Đề kiểm tra Vật lý THPT Giồng Riềng
Document Details
Uploaded by Deleted User
Trường THPT Giồng Riềng
Sở Giáo Dục Kiên Giang
Tags
Summary
Đề kiểm tra Vật lý, môn Vật lý, mã đề 001, trường THPT Giồng Riềng. Số câu hỏi: 15 câu trắc nghiệm, bao gồm các dạng câu hỏi về nhiệt học, các hiện tượng nhiệt trong vật lý.
Full Transcript
**SỞ GIÁO DỤC KIÊN GIANG** **Trường THPT Giồng Riềng** **NGUYỄN VĂN ĐIỆP** **MÔN: VẬT LÝ** *Thời gian làm bài: 15 phút; không kể thời gian phát đề* Họ, tên thí sinh: \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\... ...
**SỞ GIÁO DỤC KIÊN GIANG** **Trường THPT Giồng Riềng** **NGUYỄN VĂN ĐIỆP** **MÔN: VẬT LÝ** *Thời gian làm bài: 15 phút; không kể thời gian phát đề* Họ, tên thí sinh: \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\... **Mã đề: 001** Số báo danh: \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **Phần: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến 15; mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 đáp án)** **Câu 1.** Nhiệt hóa hơi riêng của một chất càng cao thì sẽ cần nhiều năng lượng hơn để chuyển trạng thái từ **A.** thể rắn sang thể lỏng. **B.** thể rắn sang thể khí. **C.** thể lỏng sang thể khí. **D.** thể khí sang thể lỏng. **Câu 2.** Trong chất khí, các phân tử có đặc điểm gì sau đây? **A.** Không di chuyển và khoảng cách gần nhau. **B.** Sắp xếp có trật tự, chặt chẽ. **C.** Di chuyển tự do và khoảng cách xa nhau. **D.** Sắp xếp gần nhau và di chuyển tự do. **Câu 3.** Trong chất nào dưới đây, các phân tử có khoảng cách gần nhất? **A.** Chất hỗn hợp. **B.** Chất rắn. **C.** Chất khí. **D.** Chất lỏng. **Câu 4.** Hiện tượng nào dưới đây xảy ra với các phân tử chất lỏng khi chất lỏng bắt đầu sôi? **A.** Di chuyển từ mặt thoáng của chất lỏng ra ngoài và trở thành phân tử ở thể hơi. **B.** Bắt đầu nở ra và tăng kích thước. **C.** Di chuyển tự do và va chạm ngẫu nhiên với nhau. **D.** Có động năng đủ lớn để vượt qua lực liên kết và thoát ra trở thành phân tử ở thể hơi. **Câu 5.** Tại điểm nóng chảy của chất rắn kết tinh, hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra? **A.** Cấu trúc tinh thể của chất rắn bị phá vỡ. **B.** Nhiệt độ chất rắn đạt cao nhất. **C.** Các phân tử chất rắn dễ dàng biến dạng. **D.** Phân tử chất rắn không còn liên kết được với nhau. **Câu 6.** Chất rắn khó bị nén vì **A.** chất rắn được sắp xếp chặt chẽ, có trật tự và khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ. **B.** lực tương tác giữa các phân tử trong chất rắn rất yếu. **C.** các phân tử trong chất rắn di chuyển tự do, va chạm ngẫu nhiên. **D.** các phân tử trong chất rắn thưa thớt và có khoảng cách rất xa nhau. **Câu 7.** Khi để cốc nước đá ngoài không khí một thời gian, ta thấy phía bên ngoài cốc xuất hiện các giọt nước vì **A.** hơi nước trong không khí ngưng tụ khi gặp bề mặt lạnh của cốc. **B.** nước từ trong cốc thấm ra ngoài. **C.** nước trong cốc bay hơi qua thành cốc. **D.** cốc nước đá hút ẩm từ không khí xung quanh. **Câu 8.** Khi chất lỏng bay hơi, nhiệt độ của nó giảm vì các phân tử bay hơi **A.** mang theo năng lượng nhiệt từ môi trường bên ngoài vào chất lỏng. **B.** làm giảm áp suất của không khí xung quanh chất lỏng. **C.** giảm tốc độ di chuyển khi bay hơi. **D.** mang theo năng lượng nhiệt ra khỏi chất lỏng. **Câu 9.** Phát biểu nào dưới đây **sai** khi nói về lực tương tác giữa các phân tử trong các chất? **A.