Chapter 1 - Overview of Logistics and e-Logistics PDF
Document Details
Uploaded by MagicBaltimore736
Tags
Summary
This document provides an overview of logistics and e-logistics. It explores the history of logistics, highlighting key stages of development and the evolution of concepts and technologies.
Full Transcript
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ E-LOGISTICS 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp - logistikos - phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một...
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ E-LOGISTICS 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp - logistikos - phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là logistics) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Công việc Logistics hoàn toàn không phải là lĩnh vực mới mẻ. Từ thủa xa xưa, sau mùa thu hoạch người ta đã biết cách cất giữ lương thực để dùng cho những lúc giáp hạt. Tơ lụa từ Trung Quốc đã tìm được đường đến với khắp nơi trên thế giới. Nhưng do giao thông vận tải và các hệ thống bảo quản chưa phát triển, nên các hoạt động giao thương còn hạn chế. Thậm chí, ngày nay ở một vài nơi trên thế giới vẫn còn những cộng đồng sống theo kiểu tự cung tự cấp, mà không có trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Lý do chính là ở đó thiếu một hệ thống Logistics phát triển hợp lý và hiệu quả (lack of well-developed and inexpensive Logistics system). Theo từ điển Oxford thì Logistics trước tiên là “Khoa học của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”. Napoleon đã từng định nghĩa: Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động Logisticssơ sài đã dẫn đến sự thất bại của vị tướng tài ba này trên đường tới Moscow vì đã căng hết mức đường dây cung ứng của mình. Cho đến nay, khái niệm Logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới Logistics hiện đại (modern business Logistics) là một môn khoa học tương đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất. Cuốn sách đầu tiên về Logistics ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra để khái quát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận và nội dung khác nhau. Trước những năm 1950 công việc Logistics chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ. Trong khi các lĩnh vực marketing và quản trị sản xuất đã có những chuyển biến rất lớn lao thì vẫn chưa hình thành một quan điểm khoa học về quản trị Logistics một cách hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý cuối thế kỷ 20 đã đưa Logistics lên một tầm cao mới, có thể gọi đó là giai đoạn phục hưng của Logistics (logistical renaissance). Có 4 nhân tố chính dẫn đến sự biến đổi này: - Thương mại hoá thiết bị vi xử lý: trong thời kỳ này, các thiết bị điện tử bước vào giai đoạn thương mại hóa rộng rãi. Giá các sản phẩm trở nên rất rẻ và phù hợp với điều kiện đầu tư của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính những thiết bị này là cơ sở vật chất hỗ trợ rất nhiều cho nghiệp vụ Logistics (trao đổi thông tin, quản lý hàng tồn kho, tính toán các chi phí). Tại các nước phát triển, bộ phận Logistics là nơi sử dụng nguồn vật chất máy vi tính lớn nhất trong công ty. - Cuộc cách mạng viễn thông: Cùng với yếu tố trên, những tiến bộ của ngành viễn thông nói chung và công nghệ thông tin nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động này. Từ những năm 80s, người ta đã sử dụng công nghệ mã vạch (bar code) để cải tiến hoạt động Logistics. Trao đổi thông tin điện tử (EDI- electronic data interchange) cũng bắt đầu được sử dụng giữa khách hàng và những nhà cung ứng để truyền đạt và tiếp nhận dữ liệu giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài công ty. Ngoài ra còn phải kể đến vệ tinh, máy fax, máy photo, và các dụng cụ ghi băng, ghi hình khác. Nhờ những phương tiện này mà người ta có được những thông tin cập nhật trong quá trình thực thi Logistics. Có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nối mạng máy tính và dữ liệu kịp thời và chính xác. - Ứng dụng rộng rãi những sáng kiến cải tiến về chất lượng: quan điểm quản trị chất lượng đồng bộ (TQM) là động cơ quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hoạt động Logistics. Thời kỳ sau Đại chiến thứ II, các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá và tính hiệu quả của các quy trình sản xuất. Quan điểm “không sai hỏng - zero defects” và “làm đúng ngay từ lần đầu tiên - doing things right the first time” trong TQM đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực Logistics. Các doanh nghiệp nhận ra rằng sản phẩm tốt mà đến muộn so với yêu cầu hoặc bị hư hại đều không thể chấp nhận được. Việc thực thi kém công việc Logistics sẽ làm tổn hại đến sáng kiến cải tiến chất lượng. - Sự phát triển của quan điểm đồng minh chiến lược (Alliances): Sang thập kỷ 80s, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy rằng phải coi các khách hàng và các nhà cung ứng như là đồng minh chiến lược, những đơn vị cộng tác kinh doanh. Chính sự hợp tác, liên kết giữa các bên là cơ sở để hoạt động Logistics đạt được hiệu quả ngày càng cao, giảm sự chồng chéo, hao phí không cần thiết, tập trung vào việc kinh doanh, thúc đẩy thắng lợi chung. Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, lý thuyết quản lý và công nghệ thông tin kể trên đã thúc đẩy Logistics lớn mạnh theo thời gian về cả quy mô và tầm ảnh hưởng, tạo nên một làn sóng tư duy đổi mới về tất cả các khía cạnh của hoạt động này tại các doanh nghiệp từ những năm 1960 cho đến nay. Theo Jacques Colin - Giáo sư về khoa học quản lý thuộc trường Đại học Aix – Marseillea thì sự phát triển của Logistics bắt đầu từ tác nghiệp - khoa học chi tiết - đến liên kết - khoa học tổng hợp, điều này đã được khẳng định trong lĩnh vực quân sự cũng như trong các doanh nghiệp. Có thể chia quá trình phát triển của Logistics kinh doanh trên thế giới thành 5 giai đoạn: workplace Logistics (Logistics tại chỗ), facility Logistics (Logistics cơ sở sản xuất), corporate Logistics (Logistics công ty), supply chain Logistics (Logistics chuỗi cung ứng), global Logistics (Logistics toàn cầu). 1.1.1. Giai đoạn 1 - Logistics tại chỗ Logistics tại chỗ là dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị trí làm việc. Mục đích của workplace Logistics là hợp lý hoá các hoạt động độc lập của một cá nhân hay của một dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Lý thuyết và các nguyên tắc hoạt động của workplace Logistics được đưa ra cho những nhân công làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trong và sau chiến tranh thế giới thứ II. Điểm nổi bật của workplace Logistics là tính tổ chức lao động có khoa học. 1.1.2. Giai đoạn 2 - Logistics cở sở sản xuất Logistics cở sở sản xuất là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởng làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất. Cơ sở sản xuất đó có thể là 1 nhà máy, 1 trạm làm việc trung chuyển, 1 nhà kho, hoặc 1 trung tâm phân phối. Một facility Logistics được nói đến tương tự như là một khâu để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất đại trà và dây chuyền lắp ráp máy móc (do máy móc không đồng nhất giữa những năm 1950 và 1960). 