Kế Hoạch Bài Dạy Chủ Đề D: Đạo Đức, Pháp Luật Và Văn Hoá Trong Môi Trường Số (Nguyên Phúc)

Summary

This document is a lesson plan for a Vietnamese secondary school class on the topic of morality, law, and culture in the digital environment aimed at Grade 12 students. The document includes learning objectives, teaching materials, and outlines the lesson's procedure.

Full Transcript

**KẾ HOẠCH BÀI DẠY** Ngày 08 tháng 08 năm 2024 Họ và tên giáo viên: Nguyên Phúc Tổ chuyên môn: **CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG** **MÔI TRƯỜNG SỐ** **Bài: Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo** Môn học: TIN HỌC lớp 12, Thời gian thực hiện: 2 tiết (Tiết 15, 16) **I. Mục tiêu...

**KẾ HOẠCH BÀI DẠY** Ngày 08 tháng 08 năm 2024 Họ và tên giáo viên: Nguyên Phúc Tổ chuyên môn: **CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG** **MÔI TRƯỜNG SỐ** **Bài: Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo** Môn học: TIN HỌC lớp 12, Thời gian thực hiện: 2 tiết (Tiết 15, 16) **I. Mục tiêu:** ***1. Về kiến thức:*** Sau bài học này, HS sẽ: \- Phân tích được ưu và nhược điểm về giao tiếp trong thế giới ảo qua các ví dụ cụ thể. \- Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia thế giới ảo. ***2. Về năng lực*** \- Năng lực chung: \+ Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,... \+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. \+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kỹ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. \- Năng lực Tin học: \+ Hiểu được khái niệm không gian mạng (thế giới ảo). \+ Phân tích được ưu và nhược điểm về giao tiếp trong không gian mạng. ***3. Về phẩm chất:*** \- Phát triển năng lực tư duy, tích cực thái độ và phẩm chất của HS. \- Khuyến khích sáng tạo và tư duy logic trong việc áp dụng kiến thức. **II. Thiết bị dạy học và học liệu:** ***1. Giáo viên:*** SGK, SBT Tin học 12 -- Định hướng Tin học ứng dụng -- Cánh diều, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, máy tính, một số video, hình minh họa ngắn liên quan tới giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng. ***2. Học sinh:*** SGK, SBT Tin học 12 -- Định hướng Tin học ứng dụng -- Cánh diều, vở ghi, máy tính. **III. Tiến trình dạy học** ***1. Hoạt động 1: Khởi động/ Mở đầu (dự kiến thời gian: 10 phút)*** *a. Mục tiêu:* Hiểu được tính nhân văn trong thế giới thực và thế giới ảo. *b. Nội dung:* HS dựa vào hiểu biết để đưa ra ý kiến trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 31. *c. Sản phẩm:* Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 31. *d. Tổ chức thực hiện:* ***[\* Giao nhiệm vụ học tập: ]*** \- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập, cho HS xem video về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội \[https://www.youtube.com/watch?v=FgevMppuay8\](https://www.youtube.com/watch?v=FgevMppuay8), sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 31 cho các nhóm thảo luận: Theo em, tính nhân văn trong thế giới ảo có khác với tính nhân văn trong thế giới thực hay không? Em hãy giải thích rõ thêm. ***[\* Thực hiện nhiệm vụ:]*** \- Các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 31. \- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ. ***[\* Báo cáo thảo luận: ‌]*** \- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Gợi ý trả lời: \+ Tính nhân văn trong thế giới ảo không khác với tính nhân văn trong thế giới thực. \+ Nhân văn là văn hoá của xã hội loài người, tính nhân văn thể hiện qua cách đối xử công bằng, tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của mỗi người cũng như là sự quan tâm, tấm lòng từ bi bác ái. Tính nhân văn là nền tảng cho nhiều nguyên tắc đạo đức và luật pháp trong xã hội hiện đại. Đồng thời là một giá trị cốt lõi trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo trên khắp thế giới. Do đó, dù trong thế giới thực hay thế giới ảo đều cần ứng xử có nhân văn. \- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý. ***[\* Kết luận, nhận định: ]*** Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ và những tiện ích kèm theo, mạng xã hội đang ngày càng trở thành một công cụ giao tiếp và kết nối không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Từ một thế giới ảo tách biệt, mạng xã hội giờ đây đã biến đổi nhanh chóng, trở thành phương tiện tác động trực tiếp và sâu sắc vào mọi mặt của đời sống xã hội. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích vượt trội, sự phát triển quá nhanh của mạng xã hội cũng kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó, văn hóa ứng xử trên không gian mạng đang trở thành mối quan tâm lớn. Để hiểu rõ hơn về những ưu điểm và nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng cũng như thể hiện tính nhân văn trong hành vi ứng xử trực tuyến, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: \"Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo\". ***2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (dự kiến thời gian: 20 phút)*** \* HĐ1: Ưu điểm của giao tiếp qua không gian mạng (dự kiến thời gian: ) *a. Mục tiêu:* Tổng hợp và liệt kê lại các ưu điểm của giao tiếp qua không gian mạng. *b. Nội dung:* GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Ưu điểm của giao tiếp qua không gian mạng, kết hợp với những hiểu biết thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. *c. Sản phẩm:* Ưu điểm của giao tiếp qua không gian mạng. *d. Tổ chức thực hiện:* +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS** | **SẢN PHẨM DỰ KIẾN** | +===================================+===================================+ | ***\* Giao nhiệm vụ học tập:*** | 1\. Ưu điểm của giao tiếp qua | | | không gian mạng | | \- GV yêu cầu HS thảo luận theo | | | nhóm 2 -- 3 HS và trả lời các câu | \- Giao tiếp qua không gian mạng | | hỏi: | được thực hiện bằng các phương | | | tiện kĩ thuật số như: email, mạng | | \+ Giao tiếp qua không gian mạng | xã hội, chat trực tuyến,\... | | được thực hiện như thế nào? | | | | \- Giao tiếp qua không gian mạng | | \+ Thế nào là giao tiếp đồng bộ | có thể là đồng bộ hoặc không đồng | | và giao tiếp không đồng bộ qua | bộ. | | không gian mạng? | | | | \+ Giao tiếp đồng bộ là việc giao | | \+ Giao tiếp qua không gian mạng | tiếp diễn ra trong thời gian | | là đồng bộ hay không đồng bộ? | thực, hai bên tham gia cùng lúc, | | | đan xen nhau trong quá trình giao | | \+ Giao tiếp qua không gian mạng | tiếp. | | có những ưu điểm gì? | | | | Ví dụ: các cuộc gọi điện thoại, | | ***\* Thực hiện nhiệm vụ:*** | cuộc gọi video, chat trực | | | tuyến,\... | | \- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK | | | tr.31 -- 32 và thảo luận theo | \+ Giao tiếp không đồng bộ là | | nhóm thực hiện nhiệm vụ. | người gửi tin có thể không nhận | | | được phản hồi ngay từ người nhận | | \- GV quan sát và trợ giúp HS. | sau khi gửi tin nhắn. | | | | | ***\* Báo