Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 12 - Năm học 2024 - 2025 PDF
Document Details
Uploaded by IssueFreeRadon
Tags
Summary
This document is a study guide for a geography exam for Vietnamese 12th graders. It contains multiple-choice questions about Vietnamese geography topics.
Full Transcript
**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 -- ĐỊA LÝ 12 -- NH 24 -- 25** **PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM** **I. DẠNG THỨC 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN** **Câu 1.** Nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương nên nước ta **[A]**. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai từ biển Đông. **B**. giàu tài nguy...
**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 -- ĐỊA LÝ 12 -- NH 24 -- 25** **PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM** **I. DẠNG THỨC 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN** **Câu 1.** Nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương nên nước ta **[A]**. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai từ biển Đông. **B**. giàu tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. **C**. có thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. **D**. chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á. **Câu 2.** Về mặt kinh tế, vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta **A**. có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. **[B]**. phát triển đa dạng các ngành kinh tế. **C**. chung sống hòa bình với các nước trong khu vực. **D**. có sự phân hóa thiên nhiên đa dạng giữa các vùng. **Câu 3.** Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên **A**. khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt. **[B]**. lãnh thổ có nhiệt độ trung bình cao. **C**. các hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú. **D**. có lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn. **Câu 4.** Nước ta có thành phần loài sinh vật rất phong phú là do **[A]**. nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài động, thực vật. **B**. lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. **C**. lãnh thổ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. **D**. lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc -- Nam và khí hậu có sự phân hóa. **Câu 5.** Với vị trí địa lí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, nước ta có điều kiện thuận lợi để **A**. phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. **B**. chung sống hòa bình với các nước trong khu vực. **[C]**. thu hút đầu tư, mở rộng giao thương quốc tế. **D**. là cửa ngõ ra biển cho các quốc gia lân cận. **Câu 6.** Tài nguyên khoáng sản của nước ta đa dạng là do **[A.]** nằm gần vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. B. nằm gần vị trí "vành đai lửa" Thái Bình Dương. C. các vận động tạo núi diễn ra liên tục ở giai đoạn Tân kiến tạo. D. khí hậu ngày càng lạnh dẫn đến quá trình hoá thạch diễn ra nhanh chóng. **Câu 7.** Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện qua A. thời tiết luôn ấm áp, ít chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai. B. lượng mưa trong năm lớn, nhiệt độ trung bình năm thấp. C. sự thay đổi nhiệt đô từ Bắc vào Nam và sự đối lập về mùa. **[D.]** nắng nhiều, lượng bức xạ lớn và nhiệt độ trung bình năm cao. **Câu 8.** Số ngày mưa nhiều, tổng lượng mưa lớn và độ ẩm không khí trung bình năm cao là biểu hiện A. về cân bằng ẩm của khí hậu. **[B.]** tính ẩm của khí hậu. C. tính nhiệt đới của khí hậu. D. tính phân hoá của khí hậu. **Câu 9.** Miền Bắc có thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông là do A. Tín phong hoạt động mạnh lấn át gió mùa Đông Bắc. B. gió mùa Tây Nam vượt dãy Trường Sơn. C. gió mùa Tây Nam bắt đầu hoạt động. **[D.]** gió mùa Đông Bắc di chuyển qua lục địa. **Câu 10.** Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là **[A.]** quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở đồi núi và bồi tụ ở đồng bằng. B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, chủ yếu là núi thấp. C. không có các dạng địa hình độc đáo như: hang động, thung khô,... D. địa hình cả nước đều có hướng nghiêng tây bắc -- đông nam. **Câu 11.