Chương 1: Tổng quan về hoạt động du lịch PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This chapter provides a general overview of tourism activities, covering fundamental concepts like tourism definitions, types of tourists, and various tourism forms. It also touches upon the historical and socioeconomic context of tourism development.
Full Transcript
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ======================================== **Mã chương: MH 10 -- 01** **Giới thiệu:** Du 1ịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người từ những ngày xa xưa. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, giao thông p...
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ======================================== **Mã chương: MH 10 -- 01** **Giới thiệu:** Du 1ịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người từ những ngày xa xưa. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, giao thông phát triển, nền kinh tế phát triển đời sống con người được nâng lên thì nhu cầu phát triển du lịch càng lớn. Tùy theo điều kiện kinh tế mỗi nước, con người đang nghĩ đến việc dành một phần thu nhập của mình hàng năm cho du lịch; trong số những nhu cầu của con người, nhu cầu về du lịch chưa bao giờ được thỏa mãn, càng đi du lịch cuộc sống của con người càng được nâng cao. ***Mục tiêu:*** \- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về hoạt động du lịch, các khái niệm cơ bản, các loại hình du lịch, nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch, thời vụ du lịch; \- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về hoạt động du lịch, các khái niệm cơ bản, nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch và thời vụ du lịch vào thực tiễn nghề nghiệp; \- Phân loại được các loại hình du lịch; \- Có khả năng làm việc độc lập trong công tác phục vụ du lịch trong nhà hàng, khách sạn; \- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn người khác thực hiện việc phục vụ du lịch trong nhà hàng khách sạn. **Nội dung chính:** **1.1. Một số khái niệm cơ bản** **1.1.1. Khái niệm về du lịch** Du lịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người từ những ngày xa xưa. Từ những năm 30 của thế kỷ này có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của hiện tượng du lịch để đưa ra định nghĩa chính xác. Du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp theo từ "Tour" mà chúng ta thường hiểu là một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ những năm 30 của thế kỷ này có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của hiện tượng du lịch để đưa ra một định nghĩa chính xác. Nhưng nhìn chung việc định nghĩa du lịch gặp rất nhiều khó khăn vì: \- Du lịch có hai nghĩa. Một mặt khi nói đến du lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác (cách xa nơi ở thường xuyên của họ) để nghỉ dưỡng chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, giao lưu tình cảm, công *vụ\... *Mặt khác du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm giúp đỡ việc thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người, thông qua việc tổ chức phục vụ vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, phục vụ hướng dẫn tham quan\... Tất cả những hoạt động nêu trên tạo nên ngành kinh doanh du lịch. \- Năm 1963 Hội nghị do Liên hiệp quốc tổ chức tại Rome (Ý) để thảo luận về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau (Khách du lịch là người công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên). Nhưng cũng quy định không công nhận những người ở nước ngoài quá một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng lao động, hoặc tìm nơi cư trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống ở nước này sang làm việc ở nước khác. Phạm trù "khách du lịch\" phải xuất phát từ những đặc điểm riêng và giai đoạn cụ thể của từng nước. Điều này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cơ sở lý luận cũng như vận dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh của ngành. Như vậy khái niệm chung về du lịch cần được nghiên cứu xuất phát từ đối tượng hoạt động của du lịch, đó là khách du lịch. **Theo luật Du lịch Việt Nam: *Du lịch**** là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.