1.1.3. Giai đoạn 3 - Logistics công ty Logistics công ty là dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty. Với công ty sản xuất thì hoạt động Logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho chứa hàng, với một đại lý bán buôn thì là giữa các đại lý phân phối của nó, còn với một đại lý bán lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình. Logistics công ty ra đời và chính thức được áp dụng trong kinh doanh vào những năm 1970. Giai đoạn này, hoạt động Logistics gắn liền với thuật ngữ phân phối mang tính vật chất. Logistics kinh doanh trở thành quá trình mà mục tiêu chung là tạo ra và duy trì một chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng chi phí Logistics thấp. 1.1.4. Giai đoạn 4 - Logistics chuỗi cung ứng Phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn nhận Logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty (các xưởng sản xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất. Đó là một mạng lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng…), các phương tiện (xe tải, tàu hoả, máy bay, tàu biển…) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó. Các hoạt động Logistics (dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá…) được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng. Điểm nhấn trong chuỗi cung ứng là tính tương tác và sự kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi thông qua 3 dòng liên kết: - Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hoá và chứng từ giữa người gửi và người nhận - Dòng sản phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hoá và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng - Dòng tài chính: chỉ dòng tiền bạc và chứng từ thanh toán giữa các khách hàng và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh. Sản xuất Bán buôn Bán lẻ KH dÞch vô Dòng thông tin Dòng sản phẩm Dòng tài chính Tương tự như trong thể thao, ở đây các hoạt động Logistics được hiểu như là các trò chơi trong đấu trường chuỗi cung ứng. Hãy lấy chuỗi cung ứng trong ngành máy tính làm ví dụ: đó là 1 chuỗi gồm có HP, Microsoft, Intel, UPS, FEDEX, Sun, Ingram-Micro, Compaq, CompUSA và nhiều công ty khác. Không có ai trong số đó có thể hoặc nắm kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp máy tính. Xét theo quan điểm này Logistics được hiểu là "Quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế ”. Trong chuỗi cung ứng, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tối ưu hoá vị trí của các nguồn tài nguyên. Cấp độ thứ hai liên quan đến việc tối ưu hoá các dòng vận động trong hệ thống. Trong thực tế, hệ thống Logistics ở các quốc gia và các khu vực có nhiều điểm khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học và chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối…để đạt được mục tiêu phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay đây là khái niệm thích hợp có thể sử dụng. 1.1.5. Giai đoạn 5 - Logistics toàn cầu Logistics toàn cầu là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia. Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung ứng với khách hàng của khách hàng trên toàn thế giới. Các dòng vận động của Logistics toàn cầu đó tăng một cách đáng kể trong suốt những năm qua. Đó là do quá trình toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức, việc mở rộng các khối thương mại và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với Logistics trong nước bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản khác trong kinh doanh quốc tế. Hiện nay các lý thuyết về quản lý và hệ thống thông tin vẫn không ngừng được cải tiến nên trong tương lai Logistics sẽ vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của hầu hết các công ty và Logistics sẽ vẫn tiếp tục mở rộng quy mô và ảnh hưởng của mình tới hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, Logistics đang là một ngành có tốc độ tăng trưởng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Những khuynh hướng cơ bản tác động đến sự gia tăng mạnh mẽ của Logistics hiện nay bao gồm: - Sự gia tăng quyền lực hợp pháp của người tiêu dùng. Khách hàng ngày nay đã trở nên thông minh và mạnh mẽ hơn nhờ vào lượng thông tin mà họ tiếp thu qua mạng internet và nhiều kênh truyền thông khác nhau. Việc đánh giá các nhà cung cấp đã được mở rộng qua nhiều yếu tố trung gian như catalog, mạng internet, và phương tiện khác. Khách hàng có nhiều cơ hội để so sánh, lựa chọn chính xác về giá, chất lượng, dịch vụ…giữa nhiều nhà cung cấp khác nhau. Họ có xu hướng lựa chọn những nhà cung cấp có dịch vụ hoàn hảo hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp phải chú ý đến chất lượng dịch vụ cung ứng của mình. - Khuynh hướng nhân khẩu thay đổi. Sự gia tăng các gia đình đôi và độc thân làm cho nhu cầu thời gian tăng lớn. Họ muốn các nhu cầu của mình phải được đáp ứng nhanh chóng và thuận tiện hơn theo kế hoạch định sẵn. 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần họ yêu cầu các sản phẩm phải đáp ứng với thời gian nhanh nhất. Nhận thức của người cao tuổi cũng thay đổi, theo họ người bán phải chờ đợi chứ không phải là người mua. Khách hàng ngày nay không trung thành như trước và không kiên nhẫn chấp nhận chất lượng kém ở mọi lĩnh vực. Các lý do trên đòi hỏi các nhà cung cấp phải gia tăng đáng kể các mức dịch vụ cho khách hàng. Nếu các nhà bán lẻ mở cửa 24 giờ trong ngày để đáp ứng điều này thì cũng đòi hỏi các nhà cung cấp bán buôn, các nhà sản xuất có liên quan phải hoạt động với công suất phục vụ cao hơn. Tác động này đã khởi động cả chuỗi cung ứng và hoạt động Logistics của các thành viên tăng trưởng theo. - Sự thay đổi sức mạnh trong chuỗi cung cấp. Trước đây các nhà sản xuất đóng vai trò quyết định trong kênh phân phối, họ thiết kế, sản xuất, xúc tiến và phân phối các sản phẩm và thương hiệu của mình qua các trung gian bán buôn, bán lẻ. Vào những năm 1980- 1990, trong một số chuỗi cung ứng xuất hiện khuynh hướng liên kết giữa các nhà bán lẻ và hình thành các tổ chức bán lẻ khổng lồ có sức mạnh lớn trong kênh như Wal-mark, Kmark, Home depot…có năng lực tiềm tàng trong phân phối. Chính xu hướng này đã làm thay đổi sức mạnh trong kênh, sức mạnh liên kết kinh tế của các nhà bán lẻ trong kênh phân phối đã thúc đẩy các nhà bán lẻ lớn sử dụng chiến lược cạnh tranh giá thấp. Điều này chỉ có thể đạt được dựa trên một hệ thống cung ứng với các hoạt động Logistics hiệu quả có chi phí thấp. Đây là nhân tố thúc đẩy ngành Logistics tăng trưởng và phát triển để đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp bán lẻ và các thành viên khác trong chuỗi cung cấp. Sự phát triển của thương mại điện tử (E-commerce) đã phá vỡ các giới hạn về không gian và thời gian trước đây trong kinh doanh, thay thế nhiều kênh phân phối truyền thống (Traditional commerce), đồng thời tạo ra những kênh phân phối mới với yêu cầu cao về tốc độ cung ứng, độ chính xác, khả năng đáp ứng khách hàng tại mọi nơi, mọi lúc đã làm thay đổi bản chất của hoạt động Logistics. Logistics ngày nay đã thực sự trở thành một yếu tố tiến quyết cho việc tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng và doanh nghiệp. Việc quản lý tốt các yếu tố cơ bản của Logistics luôn là lý do chính cho nền tảng và thành công vững chắc của các công ty trong thời đại ngày nay. 1.2. Logistics 1.2.1. Khái niệm Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing” , từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vận tải lại được đăng ký là ví dụ như AB Logistics như vậy vô tình công ty này có thể được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ Logistics, mà không biết Logistics là gì? Một số định nghĩa Logistics là logistics, số khác lại định nghĩa là tiếp vận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng, thậm chí là vận trù… Tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đoáng, chưa phản ánh đúng đắn bản chất của Logitics. Cách tốt nhất là nên giữ nguyên thuật ngữ Logistics, không dịch sang tiếng việt và bổ sung thêm vốn từ ngữ này vào từ điển của chúng ta. Vậy Logistics Là gì? Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này, nổi bật trong số đó là: Theo hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (CLM) thì “Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạt động vận chuyển và lưu trữ hàng hoá, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu khách hàng Theo giáo sư Martin Christopher cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, dự trữ và di chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm (thành phẩm) và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất. Theo UNESCAP – Uỷ ban Kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương thì Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan... từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải. Theo D. Lambert (1998) - World Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới: “Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Để hiểu chính xác về bản chất và phạm vi của Logistics chúng ta cần xem xét một số khái niệm có liên quan: Trước hết ta xem xét từ “Quá trình”. Điều đó cho thấy Logistics không phải một hoạt động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống thông qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chứ, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó, Logistics là quá trình có liên quan tới nhiều hoạt động trong tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược. Logistics cũng đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, vì vậy chữ Logistics luôn ở số nhiều. Logistics không chỉ liên quan đến các nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Ở đây nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm vật tư, vốn, nhân lực… mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ… Logistics bao gồm hai cấp độ là hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất các vấn đề đặt ra là lấy nguyên liệu/bán thành phẩm/thành phẩm/dịch vụ… ở đâu và khi nào? Do đó tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản của Logistics cổ điển và hiện đại. Có một thời gian người ta cho rằng Logistcis chỉ tập trung vào “luồng”, còn Logistics ngày nay có phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm cả vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm đến việc làm thế nào để đưa các nguyên liệu/yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Từ đây nảy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ. Ở Việt Nam, hiện nay khi nói đến Logistics người ta chú ý đến cấp độ thứ hai – tức là khâu vận chuyển và lưu trữ mà chưa quan tâm đúng đến vấn đề cực kỳ quan trọng là nguồn tài nguyên được lấy từ đâu và đưa đi đâu. Chính quan niệm sai lầm này làm người ta nhầm tưởng Logistics là kho và vận. Chắc chắn cùng với sự phát triển của Logistics sẽ xuất hiện thêm nhiều khái niệm mới, bài giảng này cho rằng “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và địa điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Như vậy, cốt lõi của Logistics là tối ưu, là hiệu quả và ở đây bên cạnh tính tối ưu hoá về vị trí/địa điểm, cần bổ sung thêm tính tối ưu hoá về thời gian vì trong nên kinh tế tri thức “đúng lúc, đúng thời điểm” có vai trò vô cùng quan trọng. 1.2.2. Phân loại Logistics Thế kỷ 21, Logistics đã phát triển mở rộng sang nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại thường gặp: 1.2.2.1. Theo phạm vi và mức độ quan trọng Logistics kinh doanh (Bussiness Logistics) là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng Logistics quân đội (Military Logistics) là việc thiết kế và phối hợp các phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lực lượng quân đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này. Logistics sự kiện (Event Logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp Dịch vụ Logistics (Service Logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh doanh 1.2.2.2. Theo quá trình nghiệp vụ Hoạt động mua (Procurement) là các hoạt động liên quan đến đến việc tạo ra các sản phẩm và nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài. Mục tiêu chung của mua là hỗ trợ các nhà sản xuất hoặc thương mại thực hiện tốt các hoạt động mua hàng với chi phí thấp Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) tập trung vào hoạt động quản trị dòng dư trữ một cách hiệu quả giữa các bước trong quá trình sản xuất. Hỗ trợ sản xuất không trả lời câu hỏi phải là sản xuất như thế nào mà là cái gì, khi nào và ở đâu sản phẩm sẽ được tạo ra Hoạt động phân phối ra thị trường (Market distribution) liên quan đến viêc cung cấp các dịch vụ khách hàng. Mục tiêu cơ bản của phân phối là hỗ trợ tạo ra doanh thu qua việc cung cấp mức độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược ở mức chi phí thấp nhất. 1.2.2.3. Theo hướng vận động vật chất Logistic đầu vào (Inbound Logistics): Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho tới các tổ chức. Logistic đầu ra (Outbound Logistics): Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng tại các tổ chức Logistic ngược (Logistics reverse): Bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong kênh Logistics. 1.2.2.4. Theo đối tượng hàng hóa Các hoạt động Logistics cụ thể gắn liền với đặc trưng vật chất của các loại sản phẩm. Do đó các sản phẩm có tính chất, đặc điểm khác nhau đòi hỏi các hoạt động Logistics không giống nhau. Điều này cho phép các ngành hàng khác nhau có thể xây dựng các chương trình, các hoạt động đầu tư, hiện đại hóa hoạt động Logistics theo đặc trưng riêng của loại sản phẩm tùy vào mức độ chuyên môn hóa, hình thành nên các hoạt động Logistics đặc thù với các đối tượng hàng hóa khác nhau như: - Logistic hàng tiêu dùng ngắn ngày - Logistic ngành ô tô - Logistic ngành hóa chất - Logistic hàng đi tử - Logistic ngành dầu khí - v.v. 1.2.3. Vị trí và vai trò 1.2.3.1. Đối với nền kinh tế Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về Logistics cũng như Viện nghiên cứu Logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15- 20%. Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động Logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm. Tại Mỹ Logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP. Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và, hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình Logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD. Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ươc lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy Logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng. Liên kết các hoạt động trong nền kinh tế quốc gia: Logistics là cơ sở của các hoạt động kinh tế của sản xuất, kinh doanh và phân phối nhằm kết nối chặt chẽ giữa chúng với nhau. Nếu những hoạt động này diễn ra suôn sẻ thì nó sẽ khuyến khích sự phát triển của ngành sản xuất và nếu dừng lại thì nó sẽ hạn chế thương mại. giữa các khu vực và nước sở tại, có tác động tiêu cực đến toàn bộ sản xuất và đời sống. Vì vậy khi hiệu quả của hoạt động Logistics trong nền kinh tế bị ảnh hưởng. Nền kinh tế được cải thiện một phần sẽ nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội. Tăng cường mối quan hệ kinh tế khu vực: Logistics là một trong những yếu tố tăng cường mối quan hệ trong nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt, vai trò của Logistics đối với nền kinh tế và hội nhập với sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), hoạt động thương mại và đầu tư được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các TNCs này thực hiện một hệ thống Logistics toàn cầu cũng giúp đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hạn chế và tối đa hóa ảnh hưởng của thời gian, địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội đến sản xuất hàng hóa. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Hoạt động Logistics hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự phát triển của Logistics có thể hạ thấp chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng, tăng cường năng lực giao hàng và đi đầu trong các hoạt động sản xuất, bán hàng và phân phối. Song song với sự phát triển của Logistics là khả năng thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên hơn cho các quốc gia có điều kiện phát triển tốt, không chỉ về cơ sở hạ tầng, mà còn do mức độ phát triển của hoạt động Logistics. Hiện đại hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế số: Đại dịch đã làm nổi bật nhu cầu về số hóa và công nghệ như robot di động tự động và các công cụ phân tích thời gian thực. Chuỗi cung ứng vật chất cần phải phát triển đồng thời và phải tự động hóa các nhiệm vụ và triển khai công nghệ để ra quyết định phức tạp. Việt Nam đã chứng kiến một loạt các vụ sáp nhập và liên doanh giữa các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trong và ngoài nước cũng như các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực Logistics. 1.2.3.2. Đối với các doanh nghiệp Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối: Giá cả hàng hóa được tính bằng giá ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Nếu chi phí này được tối ưu, hàng hóa sẽ có giá bán rẻ hơn, thu hút được quan tâm của nhiều khách hàng, mang lại hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh. Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp vận tải giao nhận trên toàn thế giới. Trước kia, ngành kinh doanh dịch vụ vận tải chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn lẻ, thuần túy, đơn giản. Nhưng khi có sự xuất hiện của Logistics, các dịch vụ giao nhận hàng hóa trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó, sẽ làm gia tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp và thu hút khách hàng đầu tư nhiều hơn. Thông qua dịch vụ Logistics trọn gói, doanh nghiệp rút ngắn được thời gian giao nhận từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng, giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận lên gấp 3-4 lần sản xuất thông thường. Logistics có vai trò phát triển, mở rộng thị trường giao nhận, buôn bán quốc tế. Logistics được đánh giá là chiếc cầu nối trong quá trình vận chuyển hàng hóa, khai thác và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Logistics giảm chi phí, góp phần hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Theo thống kê, riêng khoản chi phí tiêu tốn cho các giấy tờ, thủ tục rườm rà đã tiêu tốn hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của doanh nghiệp. Logistics với dịch vụ trọn gói chuyên nghiệp đã giảm các chi phí giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế và giảm khối lượng công việc văn phòng đáng kể. 1.2.4. Các mô hình Logistics Tại Việt Nam, mô hình Logistics là mô hình không mới nhưng đa phần chỉ vận hành theo một mắt xích tổng thể. Các doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động đầy đủ các mảng của Logistics. Tìm hiểu rõ hơn về mô hình dịch vụ Logistics sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được hiệu quả và liền mạch trong quy trình của mình, cũng như tối ưu về mặt chi phí. Các mô hình Logistics được chia làm 5 cấp như sau: Hình - Các mô hình Logistics phổ biến hiện nay 1.2.4.1. Logistics tự cấp (First Party Logistics) – 1PL 1PL là hình thức dịch vụ do chính doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của mình. Để thực hiện được mô hình Logistics này doanh nghiệp phải đầu tư các trang thiết bị, nguồn lực, phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ,... cũng như đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho nhân sự thực hiện các hoạt động Logistics. Thông thường, mô hình dịch vụ 1PL được áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hàng hóa nhẹ, dễ vận chuyển và phạm vi vận chuyển hẹp thường là trong nước. Ngoài ra còn có trường hợp đó là một doanh nghiệp rất lớn, họ có thể tự thiết kế và điều hành hoạt động Logistics của mình. Ưu điểm của mô hình này là chủ sở hữu hàng hóa có thể chủ động trong thực hiện Logistics phù hợp với chi phí ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, đây là hoạt động đòi hỏi kinh nghiệm, trình độ, chất lượng nhân lực cao nếu làm không tốt thì hình thức 1PL sẽ làm giảm hiệu quả gây ra các rủi ro và tốn kém chi phí. Hình – Mô hình 1PL 1.2.4.2. Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics) - 2PL 2PL - Logistics một phần - hiểu đơn giản là hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ một nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ 2). Những nhà cung cấp dịch vụ chỉ đảm nhận và đóng góp vào một khía cạnh nhỏ trong chuỗi Logistics như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,... Đa phần là các công ty vận tải đường bộ hoặc những hãng tàu hay đường hàng không sẽ thực hiện dịch vụ này. Hình - Mô hình 2PL 1.2.4.3. Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba (Third Party Logistics) – 3PL 3PL cũng là hình thức thuê các dịch vụ bên ngoài để thực hiện hoạt động Logistics, tuy nhiên ở mức độ cao hơn và rộng hơn 2PL. Họ có thể đảm nhận một chuỗi dịch vụ có tính kết nối với nhau giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ các hoạt động vận hành hoặc một số hoạt động có chọn lọc. Trong mô hình này công ty cung cấp dịch vụ sẽ đứng trên danh nghĩa của khách hàng để thực hiện các hoạt động Logistics như: kê khai hải quan, thông quan hàng hóa, các chứng từ giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ hàng, v.v nhằm đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi quy định. Đặc điểm của các công ty cung cấp dịch vụ 3PL thường đa dạng hình thức và phương tiện vận chuyển từ đường bộ đến hàng không. Họ có mối liên hệ mật thiết với các công ty vận chuyển khác để chắc chắn có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và tận dụng tối đa chức năng dịch vụ của công ty. Ngoài ra, các công ty dịch vụ 3PL sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quy trình vận hành về thời gian chuyển hàng, tính an toàn của hàng hóa và đúng địa điểm. Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào thì họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Hình - Mô hình 3PL 1.2.4.4. Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo (Fourth Party Logistics) – 4PL Mô hình dịch vụ Logistics 4PL thường được gọi là “Những Nhà Cung cấp Dịch vụ Logistics dẫn đầu” (Lead Logistics Providers). Đây là mô hình phát triển dựa trên nền tảng của mô hình 3PL. Công ty cung cấp dịch vụ sẽ đóng vai trò hợp nhất, gắn kết nguồn lực và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật với các tổ chức liên quan để thiết kế, xây dựng và vận hành toàn bộ chuỗi Logistics một cách toàn diện nhất. Khi công ty Logistics 4PL quản lý chuỗi cung ứng của khách hàng sẽ đảm nhận các hoạt động mang tính chiến lược và quản lý chuyên sâu, đưa ra các giải pháp tối ưu Logistics ở nhiều khía cạnh khác nhau trong toàn bộ hệ thống vận hành một cách hiệu quả. 4PL có thể sẽ quản lý một hoặc nhiều công ty 3PL khác để cung cấp toàn bộ các dịch vụ Logistics được thuê ngoài. Điểm nổi bật của 4PL so với 3PL chính là giá trị cốt lõi, mang tầm chiến lược, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng doanh nghiệp dài hạn chứ không chỉ nhằm mục đích cắt giảm chi phí như dịch vụ 3PL. Hình Mô hình 4PL 1.2.4.5. Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ năm (5th Party Logistics) – 5PL Mô hình 5PL là một dịch vụ mới, phát triển trên nền tảng thương mại điện tử trong những năm gần đây nên vẫn chưa được nhiều người biết đến. 5PL sẽ kiểm soát toàn bộ hoạt động chuỗi cung ứng bằng việc sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với các phương pháp 3PL và 4PL. Ở thời điểm hiện tại, đây là mô hình Logistics phổ biến và phát triển nhất dành cho thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ 5PL áp dụng 3 hệ thống chủ chốt là hệ thống quản lý đơn hàng (OMS),hệ thống quản lý vận tải (TMS), hệ thống quản lý kho hàng (WMS). Cả ba hệ thống này sẽ hợp nhất thành một hệ thống thống nhất có tính liên kết chặt chẽ và liên quan mật thiết với công nghệ thông tin. 1.3. E-Logistics 1.3.1. Khái niệm Năm 2021, thị trường Logistics Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ 10,7%/năm, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tại nước này đang thúc đẩy sự tăng trưởng này bằng cách tận dụng các công nghệ Logistisc điện tử tiên tiến. Như vậy, sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực Thương mại điện tử đã buộc các công ty phải hình thành các chiến lược quản lý mới như Logistics điện tử. Thuật ngữ e-Logistics nói về khái niệm quản lý logistics sử dụng internet, IoT, … để tiến hành kinh doanh điện tử. Vậy e-Logistics là gì? Có nhiều định nghĩa về e-Logistics ở các quốc gia: - Tại Phần Lan: e-Logistics được định nghĩa là việc áp dụng các công nghệ dựa trên Internet vào các quy trình Logistics truyền thống. - Tại Đức: e-Logistics là các ứng dụng và dịch vụ dựa trên web xử lý việc vận chuyển, phân phối và lưu trữ hiệu quả các sản phẩm dọc theo chuỗi cung và cầu. - Tại Pháp: e-Logistics là tập hợp các phương thức quản lý logistics mới cho Internet. - Theo tạo chí Forbes, “e-Logistics” mô tả ba quy trình back-end cốt lõi cần thiết để nhận đơn đặt hàng từ nút “mua” đến điểm mấu chốt: kho bãi, giao hàng - vận chuyển, và tương tác với khách hàng. Như vậy, hầu hết các định nghĩa đều cho rằng e-Logistics đề cập đến quá trình sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin và công nghệ trong quy trình chuỗi cung ứng truyền thống để đơn giản hóa việc chia sẻ kiến thức, truyền dữ liệu, v.v. Về cơ bản, e-Logistics có nghĩa là thực hiện hầu hết các quy trình Logistics truyền thống trong chuỗi cung ứng thông qua một nền tảng trực tuyến. Ví dụ: bán hàng trên trang