Câu hỏi luyện tập cuối kỳ 1 (Địa lí - lớp 10)

Summary

This document contains practice questions for a Vietnamese geography final exam, covering topics such as the geographical location, territorial scope, and tropical monsoon climate of Vietnam.

Full Transcript

BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ======================================== I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ------------------------------------ ### 1. Vị trí địa lí \- Nằm ở khu vực Đông Nam Á -- nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đ...

BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ======================================== I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ------------------------------------ ### 1. Vị trí địa lí \- Nằm ở khu vực Đông Nam Á -- nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về nền văn hoá và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. \- Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong). \- Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn; nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau. \- Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. ### 2. Phạm vi lãnh thổ \- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn , bao gồm 3 bộ phận: Vùng đất, vùng biển, vùng trời. \- Vùng đất gồm đất liền và các hải đảo, diện tích hơn 331 nghìn km2, đường biên giới gần 5000km giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, CPC. \- Vùng biển gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. \- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, bao gồm không giantreen đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo. \- Phần đất liền nước ta giới hạn từ vĩ độ 8°34\'B đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 102°09\'Đ đến kinh độ 109°28\'Đ. \- Trên Biển Đông, vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50′B và kinh độ 101°Đ đến khoảng kinh độ 117°20\'Đ. \- Kinh tuyến 105°Đ chạy qua nước ta nên phần lớn lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ số 7. II. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ ĐẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ### 1. Ảnh hưởng đến tự nhiên \- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam. \- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện trong tất cả các thành phần của tự nhiên. \- Lãnh thổ hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn đã làm cho tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt. \- Do nằm gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật nước ta rất đa dạng. \- Vị trí địa lí nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai. ### 2. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. *- Về kinh tế:* *+ Do nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế và các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á nên nước ta rất thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành kinh tế; mở rộng giao thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.* *+ Với vị trí nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, nước ta được xem như là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực.* *- Về văn hoá -- xã hội: Vị trí địa lí cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hoá đã tạo điều kiện để nước ta xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển, củng cố sự giao lưu, hợp tác về văn hoá -- xã hội với các quốc gia trong khu vực.* *- Về an ninh quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, do đường biên giới dài, vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, tiếp giáp với biển của nhiều quốc gia nên việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ luôn được đặt ra cùng với quá trình phát triển kinh tế -- xã hội.* **III. CÂU HỎI LUYỆN TẬP** **Câu 1.** Vị trí địa lí nước ta A. ở trung tâm Đông Nam Á. B. tiếp giáp với Ấn Độ Dương. C. giáp với nhiều quốc gia. D. nằm trên vành đai sinh khoáng. **Câu 2.** Việt Nam **không** có chung đường biên giới với quốc gia nào sau đây? **A.** Lào. **B.** Trung Quốc. **C.** Mi-an-ma. **D.** Cam-pu-chia. **Câu 3.** Lãnh thổ nước ta A. có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam. B. có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển. C. nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo. D. chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển. **Câu 4.** Lãnh thổ nước ta A. có biên giới chung với nhiều nước. B. nằm hoàn toàn trong vùng xích đạo. C. có vùng đất rộng lớn hơn vùng biển. D. có bờ biển dài theo chiều Đông - Tây. **Câu 5.** Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các **A.** hải đảo. **B.** đảo ven bờ. **C.** đảo xa bờ. **D.** quần đảo. **Câu 6.** Vị trí địa lí nước ta **A.** thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo. **B.** là một bộ phận của bán đảo Tiểu Á. **C.** trong vùng hoạt động gió mậu dịch. **D.** nằm ở phía đông Thái Bình Dương. **Câu 7.** Phần đất liền của nước ta **A.** thu hẹp theo chiều bắc - nam. **B.** giáp với Biển Đông rộng lớn. **C.** rộng gấp nhiều lần vùng biển. **D.** bao gồm cả các đảo ở ven bờ. **Câu 8.** Lãnh thổ nước ta **A.** rất rộng, kéo dài. **B.** vùng đất rộng hơn vùng biển. **C.** có nhiều đảo lớn nhỏ. **D.** vị trí nằm ở vùng xích đạo. **Câu 9.** Vị trí địa lí nước ta A. ở trung tâm của bán đảo Đông Dương. B. liền kề với các vành đai sinh khoáng. C. tiếp giáp Ấn Độ Dương và Biển Đông. D. nằm ở khu vực phía đông của châu Á. **Câu 10.** Nước ta nằm ở A. khu vực phía tây Ấn Độ Dương. B. phía đông của Thái Bình Dương. C. rìa phía nam của vùng xích đạo. D. vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. **Câu 11.** Vị trí địa lí nước ta nằm ở A. bờ Tây của Địa Trung Hải. B. khu vực có nhiều sa mạc. C. trong vùng khí hậu ôn đới. D. khu vực gió mùa châu Á. **Câu hỏi đúng sai** **Câu 1.** Cho thông tin sau: Việt Nam nằm ở phía đông nam của châu Á, trên bán đảo Đông Dương. Phần đất liền nước ta giới hạn từ vĩ độ 8°34′B đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 102°09\'Đ đến kinh độ 109°28′Đ. Trên Biển Đông, vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50′B và kinh độ 101°Đ đến khoảng kinh độ 117°20\'Đ. **a)** Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc **b)** Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài trên 17 vĩ độ **c)** Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển. **d)** Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đã làm cho sông ngòi nước ta phần lớn là sông nhỏ, nhiều nước, thủy chế theo mùa **Câu 2.** Cho thông tin sau: Việt Nam nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền điểm cực Bắc nước ta ở 23^0^23'B, cực Nam ở 8^0^34'B, cực Tây ở 102^0^09'Đ và cực Đông ở 109^0^28'Đ. Vùng biển nước ta kéo dài tới khoảng vĩ độ 6^0^50'B và từ kinh độ 101^0^ Đ đến kinh độ 117^0^20'Đ. **a)** Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài khoảng 15 vĩ độ. **b)** Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. **c)** Nhờ vị trí địa lí nên nước ta ít chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu. **d)** Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và Tín phong. **Câu 3.** Cho thông tin sau: Phần đất liền, phạm vi lãnh thổ Việt Nam được xác định bởi các điểm cực: cực Bắc ở khoảng vĩ độ 23^0^23'B; điểm cực Nam ở khoảng vĩ độ 8^0^34'B; điểm cực Tây ở khoảng kinh độ 102^0^09'Đ; điểm cực Đông ở khoảng kinh độ 109^0^28'Đ. Nước ta tiếp giáp với các nước láng giềng là Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều quốc gia. **a)** Biên giới trên đất liền nước ta tiếp giáp với bốn quốc gia. **b)** Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. **c)** Nước ta nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông. **d)** Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển BÀI 2. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, ĐÒI SỐNG =========================================================================== I. BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ------------------------------------------------- ### 1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu **a) Tính chất nhiệt đới** \- Trên cả nước, tổng số giờ nắng trong năm phổ biến từ 1 400 đến 3.000 giờ. \- Ngoài các vùng núi cao và trung bình, nhiệt độ không khí trung bình năm của cả nước thường lớn hơn 21 °C. \- Tính chất nhiệt đới có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam. **b) Tính chất ẩm** \- Nước ta có tổng lượng mưa trong năm lớn, phổ biến từ 1 500 đến 2000 mm, nhiều nơi mưa trên 2 500 mm/năm. \- Độ ẩm tương đối đạt từ 80 đến 85%. \- Do lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi nên cân bằng ẩm trong năm luôn dương. **c) Tính chất gió mùa** \- Tính chất gió mùa của khí hậu thể hiện ở sự đối lập về hướng, tính chất gió và đặc điểm thời tiết, khí hậu giữa các mùa trong năm. \- Do vị trí địa lí nằm ở vùng nội chỉ tuyến, trong khu vực gió mùa châu Á nên trong năm nước ta có hai mùa gió là: gió mùa đông và gió mùa hạ. ### 2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác **a) Địa hình** **b) Sông ngòi** **c) Đất** **d) Sinh vật** II. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG -------------------------------------- ### 1. Ảnh hưởng đến sản xuất **a) Đối với nông nghiệp** \- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra quanh năm, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi. \- Hệ thống sông ngòi nhiều nước là nguồn cung cấp nước tưới và cải tạo đất trồng. \- Tuy nhiên, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp. **b) Đối với các ngành khác** \- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho phát triển một số ngành kinh tế như: du lịch, giao thông vận tải, xây dựng\.... \- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng có thể diễn ra quanh năm. \- Mật độ sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào là điều kiện để phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, thuỷ điện, cung cấp nước cho các ngành sản xuất. Mùa khô là thời ki thuận lợi cho các hoạt động khai thác và xây dựng\.... \- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây nhiều khó khăn cho các ngành kinh tế. ### 2. Ảnh hưởng đến đời sống \- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng đến đời sống của người dân. \- Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy sông ngòi lớn của vùng nhiệt đới ẩm là nguồn cung cấp nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu khai thác nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, các thành phố lớn. \- Ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với đời sống người dân là có nhiều thiên tai, tác động xấu tới sức khoẻ con người và có thể gây tổn thất lớn về người, tài sản. **III. CÂU HỎI LUYỆN TẬP** **Câu 1.** Loại gió thổi quanh năm ở nước ta là **A.** Tây ôn đới. **B.** Tín phong. **C.** gió phơn. **D.** gió mùa. **Câu 2.** Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết **A.** lạnh, ẩm. **B.** ấm, ẩm. **C.** lạnh, khô. **D.** ấm, khô. **Câu 3.** Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát **A.** hướng các dòng sông. **B.** hướng các dãy núi. **C.** chế độ nhiệt. **D.** chế độ mưa. **Câu 4.** Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình gì ở vùng đồng bằng? **A.** Phong hóa. **B.** Bồi tụ. **C.** Bóc mòn. **D.** Rửa trôi. **Câu 5.** Gió mùa mùa hạ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ vào giữa và cuối mùa hạ có hướng chủ yếu là **A.** tây nam. **B.** đông nam. **C.** đông bắc. **D.** tây bắc. **Câu 6.** Gió mùa đông bắc xuất phát từ **A.** biển Đông. **B.** Ấn Độ Dương. **C.** áp cao Xi-bia. **D.** vùng núi cao. **Câu 7.** Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta theo hướng **A.** tây bắc. **B.** đông bắc. **C.** đông nam. **D.** tây nam. **Câu 8.** Tính chất của gió mùa mùa hạ là **A.** nóng, khô. **B.** nóng, ẩm. **C.** lạnh, ẩm. **D.** lạnh, khô. **Câu 9.** Gió mùa đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở **A.** miền Trung. **B.** miền Bắc. **C.** miền Nam. **D.** Tây Nguyên. **Câu 10.** Gió mùa đông bắc gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây? **A.** Tam Điệp. **B.** Hoành Sơn. **C.** Bạch Mã. **D.** Hoàng Liên Sơn. BÀI 3. SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN ========================================== I. SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN -------------------------------------- ### 1. Phân hóa theo Bắc -- Nam **a) Phần lãnh thổ phía Bắc** \- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. \- Nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C (trừ vùng núi cao), trong năm có 2 -- 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18 °C. \- Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn, phổ biến trên 10 °C. \- Tổng số giờ nắng dưới 2.000 giờ. \- Khí hậu chia thành hai mùa là mùa đông và mùa hạ. \- Cảnh quan đặc trưng là đới rừng nhiệt đới gió mùa. **b) Phần lãnh thổ phía Nam** \- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. \- Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. \- Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, phổ biến dưới 10 °C. \- Tổng số giờ nắng trên 2.000 giờ. Khí hậu chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô. \- Cảnh quan đặc trưng là đời rừng cận xích đạo gió mùa. ### 2. Phân hóa theo Đông -- Tây **a) Vùng biển, đảo và thềm lục địa** \- Vùng biển, đảo nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới với lượng nhiệt -- ẩm dồi dào, có sự phân mùa rõ rệt của khí hậu và chế độ hài văn. \- Vùng thềm lục địa có hình thái, độ sâu, chiều rộng khác nhau từ bắc vào nam và có mối quan hệ chặt chẽ với phần lãnh thổ đất liền. Ở vùng ven biển hình thành các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn hoặc hỗn hợp mài mòn -- bồi tụ. \- Sinh vật vùng biển, đào phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới. **b) Vùng đồng bằng ven biển** \- Các vùng đồng bằng được hình thành do quả trình bồi tụ phù sa sông và biển, kéo dài không liên tục từ Móng Cái đến Hà Tiên. \- Chế độ nhiệt -- ẩm đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. \- Đây là nơi có địa hình thấp, khả bằng phẳng, thấp dần theo hướng tây bắc -- đông nam và theo hướng tây -- đông, là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển và vùng đồi núi liền kề. \- Sinh vật tự nhiên nguyên sinh còn lại không nhiều do tác động chủ yếu của con người. Các hệ sinh thái khá phong phú, nhất là hệ sinh thải ở các vùng cửa sông, đầm phá và đất ngập nước khác. **c) Vùng đồi núi** \- Vùng đồi núi chiếm phần lớn diện tích nước ta, phân bố ở phía tây và tây bắc, chủ yếu là đồi núi thấp và bị chia cắt mạnh. \- Do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi làm cho thiên nhiên đồi núi có sự phân hoá. \- Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chế độ mưa có sự đối lập. ### 3. Phân hóa theo độ cao **a) Đai nhiệt đới gió mùa** \- Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 -- 700 m ở miền Bắc và lên đến độ cao 900 -- 1000 m ở miền Nam. \- Tính nhiệt đới của khí hậu được biểu hiện rõ ở nên nhiệt độ cao, lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian giữa các khu vực. \- Các nhóm đất chủ yếu là: đất fe-ra-lít trên vùng đồi núi thấp, đất phù sa. \- Các kiểu thảm thực vật chủ yếu là: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá; trăng có, cây bụi, rừng ngập mặn, ngập nước\.... Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú. **b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi** \- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có phạm vi từ độ cao 600 -- 700 m ở miền Bắc và 900 - 1000 m ở miền Nam đến độ cao 2 600 m. \- Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25°C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên. \- Các nhóm đất: \+ Từ độ cao 600 - 700 m đến 1600-1700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. \+ Từ độ cao trên 1600 -- 1700 m xuất hiện đất mùn. \- Các kiểu thảm thực vật: \+ Từ độ cao 600 -- 700 m đến 1600 -- 1700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. \+ Từ độ cao trên 1600 m - 1700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân và cành cây. **c) Đai ôn đới gió mùa trên núi** \- Đai ôn đới gió mùa trên núi có phạm vi từ độ cao trên 2 600 m, có diện tích nhỏ nhất (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). \- Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C, độ ẩm cao, tốc độ gió mạnh, có thể xuất hiện băng tuyết trong mùa đông. \- Đất chủ yếu là đất mùn thô. Thảm thực vật chủ yếu là các loài cây ôn đới như: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam\..... II. CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ---------------------------- ### 1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ \- Ranh giới phía tây tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. \- Địa hình của miền chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về phía đông nam. \- Về khí hậu, đây là miền có nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại. \- Mạng lưới sông ngòi của miền có mật độ khá lớn với hai hướng chính là vòng cung và tây bắc -- đông nam, phù hợp với hướng của các dãy núi lớn. Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa. \- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. \- Trong miền có nhiều loại khoáng sản nhưng thường có trữ lượng nhỏ. Vùng thểm lục địa phía đông nam còn có dầu khí ở bể trầm tích Sông Hồng. ### 2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ \- Giới hạn của miền là từ hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam của đồng bằng Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã. \- Về địa hình, đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều định núi cao trên 2.000 m. \- Về khí hậu, so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn. \- Mạng lưới sông ngòi có hướng tây bắc -- đông nam, một số sông ở Bắc Trung Bộ có hướng tây -- đông. \- Đặc điểm chế độ nước sông của miền phản ảnh chế độ mưa và khác nhau giữa các khu vực, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ. \- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. \- Các khoáng sản chủ yếu là: sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tit, đá vôi\..... ### 3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ \- Phía nam dãy núi Bạch Mã (khoảng vĩ độ 16°B) trở vào nam là miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. \- Địa hình của miền này bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc môn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ. \- Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển. \- Khí hậu của miền mang tính chất cận xích đạo gió mùa. Khí hậu có sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn Nam. \- Mạng lưới sông ngòi của miền khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ. \- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến là các loài nhiệt đới, xích đạo. \- Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính da dạng sinh học lớn nhất cả nước. \- Trong miền có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xít ở Tây Nguyên. III. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA THIÊN NHIÊN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI -------------------------------------------------------------------------- \- Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. \- Sự phân hoá của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thế mạnh khác nhau. \- Phân hoá tự nhiên cũng tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng. \- Sự phân hoá của tự nhiên cũng tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ. \- Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta. IV. CÂU HỎI LUYỆN TẬP ===================== **Câu 1.** Khu vực có mưa nhiều nhất vào thời kì đầu mùa hạ ở nước ta là **A.** Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. **B.** Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. **C.** Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. **D.** Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. **Câu 2.** Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là **A.** Tây Bắc. **B.** Đông Bắc. **C.** Đồng bằng sông Hồng. **D.** Bắc Trung Bộ. **Câu 3.** Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây? **A.** Nóng, ẩm quanh năm. **B.** Cận xích đạo gió mùa. **C.** Tính chất ôn hòa. **D.** Khô hạn quanh năm. **Câu 4.** Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là **A.** cây lá kim và thú có lông dày. **B.** cây chịu hạn, rụng lá theo mùa. **C.** động thực vật cận nhiệt đới. **D.** động vật và thực vật nhiệt đới. **Câu 5.** Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? **A.** Cảnh quan cận xích đạo gió mùa. **B.** Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm. **C.** Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. **D.** Cảnh quan giống như vùng ôn đới. **Câu 6.** Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là **A.** mùa mưa lùi dần về mùa thu - đông. **B.** gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh. **C.** chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. **D.** phân chia hai mùa mưa, khô sâu sắc. **Câu 7.** Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần **A.** khí hậu, đất đai, sinh vật. **B.** sông ngòi, đất đai, khí hậu. **C.** sinh vật, đất đai, sông ngòi. **D.** khí hậu, sinh vật, sông ngòi. **Câu 8.** Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là **A.** các tháng đều có nhiệt độ trên 25°C. **B.** không có tháng nào nhiệt độ trên 20°C. **C.** nhiệt độ trung bình các tháng dưới 25°C. **D.** chỉ có 2 tháng nhiệt độ dưới 25°C. **Câu 9.** Phát biểu nào sau đây **không** phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta? **A.** Trong năm có một mùa đông lạnh. **B.** Thời tiết thường diễn biến phức tạp. **C.** Có một mùa khô sâu sắc kéo dài. **D.** Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. **Câu 10.** Phát biểu nào sau đây **không** đúng về sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước ta? **A.** Nhóm đất feralit chiếm phần lớn diện tích đai nhiệt đới gió mùa. **B.** Ranh giới đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi miền Bắc thấp hơn miền Nam. **C.** Các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya chỉ có ở độ cao trên 2600m. **D.** Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. **Trả lời ngắn** **Câu 1. Cho bảng số liệu:** **Nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và Cà Mau năm 2022 *(Đơn vị: ^0^C)*** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** ------------------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- **Hà Nội (Láng)** **18,6** **15,3** **23,1** **24,8** **26,8** **31,4** **30,6** **29,9** **29,0** **26,2** **26,0** **17,8** **Cà Mau** **27,1** **27,9** **28,0** **28,7** **28,6** **28,7** **27,9** **27,8** **27,4** **27,7** **26,7** **26,6** ***(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2022)*** **Cho biết biên độ nhiệt độ năm của Hà Nội và của Cà Mau bao nhiêu ^0^C? *(làm tròn đến một chữ số thập phân của ^0^C)*** **Câu 2. Cho bảng số liệu:** **Nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và Cà Mau năm 2022** ***(Đơn vị: ^0^C)*** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** ------------------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- **Hà Nội (Láng)** **18,6** **15,3** **23,1** **24,8** **26,8** **31,4** **30,6** **29,9** **29,0** **26,2** **26,0** **17,8** **Cà Mau** **27,1** **27,9** **28,0** **28,7** **28,6** **28,7** **27,9** **27,8** **27,4** **27,7** **26,7** **26,6** ***(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2022)*** **Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau bao nhiêu ^0^C? *(làm tròn đến một chữ số thập phân của ^0^C)*** BÀI 5. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ======================================================================== I. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ---------------------------------------- ### 1. Suy giảm tài nguyên thiên nhiên **a) Tài nguyên sinh vật** \- Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta thể hiện rõ qua sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, đa dạng sinh học. \- Nguyên nhân: \+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. \+ Chuyển đổi phương thức sử dụng đất do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. \+ Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chảy rừng, hậu quả của chiến tranh,\... \+ Ngoài ra, còn các nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm tài nguyên sinh vật như: sự gia tăng dân số, tỉnh trạng di dân, sự phát triển của các ngành kinh tế kéo theo nhu cầu và quy mô khai thác tài nguyên sinh vật ngày càng lớn,\...., các hạn chế và sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lí việc khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên sinh vật,\... **b) Tài nguyên đất** \- Các biểu hiện của sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta rất đa dạng. \- Trong đó, một số biểu hiện chủ yếu là xói mòn đất, hoang mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phi và ô nhiễm đất. ### 2. Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên \- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả và bền vững tài nguyên. \- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở dữ liệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xã hội. \- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. \- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lí, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới. \- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên. II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG --------------------- ### 1. Hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường **a) Ô nhiễm không khí** \- Ở nước ta, tỉnh trạng ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn, đông dân, các khu vực đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển và dọc các tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông lớn. \- Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở nước ta là: Hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các nguyên nhân khác như hoạt động xây dựng; hoạt động nông nghiệp, hoạt động làng nghề\..... **b) Ô nhiễm nước** \- Ô nhiễm nước là mối đe doạ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là thách thức đối với an ninh tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay. \- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước thường diễn ra cục bộ ở nhiều nơi trên các lưu vực sông của cả nước, nhưng tập trung ở khu vực trung lưu và đồng bằng hạ lưu. \- Theo không gian, mức độ ô nhiễm phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn gây ô nhiễm và thường tăng lên ở các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề,\... \- Trong năm, mức độ ô nhiễm thường tăng cao hơn vào mùa cạn. \- Nguyên nhân: \+ Sự gia tăng nguồn nước thải từ các ngành kinh tế và nước thải sinh hoạt, đặc biệt là từ các thành phố, các trung tâm công nghiệp\.... \+ Trình trạng khai thác quá mức tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sự phân mùa của dòng chảy làm cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, đặc biệt là ở các đồng bằng lớn\.... đã góp phần làm gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước. ### 2. Giải pháp bảo vệ môi trường \- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với tình hình phát triển đất nước trong giai đoạn mới. \- Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng kĩ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu về môi trường. \- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, chú trọng hợp tác với các quốc gia láng giềng về các vấn đề môi trường. \- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thúc đẩy các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường. **III. CÂU HỎI LUYỆN TẬP** **Câu 1.** Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng tự nhiên nước ta suy giảm nhanh là **A.** biến đổi khí hậu. **B.** rừng trồng ít. **C.** khai thác quá mức. **D.** chiến tranh. **Câu 2.** Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên rừng của nước ta? **A.** Tổng diện tích rừng đang tăng lên. **B.** Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái. **C.** Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. **D.** Chất lượng rừng chưa thể phục hồi. **Câu 3.** Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây? **A.** Ngăn chặn du canh, du cư. **B.** Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp. **C.** Bảo vệ rừng và đất rừng. **D.** Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá. **Câu 4.** Hạn chế lớn nhất về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là **A.** ngập lụt và triều cường ngày càng tăng. **B.** tài nguyên rừng đang suy giảm. **C.** diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn. **D.** tài nguyên khoáng sản hạn chế. **Câu 5.** Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta? **A.** Làm ruộng bậc thang. **B.** Chống nhiễm mặn. **C.** Trồng cây theo băng. **D.** Đào hố kiểu vảy cá. **Câu 6.** Phát biểu nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? **A.** Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn. **B.** Rừng nghèo và mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn. **C.** Diện tích rừng giảm nhanh, liên tục. **D.** Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. **Câu 7. Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở** **A. số lượng thành phần loài.** **B. sự phát triển của sinh vật.** **C. diện tích rừng lớn.** **D. sự phân bố sinh vật.** BÀI 6: DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ----------------------------------- **I. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ** **1. Đặc điểm quy mô và tình hình gia tăng dân số ở nước ta-** **- Là quốc gia đông dân (98,5 triệu người).** **- Dân số nước ta tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX, ở giai đoạn 1954 - 1960 mức gia tăng dân số lên tới 3,9%.** **→ Dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số.** **- Từ năm 1989 đến nay, tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.** [**https://www.youtube.com/watch?v=yu6-I5gmDNs**](https://www.youtube.com/watch?v=yu6-I5gmDNs) **2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên** ***- Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất và cao nhất nước ta* lần lượt là: Tây Nguyên và Đồng Bằng sông Hồng.** ***- Lí do:* Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ chính sách dân số phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.** **3. Thuận lợi và khó khăn của quy mô dân số ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội** ***- Thuận lợi:*** **+ Nguồn lao động dồi dào.** **+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.** **+ Là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước.** ***- Khó khăn*: gây sức ép về kinh tế - xã hội, môi trường.** **II. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH** **1. *Đặc điểm cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta:*** **+ Cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta đang thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15 -- 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.** ***- Nguyên nhân, những thế mạnh và hạn chế của cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta:*** ***+ Nguyên nhân:*** - **Sự phát triển kinh tế, điều kiện sống, các dịch vụ y tế được cải thiện.** - **Giảm tỉ lệ sinh, duy trì mức sinh hợp lí.** - **Chính sách an sinh xã hội được cải thiện.** ***+ Thế mạnh:* đảm bảo nguồn lao động cho các ngành kinh tế.** ***+ Hạn chế:*** - **Suy giảm năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.** - **Sự gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng trong xã hội.** - **Sức ép đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống y tế.** - **Thách thức về xã hội: đảm bảo đời sống văn hóa và tinh thần cho người cao tuổi, điều chỉnh thị trường lao động - việc làm,...** **2. *Đặc điểm cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta:*** **+ Tỉ số giới tính của dân số: khá cân bằng - 99,4 nam/100 nữ (2021).** **+ Tình trạng mất cân bằng giới tính đang diễn ra ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng: chênh lệch lớn - 112 bé trai/100 bé gái (2021).** [**https://www.youtube.com/watch?v=k4Al73mS4Ko**](https://www.youtube.com/watch?v=k4Al73mS4Ko) ***- Nguyên nhân và những hậu quả của hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta:*** ***+ Nguyên nhân:*** - **Yếu tố tâm lí xã hội.** - **Mất cân bằng giới tính khi sinh.** ***+ Hậu quả:* gây ra những khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.** **3. Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc** ***- Trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống:*** - **Chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (khoảng 85,3%).** - **Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,7%.** **→ Luôn đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất; giữ gìn văn hoá, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế -- xã hội.** ***- Bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài:*** **+ Trên 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.** **+ Là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.** **→ Có đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.** **Những thế mạnh, hạn chế của cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc ở nước ta** ***- Thế mạnh:*** **+ Tạo nên sự phong phú, đặc sắc về văn hóa, đa dạng ngành nghề truyền thống.** **+ Các dân tộc đoàn kết, lợi thế trong xây dựng và phát triển đất nước.** ***- Hạn chế:*** **+ Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.** **+ Việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc gặp khó khăn.** **III. PHÂN BỐ DÂN CƯ** **1. Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta** ***- Mật độ dân số trung bình:* Khoảng 297 người/km^2^ (2021).** **- *Tỉ lệ dân số giữa đồng bằng với trung du miền núi:*** **+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất: 1 091 người/km^2^ (2021).** **+ Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất: 111 người/km^2^ (2021).** ***- Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn:*** **+ Có sự thay đổi theo thời gian.** **+ Tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng:** - **Dân thành thị: 37,1% (2021).** - **Dân nông thôn: 62,9% (2021).** **+ Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tác động của sự phát triển kinh tế.** **+ Kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.** ***- Ví dụ về vấn đề phân bố dân cư chưa hợp lí ở Thủ đô Hà Nội (số liệu năm 2019):*** ***+ Ở khu vực thành thị:* mật độ dân số là 9 343 người/km^2^, cao gấp 6,7 lần khu vực nông thôn.** ***+ Ở khu vực nông thôn:*** - **Mật độ dân số là 1 394 người/km^2^, cao hơn so với mật độ dân số bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng (1 060 người/km^2^); tương đương với Hải Phòng (1 299 người/km^2^), Hưng Yên (1 347 người/km^2^).** - **Phân bổ dân số ở các huyện ngoại thành tương đối chênh lệch: 2 huyện có mật độ dân số lớn nhất là Thanh Trì (4 343 người/km^2^), Hoài Đức (3 096 người/km^2^), cao gấp 4 - 6 lần so với các huyện thưa dân cư như Ba Vì (687 người/km^2^), Mỹ Đức (884 người/km^2^).** ***→ Mật độ dân số ở khá cao, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện ngoại thành còn khá lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng.*** ***\*Thế mạnh và hạn chế về dân số:*** ***- Thế mạnh: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đa dạng bản sắc văn hóa, dân tộc, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc,...*** ***- Hạn chế: Gây sức ép về kinh tế, xã hội, môi trường. Ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng nguồn lao động.*** ***IV. CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VIỆT NAM*** ***1. Chiến lược*** **- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng.** **- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.** **- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.** **- Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững, thích ứng với già hoá dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.** **- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và đảm bảo an ninh quốc phòng.** ***2. Giải pháp*** **- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số.** **- Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số.** **- Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, như: tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân, chăm sóc các bà mẹ mang thai trước và sau sinh, chăm sóc sức khoẻ người dân, sức khoẻ người cao tuổi.