Tri thức chung Cục Chuyển đổi số Quốc gia (PDF)
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Guide : la transformation digitale des Mairies PDF
- Guide : la transformation digitale des Mairies PDF
- Hành trình chuyển đổi số Việt Nam PDF
- Quyết Định Phê Duyệt "Chương Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia"
- Quyết định 810/QĐ-NHNN năm 2021 về Kế hoạch chuyển đổi số Ngành Ngân hàng Việt Nam
- BSIT41A Module 1: Digital Transformation PDF
Summary
This document provides an overview of the National Digital Transformation Agency (Vietnam), including its history, structure, personnel, and functions. It details the agency's development from 2004 to 2023, highlighting key milestones and organizational changes. The document also describes the agency's role in digital transformation initiatives.
Full Transcript
HỆ TRI THỨC CHUYÊN GIA ====================== **CỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA** TRI THỨC CHUNG -------------- ### Thông tin chung của Cục Chuyển đổi số quốc gia **Nội dung:** **- Địa điểm trụ sở chính: Tầng 21, Tòa nhà Cục Viễn thông, 68 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.** **- Điện thoại, fax: 0...
HỆ TRI THỨC CHUYÊN GIA ====================== **CỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA** TRI THỨC CHUNG -------------- ### Thông tin chung của Cục Chuyển đổi số quốc gia **Nội dung:** **- Địa điểm trụ sở chính: Tầng 21, Tòa nhà Cục Viễn thông, 68 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.** **- Điện thoại, fax: 02437821766; 02435378208;** **- Địa chỉ trang tin điện tử: https://dx.gov.vn** **- Quá trình thành lập và phát triển: Cục Chuyển đổi số quốc gia (trước đây là Cục Tin học hóa) là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được thành lập theo Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26/7/2022 của Chính phủ.** **Ngày 19/10/2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1925/QĐ-BTTTT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chuyển đổi số quốc gia.** ### Quá trình hình thành và phát triển của Cục Chuyển đổi số quốc gia **Nội dung:** #### 1. Năm 2004: **- 20/10/2004: Thành lập Cục Ứng dụng công nghệ thông tin (Quyết định số 1120/QĐ-TTg ngày 20/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ).** **- Cục thực hiện chức năng Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT.** **- Trụ sở chính: 18 Nguyễn Du.** **- Số lượng nhân sự: 20 người.** #### 2. Năm 2005: **- Cơ cấu tổ chức gồm:** **+ 01 Cục trưởng.** **+ 01 Phó Cục trưởng.** **+ 05 phòng chức năng: phòng Hành chính -- Tổng hợp, phòng Kế hoạch -- Tài chính, phòng Thúc đẩy ứng dụng CNTT, phòng Phát triển nguồn lực thông tin, Văn phòng đại diện của Cục tại khu vực miền Trung (đặt tại Đà Nẵng).** **- Số lượng nhân sự: 30 người** #### 3. Năm 2008: **- Cơ cấu tổ chức gồm:** **+ 01 Cục trưởng.** **+ 02 Phó Cục trưởng** **+ 06 phòng chức năng: Văn phòng, phòng Kế hoạch, phòng Đầu tư- Tài chính, phòng Cơ sở hạ tầng thông tin, phòng Hệ thống thông tin, phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế.** **+ 03 đơn vị trực thuộc: Trung tâm Chính phủ điện tử, Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia và Ban quản lý kết quả Đề án 112.** **- Trụ sở chính: 308 Tây Sơn.** **- Số lượng nhân sự: 63 người** #### 4. Năm 2009: **- Cơ cấu tổ chức gồm:** **+ 01 Cục trưởng.** **+ 02 Phó Cục trưởng.** **+ 06 phòng chức năng: Văn phòng, Phòng Kế hoạch, Phòng Đầu tư- Tài chính, Phòng Cơ sở hạ tầng thông tin, Phòng Hệ thống thông tin, Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế.** **+ 05 đơn vị trực thuộc: Trung tâm Chính phủ điện tử, Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia, Trung tâm Tư vấn nghiệp vụ và hỗ trợ đánh giá hiệu quả đầu tư CNTT, Ban quản lý dự án Internet cho cộng đồng nông thôn -- Hợp phần Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban quản lý kết quả Đề án 112.** **- Trụ sở chính: Tòa nhà ICTQC, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.** **- Số lượng nhân sự: 83 người** **5. Năm 2011:** **- Cơ cấu tổ chức gồm:** **+ 01 Cục trưởng.** **+ 03 Phó Cục trưởng.** **+ 08 phòng chức năng: Văn phòng, Phòng Kế hoạch, Phòng Đầu tư- Tài chính, Phòng Cơ sở hạ tầng thông tin, Phòng Hệ thống thông tin, Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế, phòng Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, phòng Ứng dụng CNTT trọng cộng đồng.** **+ 06 đơn vị trực thuộc: Trung tâm Chính phủ điện tử, Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia, Trung tâm Tư vấn nghiệp vụ và hỗ trợ đánh giá hiệu quả đầu tư CNTT, Ban quản lý dự án Internet cho cộng đồng nông thôn -- Hợp phần Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý kết quả Đề án 112 và Cơ quan đại diện của Cục tại TP.HCM.** **- Số lượng nhân sự: 125 người.** #### 6. Năm 2013: **- 02/12/2013: đổi tên thành Cục Tin học hóa.** **- Cơ cấu tổ chức gồm:** **+ 01 Cục trưởng.** **+ 03 Phó Cục trưởng.** **+ 10 phòng chức năng: Văn phòng, Phòng Kế hoạch, Phòng Đầu tư- Tài chính, Phòng Cơ sở hạ tầng thông tin, Phòng Hệ thống thông tin, Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế, phòng Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, phòng Ứng dụng CNTT trọng cộng đồng.** **+ 06 đơn vị trực thuộc: Trung tâm Chính phủ điện tử, Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia, Phòng Pháp chế, phòng Xác thực và Giao dịch điện tử, Trung tâm Tư vấn nghiệp vụ và hỗ trợ đánh giá hiệu quả đầu tư CNTT và Ban quản lý kết quả Đề án 112.** **- Trụ sở chính: tòa nhà Detech, 08 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội.** **- Số lượng nhân sự: 128 người** #### 7. Năm 2023: **- 19/10/2022: đổi tên thành Cục Chuyển đổi số quốc gia.** **- Cơ cấu tổ chức:** **+ 01 Quyền Cục trưởng:** Ông Hồ Đức Thắng **+ 02 Phó Cục trưởng:** Ông Nguyễn Phú Tiến **và** Bà Trần Thị Quốc Hiền ***+ 05 phòng chức năng:*** a\) Văn phòng: \+ Phó Chánh Văn phòng phụ trách: Ông Nguyễn Huy Kháng \+ Phó Chánh Văn phòng: Ông Mai Thanh Hải b\) Phòng Quản lý Đầu tư: \+ Trưởng phòng: Ông Lê Anh Tuấn \+ Phó Trưởng phòng: Bà Quách Hồng Trang c\) Phòng Nền tảng và Dữ liệu số: \+ Trưởng phòng: Ông Nguyễn Trọng Khánh \+ Phó Trưởng phòng: Ông Trần Chí Nam d\) Phòng Dịch vụ số: \+ Phó Trưởng phòng: Ông Đinh Hoàng Long e\) Phòng Chính sách số: \+ Trưởng phòng: Ông Nguyễn Thanh Thảo \+ Phó Trưởng phòng: Ông Trần Kiên ***+ 03 đơn vị trực thuộc:*** a\) Trung tâm Chính phủ số: \+ Phó Giám đốc phụ trách: Bà Mai Thùy Ngân \+ Phó Giám đốc: Ông Đặng Tùng Anh \+ Phó Giám đốc: Ông Lê Nhật b\) Trung tâm Công nghệ số quốc gia: \+ Phó Giám đốc phụ trách: Ông Đỗ Lập Hiển \+ Phó Giám đốc: Ông Đỗ Ngọc Vĩnh \+ Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Quang Hưng c\) Ban Quản lý kết quả Đề án 112: \+ Quyền Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ### Lãnh đạo Cục qua các thời kì **Nội dung:** - Hoàng Quốc Lập - Nguyễn Thành Phúc - Nguyễn Huy Dũng - Đỗ Công Anh - Nguyễn Khắc Lịch - Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng phụ trách - Hồ Đức Thắng - Quyền Cục trưởng 4. ### Thông tin về nhân sự 1. #### **Công tác Đảng** **- Đảng bộ Cục Chuyển đổi số quốc gia hiện có:** **+ 07 chi bộ trực thuộc.** **+ 51 đảng viên.** **+ Chiếm 53,12% công chức, người lao động.** **- Các chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn được Chi ủy phổ biến đầy đủ đến toàn thể đảng viên, công chức và người lao động thông qua nhiều hình thức như gửi thông báo trên thư điện tử, phổ biến quán triệt tại các buổi sinh hoạt Chi bộ, sinh hoạt chuyên môn.** **- Chi bộ đã chủ động bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông lần thứ V và Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020 -- 2025. Các đảng viên thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chi ủy, quản lý, điều hành của Lãnh đạo Cục, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, chấp hành nội quy, quy chế làm việc, thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt tại nơi cư trú theo Quy định số 213-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị.** #### **Công tác Công đoàn Cục:** **- Công đoàn Cục Chuyển đổi số quốc gia là Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam.** **- Ban chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2020-2025 gồm: 07 đồng chí.** **- Công đoàn Cục có: 98 đoàn viên, chiếm 100% công chức, người lao động.** **- Đoàn viên đã tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua do Bộ Thông tin và Truyền thông, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam phát động lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng của đất nước và của Ngành. Công đoàn Cục luôn coi trọng công tác đền ơn, đáp nghĩa và các hoạt động từ thiện, làm tốt các nghĩa vụ với cộng đồng. Một số hoạt động nổi bật của Công đoàn Cục trong năm 2023: Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn Cục khóa II, nhiệm kỳ 2023 - 2028; vận động toàn thể công chức, người lao động và đoàn viên công đoàn tích cực hưởng ứng tham gia \"Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện\"; tham gia Hội thao truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông khu vực phía Bắc lần thứ nhất.** #### **Công tác Chi đoàn Thanh niên Cục:** **- Chi đoàn Thanh niên Cục gồm: 30 đoàn viên.** **- Chiếm 30,61% công chức, người lao động.** **- Các đoàn viên đã tích cực học tập, quán triệt các nghị quyết, chủ trương của Đảng, nghị quyết, kết luận, chương trình công tác của Đoàn, tham gia các hoạt động thanh niên và hoạt động tình nguyện do Đoàn cấp trên phát động.** #### **Công tác cán bộ:** **- Số cán bộ công chức viên chức và cán bộ hợp đồng hiện nay như sau:** ** Tổng số công chức: 38** ** Tổng số viên chức: 30** ** Tổng số cán bộ hợp đồng: 30** **- Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động và bổ nhiệm trong năm 2023:** ** Bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương (đang hoàn thiện thủ tục): 03 trường hợp.** ** Bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương: 06 trường hợp.** ** Điều động và bổ nhiệm: 04 Cán bộ giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương.** **- Thông tin về tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, biệt phái, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2023:** ** Số cán bộ tiếp nhận: 01 viên chức.** ** Số cán bộ biệt phái: 02 cán bộ.** **- Thông tin về thôi việc, chuyển công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2023:** ** Số cán bộ thôi việc: 0 cán bộ.** ** Số cán bộ chuyển công tác: 03 viên chức và 01 công chức.** **- Thông tin về nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch của cán bộ, công chức, viên chức năm 2023:** ** Số lượng nâng ngạch, bậc: nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp: 01 cán bộ.** ** Số cán bộ chuyển ngạch: 0 cán bộ.** **- Việc giải quyết các chế độ, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2023: Đảm bảo đúng các quy định hiện hành.** **- Năm 2023, Cục Chuyển đổi số quốc gia tiến hành kiện toàn lại đội ngũ Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương. Việc kiện toàn được tiến hành để đáp ứng với tổ chức bộ máy mới (giảm 03 Phòng so với trước đây) và để giải quyết tình trạng nhiều cán bộ hết hạn bổ nhiệm. Công tác kiện toàn của Cục đã được Lãnh đạo Bộ đồng ý về chủ trương và hiện Cục đã hoàn thành các quy trình nhân sự theo quy định.** **- Việc đào tạo, bồi dưỡng để giúp các cán bộ đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, nâng ngạch được chú trọng. Cụ thể, năm 2023 số lượng cán bộ được cử đi học Lý luận chính trị cao cấp là 07 lượt, trung cấp là 11 lượt. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với chuyên viên cao cấp 01 lượt, chuyên viên chính 01 lượt. Bồi dưỡng kỹ năng Lãnh đạo, quản lý cấp Vụ 01 lượt, cấp Phòng và tương đương 04 lượt. Năm 2023, Cục có 01 cán bộ được nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp.** ### Chức năng, nhiệm vụ của Cục Chuyển đổi số quốc gia **Nội dung:** #### Điều 1. Vị trí và chức năng **Cục Chuyển đổi số quốc gia là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; là đầu mối tổng hợp, tham mưu, điều phối, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.** **Cục Chuyển đổi số quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.** #### Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn **Cục Chuyển đổi số quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:** ##### 1. Chuyển đổi số quốc gia **a) Tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; vận hành Bộ phận thường trực Tổ công tác giúp việc Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số; tổng hợp, tham mưu điều phối hoạt động phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia;** **b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi số quốc gia;** **c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm về chuyển đổi số quốc gia, trong đó tập trung vào phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, hạ tầng số, nền tảng số, nhân lực số và an toàn thông tin mạng đáp ứng các mục tiêu phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên phạm vi quốc gia;** **d) Về thúc đẩy phát triển, sử dụng nền tảng số quốc gia: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành, cập nhật Danh mục nền tảng số quốc gia theo giai đoạn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy sử dụng các nền tảng số, giám sát, đo lường, thống kê, đánh giá việc sử dụng các nền tảng số; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nòng cốt phát triển nền tảng số quốc gia trong việc xây dựng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật;** **đ) Về dữ liệu số: chủ trì kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; tổ chức điều phối, kiểm tra, giám sát và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu; hướng dẫn thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu số, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, bao gồm dữ liệu mở; giám sát việc thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu số, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu số trong cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; thực hiện thu thập, công bố, quản lý dữ liệu số danh mục dùng chung, danh mục cơ quan cung cấp dữ liệu số, dữ liệu số được cung cấp và công bố, chia sẻ theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng;** **e) Đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương và của quốc gia;** **g) Chủ trì xây dựng, quản lý và vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu số quốc gia; Cổng dữ liệu số quốc gia; Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ và các nền tảng số khác phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia theo phân công của Bộ trưởng.** ##### 2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số **a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về: ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;** **b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm, chương trình, đề án, dự án về: ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số;** **c) Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, quy định về: ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;** **d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị của các bộ ngành liên quan thẩm định, kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về: ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật;** **đ) Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số Việt Nam;** **e) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hướng dẫn về cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật đối với Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước;** **g) Chủ trì xây dựng tiêu chí đánh giá trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức đánh giá các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; quản lý, giám sát hiệu quả, mức độ cung cấp, sử dụng thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;** **h) Chủ trì xây dựng, quản lý vận hành và hướng dẫn các cơ quan nhà nước kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.