web và thị trường, quản lý chuyển phát nhanh, xử lý hàng trả lại, v.v. Do đổi mới công nghệ và số hóa, nhu cầu về e-Logistics đã tăng lên nhiều hơn. Nhiều công ty thương mại điện tử đang áp dụng e-Logistics trong sản xuất và cung ứng ở cấp độ trong nước và quốc tế. Có thể thấy e-Logistics đang làm cho quy trình chuỗi cung ứng trở nên dễ quản lý và mang lại hiệu quả cao hơn. 1.3.2. Vai trò của e-Logistics E-Logistics là các hoạt động đảm bảo rằng khách hàng có được những gì họ muốn đúng nơi, đúng thời điểm và với chi phí tối thiểu. Hiện nay, e-Logistics vẫn là một khái niệm tương đối mới. Tuy nhiên, nhiều công ty thương mại điện tử đang thử nghiệm các giải pháp cung cấp e-Logistics tại địa phương và quốc tế. Sự ra đời của e-Logistics đã làm cho quá trình quản trị chuỗi cung ứng đầy thách thức trở nên đơn giản hơn. Nhiều thương hiệu trực tuyến đang thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng. Lý do là theo 62% khách hàng trực tuyến, dịch vụ khách hàng trước đó ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của họ. Điều này khiến các doanh nghiệp cân nhắc nâng cao trải nghiệm cho khách hàng không chỉ ở chất lượng mà cả ở quá trính phân phối hàng hoá. Bởi xét cho cùng, việc có được khách hàng mới tốn kém gấp năm lần so với việc giữ chân khách hàng cũ. Dưới đây là một số lợi ích các doanh nghiệp có thể đạt được với e-Logistics: * Tối ưu hóa giá trị của Doanh nghiệp: Thông qua e-logistics, giá trị của Doanh nghiệp được được tối ưu và nâng cao cụ thể như sau: - Giá trị sản phẩm: Thông qua e-logistics, các đặc điểm, chức năng và công dụng của sản phẩm sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả nhất; - Giá trị dịch vụ: E-logistics giúp doanh nghiệp tối ưu được các hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng…; - Giá trị giao tiếp: E-logistics giúp nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên, doanh nghiệp; - Giá trị biểu tượng: Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên khi xây dựng và vận hành hệ thống e-logistics thành công. * Hỗ trợ và tối ưu hóa Chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy chính gồm dòng hàng hoá, dòng thông tin, và dòng tài chính (hay dòng tiền). E-logistics hỗ trợ và tối ưu hóa các dòng này như sau: - Dòng hàng hóa: E-logistics hỗ trợ và tối ưu vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng và thời điểm; - Dòng thông tin: E-logistics hỗ trợ và tối ưu quá trình giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận; - Dòng tài chính: E-logistics hỗ trợ và tối ưu quá trình thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp trong thương mại điện tử. * Hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến: Với e-logistics, giao dịch và phân phối không còn phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động có kết nối Internet như điện thoại di động, máy tính, laptop … Điều này giúp các nhà bán lẻ và nhà sản xuất có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách hàng ngay lập tức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đồng thời, giúp tạo lợi thế về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phí tối thiểu. Vì vậy, E-logistics có vai trò rất quan trọng trong giao dịch và phân phối trực tuyến và là giải pháp hỗ trợ các hoạt động lưu kho, chuẩn bị đơn hàng, giao hàng, giao hàn tại kho người bán, giao hàng tại địa chỉ người mua và cả đối với mô hình dropshipping. 1.3.3. Mô hình e-Logistics Hiện nay 5PL được coi là mô hình e-Logistics, nó cũng được coi là dịch vụ Logistic phổ biến và phát triển nhất dành cho Thương mại điện tử. Mô hình 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng Thương mại điện tử. Vì vậy mà nó liên quan đến chuỗi phân phối trên nền tảng này và là dịch vụ đang ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn. 5PL dựa trên nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) với dịch vụ tổng thể toàn diện hơn các hình thức còn lại (1PL, 2PL, 3PL, 4PL). Vì vậy, nó cũng là giải pháp hữu ích dành cho các shop, doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có thể tích hợp dễ dàng hệ thống quản lý/ứng dụng của 5PL khi vận hành hệ thống chuyên nghiệp. Điểm đặc trưng của 5PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Về cơ bản, cả 3 hệ thống này đều có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và Công nghệ thông tin. Cùng với việc tích hợp và quản lý chuỗi cung ứng, các tổ chức 5PL cung cấp một số dịch vụ có lợi khác, chẳng hạn như tiện ích cuộc gọi hoặc thanh toán trực tuyến cho khách hàng. Ví dụ, về trang trại rau củ và Công ty Dịch vụ 5PL, nông trại sẽ được gia nhập làm thành viên của mạng cung ứng số, sử dụng Thương mại điện tử để bán hàng, được cung cấp nhiều thông tin từ tình hình thị trường tới kỹ thuật canh tác, dự báo nhu cầu; có thể bán hàng cho các cá nhân, …thụ hưởng các thành quả của trí tuệ nhân tạo,… Mô hình 5PL có hiệu quả trong việc quản lý chuỗi cung ứng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SEMs) bằng cách tối ưu thời gian, chi phí và tối giản yêu cầu tồn kho, giảm áp lực chi phí & cạnh tranh. Mô hình này ra đời từ những đòi hỏi của TMĐT 4.0, khi mua sắm trực tuyến đã & đang phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, các sàn TMĐT Trung Quốc, cụ thể là sàn bán sỉ quốc tế Aliexpress đã áp dụng mô hình 5PL từ lâu. Sở dĩ người bán Trung Quốc có nhiều lợi thế về giá so với người bán Việt Nam là do hưởng lợi từ mô hình Dropshipping phối hợp với Dịch vụ 5PL của Aliexpress và ePacket. Chi phí vận chuyển quốc tế trên Aliexpress thường rẻ hơn so với vận chuyển trong nước do lợi thế của ePacket. Nếu đặt hàng sản phẩm sạc pin nhanh giao nội địa Trung Quốc sẽ mất $3.04 từ ePacket, nhưng mức phí này rất thấp hoặc miễn phí nếu chuyển về Việt Nam hoặc các nước khác. Chi phí vận chuyển tuyến Trung Quốc – Mỹ có giá chỉ $0,5/đơn hàng. Trong khi đó, mức phí Dịch vụ khi vận chuyển quốc tế tại Việt Nam (từ Trung Quốc – Việt Nam) đang ở mức giá khoảng 50.000 – 60.000 VNĐ/1 đơn hàng dưới 1kg. Mức phí này chưa bao gồm các chi phí xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói theo yêu cầu người bán hàng. Do đó, người bán Trung Quốc chịu ít áp lực về chi phí Logistics hơn khi bán hàng xuyên biên giới đã được phân tích phía trên. Và ngược lại, người bán Việt Nam đã và đang gánh nhiều chi phí khi kinh doanh trong nước lẫn quốc tế. Áp lực chi phí gia tăng bắt buộc người bán Việt Nam phải giải quyết theo nhiều cách khác nhau nhưng lại tạo nên nhiều rào cản khó khăn như: - Nhập khẩu số lượng lớn để tiết kiệm chi phí nhập hàng nhưng rất hạn chế nếu không bán được hàng sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác như lưu kho, quản lý, …chưa kể hàng hóa thất thoát, hư hỏng trong thời gian hàng hóa đợi bán. - Nhập khẩu không chính ngạch có thể gặp rủi ro như bị hải quan giữ hàng, quản lý thị trường giam hàng do không có giấy tờ nhập khẩu,… Chính vì vậy, giải pháp tối ưu nhất cho người bán Việt Nam là áp dụng mô hình Dịch vụ 5PL để giải quyết bài toán hiện tại, góp phần làm giảm áp lực về chi phí và năng lực cạnh tranh. 