** Biểu hiện tính nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi nước ta là A. sông nhiều nước và lên xuống thất thường. **[B.]** nhiều sông, sông nhiều nước, nhiều phù sa và phân mùa. C. nhiều sông, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy xiết. D. nhiều sông lớn, chế độ nước khá điều hoà trong năm. **Câu 12.** Biểu hiện tính nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần đất ở nước ta là **[A.]** quá trình hình thành đất feralit diễn ra nhanh với tầng phong hoá dày. B. quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, hình thành nên nhiều dạng địa hình. C. có nhiều loại đất, phân bố thành các vùng tập trung. D. hình thành đất pha cát màu mỡ ở các vùng cửa sông. **Câu 13.** Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là A. lượng mưa dồi dào. **[B.]** có nền nhiệt cao. C. độ ẩm không khí cao. D. có hai mùa gió chính. **Câu 14.** Biểu hiện tính chất ẩm của khí hậu nước ta là A. lượng bức xạ lớn. B. số giờ nắng cao. C. biên độ nhiệt năm lớn. **[D.]** độ ẩm không khí cao. **Câu 15.** Biểu hiện tính chất gió mùa của khí hậu nước ta là A. cán cân bức xạ luôn dương. B. cân bằng ẩm luôn dương. **[C.]** trong năm có 2 mùa rõ rệt. D. nhiệt độ trung bình năm cao. **Câu 16.** Phạm vi hoạt động chủ yếu của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là **[A.]** từ dãy Bạch Mã trở ra. B. từ dãy Bạch Mã trở vào. C. trong tất cả các vùng. D. ở đồng bằng Nam Bộ. **Câu 17.** Phạm vi hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta là A. từ dãy Bạch Mã trở ra. B. từ dãy Bạch Mã trở vào. **[C.]** trên toàn bộ lãnh thổ. D. ở đồng bằng Bắc Bộ. **Câu 18.** Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi A. ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn. B. ảnh hưởng sâu sắc hoàn lưu gió mùa. **[C.]** vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. **Câu 19.** Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? **[A.]** Đồi núi thấp và đồng bằng là chủ yếu, núi có hướng vòng cung. B. Núi cao là chủ yếu, núi có hướng tây bắc -- đông nam. C. Đồi và núi thấp là chủ yếu, núi có hướng tây -- đông. D. Đồng bằng là chủ yếu, chỉ có một số núi sót. **Câu 20.** So với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông A. ngắn và nhiệt độ trung bình năm trên 20^0^C. **[B.]** đến sớm và kết thúc muộn hơn, nhiệt độ xuống thấp. C. thường đến muộn và kết thúc muộn hơn, nhiệt độ ít thay đổi. D. đến sớm và kết thúc sớm hơn, nhiệt độ cao hơn. **Câu 21.** Sông ngòi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai hướng chính là A. tây nam -- đông bắc và vòng cung. B. đông -- đông bắc và tây -- tây bắc. **[C.]** tây bắc -- đông nam và vòng cung. D. đông -- tây và vòng cung. **Câu 22.** Hai nhóm đất chính của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. đất mặn và đất phù sa. **[B.]** đất feralit và đất phù sa. C. đất feralit và đất xám. D. đất phù sa và đất xám. **Câu 23.** Khoáng sản có trữ lượng lớn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ so với các miền khác là **[A.]** than đá. B. bô -- xít. C. ti -- tan. D. a -- pa -- tít. **Câu 24.** Ý nào sau đây là đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Vùng Trường Sơn Bắc hầu hết là núi cao, hướng tây -- đông. B. Các dãy núi cao nằm sát biên giới Việt -- Lào có độ cao trên 2000m. **[C.]** Địa hình cao nhất nước ta, núi có hướng tây bắc -- đông nam là chủ yếu. D. Có nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, các đồng bằng châu thổ rộng lớn. **Câu 25.** Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông **[A.]** ngắn, ở vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ trung bình năm dưới 15^0^C. B. lạnh nhất nước ta, nhiệt độ trung bình năm đều dưới 15^0^C. C. lạnh, kéo dài, nhiệt độ xuống rất thấp. D. đến sớm, nhiệt độ trung bình năm trên 20^0^C. **Câu 26.** Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Gồm các dãy núi cao, cao nguyên đá vôi, thung lũng rộng và đồng bằng. B. Địa hình đa dạng nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng ven biển. **[C.]** Gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan, sơn nguyên bóc mòn và đồng bằng. D. Chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng châu thổ rộng lớn. **Câu 27.** Khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có A. tính chất cận nhiệt đới, biê độ nhiệt độ năm lớn. **[B.]** sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn Nam. C. tính chất cận xích đạo, với nền nhiệt cao và biên độ nhiệt độ năm lớn. D. tính chất nhiệt đới, với nền nhiệt độ thấp và sự phân mùa rõ rệt. **Câu 28.** Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ so với các miền khác là A. a -- pa -- tít và chì -- kẽm. **[B.]** dầu mỏ và khí tự nhiên. C. đá vôi và sét, cao lanh. D. than đá và than nâu. **Câu 29:** Sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta chủ yếu do **A.** địa hình phần lãnh thổ phía Nam cao hơn phía Bắc. **B.** Tín phong Đông Bắc hoạt động mạnh ở miền Bắc. **[C.]** gió mùa Đông Bắc suy yếu dần từ Bắc vào Nam. **D.** mùa mưa muộn dần theo chiều từ Nam ra Bắc. **Câu 30:** Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có **A.** tiềm năng phát triển kinh tế biển. **B.** hai mùa đông và hạ đối lập nhau. **[C.]** hai mùa mưa và khô đối lập nhau. **D.** phong cảnh giống như vùng ôn đới. **Câu 31:** Sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của **[A.]** độ cao địa hình và hướng nghiêng chung. **B.** Tín phong Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới. **C.** gió mùa Đông Bắc và hướng các dãy núi. **D.** vị trí giáp Biển Đông và gió mùa Tây Nam. **Câu 32:** Sinh vật của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có **[A.]** các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. **B.** các loài rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. **C.** rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. **D.** các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. **Câu 33:** Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm nào sau đây? **A.** Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi. **B.** Các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông. **C.** Đồng bằng mở rộng, đường bờ biển bằng phẳng. **[D.]** Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ. **Câu 34:** Trong tự nhiên, thành phần loài sinh vật chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là các loài **A.** cận nhiệt. **B.** xích đạo. **C.** ôn đới. **[D.]** nhiệt đới. **Câu 13:** Thiên nhiên vùng núi nào sau đây của nước ta giống như vùng ôn đới? **A.** Vùng núi Trường Sơn Nam. **B.** Vùng núi Trường Sơn Bắc. **[C.]** Vùng núi cao Tây Bắc. **D.** Vùng núi thấp Tây Bắc. **Câu 35:** Khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây? **[A.]** Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo. **B.** Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. **C.** Nhiệt độ trung bình năm rất thấp. **D.** Có mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng. **Câu 36**. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta là **Câu 37.** Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên số lượng, thành phần loài sinh vật nước ta là do **Câu 38.** Biểu hiện chủ yếu nhất của sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta là **Câu 39.** Quá trình xói mòn đất nước ta chủ yếu xảy ra ở **Câu 40.** Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở **II. DẠNG THỨC 2. Đúng -- Sai** **Câu 1.** Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây. Việt Nam nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, điểm cực Bắc nước ta ở 23^o^ 23^'^B, cực Nam ở 8^o^ 34^'^B, cực Tây ở 102^o^ 09^'^Đ và cực Đông ở 109^o^ 28^'^ Đ. Vùng biển nước ta kéo dài tới khoảng vĩ độ 6^o^ 50^'^B và từ kinh độ 101^o^Đ đến khoảng kinh độ 117^o^ 20^'^ Đ. a\) Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài khoảng 15 vĩ độ. **ĐÚNG** b\) Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. **ĐÚNG** c\) Nhờ vị trí địa lí nên nước ta ít chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu. **SAI** d\) Nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và Tín phong. **ĐÚNG** **Câu 2.** Cho đoạn thông tin sau: *Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 - 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng". (Nguồn: [www.vuphong.vn](http://www.vuphong.vn))* a\) Số giờ nắng cao, lượng bức xạ mặt trời lớn là biểu hiện của tính chất nhiệt đới trong khí hậu nước ta. **ĐÚNG** b\) Lượng bức xạ mặt trời ở phía Nam cao hơn phía Bắc là do vị trí gần chí tuyến. **SAI** c\) Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng của khu vực phía Nam nước ta. **ĐÚNG** d\) Số giờ nắng cao, lượng bức xạ mặt trời lớn là do vị trí nước ta nằm trong vùng hoạt động điển hình của gió mùa châu Á. **SAI** **Câu 3.