** ##### 3. Công nghệ thông tin và truyền thông trong đô thị thông minh **a) Xây dựng và hướng dẫn, đôn đốc triển khai áp dụng Khung tham chiếu công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam;** **b) Đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án xây dựng hệ sinh thái ứng dụng sản phầm và dịch vụ ICT trong đô thị thông minh, thí điểm triển khai và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đô thị thông minh do các doanh nghiệp trong nước phát triển; phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện thí điểm phát triển đô thị thông minh; hướng dẫn các địa phương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đô thị thông minh.** ##### 4. Chủ trì thẩm định Chủ trì thẩm định về mục tiêu, kỹ thuật, công nghệ, quy mô, giải pháp, kết quả dự án theo quy định của pháp luật đối với chủ trương đầu tư các dự án chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng; Chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở dự án theo quy định của pháp luật hiện hành và thẩm định, thẩm tra về mục tiêu, kỹ thuật, công nghệ, qui mô, giải pháp, kết quả dự án, đề án cho báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án đầu tư chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, các nhiệm vụ mua sắm, đề cương và dự toán chi tiết đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của Bộ, thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng; tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động, kiểm tra và xác định mức độ chấp hành thiết kế cơ sở/sơ bộ, thiết kế thi công của các hệ thống thông tin, nền tảng số của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. ##### 5. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát triển kỹ năng số phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước: **a) Tổ chức triển khai các hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng cách làm, mô hình hiệu quả về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số và chuyển đổi số;** **b) Tổ chức các hoạt động tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng số về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, đô thị thông minh, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số thực hiện chủ yếu trên các nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs);** **c) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đến cấp xã thực hiện chủ yếu trên các nền tảng học trực tuyến mở đại trà.** ##### 6. Tham gia đề xuất, xây dựng, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia. ##### 7. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và chuyển đổi số quốc gia; nghiên cứu, xác định các rào cản pháp lý hiện hành đối với các công nghệ, nền tảng mới. ##### 8. Tổ chức thống kê, thu thập, tổng hợp số liệu, phân tích, dự báo về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số; xây dựng báo cáo tổng hợp, thống kê theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. ##### 9. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia theo phân cấp của Bộ trưởng và các quy chế, quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; cung cấp số liệu phục vụ việc đánh giá, xếp hạng định kỳ mức độ phát triển về Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Việt Nam. ##### 10. Quản lý về tài chính, tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Cục Chuyển đổi số quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. ##### 11. Được chủ động phát triển các hoạt động sự nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông; bảo toàn và phát triển các nguồn lực được giao. ##### 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. ***Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế*** **1. Lãnh đạo:** **Cục Chuyển đổi số quốc gia có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.** **Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.** **Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.** **2. Tổ chức bộ máy:** **a) Các phòng:** **- Văn phòng;** **- Phòng Quản lý Đầu tư;** **- Phòng Nền tảng và Dữ liệu số;** **- Phòng Dịch vụ số;** **- Phòng Chính sách số.** **b) Các đơn vị trực thuộc:** **- Trung tâm Chính phủ số;** **- Trung tâm Công nghệ số quốc gia.** **Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.** **Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng do Cục trưởng quy định.** **Mối quan hệ công tác giữa các phòng, đơn vị trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.** **3. Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục Chuyển đổi số quốc gia do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.** ### Các kết quả nổi bật đạt được **Nội dung:** **Trong năm 2023, Cục Chuyển đổi số quốc gia đã chủ trì, tham gia các nhiệm vụ và đạt được một số kết quả nổi bật như sau:** **- Với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Quyết định số 1690/QĐ-TTg), vai trò, vị trí quan trọng của đơn vị chuyên trách về CNTT, CĐS ở Trung ương và địa phương, khẳng định tính chính thống của đơn vị chuyên trách về CNTT, CĐS trong việc điều phối toàn bộ mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp đến tận cơ sở đã được khẳng định.** **- Năm 2023, Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua nền tảng NDXP. Hiện nay, Nền tảng đã kết nối 103 bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức ở Trung ương (cơ bản hết cơ quan cấp I); đã kết nối 10 cơ sở dữ liệu, 15 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên NDXP. Số lượng người dùng hàng tháng: 90/103 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với tổng số giao dịch từ khi đưa vào khai thác (2019) đến hết năm 2023 đạt 1,68 tỷ; trong năm 2023, hàng ngày có trung bình khoảng 1,81 triệu giao dịch. Nền tảng đã góp phần tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng từ việc xử lý một cách tự động, chính xác, hiệu quả trên dữ liệu điện tử so với xử lý thủ công trên bản giấy.** **- Tổ chức triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 (Đề án 146): Năm 2023, đã chủ trì tổ chức 12 khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số trên Nền tảng MOOCS cho 62.500 cán bộ, công chức, viên chức phụ trách chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các cơ quan thông tấn, báo chí trong toàn quốc. Triển khai chương trình bồi dưỡng 500 chuyên gia chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trên nền tảng MOOCS (trên OneTouch của VTC NetViet). Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho gần 172.000 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tại 22/63 địa phương; Cung cấp 20 khóa học cập kỹ năng số cho người dân trên Nền tảng MOOCS. Đến nay đã có gần 24 triệu lượt người truy cập khóa học phổ cập kỹ năng số (trên OneTouch của VTC NetViet).** **Đồng thời, trong năm 2023 đã hỗ trợ cho 15 bộ ngành và 49 địa phương sử dụng miễn phí Nền tảng MOOCS. Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 84 khóa học cho hơn 173.500 cán bộ học viên (MobiEdu của MobiFone: 59 khóa học với 53.500 học viên; OneTouch của VTC NetViet: 25 khóa học với 120.000 học viên). Ngoài ra, đã phối hợp với Học viện An ninh nhân dân và Bộ Tư lệnh 86 để bàn giao bài giảng, học liệu điện tử các khóa bồi dưỡng để triển khai bồi dưỡng trong toàn quân trong 2024.** **- Năm 2023 đã xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng chính thức Cổng thông tin tra cứu gói thầu, dự án công nghệ thông tin (Cục đã có văn bản số 715/CĐSQG-QLĐT ngày 29/5/2023 gửi thông báo cho các địa phương biết, sử dụng). Trên cơ sở dữ liệu được thu thập được từ năm 2020 đến nay, Cổng (Hệ thống phục vụ theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số) đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng như: (1) Thông tin về giá trúng thầu hàng hóa CNTT; (2) Tổng chi ngân sách nhà nước cho ứng dụng CNTT giai đoạn 2020 đến nay; (3) Thông tin, dữ liệu về các nhà thầu (doanh nghiệp) thực hiện các gói thầu, dự án ứng dụng CNTT cho CQNN; (4) Giá trúng thầu chênh lệch đối với một số hệ thống có nhiều Bộ, tỉnh đầu tư trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay; (5) Thông tin, dữ liệu về nhà thầu trúng nhiều gói thầu nhất cho 1 chủ đầu tư cụ thể trong giai đoạn 2020 -- 2023. Đây là 1 kênh thông tin quan trọng để các chủ đầu tư tại các Bộ, tỉnh khi xây dựng tổng mức đầu tư, dự toán tham khảo giá trúng thầu và mô tả yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống để xác định giá cho phù hợp. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để Bộ Thông tin và Truyền thông có những cảnh báo cho các Bộ, tỉnh trong đầu tư CNTT, phục vụ chuyển đổi số.** **- Trong năm 2023, Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân (VNFORM) có số lượng người dùng hàng tháng gia tăng mạnh. Cụ thể có trung bình 17.500 người dùng/tháng (tính từ 01/9/2023 -- 31/12/2023) sử dụng nền tảng, đặc biệt riêng tháng 12/2023 có trên 26.000 người dùng sử dụng nền tảng. Nền tảng có địa chỉ trực tuyến tại https://form.gov.vn. Nền tảng cung cấp tính năng khảo sát, lấy ý kiến trên không gian mạng. Bên cạnh chức năng chính là tạo phiếu khảo sát để thu thập ý kiến của người dân, khi so sánh về chức năng với các nền tảng xuyên biên giới khác, VNFORM có nhiều điểm vượt trội như: Hỗ trợ nhiều loại đối tượng dữ liệu trên phiếu khảo sát hơn các nền tảng số khác; cho phép thiết lập các ràng buộc logic giữa các đối tượng dữ liệu trên phiếu khảo sát; dữ liệu thu thập qua VNFORM hoàn toàn do Nhà nước quản lý và nắm giữ; có khả năng tùy biến đa dạng; khả năng báo cáo, thống kê, trình diễn từ cơ bản đến nâng cao theo nhu cầu riêng; có thể chia sẻ, kết nối với các hệ thống thông tin hoặc nền tảng số khác.** **- Tính đến tháng 12/2023, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) có địa chỉ trực tuyến tại https://emc.ngsp.gov.vn đã kết nối, thu thập dữ liệu của 1.035 Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và 83 HTTT giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Hệ thống và giúp đánh giá được sự hiện diện của các cơ quan nhà nước trên không gian mạng; đo lường, đánh giá, cảnh báo tính đầy đủ, hiệu quả và khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (CQNN). Đồng thời, giúp giám sát, đo lường, cảnh báo hiệu quả việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước. Từ đó, các CQNN có cơ sở định lượng để thúc đẩy triển khai cung cấp thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, xử lý hồ sơ được tốt hơn, hiệu quả hơn cho người dân, doanh nghiệp.** **- Tham mưu Lãnh đạo Bộ ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số. Khung Kiến trúc 3.0 đã cập nhật các văn bản, xu hướng mới, xây dựng theo hướng toàn diện để có thể áp dụng chung cho toàn quốc, các địa phương, bộ ngành không phải xây dựng lại Kiến trúc của riêng các cơ quan mà chỉ cần triển khai, quy định chi tiết một số nội dung liên quan theo Kiến trúc của Chính phủ đã có.** ### Văn hóa nội bộ **Nội dung:** **Văn hóa của Cục Chuyển đổi số quốc gia** **- Giá trị cốt lõi của Cục bao gồm: Cam kết - Tích cực - Hợp tác - Hiệu quả - Hoàn thành:** **- Tầm nhìn: Việt Nam trở thành một quốc gia số vào năm 2030, một quốc gia thông minh, hùng cường và thịnh vượng vào năm 2045.** **- Sứ mệnh: Mang công nghệ số vào cuộc sống để thay đổi tương lai của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và cả dân tộc.** **- Giá trị cốt lõi: 3 giá trị đầu tiên là của 15 năm đầu, 2 giá trị tiếp theo là cho 10 năm tới.** - **Cam kết. Cam kết nghĩa là lời hứa đã làm gì thì sẽ làm đến cùng, là sự sẵn sàng dành thời gian và năng lượng của mình để phụng sự việc công.** - **Tích cực. Tích cực nghĩa là hướng thiện và lạc quan trong suy nghĩ và hành động, là trong khó khăn luôn tìm ra cơ hội.** - **Hợp tác. Hợp tác nghĩa là đoàn kết, đồng lòng, có khả năng tập hợp, là trong bất đồng luôn tìm ra sự hoà hợp.** - **Hiệu quả. Hiệu quả nghĩa là có khả năng làm nhanh, làm nhiều việc, làm với chất lượng cao, là khả năng chịu sức ép lớn.** - **Hoàn thành. Hoàn thành nghĩa là kết thúc được công việc, là trong mớ hỗn độn luôn tìm ra sự giản đơn.** **- Văn hoá được hình thành từ những thói quen, vì vậy, Cục đã và đang kiên trì những thói quen sau:** - **Nhân sự dựa trên bộ giá trị cốt lõi. Mỗi khi đề bạt một cán bộ, chúng ta hãy đối chiếu họ với bộ giá trị cốt lõi.** - **Chức vụ cao hơn nghĩa là trách nhiệm cao hơn, phải luôn tìm người tiếp nối mình, khi không gánh vác được nữa, hãy nhẹ nhàng đặt nó xuống.** - **Hàng ngày, đầu ngày, mỗi người xác định tối thiểu một việc để làm dứt điểm trong ngày, cuối ngày, điểm lại xem mình đã làm được những gì.** - **Hàng tuần, đầu tuần, Cục xác định danh mục công việc để làm dứt điểm trong tuần, cuối tuần, điểm lại xem Cục đã làm được những gì.** - **Hàng tháng, đầu tháng, Cục xác định một việc quan trọng trong tháng.** - **Hàng năm, vào tháng 10, Cục tổ chức sự kiện AITA - Cùng nhau trở về và xuất bản Tập san Ngôi làng số để ôn lại lịch sử, truyền thống, văn hoá của Cục.** 8. ### Công tác quản lý nhà nước 5. #### **Về pháp luật** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Tham mưu Tờ trình số 63/TTr-BTTTT ngày 29/9/2023 về Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia.** **- Xây dựng Báo cáo số 155/BC-BTTTT ngày 07/12/2023 về nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.** **- Xây dựng Thông tư hướng dẫn về chức năng, tính năng kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.** **- Xây dựng Thông tư hướng dẫn về chức năng, tính năng kỹ thuật của HTTT giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh.** #### **Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Tham mưu Bộ Thông tin và Truyền thông có Tờ trình số 18/TTr-BTTTT ngày 24/3/2023 về Kế hoạch đưa Việt Nam vào danh sách 50 nước đứng đầu thế giới về Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2026** **- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04/4/2023 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023.** **- Xây dựng Văn bản số 2333/BTTTT-CĐSQG ngày 20/6/2023 gửi các địa phương về việc triển khai ICT phát triển đô thị thông minh và Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tại các địa phương.** **- Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai DVCTT năm 2023 (Văn bản 1284/BTTTT-CĐSQG; Văn bản số 3109/BTTTT-CĐSQG ngày 01/8/2023 đưa ra 20 nhiệm vụ/giải pháp cụ thể mà các bộ, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến.).** **- Xây dựng văn bản Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024.** **- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc khối Công nghệ số rà soát các văn bản của Đảng thể hiện các chủ trương, định hướng lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phục vụ đề xuất chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2024.** **- Chủ trì xây dựng, trình Bộ xem xét các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực chuyển đổi số, chính phủ số phục vụ xây dựng Chỉ thị của Bộ trưởng về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2024.** #### **Về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Xây dựng Quyết định số 1758/QĐ-BTTTT ngày 12/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ tài liệu yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân.** **- Xây dựng Quyết định số 1864/QĐ-BTTTT ngày 28/9/2023 của Bộ trưởng Bộ TT&TT v/v đánh giá, xét duyệt các nền tảng số tiềm năng trở thành nền tảng số quốc gia.** **- Xây dựng Văn bản số 5648/BTTTT-CĐQG ngày 07/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.** **- Phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về đặc tả tập dữ liệu mở cho cổng dữ liệu. Bản dự thảo hoàn thiện đã gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định ban hành.** #### **Về định mức kinh tế - kỹ thuật** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Xây dựng Văn bản số 5440/BTTTT-CĐSQG ngày 25/10/2023 về định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước.** **- Đã xây dựng văn bản 6184/BTTTT-CĐSQG ngày 14/12/2023 hướng dẫn áp dụng, sử dụng các định mức, đơn giá, mức chi trong quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước.** #### **Về đo lường, thống kê, xếp hạng** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Tổ chức đánh giá, xếp hạng và công bố mức độ chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương năm 2022 (đã công bố tháng 7/2023).** **- Thống kê, đo lường giám sát dịch vụ công trực tuyến và báo cáo Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục hàng tháng.