* **1.1.2. Khái niệm về khách du lịch** ***1.1.2.1. Khách du lịch*** Nhà kinh tế học người Áo, Lozep Stander định nghĩa: *Khách du lịch là hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.* Kripendort đưa ra cách nhìn nhận chủ quan phiến diện của mình về du khách như sau: *là những kẻ nực cười, ngốc nghếch ít học, những nhà giàu có, quen thói bóc lột và vô cảm với môi trường.* Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Rôma (Ý) để thảo luận về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: *Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên, nhưng cũng không công nhận những người nước ngoài ở quá một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống nước này sang làm việc nước khác*. *** *Theo luật Du lịch Việt Nam*: Khách du lịch**** là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.* Như vậy, khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch. Nói đến du lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người đến nơi khác nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn hoá, nghệ thuật, thể thao... Đối với hoạt động du lịch, con người với vai trò là một du khách có nhu cầu du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện tour du lịch. Điều này có nghĩa để trở thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều kiện sau: \- Có thời gian rỗi. \- Có khả năng thanh toán. \- Có nhu cầu cần được thỏa mãn. ***1.1.2.2. Khách tham quan*** *Còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày.* *Là khách thăm viếng, lưu lại một nơi nào đó khác với nơi ở thường xuyên dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm tại đó.* **1.1.3. Khái niệm về điểm đến du lịch** Theo Luật Du lịch: *"Điểm đến du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch**"*** Như vậy, điểm đến du lịch phải là nơi có tài nguyên du lịch, có sức hấp dẫn khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch**.** Nhìn chung, do phần lớn các hoạt động du lịch diễn ra tại các điểm đến, nên có thể miêu tả điểm đến như là nơi có sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, nhằm cung cấp cho du khách khi lưu trú (tạm thời tại một điểm du lịch của địa phương) để tham gia vào các hoạt động và giao tiếp liên quan đến du lịch. **1.1.4. Khái niệm khách sạn** Lưu trú là một trong những nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Các cơ sở lưu trú xuất hiện rất sớm từ thời La Mã. Đến nay, lưu trú là một trong những ngành kinh doanh du lịch lớn nhất, nó giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. Mặc dù chức năng chủ yếu của các khách sạn là cung cấp các dịch vụ ngủ, ăn uống cho khách du lịch. Tuy nhiên, một người khách khi đi du lịch họ có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy, trên thực tế, các cơ sở kinh doanh lưu trú thường cung cấp nhiều dịch vụ: \- Các dịch vụ cơ bản bao gồm: phòng ngủ, nhà hàng. \- Các dịch vụ bổ sung: dịch vụ lữ hành, phòng tiệc, quầy Bar, phòng hội nghị, vũ trường, bi da, sân golf, sauna, masage, chăm sóc sức khoẻ, quầy lưu niệm, trung tâm cung cấp thông tin cho khách hàng, dịch vụ đổi tiền, bưu điện, bãi đỗ xe; dịch vụ Internet, thuê thư ký, máy tính, photocopy, đánh máy\... Tùy theo quy mô, cấp hạng mỗi khách sạn có thể kinh doanh đầy đủ hoặc chỉ một số các dịch vụ nêu trên. Các khách sạn đơn giản nhất thường chỉ cung cấp dịch vụ phòng ngủ và ăn sáng. *Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ du khách về các mặt như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác và là cơ sở vật chất quan trọng để phát triển ngành du lịch.