cáo thảo luận: ‌*** | Ví dụ: gửi email, nhắn tin trên | | | Facebook, Zalo,\... | | \- Đại diện các nhóm HS trả lời. | | | | ⇒ Hầu hết giao tiếp qua không | | \- Các nhóm khác đưa ra ý kiến | gian mạng là không đồng bộ. | | nhận xét. | | | | \- Giao tiếp qua không gian mạng | | ***\* Kết luận, nhận định:*** | có nhiều ưu điểm như: | | | | | \- GV nêu nhận xét, chính xác hóa | \+ Không phụ thuộc vào thời gian | | lại các nội dung trả lời của HS. | và địa điểm, có thể xảy ra mọi | | | lúc, mọi nơi. | | | | | | Ví dụ: Dù không ở trường, học | | | sinh vẫn có thể dễ dàng giao tiếp | | | với thầy cô qua email, tin | | | nhắn,\... | | | | | | \+ Cho phép một số lượng lớn | | | người cùng tham gia một lúc và | | | việc gửi, nhận tin của mỗi người | | | đều không bị ảnh hưởng. | | | | | | \+ Tạo điều kiện thuận lợi cho | | | việc lưu trữ thông tin. | | | | | | Ví dụ: Thầy, cô giáo giải thích | | | bài học, hướng dẫn làm bài tập | | | từng bước được lưu lại và học | | | sinh có thể xem lại khi cần. | | | | | | \+ Góp phần xóa bỏ mặc cảm, giảm | | | nhẹ các rào cản ở bước đầu giao | | | tiếp. | | | | | | Ví dụ: Học sinh bớt nhút nhát hơn | | | khi trao đổi với thầy, cô giáo; | | | người bình thường có thể trao đổi | | | tự nhiên hơn với các lãnh đạo cấp | | | cao, người nổi tiếng\.... | | | | | | \+ Cung cấp một nền tảng giúp | | | những người khiếm khuyết ngoại | | | hình, khiếm thính hoặc khiếm ngôn | | | dễ dàng giao tiếp mà không cần | | | người hỗ trợ. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **\* HĐ2: Một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng (dự kiến thời gian: 20 phút)** *a. Mục tiêu:* Giúp HS nhận biết được một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng. *b. Nội dung:* GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. Một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng, kết hợp với những hiểu biết thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. *c. Sản phẩm:* Một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng.. *d. Tổ chức thực hiện:* +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS** | **SẢN PHẨM DỰ KIẾN** | +===================================+===================================+ | ***\* Giao nhiệm vụ học tập:*** | **2. Một số vấn đề tiềm ẩn của | | | giao tiếp qua không gian mạng** | | \- GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 1 | | | SGK trang 32 và trả lời câu hỏi: | \- Do thiếu ngôn ngữ hình thể, | | | thiếu các tín hiệu cảm xúc, thiếu | | Giao tiếp qua không gian mạng có | âm điệu của tiếng nói, giao tiếp | | rất nhiều ưu điểm. Theo em, giao | qua tin nhắn văn bản có thể xảy | | tiếp qua không gian mạng có mặt | ra hiểu lầm vì diễn giải sai ý | | trái hay không? Việc dạy và học | nghĩa của lời văn. | | hoàn toàn qua mạng mà không cần | | | đến lớp học trực tiếp có nhược | Ví dụ: một trò đùa có thể bị nhầm | | điểm gì không? | là chuyện nghiêm túc, câu trả lời | | | ngắn khi đang bận rộn (nhưng cố | | \- GV yêu cầu HS thảo luận theo | gắng nói chuyện) có thể bị hiểu | | nhóm 2 -- 3 HS và trả lời các câu | là không muốn bị làm phiền. | | hỏi: | | | | \- Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là | | \+ Việc giao tiếp qua không gian | một yếu tố dẫn đến kĩ năng viết | | mạng tiềm ẩn những vấn đề gì? | kém, sai chính tả, sai ngữ pháp, | | | sử dụng từ viết tắt tùy tiện đang | | ***\* Thực hiện nhiệm vụ:*** | trở thành vấn