Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
UEH
TS. BÙI VĂN MƯA
Tags
Summary
This is a Vietnamese lecture on the topic of philosophy and Marxist-Leninist philosophy. The lecture is divided into three chapters.
Full Transcript
BÀI GIẢNG Chöông 1. KHAÙI LUAÄN VEÀ TRIEÁT HOÏC VAØ TRIEÁT HOÏC MAÙC - LEÂNIN Chöông 2. CHUÛ NGHÓA DUY VAÄT BIEÄN CHÖÙNG Chöông 3. CHUÛ NGHÓA DUY VAÄT LÒCH SÖÛ Giảng viên: TS. BÙI VĂN MƯA, [email protected] – Khoa Lý luận chính trị, UEH Chương...
BÀI GIẢNG Chöông 1. KHAÙI LUAÄN VEÀ TRIEÁT HOÏC VAØ TRIEÁT HOÏC MAÙC - LEÂNIN Chöông 2. CHUÛ NGHÓA DUY VAÄT BIEÄN CHÖÙNG Chöông 3. CHUÛ NGHÓA DUY VAÄT LÒCH SÖÛ Giảng viên: TS. BÙI VĂN MƯA, [email protected] – Khoa Lý luận chính trị, UEH Chương 1 I. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC II. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN I. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC 1. Khái lược về triết học a. Quan niệm về triết học b. Nguồn gốc và đối tượng của triết học c. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan 2. Vấn đề cơ bản của triết học a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học b. Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật c. Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri 3. Biện chứng và siêu hình a. Khái niệm biện chứng và siêu hình b. Sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy triết học c. Các hình thức của phép biện chứng 1. Khái lược về triết học a. Quan niệm về triết học ▪ Quan niệm truyền thống QN của người Trung Quốc: (Triết). TH là sự truy tìm bản chất, căn nguyên của vạn vật trong thế giới để định hướng nhân sinh cho con người. QN của người Ấn Độ: (Dar’sana). TH là con đường suy ngẫm dẫn dắt con người đến với lẽ phải, đến chân lý siêu nhiên. QN của người Hy Lạp: (Philosophia). TH là yêu mến sự thông thái, là khát vọng hướng đến chân lý, giúp con người giải thích vạn vật và hướng dẫn hành vi con người trong thế giới.[TH- “Người Mẹ của Khoa học”] ▪ Quan niệm hiện đại QN chung: TH là một hình thức nhận thức đặc thù; một hình thái ý thức xã hội đặc biệt. QN Mác - Lênin: TH là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó → [TH Mác – Lênin là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy]. 1. Khái lược về triết học b. Nguồn gốc và đối tượng của triết học ▪ Nguồn gốc xã hội Xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển khá cao: Chế độ tư hữu về TLSX mang lại của cải thặng dư tương đối và sự phân chia xã hội ra thành các giai cấp, đẳng cấp (chủ nô - nô lệ; quý tộc - thứ dân…), tầng lớp (LĐ trí óc - LĐ chân tay). Sự xung đột nhau giữa các giai - tầng → Xuất hiện nhà nước và luật định bảo vệ lợi ích cho giai cấp, đẳng cấp thống trị cần sự dắt dẫn bởi lý luận triết học. ▪ Nguồn gốc nhận thức Nhận thức ngày càng sâu, rộng về thế giới → Ra đời và phát triển của tư duy lý luận (năng lực phản ánh trừu tượng, khái quát thế giới). Tư duy lý luận vượt lên tư duy hình tượng (thần thoại và tôn giáo) và những hiểu biết tản mạn và sơ khai (khoa học) giúp giải quyết các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội, tư duy → Xuất hiện các quan niệm chung về thế giới và vai trò của con người trong thế giới → Xuất hiện các loại hình triết lý, các hệ thống triết học. 1. Khái lược về triết học ▪ Đối tượng Ở phương Đông + Trung Quốc: TH tìm hiểu MQH thiên – địa – nhân, nhằm lý giải đời sống xã hội đầy biến động và xây dựng nhân sinh quan cho con người; + Ấn Độ: TH tìm hiểu bí mật trong đời sống tâm linh, tinh thần nhằm mang lại nhân sinh quan để con người vượt lên cuộc sống đầy đau khổ. Ở phương Tây + Thời cổ đại, TH hướng đến tổng kết những tri thức do các ngành KHTN mang lại; + Thời trung đại, TH lấy thượng đế, niềm tin tôn giáo... làm đối tượng nghiên cứu; + Thời Phục hưng, TH hướng đến tìm hiểu giới tự nhiên và con người; + Thời cận đại, TH vươn lên vai trò “Khoa học của mọi khoa học” (siêu hình học); + Thời hiện đại, TH thực chứng làm phá sản quan niệm TH – “Khoa học của các khoa học”; + Thời đương đại, một số trào lưu TH xác định đối tượng nghiên cứu là mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản... Còn TH Mác coi đối tượng nghiên cứu của mình là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 1. Khái lược về triết học c. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan ▪ Thế giới quan Khái niệm: TGQ là hệ thống các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Cấu tạo: TGQ bao gồm những tri thức, niềm tin và lý tưởng hòa quyện vào nhau; trong đó, tri thức - yếu tố cơ bản, là tri thức đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn và trở thành niềm tin, lẽ sống, mục đích, lý tưởng của con người. Vai trò: TGQ là “lăng kính” để nhận thức và ứng xử trong thế giới. + TGQ vừa là những hiểu biết chung, vừa là những nguyên tắc, giá trị… định hướng hoạt động của con người trong thế giới. (TGQ đúng đắn mang lại cách tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực trong khám phá và chinh phục thế giới, và ngược lại). + Trình độ của TGQ là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của con người. Loại hình TGQ: Có thể chia TGQ thành: + TGQ cá nhân và TGQ cộng đồng (giai cấp, dân tộc, thời đại…). + TGQ thần thoại, TGQ tôn giáo, TGQ triết học, TGQ khoa học… 1. Khái lược về triết học TGQ liên hệ chặt chẽ với Phương pháp luận (lý luận về cách thức xây dựng và nghệ thuật vận dụng một hệ thống các phương pháp). Có PPL riêng, PPL chung, PPL phổ biến. PPL phổ biến - PPL triết học là hệ thống những quan điểm, nguyên tắc… được xây dựng từ nội dung lý luận của triết học. ▪ Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan Bản thân triết học cũng chính là TGQ: Những vấn đề của triết học trước hết là những vấn đề thuộc về TGQ. Tư tưởng triết học là yếu tố cốt lõi (lý luận) trong mọi quan điểm, quan niệm của các loại hình TGQ: Mọi hình thái ý thức như chính trị, pháp luật, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,… đều góp phần tạo nội dung đa dạng của TGQ; song, khoa học góp phần làm cho TGQ trở nên đúng đắn, còn triết học làm cho TGQ trở nên sâu sắc. TGQ duy vật biện chứng bao gồm những tri thức - niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng, cho rằng: Vạn vật trong thế giới thống nhất trong tính vật chất, có liên hệ với nhau và luôn vận động, phát triển…; Vì vậy, phải dựa trên các quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, v.v. để nhận thức và hành động cải tạo thế giới. 2. Vấn đề cơ bản của triết học a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học ▪ VĐCBCTH (mang tính bao trùm, xuất phát và cốt lõi) là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (giữa tồn tại và tư duy; giữa tự nhiên và tinh thần; giữa thiên – địa – nhân; giữa hình và thần; giữa vật và tâm; giữa khí và lý…). ▪ Hai mặt của VĐCBCTH Mặt I (bản thể luận): Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Khi giải quyết mặt thứ nhất, triết học chia ra thành hai trào lưu nhất nguyên luận đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm... Dù vậy, trong lịch sử triết học, còn tồn tại các học thuyết nhị nguyên luận, tuy nhiên chúng không nhất quán - chúng thường rơi vào CNDT hơn là rơi vào CNDV. Mặt II (nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Khi giải quyết mặt thứ hai, triết học chia ra thành hai khuynh hướng đối lập nhau là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri. ▪ Chủ nghĩa thực chứng (đối lập với Siêu hình học) phủ nhận VĐCBCTH, chủ trương tách triết học ra khỏi khoa học để độc quyền dắc dẫn khoa học. 2. Vấn đề cơ bản của triết học b. Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật ▪ Chủ nghĩa duy tâm Thực chất: Trào lưu TH cho rằng ý thức (…) là cái có trước và quyết định vật chất (...) Nguồn gốc + NG nhận thức: Xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hoá một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức biện chứng. + NG xã hội: Đề cao lao động trí óc; tuyệt đối hóa nhân tố tinh thần. [CNDT liên hệ mật thiết với tôn giáo; Các lực lượng xã hội bảo thủ dùng lý luận của CNDT để củng cố quan điểm chính trị - xã hội của mình…] Hình thức + CNDT chủ quan: Khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác, sản phẩm của cái Tôi - cá nhân con người… + CNDT khách quan: Cho rằng tinh thần khách quan (ý niệm, thượng đế, lý tính thế giới…) có trước, tồn tại độc lập và chi phối vạn vật, con người. 2. Vấn đề cơ bản của triết học ▪ Chủ nghĩa duy vật Thực chất: Trào lưu triết học cho rằng, vật chất (…) là cái có trước và quyết định ý thức (…). Nguồn gốc + NG nhận thức: Xuất phát từ giới tự nhiên và cố lý giải thế giới một cách tự nhiên. + NG xã hội: Đề cao sinh hoạt vật chất, tuyệt đối hóa nguồn lực vật chất. [CNDV liên hệ mật thiết với khoa học; các lực lượng xã hội tiến bộ thường xây dựng quan điểm chính trị - xã hội của mình trên lý luận của CNDV…]. Hình thức + CNDV chất phác đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật chất; đẩy lùi TGQ thần thoại, khái quát các tri thức tản mạn, sơ khai của các ngành khoa học non trẻ. + CNDV siêu hình chịu sự tác động của phương pháp siêu hình và chủ nghĩa cơ giới, xem thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận của nó về cơ bản là ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại…; đẩy lùi TGQ tôn giáo, làm hồi sinh, phát triển các ngành khoa học. + CNDV biện chứng khắc phục hạn chế của CNDV cũ, coi vạn vật trong thế giới thống nhất trong tính vật chất và luôn vận động, phát triển; vừa phản ánh đúng bản chất của vạn vật trong hiện thực, vừa là công cụ cải tạo hiệu quả hiện thực ấy. Moät soá K.Marx F.Engels V.I.Lenin nhaø Platon Hegel trieát hoïc duy vaät, duy F.Bacon Spinoza taâm tieâu bieåu Maïnh Töû Berkeley Thales Heraclitus Democritus 2. Vấn đề cơ bản của triết học c. Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri ▪ Thuyết khả tri: Ý thức (của con người) về sự vật, về nguyên tắc, phù hợp với bản thân sự vật → Con người có thể nhận thức được bản chất của vạn vật trong thế giới; nhưng đó là một quá trình không ngừng đi sâu khám phá bản chất của vạn vật. Phần lớn các trường phái TH là khả tri luận. Ví dụ: Lý luận “ý niệm tuyệt đối” của Hêghen. ▪ Thuyết bất khả tri: Ý thức (của con người) về sự vật, về nguyên tắc, không phù hợp với bản thân sự vật → Con người không thể nhận thức được bản chất bên trong của sự vật; mà nhận thức chỉ mang lại những hiểu biết bên ngoài. Vài trường phái TH là bất khả tri luận. Ví dụ: Lý luận “vật tự nó” của I.Kant. ▪ Thuyết hoài nghi: Nghi ngờ cả sự tồn tại khách quan của vạn vật trong thế giới lẫn năng lực của con người nhận thức được chân lý khách quan. Vài trường phái TH là hoài nghi luận. Ví dụ: “Nguyên tắc kinh nghiệm” của Hume đã tạo cơ sở triết học cho khoa học thực nghiệm, nhưng lại nghi ngờ sự tồn tại của những cái những cái vượt quá kinh nghiệm, phủ nhận các thực tại siêu nhiên. 3. Biện chứng và siêu hình a. Khái niệm biện chứng và siêu hình Thời cổ đại, Biện chứng (‘dialektike’ – Xôcrát) - nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong lập luận. Siêu hình (‘metaphysique’ – Arixtốt) - là triết học bàn về cái siêu cảm tính, phi thực nghiệm. Từ thời cận – hiện đại, Biện chứng và Siêu hình được dùng để chỉ hai phương pháp tư duy triết học đối lập nhau: PP biện chứng và PP siêu hình. b. Sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy triết học ▪ PP siêu hình Thực chất: PP nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách biệt, đứng im, bất động của nó. [Còn nếu thừa nhận đối tượng có sự liên hệ, biến đổi thì đó chỉ là sự liên hệ bề ngoài, sự biến đổi về sổ lượng, do nguyên nhân bên ngoài