* 1.2. Các loại hình du lịch ========================== **1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ** ***1.2.1.1. Du lịch quốc tế*** **Du lịch đón khách (Du lịch quốc tế chủ động): ** Là hình thức du lịch quốc tế phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài đi du lịch nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong đất nước của cơ quan cung ứng du lịch ( là hình thức của khách ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu thụ tiền tại nước đó làm tăng thu nhập ngoại tệ). **Du lịch gửi khách (Du lịch quốc tế bị động):** Là hình thức du lịch quốc tế phục vụ và tổ chức đưa khách từ nước lưu trú đi ra nước ngoài du lịch (là nước này gửi khách đi du lịch sang nước khác và phải mất một khoản ngoại tệ). ***1.2.1.2. Du lịch nội địa*** ***Là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ.*** **1.2.2. Căn cứ vào mục đích chuyến đi** ***1.2.2.1. Theo mục đích chung*** **- Du lịch tham quan** Tham quan là hành vi quan trọng của con người với mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình du lịch này thoả mãn lòng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hoá thông qua các chuyến đi du lịch đến những nơi lạ để tìm hiểu các di sản văn hoá, di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội độc đáo, các làng nghề thủ công truyền thống, các bản làng của người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán và tìm hiểu những thành quả kinh tế, chế độ xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi địa phương mỗi quốc gia và có thể là một phong cảnh thiên nhiên kỳ thú.... Loại hình du lịch tham quan có tác dụng nhận thức là rất lớn. Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình này trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài một giờ. Đối tượng của loại hình du lịch này thường là những người có trình độ học vấn cao như nhà giáo, nhà khoa học, nhà sử học, nhà báo.... Ưu thế của loại hình du lịch này là đại bộ phận không chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch. Điều này nó giúp cho sự cân bằng trong việc phát triển du lịch. **- Du lịch giải trí** Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, thoát ra khỏi những công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe. Trong chuyến đi, nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của du khách. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, còn phải có các chương trình vui chơi, giải trí trong chuyến đi cho du khách. Với sự phát triển của xã hội, mức sống gia tăng, số người đi du lịch chỉ nhằm mục đích giải trí, tiêu khiển bằng các trò chơi cũng gia tăng đáng kể. Để đáp ứng xu thế này các điểm đến du lịch đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như các khu du lịch, làng du lịch, công viên, khu vui chơi giải trí, sòng bạc... **- Du lịch nghỉ dưỡng** Du khách tìm đến các vùng suối nước khoáng, nước nóng có giá trị y học cao để chữa bệnh. Bên cạnh đó do đời sống công nghiệp, sự làm việc căng thẳng nên tranh thủ những ngày nghỉ tìm đến với các bãi biển, miền núi, hoà mình vào thiên nhiên để thay đổi môi trường sống hàng ngày, tránh tình trạng stress. Vì vậy, với loại hình du lịch nghỉ dưỡng này đòi hỏi không gian du lịch phải thoáng mát, yên tĩnh. Và điều quan trọng là phải có đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp. Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình du lịch này là rất lớn. Đối tượng khách chủ yếu của loại hình du lịch này thương gia, viên chức nhà nước, người già. Do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu nên loại hình du lịch này ít nhiều chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. ***1.2.2.2. Theo mục đích riêng*** **- Du lịch thể thao** Nhu cầu, sở thích của khách du lịch gắn với các môn thể thao. Loại hình này có hai loại khách chính đó là vận động viên trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế Vận hội, World Cup hoặc đến các vùng có tiềm năng thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội... và các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ. Loại hình du lịch thể thao là một trong những loại hình đem lại nguồn thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hút một lượng lớn khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia trên thế giới ngày càng ra sức chạy đua để được đăng cai một kì Thế vận hội, World Cup bên cạnh việc thu lợi nhuận là quảng bá hình hình ảnh đất nước nhằm mục đích phát triển du lịch. **- Du lịch tôn giáo** Loại hình này thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các tôn giáo khác nhau (hiện nay, trên thế giới có các tôn giáo lớn như đạo Hồi, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, Nho giáo, Do Thái...). Đây là loại hình du lịch lâu đời rất phổ biến. Vì tôn giáo là nhu cầu tinh thần và là tín ngưỡng trong những cá nhân theo tôn giáo của họ, do đó động cơ đi và đến những nơi cội nguồn của tôn giáo là mong muốn và là nguyện vọng hàng năm của họ. Ngoài ra còn có những đối tượng không thuộc thành phần tôn giáo, nhưng họ lại có xu hướng hiếu kỳ khi tham gia vào các hoạt động mang tính tôn giáo. Chính điều này mà mỗi năm tất cả các quốc gia trên thế giới hoạt động du lịch tôn giáo là rất lớn và không ngừng tăng trưởng về số lượng du khách. Các trung tâm nổi tiếng thế giới phát triển loại hình du lịch này là Vaticăng, Gieluxalem, thánh địa Mec-ca. Ở Việt Nam, vào mùa xuân, các tín đồ Phật giáo hành hương về Yên Tử - nơi khởi nguồn của đạo Phật, Chùa Hương... **- Du lịch thăm hỏi** Loại hình du lịch này nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm gặp mặt, thăm hỏi, trò chuyện, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng bà con, họ hàng, bạn bè thân quen... Hình thức du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài như Việt Nam, Ý, Anh, Tây Ban Nha. Đối tượng của loại hình du lịch này là những người thường đi trong thời gian dài ngày và thường diễn ra vào thời điểm sự kiện quan trọng như dịp tết, quốc khánh, lễ hội\... Khách du lịch gần như chỉ mua những dịch vụ không trọn gói của các công ty lữ hành. Và mỗi lần trở về thăm quê hương, khách du lịch thuộc loại hình này mang về một lượng ngoại tệ lớn, tạo điều kiện tích lũy ngoại tệ cho quốc gia. **- Du lịch chữa bệnh** Du khách lựa chọn loại hình du lịch này là do nhu cầu điều trị các loại bệnh tật về thể xác và tinh thần nhằm mục đích phục hồi sức khỏe. Điểm đến thường là các khu nghỉ dưỡng, khu chữa bệnh như các điểm có suối nước khoáng, những nơi có không khí trong lành... ví dụ: \+ Chữa bệnh bằng khí hậu (thay đổi vùng khí hậu) -- cảnh quan ven biển, ven núi. \+ Chữa bệnh bằng phương pháp thủy lý như tắm nước nóng, bùn khoáng, tắm biển. \+ Chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt (Trung Quốc, Việt Nam). \+ Trị bệnh bằng Tây y (Hoa Kỳ, Thái Lan, Singapore). **- Du lịch khám phá** Loại hình này phù hợp với du khách có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, khám phá về phong cách sinh hoạt, tâm lý, tính cách con người, ẩm thực, những mặt hàng lưu niệm, các danh thắng tự nhiên, môi trường hoang dã. Khám phá trong du lịch ngoài việc mở mang kiến thức, còn để lại cho du khách những cảm xúc thích thú. Loại hình du lịch này mang ý nghĩa khám phá, đi du lịch để hiểu người, hiểu đất nước, phát hiện những điều kỳ thú thiên nhiên, văn hóa, con người. Ở Việt Nam đã thiết kế và đưa vào khai thác các tour du lịch khám phá như Tour dọc đường Trường Sơn bằng xe gắn máy, "Khám phá Côn Đảo xưa và nay", Khám phá hang Sơn Đoong, Quảng Bình... **- Du lịch quá cảnh**: *Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu của du khách đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong một thời gian ngắn để tiếp tục đi đến một nước khác.