1.4. Phân biệt Logistics truyền thống và e-Logistics Tính đặc thù của mô hình Thương mại điện tử đó là có độ bao phủ thị trường rộng và độ phân tán hàng hóa cao cùng quy mô nhỏ lẻ với tần suất mua lớn và các mặt hàng đa dạng. Mô hình này thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dòng di chuyển hàng hóa sẽ ngày càng mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên các hoạt động về E-logistics sẽ có những khác biệt rất lớn với so với Logistics truyền thống. Dưới đây là sự khác biệt giữa logistics truyền thống và e- Logistics Logistics truyền thống e-Logistics (internet -based) Sử dụng nỗ lực thủ công và các kênh liên Dựa trên Internet, yêu cầu nỗ lực thủ công lạc cơ bản để nhận đơn đặt hàng và thực tối thiểu, quy trình tự động để nhận đơn hiện đơn hàng. đặt hàng và thực hiện đơn hàng. Quy trình dựa trên giấy tờ tốn thời gian, Quy trình kỹ thuật số, chỉ tải dữ liệu một yêu cầu tài liệu, nhập dữ liệu nhiều lần, lần (dữ liệu được tự động điền trên tất cả theo dõi qua điện thoại hoặc email để theo các phần mềm tích hợp), cập nhật theo dõi dõi trạng thái gói hàng. trạng thái tự động với nỗ lực thủ công tối thiểu. Khả năng mắc lỗi hoặc thiếu chi tiết cao Ít lỗi hơn, khả năng hiển thị về tính khả hơn, không hiển thị rõ ràng về thời gian, dụng của sản phẩm (sử dụng SKU (mã số lượng có sẵn, khó xác định chi phí vạch sản phẩm), ID theo dõi), thời hạn, chính xác, v.v. chi phí, v.v. (bao gồm các chi phí ẩn, thuế, phí giao hàng). Quá trình cập nhật và trao đổi dữ liệu giữa Cập nhật thường xuyên (email/SMS và các bên liên quan hạn chế. thông báo web) để biết thông tin về gói hàng. Các hệ thống thanh toán thông thường Thanh toán an toàn trực tuyến (ví dụ: UPI (séc, tiền mặt, thấu chi, …), tốn thêm thời (giao diện thanh toán hợp nhất), NEFT gian để xác nhận thanh toán (chuyển khoản điện tử quốc gia), ví điện tử, ngân hàng trực tuyến, dựa trên thẻ, v.v.), được xác minh và xác nhận ngay lập tức. Xử lý thủ công các tài liệu bao gồm cả hóa Quy trình kỹ thuật số đầu cuối giúp quy đơn, v.v. trình không cần giấy tờ (cũng không cần tiếp xúc trong một số hoạt động). Thích hợp cho lĩnh vực B2B cho các đơn Thích hợp cho logistics thương mại điện đặt hàng số lượng lớn. tử B2B và B2C để giao hàng trực tiếp cho các cá nhân. Tập trung vào hiệu quả chi phí cho toàn Tập trung vào giao hàng đúng hạn (nhanh bộ chuỗi cung ứng. nhẹn), theo dõi linh hoạt và trải nghiệm khách hàng. Không bị thúc đẩy bởi công nghệ thời đại Được thúc đẩy bởi các xu hướng công mới, chủ yếu dựa vào điện thoại, hệ thống nghệ logistics thời đại mới bao gồm IoT, fax, MIS (Hệ thống thông tin quản lý) và RFID (công nghệ nhận dạng đối tượng email. bằng sóng vô tuyến), theo dõi GPS, quét mã vạch, người máy, phân tích dữ liệu lớn, kỹ thuật số sinh đôi, v.v. 1.5. Thực trạng và xu hướng phát triển e-Logistics của Việt Nam và thế giới 1.5.1. Thực trạng e-Logistics 1.5.1.1. Tại Việt Nam Có thể thấy sự tương quan và hỗ trợ chặt chẽ giữa TMĐT và logistics. TMĐT chỉ thực sự hoàn chỉnh và đem lại giá trị cho khách hàng nếu có dịch vụ logistics và logistics cũng đang ngày càng phát triển linh hoạt hơn, đa dạng hơn nhờ có TMĐT. Thêm vào đó sự bùng nổ của nhu cầu mua sắm trên mạng và giao nhận tại nhà ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là qua giai đoạn giãn cách Covid-19 vừa qua là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics phát triển. Tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics Việt Nam trong năm 2021 đạt 14% -16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp. Trong đó, 89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng, khoảng 5% trong nhóm này có vốn 10 - 20 tỷ đồng; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (khoảng 30 doanh nghiệp) cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ logistics, KMTC Logistics,… Hiện nay, chỉ có một nhóm các công ty lớn áp dụng thành công các công nghệ mang lại hiệu quả cao cho dịch vụ logistics như DHL, Fedex và các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Tân Cảng Sài Gòn và T&M Forwarding. Cụ thể, công ty Tân Cảng Sài Gòn sau khi áp dụng thành công Cảng điện tử (ePort) và lệnh giao hàng điện tử (eDO), các chương trình quản lý, điều hành sản xuất tiên tiến, đã giảm 55% thời gian tàu có mặt tại cảng; thời gian giao hàng còn 3/4; giảm 60% số vụ mất an toàn lao động và an toàn giao thông. Tương tự, T&M Forwarding là công ty giao nhận quốc tế tư nhân đầu tiên của Việt Nam sử dụng giải pháp công nghệ Cargowise - nền tảng tiên tiến nhất cho hoạt động logistics trở thành một công ty logistics thông minh đầu tiên của Việt Nam (Smart Freight Forwarder), hướng tới cung cấp dịch vụ 4PL - nhà tư vấn và vận hành logistics chuỗi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhìn toàn ngành Logistics Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp đạt được bước chuyển mình mạnh mẽ như Tân Cảng Sài Gòn hay T&M Forwarding còn ít. Nguyên nhân của thực trạng này tới từ các rào cản: Rào cản công nghệ Theo như khảo sát năm 2018 của VLA (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam), mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào logistics tại Việt Nam chưa cao, đa phần là các giải pháp đơn lẻ, các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều, khai báo hải quan được ứng dụng nhiều nhất chiếm 75-100%. Đặc biệt với thị trường TMĐT, đơn hàng có thể lên đến hàng triệu đơn mỗi ngày, nhiều chủng loại, phân tán với nhiều địa điểm giao hàng khác nhau, nếu không trang bị hệ thống phân loại hàng tự động thì không thể đáp ứng nhu cầu giao hàng và độ chính xác. Các doanh nghiệp logistics nhỏ xử lý đơn hàng và phân loại hàng hóa thủ công nên chỉ cung cấp các dịch vụ đơn giản, tốc độ chậm, có tính lẻ tẻ trong phạm vi địa phương. Chuyển đổi số ngành Logistics cũng đòi hỏi trang bị các phần mềm quản lý đơn hàng (OMS - Order management system), quản lý kho (Warehouse management system - WMS), quản lý vận tải (Transporation management system - TMS), hoạch định nguồn lực (Enterprise resource planning- ERP),... để kết nối hạ tầng thông tin, cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, tra cứu thông tin đơn hàng mọi lúc, mọi nơi. Chi phí đầu tư hạ tầng CNTT đồng bộ như vậy lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng, là gánh nặng quá lớn với các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ. Thống kê của công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu cho thấy 75% cảng, ICD, depot hiện chưa thể ứng dụng phần mềm hiện đại, chủ yếu sử dụng lao động kết hợp với một số phần mềm đơn giản dẫn đến không thể tối ưu hóa thông lượng hàng hóa, gây chậm trễ và tắc nghẽn. Chỉ có những doanh nghiệp lớn như Công ty Tân Cảng, Gemadept, Vinafco, U&I, TBS, Transimex, Sotrans, … mới đủ nguồn lực để phát triển các ứng dụng OMS, WMS, TMS, … đạt mức đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận giao hàng, quản lý hàng tồn, kế toán tài chính. Về rào cản chi phí Như đã đề cập ở trên, hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đều là SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) và 99% doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về vốn. Chính vì thiếu vốn, nên các doanh nghiệp này cho rằng cập nhật cải tiến công nghệ là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn và chỉ ưu tiên đầu tư cho các hình thức tăng trưởng ngắn hạn. Nguồn tài chính đầu tư vào chuyển đổi số để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp logistics. Với 90% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, 5% có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng thì khả năng ứng dụng các giải pháp công nghệ đắt đỏ là rất khó khăn. Quá trình này đòi hỏi tiêu tốn từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng. Một hệ thống phân loại hàng hóa tự động, có thể xử lý hàng triệu đơn đặt hàng với nhiều danh mục có giá hàng triệu đô la Mỹ. Các giải pháp phần mềm cũng rất đắt, thí dụ, một phần mềm giao hàng điển hình có giá khoảng 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng, thanh toán đầy đủ một lần và sau đó sẽ có phí bảo trì hàng năm khoảng 10% - 20%. CargoWise One (CW1) là nền tảng công nghệ nổi tiếng quốc tế, bao gồm nhiều phân hệ như hải quan, TMS, WMS, giao nhận hàng hóa,... được tích hợp. Giúp thống nhất tất cả các hoạt động kinh doanh, từ CRM (quản lý quan hệ khách hàng, tiếp thị, bán hàng,...) đến hoạt động vận hành (đặt chỗ, giám sát lô hàng, trình kê khai, …). CW1 được tính phí dựa trên số lượng người dùng và số lượng giao dịch. Với doanh nghiệp từ 25 - 50 người, tổng chi phí sử dụng ước tính khoảng 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng mỗi tháng, người dùng một năm phải trả từ 1 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng. Mức chi phí này là thách thức không nhỏ với hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay, do đó hiện họ chỉ có thể ứng dụng chủ yếu phần mềm riêng lẻ như khai hải quan điện tử, công nghệ định vị địa lý, ô tô, email và internet cơ bản. Về rào cản nhận thức và nhân lực Ứng dụng công nghệ trên nền tảng internet vào mọi hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi trình độ rất cao cả về kỹ thuật cũng như nhân lực. Số liệu khảo sát nhanh hiện nay cho thấy chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên logistics. Nhiều doanh nghiệp