đối tượng chi phối]. Nguồn gốc: Bắt nguồn từ PP trừu tượng hóa, PP phân tích được sử dụng trong toán học và vật lý học cổ điển sau khi mở rộng sang lĩnh vực triết học. Tuyệt đối hóa sự ổn định… Giá trị: Có giá trị nhất định trong khoa học, trong những phạm vi nghiên cứu xác định. 3. Biện chứng và siêu hình ▪ PP biện chứng Thực chất: PP nhận thức đối tượng ở trạng thái liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và luôn vận động, phát triển, do sự thay đổi cả về lượng lẫn về chất, có nguồn gốc là sự đấu tranh của các mặt đối lập (mẫu thuẫn) bên trong bản thân đối tượng gây ra. Nguồn gốc: Xuất phát từ sự phản ánh đối tượng đúng như nó tồn tại trong hiện thực. Giá trị: Không chỉ là phương pháp luận tối ưu của mọi khoa học mà còn là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới. ▪ Phép biện chứng trước hết được hiểu là PP biện chứng (PP triết học) và sau đó được hiểu là LL biện chứng (lý luận triết học - bàn về tính liên hệ phổ biến và phát triển của vạn vật trong thế giới). 3. Biện chứng và siêu hình c. Các hình thức của phép biện chứng ▪ PBC tự phát Tồn tại trong triết học cổ đại (Hêraclít, Lão Tử, Phật…) cho rằng, vạn vật luôn có liên hệ lẫn nhau và luôn nằm trong quá trình sinh thành, biến hóa vô cùng, vô tận. Mang tính trực quan, tự phát (chưa có cơ sở lý luận chặt chẽ). ▪ PBC duy tâm Tồn tại trong triết học cổ điển Đức (I.Cantơ,… Ph.Hêghen) cho rằng, bản chất của vạn vật trong thế giới là cái tinh thần (ý niệm tuyệt đối) luôn tự vận động và phát triển; còn thế giới vật chất là sự tồn tại khác của cái tinh thần. Mang tính sâu sắc nhưng phiến diện, duy tâm, thần bí và tư biện. ▪ PBC duy vật Tồn tại trong triết học Mác - Lênin khắc phục tính trực quan tự phát của PBC tự phát và tính duy tâm, thần bí, tư biện của PBC duy tâm; kế thừa hạt nhân hợp lý của chúng; là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của vạn vật trong thế giới vật chất. Hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện. Moät soá nhaø K.Marx F.Engels V.I.Lenin bieän chöùng tieâu bieåu Kant Schelling Hegel Phật Laõo Töû Heraclitus II. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN 1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác b. Những giai đoạn, thời kỳ chủ yếu ra đời và phát triển của triết học Mác 2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin a. Đối tượng của triết học Mác - Lênin b. Chức năng của triết học Mác - Lênin 3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội a. Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện CM KH&CN hiện đại phát triển mạnh mẽ b. Cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng CNXH trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam 1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác ▪ Điều kiện kinh tế - xã hội Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển PTSX TBCN gây ra sự bất công và xung đột xã hội ngày càng lan rộng, đặc biệt là xung đột giữa vô sản và tư sản. Sự xuất hiện của GC vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập và thực tiễn đấu tranh cách mạng của GC vô sản. ▪ Nguồn gốc lý luận Triết học cổ điển Đức (“hạt nhân hợp lý” trong TH của Hêghen và TH của Phoiơbắc). Lịch sử tư tưởng nhân loại (KTCT học cổ điển Anh, CNXH không tưởng Pháp…). ▪ Tiền đề khoa học tự nhiên Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Thuyết tế bào; Thuyết tiến hóa Đácuyn. Cuộc nổi dậy của công nhân dệt Lyon, Karl Marx Friedrich Engels Vladimir Ilich Pháp (1831, 1834, 1848) Lenin Charles Darwin Lomonosov James Joule Matthias Schleiden Phong trào Hiến chương, Anh Biểu tình của công nhân dệt (1838 – 1857) Silesia, Đức (1844 Thuyết tiến hóa Định luật bảo toàn Thuyết tế bào Ph.Hegel L.Feuerbach S.Simon Ch.Fourier R.Owen A.Smith D.Ricardo Triết học cổ điển Đức Chủ nghĩa xã hội không tưởng K.tế ch.trị học cổ điển Anh 1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin ▪ Nhân tố chủ quan trong sự ra đời triết học Mác Thiên tài và hoạt động thực tiễn không mệt mỏi; Lập trường GC công nhân và tình cảm đặc biệt đối với nhân dân lao động; Tình bạn vĩ đại và cảm động… của C.Mác và Ph.