** **- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển; hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số.** **- Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.** ***V. LAO ĐỘNG*** ***1. Đặc điểm nguồn lao động*** ***a) Số lượng lao động*** **- Lực lượng lao động là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân.** **- Bình quân mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động.** **- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo liên tục tăng, đặc biệt là lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường.** ***b) Chất lượng lao động ở nước ta*** **- Người lao động nước ta sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cùng với truyền thống được tích luỹ qua nhiều thế hệ.** **- Chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.** ***2. Tình hình sử dụng lao động*** ***a. Theo ngành kinh tế*** **Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cơ cấu lao động ở nước ta cũng chuyển dịch tích cực:** ***- Khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ:* tỉ trọng lao động có xu hướng tăng.** ***- Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:* tỉ trọng lao động có xu hướng giảm.** ***b. Theo thành phần kinh tế*** ***-* Quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.** **- Cơ cấu lao động thay đổi theo xu hướng:** ***+ Khu vực Nhà nước:* giảm tỉ lệ lao động.** ***+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:* tăng tỉ lệ lao động.** ***+ Khu vực ngoài Nhà nước:* chiếm tỉ lệ cao nhất.** ***c. Theo thành thị và nông thôn*** **- Nước ta có 18,5 triệu lao động ở khu vực thành thị và 32,1 triệu lao động ở khu vực nông thôn (năm 2021).** **- Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.** **VI. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM** ***- Vấn đề việc làm*** ***+ Sự phát triển của các ngành kinh tế, đa dạng hoá các loại hình sản xuất và sự ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm.*** ***+ Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần quan tâm trong phát triển kinh tế -- xã hội.*** ***- Một số hướng giải quyết tỉnh trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta:*** **+ Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động.** **+ Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu việc làm.** **+ Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề.** **+ Đào tạo lao động các ngành gần với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học - công nghệ.** **+ Tăng cường truyền thông chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.** **VII. CÂU HỎI ÔN TẬP** **Câu 1.** Cho bảng số liệu: **Tổng số dân của nước ta, giai đoạn 1990 - 2021** *(Đơn vị: triệu người)* **Năm** **1990** **2000** **2015** **2021** ------------- ---------- ---------- ---------- ---------- Tổng số dân 66,9 77,6 92,2 98,5 *(Niên giám thống kê Việt Nam năm 2001, năm 2022)* Căn cứ bảng số liệu trên, hãy cho biết dân số năm 2021 tăng bao nhiêu triệu người so với năm 1990? *(làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của triệu người)* **Câu 2.** Năm 2021, dân số thành thị của nước ta là 36,6 triệu người và dân số nông thôn là 61,9 triệu người. Vậy tỉ lệ dân nông thôn của nước ta năm 2021 là bao nhiêu phần trăm? *(làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %)* **Câu 3.** Cho bảng số liệu: **Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của nước ta, giai đoạn 2010 - 2022** *(Đơn vị : ‰)* **Năm** **2010** **2015** **2019** **2020** **2021** **2022** ------------ ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- Tỉ lệ sinh 17,1 16,2 16,3 16,3 15,7 15,2 Tỉ lệ tử 6,8 6,8 6,3 6,06 6,4 6,1 *(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)* Cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta năm 2022 giảm đi bao nhiêu % so với năm 2010? *(làm tròn kết quả đến 2 chữ số thập phân của %)* **Câu 4.** Cho bảng số liệu: **Số dân của nước ta phân theo giới tính, giai đoạn 2010 - 2022** (*Đơn vị: Triệu người)* **Năm** **2010** **2015** **2020** **2022** --------- ---------- ---------- ---------- ---------- Nam 43,1 45,8 48,6 49,6 Nữ 44,0 46,4 49,0 49,9 *(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023)* Cho biết tỉ số giới tính của nước ta năm 2022 là bao nhiêu %? *(làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân của %)* **Trắc nghiệm chọn 1 đáp án** **Câu 1.** Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực **A.** công nghiệp. **B.** thương mại. **C.** du lịch. **D.** nông nghiệp. **Câu 2.** Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng **A.** giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp. **B.** tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp. **C.** tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng. **D.** giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng. **Câu 3.** Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta thay đổi theo xu hướng nào sau đây? **A.** Đã qua đào tạo giảm, sơ cấp tăng nhanh. **B.** Chưa qua đào tạo giảm, trung cấp giảm nhanh. **C. Đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo giảm.** **D.** Chưa qua đào tạo tăng, đại học trở lên giảm. **Câu 4.** Đâu không phải biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta? **A.** Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế. **B.** Chuyển nhanh lao động vào các đô thị. **C.** Nâng cao năng lực dự báo về việc làm. **D.** Xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề. **Câu 5.** Nguồn lao động nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây ? **A.** Qui mô lớn và đang tăng. **B.** Qui mô lớn và đang giảm. **C.** Qui mô nhỏ và đang tăng. **D.** Qui mô nhỏ và đang giảm. **Câu 6.** Nhận định nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta? **A.** Có tính cần cù, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. **B.** Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp. **C.** Trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng được nâng cao. **D.** Khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ về khoa học kĩ thuật. **Câu 7.** Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đặc điểm nào sau đây? **A.** Chiếm tỉ trọng thấp và đang tăng. **B.** Chiếm tỉ trọng cao và đang tăng. **C.** Chiếm tỉ trọng thấp và đang giảm. **D.** Chiếm tỉ trọng cao và đang giảm. **Câu 8.** Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là **A.** tập trung thâm canh tăng vụ. **B.** đa dạng hóa các hoạt động kinh tế. **C.** tập trung lao động vào đô thị. **D.** phát triển các ngành trình độ cao. **Câu 9.** Lao động nước ta vẫn tập trung nhiều ở các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu do **A.** các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao. **B.** thực hiện đa dạng hóa hoạt động sản xuất ở nông thôn. **C.** sử dụng nhiều máy móc vào sản xuất. **D.** tỷ lệ lao động thủ công vẫn còn cao. **Câu 10.** Lao động thành thị nước ta hiện nay **A.** mức sống phân hóa không rõ. **B.** đều sản xuất phi nông nghiệp. **C.** có xu hướng tăng lên liên tục. **D.** tỉ lệ thất nghiệp giảm nhanh. **Câu 11.** Lao động trong ngành thủy sản ở nước ta hiện nay A. thiếu kinh nghiệm trong khai thác thủy sản. B. trình độ tay nghề giữ ổn định qua các năm. C. đang được nâng dần kiến thức chuyên môn. D. chưa được sử dụng khoa học và công nghệ. **Câu 12.** Lao động trong ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay A. tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. B. trình độ chuyên môn ở mức rất cao. C. ứng dụng rất nhiều công nghệ mới. D. được nâng cao ý thức bảo vệ rừng. **Câu 13.** Lao động trong công nghiệp ở nước ta hiện nay A. chiếm toàn bộ cơ cấu lao động theo ngành. B. hầu hết đều có tác phong công nghiệp cao. C. tăng trình độ ứng dụng khoa học công nghệ. D. tỉ trọng giảm nhanh trong cơ cấu lao động. **Câu 14.** Lao động trong ngành giao thông vận tải nước ta hiện nay A. chỉ làm việc ở thành phố lớn. B. hầu hết tập trung ở nông thôn. C. trình độ dần được nâng lên. D. toàn bộ đều có chuyên môn. **Câu 15.** Lao động nước ta hiện nay A. chủ yếu công nhân có kĩ thuật. B. tập trung toàn bộ ở công nghiệp. C. đông đảo, thất nghiệp còn ít. D. tăng nhanh, phân bố không đều. **Câu 16.** Cơ cấu lao động theo ngành của nước ta hiện nay **A.** khu vực dịch vụ có xu hướng giảm. **B.** chuyển biến nhanh so với các nước. **C.** đồng đều giữa các khu vực kinh tế. **D.** thay đổi theo hướng công nghiệp hóa. BÀI 7. ĐÔ THỊ HÓA ----------------- ### I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA ### 1. LỊCH SỬ ĐÔ THỊ HÓA \- Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là thành Cổ Loa, ra đời vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên. \- Trong thời ki phong kiến, các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự và được hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí. \- Thời kì Pháp thuộc, nước ta có thêm một số đô thị lớn với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự. \- Từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm. \- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá ở nước ta đã có những chuyên biển tích cực, đặc biệt là từ sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới, quá trình đô thị hoá đã diễn ra nhanh. ### 2. TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ DÂN SỐ THÀNH THỊ Tỉ lệ dân thành thị và số dân thành thị ở nước ta liên tục tăng lên. Năm 2021. nước ta có 36,6 triệu dân thành thị, chiếm 37,1% dân số cả nước. ### 3. KHÔNG GIAN VÀ LỐI SỐNG ĐÔ THỊ \- Đô thị hoá đang diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng. Cảnh quan đô thị hiện đại và văn minh. \- Hai vùng đô thị là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được hình thành, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. \- Trong những năm gần đây, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng và trên cả nước. \- Lối sống thành thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hoá. ### II. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ \- Năm 2021, nước ta có tổng số 479 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II. 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV và loại V \- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 1, 18, 5\..... ### III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI \- Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn hằng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. \- Sự hình thành các khu đô thị mới với thiết kế hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư tử bên ngoài. \- Đô thị hoá đã thu hút lực lượng lao động và dân cư khá lớn về các đô thị, tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. \- Từ đô thị, lối sống văn minh hiện đại lan toả về vùng nông thôn. \- Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng. **IV. CÂU HỎI LUYỆN TẬP** **Câu 1.** Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp cho thấy **A.** nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. **B.** đô thị hóa chưa phát triển mạnh. **C.** điều kiện sống ở nông thôn khá cao. **D.** điều kiện sống ở thành thị khá cao. **Câu 2.** Đô thị nào sau đây được hình thành sớm nhất ở nước ta? **A.** Cổ Loa. **B.** Thăng Long. **C.** Phú Xuân. **D.** Hội An. **Câu 3.** Quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1945 - 1975 có đặc điểm nào sau đây? **A.** Số lượng đô thị tăng nhanh. **B.** Số lượng đô thị tăng chậm. **C.** Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. **D.** Đô thị hóa với tốc độ nhanh. **Câu 4.** Nước ta có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương? **A.** 5. **B.** 6. **C.** 7. **D.** 8. **Câu 5.** Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa nước ta? **A.** Đô thị hóa diễn ra nhanh. **B.** Phân bố đô thị không đều. **C.** Trình độ đô thị hóa cao. **D.** Dân thành thị chiếm tỉ lệ cao. **BÀI 9. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ** **I. Ý NGHĨA CỦA SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA** \- Phát triển nền kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lí các nguồn lực nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững. \- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào khoa học -- công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo. \- Tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống. \- Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. **II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA** \- Cơ cấu ngành kinh tế: \+ Các ngành kinh tế ở nước ta có tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. \+ GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. \+ Từ sự chuyển dịch này đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. \- Cơ cấu thành phần kinh tế: \+ Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.  - Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: \+ Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta cũng có sự chuyển dịch. \+ Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế động lực. \+ Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch, các địa phương đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từ đó tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. \- Phát triển bền vững: \+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa không chỉ đạt đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, trong đó, một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong phát triển các ngành kinh tế và quy hoạch lãnh thổ là bảo vệ môi trường. **III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH, THEO LÃNH THỔ VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ** **1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành** \* Chuyển dịch trong cơ cấu GDP: Có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. \* Chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế:  - Trong công nghiệp: \+ Theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học -- công nghệ và đổi mới sáng tạo. \+ Tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng.  - Trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: \+ Cơ cấu lại nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. \+ Chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. \+ Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản với công nghiệp và dịch vụ  - Trong dịch vụ: \+ Phát triển mạnh nhóm ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng cao hơn nhóm ngành sản xuất và cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế. \+ Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ trên nền* *tảng ứng dụng những thành tựu khoa học -- công nghệ hiện đại. **2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ** \- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nhằm phát huy tối đa lợi thế của các vùng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí, tạo không gian phát triển mới. \- Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế và 4 vùng kinh tế trọng điểm, phát triển 4 vùng động lực, các cực tăng trưởng quốc gia là các đầu tàu lôi kéo sự phát triển cả nước. \- Tổ chức không gian các ngành kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại. **3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần** ***a) Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế*** \- Cơ cấu theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. \- Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ và được thể hiện ở sự thay đổi về tỉ trọng của các thành phần kinh tế trong đóng góp vào GDP của cả nước. b\) Vai trò của các thành phần kinh tế \- Các thành phần kinh tế có vai trò khác nhau, có mối quan hệ và tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. **IV. CÂU HỎI LUYỆN TẬP** **Câu 1.** Cho thông tin sau: Đối với nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, cơ cấu dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng của ngành thuỷ sản, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp. Giá trị các sản phẩm nông nghiệp được nâng cao qua việc liên kết với công nghiệp chế biến, các dịch vụ nông nghiệp, theo chuỗi giá trị: sản xuất - chế biến - tiêu thụ. **a)** Trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta hiện nay đã chú trọng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. **b)** Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hóa nông thôn, ưu tiên phục vụ nhu cầu tại chỗ **c)** Công nghiệp chế biến góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. **d)** Để tham gia vào các chuỗi cung ứng giá trị, ngành nông nghiệp nước ta cần thu hút thêm nhiều vốn đầu tư. **Câu 2.** Cho bảng số liệu: **Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế nước ta,** **giai đoạn 2012 - 2021** ***(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)*** +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Năm** | **2012** | **2015** | **2020** | **2021** | | | | | | | | **Khu vực** | | | | | +=============+=============+=============+=============+=============+ | **Tổng số** | **4073,8** | **5191,3** | **8044,4** | **8479,7** | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Nông, lâm | 659,9 | 751,4 | 1018 | 1065,1 | | nghiệp và | | | | | | thủy sản | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Công nghiệp | 1460,9 | 1778,9 | 2955,8 | 3177,9 | | và xây dựng | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Dịch vụ | 1593,6 | 2190,4 | 3365,1 | 3494,3 | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Thuế sản | 359,4 | 470,6 | 705,5 | 742,4 | | phẩm trừ | | | | | | trợ cấp sản | | | | | | phẩm** | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ *(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)* **a)** Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta tăng liên tục trong giai đoạn 2012 - 2021. **b)** Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn có giá trị nhỏ nhất và xu hướng giảm tỉ trọng. **c)** Cơ cấu GDP của nước ta chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. **d)** Biểu đồ cột là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2012 - 2021. **Câu 3.