** Trong chất rắn, lực tương tác giữa các phân tử mạnh vì khoảng cách giữa chúng rất nhỏ. **B.** Trong chất lỏng, lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn so với trong chất rắn. **C.** Trong chất khí, lực tương tác giữa các phân tử mạnh vì chúng di chuyển tự do và va chạm ngẫu nhiên. **D.** Trong chất khí, lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn so với trong chất lỏng. **Câu 10.** Khi đun sôi nước, chúng ta thấy hơi nước bay lên từ bề mặt nước vì **A.** các phân tử ở bề mặt nhận thêm năng lượng và chuyển từ thể lỏng sang thể khí. **B.** các phân tử nước bị đẩy lên bởi lực hấp dẫn. **C.** có sự chênh lệch áp suất trong vào ngoài ấm đun. **D.** các phân tử có trọng lượng nhẹ hơn không khí. **Câu 11.** Khi nấu canh, chúng ta nên đậy nắp nồi để **A.** giảm nhiệt độ trong nồi, giúp đồ ăn không bị hỏng. **B.** giữ lại hương vị của thực phẩm. **C.** nhiệt độ trong nồi tăng nhanh hơn và đạt nhiệt độ sôi nhanh hơn. **D.** hơi nước bay hơi hết ra ngoài. **Câu 12.** Chất rắn vô định hình thường có tính chất gì sau đây? **A.** Dẫn điện tốt và có tính bền vững. **B.** Cứng và có điểm nóng chảy nhất định. **C.** Cứng và dễ tạo hình. **D.** Mềm dẻo và dễ dàng biến dạng. **Câu 13.** Cần 6780 kJ để làm bay hơi hoàn toàn 3 kg chất lỏng, nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng đó là **A.** 2,26.10^6^ J/kg. **B.** 0,9.10^6^ J/kg. **C.** 0,3.10^6^ J/kg. **D.** 1,4.10^6^ J/kg. **Câu 14.** Biết nhiệt hóa hơi riêng của thủy ngân là 2,96.10^5^ J/kg. Nhiệt lượng cần để làm bay hơi hoàn toàn 2 kg thủy ngân là **A.** 525 kJ. **B.** 678 kJ. **C.** 296 kJ. **D.** 592 kJ. **Câu 15.** Biết nhiệt nóng chảy riêng của băng là 3,34.10^5^ J/kg. Nhiệt lượng cần để làm nóng chảy hoàn toàn 3 kg băng là **A.** 1002 kJ. **B.** 1002 J. **C.** 3340 J. **D.** 3340 kJ. **Phần: Trắc nghiệm đúng -- sai (Thí sinh trả lời các câu hỏi 16 đến câu hỏi 20. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý (mệnh đề))** **Câu 16.** Chất rắn được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Sắp xếp theo một trật tự nhất định. b) Lực liên kết giữa các phân tử khá yếu. c) Khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ. d) Di chuyển tự do xung quanh nhau. **Câu 17.** Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn lớn hơn so với chất lỏng. b) Trong chất khí, các phân tử có khoảng cách gần nhau. c) Trong chất lỏng, các phân tử sắp xếp theo một trật tự cố định. d) Lực liên kết giữa các phân tử trong chất khí là rất yếu. **Câu 18.** Trong vật lí, có hai loại chất rắn chính: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Mỗi loại có đặc điểm riêng về cấu trúc và tính chất. a) Chất rắn vô định hình có điểm nóng chảy nhất định. b) Chất rắn kết tinh thường có tính chất dẫn điện tốt hơn chất rắn vô định hình. c) Chất rắn vô định hình thường được ứng dụng trong màn hình LCD. d) Chất rắn kết tinh có cấu trúc mạng tinh thể. **Câu 19.** Chất lỏng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Có sự sắp xếp trật tự cố định. b) Di chuyển tự do nhưng vẫn gần nhau. c) Khoảng cách nhỏ hơn các phân tử trong chất rắn. d) Lực liên kết giữa các phân tử yếu hơn trong chất rắn. **Câu 20.