Ăngghen: + Là những thiên tài kiệt xuất, Hai ông kết hợp trong mình những hiểu biết uyên bác của nhà bác học, chiều sâu tư duy của nhà triết học và tình cảm sâu sắc, thủy chung cùng ý chí kiên định của nhà cách mạng để giải quyết nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. + Từ trong hoạt động khoa học nghiêm túc, công phu và hoạt động thực tiễn cách mạng tích cực, không mệt mỏi, Hai ông đã thực hiện bước chuyển quan điểm triết học (CNDT→ CNDVBC) và lập trường chính trị (Dân chủ cách mạng & nhân đạo chủ nghĩa → GC công nhân & nhân đạo cộng sản). + Dựa trên quan điểm DVBC & lập trường GC công nhân, Hai ông đã xây dựng quan điểm duy vật lịch sử và phát hiện ra tiến trình vận động, phát triển của xã hội loài người và con đường giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại. Triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung đã ra đời. 1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin b. Những giai đoạn, thời kỳ chủ yếu ra đời và phát triển của triết học Mác ▪ Giai đoạn Mác – Ăngghen GĐ Mác - Ăngghen gắn với thời đại củng cố và phát triển của CNTB và những cuộc đấu tranh của GC vô sản chống lại GC tư sản trong lòng xã hội TBCN và thống trị của các ngành khoa học cổ điển. GĐ này gồm các thời kỳ sau: + TK hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ CNDT và dân chủ cách mạng sang CNDVBC và chủ nghĩa cộng sản (1841 - 1844) + TK đề xuất những nguyên lý triết học DVBC và DVLS (1844 - 1848) + TK bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết học (1848 - 1895) Thực chất và ý nghĩa cách mạng của sự ra đời Triết học Mác + Thống nhất CNDVBC và PBCDV (hình thức cao nhất của CNDV và của PBC). + Mở rộng CNDVBC sang lĩnh vực xã hội, xây dựng CNDVLS. + Mang bản chất khoa học - cách mạng; thể hiện lợi ích của GC vô sản; thống nhất lý luận và thực tiễn, tính đảng và tính khoa học, tính sáng tạo và tính nhân đạo cộng sản. + Xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể. 1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin ▪ Giai đoạn Lênin GĐ Lênin gắn với thời đại CNTB chuyển thành CNĐQ và quá độ lên CNXH; ra đời khoa học phi cổ điển…; bảo vệ và phát triển sáng tạo triết học Mác bao gồm 4 thời kỳ: + TK bảo vệ và phát triển TH Mác, thành lập đảng mácxít ở Nga và chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần I (1893 – 1907) + TK phát triển toàn diện TH Mác và lãnh đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị cho cách mạng XHCN (1907 - 1917). + TK tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, hoàn thiện TH Mác gắn với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng CNXH (1917 – 1924). + TK các Đảng Cộng sản và công nhân bổ sung và phát triển TH Mác - Lênin (1924 - đến nay) gồm 2 thời đoạn: - TĐ ra đời và khẳng định hệ thống XHCN và “Chiến tranh lạnh”. - TĐ khủng hoảng và sụp đổ hệ thống XHCN và sự phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ, toàn cầu hóa – khu vực hóa. 2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin a. Đối tượng ▪ TH M-L là hệ thống quan điểm DVBC về tự nhiên, xã hội và tư duy, là TGQ DVBC và PPL BCDV, mang tính khoa học, cách mạng của GC công nhân và nhân dân lao động trong nhận thức và cải tạo thế giới. ▪ TH M-L (giải quyết MQH giữa vật chất và ý thức trên lập trường DVBC) nghiên cứu những quy luật chung nhất chi phối sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Các KH cụ thể nghiên cứu những quy luật riêng trong các lĩnh vực cụ thể trong thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy). Còn TH M-L nghiên cứu những quy luật chung nhất tác động trong toàn thế giới. Các KH