** Cho bảng số liệu: **GDP của nước ta phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010 - 2020** *(Đơn vị : Tỉ đồng)* **Năm** **2010** **2015** **2018** **2020** ------------------------------------ ----------- ----------- ----------- ----------- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 421 253 489 989 535 022 565 987 Công nghiệp, xây dựng 904 775 1 778 887 2 561 274 2 955 806 Dịch vụ 1 113 126 2 190 376 2 955 777 3 365 060 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 300 689 470 631 629 411 705 470 *(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, năm 2022)* **a)** Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế ở nước ta có tốc độ tăng không đều nhau. **b)** Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất. **c)** Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. **d)** Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng tăng trưởng liên tục qua các năm. **Câu 4.** Cho thông tin sau: Trong những năm qua, cơ **cấu** kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP tăng lên. Tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng lao động tăng nhanh.  **a)** Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. **b)** Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày càng tăng. **c)** Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm. **d)** Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với sự chuyển dịch cơ cấu lao động BÀI 10. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ------------------------------------------------------------- ### I. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN \- Là trụ đỡ của nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. \- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho một đất nước đông dân, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho các ngành công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ. \- Cho phép khai thác hợp lí hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm, tạo ra nông sản hàng hoá và đáp ứng với nhu cầu của thị trường. \- Đối với xây dựng nông thôn mới, tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn. =\> Làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. ### II. NÔNG NGHIỆP ### 1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp ***a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên*** *- Địa hình và đất:* \+ Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát. =\>  thuận lợi để quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm. \+ Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tập trung. \* - Khí hậu:* mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hóa theo độ cao địa hình, tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp. \* - Nguồn nước:* Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. \* - Sinh vật:* Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các đồng có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, dê. \- Tuy nhiên, bão, lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi\..... đe doạ đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. ***b) Điều kiện kinh tế - xã hội*** \- Dân cư và lao động:  \+ Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.  \+ Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới. \+ Khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, tạo ra giá trị và chất lượng sản phẩm tốt hơn. \+ Các chính sách, môi trường thể chế thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp. Nước ta còn tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do =\> Điều đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu nông sản đến các thị trường tiềm năng. \- Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực. ### 2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp \- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. \- Nội bộ ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất của các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường. Các cây trồng mới có triển vọng được ưu tiên chú trọng phát triển. \- Trong ngành chăn nuôi, tỉ trọng các ngành có tiềm năng và thị trường lớn như thịt gia cầm, trứng, sữa có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi lợn và gia súc lớn được duy trì. \- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có sự phát triển nhanh. ### 3. Tình hình phát triển và phân bố của nông nghiệp ***- Ngành trồng trọt:*** \+ Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng. \+ Cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta khá đa dạng. ***- Ngành chăn nuôi:*** \+ Chăn nuôi đang từng bước phát triển để trở thành ngành sản xuất quan trọng.  \+ Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, dê và gia cầm (gà, vịt\....).  \+ Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng.  \+ Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y,\... được đầu tư. ### 4. Xu hướng phát triển \- Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. \- Phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản ở cả trong nước và ngoài nước. \- Phát triển nông nghiệp gắn với các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn. \- Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; ứng phó với biến đổi khí hậu. ### III. LÂM NGHIỆP ### 1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp \* Thế mạnh \- Diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, với tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42% diện tích tự nhiên. \- Rừng phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. \- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới và đặc biệt có nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị, cùng nhiều loại chim, thủ quý. \- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào nên thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng. \- Khoa học -- công nghệ gắn với lâm nghiệp được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi. \- Hệ thống các chính sách được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời, góp phần bảo tồn nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành dịch vụ từ rừng. \- Gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay. \* Hạn chế \- Chất lượng rừng còn thấp \- Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,\... ### 2. Tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp ***a) Lâm sinh*** \- Diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục qua các năm. \- Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mô, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý. \- Hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng. \- Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. ***b) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản*** \- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. \- Sản lượng gỗ rừng trồng tăng, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến chủ động được cơ bản nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ Việt Nam. ***- ***Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ. ### 3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng \- Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có. \- Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp, hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gần với chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. \- Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lí rừng. \- Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong quản lý giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. ### IV. THỦY SẢN ### 1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy sản ***\* Thế mạnh*** \- Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới, có nguồn lợi hải sản khá phong phú. \- Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm. \- Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông.  \- Trong vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả tôm, cả nước ngọt. \- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng có thể diễn ra quanh năm với nhiều loại thuỷ sản nhiệt đới có giá trị. \- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.  \- Các phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại, tạo điều kiện cho đánh bắt xa bờ.  \- Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của nước ta ngày càng thuận lợi hơn nhờ hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá và hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng. \- Các chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ. \- Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do đã giúp cho thị trường của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng. ***\* Hạn chế*** \- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai. \- Ô nhiễm môi trường nước. \- Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. ### 2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản \- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng. \- Năm 2021, giá trị sản xuất của thuỷ sản chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, với tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 6%/năm. \- Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản. **V. CÂU HỎI LUYỆN TẬP** 1. **Nhận biết** **Câu 1.** Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay là **A.** hạn chế tình trạng du cư. **B.** trồng rừng trên đất trống, đồi trọc. **C.** triển khai Luật Lâm nghiệp. **D.** giao quyền sử dụng, bảo vệ rừng. **Câu 2.** Vùng nào sau đây có nghề nuôi tôm phát triển nhất nước ta? **A.** Duyên hải Nam Trung Bộ. **B.** Đồng bằng sông Hồng. **C.** Đồng bằng sông Cửu Long. **D.** Bắc Trung Bộ. **Câu 3.