logistics vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của đổi mới công nghệ trong cách mạng 4.0. Những rào cản mà họ đang gặp như thiếu kỹ năng số và nguồn nhân lực, thiếu nền tảng CNTT hiện đại, thiếu năng lực tài chính và trên hết là thiếu tư duy số đang là những trở ngại không nhỏ về nhận thức trong tiến trình chuyển đổi số. Thực tế cho thấy, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn có thái độ e ngại về tính an toàn, khả năng bảo mật thông tin của các nền tảng trực tuyến, dẫn đến việc chậm chạp, thiếu nhạy bén với các ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đó cũng là lý do trong khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương về tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 của 17 ngành sản xuất kinh doanh thì 16/17 ngành khảo sát ưu tiên đều đang có mức sẵn sàng thấp, 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc, trong đó 61% còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị ban đầu. 1.5.1.2. Trên thế giới Thị trường container toàn cầu duy trì mức lợi nhuận cao, nhưng đang có dấu hiệu suy yếu Sau khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng ở Trung Quốc, các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ làm tê liệt các nền kinh tế này – nhu cầu hàng hoá giảm đột ngột. Từ năm 2021, khi hầu hết các nước đã khống chế được dịch Covid-19, nhu cầu hàng hoá tăng vọt đột biến khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn cung: bao gồm cả đầu vào nguyên liệu thô và nhân công không đủ đáp ứng. Cầu vừa phục hồi thì cung lại đứt gãy. Thậm chí, vấn đề nguồn cung còn được đánh giá là nghiêm trọng hơn so với vấn đề về cầu mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt trước đó. Thiếu hụt nguồn cung cùng sự tắc nghẽn lưu chuyển hàng hóa đang phá vỡ hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng vỏ Container bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2020, khi một số nước trên thế giới dần phục hồi sau cú sốc đại dịch và trùng với một đợt bùng nổ mua hàng chuẩn bị cho mùa lễ hội tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Thay vì đi du lịch để tận hưởng kỳ nghỉ như mọi năm, người dân tại các quốc gia này dành nhiều hơn cho việc mua sắm như một sự bù đắp cho cả năm dịch bệnh, làm gia tăng tình trạng nhập siêu so với trước đây. Vì nhu cầu tăng vọt trở lại gây nên nhu cầu vô cùng lớn về vận chuyển hàng hoá quốc tế, do đó giá cước vận tải tăng vọt. Chỉ trong chưa đầy 1 năm, những yếu tố tiêu cực liên tiếp đã đẩy giá cước vận tải biển lên mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, hầu hết các hãng tàu lớn đã thu về mức lợi nhuận lớn nhất trong ít nhất 1 thập kỷ trở lại đây. Theo báo cáo tài chính của loạt hãng tàu lớn trên thế giới trong quý I/2021 cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của các hãng tàu này đều tăng khủng. Cụ thể, hết quý I/2021, hãng tàu Cosco có lợi nhuận tăng 26 lần so cùng kỳ năm ngoái. Maersk dự đoán lợi nhuận ròng cả năm của tập đoàn có thể cao gấp đôi so với ước tính trước đó, đạt khoảng từ 9 - 11 tỷ USD. Và cổ phiếu của công ty này cũng đang ở gần mức cao nhất mọi thời đại. Hãng tàu OOCL có doanh thu tăng đến 96% lên 3,02 tỷ USD. Lợi nhuận ròng của CMA CGM tăng 354%, từ 878 triệu USD lên gần 3,104 tỷ USD; hãng Cosco tăng 221%, từ hơn 960 triệu USD lên 2,122 tỷ USD; hãng Hapag Lloyd tăng 162%, từ 811,4 triệu USD lên hơn 1,315 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại thị trường này đang có dấu hiệu suy yếu nhất định. Lý do của hiện tượng này là do người tiêu dùng đang có xu hướng đổ tiền vào dịch vụ thay vì hàng hóa như thời kỳ dịch bệnh. Ngoài ra, lượng hàng tồn kho ở các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu cũng duy trì ở mức cao, điều này có thể khiến khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container trong thời gian tới chững lại. Xu hướng M&A trong lĩnh vực Logistics Trong năm 2021, một số thương vụ mua bán và sáp nhập được thực hiện bởi những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành logistics toàn cầu. + Lĩnh vực giao nhận Đầu tiên phải kể tới thương vụ DSV Panalpina mua lại đơn vị kinh doanh logistics hợp nhất toàn cầu của Agility (Agility’s Global Integrated Logistics - Agility GIL). Agility GIL là đơn vị phụ trách mảng kinh doanh logistics giao nhận, trực thuộc Agility Public Warehousing Company K.S.C.P. Thương vụ trị giá 4,1 tỷ USD, thấp hơn khoảng 500 triệu USD so với thương vụ DSV mua lại Panalpina hơn 2 năm trước. Agility GIL là một trong những doanh nghiệp giao nhận hàng không lớn nhất thế giới với doanh thu năm 2020 đạt 4,0 tỷ USD, trong đó khoảng 80% là liên quan đến vận tải hàng không và đường biển. Sau khi tiếp quản thành công Agility GIL, DSV Panalpina được kỳ vọng sẽ trở thành công ty giao nhận lớn nhất thế giới, vượt qua Kuehne + Nagel (K+N) và DHL Global Forwarding. Trước đó, vào tháng 5/2021, Kuehne + Nagel đã hoàn tất việc mua lại 88,5% cổ phần của Apex International. Kể từ đầu năm 2021, trong nỗ lực nhằm mở rộng sự hiện diện tại Châu Á – Thái Bình Dương, Kuehne + Nagel đã ký thỏa thuận để mua lại Apex International Corporation. Trị giá giao dịch được ước tính vào khoảng 1,5 tỷ USD - 2 tỷ USD. Đây là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của Kuehne + Nagel với hy vọng sẽ đưa công ty trở thành nhà giao nhận lớn nhất trong thị trường vận tải hàng không. Apex được thành lập tại Trung Quốc vào năm 2001 và đã mở rộng phát triển mạnh mẽ trên khắp châu Á, đặc biệt với các tuyến xuyên Thái Bình Dương và nội Á. Việc mua lại Apex International tại Trung Quốc theo kế hoạch sẽ bổ sung thêm 9% vào doanh thu của Kuehne + Nagel và tăng tỷ lệ doanh thu tại Châu Á Thái Bình Dương từ 11% lên 19% tổng doanh thu. Tuy nhiên đến tháng 7, Kuehne + Nagel đã đồng ý bán 24,9% cổ phần của Apex International cho công ty cổ phần tư nhân Partners Group nhằm thực hiện “Kế hoạch tạo ra giá trị chuyển đổi”, củng cố vị thế tại thị trường Trung Quốc. Partners Group cũng sẽ tham gia cùng cổ đông lớn Kuehne + Nagel Group với một ghế trong Hội đồng quản trị Apex. Với nỗ lực hoàn thiện hệ sinh thái logistics với giải pháp tích hợp đầu cuối từ vận tải quốc tế bằng đường biển sang logistics nội địa với hệ thống kho bãi, môi giới hải quan, công nghệ vận tải đường bộ, vào tháng 8/2021, A.P. Moller-Maersk đã mua hai công ty logistics thương mại điện tử với giá trị 924 triệu USD bao gồm: Visible Supply Chain Management LLC (Hoa Kỳ) và công ty B2C Europe (Hà Lan). Cùng thời điểm, Jas Worldwide đang thực hiện thương vụ mua lại Greencarrier Freight Services (một công ty con của Greencarrier Group, chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa, logistics và quản lý chuỗi cung ứng) trong chiến lược nâng cao vị thế của mình tại các khu vực Bắc Âu, Baltic và Đông Âu, đồng thời củng cố các hoạt động hiện có ở Anh và Trung Quốc. + Lĩnh vực kho bãi Lineage Logistics, LLC - công ty hàng đầu trong lĩnh vực chuỗi cung ứng lạnh đã mua lại Hanson Logistics - công ty cung cấp giải pháp logistics lạnh lớn thứ 12 tại Bắc Mỹ - theo Hiệp hội kho hàng lạnh quốc tế (IARW). Trước đó, Lineage đã mua thêm hai nhà cung cấp kho lạnh để tăng cường hoạt động trong nước, bao gồm: Marc Villeneuve (dịch vụ phân phối trực tiếp đến cửa hàng ở Montreal) và Kho lạnh Orefield (bao gồm ba địa điểm ở Đông Pennsylvania). Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới cơ sở của Lineage ở Bắc Mỹ bao gồm hơn 250 cơ sở ở 35 tiểu bang và hai tỉnh của Canada với thể tích hơn 1,7 tỷ feet khối kho được kiểm soát nhiệt độ. + Lĩnh vực vận tải biển Sau khi thỏa thuận được hoàn tất vào tháng 3/2021, đến tháng 7/2021, hàng tàu HapagLloyd đã chính thức hoàn tất việc mua lại dây chuyền container và dây chuyền công nghệ của NileDutch để đẩy mạnh khai thác thị trường vận tải Tây Phi. Hapag-Lloyd và NileDutch hy vọng sẽ tích hợp hầu hết các hoạt động kinh doanh của họ vào cuối năm nay. Vào tháng 9/2021, công ty vận tải đa phương thức tập trung vào các chuyến tàu ngắn Châu Âu - Samskip đã mở rộng hoạt động ở Baltic sau khi mua lại hãng vận tải trung chuyển Sea Connect của Lithuania. Sau khi việc mua lại hoàn tất, công ty sẽ được đổi tên thành Samskip Sea Connect và sẽ phát triển các tuyến đường biển ngắn mới kết nối Nga, Lithuania, Đan Mạch, Đức và Hà Lan bên cạnh tiếp tục vận hành các tuyến trung chuyển. Hành động này của Samskip nhằm củng cố vị thế tại Nga, Hà Lan và các cảng trong khu vực Baltic. + Lĩnh vực vận tải hàng không Bên cạnh các thương vụ M&A đã được hoàn tất, mặc dù đã nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc do chính phủ điều hành, việc sáp nhập của 2 hãng hàng không lớn của Hàn Quốc là Korean Air và Asiana Airlines được công bố từ năm 2020 vẫn còn nhiều thủ tục trước khi chính thức hoàn tất quá trình này. Thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2024. Korean Air và Asiana Airlines chiếm tổng cộng 40% số chỗ cho hàng hóa và hành khách tại Sân bay quốc tế Incheon. 