cụ thể cung cấp những thành tựu, vấn đề… mới của mình cho TH M-L làm tiền đề, cơ sở KH cho ra đời và phát triển của chính mình. Còn TH Mác - Lênin đem lại cơ sở TGQ DVBC và PPL BCDV để các KH cụ thể tiến hành hoạt động nghiên cứu và khám phá một cách hiệu quả. 2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin b. Chức năng của triết học Mác - Lênin ▪ Chức năng thế giới quan Mọi nội dung lý luận của TH M-L đều làm sáng rõ bản chất vật chất và bản tính biện chứng của vạn vật trong thế giới, từ đó xác định mục đích, lẽ sống… của con người trong thế giới; vì vậy, nó là cơ sở TGQ DVBC mang tính khoa học - cách mạng, là nền tảng nhân sinh quan cộng sản mang tính nhân đạo. + TH M-L giúp xây dựng các quan điểm khoa học, thái độ tích cực, sáng tạo trong nhận thức và cải tạo thế giới. + TH M-L là cơ sở lý luận, hạt nhân của hệ tư tưởng của GC công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng trong cuộc đấu tranh với các thế lực, tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học mà trước hết là đấu tranh với các loại TGQ duy tâm - tôn giáo, phản khoa học. 2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin ▪ Chức năng phương pháp luận Mọi nội dung lý luận của TH M-L đều cho phép rút ra các nguyên tắc, quan điểm (khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể…) để thực hiện chức năng PPL BCDV trong hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên, PPL BCDV không phải là “đơn thuốc vạn năng” để giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống. Để hoạt động có hiệu quả thì bên cạnh tri thức TH M-L, cần phải có tri thức KH cụ thể và kinh nghiệm thực tiễn. Tránh: + Xem thường vai trò PPL BCDV sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. + Tuyệt đối hóa vai trò PPL BCDV sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và thất bại. 3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội a. Cơ sở TGQ và PPL khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện CM KH - CN hiện đại phát triển mạnh mẽ ▪ CM KH-CN hiện đại (CM của LLSX) đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất vật chất. Quá trình toàn cầu hóa (tăng nhanh các mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực, quốc gia, dân tộc) và quá trình khu vực hóa (xu thế phát triển đầy mâu thuẫn: tích cực - tiêu cực, thời cơ - thách thức) đối với các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước kém phát triển, đưa đến sự ra đời của hàng loạt tổ chức quốc tế và khu vực. Các thế lực TBCN và CNĐQ đang lợi dụng toàn cầu hóa để âm mưu thực hiện bành trướng TBCN, do đó, đã gây ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa CNTB và CNĐQ với các nước/dân tộc đang phát triển và chậm phát triển. CNXH đang lâm vào khủng hoảng và thoái trào là tình thế bất lợi cho các lực lượng cách mạng tiến bộ, còn CNĐQ đang tạm thời thắng thế; nhưng phong trào XHCN và phong trào độc lập dân tộc đang phục hồi dần, đang tập họp, phát triển lực lượng, tìm kiếm các phương thức và phương pháp đấu tranh mới. 3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội ▪ Thời đại ngày nay vẫn là thời đại TBCN với những mâu thuẫn của nó nhưng đã mang những đặc điểm mới, hình thức mới do cuộc CM KH-CN hiện đại mang lại. MT giữa LLSX mang tính xã hội ngày càng cao với QHSX mang tính tư nhân TBCN (MT cơ bản). MT giữa lợi ích của GCTS với lợi ích của NDLĐ đang hướng đến mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội (MT chủ yếu). ▪ Triết học Mác - Lênin đóng vai trò cơ sở TGQ DVBC và PPL BCDV… … cho các hoạt động nghiên cứu - phát minh khoa học, cho sự tích hợp và truyền bá tri thức khoa học hiện đại, và khai thác những phát minh mới, những vấn đề mới của hệ thống tri thức khoa học hiện đại để tiếp tục phát triển của chính mình. … để phân tích xu hướng vận động, phát triển của xã hội hiện đại, soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc đang diễn ra trong điều kiện mới, dưới hình thức mới. 3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội b. Cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng CNXH trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam ▪ Trên thế giới, CNXH hiện thực dù đã bộc lộ tính ưu việt trong giai đoạn đầu, nhưng sau đó lộ dần những hạn chế (cơ chế quản lý KT-XH tập trung, bao cấp). Do giáo điều, xơ cứng trong vận dụng lý luận Mác - Lênin nên không nhận thức và khắc phục kịp thời những hạn chế nên CNXH đã rơi vào khủng hoảng, sụp đổ ở một số nước; một số tiến hành công cuộc đổi mới để tồn tại và phát triển... Cần dựa trên cơ sở TGQ và PPL khoa học, cách mạng của TH M-L để tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng và phương hướng khắc phục khủng hoảng để CNXH tiếp tục tồn tại và phát triển. ▪ Ở Việt Nam, TH M-L là cơ sở lý luận cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đã góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra (xây dựng và hoàn thiện mô hình CNXH, xác định con đường đi lên CNXH ở VN,...); đồng thời bổ sung một số vấn đề lý luận mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, do những hạn chế của lịch sử, chưa luận giải một cách đầy đủ hoặc chưa thể dự báo hết (mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mô hình nhà nước pháp quyền XHCN…). Một số câu hỏi trao đổi trong nhóm Câu 1: Có ba vĩ nhân: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin cùng sáng tạo và phát triển một học thuyết mới, một triết học mới có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân loại, nhưng tại sao người đời chỉ gọi học thuyết đó, triết học đó là "Chủ nghĩa, triết học Mác" hay là "Chủ nghĩa, triết học Mác - Lênin" mà không gọi là "Chủ nghĩa, triết học Mác - Ăngghen" hay là "Chủ nghĩa, triết học Mác - Ăngghen - Lênin". Điều này có công bằng với Ph.Ăngghen không? Tại sao? Tại sao chủ nghĩa Mác chỉ có ba bộ phận cấu thành mà không nhiều hay ít hơn? Câu 2: C.Mác (1818-1883) lớn hơn Ph.Ăngghen (1820-1895) chỉ có 2 tuổi nhưng tại sao lại phải mất trước Ph.Ăngghen đến tận 12 năm? (Không hỏi, tại sao Ph.Ăngghen nhỏ hơn C.Mác 2 tuổi nhưng lại sống thọ hơn C.Mác đến tận 12 năm). Nhờ vào điều gì mà C.Mác trở thành người sáng tạo ra chủ nghĩa Mác? Thời đại V.I.Lênin khác thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen ở điểm nào? Thời đại của chúng ta khác thời đại của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin ở điểm nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin? Một số câu hỏi trao đổi trong nhóm Câu 3: Chỉ ra những sự kiện, biến cố bất thường trong cuộc đời của C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm họ trở thành người phi thường (vĩ nhân)? Là bậc vĩ nhân, C.Mác đã mang lại những thành tựu (phát minh) nào cho nhân loại? Tác phẩm vĩ đại nhất của C.Mác tên gọi là gì? nó xuất hiện như thế nào? ảnh hưởng của nó đến giới học thuật lúc bấy giờ và bây giờ ra sao? Thái độ của các nhà lý luận phương Tây (tư sản) đối với những phát minh của C.Mác? Câu 4: Khi chỉ ra lợi nhuận tối đa là mục tiêu, là động lực chi phối quá trình hoạt động của các nhà kinh doanh, C.Mác viết: "Nhà tư bản ghét cay đắng tình trạng không lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, giống như giới tự nhiên ghê sợ chân không. Lợi nhuận thỏa đáng người ta sử dụng tư bản ở khắp nơi. Lợi nhuận 50% tư bản hăng máu lên. Lợi nhuận 100% tư bản táo bạo không biết sợ là gì. Lợi nhuận 300% thì chẳng một tội ác nào mà nhà tư bản không dám phạm tới, dù có bị treo cổ cũng không sợ". Theo bạn, có thể khẳng định: Nhà tư bản là người luôn nghĩ về lợi nhuận, luôn bàn về lợi nhuận, luôn tranh giành lợi nhuận… và khi mệt quá ngủ thiếp đi thì trong giấc ngủ cũng mơ về lợi nhuận hay không? Bằng cách hiểu tương tự, theo bạn, nhà triết học, nhà khoa học, nhà chính trị… là người như thế nào?