** **- Xây dựng Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023-2025 (Phiên bản 1.0)** **- Xây dựng báo cáo Bản đồ dữ liệu số quốc gia trong đó tổng hợp danh mục các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương; phân bố các chủ đề dữ liệu được xây dựng và cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu; thống kê hiện trạng triển khai dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.** **- Đang xây dựng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đôn đốc, nhắc nhở việc tuân thủ quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng DVCTT qua Hệ thống EMC.** #### **Về giám sát, kiểm tra, thanh tra** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Năm 2023, Cục đã tham gia Đoàn giám sát chuyên đề "thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số" tại tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Điện Biên. Đoàn giám sát được thành lập căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 1303/NQ-UBKHCNMT ngày 22/3/2023 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.** **- Trong năm 2023, Cục đã tổ chức 05 đoàn kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước tại tỉnh An Giang, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Long, Bộ Tài chính và Bộ Công thương.** **- Xây dựng Báo cáo phục vụ giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số (văn bản số 1410/BTTTT-CĐSQG ngày 18/4/2023 gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội).** **- Xây dựng Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2020, định hướng năm 2030 (báo cáo số 91/BC-BTTTT ngày 22/8/2023).** **- Trong năm 2023, Cục đã tổ chức 05 đoàn kiểm tra việc tuân thủ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng tại Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Kon Tum, tỉnh Hậu Giang.** **- Năm 2023, thực hiện Quyết định số 1040/QĐ-KTNN ngày 10/8/2023 của Tổng kiểm toán Nhà nước về kiểm toán chuyên đề việc đầu tư, mua sắm ứng dụng, phần mềm CNTT, hoạt động thuê dịch vụ CNTT giai đoạn 2020-2022 tại Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục đã chủ trì chuẩn bị nội dung và hoàn thành nhiệm vụ thực hiện các công việc phục vụ cho công tác kiểm toán.** **- Trong năm 2023, Cục đã tổ chức 05 đoàn kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Y tế, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bình Phước.** #### **Về thi đua, khen thưởng** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Chủ trì tổ chức tôn vinh DVCTT (Công văn số 3179/BTTTT-CĐSQG ngày 07/08/2023 về việc phối hợp thực hiện tôn vinh dịch vụ công trực tuyến xuất sắc) và đã tổ chức tôn vinh 04 dịch vụ công trực tuyến xuất sắc (Đây là những DVC chất lượng nhất, thu hút được sự tham gia rộng rãi nhất năm 2023) tại hội nghị chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023, gồm: Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng (Bộ GD&ĐT); Cấp hộ chiếu phổ thông và Thông báo lưu trú (Bộ Công an); Khai thuế GTGT đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh (Bộ Tài chính).** **- Trên cơ sở đánh giá các nền tảng học trực tuyến đại trà mở, Cục đã tham mưu trong việc công nhận các nền tảng số tiềm năng trở thành nền tảng số quốc gia bao gồm:** **+ Quyết định số 2319/QĐ-BTTTT ngày 23/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận nền tảng học trực tuyến mở đại trà One Touch của Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC NETVIET đạt tiêu chí Nền tảng số tiềm năng trở thành nền tảng số quốc gia;** **+ Quyết định số 2318/QĐ-BTTTT ngày 23/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận nền tảng học trực tuyến mở đại trà MobiEdu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đạt tiêu chí Nền tảng số tiềm năng trở thành nền tảng số quốc gia.** #### **Về tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Tham mưu ban hành Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung, kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.** **- Tham mưu ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 12/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.** **- Trong năm 2023, Cục đã tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Đề án "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030". Mục tiêu của Đề án là Hình thành Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở ở mức thôn, bản, làng, ấp. Đây là mục tiêu khác biệt, được đặt ra rất cao của Đề án mà chưa có lĩnh vực nào thực hiện được.** **- Tính đến 31/12/2023, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với 81.415 Tổ CNSCĐ và gần 400.000 thành viên, trong đó 55/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã. Mỗi Tổ CNSCĐ có khoảng 04 đến 09 thành viên, trong đó Tổ trưởng các tổ dân phố, Công an khu vực, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên (các chi đoàn, đoàn cơ sở) và Doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng nòng cốt. Các thành viên của Tổ CNSCĐ có nhiệm vụ "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người" biết, hiểu và thực hiện 05 nội dung kỹ năng số cơ bản: (1) Sử dụng DVCTT; (2) Mua sắm trực tuyến; (3) Thanh toán trực tuyến; (4) Tự bảo vệ mình trên không gian mạng; (5) Sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương.** #### **Về đào tạo, tập huấn** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Xây dựng Quyết định số 834/QĐ-BTTTT ngày 15/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2023.** **- Xây dựng Quyết định số 1580/QĐ-BTTTT ngày 21/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số năm 2023.** **- Hỗ trợ Nền tảng MOOCS cho 15 bộ ngành và 49 địa phương sử dụng miễn phí Nền tảng MOOCS. Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 84 khóa học cho hơn 173.500 cán bộ học viên.** **- Triển khai đào tạo 12 khóa đào tạo tập huấn cho 62.500 cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số trên toàn quốc tập trung vào chủ đề Năm dữ liệu số quốc gia. Nội dung các khóa đào tạo bao gồm:** - **Khóa tổng quan về Chương trình chuyển đổi số quốc gia** - **Kiến thức nền tảng về chuyển đổi số.** - **Khóa Dữ liệu số** - **Khóa Dữ liệu mở** - **Dữ liệu và Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước.** - **Nền tảng tổng hợp phân tích dữ liệu** - **Quản trị dữ liệu** - **Kết nối và chia sẻ dữ liệu** - **Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và bồi dưỡng kỹ năng số cho phóng viên, nhà báo và người làm truyền thông** - **Bồi dưỡng kỹ năng số theo Khung Kỹ năng số cơ bản dành cho người dân Việt Nam.** - **Quản lý đầu tư cho chuyển đổi số, CNTT sử dụng ngân sách nhà nước.** - **Kỹ năng an toàn trên môi trường số....** **- Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức cấp xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 1817/QĐ-BTTTT ngày 21/9/2023).** **- Chủ trì xây dựng nội dung chương trình, tài liệu và tham gia giảng dạy bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ công chức cấp xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.** **- Cục đã chủ trì, tham gia đào tạo, hướng dẫn, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và nhiều nội dung khác liên quan theo hình thức trực tiếp tại nhiều địa phương như: Hậu Giang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Sóc Trăng, Sơn La, Hà Tĩnh, Điện Biên...** #### **Về thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Tổ chức Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 vào ngày 10/10/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế.** **- Tổ chức Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10.2023.** **- Tổ chức các Phiên họp toàn thể, Phiên họp chuyên đề của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.** **- Chủ trì, phối hợp xây dựng các Báo cáo chuyên đề phục vụ Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Chủ trì xây dựng, trình Bộ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả chuyển đổi số quốc gia hằng tháng phục vụ Phiên họp thường kỳ Chính phủ hằng tháng trong năm 2023.** **- Tham gia các hoạt động truyền thông chính sách về chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, giao dịch điện tử, chính phủ số theo kế hoạch của Bộ (xây dựng tài liệu phục vụ truyền thông, tham gia các hội nghị và tham luận về các chủ trương, định hướng lớn của lĩnh vực CĐS, CPS,...).** **- Phát triển Kênh Zalo OA "Chuyển đổi số quốc gia" trên nền tảng Zalo. Kênh truyền thông cập nhật thường xuyên các thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng (chính sách, pháp luật, bài toán, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong chuyển đổi số) với mong muốn thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức chuyển đổi số. Triển khai kênh Zalo OA trong năm 2023 có nhiều đổi mới về hình thức bài đăng, sử dụng chủ yếu là các infographic thông tin đồ họa sinh động, trực quan, các bài viết có văn phong gần gũi, giản dị để dễ hiểu, góp phần lan tỏa lợi ích và giá trị của chuyển đổi số trong đời sống.** #### **Về hợp tác quốc tế** **Chi tiết những việc đã làm trong năm 2023:** **- Tổng hợp tin tức quốc tế hàng tuần về chuyển đổi số đăng tải trên Nền tảng làm việc của Cục để các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được theo dõi, nắm bắt.** **- Tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc và trao đổi về chuyển đổi số từ các nước như Nhật Bản, Úc, Tanzania, Lào...** **- Tham gia các đoàn công tác nước ngoài của Bộ để học tập, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số như Hàn Quốc, Ả Rập Saudi...** TRI THỨC LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ -------------------------------- 1. ### Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên 1. #### **Quy định về các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên** ##### Tri thức 1. Các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên ***Nội dung:*** *1. Hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN bao gồm:* *a) Mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống thông tin hiện có; mua sắm thiết bị không cần lắp đặt; mua sắm phần mềm thương mại (bao gồm cập nhật bản quyền phần mềm thương mại);* *b) Gia hạn bảo hành (bảo hành mở rộng); bảo trì, sửa chữa hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm; quản trị, vận hành, thuê quản trị, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin; dịch vụ an toàn thông tin mạng; dịch vụ an ninh mạng;* *c)* *Tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hoá, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu; duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu; bảo đảm hoạt động thường xuyên cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng;* *d) Thuê dịch vụ công nghệ thông tin;* *đ) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc thực thi nhiệm vụ giải quyết sự cố theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu nghiệp vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật;* *e) Các hoạt động đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu* *sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên (hoạt động thiết kế, xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng để thiết lập, hình thành hệ thống nhằm mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin);* *g) Các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên không thuộc hoạt động đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu nêu trên.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Điều 51 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 52 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 30 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 2. Quản lý đầu tư đối với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *1. Quản lý đầu tư đối với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *a) Trình tự, thủ tục lập dự toán, phân bổ dự toán kinh phí, thanh quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN được thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước về lập dự toán, phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước, pháp luật về thanh toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.* *b) Trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, cụ thể:* *- Đối với các hoạt động sau đây thực hiện theo quy định của pháp luật mua sắm tài sản công, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan khác:* *+ Mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống thông tin hiện có; mua sắm thiết bị không cần lắp đặt; mua sắm phần mềm thương mại (bao gồm cập nhật bản quyền phần mềm thương mại);* *+ Gia hạn bảo hành (bảo hành mở rộng); bảo trì, sửa chữa hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm; quản trị, vận hành, thuê quản trị, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin; dịch vụ an toàn thông tin mạng; dịch vụ an ninh mạng;* *+ Tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hoá, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu; duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu; bảo đảm hoạt động thường xuyên cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng;* *+ Thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường;* *+ Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc thực thi nhiệm vụ giải quyết sự cố theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu nghiệp vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật;* *+ Các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên không thuộc hoạt động đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu.* *Ví dụ quy trình thực hiện gồm các bước: lập thuyết minh, dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thẩm định, phê duyệt dự toán chi tiết.* *- Đối với các hoạt động đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên (hoạt động thiết kế, xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng để thiết lập, hình thành hệ thống nhằm mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin), thực hiện theo các bước cơ bản sau:* *+ Chuẩn bị đầu tư: Thực hiện khảo sát (nếu cần thiết); Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.* *+ Thực hiện đầu tư: Thực hiện việc khảo sát bổ sung (nếu cần thiết); Thỏa thuận sử dụng tần số, tài nguyên số quốc gia (nếu yêu cầu phải có thỏa thuận về sử dụng tần số, tài nguyên số theo quy định của pháp luật có liên quan); Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế chi tiết, trừ trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật (thiết kế 01 bước); Tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các hợp đồng; Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các hợp đồng; Quản lý thực hiện dự án; Kiểm thử hoặc vận hành thử; Bàn giao sản phẩm, hạng mục công việc của dự án; Đào tạo hướng dẫn sử dụng, triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành và khai thác; Nghiệm thu, bàn giao dự án; Lập hồ sơ hoàn thành, lưu trữ hồ sơ của dự án theo quy định.* *+ Kết thúc đầu tư: Bảo hành sản phẩm của dự án; Quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán.* *- Đối với các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin không sẵn có trên thị trường sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên, thực hiện theo các bước cơ bản sau:* *+ Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ CNTT* *+ Tổ chức kiểm thử, vận hành thử* *+ Thuê dịch vụ CNTT* *c) Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng trong hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Điều 51 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 52 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 30 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* #### **Quy định về thẩm quyền thực hiện liên quan đến hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN** ##### Tri thức 1. Thẩm quyền quyết định hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *1. Thẩm quyền quyết định hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;* *b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-C; khoản 5 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *1. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan, đơn vị chuyên môn quản lý về tài chính, ngân sách nhà nước thuộc cấp có thẩm quyền tổ chức thẩm định dự án.