** Cho đoạn thông tin sau: *Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông kéo dài và lạnh nhất nước, thiên nhiên mang sắc thái của miền cận nhiệt đới. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn. Vùng núi thấp ở phía nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn thiên nhiên lại giống vùng ôn đới.* a\) Đây là biểu hiện chủ yếu của sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. **SAI** b\) Đông Bắc là vùng đón gió mùa mùa đông sớm nhất ở nước ta. **ĐÚNG** c\) Vùng núi cao Tây Bắc thiên nhiên giống ôn đới là do độ cao địa hình. **ĐÚNG** d\) Sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông Bắc với Tây Bắc là do bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn. **SAI** **Câu 4.** Cho đoạn thông tin sau: *Với ¼ diện tích lãnh thổ là đồng bằng, ¾ là đồi núi, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, núi cao chỉ chiếm 1%. Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao, với 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.* a\) Đai nhiệt đới gió mùa sinh vật chiếm ưu thế là các loài cận nhiệt đới. **SAI** b\) Đai ôn đới gió mùa trên núi phổ biến ở tất cả các vùng nước ta. **SAI** c\) Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao tạo nên sự đa dạng về cảnh quan cũng như sự phong phú về nguồn gốc cây trồng cho các vùng nước ta. **ĐÚNG** d\) Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao chủ yếu do sự phân hóa địa hình dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao. **ĐÚNG** **Câu 5.** Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây. Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử đụng đất hiện nay chưa hợp lí làm cho tài nguyên đất đang bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tài nguyên đất, trong đó có cả nhân tố tự nhiên và nhân tố con người. a\) Hoang mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phì, ô nhiễm đất,... là biểu hiện của suy giảm tài nguyên đất. **ĐÚNG** b\) Tình trạng nước biển dâng, cát bay, sử dụng phân bón, chất thải công nghiệp,... là các nguyên nhân tự nhiên làm cho đất bị suy thoái. **SAI** c\) Các chất thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và sử dụng phân hoá học,... gây ô nhiễm đất, giảm độ phì trong đất. **ĐÚNG** d\) Sự suy giảm tà nguyên rừng, biến đổi khí hậu,... dẫn tới tình trạng xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn,... **ĐÚNG** **PHẦN III: TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN** **Câu 1. Cho bảng số liệu: Lượng mưa các tháng tại HN năm 2022 (Đơn vị: mm)** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** --------------- ---------- ----------- ---------- ---------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ---------- --------- ---------- **Lượng mưa** **46,8** **103,7** **47,2** **68,7** **414,9** **296,9** **392,5** **486,3** **242,0** **84,4** **7,8** **13,7** **Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng lượng mưa của HN năm 2022 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm) 2205** **Câu 2. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng tại HN năm 2022 (Đơn vị:^o^C)** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** -------------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- **Nhiệt độ** **16,4** **17,0** **20,2** **23,7** **27,3** **28,8** **28,9** **28,2** **27,2** **24,6** **21,4** **18,2** **Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính nhiệt độ trung bình năm của HN năm 2022 (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân) 23,5** **Câu 3. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng tại HN năm 2023 (Đơn vị:^o^C)** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** -------------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- **Nhiệt độ** **16,4** **17,0** **20,2** **23,7** **27,3** **28,8** **28,9** **28,2** **27,2** **24,6** **21,4** **18,2** **Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt độ năm của HN năm 2022 (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân) 12,5** **Câu 4. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi của Tp HCM (Đơn vị: mm)** Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi ---------- ----------- --------------- Tp. HCM **1 931** **1 686** **Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính cân bằng ẩm của** Tp. HCM **(làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm) 245** **Câu 5.** *Cho bảng số liệu* *Diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943 -- 2021* *(Đơn vị: triệu ha)* +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | **Năm** | **1943** | **2010** | **2021** | | | | | | | **Tiêu chí** | | | | +=================+=================+=================+=================+ | Tổng diện tích | 14,3 | 13,4 | 14,7 | | rừng | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | *- Diện tích | 14,3 | 10,3 | 10,1 | | rừng tự nhiên* | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | *- Diện tích | 0,0 | 3,1 | 4,6 | | rừng trồng* | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ *(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, năm 2022)* Tính tỉ lệ điện tích rừng tự nhiên và rừng trồng nước ta năm 2021? **Câu 6. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình của một số trạm khí hậu nước ta (Đơn vị:^o^C)** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** -------------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- **Lạng Sơn** 13,1 14,7 18,0 22,3 25,5 26,9 27,1 26,6 25,2 22,3 18,4 14,6 **Kon Tum** **21,1** **22,8** **24,8** **25,9** **25,7** **25,0** **24,5** **24,2** **24,0** **23,6** **22,6** **21,1** **Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn và Kon Tum chênh lệch bao nhiêu ^o^C? (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân)23,775 - 21,225 = 2,6** **Câu 7. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình của một số trạm khí hậu nước ta (Đơn vị:^o^C)** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** -------------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- ---------- **Lạng Sơn** 13,1 14,7 18,0 22,3 25,5 26,9 27,1 26,6 25,2 22,3 18,4 14,6 **Kon Tum** **21,1** **22,8** **24,8** **25,9** **25,7** **25,0** **24,5** **24,2** **24,0** **23,6** **22,6** **21,1** **Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết biên độ nhiệt độ năm của Lạng Sơn lớn hơn Kon Tum bao nhiêu ^o^C? (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân) 14-4,8=9,2** **Câu 8. Cho bảng số liệu: Lượng mưa các tháng tại Huế năm 2023** **(Đơn vị: mm)** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** --------------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- --------- --------- -------- **Lượng mưa** 296,5 234,2 2,3 44,6 142,5 92,3 10,6 41,8 681,7 1.613,3 1.005,5 785,7 **Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng lượng mưa của Huế năm 2023 *(làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm) 4951*** **Câu 9. Năm 2023, Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 5 là 29,7^o^C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 26, 5 ^o^C. Hỏi biên độ nhiệt độ năm của Vũng Tàu là bao nhiêu ^o^C *(làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân)* 3,2** **Câu 10. Cho bảng số liệu: Lượng mưa trung bình các tháng của Cà Mau năm 2023** **(Đơn vị:mm)** **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** --------------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- -------- -------- -------- **Lượng mưa** 14,1 14,8 1,6 145,5 182,2 261,7 557,8 264,3 481,2 476,1 225,7 24,6 **Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết lượng mưa trong mùa mưa và trong mùa khô của Cà Mau chênh lệch nhau bao nhiêu lần? *(làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân)*** **Câu 11. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội (Đơn vị: mm)** Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi ---------- ----------- --------------- Hà Nội 1667 989 **Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính cân bằng ẩm của Hà Nội *(làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm)* 678** **Câu 12.** Ở00Ở sườnỞ chân núi bên sườn đón gió, nhiệt độ không khí là 32^0^C; đến độ cao 2500m thì nhiệt độ ở đỉnh núi lúc đó là **17**