1.5.2. Xu hướng phát triển e-Logistics Xu hướng số hóa Logistics Công nghiệp 4.0 đã dịch chuyển tất cả các ngành sang một kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên số. Logistics 4.0 – một cách gọi bắt nguồn từ Công nghiệp 4.0 về cơ bản dựa trên số hóa, hay chính xác hơn là tự động hóa các quy trình kinh doanh và logistics, cũng như kết nối các thiết bị và công ty với nhau. Mục tiêu của Logistics 4.0 là đơn giản hóa các quy trình, tăng hiệu quả và ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu. Logistics 4.0 liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau sẽ có tác động chính đến tương lai của logistics: Dữ liệu lớn, việc sử dụng máy móc và tự động hóa cũng như kết nối mạng. Số hóa cũng sẽ đáng chú ý trong giao thông đường bộ: Một mặt, lái xe tự động sẽ tăng cường sự an toàn cho người tham gia giao thông, mặt khác, nó sẽ mang lại lợi ích cho luồng giao thông với ít tắc đường hơn. Big data và kết nối mạng cho tự động hóa Logistics Big data là một yếu tố quan trọng đối với logistics và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi khối lượng dữ liệu tăng lên. Với phần mềm ngày càng mới và phần cứng thông minh hơn, ngày càng có nhiều dữ liệu có thể được thu thập và trao đổi với nhau. Dựa trên dữ liệu tương ứng, các công ty logistics có liên quan có thể rút ra kết luận từ quá khứ và đưa ra dự báo cho tương lai. Mục đích của việc triển khai Dữ liệu lớn và kết nối mạng thông minh của những người tham gia thị trường là để ổn định toàn bộ chuỗi cung ứng, dự đoán và tránh những thất bại hoặc gián đoạn tiềm ẩn, hoặc phát triển các kế hoạch thay thế nhưng vẫn đáp ứng các lịch trình đã định. Dữ liệu cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa các tuyến vận chuyển nhằm nâng cao hiệu quả của chúng. Những nguồn dữ liệu đó có thể là: dữ liệu thời tiết và giao thông, chẩn đoán xe và thông tin vị trí, phát triển kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, số liệu kinh doanh và logistics truyền thống từ các công ty. Bên cạnh quản lý rủi ro được tối ưu hóa, kết nối internet cũng góp phần tạo ra sự minh bạch trong chuỗi cung ứng và cung cấp cho tất cả các công ty liên quan thông tin chi tiết về tình trạng giao hàng. Chống lại xu hướng toàn cầu hóa Trong logistics, những thập kỷ qua được đặc trưng bởi toàn cầu hóa. Nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới đang ngày càng trở nên kết nối chặt chẽ với nhau hơn và ngày càng có nhiều hàng hóa được di chuyển qua tất cả các châu lục. Với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa đã cho thấy những giới hạn của nó – và một xu hướng ngược lại đang xuất hiện. Hội nhập toàn cầu dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau của các chuỗi cung ứng. Thất bại cá nhân hoặc sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã dẫn đến sự chậm trễ và phức tạp ở nhiều nơi khác trên thế giới. Việc tập trung vào khu vực mạnh mẽ hơn hiện nhằm giải quyết những sự phụ thuộc này và làm cho các khu vực độc lập hơn với nhau để khôi phục sự ổn định của chuỗi cung ứng. Robot trong Logistics Robot hiện đang được sử dụng trong quá trình vận hành để giảm khối lượng công việc của nhân viên kho. Chúng được sử dụng đặc biệt trong thương mại điện tử và trong kho hàng tiêu dùng. Rô-bốt thu thập hàng hóa cho các đơn đặt hàng đến và vận chuyển những vật nặng qua các nhà kho. Khi làm như vậy, họ tính toán trước các tuyến đường nhanh nhất, chuẩn bị các lô hàng một cách hiệu quả và đưa hàng hóa đến điểm bàn giao, nơi robot tiếp theo sẽ tiếp quản. Tránh va chạm với các rô bốt và con người khác thông qua các cảm biến. Logistics đa kênh Một xu hướng khác vào năm 2022 là logistics đa kênh. Những năm gần đây đã cho thấy chuỗi cung ứng có thể sụp đổ dễ dàng như thế nào trong những điều kiện nhất định. Để ngăn ngừa rủi ro như vậy, logistics đang trở nên đa dạng hơn. Do đó, hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các phương thức vận tải có liên quan: đường bộ, đường thủy, đường sắt hoặc đường hàng không. Nếu có khó khăn với một phương thức vận tải cụ thể, có thể chuyển sang một phương thức thay thế. Sự cản trở của kênh đào Suez và hậu quả là sự gián đoạn nghiêm trọng của giao thông hàng hải đã làm nổi bật những nhược điểm của việc dựa vào một phương thức vận tải duy nhất. Điều tương tự cũng áp dụng cho các hạn chế hoặc tắc nghẽn hiện tại trong vận tải đường biển hoặc đường sắt. Việc có thể nhanh chóng chuyển sang vận tải đường bộ trong những trường hợp như vậy có thể mang tính quyết định trong việc tránh chậm trễ giao hàng và duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng. Điều kiện tiên quyết cho điều này là logistics đa kênh đầy đủ. Tính bền vững trong Logistics Một xu hướng lớn toàn cầu trong những năm và thập kỷ tới là tính bền vững. Logistics nói riêng có thể đóng góp đáng kể vào việc tiết kiệm khí thải nhà kính. Theo các nghiên cứu của WEF, logistics và vận tải chiếm 5,5% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới – càng cần phải hành động trong lĩnh vực này và cần có các giải pháp thân thiện với môi trường cho tương lai của logistics. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đạt được điều này: sử dụng xe tải điện để giao hàng ở chặng cuối, LNG (khí thiên nhiên hoá lỏng) sinh học làm nhiên liệu cho vận chuyển đường dài bằng xe tải hạng nặng hoặc những thay đổi nhỏ hơn như thành lập một đội Xe nặng hơn (LHV)). Đặc biệt, việc lựa chọn nhiên liệu và sự phát triển hơn nữa của các công nghệ tương ứng đóng vai trò chính trong việc giảm CO2 và các loại khí thải khác. Các công nghệ như LNG sinh học hứa hẹn rất nhiều cho tương lai của ngành vận tải hạng nặng. Với cơ sở hạ tầng rất tốt hiện có của các trạm nạp, tất cả các tuyến đường có liên quan ở các quốc gia lớn nhất châu Âu có thể dễ dàng được bao phủ bởi LNG sinh học – với điều kiện là việc sản xuất LNG sinh học có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trong ba năm nữa, có thể cung sẽ nhiều hơn cầu. Trong khi đó, các xe tải LNG cũng có thể được tiếp nhiên liệu bằng LNG cổ điển từ khí tự nhiên – hiện đã dẫn đến lượng khí thải carbon thấp hơn so với động cơ diesel. Một giải pháp thay thế khác là CNG: khí thiên nhiên nén. Không giống như LNG, nó chưa được hóa lỏng. Hiện đã có một mạng lưới trạm nạp CNG toàn diện trên khắp châu Âu, với Đức, miền bắc Italy và Thụy Sĩ là những nhà tiên phong chính. Và với mức giảm CO2 từ 20 đến 55 phần trăm so với động cơ xăng, công nghệ này thân thiện với môi trường hơn đáng kể so với truyền động thông thường. Báo cáo carbon: Minh bạch chuỗi cung ứng Báo cáo carbon là một công cụ có giá trị để giảm lượng khí thải hơn nữa và nó sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai. Với báo cáo carbon, các công ty cung cấp thông tin chi tiết về lượng khí thải CO2 và chất gây ô nhiễm của họ, cuối cùng dẫn đến tính minh bạch cao hơn trong chuỗi cung ứng của họ. Sự minh bạch này thúc đẩy các công ty liên quan giữ lượng khí thải của họ ở mức thấp nhất có thể để đạt được tác động ít nhất có thể đối với khí hậu. Xét cho cùng, tính bền vững đóng một vai trò ngày càng lớn hơn trong việc lựa chọn đối tác của công ty và cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty. Để tích cực thúc đẩy sự phát triển bền vững, DHL Freight đã giới thiệu Chứng nhận Nhà cung cấp Dịch vụ Xanh DHL vào năm ngoái, chứng nhận này cho phép đo lường những nỗ lực phát triển bền vững của các nhà thầu phụ.