** Chất khí được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Lực liên kết giữa các phân tử rất mạnh. b) Có khoảng cách rất lớn. c) Sắp xếp có trật tự. d) Di chuyển tự do và va chạm ngẫu nhiên với nhau. \-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-- HẾT \-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **SỞ GIÁO DỤC KIÊN GIANG** | **NGUYỄN VĂN ĐIỆP** | | | | | **Trường THPT Giồng Riềng** | **MÔN: VẬT LÝ** | | | | | | *Thời gian làm bài: 15 phút; | | | không kể thời gian phát đề* | +-----------------------------------+-----------------------------------+ Họ, tên thí sinh: \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\... **Mã đề: 001** Số báo danh: \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **Phần: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến 15; mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 đáp án)** **Câu 1.** Nhiệt hóa hơi riêng của một chất càng cao thì sẽ cần nhiều năng lượng hơn để chuyển trạng thái từ **A.** thể rắn sang thể lỏng. **B.** thể rắn sang thể khí. **[C.]** thể lỏng sang thể khí. **D.** thể khí sang thể lỏng. **Câu 2.** Trong chất khí, các phân tử có đặc điểm gì sau đây? **A.** Không di chuyển và khoảng cách gần nhau. **B.** Sắp xếp có trật tự, chặt chẽ. **[C.]** Di chuyển tự do và khoảng cách xa nhau. **D.** Sắp xếp gần nhau và di chuyển tự do. **Câu 3.** Trong chất nào dưới đây, các phân tử có khoảng cách gần nhất? **A.** Chất hỗn hợp. **[B.]** Chất rắn. **C.** Chất khí. **D.** Chất lỏng. **Câu 4.** Hiện tượng nào dưới đây xảy ra với các phân tử chất lỏng khi chất lỏng bắt đầu sôi? **A.** Di chuyển từ mặt thoáng của chất lỏng ra ngoài và trở thành phân tử ở thể hơi. **B.** Bắt đầu nở ra và tăng kích thước. **C.** Di chuyển tự do và va chạm ngẫu nhiên với nhau. **[D.]** Có động năng đủ lớn để vượt qua lực liên kết và thoát ra trở thành phân tử ở thể hơi. **Câu 5.** Tại điểm nóng chảy của chất rắn kết tinh, hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra? **[A.]** Cấu trúc tinh thể của chất rắn bị phá vỡ. **B.** Nhiệt độ chất rắn đạt cao nhất. **C.** Các phân tử chất rắn dễ dàng biến dạng. **D.** Phân tử chất rắn không còn liên kết được với nhau. **Câu 6.** Chất rắn khó bị nén vì **[A.]** chất rắn được sắp xếp chặt chẽ, có trật tự và khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ. **B.** lực tương tác giữa các phân tử trong chất rắn rất yếu. **C.** các phân tử trong chất rắn di chuyển tự do, va chạm ngẫu nhiên. **D.** các phân tử trong chất rắn thưa thớt và có khoảng cách rất xa nhau. **Câu 7.** Khi để cốc nước đá ngoài không khí một thời gian, ta thấy phía bên ngoài cốc xuất hiện các giọt nước vì **[A.]** hơi nước trong không khí ngưng tụ khi gặp bề mặt lạnh của cốc. **B.** nước từ trong cốc thấm ra ngoài. **C.** nước trong cốc bay hơi qua thành cốc. **D.** cốc nước đá hút ẩm từ không khí xung quanh. **Câu 8.** Khi chất lỏng bay hơi, nhiệt độ của nó giảm vì các phân tử bay hơi **A.** mang theo năng lượng nhiệt từ môi trường bên ngoài vào chất lỏng. **B.** làm giảm áp suất của không khí xung quanh chất lỏng. **C.** giảm tốc độ di chuyển khi bay hơi. **[D.]** mang theo năng lượng nhiệt ra khỏi chất lỏng. **Câu 9.** Phát biểu nào dưới đây **sai** khi nói về lực tương tác giữa các phân tử trong các chất? **A.** Trong chất rắn, lực tương tác giữa các phân tử mạnh vì khoảng cách giữa chúng rất nhỏ. **B.** Trong chất lỏng, lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn so với trong chất rắn. **[C.]