* **- Du lịch lễ hội** Ngày nay lễ hội là một yếu tố hấp dẫn du khách. Chính vì vậy việc khôi phục các lễ hội truyền thống, việc tổ chức các lễ hội mới không chỉ là mối quan tâm của các cơ quan đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của ngành du lịch. Tham gia vào lễ hội du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoàn kết của cộng đồng, tình yêu quê hương, đất nước\... Đến với lễ hội du khách quên đi những khó chịu của cuộc sống đời thường. Có lẽ vì thế nên du khách đi vì mục đích này ít quan tâm đến những thiếu thốn, thiếu hụt trong dịch vụ du lịch. **- Du lịch nghiên cứu (học tập)** Đây là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Nhiều môn học, ngành học cần hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học...Đối tượng chủ yếu của loại hình du lịch nghiên cứu (học tập) là học sinh, sinh viên, giáo viên, giáo sư, các nhà nghiên cứu.... ***1.2.2.3*. *Theo trách nhiệm*** **Du lịch** MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao cấp, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu...). Du lịch MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước. Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia WTO cho rằng: Việt Nam có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển... Tuy nhiên theo WTO để du lịch MICE phát triển, Việt Nam nên thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến phát triển MICE), xây dựng chiến lược marketing, cải thiện ngay hạ tầng phục vụ khách MICE: visa, sân bay, hệ thống khách sạn, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng. Các trung tâm này phải gần sân bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch. Các giải pháp khác phải hướng vào việc phân tích số liệu thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE và xây dựng website, phát triển thương mại điện tử, mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước. **1.2.3. Căn cứ vào loại hình lưu trú** **1.2.3.1. Du lịch ở khách sạn** Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ việc qua đêm và các nhu cầu khác của du khách như: ăn, ngủ, vui chơi giải trí... Tùy theo mức độ sang trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ phục vụ...mà khách sạn được phân hạng khác nhau. Ở Việt Nam khách sạn được phân hạng từ 1 đến 5 sao. Đối tượng du khách cũng khá phong phú, từ khách có khả năng chi trả trung bình đến khách có khả năng chi trả cao. **1.2.3.2. Du lịch ở Motel** Là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, có kiến trúc thấp tầng (thường chỉ là 1 tầng) dùng để phục vụ du khách đi bằng phương tiện riêng (xe con). Tại cơ sở lưu trú này có bộ phận bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa xe cho khách. **1.2.3.3. Du lịch ở nhà trọ** Đây là dạng cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu cho thanh niên, sinh viên và những người không có khả năng thanh toán cao. Tiện nghi và các dịch vụ ở đây khá khiêm tốn như phòng nhiều giường, khu vệ sinh chung...bù lại giá thấp. **1.2.3.4. Du lịch Camping** Camping là một khu vực mà ở đó người ta phân lô theo một quy hoạch nhất định. Tại các lô này, bằng các vật liệu khác nhau người ta tạo nên các nền (ví dụ bằng xi măng, bằng chất dẻo, bằng gỗ hoặc tre nứa...). Đoàn khách có thể chọn một địa điểm để dựng lều trại. **1.2.4. Căn cứ vào thời gian của chuyến đi** **1.2.4.1. Du lịch dài ngày** Du lịch dài ngày thường từ 1 tuần trở lên, nhiều chuyến du lịch kéo dài đến cả năm. Du lịch dài ngày thường là các chuyến đi thám hiểm của các nhà nghiên cứu, chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh, các chuyến du lịch bằng thuyền. Ở Việt Nam có các chuyến đi xuyên Việt. **1.2.4.2. Du lịch ngắn ngày** Các chuyến du lịch được thực hiện trong thời gian dưới một tuần lễ được coi là du lịch ngắn ngày. **1.2.5. Căn cứ vào lứa tuổi của du khách** **1.2.5.1. Du lịch của những người cao tuổi** Về mặt sinh học người cao tuổi có sức ỳ lớn, có thời gian nhiều, điều kiện kinh tế tốt nhưng chi trả ở mức trung bình. Người cao tuổi bị hạn chế về mặt sức khỏe, thích đi du