Bài 1 - Lớp 11 (2) PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
Summary
This document contains multiple-choice questions about the topic of the general nature of bourgeois revolutions. The questions cover a variety of topics related to these revolutions and ask about their causes, consequences, and key figures.
Full Transcript
**Bài 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN** **BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN *(Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án)*** **Câu 1**. Quá trình tư sản hóa ở Anh đầu thế kỉ XVII hình thành tầng lớp nào? **A.** Lãnh chúa. **B.** Tăng lữ. **C.** Quý tộc mới. **D.** Địa chủ mới. **Câu...
**Bài 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN** **BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN *(Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án)*** **Câu 1**. Quá trình tư sản hóa ở Anh đầu thế kỉ XVII hình thành tầng lớp nào? **A.** Lãnh chúa. **B.** Tăng lữ. **C.** Quý tộc mới. **D.** Địa chủ mới. **Câu 2**. Đầu thế kỉ XVII, ở Anh ngành công nghiệp phát triển nhất là **A.** luyện kim. **B.** cơ khí. **C.** len dạ. **D.** đóng tàu. **Câu 3**. "Cừu ăn thịt người" là hệ quả của hiện tượng gì ở Anh? **A.** Rào đất cướp ruộng. **B.** Phân hóa giai cấp. **C.** Đô thị hóa nông thôn. **D.** Quý tộc tư sản hóa. **Câu 4**. Đặc điểm nổi bật của kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là **A.** các công trường thủ công ra đời ở miền Bắc. **B.** sự xuất hiện nhiều trang trại có quy mô lớn. **C.** công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển. **D.** thủ công nghiệp và thương nghiệp rất thịnh đạt. **Câu 5**. **Ở Bắc Mĩ xảy ra sự kiện gì vào ngày 4-7-1776?** **A.** Chiến tranh bùng nổ giữa Anh và Mĩ. **B.** Công bố Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ. **C.** Ký hòa ước Vec-xai giữa Mĩ và Anh. **D.** Ban hành bản Hiến pháp của Hoa Kì. **Câu 6.** Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng bao gồm **A.** quý tộc, tư sản và nông dân. **B.** quý tộc, tăng lữ và nông dân. **C.** quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba. **D.** quý tộc, tư sản và công nhân. **Câu 7.** Trước cách mạng, đẳng cấp nào ở Pháp **không** được hưởng đặc quyền và phải đóng thuế? **A.** Đẳng cấp thứ hai. **B.** Đẳng cấp thứ ba. **C.** Đẳng cấp tăng lữ. **D.** Đẳng cấp thứ nhất. **Câu 8.** Ba nhà tư tưởng lớn của Pháp vào thế kỉ XVIII là **A.** Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê. **B.** Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rut-xô. **C.** Vôn-te, Rút-xô, Ô-oen. **D.** Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te. **Câu 9.** Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là mâu thuẫn giữa **A.** các lực lượng tiến bộ trong xã hội với quý tộc. **B.** nông dân, bình dân thành thị với Tăng lữ. **C.** đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc. **D.** tư sản, bình dân thành thị với quý tộc phong kiến. **Câu 10.** Cuối thế kỉ XVIII, "Đẳng cấp thứ ba" trong xã hội Pháp bao gồm **A.** tăng lữ, nông dân, bình dân thành thị. **B.** tư sản, nông dân, bình dân thành thị. **C.** tư sản, nông dân, quý tộc, tăng lữ. **D.** tư sản, quý tộc, bình dân thành thị. **Câu 11.** Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền trong Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là *(Câu 1- BTLS11-CTST 2023- tr. 5)* **A.** "đề cao quyền tự do của con người". **B.** "đề cao tư tưởng độc lập và tự do". **C.** "bảo về quyền lợi của giai cấp tư sản". **D.** "Tự do -- Bình đẳng -- Bác ái". **HIỂU** **Câu 12.** Mâu thuẫn nào là cơ bản trong xã hội nước Anh trước cách mạng? **A.** Giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ. **B.** Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ phong kiến. **C.** Giữa nông dân với quý tộc và địa chủ. **D.** Giữa quý tộc mới với tư sản, nông dân. **Câu 13**. Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh là **A.** Liên minh giữa tư sản và quý tộc mới. **B.** Giai cấp tư sản. **C.** Liên minh giữa Vua Sác lơ I và Quốc hội. **D.** Quý tộc mới. **Câu 14**. **Tầng lớp nào vừa có thế lực kinh tế, vừa có thế lực chính trị nhất nước Anh trước cách mạng?** **A.** Tư sản công thương. **B.** Quý tộc vũ sĩ. **C.** Quý tộc mới. **D.** Đại tư sản tài chính. **Câu 15**. Cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1640 **không** triệt để vì **A.** không thiết lập được chế độ Cộng hòa. **B.** không xóa bỏ hết tàn dư của chế độ phong kiến. **C.** mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển. **D.** đã lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến Anh. **Câu 16**. Chế độ quân chủ lập hiến là chế độ **A.** vua nắm quyền chuyên chế. **B.** vua và Quốc hội chia sẻ quyền lực. **C.** không có vua chỉ còn Quốc hội. **D.** có vua nhưng Quốc hội nắm thực quyền. **Câu 17**. **Đâu *không* phải là kết quả cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?** **A.** Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. **B.** Tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Mĩ phát triển mạnh. **C.** Một liên bang cộng hòa tư sản ra đời theo nguyên tắc "tam quyền phân lập". **D.** Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu. **Câu 18**. **Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?** **A.** Giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này. **B.** Sau khi chiến tranh kết thúc, Washington được bầu làm tổng thống. **C.** Đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. **D.** Cuộc chiến tranh này đã không xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ. **Câu 19.** Đặc điểm nào dưới đây phản ánh **không** đúng khái niệm cách mạng tư sản? *(Câu 3-BTLS11-CTST 2023- tr. 5)* **A.** Lực lượng chủ yếu là quần chúng nhân dân. **B.** Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. **C.** Do giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa thực hiện. **D.** Liên minh giữa giai cấp tư sản và vô sản. **Câu 20.** Trước cách mạng, Pháp là một nước nông nghiệp lạc hậu vì lí do chủ yếu nào? **A.** Công cụ, phương pháp và kĩ thuật canh tác còn thô sơ, lạc hậu. **B.** Đất đai bị bỏ hoang nhiều, thiên tai thường xuyên, năng suất cây trồng thấp. **C.** Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ. **D.** Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa. **Câu 21.** Vai trò của trào lưu tư tưởng "Triết học Ánh sáng" đối với Cách mạng tư sản Pháp là *(Câu 2-BTLS11-CTST 2023- tr. 5)* **A.** đưa ra những lý thuyết về xây dựng nhà nước mới. **B.** dọn đường cho một cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. **C.** phê phán giáo lý lạc hậu, những quan điểm lỗi thời. **D.** đề xuất tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. **Câu 22.** Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ *(Câu 11-BTLS11-KNTT 2023- tr. 7)* **A.** Giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân. **B.** Đưa đến sự thành lập của nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài Châu Âu. **C.** Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước trên thế giới. **D.** Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử. **Câu 23.** Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là **A.** giai cấp tư sản. **B.** quần chúng nhân dân. **C.** phái Gia-cô-banh. **D.** lực lượng quân đội cách mạng. **Câu 24.** Ý nào dưới đây **không** phải là ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp năm 1789? **A.** Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. **B.** Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. **C.** Thúc đẩy phong trào giành độc lập ở Mĩ Latinh. **D.** Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. **Câu 25.** Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa cách mạng tư sản Pháp thời cận đại? **A.** Lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến. **B.** Tạo điều kiện đầy đủ nhất cho chủ nghĩa tư bản phát triển. **C.** Mở ra thời kì lịch sử mới ở các nước Âu -- Mỹ. **D.** Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp thế giới. **Câu 26.** Cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để vì **A.** đã đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. **B.** đã thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa. **C.** đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. **D.** hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. **Câu 27.** Nội dung nào phản ánh **không** đúng về nhiệm vụ dân chủ trong các cuộc cách mạng tư sản? **A.** Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. **B.** Xác lập nền dân chủ tư sản đại nghị. **C.** Đem lại quyền tự do chính trị, kinh tế cho người dân. **D.** Thống nhất thị trường, tạo thành quốc gia dân tộc. **VẬN DỤNG** **Câu 28.** Điểm giống nhau về nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp là **A.** chính sách hạn chế phát triển nông nghiệp của chế độ phong kiến. **B.** sự kìm hãm của chế độ phong kiến đối với giai cấp địa chủ. **C.** do tư sản quý tộc mới mong muốn có quyền lực về chính trị và kinh tế. **D.** mâu thuẫn giữa mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. **Câu 29**. Điểm tương đồng giữa cách mạng tư sản Anh (1642-1688) và Bắc Mĩ (1775-1783) là gì? **A.** Thực hiện nhiệm vụ chống thực dân giành độc lập dân tộc. **B.** Diễn ra dưới hình thức là cuộc nội chiến. **C.** Có sự tham gia lãnh đạo của Quý tộc mới. **D.** Tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. **Câu 30.** Điểm khác biệt của cách mạng Bắc Mĩ (1775-1783) so với cách mạng tư sản Anh (1642-1688) là gì? **A.** Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. **B.** Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. **C.** Động lực của cách mạng là quần chúng nhân dân. **D.** Giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng. **Câu 31.** Khác với cách mạng tư sản Anh, lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là **A.** bình dân thành thị. **B.** quý tộc mới. **C.** tư sản. **D.** công nhân. **Câu 32.** Tiền đề dẫn đến sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp năm 1789 khác biệt thế nào so với cách mạng tư sản Anh? **A.** Quý tộc tư sản hóa trở thành tầng lớp quý tộc mới. **B.** Nhà vua có quyền lực tối cao và cai trị độc đoán. **C.** Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. **D.** Xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng. **Câu 33.** Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh năm 1640 với cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là **A.** kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào nông nghiệp. **B.** xã hội phong kiến phân chia thành ba đẳng cấp khác nhau. **C.** quí tộc mới trực tiếp lãnh đạo cách mạng lật đổ chế độ phong kiến. **D.** lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. **Câu 34.** Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại khác nhau là do **A.** điều kiện lịch sử. **B.** giai cấp lãnh đạo. **C.** động lực cách mạng. **D.** nhiệm vụ cách mạng. **Câu 35.** Điểm khác biệt về tình hình chính trị Bắc Mĩ so với nước Anh và Pháp trước khi **A.** thực dân phương Tây thống trị. **B.** chế độ phong kiến bị kìm hãm. **C.** xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. **D.** xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp. **Câu 36.** Điểm chung trong tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII - XVIII là **A.** Xuất hiện trào lưu tư tưởng tiến bộ của tư sản. **B.** Xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng. **C.** Xuất hiện các giai cấp, tầng lớpxã hội mới. **D.** Xuất hiện trào lưu xã hội không tưởng. **Câu 37.** Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa *Tuyên ngôn Độc lập* 1776 của nước Mỹ và *Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền* 1789 của nước Pháp là gì? **A.** Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. **B.** Đề cao quyền công dân và quyền con người. **C.** Bảo vệ mọi quyền lợi cho giai cấp tư sản. **D**. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. **Câu 38.** Nét mới trong ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là gì? **A.** Mở ra thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa tư bản. **B.** Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. **C.** Lật đổ chế độ phong kiến lâu đời. **D**. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. **Câu 39.** Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có sự giống nhau về **A.** tiền đề cách mạng. **B.** lãnh đạo cách mạng. **C.** động lực cách mạng. **D**. điều kiện lịch sử. **Câu 40.** Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đều **A.** dẫn đến sự xác lập quan hệ sản xuất tư sản chủ nghĩa. **B.** tạo ra một nền dân chủ tư sản, tự do thực sự. **C.** lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa. **D.** tạo ra một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sợ hơn. **Câu 41.** Đóng góp to lớn của giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỉ tính từ sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gi? **A.** Tạo ra một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sợ hơn. **B.** Công nhận quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm. **C.** Con người thực sự có quyền tự do và bình đẳng. **D.** Tạo ra một khối lượng vật chất nhiều hơn và đồ sộ hơn. **Câu 42.** Điều khoản đầu tiên của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của cách mạng Pháp được nhắc lại trong văn bản quan trọng nào ở Việt Nam năm 1945? **A.** Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng. **B.** Diễn văn trong lễ mừng độc lập tại Sài Gòn của Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. **C.** Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. **D.** Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. **Câu 43.** Khẩu hiệu nổi tiếng "Tự do-Bình đẳng-Bác ái" của cách mạng Pháp năm 1789 đã trở thành nguyên tắc tư tưởng của tổ chức cách mạng nào ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX? **A.** Việt Nam Cách mạng Thanh niên. **B.** Việt Nam Quốc dân đảng. **C.** Việt Nam Quang phục hội. **D.** Tân Việt Cách mạng đảng. **Câu 44.** Đoạn trích sau về đánh giá của Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII: *"Cách mệnh Pháp là\... cách mệnh tư bản\... tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức".* Nội dung đoạn trích chỉ rõ **A.** Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII chưa thành công. **B.** mặt tích cực của cách mạng tư sản Pháp. **C.** hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. **D.** mặt trái của chủ nghĩa tư bản ở nước Pháp. **Câu 45.** Sự kiện lịch sử nào sau đây được coi là một bước tiến lớn trong sự phát triển của lịch sử nhân loại? **A.** Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. **B.** 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập. **C.** Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp). **D.** Hợp chúng quốc Mỹ (USA) được thành lập. **B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG -- SAI** ***(Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu học sinh chọn đúng hoặc sai)*** **Câu 1.** Đọc hai đoạn tư liệu sau đây **Tư liệu 1:** *"Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".* *(Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, năm 1776)* **Tư liệu 2:** *"Điều 1. Con người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng. Những sự phân biệt xã hội chỉ có thể dựa trên lợi ích chung.* *Điều 17. Quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể bị tước bỏ"* *(Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp, năm 1789)* **☐ a)** Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ giống Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp đều khẳng định quyền bình đẳng của con người là quan trọng nhất. **☐ b)** Điểm chung của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp là đề cao quyền con người và quyền công dân. **☐ c)** Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1789 không đề cao quyền tư hữu cá nhân vì đó là biểu hiện cho sự phân biệt giàu -- nghèo trong xã hội. **☐ d)** Nội dung hai đoạn tư liệu trên đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn vào Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (02/9/1945). **Câu 2.** Quan sát hình ảnh và trả lời: **☐ a)** Hình ảnh thể hiện mối quan hệ của ba đẳng cấp trong xã hội Pháp đầu thế kỷ XVIII**.** **☐ b)** Tăng lữ là đẳng cấp thứ nhất và chịu sự bóc lột của Quý tộc Vũ sĩ và giai cấp nông dân. **☐ c)** Nông dân Pháp phải chịu sự đàn áp, bóc lột của quý tộc Tăng lữ và quý tộc Vũ sĩ. **☐ d)** Hình ảnh thể hiện sự khốn cùng của nông dân Pháp trước cuộc cách mạng tư sản.