** Trong chất khí, lực tương tác giữa các phân tử mạnh vì chúng di chuyển tự do và va chạm ngẫu nhiên. **D.** Trong chất khí, lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn so với trong chất lỏng. **Câu 10.** Khi đun sôi nước, chúng ta thấy hơi nước bay lên từ bề mặt nước vì **[A.]** các phân tử ở bề mặt nhận thêm năng lượng và chuyển từ thể lỏng sang thể khí. **B.** các phân tử nước bị đẩy lên bởi lực hấp dẫn. **C.** có sự chênh lệch áp suất trong vào ngoài ấm đun. **D.** các phân tử có trọng lượng nhẹ hơn không khí. **Câu 11.** Khi nấu canh, chúng ta nên đậy nắp nồi để **A.** giảm nhiệt độ trong nồi, giúp đồ ăn không bị hỏng. **B.** giữ lại hương vị của thực phẩm. **[C.]** nhiệt độ trong nồi tăng nhanh hơn và đạt nhiệt độ sôi nhanh hơn. **D.** hơi nước bay hơi hết ra ngoài. **Câu 12.** Chất rắn vô định hình thường có tính chất gì sau đây? **A.** Dẫn điện tốt và có tính bền vững. **B.** Cứng và có điểm nóng chảy nhất định. **C.** Cứng và dễ tạo hình. **[D.]** Mềm dẻo và dễ dàng biến dạng. **Câu 13.** Cần 6780 kJ để làm bay hơi hoàn toàn 3 kg chất lỏng, nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng đó là **[A.]** 2,26.10^6^ J/kg. **B.** 0,9.10^6^ J/kg. **C.** 0,3.10^6^ J/kg. **D.** 1,4.10^6^ J/kg. **Câu 14.** Biết nhiệt hóa hơi riêng của thủy ngân là 2,96.10^5^ J/kg. Nhiệt lượng cần để làm bay hơi hoàn toàn 2 kg thủy ngân là **A.** 525 kJ. **B.** 678 kJ. **C.** 296 kJ. **[D.]** 592 kJ. **Câu 15.** Biết nhiệt nóng chảy riêng của băng là 3,34.10^5^ J/kg. Nhiệt lượng cần để làm nóng chảy hoàn toàn 3 kg băng là **[A.]** 1002 kJ. **B.** 1002 J. **C.** 3340 J. **D.** 3340 kJ. **Phần: Trắc nghiệm đúng -- sai (Thí sinh trả lời các câu hỏi 16 đến câu hỏi 20. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý (mệnh đề))** **Câu 16.** Chất rắn được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Sắp xếp theo một trật tự nhất định. (Đ) b) Lực liên kết giữa các phân tử khá yếu. (S) c) Khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ. (Đ) d) Di chuyển tự do xung quanh nhau. (S) **Câu 17.** Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn lớn hơn so với chất lỏng. (S) b) Trong chất khí, các phân tử có khoảng cách gần nhau. (S) c) Trong chất lỏng, các phân tử sắp xếp theo một trật tự cố định. (S) d) Lực liên kết giữa các phân tử trong chất khí là rất yếu. (Đ) **Câu 18.** Trong vật lí, có hai loại chất rắn chính: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Mỗi loại có đặc điểm riêng về cấu trúc và tính chất. a) Chất rắn vô định hình có điểm nóng chảy nhất định. (S) b) Chất rắn kết tinh thường có tính chất dẫn điện tốt hơn chất rắn vô định hình. (Đ) c) Chất rắn vô định hình thường được ứng dụng trong màn hình LCD. (Đ) d) Chất rắn kết tinh có cấu trúc mạng tinh thể. (Đ) **Câu 19.** Chất lỏng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Có sự sắp xếp trật tự cố định. (S) b) Di chuyển tự do nhưng vẫn gần nhau. (Đ) c) Khoảng cách nhỏ hơn các phân tử trong chất rắn. (S) d) Lực liên kết giữa các phân tử yếu hơn trong chất rắn. (Đ) **Câu 20.** Chất khí được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. a) Lực liên kết giữa các phân tử rất mạnh. (S) b) Có khoảng cách rất lớn. (Đ) c) Sắp xếp có trật tự. (S) d) Di chuyển tự do và va chạm ngẫu nhiên với nhau. (Đ) \-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-- HẾT \-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.