi tiến trình trở về khách sạn, sự đánh giá diễn ra ở một cấp độ sâu hơn - tức là tại Ý (Mano), nơi các yếu tố nội tâm bàn bạc, phân tích. Tại đây, những “quân sư” từ bên trong tham gia vào cuộc đánh giá, đưa ra những nhận định về sự việc đã trải qua, quyết định bản chất của trải nghiệm là thiện hay bất thiện. Dù diễn giải theo cách dài dòng như vậy, quá trình này thực sự diễn ra nhanh chóng trong tích tắc. Tất cả các uẩn (yếu tố) hoạt động một cách đồng bộ, và quá trình quyết định bản chất thiện hay bất thiện của trải nghiệm cũng diễn ra ngay tức thì, gần như trong khoảnh khắc. Khi chúng ta xuống nhà ăn và chỉ mới ngửi thấy mùi thức ăn, toàn bộ quá trình nhận thức đã bắt đầu. Từ việc nhìn thấy và ngửi thấy, chúng ta có thể ngay lập tức phát sinh cảm xúc thích hay không thích món ăn, mặc dù chúng ta chưa thực sự nếm thử. Tất cả những phản ứng này đã diễn ra một cách nhanh chóng, cho thấy một tiến trình nhận thức diễn ra trong một đơn vị của Tâm. Trước đó, chúng ta chỉ đề cập đến bốn yếu tố Danh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi đi cùng với Tâm (được ví như một CEO), mặc dù có ba yếu tố đại diện (Thọ, Tưởng, Hành), nhưng thực tế, Tâm luôn đi cùng với ít nhất bảy yếu tố. Các yếu tố này bao gồm Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tác ý, Mạng căn và Nhất tâm. Do đó, bảy yếu tố này không thể tách rời khỏi Tâm. Trang 4 of 5 Khi về khách sạn để họp bàn, ngoài Tâm, sẽ có thêm các yếu tố khác tham gia, điều này diễn ra vào buổi chiều. Tuy nhiên, trong một đơn vị của Tâm, luôn luôn có bảy yếu tố đi kèm. Bảy yếu tố này, được gọi là Tâm sở, luôn đồng hành cùng với Tâm. Việc này giống như việc tôi thuê bạn, nghĩa là bạn phải phụ thuộc vào tôi. Do đó, bảy yếu tố Tâm sở phải luôn có mặt cùng với Tâm, cộng với Tâm, tổng cộng là tám thành viên. Trong một đơn vị Tâm, phải có ít nhất tám yếu tố — đây là một quy luật bất di bất dịch. Một khi có Tâm thì luôn phải có bảy yếu tố đi cùng. Nếu một yếu tố nào đó bị loại bỏ, cần phải có một yếu tố khác thay thế, nhưng vai trò đó vẫn phải được duy trì. Như vậy, trong mỗi đơn vị Tâm nhỏ nhất, luôn có ít nhất tám thành viên, và đó là cấu trúc căn bản của tiến trình này. Trang 5 of 5

Use Quizgecko on...
Browser
Browser