đề đáng lo ngại. | | | | | \- HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK | \- Sự lười biếng do thói quen lạm | | trang 32 và thảo luận theo nhóm | dụng công nghệ. | | thực hiện nhiệm vụ. | | | | Ví dụ: Gửi tin nhắn đến một người | | \- GV quan sát và trợ giúp HS. | ở ngay cùng phòng thay vì đến gần | | | để trò chuyện trực tiếp. | | ***\* Báo cáo thảo luận: ‌*** | | | | \- Nguy cơ bị nghiện Internet, | | \- Đại diện các nhóm HS trả lời. | dành quá nhiều thời gian trên | | | không gian mạng để giao lưu, dẫn | | \- Các nhóm khác đưa ra ý kiến | đến ít trải nghiệm cuộc sống | | nhận xét. | thực, ngây ngô trong giao tiếp, | | | khó hoà nhập với cộng đồng. | | ***\* Kết luận, nhận định:*** | | | | \- Một số nguy cơ khác như: bị | | \- GV nêu nhận xét, chính xác hóa | rình rập, quấy rối, bắt nạt\.... | | lại các nội dung trả lời của HS. | | | | \- Một số rủi ro như có thể bị lộ | | | hoặc mất thông tin cá nhân, bị | | | mất kết nối,\... | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt | | | động 1 trang 32 SGK:** | | | | | | \- Giao tiếp qua không gian mạng | | | vẫn có một số mặt trái: | | | | | | \- Giao tiếp qua tin nhắn văn bản | | | có thể xảy ra hiểu lầm vì diễn | | | giải sai ý nghĩa của lời văn, âm | | | điệu của tiếng nói. | | | | | | \- Sự dễ dãi khi viết tin nhắn | | | (lỗi chính tả, sai ngữ pháp, sử | | | dụng từ viết tắt tùy tiện) là một | | | yếu tố dẫn đến kĩ năng viết kém. | | | | | | \- Sự lười biếng do lạm dụng công | | | nghệ. | | | | | | \- Nguy cơ bị nghiện Internet do | | | dành quá nhiều thời gian trên | | | không gian mạng. | | | | | | \- Một số nguy cơ khác như: bị | | | rình rập, quấy rối, bắt nạt,\... | | | | | | \- Một số rủi ro như có thể bị lộ | | | thông tin cá nhân, bị mất kết | | | nối. | | | | | | \- Việc dạy và học hoàn toàn qua | | | mạng mà không cần đến lớp học | | | trực tiếp có nhược điểm sau: Học | | | sinh không có nhiều cơ hội trao | | | đổi với bạn bè, không có ngôn ngữ | | | hình thể, thiếu tín hiệu cảm xúc | | | làm giảm khả năng truyền đạt, nảy | | | sinh các khó khăn liên quan đến | | | mạng và thiết bị dạy học qua | | | mạng. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **\* HĐ3: Ứng xử nhân văn trên không gian mạng (dự kiến thời gian: 20 phút)** *a. Mục tiêu:* Cung cấp cho HS giải nghĩa rõ ràng, chi tiết hơn về các khía cạnh của tính nhân văn; một số tình huống cụ thể trên không gian mạng và cách ứng xử nhân văn tương ứng. *b. Nội dung:* GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 3. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng, kết hợp với những hiểu biết thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. *c. Sản phẩm:* HS phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia thế giới ảo. *d. Tổ chức thực hiện:* +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS** | **SẢN PHẨM DỰ KIẾN** | +===================================+===================================+ | ***\* Giao nhiệm vụ học tập:*** | **3. Ứng xử nhân văn trên không | | | gian mạng** | | \- GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 2 | | | SGK trang 33 và trả lời câu hỏi: | \- Nhân văn là văn hoá của xã hội | | | loài người. Con người ứng xử nhân | | Ở các lớp dưới, những bài học | văn thể hiện: | | thuộc chủ đề "Đạo đức, pháp luật | | | và văn hoá trong môi trường số" | \+ Có tính người: chân thành, | | đã đề cập đến việc giao tiếp qua | đồng cảm và thấu hiểu