** Nghề nuôi cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông nào của nước ta? **A.** Sông Hồng, sông Thái Bình. **B.** Sông Mã, sông Cả. **C.** Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. **D.** Sông Tiền, sông Hậu. **Câu 4.** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với ngành thủy sản ở nước ta? **A.** Khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ. **B.** Sản lượng khai thác luôn cao hơn nuôi trồng. **C.** Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn. **D.** Khai thác hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh. **Câu 5.** Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta gặp những khó khăn chủ yếu nào sau đây? **A.** Vùng biển rộng lớn, tài nguyên đa dạng. **B.** Có nhiều ngư trường, bãi cá lớn. **C.** Nhiều bão, áp thấp và ô nhiễm môi trường. **D.** Nhiều vũng, vịnh, đầm phá ven bờ. **Câu 6.** Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta? **A.** Duyên hải Nam Trung Bộ. **B.** Đông Nam Bộ. **C.** Đồng bằng sông Hồng. **D.** Đồng bằng sông Cửu Long. **Câu 7.** Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta là **A.** bão. **B.** lũ lụt. **C.** hạn hán. **D.** sạt lở bờ biển. **Câu 8.** Vùng nào sau đây có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản? **A.** Đồng bằng sông Cửu Long. **B.** Bắc Trung Bộ. **C.** Duyên hải Nam Trung Bộ. **D.** Trung du miền núi Bắc Bộ. **Câu 9.** Thế mạnh vượt trội để phát triển mạnh ngành thủy sản ở Đồng băng sông Cửu Long so với các vùng khác là **A.** khai thác thủy sản. **B.** chế biến thủy sản. **C.** nuôi trồng thủy sản. **D.** bảo quản thủy sản. **Câu 9.** Ngư trường nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là **A.** Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. **B.** Cà Mau - Kiên Giang. **C.** Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. **D.** Hải Phòng - Quảng Ninh. **Câu 10.** Tỉnh nào có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất trong các tỉnh sau đây? **A.** Kiên Giang. **B.** Nghệ An. **C.** Quảng Bình. **D.** Thanh Hóa. **Câu 11.** Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm? **A.** 4. **B.** 5. **C.** 6. **D.** 7 **Câu 12.** Phát biểu nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? **A.** Trong rừng có nhiều gỗ và lâm sản quý. **B.** Diện tích rừng giàu được phục hồi nhanh. **C.** Tỉ lệ che phủ rừng giảm sút nhanh chóng. **D.** Tài nguyên rừng phân bố đều khắp các vùng. **Câu 13.** Hoạt động nuôi trồng thủy sản của nước ta hiện nay **A.** chịu sự chi phối của nhân tố thị trường. **B.** chưa đa dạng về đối tượng nuôi trồng. **C.** sản lượng nuôi trồng ngày càng giảm. **D.** các vùng nước ngọt chủ yếu nuôi tôm. **2. Thông hiểu** **Câu 1.** Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa? **A.** Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. **B.** Mỗi địa phương sản xuất nhiều loại sản phẩm. **C.** Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. **D.** Phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ. **Câu 2.** Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta **A.** phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới. **B.** hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. **C.** đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. **D.** đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. **Câu 3.** Sự phân mùa khí hậu của nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp **A.** có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng. **B.** đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. **C.** có nhiều phương thức canh tác khác nhau. **D.** đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. **Câu 4.** Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng trong nông nghiệp chủ yếu là do sự phân hóa của điều kiện **A.** khí hậu và nguồn nước. **B.** địa hình và đất trồng. **C.** khí hậu và đất trồng. **D.** địa hình và khí hậu. **3. Vận dụng** **Câu 1.** Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là **A.** tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động. **B.** đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ. **C.** khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên. **D.** tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng. **Câu 2. Phát biểu nào sau đây thể hiện điều kiện chăn nuôi ở nước ta?** **A. Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.** **B. Xu hướng chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp được phát triển.** **C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.** **D. Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.** **Câu 3.** Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, biện pháp quan trọng nhất là **A.** tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa. **B.** cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông và ven biển. **C.** đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. **D.** khai hoang mở rộng diện tích. **Câu 4.** Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta là **A.** khai thác hợp lí tự nhiên, sử dụng hiệu quả lao động. **B.** sử dụng hiệu quả nguồn lao động, bảo vệ môi trường. **C.** bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí điều kiện tự nhiên. **D.** tạo thêm việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn lao động. **Câu 5.** Nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là từ **A.** phụ phẩm thủy sản. **B.** công nghiệp chế biến. **C.** sản xuất thực phẩm. **D.** sản xuất lương thực. **Câu 6.** Phát biểu nào sau đây đúng với ngành chăn nuôi của nước ta? **A.** Cơ sở thức ăn dần đảm bảo, phổ biến hình thức trang trại. **B.** Dịch bệnh ít xảy ra, sản phẩm qua giết mổ giảm nhanh. **C.** Thị trường tiêu thụ rất ổn định, nguồn thức ăn phong phú. **D.** Giống năng suất cao còn ít, đàn trâu nuôi nhiều ở Nam Bộ. **Câu 7.** Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay? **A.** Cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn. **B.** Dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ. **C.** Trình độ lao động được nâng cao. **D.** Nhu cầu thị trường tăng nhanh. **Câu 8.** Sự phân hóa của yếu tố chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng? **A.** Địa hình, đất trồng. **B.** Chế độ nhiệt, mưa **C.** Loại gió thịnh hành. **D.** Chế độ nước sông. **Trắc nghiệm đúng sai** **Câu 1.** Cho thông tin sau: ***Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất của đất nước, cả trong quá khứ, hiện tại, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự ổn định và phát triển của đất nước, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.*** ***a) Ngành nông nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế khác ở nước ta.*** ***b) Phát triển nông nghiệp góp phần khai thác hợp lí các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.*** ***c) Nước ta hiện nay có khối lượng một số nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới do đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa.*** ***d) Để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, giải pháp quan trọng nhất là phát triển thủy lợi.*** ***Câu 2. Cho thông tin sau:*** Khu vực đồng bằng chiểm 1/4 diện tích với đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển. Đất ở các đổng bằng châu thổ chủ yếu là đất phù sa có độ phì cao, màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, tạo thuận lợi cho chăn nuôi lợn và gia cầm. **a)** Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn của nước ta. **b)** Đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng là điều kiện chủ yếu nhất cho các đồng bằng phát triển nông nghiệp hữu cơ. **c)** Các đồng bằng là nơi tập trung đàn gia súc nhỏ và gia cầm qui mô lớn do thị trường rộng, nguồn thức ăn dồi dào. **d)** Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có qui mô đàn vịt lớn nhất cả nước do có diện tích mặt nước lớn, khí hậu thuận lợi. **Câu 3.** Cho thông tin sau: Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong nhiều khâu sản xuất: lai tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; kĩ thuật tiên tiến được sử dụng trong canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm,.. tạo ra các sản phẩm an toàn, có giá trị cao. **a)** Năng suất các sản phẩm nông nghiệp của nước ta hiện nay nâng cao do áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. **b)** Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác cao do trình độ thâm canh cao. **c)** Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ giúp tăng hiệu quả của ngành chăn nuôi. **d)** Công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp là giải pháp bắt buộc để nâng cao hiệu quả nông nghiệp ở tất cả các vùng. **Câu 4.** Cho thông tin sau: Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu, có mặt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,\... **a)** Nông sản của Việt Nam đã xâm nhập được nhiều thị trường khó tính trên thế giới. **b)** Do quá trình toàn cầu hóa nên thị trường nông sản của nước ta ngày càng thu hẹp. **c)** Việc mở rộng thị trường làm cho diện tích các cây trồng hàng hóa nước ta tăng. **d)** Khó khăn lớn nhất của yếu tố thị trường đối với nông sản nước ta là yêu

Use Quizgecko on...
Browser
Browser