lịch ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, giao thông thuận lợi, khoảng cách giữa các điểm du lịch tương đối gần. Động cơ du lịch về nguồn, thăm viếng hoài niệm người xưa, cảnh cũ. **1.2.5.2. Du lịch của những người trung niên** Tầng lớp trung niên có khả năng chi trả lớn hơn các tầng lớp khác, thể lực còn chưa giảm sút, địa vị và tư cách xã hội đòi hỏi họ tiến hành du lịch ở cấp độ tương đối cao. **1.2.5.3. Du lịch của tầng lớp thanh niên** Thiếu niên, thanh niên luôn có nhu cầu vận động, dễ tiếp thu tư tưởng mới, ham muốn tìm tòi kiến thức, có sức khỏa, thích đi du lịch. Thanh niên còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình nên khả năng chi trả thấp chỉ có khả năng đi du lịch dưới hình thức như du lịch ba lô. **1.2.5.4. Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em** \- Tính cách hiếu động, nghịch ngợm, mải chơi, liều lĩnh. \- Hay bắt chước người lớn và bạn bè, không biết tính toán trong chi tiêu. \- Còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình. **1.2.6. Căn cứ vào quốc tịch của du khách** \- Du lịch cho khách quốc tế. \- Du lịch cho khách nội địa. **1.2.7. Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông** ***1.2.7.1. Du lịch đường bộ*** **- *Du lịch xe đạp*** Là loại hình vừa kết hợp tham quan và thể thao. Loại hình này giúp du khách tiết kiệm một số tiền về phương tiện đi lại để phục vụ vào mục đích khác. Bên cạnh đó du khách có thể xâm nhập dễ dàng với cuộc sống dân bản xứ và đi tới những nơi đường sá chưa phát triển. Loại hình này chủ yếu xuất hiện và được ưa chuộng ở châu Âu, đặc biệt ở các nước có địa hình bằng phẳng như Hà Lan, Đan Mạch. Ở Việt Nam chỉ có một số cơ sở làm dịch vụ cho khách là người nước ngoài thuê xe đạp, xe gắn máy đi du lịch (ví dụ phố Phạm Ngũ Lão -- Tp.Hồ Chí Minh). ***- Du lịch xe ôtô*** Ở những nước công nghiệp phát triển hầu như gia đình nào cũng có xe ô tô. Ở Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Tây Đức du lịch ôtô chiếm trên 90%. Sử dụng ôtô có thể đi được nhiều nơi, thích hợp với nhiều dạng địa hình. Các gia đình thường dùng ôtô nghỉ ngơi cuối tuần. Đặc biệt sự phát triển du lịch nội địa gắn liền với loại hình du lịch ô tô. Tuy nhiên, một số khách thường bị dị ứng khi đi du lịch bằng ôtô. Điều này thường dẫn tới tâm lý ngần ngại của du khách, ảnh hưởng đến quyết định chọn sản phẩm du lịch của họ. ***1.2.7.2. Du lịch đường không*** Là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của khách, có thể tới tham quan, nghỉ dưỡng tại những nước, những vùng xa xôi nhất, tranh thủ sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần trong thời gian di chuyển ngắn nhất. *Ưu điểm: giảm thời gian di chuyển và làm tăng thời gian đi du lịch, phục vụ du khách với tiện nghi hiện đại, sang trọng.* Nhược điểm: giá thành vận chuyển cao. Các phương tiện chính trong loại hình du lịch bằng đường không thường gặp là: máy bay dân dụng, máy bay lên thẳng, khinh khí cầu, cáp treo, các tàu vũ trụ. **1.2.7*.3*. *Du lịch đường thủy*** Từ xa xưa vua chúa đã đi du ngoạn bằng thuyền trên sông, biển. *Năm 1819 tàu Savannah là chiếc tàu thủy hơi nước đầu tiên vượt đại dương với lộ trình Savannah (Georgia) đến Liverpool (Anh) chuyến hành trình dài 29 ngày.* Ngày nay, nhiều hãng tàu có các loại tàu với chất lượng tương đương khách sạn 5 sao với nhiều loại dịch vụ phong phú như thể thao, bơi, massage... có thể đáp ứng nhu cầu cao của du khách. *Hiện nay có các công ty tàu biển lớn chở khách gồm có: P&O Princess (Vương quốc Anh), Star Cruise (Malaysia),* Costa Crociere (Italia)... Đối tượng khách là những người có thu nhập cao. Loại hình du lịch này là trọn gói, đặc biệt thích hợp với những chuyến du lịch dài ngày, ghé thăm nhiều nơi, nhiều quốc gia. Ưu điểm của loại hình du lịch này là du khách có thể sống thỏa mái dài ngày trên tàu, luôn được hưởng một bầu không khí trong lành và tươi mát từ biển và được thăm nhiều địa điểm trong một chuyến đi. Nhược điểm của loại hình du lịch này là chi phí cao, những người có sức khỏe yếu thường không chịu được do dễ bị say sóng. **1.2.7.4. Du lịch bằng tàu hỏa** *Sự phát minh ra đầu máy hơi nước vào đầu thế kỷ 19 đã đánh dấu bước bứt phá mạnh mẽ trong việc đi lại. Sau bỡ ngỡ ban đầu thì xã hội đã dần coi tàu hỏa là một phương tiện đi lại ưa chuộng. Đi du lịch bằng tàu hỏa đã trở thành mơ ước, ham muốn và hứng thú của mỗi người.