với người | | mạng một cách văn minh, phù hợp | khác; độ lượng, vị tha và khoan | | với các quy tắc và văn hoá ứng | dung. | | xử. Theo em, ứng xử nhân văn trên | | | không gian mạng có gì khác? | \+ Có tính người: yêu cái tốt, | | | thích cái đẹp, ghét cái xấu, | | \- GV yêu cầu HS thảo luận theo | chống cái ác; ủng hộ công bằng và | | nhóm 2 -- 3 HS và trả lời các câu | lẽ phải, giúp đỡ và bảo vệ kẻ | | hỏi: | yếu. | | | | | \+ Ứng xử nhân văn được thể hiện | \+ Có tính xã hội loài người: | | như thế nào? | mong muốn một xã hội thịnh vượng, | | | người người hạnh phúc. | | \+ Thế nào là một người nhân văn? | | | Nêu ví dụ. | ⇒ Trong không gian mạng, các tình | | | huống ứng xử tương tự như trong | | \+ Cùng với sự phát triển của | cuộc sống thực, còn thêm phần đa | | công nghệ thông tin, hoạt động | dạng, phong phú hơn. Tùy bối cảnh | | lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên | cụ thể, tính nhân văn được thể | | không gian mạng diễn biến ngày | hiện khác nhau nhưng đều phản ánh | | càng phức tạp với nhiều phương | một nền tảng văn hoá tốt, một | | thức, thủ đoạn tinh vi. Em hãy | nhân cách đẹp của con người. | | tìm hiểu và nêu một số ví dụ cụ | | | thể. | \* Một số ví dụ về ứng xử nhân | | | văn trên không gian mạng | | \+ Công nghệ kĩ thuật số giúp | | | chúng ta thể hiện tính nhân văn | \- Người nhân văn là người có văn | | trên không gian mạng như thế nào? | hoá, không làm việc xấu, đồng | | | thời có phản ứng mạnh mẽ với | | \+ Hãy kể tên một số hoạt động | người xấu, việc xấu. Ví dụ: | | giúp em thể hiện được sự ứng xử | | | nhân văn trên không gian mạng. | \+ Không mạo danh, giả làm người | | | khác với bất kì mục đích gì, kể | | ***\* Thực hiện nhiệm vụ:*** | cả là vui đùa, giải trí. | | | | | \- HS tìm hiểu nội dung mục 3 SGK | \+ Không tiếp tay cho kẻ bắt nạt, | | trang 33 -- 34 và thảo luận theo | quấy rối trên không gian mạng, | | nhóm thực hiện nhiệm vụ. | không tham gia phát tán những nội | | | dung có tính bắt nạt, quấy rối. | | \- GV quan sát và trợ giúp HS. | | | | \+ Bày tỏ sự không đồng tình và | | ***\* Báo cáo thảo luận: ‌*** | phê phán; phản đối việc bắt nạt, | | | quấy rối. | | \- Đại diện các nhóm HS trả lời. | | | | \- Một số chiêu trò lừa đảo qua | | \- Các nhóm khác đưa ra ý kiến | mạng thường thấy, cần cảnh giác, | | nhận xét. | không được đồng tình hay vô ý | | | tiếp tay cho người xấu: | | Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt | | | động 2 tr.33 SGK: | \+ Nhử mồi (baiting) qua mạng, | | | hứa hẹn một vật phẩm, hàng hoá | | Ứng xử nhân văn trong thế giới ảo | hoặc phần thưởng để dụ dỗ nạn | | không khác với ứng xử nhân văn | nhân, lừa tiền hay đánh cắp dữ | | trong thế giới thực. Vì tính nhân | liệu. | | văn trong thực tế như thế nào thì | | | thể hiện trong thế giới ảo như | \+ Dùng công cụ làm giả hoàn hảo | | vậy. | (deepfake) để lừa người thiếu | | | cảnh giác. | | ***\* Kết luận, nhận định:*** | | | | ⇒ Ứng xử nhân văn trên không gian | | \- GV nêu nhận xét, chính xác hoá | mạng là thận trọng suy xét để | | lại các nội dung trả lời của HS. | không bị lợi dụng, vô tình tiếp | | | tay hỗ trợ bọn xấu trong những | | \- GV tóm tắt bài học: | việc như trên. | | | | | \+ Giao tiếp qua không gian mạng | \- Ứng xử nhân văn trên không | | mang lại nhiều tiện lợi nhưng | gian mạng nhằm góp phần tạo ra | | cũng có những nhược điểm và tiềm | hiệu ứng xã hội tích cực, lan toả | | ẩn khả năng gây ra một số vấn đề | những giá trị nhân văn. Công nghệ | | về lâu dài. | kĩ thuật số giúp ta dễ dàng bày | | | tỏ thái độ bằng lời văn, tiếng | | \+ Ứng xử nhân văn trên không | nói hay đơn giản là dùng các biểu | | gian mạng là thể hiện tính người, | tượng cảm xúc để thể hiện: | | ủng hộ và thực hiện việc tốt, | | | phản đối và tránh làm việc xấu, | \+ Sự đồng cảm khi biết tin tức | | góp phần tạo ra hiệu ứng xã hội | về thiên tai, thảm hoạ gây thiệt | | tích cực, lan toả những giá trị | hại về tài sản vật chất hay tính | | nhân văn. | mạng con người với đồng bào của | | | mình. | | | | | | \+ Sự ủng hộ, đánh giá cao, ca | | | ngợi sự việc tích cực, người tốt, | | | việc tốt. | | | | | | \+ Sự không đồng tình, phản đối, | | | phê phán sự việc tiêu cực, người | | | xấu, việc xấu. | | | | | | \- Để thể hiện sự ứng xử nhân văn | | | trên không gian mạng một cách | | | tích cực cần tham gia trực tiếp | | | vào các hoạt động vì những giá | | | trị nhân văn như: | | | | | | \+ Vận động ủng hộ và tham gia | | | trực tiếp ủng hộ đồng bào bị | | | thiệt hại về tài sản vật chất hay | | | tính mạng trong thiên tai, thảm | | | hoạ. | | | | | | \+ Đưa tin phản ánh chân thực và | | | ca ngợi người tốt, việc tốt. | | | | | | \+ Phát hiện, phê phán sự việc | | | tiêu cực, cái xấu, người xấu theo | | | cách có văn hoá và đạo đức. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***3. Hoạt động 3. Thực hành, luyện tập (dự kiến thời gian 10 phút)*** *a. Mục tiêu:* Giúp HS củng cố kiến thức đã học trong bài. *b. Nội dung:* GV giao nhiệm vụ cho HS, HS hoàn thành phiếu bài tập. *c. Sản phẩm:* \- Phiếu bài tập. \- HS hiểu rõ những ưu điểm và mặt trái tiềm ẩn của việc giao tiếp qua không gian mạng. *d. Tổ chức thực hiện* ***[\* Giao nhiệm vụ học tập:]*** \- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS. \- GV cho HS làm phiếu bài tập. +-----------------------------------------------------------------------+ | Trường | | THPT:........................................................... | | | | Lớp:................................................................. | |.\... | | | | Họ và | | tên:............................................................. | | | | **PHIẾU BÀI TẬP TIN HỌC 12** | | | | **ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG -- CÁNH DIỀU** | | | | **BÀI: GIỮ GÌN TÍNH NHÂN VĂN TRONG THẾ GIỚI ẢO** | | | | **[A. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN]** | | | | Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: | | | | Câu 1. Phương án nào sau đây không phải là một phương thức giao tiếp | | qua không gian mạng? | | | | A. Mạng xã hội. | | | | B. Diễn đàn trực tuyến. | | | | C. Thư giấy. | | | | D. FaceTime. | | | | Câu 2. Phương án nào sau đây không phải là một ưu điểm của giao tiếp | | qua không gian mạng? | | | | A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ thông tin. | | | | B. Bảo mật tuyệt đối. | | | | C. Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm, có thể xảy ra mọi lúc, | | mọi nơi. | | | | D. Góp phần xoá bỏ mặc cảm, giảm nhẹ các rào cản ở bước đầu giao | | tiếp. | | | | Câu 3. Kĩ thuật nào sau đây giúp tạo ra những nội dung giả mạo để lừa | | người thiếu cảnh giác? | | | | A. Deepfake. | | | | B. Deep learning. | | | | C. Phishing. | | | | D. Baiting. | | | | Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai? | | | | A. Chat trực tuyến là một phương thức giao tiếp đồng bộ qua không | | gian mạng. | | | | B. Giao tiếp qua không gian mạng đặc biệt hữu ích khi tổ chức các | | buổi họp trực tuyến với số lượng người tham gia rất lớn ở nhiều địa | | điểm cách xa nhau. | | | | C. Tính nhân văn là nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa con người | | với con người, giữa con người với môi trường xung quanh và rộng hơn | | là môi trường sống trên Trái Đất của toàn nhân loại. | | | | D. "Nội dung trò chuyện có thể được lưu trữ lại để tham khảo trong | | tương lai" là một nhược điểm của giao tiếp qua không gian mạng. | | | | **B. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG -- SAI** | | | | Câu 1. Giao tiếp qua không gian mạng được thực hiện bằng các phương | | tiện kĩ thuật số. | | | | a\. Giao tiếp qua không gian mạng không bị hạn chế về thời gian và | | khoảng cách. | | | | b\. Hầu hết giao tiếp qua không gian mạng là giao tiếp đồng bộ. | | | | c\. Quá trình giao tiếp qua không gian mạng có thể bị gián đoạn do | | đường truyền Internet. | | | | d\. Dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng để giao lưu dẫn | | đến ít trải nghiệm cuộc sống thực, ngây ngô trong giao tiếp, khó | | hoà nhập với cộng đồng. | | | | **C. PHẦN TỰ LUẬN (Luyện tập SGK tr.34)** | | | | **Câu 1.** Vì sao giao tiếp qua không gian mạng vừa có ưu điểm, vừa | | có mặt trái tiềm ẩn? | | | | **Câu 2.** Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng dễ hơn hay | | khó hơn khi đối mặt trực tiếp? Vì sao? | +-----------------------------------------------------------------------+ ***[\* Thực hiện nhiệm vụ: ]*** \- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. \- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn HS. ***[\* Báo cáo thảo luận: ‌ ‌]*** \- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm. \- Mỗi bài tập GV mời 1 đến 2 HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài làm của các bạn. **[Gợi ý đáp án:]** A. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: D B. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG -- SAI Câu 1. a\. Đ b\. S c\. Đ d\. Đ C. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Giao tiếp qua không gian mạng vừa có ưu điểm, vừa có mặt trái tiềm ẩn vì: Không có sự gặp mặt trực tiếp. \+ Ưu điểm và nhược điểm là hai mặt của một vấn đề. Nếu lạm dụng thì ưu điểm sẽ biến thành nhược điểm. Câu 2. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng dễ hơn khi đối mặt trực tiếp. Vì không thấy được ngôn ngữ hình thể, cử chỉ, điệu bộ của người đối diện. ***[\* Kết luận, nhận định: ]*** \- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. ***4. Hoạt động 4. Vận dụng (dự kiến thời gian: 5 phút)*** *a. Mục tiêu:* HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. *b. Nội dung:* HS hoàn thành hoạt động Vận dụng và các Câu hỏi tự kiểm tra SGK tr.34. *c. Sản phẩm:* HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. *d. Tổ chức thực hiện* ***[\* Giao nhiệm vụ học tập: ]*** \- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi phần Vận dụng và các Câu hỏi tự kiểm tra SGK tr.34. Vận dụng: Em hãy kể lại một tình huống đáng nhớ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng. Điều ấn tượng nào khiến em nhớ về tình huống đó? Câu hỏi tự kiểm tra: Câu 1. Giao tiếp qua không gian mạng mang lại những tiện lợi gì? Câu 2. Giao tiếp qua không gian mạng có nhược điểm gì? Về lâu dài có thể gây ra những vấn đề gì? Câu 3. Tính nhân văn thể hiện ở những điều gì? Câu 4. Nêu ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng. ***[\* Thực hiện nhiệm vụ: ]*** \- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. \- GV quan sát và hỗ trợ khi HS cần. ***[\* Báo cáo, thảo luận: ]*** \- GV cho HS trả lời. Gợi ý trả lời: Vận dụng: Một tình huống đáng nhớ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng là khi một thành viên trong một diễn đàn trực tuyến nhận ra một bài đăng của người khác gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ. Thành viên này đã tận tâm giúp đỡ bằng cách cung cấp thông tin hữu ích, chia sẻ kinh nghiệm và động viên. Điều ấn tượng trong tình huống này là sự tình nguyện và sẵn sàng giúp đỡ của thành viên trong diễn đàn. Thay vì chỉ xem bài đăng và lướt qua, người đó đã dành thời gian, tâm huyết để đồng cảm và giúp đỡ người khác. Hành động này thể hiện một tinh thần nhân văn, sự quan tâm và tình nguyện tích cực trên không gian mạng, tạo ra một khối lượng thông tin tích cực và xây dựng một cộng đồng trực tuyến văn minh. Câu 1. Giao tiếp qua không gian mạng mang lại những tiện lợi sau: - Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm, có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. - Cho phép một số lượng lớn người cùng tham gia một lúc và việc gửi, nhận tin của mỗi người đều không bị ảnh hưởng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ thông tin. - Góp phần xoá bỏ mặc cảm, giảm nhẹ các rào cản ở bước đầu giao tiếp. - Cung cấp một nền tảng giúp những người khiếm khuyết ngoại hình, khiếm thính hoặc khiếm ngôn dễ dàng giao tiếp mà không cần người hỗ trợ. Câu 2. Nhược điểm của giao tiếp qua không gian mạng: - Do thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu các tín hiệu cảm xúc, thiếu âm điệu của tiếng nói, giao tiếp qua tin nhắn văn bản có thể xảy ra hiểu lầm vì diễn giải sai ý nghĩa của lời văn. - Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là một yếu tố dẫn đến kĩ năng viết kém, sai chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tùy tiện đang trở thành vấn đề đáng lo ngại. - Sự lười biếng do thói quen lạm dụng công nghệ. - Nguy cơ bị nghiện Internet, dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng để giao lưu, dẫn đến ít trải nghiệm cuộc sống thực, ngây ngô trong giao tiếp, khó hoà nhập với cộng đồng. - Một số nguy cơ khác như: bị rình rập, quấy rối, bắt nạt\.... - Một số rủi ro như có thể bị lộ hoặc mất thông tin cá nhân, bị mất kết nối,\.... Câu 3. Tính nhân văn thể hiện ở ứng xử có tính người, có tính người, có tính xã hội loài người. Câu 4. Ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng: Bày tỏ thái độ bằng lời văn, tiếng nói hay đơn giản là dùng các biểu tượng cảm xúc để thể hiện: - Sự đồng cảm khi biết tin tức về thiên tai, thảm hoạ gây thiệt hại về tài sản vật chất hay tính mạng con người với đồng bào của mình. - Sự ủng hộ, đánh giá cao, ca ngợi sự việc tích cực, người tốt, việc tốt. - Sự không đồng tình, phản đối, phê phán sự việc tiêu cực, người xấu, việc xấu. \- HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung. ***[\* Kết luận, nhận định: ]*** \- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học. **\* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ *(dự kiến thời gian: 5 phút)*** \- Ghi nhớ kiến thức trong bài. \- Hoàn thành các bài tập trong SBT. \- Chuẩn bị bài mới Bài 1 -- Làm quen với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser