Chương 2_ Trí Nhớ PDF
Document Details
Uploaded by WellBehavedSphinx8695
USSH
Tags
Related
- Thuốc trị đái tháo đường PDF
- Séquence 1 : Les Propriétés de la Matière - Projet de Classe Tri Sélectif et Recyclage - PDF
- US History Trimester 1 Final Exam Study Guide 2024 PDF
- Tri thức chung Cục Chuyển đổi số Quốc gia (PDF)
- Tri Thức Chung - Cục Chuyển Đổi Số Quốc Gia PDF
- Trí Tuệ Xúc Cảm - Emotional Intelligence PDF
Summary
Đây là tóm tắt về các khái niệm về trí nhớ, bao gồm trí nhớ tạm thời, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn, và các khái niệm liên quan khác. Nội dung tập trung vào các khía cạnh lý thuyết của trí nhớ và các quá trình liên quan.
Full Transcript
Mô hình trí nhớ Trí nhớ tạm thời: vài giây hoặc phần giây Là sự ghi nhớ trong khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng do những kích thích vào giác quan Trí nhớ ngắn hạn: 15-30s Là nơi nhẩm lại thông tin để có thể chuyển vào trí nhớ dài hạn và mang thông tin từ trí nhớ dài hạn ra khi muốn nhớ lại Phải tập...
Mô hình trí nhớ Trí nhớ tạm thời: vài giây hoặc phần giây Là sự ghi nhớ trong khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng do những kích thích vào giác quan Trí nhớ ngắn hạn: 15-30s Là nơi nhẩm lại thông tin để có thể chuyển vào trí nhớ dài hạn và mang thông tin từ trí nhớ dài hạn ra khi muốn nhớ lại Phải tập trung vào thông tin trong trí nhớ ngắn hạn hoặc bị mất đi trong 30s Trí nhớ dài hạn: nhiều năm, nhiều thế kỷ Cho phép lưu trữ thông tin trong khoảng thời gian dài và sức chứa của nó là không giới hạn Trí nhớ rõ ràng: là loại LTM cho những kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá nhân, yêu cầu nhớ lại có ý thức - Nhớ ngữ nghĩa: loại trí nhớ về những thực tế trong cuộc sống - Nhớ tình tiết: là trí nhớ liên quan đến kinh nghiệm cá nhân Trí nhớ ẩn: loại trí nhớ có ảnh hưởng lâu dài đến hành vi của chúng ta, không yêu cầu phải nhận thức về nó Nhớ phương thức: liên quan đến khía cạnh phương thức vật lý Quãng số Là số lượng những con số mà một người có thể nhớ Tập hợp Miller giới thiệu một thủ thuật gọi là tập hợp: kết nối những đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn có nghĩa (cụm từ, câu) Tập hợp lại về ngữ nghĩa có thể tăng khả năng giữ thông tin trong STM Chúng ta có thể nhớ chuỗi từ 5-8 từ không liên quan, nhưng sắp xếp thành câu có nghĩa với những từ có liên hệ mạnh mẽ có thể tăng quãng nhớ lên 20 từ hoặc hơn Các quá trình của hệ thống trí nhớ - Mã hóa: chuyển thông tin vào trong bộ nhớ - Lưu trữ: quá trình duy trì thông tin trong một giai đoạn cụ thể - Khôi phục: quá trình lấy thông tin ra khỏi trí nhớ dài hạn Mã hóa - Xử lý tự động xảy ra trong tiềm thức và không yêu cầu sự chú ý - Xử lý có cố gắng là quá tình xuất hiện có ý thức và tập trung chú ý - Thực hành nhiều là điều cần thiết Lưu trữ - Nhớ lại là một cách đo sự khôi phục chỉ yêu cầu tái hiện thông tin mà không cần gợi ý khôi phục - Ghi nhận: cách đo lượng sự khôi phục chỉ yêu cầu nhận diện thông tin khi có gợi ý khôi phục - Học lại: phương pháp tiết kiệm, là phương pháp đo lường phần lớn thời gian được tiết kiệm khi học thông tin trong lần thứ 2 Khôi phục - Khôi phục được hướng dẫn bởi giản đồ- tổ chức khung hiểu biết của chúng ta về con người, sự vật và những sự kiện về những gì thường xảy ra trong 1 hoàn cảnh - Giản đồ có thể dẫn chúng ta đến việc nhớ nhầm thông tin để làm cho nó phù hợp với giản đồ của chúng ta Tại sao chúng ta quên 1. Mã hóa thất bại 2. Thuyết suy giảm lưu trữ - Việc quên xảy ra do có vấn đề trong việc lưu trữ thông tin - Dấu vết sinh học trong trí nhớ dần dần bị suy giảm theo thời gian và sử dụng thông tin giúp duy trì nó trong trí nhớ 3. Thuyết phụ thuộc gợi ý - Nói rằng chúng ta quên bởi vì những gợi ý cần có không xuất hiện - Thông tin trong trí nhớ, nhưng chúng ta không thể truy cập được nó - Thuyết này tương tự như việc bạn biết một quyển sách có trong thư viện nhưng không thể lấy vì thư viện này không có số hiệu của nó 4. Thuyết gây nhiễu Cho rằng những thông tin tương tự gây nhiễu và làm cho thông tin bị quên, không thể truy cập được 5. Gây nhiễu Nhiễu xuôi: thông tin cũ cản trở việc khôi phục thông tin mới học Nhiễu ngược: thông tin mới cản trở việc khôi phục thông tin cũ Trí nhớ và lời chứng - Trí nhớ sai xuất hiện bởi vì ảnh hưởng thông tin sai lệch, xuất hiện khi trí nhớ bị bóp méo do tiếp xúc với thông tin gây hiểu lầm - Trí nhớ sai cho thấy lời khai của nhân chứng có nhiều lỗi và bị điều khiển bởi những thông tin sai lệch Tư duy - Là sự vận dụng khéo léo các biểu tượng của thông tin trong tâm trí - Là hoạt động tinh thần liên quan đến xử lý, hiểu và truyền thông thông tin - Tư duy tiến hành công việc chuyển hóa biểu tượng của thông tin thành một dạng mới mẻ và khác biệt hẳn nhằm mục đích trả lời một câu hỏi, giải một bài toán hoặc để hỗ trợ việc đạt đến mục tiêu Nền tảng của tư duy - Khái niệm cho phép ta xếp loại đối tượng mới gặp vào một dạng có thể nhận biết theo kinh nghiệm quá khứ của mình - Nguyên mẫu: được hình thành bằng trung bình của các thành viên trong loại. Kết nối 1 dữ liệu với nguyên mẫu cho phương pháp nhanh và dễ nhất về dữ liệu đó trong một phân loại - Khái niệm cho phép chúng ta tư duy và tìm hiểu dễ dàng hơn về thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống Giải quyết vấn đề Thuật toán - Phương pháp, quy luật logic, thủ tục để đảm bảo giải quyết một vấn đề cụ thể - Ngược lại có cách sử dụng nhanh hơn, nhưng cũng gặp nhiều lỗi hơn là thuật toán heuristics Thuật giải - Luật của ngón tay cái thường cho phép chúng ta đưa ra đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả - Nhanh hơn thuật toán - Nhiều lỗi sai hơn thuật toán - Đôi khi chúng ta không nhận thức khi chúng ta sử dụng thuật giải Định kiến - Xu hướng tiếp cận một vấn đề theo một cách riêng biệt - Cách này có thể thành công trong quá khứ nhưng không hiệu quả cho vấn đề hiện tại Cố định chức năng - Xu hướng nghĩ về những thứ chỉ chức năng thông thường của nó - Cản trở giải quyết vấn đề Đưa ra quyết định và hình thành đánh giá Thuật giải đại diện - Luật của ngón tay cái về việc đánh giá khả năng của một thứ nào đó bằng cách xem chúng đại diện, hoặc phù hợp với nguyên mẫu cụ thể nào - Có thể dẫn đến bỏ qua các thông tin liên quan khác Thuật giải sẵn có - Ước tính khả năng của sự kiện dựa trên điều có sẵn trong trí nhớ - Trường hợp xảy ra thường xuyên không phải lúc nào cũng dễ nhớ nhất Ngôn ngữ Tư duy và ngôn ngữ - Ngôn ngữ không chỉ là trọng tâm của vấn đề thông đạt - Mà còn liên hệ chặt chẽ đến phương pháp tư duy và tìm hiểu thế giới của chúng ta - Là phương tiện có tính hệ thống để giao tiếp thông qua việc sử dụng âm thanh lời nói (ngôn ngữ nói), các ký hiệu (ngôn ngữ viết) và các điệu bộ (ngôn ngữ ký hiệu) Ngôn ngữ - Hệ thống âm vị (phonology) - âm vị (phoneme): Trong ngôn ngữ nói, là đơn vị âm thanh nhỏ nhất - Hình vị (morpheme): Trong 1 ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa. Có thể là 1 từ hoặc 1 phần của từ - Ngữ pháp: Một hệ thống các quy tắc trong một ngôn ngữ cho phép chúng ta giao tiếp và hiểu người khác - Ngữ nghĩa: tập hợp những quy tắc mà chúng ta thu được nghĩa từ hình vị, từ và câu trong một ngôn ngữ nhất định - Cú pháp: là các nguyên tắc quy định các từ ngữ và các cụm từ nên phối hợp ra sao để hình thành câu nói