* *Ưu điểm cơ bản của loại hình du lịch này là vận chuyển được số lượng lớn du khách với chi phí tương đối rẻ, hành trình bằng tàu hỏa không làm hao tổn nhiều sức khỏe du khách.* *Tuy nhiên, loại hình du lịch này cũng có nhiều nhược điểm như: tính cơ động thấp vì tuyến đường không tiếp cận đến các điểm du lịch nên phải kết hợp với phương tiện khác để trung chuyển khách, du khách cũng tốn nhiều thời gian để di chuyển.* **1.2.8. Căn cứ vào phương thức hợp đồng** ***1.2.8.1. Du lịch trọn gói*** Khách du lịch thường kí hợp đồng trọn gói với các công ty lữ hành khi muốn tham gia vào một tuyết du lịch với một số tiền nhất định. Thường các các dịch vụ trọn gói mà công ty lữ hành liên kết với các đơn vị kinh doanh khác nhau cung cấp cho khách đó là: ***1.2.8.2. Du lịch từng phần*** Du khách chọn một hay vài dịch vụ của các công ty du lịch, có thể là dịch vụ lưu trú, có thể là dịch vụ ăn uống, có thể là vận chuyển... Còn lại khách tự tổ chức và liên hệ các dịch vụ khác nhau hay tự mình có. **1.2.9. Căn cứ vào tài nguyên du lịch** ***1.2.9.1. Du lịch sinh thái*** - *Du lịch sinh thái có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau* *- Du lịch thiên nhiên.* *- Du lịch môi trường.* *- Du lịch xanh.* *- Du lịch có trách nhiệm.* - *Sau đây là một số khái niệm về du lịch sinh thái* *"Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biết đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính của địa phương".* *\* Theo hiệp hội du lịch sinh thái Australia* *Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lí một cách bền vững và có lợi cho sinh thái.* - *Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam* *"Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tốn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương".* ***1.2.9.2. Du lịch văn hóa*** *Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện.* **1.2.10. Một số cách phân loại khác** **1.2.10.1. Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch** **- Du lịch miền biển** Mục đích chủ yếu của du khách là tắm biển, tắm nắng và tham gia các loại hình thể thao như: lướt ván, lặn biển, bóng chuyền trên biển... **- Du lịch miền núi** Du lịch miền núi thường gắn với hoạt động thể thao, chữa bệnh, hòa mình vào thiên nhiên để thư giãn, lấy lại sự thăng bằng về tâm lí. Các điểm nghỉ mát Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt, Ba Vì... là những điểm nghỉ dưỡng miền núi đã xuất hiện khá lâu ở nước ta. Ngoài loại hình này, du lịch miền núi còn rất thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch tham quan, cắm trại, mạo hiểm...đây là nhữngloại hình du lịch rất được các thanh thiếu niên ưa chuộng. Nó đáp ứng nhu cầu tự thể hiện mình, tự hoàn thiện mình của giới trẻ. **- Du lịch đô thị** Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn bởi các công trình kiến trúc lớn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Mặt khác đô thị cũng là đầu mối thương mại lớn của đất nước. Vì vậy không chỉ người dân ở các vùng nông thôn bị hấp dẫn bởi các công trình đương đại đồ sộ trong các đô thị mà du khách từ các miền khác nhau, từ các thành phố khác cũng có nhu cầu đến để chiêm ngưỡng phố xá và mua sắm. **- Du lịch nông thôn** Đối với người dân các đô thị, làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất cả các yếu tố đó lại hoàn toàn không tìm thấy ở thành thị. Như vậy về nông thôn có thể giúp họ phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng