Giao Trình Triết Học Mác - Lênin (PDF, Đại Học Không Chuyên, 2021)
Document Details
Uploaded by Deleted User
2021
Tags
Related
- Giáo trình Triết học Mác-Lenin (Đại học không chuyên) PDF 2021
- Giáo trình Triết học Mác-Lenin (Đại học Không Chuyên) 2021 PDF
- Giáo trình Triết học Mác-Lênin (PDF)
- Giáo trình Triết học Mác - Lênin (PDF)
- Giáo trình Triết học Mác - Lênin (PDF)
- Trọng tâm ôn tập thi kết thúc môn Triết học Mác-Lênin PDF 2024-2025
Summary
This is a textbook on Marxist-Leninist philosophy for non-major undergraduate students in Vietnam. It covers the basic principles of Marxist-Leninist philosophy, including dialectical materialism and historical materialism, in a concise format for undergraduate students.
Full Transcript
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Giáo trình Triết học Mác – Lênin: Dùng cho bậc đại học không chuyên lý luậ...
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Giáo trình Triết học Mác – Lênin: Dùng cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị, - H: Chính trị Quốc gia, 2021 – 496tr;21cm ISBN 9786045765944 1.Triết học Mác – Lênin, 2. Giáo trình 335.4110711 - dc23 CTH0709p-CIP 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2021 3 BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN 1. Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo; 2. Đồng chí Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng Ban chỉ đạo; 3. Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng Ban chỉ đạo; 4. Đồng chí Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng Ban chỉ đạo; 5. Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thành viên; 6. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Thành viên; 7. Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thành viên; 8. Đồng chí Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thành viên; 9. Đồng chí Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thành viên; 10. Đồng chí Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thành viên; 11. Đồng chí Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thành viên; 12. Đồng chí Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên. (Theo Quyết định số 165-QĐ/BTGTW ngày 06/6/2016, số 1302-QĐ/BTGTW ngày 05/4/2018, số 1861-QĐ/BTGTW ngày 04/01/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng) 4 HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN 1. GS.TS. Phạm Văn Đức, Chủ tịch Hội đồng; 2. GS.TS. Trần Văn Phòng, Phó Chủ tịch Hội đồng; 3. PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, Thư ký khoa học; 4. Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Văn Tài, Ủy viên; 5. Thiếu tướng, GS.TS. Trương Giang Long, Ủy viên; 6. GS.TS. Trần Phúc Thăng, Ủy viên; 7. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Ủy viên; 8. GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu, Ủy viên; 9. GS.TS. Hồ Sĩ Quý, Ủy viên; 10. PGS.TSKH. Lương Đình Hải, Ủy viên; 11. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên; 12. PGS.TS. Trần Đăng Sinh, Ủy viên; 13. Mai Yến Nga, Thư ký hành chính. (Theo Quyết định số 200/QĐ-BGDĐT, ngày 19/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 5 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện các nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 94-KL/TW “về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Kết luận số 94-KL/TW khẳng định, đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên...) lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược; đồng thời yêu cầu đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân phải tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và với chế độ xã hội chủ nghĩa. Dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là Ban Chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình lý luận chính trị, trong những năm qua, việc tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn lý luận chính trị được thực hiện nghiêm túc, công phu, cẩn trọng với nguyên tắc cần phân định rõ nội dung của từng đối tượng học, từng cấp học, bậc học, tránh trùng lắp, đồng thời, bảo đảm tính liên thông. Phương châm của đổi mới việc học tập lý luận chính trị là cùng với đổi mới về nội dung phải đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng sinh động, mềm dẻo, và phù hợp với thực tiễn cũng như đối tượng học tập; tạo được sự hứng thú và có trách nhiệm cho người dạy và người học. Đối với sinh viên đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, phải xây dựng các bài giảng chung, tổng hợp các vấn đề cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, trọng tâm là về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng. Sinh viên hệ chuyên lý luận chính trị cần học tập các kiến thức sâu rộng, đầy đủ hơn, phù hợp với yêu cầu đào tạo. Trong quá trình biên soạn, tập thể các tác giả đã kế thừa nội dung các giáo trình do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn. Đồng thời, Ban Chỉ đạo, tập thể tác giả đã tiếp thu các ý kiến góp ý của nhiều tập thể cũng như cá nhân các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong cả nước. Cho đến nay, về cơ bản bộ giáo trình đã hoàn thành việc biên soạn theo những tiêu chí đề ra. Nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên các trường đại học theo chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ giáo trình lý luận chính trị dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị, gồm 5 môn: - Giáo trình Triết học Mác - Lênin. - Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin. - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. - Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình tổ chức biên soạn, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện bản thảo và xuất bản, song do nhiều lý do chủ quan và khách quan, bộ giáo trình chắc chắn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, cần được tiếp tục bổ sung, chỉnh 6 sửa và cập nhật. Rất mong nhận được các ý kiến góp ý của bạn đọc để bộ giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Thư góp ý xin gửi về: Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội; hoặc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Email: [email protected]. Trân trọng giới thiệu bộ giáo trình với đông đảo bạn đọc. Tháng 6 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 7 Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN A. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về triết học nói chung, những điều kiện ra đời của triết học Mác - Lênin. Đồng thời, giúp sinh viên nhận thức được thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện và các giai đoạn hình thành, phát triển triết học Mác - Lênin; vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong thời đại ngày nay. 2. Về kỹ năng: Giúp sinh viên biết vận dụng tri thức đã học làm cơ sở cho việc nhận thức những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin; biết đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái phủ nhận sự hình thành, phát triển triết học Mác - Lênin. 3. Về tư tưởng: Giúp sinh viên củng cố niềm tin vào bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng. B. NỘI DUNG I- TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Khái lược về triết học a) Nguồn gốc của triết học Là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời cổ đại. Ý thức triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học. Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con người. Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. * Nguồn gốc nhận thức Nhận thức thế giới là một nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người. Về mặt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là loại hình triết lý đầu tiên mà con người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh. Người nguyên thủy kết nối những hiểu biết rời rạc, mơ hồ, phi lôgích... của mình trong các quan niệm đầy xúc cảm và hoang tưởng thành những huyền thoại để giải thích mọi hiện tượng. Đỉnh cao của tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn 8 giáo sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. Thời kỳ triết học ra đời cũng là thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi của các loại hình tư duy huyền thoại và tôn giáo nguyên thủy. Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại thay thế được cho tư duy huyền thoại và tôn giáo. Trong quá trình sống và cải biến thế giới, từng bước con người có kinh nghiệm và có tri thức về thế giới. Ban đầu là những tri thức cụ thể, riêng lẻ, cảm tính. Cùng với sự tiến bộ của sản xuất và đời sống, nhận thức của con người dần dần đạt đến trình độ cao hơn trong việc giải thích thế giới một cách hệ thống, lôgích và nhân quả... Mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết là đối tượng, đồng thời là động lực đòi hỏi nhận thức ngày càng quan tâm sâu sắc hơn đến cái chung, những quy luật chung. Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình nhận thức sẽ đến lúc làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới đó hình thành - đó là lúc triết học xuất hiện với tư cách là một loại hình tư duy lý luận đối lập với các giáo lý tôn giáo và triết lý huyền thoại. Vào thời cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ở trong tình trạng tản mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hình thành, thì triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ buổi đầu lịch sử triết học và tới tận thời kỳ trung cổ, triết học vẫn là tri thức bao trùm, là “khoa học của các khoa học”. Trong hàng nghìn năm đó, triết học được coi là có sứ mệnh mang trong mình mọi trí tuệ của nhân loại. Sự dung hợp đó của triết học, một mặt phản ánh tình trạng chưa chín muồi của các khoa học chuyên ngành; mặt khác nói lên nguồn gốc nhận thức của chính triết học. Triết học không thể hình thành từ mảnh đất trống, mà phải dựa vào các tri thức khác để khái quát và định hướng ứng dụng. Các loại hình tri thức cụ thể ở thế kỷ VII trước Công nguyên thực tế đã khá phong phú, đa dạng. Nhiều thành tựu mà về sau người ta xếp vào tri thức cơ học, toán học, y học, nghệ thuật, kiến trúc, quân sự và cả chính trị... ở châu Âu thời bấy giờ đã đạt tới mức mà đến nay vẫn còn khiến con người ngạc nhiên. Giải phẫu học cổ đại đã phát hiện ra những tỷ lệ đặc biệt cân đối của cơ thể người và những tỷ lệ này đã trở thành những “chuẩn mực vàng” trong hội họa và kiến trúc cổ đại, góp phần tạo nên một số kỳ quan của thế giới1. Dựa trên những tri thức như vậy, triết học ra đời và khái quát các tri thức riêng lẻ thành luận thuyết, trong đó có những khái niệm, phạm trù và quy luật... của mình. Như vậy, nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của năng lực khái quát trong nhận thức của con người. Đến một giai đoạn nhất định tri thức cụ thể, riêng lẻ về thế giới phải được tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, luận thuyết... đủ sức phổ quát để giải thích thế giới. Triết học ra đời đáp ứng nhu cầu đó của nhận thức. Do nhu cầu của sự tồn tại, con người không thỏa mãn với các tri thức riêng lẻ, cục bộ về thế giới, càng không thỏa mãn với cách giải thích của các tín điều và giáo lý tôn giáo. Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự khôn ngoan, từ tình yêu sự thông thái dần hình thành các hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới. ______________ 1. Xem Tuplin C.J. & Rihll T.E.: Science and Mathematics in Ancient Greek Culture (Khoa học và Toán học trong văn hóa Hy Lạp cổ đại), Oxford University Press, 2002. 9 Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài người đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định và trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đã đạt đến trình độ có khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. * Nguồn gốc xã hội Triết học không ra đời trong xã hội mông muội dã man, như C. Mác nói: “Triết học không treo lơ lửng ở ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người” 1. Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp, tức là khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành, phương thức sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã xác định và ở trình độ khá phát triển. Xã hội có giai cấp và nạn áp bức giai cấp hà khắc đã được luật hóa. Nhà nước, công cụ trấn áp và điều hòa lợi ích giai cấp đủ trưởng thành, “từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân của xã hội” 2. Gắn liền với các hiện tượng xã hội trên là lao động trí óc đã tách khỏi lao động chân tay. Trí thức xuất hiện với tư cách là một tầng lớp xã hội, có vị thế xã hội xác định. Vào khoảng thế kỷ VII - V trước Công nguyên, tầng lớp quý tộc, tăng lữ, điền chủ, nhà buôn, binh lính... đã chú ý đến việc học hành. Hoạt động giáo dục đã trở thành một nghề trong xã hội. Tri thức toán học, địa lý, thiên văn, cơ học, pháp luật, y học... đã được giảng dạy3. Nghĩa là tầng lớp trí thức đã được xã hội ít nhiều trọng vọng. Tầng lớp này có điều kiện và nhu cầu nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm thành học thuyết, lý luận. Những người xuất sắc trong tầng lớp này đã hệ thống hóa thành công tri thức thời đại dưới dạng các quan điểm, các học thuyết lý luận... có tính hệ thống, giải thích được sự vận động, quy luật hay các quan hệ nhân quả của một đối tượng nhất định, được xã hội công nhận là các nhà thông thái, các triết gia (Wise man, Sage, Scholars, Philosopher), tức là các nhà tư tưởng. Về mối quan hệ giữa các triết gia với cội nguồn của mình, C. Mác nhận xét: “Nhưng các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học”4. Triết học xuất hiện trong lịch sử loài người với những điều kiện như vậy và chỉ trong những điều kiện như vậy - là nội dung của vấn đề nguồn gốc xã hội của triết học. “Triết học” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên trong trường phái Socrates (Xôcrát). Còn thuật ngữ “Triết gia” (philosophos) đầu tiên xuất hiện ở Heraclitus (Hêraclit), dùng để chỉ người nghiên cứu về bản chất của sự vật5. Như vậy, triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành, của cải tương đối dư thừa, tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân hóa rõ và mạnh, nhà nước ra đời. Trong một xã hội như vậy, tầng lớp trí thức xuất hiện, giáo dục và nhà trường hình thành ______________ 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.156. 2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.22, tr.288. 3. Xem Michael Lahanas: Education in Ancient Greece (Giáo dục thời Hy Lạp cổ đại), http://www.hellenicaworld.com/Greece/ Ancient/en/AncientGreeceEducation.html. 4. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.156. 5. Xem Философия: Философский энциклопедический словарь (Triết học: Từ điển Bách khoa triết học), http://philosophy.niv.ru/doc/ dictionary/philosophy/articles/62/filosofiya.htM, 2010. 10 và phát triển, các nhà thông thái đã đủ năng lực tư duy để trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ tri thức thời đại và các hiện tượng của tồn tại xã hội để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận, các triết thuyết. Với sự tồn tại mang tính pháp lý của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, của trật tự giai cấp và của bộ máy nhà nước, triết học đã mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của sự ra đời của triết học chỉ là sự phân chia có tính chất tương đối để hiểu triết học đã ra đời trong điều kiện nào và với những tiền đề như thế nào. Trong thực tế của xã hội loài người khoảng hơn 2.500 năm trước, triết học ở Athens hay Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại đều bắt đầu từ sự rao giảng của các triết gia, không nhiều người trong số họ được xã hội thừa nhận ngay. Sự tranh cãi và phê phán thường khá quyết liệt ở cả phương Đông và phương Tây, không ít quan điểm, học thuyết phải mãi đến nhiều thế hệ sau mới được khẳng định, cũng có những nhà triết học phải hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ học thuyết, quan điểm mà họ cho là chân lý. Thực ra những bằng chứng thể hiện sự hình thành triết học hiện không còn nhiều, đa số tài liệu triết học thành văn thời cổ đại Hy Lạp đã mất, hoặc không còn nguyên vẹn. Thời tiền cổ đại (Pre - Classical period) chỉ còn lại một ít các câu trích, chú giải và bản ghi tóm lược do các tác giả đời sau viết lại. Tất cả tác phẩm của Plato (Platôn), khoảng một phần ba tác phẩm của Aristotle (Arixtốt) và một số ít tác phẩm của Theophrastus, người kế thừa Aristotle, đã bị thất lạc. Một số tác phẩm chữ Latinh và Hy Lạp của trường phái Epicurus (Êpiquya) (341 - 270 trước Công nguyên), chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) và Hoài nghi luận của thời hậu văn hóa Hy Lạp cũng vậy1. b) Khái niệm triết học Ở Trung Quốc, chữ triết (哲) đã có từ rất sớm, và ngày nay, chữ triết học (哲學) được coi là tương đương với thuật ngữ philosophia của Hy Lạp, với ý nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ trụ và tư tưởng. Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên - địa - nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người. Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar’sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử dụng phổ biến hiện nay, cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, chính là φιλοσοφία (tiếng Hy Lạp; được sử dụng nghĩa gốc sang các ngôn ngữ khác: philosophy, philosophie, философия). Triết học, philosophia, xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái. Người Hy Lạp cổ đại quan niệm, philosophia vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động ______________ 1. Xem David Wolfsdorf: Introduction to Ancient Western Philosophy (Khái luận về triết học phương Tây cổ đại), https://pdfs. semanticscholar.org/ad17/a4ae607f0ea4c46a5e49a3808d7ac26450c5.pdf. 11 tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao. Triết học nhìn nhận và đánh giá đối tượng thông qua thực tế và thông qua hiện tượng quan sát được về con người và vũ trụ. Ngay cả khi triết học còn bao gồm mọi thành tựu của nhận thức, loại hình tri thức đặc biệt này đã tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Là loại hình tri thức đặc biệt của con người, triết học nào cũng có tham vọng xây dựng nên bức tranh tổng quát nhất về thế giới và về con người. Nhưng khác với các loại hình tri thức xây dựng thế giới quan dựa trên niềm tin và quan niệm tưởng tượng về thế giới, triết học sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn lôgích và những kinh nghiệm mà con người đã khám phá thực tại để diễn tả thế giới và khái quát thế giới quan bằng lý luận. Tính đặc thù của nhận thức triết học thể hiện ở đó1. Bách khoa thư Britannica định nghĩa: “Triết học là sự xem xét lý tính, trừu tượng và có phương pháp về thực tại với tính cách là một chỉnh thể hoặc những khía cạnh nền tảng của kinh nghiệm và sự tồn tại người. Sự truy vấn triết học (Philosophical Inquiry) là thành phần trung tâm của lịch sử trí tuệ của nhiều nền văn minh”2. Bách khoa thư triết học mới của Viện Triết học Nga xuất bản năm 2001 đưa ra định nghĩa: Triết học là hình thức đặc biệt của nhận thức và ý thức xã hội về thế giới, được thể hiện thành hệ thống tri thức về những nguyên tắc cơ bản và nền tảng của tồn tại người, về những đặc trưng bản chất nhất của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với đời sống tinh thần3. Có nhiều định nghĩa về triết học, nhưng các định nghĩa thường bao hàm những nội dung chủ yếu sau: - Triết học là một hình thái ý thức xã hội. - Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người) trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó. - Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy. - Với tư cách là loại hình nhận thức đặc thù, độc lập với khoa học và khác biệt với tôn giáo, tri thức triết học mang tính hệ thống, lôgích và trừu tượng về thế giới, bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng bản chất và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại. - Triết học là hạt nhân của thế giới quan. Triết học là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, được thể hiện thành hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con người và về tư duy của con người trong thế giới ấy. Với sự ra đời của triết học Mác - Lênin, triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung ______________ 1. Xem ИФ, РAH: Новая философская энциклопедия (Bách khoa thư triết học mới), Nxb. Từ điển Bách khoa, Mátxcơva, 2001, c.195. 2. Philosophy in “Encyclopedia Britannica” (Triết học trong “Bách khoa thư Britanica”), https://www.britannica.com/topic/ philosophy. “Philosophy - the rational, abstract, and methodical consideration of reality as a whole or of fundamental dimensions of human existence and experience”. 3. Xem ИФ, РAH: Новая философская энциклопедия (Bách khoa thư triết học mới), Там же, c.195. 12 nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học khác với các khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu. Tri thức khoa học triết học mang tính khái quát cao dựa trên sự trừu tượng hóa sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người. Phương pháp nghiên cứu của triết học là xem xét thế giới như một chỉnh thể trong mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi triết học dựa trên cơ sở tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Không phải mọi triết học đều là khoa học. Song, các học thuyết triết học đều có đóng góp ít nhiều, nhất định cho sự hình thành tri thức khoa học triết học trong lịch sử; là những “vòng khâu”, những “mắt khâu” trên “đường xoáy ốc” vô tận của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Trình độ khoa học của một học thuyết triết học phụ thuộc vào sự phát triển của đối tượng nghiên cứu, hệ thống tri thức và hệ thống phương pháp nghiên cứu. c) Đối tượng của triết học trong lịch sử Cùng với quá trình phát triển của xã hội, nhận thức và bản thân triết học, trên thực tế, nội dung đối tượng của triết học cũng thay đổi trong các trường phái triết học khác nhau. Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy. Ngay từ khi ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức của tất cả các lĩnh vực mà mãi về sau, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, mới dần thuộc về các ngành khoa học riêng. “Nền triết học tự nhiên” là khái niệm chỉ triết học ở phương Tây thời kỳ bao gồm tất cả những tri thức mà con người có được, trước hết là các tri thức thuộc khoa học tự nhiên sau này như toán học, vật lý học, thiên văn học... Theo S. Hawking, I. Kant (Cantơ) là người đứng ở đỉnh cao nhất trong số các nhà triết học vĩ đại của nhân loại - những người coi “toàn bộ kiến thức của loài người trong đó có khoa học tự nhiên là thuộc lĩnh vực của họ”1. Đây là nguyên nhân làm nảy sinh quan niệm vừa tích cực vừa tiêu cực rằng, triết học là khoa học của mọi khoa học. Ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nền triết học tự nhiên đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ, mà “các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này” 2 - như đánh giá của Ph. Ăngghen. Ảnh hưởng của triết học Hy Lạp cổ đại còn in đậm dấu ấn đến sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu mãi về sau. Ở Tây Âu thời trung cổ, khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nữ tì của thần học3. Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền ______________ 1. Xem S.W. Hawking: Lược sử thời gian, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000, tr.214-215. 2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.491. 3. Xem Gracia, Jorge J.E.; Noone, Timothy B.: A Companion to Philosophy in the Middle Ages, Oxford: Blackwell, 13 triết học kinh viện. Triết học trong đêm trường trung cổ chịu sự quy định và chi phối của hệ tư tưởng Kitô giáo. Đối tượng của triết học Kinh viện chỉ tập trung vào các chủ đề như niềm tin tôn giáo, thiên đường, địa ngục, mặc khải hoặc chú giải các tín điều phi thế tục... - những nội dung nặng về tư biện. Phải đến sau “cuộc cách mạng” Copernicus (Côpécních), các khoa học Tây Âu thế kỷ XV, XVI mới dần phục hưng, tạo cơ sở tri thức cho sự phát triển mới của triết học. Cùng với sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành, trước hết là các khoa học thực nghiệm đã ra đời. Những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của khoa học thực nghiệm thế kỷ XV - XVI đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giữa khoa học, triết học duy vật với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Vấn đề đối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra. Những đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII đã xuất hiện ở Anh, Pháp, Hà Lan với những đại biểu tiêu biểu như F. Bacon (Bâycơn), T. Hobbes (Hốpxơ) (Anh), D. Diderot (Điđơrô), C. Helvetius (Henvêtiút) (Pháp), B. Spinoza (Xpinôda) (Hà Lan)... V.I. Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vật Pháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước C. Mác. V.I. Lênin viết: “Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v.”1. Bên cạnh chủ nghĩa duy vật Anh và Pháp thế kỷ XVII - XVIII, tư duy triết học cũng phát triển mạnh trong các học thuyết triết học duy tâm, đỉnh cao là Kant và G.W.F. Hegel (Hêghen), đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức. Triết học tạo điều kiện cho sự ra đời của các khoa học, nhưng sự phát triển của các khoa học chuyên ngành cũng từng bước xóa bỏ vai trò của triết học tự nhiên cũ, làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò là “khoa học của các khoa học”. Triết học Hegel là học thuyết triết học cuối cùng thể hiện tham vọng đó. Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống nhận thức phổ biến, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học, là lôgích học ứng dụng. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm triết học là “khoa học của các khoa học”, triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Các nhà triết học mácxít về sau đã đánh giá, với C. Mác, lần đầu tiên trong lịch sử, đối tượng của triết học được xác lập một cách hợp lý. Vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của triết học đã gây ra những cuộc tranh luận kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại ở phương Tây ______________ 2003, p.35. 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.23, tr.50. 14 muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản... Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người, của tư duy con người nói riêng với thế giới. d) Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan * Thế giới quan Nhu cầu tự nhiên của con người về mặt nhận thức là muốn hiểu biết đến tận cùng, sâu sắc và toàn diện về mọi hiện tượng, sự vật, quá trình. Nhưng tri thức mà con người và cả loài người ở thời nào cũng có hạn, là phần quá nhỏ bé so với thế giới cần nhận thức. Đó là tình huống có vấn đề của mọi tranh luận triết học và tôn giáo. Bằng trí tuệ duy lý, kinh nghiệm và sự mẫn cảm của mình, con người buộc phải xác định những quan điểm về toàn bộ thế giới làm cơ sở để định hướng cho nhận thức và hành động của mình. Đó chính là thế giới quan. Tương tự như các tiên đề, với thế giới quan, sự chứng minh nào cũng không đủ căn cứ, trong khi niềm tin lại mách bảo độ tin cậy. “Thế giới quan” là khái niệm có gốc từ tiếng Đức “Weltanschauung”, lần đầu tiên được Kant sử dụng trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (Kritik der Urteilskraft, 1790), dùng để chỉ thế giới quan sát được với nghĩa là thế giới trong sự cảm nhận của con người. Sau đó, F. Schelling (Sêlinh) đã bổ sung thêm cho khái niệm này một nội dung quan trọng là khái niệm thế giới quan luôn có sẵn trong mình một sơ đồ xác định về thế giới, một sơ đồ mà không cần tới một sự giải thích lý thuyết nào cả. Chính theo nghĩa này mà Hêghen đã nói đến “thế giới quan đạo đức”, J. Goethe (Gớt) nói đến “thế giới quan thơ ca”, còn L. Ranke (Ranhcơ) nói đến “thế giới quan tôn giáo”1. Kể từ đó, khái niệm thế giới quan như cách hiểu ngày nay đã phổ biến trong tất cả các trường phái triết học. Khái niệm thế giới quan, hiểu một cách ngắn gọn, là hệ thống quan điểm của con người về thế giới. Có thể định nghĩa: Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Các khái niệm “Bức tranh chung về thế giới”, “Cảm nhận về thế giới”, “Nhận thức chung về cuộc đời”... khá gần gũi với khái niệm thế giới quan. Thế giới quan thường được coi là bao hàm trong nó nhân sinh quan - vì nhân sinh quan là quan niệm của con người về đời sống với các nguyên tắc, thái độ và định hướng giá trị của hoạt động con người. Những thành phần chủ yếu của thế giới quan là tri thức, niềm tin và lý tưởng; trong đó tri thức là cơ sở trực tiếp hình thành thế giới quan, nhưng tri thức chỉ gia nhập thế ______________ 1. Xem Некрасова Н.А., Некрасов С.И.: Мировоззрение как объект философской рефлексии (Thế giới quan với tính cách là sự phản tư triết học), “Современные наукоемкие технологии” № 6, 2005, стр. 20-23. http://www.rae.ru/snt/?section=content&op=show_article&article_id=4116, Шелер М. Философское мировоззрение, Избранные произведения, М., 1994. 15 giới quan khi đã được kiểm nghiệm ít nhiều trong thực tiễn và trở thành niềm tin. Lý tưởng là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan. Với tính cách là hệ quan điểm chỉ dẫn tư duy và hành động, thế giới quan là phương thức để con người chiếm lĩnh hiện thực, thiếu thế giới quan, con người không có phương hướng hành động. Trong lịch sử phát triển của tư duy, thế giới quan thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau, nên cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan khoa học và thế giới quan triết học. Ngoài ba hình thức chủ yếu này, còn có thể có thế giới quan huyền thoại (một trong những hình thức thể hiện tiêu biểu là Thần thoại Hy Lạp); theo những căn cứ phân chia khác, thế giới quan còn được phân loại theo các thời đại, các dân tộc, các tộc người, hoặc thế giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông thường...1. Thế giới quan chung nhất, phổ biến nhất, được sử dụng (một cách ý thức hoặc không ý thức) trong mọi ngành khoa học và trong toàn bộ đời sống xã hội là thế giới quan triết học. * Hạt nhân lý luận của thế giới quan Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, bởi: Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan. Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại... triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi. Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông thường..., triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác. Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế. Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan đã từng có trong lịch sử vì thế giới quan này đòi hỏi thế giới phải được xem xét dựa trên những nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Từ đây, thế giới và con người được nhận thức theo quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Thế giới quan duy vật biện chứng bao gồm tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng. Khi thực hiện chức năng của mình, những quan điểm thế giới quan luôn có xu hướng được lý tưởng hóa thành những khuôn mẫu văn hóa điều chỉnh hành vi. Ý nghĩa to lớn của thế giới quan thể hiện trước hết là ở điểm này. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người, bởi lẽ: Thứ nhất, những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan. Thứ hai, thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực trong khám phá và chinh phục thế giới. Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. Thế giới quan tôn giáo cũng là thế giới quan chung nhất, có ý nghĩa phổ biến đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhưng do bản chất là đặt niềm tin vào các tín điều, coi tín ngưỡng cao hơn lý trí, phủ nhận tính khách quan của tri thức khoa học nên ______________ 1. Xem Мировоззрение, Философский энциклопедический словарь (Thế giới quan, Từ điển bách khoa triết học) (2010), http://philosophy. niv.ru/doc/dictionary/philosophy/fc/slovar - 204 - 2.htm#zag - 1683, 2010. 16 không được ứng dụng trong khoa học và thường dẫn đến sai lầm, tiêu cực trong hoạt động thực tiễn. Thế giới quan tôn giáo phù hợp hơn với những trường hợp con người không thể giải thích. Trên thực tế, có không ít nhà khoa học sùng đạo mà vẫn có phát minh, nhưng với những trường hợp này, mọi giải thích bằng nguyên nhân tôn giáo đều không thuyết phục; cần phải lý giải kỹ lưỡng hơn và sâu sắc hơn bằng những nguyên nhân vượt ra ngoài giới hạn của những tín điều. Không ít người, trong đó có các nhà khoa học chuyên ngành, thường định kiến với triết học, không thừa nhận triết học có ảnh hưởng hay chi phối thế giới quan của mình. Tuy nhiên, với tư cách là một loại tri thức vĩ mô, giải quyết các vấn đề chung nhất của đời sống, ẩn giấu sâu trong mỗi suy nghĩ và hành vi của con người, tư duy triết học là một thành tố hữu cơ trong tri thức khoa học cũng như trong tri thức thông thường, là chỗ dựa tiềm thức của kinh nghiệm cá nhân, dù các cá nhân cụ thể có hiểu biết ở trình độ nào và thừa nhận đến đâu vai trò của triết học. Con người không có cách nào tránh được việc phải giải quyết các quan hệ ngẫu nhiên - tất yếu hay nhân quả trong hoạt động của họ, cả trong hoạt động khoa học chuyên sâu cũng như trong đời sống thường ngày. Nghĩa là, dù hiểu biết sâu hay nông cạn về triết học, dù yêu thích hay ghét bỏ triết học, con người vẫn bị chi phối bởi triết học, triết học vẫn có mặt trong thế giới quan của mỗi người. Vấn đề chỉ là thứ triết học nào sẽ chi phối con người trong hoạt động của họ, đặc biệt trong những phát minh, sáng tạo hay trong xử lý những tình huống gay cấn của đời sống. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên Ph. Ăngghen đã viết: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất... Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó” 1. Như vậy, trên thực tế với tư cách là hạt nhân lý luận, triết học chi phối mọi thế giới quan, dù người ta có chú ý và thừa nhận điều đó hay không. 2. Vấn đề cơ bản của triết học a) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề còn lại - vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học. Ph. Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”2. Bằng kinh nghiệm hay lý trí, con người đều phải thừa nhận rằng, tất cả các hiện tượng trong thế giới này chỉ có thể, hoặc là hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người, hoặc là hiện tượng thuộc tinh thần, ý thức của chính con người. Những ______________ 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.692-693. 2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.403. 17 đối tượng nhận thức lạ lùng, huyền bí, hay phức tạp như linh hồn, đấng siêu nhiên, linh cảm, vô thức, vật thể, tia vũ trụ, ánh sáng, hạt Quark, hạt Strangelet, hay trường (Sphere)..., tất cả cho đến nay vẫn không phải là hiện tượng gì khác nằm ngoài vật chất và ý thức. Để giải quyết được các vấn đề chuyên sâu của từng học thuyết về thế giới, câu hỏi đặt ra đối với triết học trước hết vẫn là: Thế giới tồn tại bên ngoài tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong ý thức con người? Con người có khả năng hiểu biết đến đâu về sự tồn tại thực của thế giới? Bất kỳ trường phái triết học nào cũng không thể lảng tránh giải quyết vấn đề này - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. Khi giải quyết vấn đề cơ bản, mỗi triết học không chỉ xác định nền tảng và điểm xuất phát của mình để giải quyết các vấn đề khác mà thông qua đó, lập trường, thế giới quan của các học thuyết và của các triết gia cũng được xác định. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn. Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi tìm ra nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định. Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Nói cách khác, khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không. Cách trả lời hai câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học và của trường phái triết học, xác định việc hình thành các trường phái lớn của triết học. b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được gọi là các nhà duy vật. Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới này bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất. Ngược lại, những người cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có trước giới tự nhiên, được gọi là các nhà duy tâm. Các học thuyết của họ hợp thành các phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm, chủ trương giải thích toàn bộ thế giới này bằng các nguyên nhân tư tưởng, tinh thần - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân tinh thần. - Chủ nghĩa duy vật: Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. + Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật chất và đưa ra những kết luận mà về sau người ta thấy mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác. Tuy hạn chế do trình độ nhận thức thời đại về vật chất và cấu trúc vật chất, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời 18 cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới, không viện đến thần linh, thượng đế hay các lực lượng siêu nhiên. + Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và điển hình là ở thế kỷ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển đạt được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực trong toàn cục nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi thế giới quan duy tâm và tôn giáo, đặc biệt là ở thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I. Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, ngay từ khi mới ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy. - Chủ nghĩa duy tâm: Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác. + Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v.. Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. Bằng cách đó, chủ nghĩa duy tâm đã thừa nhận sự sáng tạo của một lực lượng siêu nhiên nào đó đối với toàn bộ thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình, tuy có sự khác nhau đáng kể giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo đối với vận động. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và năng lực mạnh mẽ của tư duy. Về phương diện nhận thức luận, sai lầm cố ý của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người. Bên cạnh nguồn gốc nhận thức, chủ nghĩa duy tâm ra đời còn có nguồn gốc xã hội. Sự 19 tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội trước đây đã tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của nhân tố tinh thần. Trong lịch sử, giai cấp thống trị và nhiều lực lượng xã hội đã từng ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị - xã hội của mình. Học thuyết triết học nào chỉ thừa nhận một trong hai thực thể (vật chất hoặc tinh thần) là bản nguyên (nguồn gốc) của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới được gọi là nhất nguyên luận (nhất nguyên luận duy vật hoặc nhất nguyên luận duy tâm). Trường phái nhị nguyên luận: Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học giải thích thế giới bằng cả hai bản nguyên vật chất và tinh thần, xem vật chất và tinh thần là hai bản nguyên có thể cùng quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới. Học thuyết triết học như vậy được gọi là nhị nguyên luận, điển hình là Descartes (Đêcáctơ). Những người theo thuyết nhị nguyên luận thường là những người trong trường hợp giải quyết một vấn đề nào đó, ở vào một thời điểm nhất định là người duy vật, nhưng vào một thời điểm khác, và khi giải quyết một vấn đề khác lại là người duy tâm. Song, xét đến cùng nhị nguyên luận thuộc về chủ nghĩa duy tâm. Những quan điểm, học phái triết học thực tế rất phong phú và đa dạng, nhưng dù đa dạng đến mấy chúng cũng chỉ thuộc về hai lập trường cơ bản. Triết học, do vậy, được chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Vì thế, lịch sử triết học cũng chủ yếu là lịch sử đấu tranh của hai trường phái duy vật và duy tâm. c) Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri) Đây là kết quả của cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Với câu hỏi “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”, tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả các nhà duy vật và các nhà duy tâm) trả lời một cách khẳng định: Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người. Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là Thuyết khả tri (Gnosticism, Thuyết có thể biết). Thuyết khả tri khẳng định về nguyên tắc con người có thể hiểu được bản chất của sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật về nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật. Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là Thuyết bất khả tri (Agnosticism, Thuyết không thể biết). Theo thuyết này, về nguyên tắc, con người không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm... của đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng. Đó không phải là cái tuyệt đối tin cậy. Bất khả tri không tuyệt đối phủ nhận những thực tại siêu nhiên hay thực tại được cảm giác của con người, nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thực tại như nó vốn có, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài kinh nghiệm của con người về thế giới. Thuyết bất khả tri cũng không đặt vấn đề về niềm tin, mà chỉ phủ nhận 20 khả năng vô hạn của nhận thức. Thuật ngữ “Thuyết bất khả tri” được đưa ra năm 1869 bởi T.H. Huxley (Hắcxli) (1825 - 1895), nhà triết học tự nhiên người Anh, người đã khái quát thực chất của lập trường này từ các tư tưởng triết học của D. Hume (Hium) và Kant. Đại biểu điển hình cho những nhà triết học bất khả tri cũng chính là Hume và Kant. Ít nhiều liên quan đến Thuyết bất khả tri là sự ra đời của trào lưu hoài nghi luận từ triết học Hy Lạp cổ đại. Những người theo hoài nghi luận nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan. Tuy cực đoan về mặt nhận thức, nhưng hoài nghi luận thời phục hưng đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng và quyền uy của Giáo hội thời trung cổ. Hoài nghi luận thừa nhận sự hoài nghi đối với cả Kinh thánh và các tín điều tôn giáo. Quan niệm bất khả tri đã có trong triết học ngay từ thời Epicurus khi ông đưa ra những luận thuyết chống lại quan niệm đương thời về chân lý tuyệt đối. Nhưng phải đến Kant, bất khả tri mới trở thành học thuyết triết học có ảnh hưởng sâu rộng đến triết học, khoa học và thần học châu Âu. Trước Kant, Hume quan niệm tri thức con người chỉ dừng ở trình độ kinh nghiệm, chân lý phải phù hợp với kinh nghiệm. Hume phủ nhận những sự trừu tượng hóa vượt quá kinh nghiệm, dù là những khái quát có giá trị. Nguyên tắc kinh nghiệm của Hume có ý nghĩa đáng kể cho sự xuất hiện của các khoa học thực nghiệm, tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa kinh nghiệm đến mức phủ nhận các thực tại siêu nhiên đã khiến Hume trở thành nhà bất khả tri luận. Mặc dù quan điểm bất khả tri của Kant không phủ nhận các thực tại siêu nhiên như Hume, nhưng với thuyết về vật tự nó (Ding an sich, còn được dịch là vật tự thân), Kant đã tuyệt đối hóa sự bí ẩn của đối tượng được nhận thức. Kant cho rằng con người không thể có được những tri thức đúng đắn, chân thực, bản chất về những thực tại nằm ngoài kinh nghiệm có thể cảm giác được. Việc khẳng định về sự bất lực của trí tuệ trước thế giới thực tại đã làm nên quan điểm bất khả tri vô cùng độc đáo của Kant. Trong lịch sử triết học, Thuyết bất khả tri và quan niệm vật tự nó của Kant đã bị Feuerbach (Phoiơbắc) và Hegel phê phán gay gắt. Trên quan điểm duy vật biện chứng, Ph. Ăngghen tiếp tục phê phán Kant, khi khẳng định khả năng nhận thức vô tận của con người. Theo Ph. Ăngghen, con người có thể nhận thức được và nhận thức được một cách đúng đắn bản chất của mọi sự vật và hiện tượng. Không có một ranh giới nào của vật tự nó mà nhận thức của con người không thể vượt qua được. Ph. Ăngghen khẳng định: “Nếu chúng có thể chứng minh được tính chính xác của quan điểm của chúng ta về một hiện tượng tự nhiên nào đó, bằng cách tự chúng ta làm ra hiện tượng ấy, bằng cách tạo ra nó từ những điều kiện của nó, và hơn nữa, còn bắt nó phải phục vụ mục đích của chúng ta, thì sẽ không còn có cái “vật tự nó” không thể nắm được của Cantơ nữa”1. Những người theo khả tri luận tin rằng, nhận thức là một quá trình không ngừng đi sâu khám phá bản chất sự vật. Với quá trình đó, vật tự nó sẽ buộc phải biến thành “Vật cho ta”. ______________ 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.406. 21 3. Biện chứng và siêu hình a) Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Nghĩa xuất phát của từ “biện chứng” là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận (Socrates dùng). Nghĩa ban đầu của từ “siêu hình” là dùng để chỉ triết học, với tư cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm (Aristotle dùng). Trong triết học hiện đại, đặc biệt triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. * Phương pháp siêu hình Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các quan hệ được xem xét và coi các mặt đối lập với nhau có một ranh giới tuyệt đối. Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh; đồng nhất đối tượng với trạng thái tĩnh nhất thời đó. Thừa nhận sự biến đổi chỉ là sự biến đổi về số lượng, về các hiện tượng bề ngoài. Nguyên nhân của sự biến đổi được coi là nằm ở bên ngoài đối tượng. Phương pháp siêu hình có cội nguồn hợp lý từ trong khoa học cơ học cổ điển. Muốn nhận thức bất kỳ một đối tượng nào, trước hết con người phải tách đối tượng ấy ra khỏi những liên hệ nhất định và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Đó là phương pháp được đưa từ toán học và vật lý học cổ điển vào các khoa học thực nghiệm và vào triết học. Song, phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực khách quan, trong bản chất của nó, không rời rạc và không ngưng đọng như phương pháp tư duy này quan niệm. Phương pháp siêu hình có công lớn trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ học cổ điển. Nhưng khi mở rộng phạm vi khái quát sang giải quyết các vấn đề về vận động, về liên hệ thì lại làm cho nhận thức rơi vào phương pháp luận siêu hình. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, phương pháp siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”1. * Phương pháp biện chứng Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó. Đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển. Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và chất của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại trong bản thân sự vật. ______________ 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.37. 22 Quan điểm biện chứng cho phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, phát triển và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật. Ph. Ăngghen nhận xét, tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung nhau được, đối với họ một sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, một sự vật không thể vừa là chính nó lại vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau. Ngược lại, tư duy biện chứng là tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không tuyệt đối hóa nghiêm ngặt những ranh giới, “trong những trường hợp cần thiết, là bên cạnh cái “hoặc là... hoặc là” thì còn có cả “cái này lẫn cái kia” nữa, và thực hiện sự môi giới giữa các mặt đối lập”1. Tư duy biện chứng thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới, là phương pháp luận tối ưu của mọi khoa học. b) Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. - Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả phương Đông và phương Tây thời cổ đại đã thấy được các sự vật, hiện tượng của vũ trụ vận động trong sự sinh thành, biến hóa vô cùng vô tận. Tuy nhiên, những gì mà các nhà biện chứng thời đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa có các kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh chứng. - Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Kant và người hoàn thiện là Hegel. Có thể khẳng định, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Theo các nhà triết học Đức, biện chứng bắt đầu từ tinh thần và kết thúc cũng ở tinh thần. Thế giới hiện thực chỉ là sự phản ánh biện chứng của ý niệm nên phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. - Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I. Lênin và các nhà triết học hậu thế phát triển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã gạt bỏ tính thần bí, tư biện của triết học cổ điển Đức, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất. Công lao của C. Mác và Ph. Ăngghen còn ở chỗ tạo được sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép ______________ 1. Xem C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.696. 23 biện chứng trong lịch sử phát triển triết học nhân loại, làm cho phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng. II- TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin a) Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác Sự xuất hiện triết học Mác là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học của nhân loại, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Đó cũng là kết quả của sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của C. Mác và Ph. Ăngghen. * Điều kiện kinh tế - xã hội Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Sự phát triển rất mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc là đặc điểm nổi bật trong đời sống kinh tế - xã hội ở những nước chủ yếu của châu Âu. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành. Cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho nền sản xuất xã hội ở Đức được phát triển mạnh ngay trong lòng xã hội phong kiến. Nhận định về sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất như vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”1. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ trên cơ sở vật chất - kỹ thuật của chính mình, do đó đã thể hiện rõ tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến. Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt. Của cải xã hội tăng lên nhưng chẳng những lý tưởng về bình đẳng xã hội mà cuộc cách mạng tư tưởng nêu ra đã không thực hiện được mà lại làm cho bất công xã hội tăng thêm, đối kháng xã hội sâu sắc hơn, những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học Mác. ______________ 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.603. 24 Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời, lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến. Giai cấp vô sản cũng đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội và giai cấp vô sản là giai cấp bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính chất đối kháng càng phát triển, trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyon (Pháp) năm 1831 bị đàn áp và sau đó lại nổ ra vào năm 1834, đã chỉ ra một điều quan trọng - như một tờ báo chính thức của chính phủ hồi đó đã nhận định - đó là cuộc đấu tranh bên trong, diễn ra trong xã hội, giữa giai cấp những người có của và giai cấp những kẻ không có gì hết... Ở Anh, phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX là “phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị”1. Nước Đức còn đang ở vào đêm trước của cuộc cách mạng tư sản, song sự phát triển công nghiệp trong điều kiện cách mạng công nghiệp đã làm cho giai cấp vô sản lớn nhanh, nên cuộc đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi cũng đã mang tính chất giai cấp tự phát và đã đưa đến sự ra đời một tổ chức vô sản cách mạng là “Đồng minh những người chính nghĩa”. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Ở Anh và Pháp, giai cấp tư sản đang là giai cấp thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là lực lượng cách mạng trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng chế độ phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào cách mạng tư sản Pháp năm 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Nó mơ tưởng biến đổi nền quân chủ phong kiến Đức thành nền dân chủ tư sản một cách hòa bình. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ có sứ mệnh là “kẻ phá hoại” chủ nghĩa tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác. Triết học, theo cách nói của Hegel, là sự nắm bắt thời đại bằng tư tưởng. Vì vậy, thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng vô sản, đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói riêng. Những vấn đề của thời đại do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đặt ra đã được phản ánh bởi tư duy lý luận từ những lập trường giai cấp khác nhau, từ đó hình thành những học thuyết với tư cách là một hệ thống những quan điểm lý luận về triết học, kinh tế và chính trị - xã hội khác nhau. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các trào lưu khác nhau của chủ nghĩa xã hội thời đó. Sự lý giải về những khuyết tật của xã hội tư bản đương thời, về sự cần thiết phải thay thế nó bằng xã hội tốt đẹp, thực hiện được sự bình đẳng xã hội theo những lập trường giai cấp khác nhau đã sản sinh ra nhiều biến thể của chủ nghĩa xã hội như: “chủ nghĩa xã hội phong kiến”, “chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản”, “chủ nghĩa xã hội tư sản”,... Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở xã hội cho sự hình thành lý luận tiến bộ và cách mạng mới. Đó là lý luận thể hiện thế giới quan cách mạng của giai cấp cách ______________ 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.38, tr.365. 25 mạng triệt để nhất trong lịch sử, do đó, kết hợp một cách hữu cơ tính cách mạng và tính khoa học trong bản chất của mình; nhờ đó, nó có khả năng giải đáp bằng lý luận những vấn đề của thời đại đặt ra. Lý luận đó đã được sáng tạo nên bởi C. Mác và Ph. Ăngghen, trong đó triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận chung: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận. * Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên - Nguồn gốc lý luận Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm cao của trí tuệ nhân loại, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. V.I. Lênin viết: “Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chứng tỏ hết sức rõ rằng chủ nghĩa Mác không có gì giống “chủ nghĩa bè phái” hiểu theo nghĩa một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới” 1. Người còn chỉ rõ, học thuyết của C. Mác “ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội”2. Triết học cổ điển Đức, đặc biệt những “hạt nhân hợp lý” trong triết học của hai nhà triết học tiêu biểu là Hegel và Feuerbach, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hegel. Sau này, cả khi đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hegel, các ông vẫn đánh giá cao tư tưởng biện chứng của nó. Chính cái “hạt nhân hợp lý” đó đã được C. Mác kế thừa bằng cách cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng - phép biện chứng duy vật. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hegel, C. Mác đã dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật triết học, trực tiếp là chủ nghĩa duy vật triết học của Feuerbach; đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính chất siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó. Từ đó C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng nên triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ. Với tính cách là những bộ phận hợp thành hệ thống lý luận của triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng. Nếu không thấy điều đó, mà hiểu chủ nghĩa duy vật biện chứng như sự lắp ghép cơ học chủ nghĩa duy vật của triết học Feuerbach với phép biện chứng Hegel, thì sẽ không hiểu được triết học Mác. Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, C. Mác đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và phép biện chứng của Hegel. C. Mác viết: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa”3. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, C. Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Sự hình thành tư tưởng triết học ở C. Mác và Ph. Ăngghen diễn ra trong sự tác động lẫn nhau và thâm nhập vào nhau với những tư tưởng, lý luận về kinh tế và chính trị - xã hội. ______________ 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.49. 2. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.49-50. 3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.35. 26 Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là Adam Smith (A. Xmít) và David Ricardo (Đ. Ricácđô) không những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển triết học Mác. Chính C. Mác đã cho rằng, việc nghiên cứu những vấn đề triết học về xã hội đã khiến ông phải đi vào nghiên cứu kinh tế học và nhờ đó mới có thể đi tới hoàn thành quan niệm duy vật lịch sử, đồng thời xây dựng nên học thuyết về kinh tế của mình. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Saint Simon (Xanh Ximông) và Charles Fourier (Sáclơ Phuriê) là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác. Đương nhiên, đó là nguồn gốc lý luận trực tiếp của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa xã hội khoa học. Song, nếu như triết học Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng là tiền đề lý luận trực tiếp làm cho chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng thành khoa học, thì điều đó cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển triết học Mác không tách rời với sự phát triển những quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội của C. Mác. - Tiền đề khoa học tự nhiên Cùng với các nguồn gốc lý luận trên, những thành tựu khoa học tự nhiên là tiền đề cho sự ra đời triết học Mác. Điều đó được cắt nghĩa bởi mối liên hệ khăng khít giữa triết học và khoa học nói chung, khoa học tự nhiên nói riêng. Sự phát triển tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, như Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh mang tính vạch thời đại thì chủ nghĩa duy vật không thể không thay đổi hình thức của nó. Trong những thập kỷ của đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới. Phương pháp tư duy siêu hình nổi bật ở thế kỷ XVII và XVIII đã trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển khoa học. Khoa học tự nhiên không thể tiếp tục nếu không “từ bỏ tư duy siêu hình mà quay trở lại với tư duy biện chứng, bằng cách này hay cách khác”1. Mặt khác, với những phát minh của mình, khoa học đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng vượt khỏi tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, đồng thời thoát khỏi vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm. Tư duy biện chứng ở triết học cổ đại, như nhận định của Ph. Ăngghen, tuy mới chỉ là “một trực kiến thiên tài”; nay đã là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học chặt chẽ dựa trên tri thức khoa học tự nhiên hồi đó. Ph. Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Charles Darwin (Đácuyn). Với những phát minh đó, khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó. Đánh giá về ý nghĩa của những thành tựu khoa học tự nhiên thời ấy, Ph. Ăngghen viết: “Quan niệm mới về giới tự nhiên đã ______________ 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.490. 27 được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu” 1. Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường, mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra. * Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác Triết học Mác xuất hiện không chỉ là kết quả của sự vận động và phát triển có tính quy luật của các nhân tố khách quan mà còn được hình thành thông qua vai trò của nhân tố chủ quan. Hoạt động thực tiễn không biết mệt mỏi của C. Mác và Ph. Ăngghen, lập trường giai cấp công nhân và tình cảm đặc biệt của hai ông đối với nhân dân lao động, hòa quyện với tình bạn vĩ đại của hai nhà cách mạng đã kết tinh thành nhân tố chủ quan cho sự ra đời của triết học Mác. Cả C. Mác và Ph. Ăngghen đều xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội đương thời, nhưng hai ông đều sớm tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của nhân loại. Bản thân C. Mác và Ph. Ăngghen đều tích cực tham gia hoạt động thực tiễn, từ hoạt động đấu tranh trên báo chí đến tham gia phong trào đấu tranh của công nhân, tham gia thành lập và hoạt động trong các tổ chức của công nhân... Sống trong phong trào công nhân, được tận mắt chứng kiến những sự bất công giữa ông chủ tư bản và người lao động làm thuê, hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của người lao động và thông cảm với họ, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đứng về phía những người cùng khổ, đấu tranh không mệt mỏi vì lợi ích của họ, trang bị cho họ một công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới. Gắn chặt hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn đã tạo nên động lực sáng tạo của C. Mác và Ph. Ăngghen. Thông qua lao động khoa học nghiêm túc, công phu và hoạt động thực tiễn tích cực không mệt mỏi, C. Mác và Ph. Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển lập trường từ dân chủ cách mạng và nhân đạo chủ nghĩa sang lập trường giai cấp công nhân và nhân đạo cộng sản. Chỉ đứng trên lập trường giai cấp công nhân mới đưa ra được quan điểm duy vật lịch sử mà những người bị hạn chế bởi lập trường giai cấp cũ không thể đưa ra được; mới làm cho nghiên cứu khoa học thực sự trở thành niềm say mê nhận thức nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại. Cũng như C. Mác, Ph. Ăngghen (1820 - 1895), ngay từ thời trai trẻ đã tỏ ra có năng khiếu đặc biệt và nghị lực nghiên cứu, học tập phi thường. C. Mác tìm thấy ở Ph. Ăngghen một người cùng tư tưởng, một người bạn nhất mực chung thủy và một người