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-C; khoản 5 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 3. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin ***Nội dung:*** 1\. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin a\) Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết (trường hợp dự án thực hiện theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế 01 bước) \- Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án quan trọng quốc gia; thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết đối với dự án nhóm A; \- Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, trừ các dự án có thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông; \- Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, trừ các dự án có thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc thuộc thẩm quyền thẩm định của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; \- Trong trường hợp đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết đồng thời là chủ đầu tư, đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho đơn vị chuyên môn khác thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết. b\) Thẩm quyền thẩm định thiết kế chi tiết (trường hợp dự án thực hiện thiết kế 02 bước) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế chi tiết. Ví dụ: Chủ đầu tư giao cho một đơn vị trực thuộc hoặc thành lập hội đồng tổ chức thẩm định thiết kế chi tiết. ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-C; khoản 5 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 4. Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** ***1. Đối với các hoạt động:*** *- Mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống thông tin hiện có; mua sắm thiết bị không cần lắp đặt; mua sắm phần mềm thương mại (bao gồm cập nhật bản quyền phần mềm thương mại);* *- Gia hạn bảo hành (bảo hành mở rộng); bảo trì, sửa chữa hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm; quản trị, vận hành, thuê quản trị, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin; dịch vụ an toàn thông tin mạng; dịch vụ an ninh mạng;* *- Tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hoá, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu; duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu; bảo đảm hoạt động thường xuyên cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng;* *- Thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường;* *- Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc thực thi nhiệm vụ giải quyết sự cố theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu nghiệp vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật;* *- Các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên không thuộc hoạt động đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu;* *Thẩm quyền quyết định việc mua sắm:* *- Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của cơ quan trung ương;* *- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của địa phương;* *- Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị không quá 200 triệu đồng;* *- Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.* ***2. Đối với các hoạt động đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, thẩm quyền quyết định việc đầu tư:*** *a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;* *b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.* ***3. Đối với các hoạt động thuê dịch vụ CNTT không sẵn có trên thị trường, thẩm quyền quyết định việc đầu tư:*** *a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;* *b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.* 3. #### **Quy định về các tài liệu trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN** 1. ##### **Quy định về Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN** ##### Tri thức 1. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của dự án đầu tư làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 11 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 19 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 12 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 18 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 6 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 2. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *1. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:* *a) Sự cần thiết đầu tư;* *b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;* *c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;* *d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;* *đ) Đánh giá sự tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số hoặc khung kiến trúc số cấp bộ hoặc khung kiến trúc số cấp tỉnh;* *e) Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, trong đó có phân tích, lựa chọn phương án bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan; yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 hoặc giải pháp nâng cấp hệ thống bảo đảm sẵn sàng với IPv6 nếu có các nội dung liên quan hoạt động trên môi trường Internet; phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị bảo đảm an toàn thông tin;* *g) Thiết kế cơ sở của phương án được lựa chọn.* *h) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;* *i) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;* *k) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;* *l) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;* *m) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;* *n) Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;* *o) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;* *p) Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).* *3. Thiết kế cơ sở dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *Thiết kế cơ sở là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh và các sơ đồ sơ bộ thiết kế hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các nội dung khác bảo đảm thể hiện được phương án thiết kế. Thiết kế cơ sở có thể gồm một hoặc nhiều hạng mục đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 11 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 19 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 12 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 18 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 6 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 3. Thiết kế cơ sở dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *1. Thiết kế cơ sở dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *Thiết kế cơ sở là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh và các sơ đồ sơ bộ thiết kế hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các nội dung khác bảo đảm thể hiện được phương án thiết kế. Thiết kế cơ sở có thể gồm một hoặc nhiều hạng mục đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 11 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 19 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 12 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 18 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 6 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 4. Nội dung thiết kế cơ sở dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *Nội dung chính của thiết kế cơ sở bao gồm:* *a) Phần thuyết minh:* *- Mô tả các yêu cầu của dự án;* *- Danh mục quy chuẩn **kỹ thuật**, tiêu chuẩn được áp dụng;* *- Thuyết minh **mô hình tổng thể, mô hình lô-gic, mô hình vật lý của hệ thống hoặc các thành phần của hệ thống (nếu có),** đưa ra các hạng mục đầu tư chính của dự án theo phương án đã chọn bảo đảm thể hiện được các kết nối bên trong, bên ngoài, đường truyền (nếu có) của hệ thống và tính toán (sizing) thông số kỹ thuật cơ bản, số lượng thiết bị;* *- Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, thiết bị và các yêu cầu về kỹ thuật; khối lượng sơ bộ công tác đào tạo hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành và các công tác khác có liên quan;* *- Mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ phải bảo đảm đủ điều kiện để xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, bao gồm các nội dung chính sau:* *+ Tên phần mềm.