Đáp Án Ôn Tập Kiểm Tra HK1 - Khối 11 (2024-2025) PDF

Summary

This document is a collection of questions and answers related to the history of the "Cách mạng Tư sản" (Bourgeois revolution). The questions cover historical events and figures with potential examination questions for Grade 11 students in Vietnamese.

Full Transcript

ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA HK1 - KHỐI 11 (Năm học 2024 - 2025) BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN Câu 1. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên...

ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA HK1 - KHỐI 11 (Năm học 2024 - 2025) BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN Câu 1. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. B. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. C. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Câu 2. Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. B. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Câu 3. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. địa chủ. B. nông dân. C. công nhân. D. tư sản. Câu 4. Lực lượng nào sau đây không phải là lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Giai cấp tư sản. B. Quý tộc mới. C. Quý tộc tư sản hóa. D. Giai cấp công nhân. Câu 5. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết định thắng lợi của cách mạng là A. mục tiêu của cách mạng. B. giai cấp lãnh đạo. C. phương pháp đấu tranh. D. kết quả của cách mạng. Câu 6. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ có điểm gì nổi bật? A. Nông nghiệp lạc hậu, manh mún, thô sơ, năng suất thấp, mất mùa. B. Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh. C. Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp. D. Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là ngành sao su. Câu 7. Đâu là nhiệm vụ cơ bản của cách cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI XVIII? A. Dân tộc và nhân dân. B. Độc lập và tự do. C. Dân tộc và dân chủ. D. Dân chủ và độc lập. Câu 8. Lực lượng nào sau đây là lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ? A. Tư sản và chủ nô. B. Tư sản và quý tộc mới. C. Quần chúng nhân dân. D. Tư sản và vô sản. Câu 9. “Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác-lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” là mục tiêu của cách mạng tư sản nào? A. Nga. B. Pháp. C. Anh. D. Bắc Mỹ. Câu 10. Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là A. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa. B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. C. lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc. D. lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 11. Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại khác nhau là do A. giai cấp lãnh đạo. B. động lực cách mạng. C. nhiệm vụ cách mạng. D. điều kiện lịch sử. Câu 12. Đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị nước Anh và Pháp trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là A. tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế. B. là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. C. xuất hiện kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. xuất hiện trào lưu “Triết học Ánh sáng”. *** BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Câu 13. Từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX gắn với A. sự ra đời của thời kì chủ nghĩa tư bản độc quyền. B. chủ nghĩa tư bản hiện đại hình thành và phát triển. C. sự hình thành chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. D. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 14. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn A. tự do cạnh tranh. B. cải cách đất nước. C. đế quốc chủ nghĩa. D. chủ nghĩa phát xít. Câu 15. Cơ sở tạo ra bước chuyển tiếp của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang độc quyền là gì? A. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. Sự phát triển của khoa học - công nghệ. C. Sự tăng cường đầu tư vốn trong sản xuất. D. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền. Câu 16. Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của A. chiến tranh xâm lược. B. các cuộc chiến tranh thế giới. C. xâm chiếm thị trường và thuộc địa các nước. D. sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa tư bản. Câu 17. Chủ nghĩa tư bản hiện đại A. là giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển tự do cạnh tranh. B. là giai đoạn chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. C. là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ đầu thế kỉ XX đến nay. D. là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Câu 18. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có biểu hiện tiêu biểu nào? A. Có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào. B. Có khả năng giải quyết tốt tranh chấp, xung đột trên thế giới. C. Có sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc giữa các nước tư bản. D. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu cách mạng khoa ho ̣c - công nghê ̣. Câu 19. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Tơ-rớt, Dai-bát-xư. B. Các-ten, Xanh-đi-ca. C. Con-sen, Tơ-rớt. D. Dai-bát-xư, Con- sen. Câu 20. Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Quân sự, văn hóa. B. Văn hóa - giáo dục. C. Chính trị, ngoại giao. D. Khoa học - công nghệ. Câu 21. Các nước tư bản hiện đại tiêu biểu là A. My,̃ Anh, Trung Quốc. B. My,̃ Nhật, Cu Ba. C. My,̃ Nhật, Đức. D. My,̃ Nhật, Anh, Đức. Câu 22. Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. xuất hiện các tổ chức độc quyền. B. xuất hiện các độc quyền nhà nước. C. tiến hành cách mạng công nghiệp. D. sản xuất theo dây chuyền. Câu 23. Một trong những cơ sở thúc đẩy chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao là gì? A. Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ. B. Sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất. C. Sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản. D. Sự khai thác nguồn tài nguyên và nhân lực các nước thuộc địa. Câu 24. Nửa sau thế kỉ XIX, hầu hết các cuộc cách mạng tư sản đã A. giành được thắng lợi. B. hoàn toàn sụp đổ. C. bắt đầu từ nông nghiệp. D. giải phóng dân tộc. *** BÀI 3. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI *Nhận biết: Câu 25. Ngay sau khi thành lập, chính quyền Xô viết ở Nga do Lê-nin đứng đầu đã có chủ trương nào sau đây? A. Ban hành “Sắc lệnh hoà bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. B. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa xây dựng đất nước. C. Tiến hành công cuộc “cải tổ” toàn diện đất nước. D. Lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ Nga hoàng. Câu 26. Liên Xô là tên gọi tắt của A. Liên minh các đảng ở nước Nga. B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. Liên hiệp các nước xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Phong trào liên kết toàn Xô viết. Câu 27. Hình ảnh nào sau đây xuất hiện trên Quốc huy đầu tiên của Liên Xô (1923)? A. Mặt trăng. B. Lúa nước. C. Cành ô liu. D. Búa liềm. Câu 28. Chủ nghĩa xã hội phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Giảm thiểu ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực. B. Hoàn toàn bị lãng quên và không còn tồn tại. C. Mở rộng ảnh hưởng tại châu Âu, Châu Á. D. Làm suy yếu mạnh mẽ đến nền kinh tế phương Tây. Câu 29. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) dưới sự lãnh đạo của A. Lênin và Đảng Bôn-sê-vích. B. Chính phủ tư sản lâm thời. C. các Xô viết trên toàn Liên bang. D. liên minh các dân tộc Nga. *Thông hiểu: Câu 30. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập trong bối cảnh nào? A. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Nga với chế độ Nga Hoàng gay gắt. B. Các nước cộng hòa Xô Viết có sự thống nhất về chính sách phát triển. C. Mâu thuẫn giữa nước Nga với các nước cộng hòa Xô viết gay gắt. D. Các nước cộng hòa Xô viết phát triển không đồng đều về kinh tế. Câu 31. Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, đánh dấu A. sự hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. B. sự hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới. C. sự xác lập Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp. D. sự xác lập và xây dựng mô hình nhà nước mới trên cơ sở mô hình nhà nước phong kiến. Câu 32. Hiến pháp năm 1924 được thông qua có ý nghĩa nào sau đây đối với Liên Xô? A. Hoàn thành quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. B. Đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện trên thế giới. C. Hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên Xô. D. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới. Câu 33. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922)? A. Chứng minh cho học thuyết Mác - Lênin là đúng đắn, khoa học. B. Thành lập nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới. C. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh. D. Tăng cường sức mạnh cho hệ thống tư bản chủ nghĩa. Câu 34. Yếu tố nào không phải là nguyên tắc tồn tại của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết A. Sự bình đẳng về mọi mặt. B. Quyền tự quyết của các dân tộc. C. Xây dựng liên minh mạnh, mở rộng quan hệ với bên ngoài. D. Sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Câu 35: Việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối nhân dân Nga? A. Thúc đẩy phong trào cách mạng tại châu Âu. B. Kiềm chế sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. C. Xây dựng được liên minh quân sự chống Đức Quốc xã. D. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô. Câu 36. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)? A. Khi cải tổ lại mắc phải nhiều thiếu sót và sai lầm. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật. Câu 37. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)? A. Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch. C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật. *** BÀI 4. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY *Nhận biết: Câu 38. Từ năm 1991 đến nay, quốc gia nào sau đây không xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Trung Quốc. B. Cuba. C. Ấn Độ. D. Việt Nam. Câu 39. Sự ra đời của quốc gia nào sau đây đã mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ latinh? A. Thái Lan. B. Cuba. C. Ấn Độ. D. Iran. Câu 40. Năm 1975, quốc gia Đông Nam Á nào sau đây đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Triều Tiên. B. Cu Ba. C. Việt Nam. D. Campuchia. Câu 41. Sau thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân năm 1949, Trung Quốc đã chọn con đường phát triển nào? A. Xã hội chủ nghĩa. B. Tư bản chủ nghĩa. C. Quân chủ chuyên chế. D. Tổng thống liên bang. Câu 42. Từ năm 1991 đến nay, nhân dân một số nước ở khu vực nào sau đây tiến hành cải cách, đổi mới, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa? A. Châu Á. B. Bắc Phi. C. Tây Âu. D. Nam Phi. *Thông hiểu: Câu 43. Sự kiện nào sau đây đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới? A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). B. Công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978. C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979). D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999). Câu 44. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa là A. tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. B. thực hiện cải tổ về chính trị. C. đổi mới chính trị là nền tảng để đổi mới kinh tế. D. đổi mới, phát triển về kinh tế. Câu 45. Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc là A. chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. B. hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. C. làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao. D. biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Câu 46. Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm nhờ nhân tố khách quan nào sau đây? A. Quyết tâm cải cách thể chế kinh tế của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc. B. Đường lối cải cách, mở cửa đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. C. Tận dụng cơ hội từ xu thế toàn cầu hóa kinh tế mang lại. D. Nguồn nhân lực dồi dào, lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. Câu 47. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc? A. Giúp Trung Quốc trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa. B. Tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực. C. Đưa Trung Quốc trở thành một trong các con rồng châu Á. D. Đưa cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thành xu thế chủ đạo. Câu 48. Điểm chung của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay là A. từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới. B. trở thành các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao. C. Tham gia tổ chức ASEAN. D. Thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Câu 49. Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách mở cửa (1978)? A. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo của Trái đất. C. Thực hiện chương trình thám hiểm không gian với Liên Xô. D. Là quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ. Câu 50. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay? A. Bình quân tăng trưởng vượt xa mức trung bình của thế giới. B. Có những trung tâm công nghệ cao, đặc khu kinh tế hàng đầu châu Á. C. Trở thành một cường quốc đổi mới sáng tạo đứng đầu thế giới. D. Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ mới. ---HẾT---

Use Quizgecko on...
Browser
Browser