* *+ Các thông số chủ yếu: Các quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (tổ chức, vận hành của quy trình, sản phẩm của quá trình nghiệp vụ, các giao tác xử lý của quy trình nghiệp vụ); Các đối tượng tham gia vào quy trình nghiệp vụ và mối liên hệ giữa chúng (con người, các nguồn lực, thiết bị phục vụ cho xử lý nghiệp vụ, các yếu tố đóng vai trò hỗ trợ khác); Danh sách các yêu cầu của người sử dụng.* *+ Các yêu cầu phi chức năng: Yêu cầu cần đáp ứng đối với cơ sở dữ liệu; Yêu cầu về an toàn thông tin; Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các phần mềm; Các yêu cầu về cài đặt, hạ tầng, đường truyền, an toàn vận hành, khai thác, sử dụng; Các ràng buộc đối với hệ thống gồm: ràng buộc môi trường, sự phụ thuộc vào hệ thống nền tảng; Yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 (nếu hoạt động trên môi trường Internet); Các yêu cầu phi chức năng khác.* *- Mô tả yêu cầu về an toàn thông tin của dự án.* *b) Phần sơ đồ sơ bộ:* *- Các tài liệu về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện khác; sơ đồ sơ bộ xây lắp, lắp đặt (đối với xây lắp mạng, lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin và các phụ kiện);* *- Sơ đồ sơ bộ thể hiện việc kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 11 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 19 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 12 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Điều 18 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 6 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### **Quy định về Báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế chi tiết dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN** ##### Tri thức 1. Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin là báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được lập trong trường hợp dự án thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.* *Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của dự án đầu tư làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 20 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 7 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 2. Nội dung kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *Nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:* *a) Sự cần thiết đầu tư;* *b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;* *c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;* *d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;* *đ) Đánh giá sự tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số hoặc khung kiến trúc số cấp bộ hoặc khung kiến trúc số cấp tỉnh;* *e) Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, trong đó có phân tích, lựa chọn phương án bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan; yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 hoặc giải pháp nâng cấp hệ thống bảo đảm sẵn sàng với IPv6 nếu có các nội dung liên quan hoạt động trên môi trường Internet; phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị bảo đảm an toàn thông tin;* *g) Thiết kế chi tiết của phương án được lựa chọn.* *h) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;* *i) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;* *k) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;* *l) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;* *m) Xác định tổng mức đầu tư (dự toán), cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;* *n) Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;* *o) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;* *p) Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 20 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 7 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 3. Thiết kế chi tiết trong báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *Thiết kế chi tiết trong báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *Thiết kế chi tiết là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh, sơ đồ, các mô tả nội dung thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng khác.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 20 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 7 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* ##### Tri thức 4. Nội dung thiết kế chi tiết trong báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *Nội dung thiết kế chi tiết trong báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *Nội dung chính của thiết kế chi tiết bao gồm:* *a) Đối với xây lắp mạng, lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin và các phụ kiện: Các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng trong triển khai lắp đặt, cài đặt, kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị; Danh mục thiết bị lắp đặt, cài đặt và các thông số kỹ thuật của thiết bị; Thống kê khối lượng công tác xây lắp, thiết bị của các hạng mục đầu tư chính và phụ; khối lượng đào tạo hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành và các công tác khác có liên quan; Chỉ dẫn biện pháp triển khai (đối với trường hợp triển khai phức tạp); Biện pháp an toàn vận hành, phòng, chống cháy, nổ (nếu có); Sơ đồ mặt bằng hiện trạng; Sơ đồ và thuyết minh chi tiết giải pháp thiết kế mạng, đường truyền, hạ tầng kỹ thuật, **an toàn thông tin**, cấp điện, chống sét, hệ thống làm mát, tính toán băng thông đường truyền; Sơ đồ và thuyết minh quy hoạch địa chỉ mạng IP; Sơ đồ lắp đặt thiết bị: vị trí, khoảng cách, cao độ lắp đặt (nếu có); các vị trí đấu nối; thống kê vật liệu, vật tư phục vụ lắp đặt, cài đặt thiết bị; Sơ đồ xây lắp mạng: đi dây, lắp đặt máng cáp bảo vệ, chống sét lan truyền, sử dụng vật tư, vật liệu trong lắp đặt mạng, liên kết giữa các phân hệ mạng với nhau và kết nối ra hệ thống bên ngoài với các kích thước và vật liệu chủ yếu; Đối với mạng xây lắp theo tuyến (nếu có): thể hiện phương án tuyến, góc đổi hướng tuyến, cao độ và tọa độ lắp đặt, sự giao cắt chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến với các kích thước và vật liệu chủ yếu.* *b) Đối với phần mềm nội bộ:* *- Nội dung mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư;* *- Phân tích và mô tả chức năng của phần mềm;* *- Yêu cầu về mức độ chịu đựng sai hỏng đối với các lỗi cú pháp lập trình, lỗi lô-gic trong xử lý dữ liệu, lỗi kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu đầu vào;* *- Yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 hoặc giải pháp nâng cấp bảo đảm sẵn sàng với IPv6 nếu hoạt động trên môi trường Internet; trường hợp không kết nối Internet, khuyến khích khả năng tương thích hỗ trợ IPv6 hoặc có giải pháp nâng cấp bảo đảm sẵn sàng với IPv6;* *- Yêu cầu về mỹ thuật, kỹ thuật cần đạt được của các giao diện chương trình;* *- Các yêu cầu về năng lực của cán bộ tham gia xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm;* *- Các yêu cầu phi chức năng khác.* *c) Yêu cầu chi tiết về việc đào tạo hướng dẫn sử dụng; triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có); yêu cầu về bảo hành và bảo trì.* *d) Phương án bảo đảm an toàn thông tin dự án.* ***Các điều, khoản, văn bản làm căn cứ/ trích dẫn:*** *Khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2019; Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 20 Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 17 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP; Khoản 7 Điều 51a Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; khoản 29 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP.* #### **Quy định về điều chỉnh dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN** ##### Tri thức 1. Các trường hợp được phép điều chỉnh dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN ***Nội dung:*** *Các trường hợp được phép điều chỉnh dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN* *Việc điều chỉnh dự án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:* *a) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;* *b) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;* *c) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án;* *d) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;* *đ) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp c?