BA1 PDF - Chương 1. Nhập môn quản trị kinh doanh

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Summary

This document introduces business management, defining key concepts and providing details on the nature of business activity. The text covers topics such as production, the role of businesses, and various approaches businesses take to fulfill societal needs.

Full Transcript

Chương 1. Nhập môn quản trị kinh doanh 1. Đối tượng nghiên cứu a. Kinh doanh (pg. 11) 1 hoặc 1 nhóm người kinh doanh không thể sản xuất mọi loại hàng hoá mà mỗi người hoặc nhóm người chỉ lựa chọn sản xuất hoặc tạo ra một/ một số loại sản phẩm/ dịch vụ nhất đ...

Chương 1. Nhập môn quản trị kinh doanh 1. Đối tượng nghiên cứu a. Kinh doanh (pg. 11) 1 hoặc 1 nhóm người kinh doanh không thể sản xuất mọi loại hàng hoá mà mỗi người hoặc nhóm người chỉ lựa chọn sản xuất hoặc tạo ra một/ một số loại sản phẩm/ dịch vụ nhất định Người kinh doanh phải trả lời những câu hỏi rất kinh điển như - Sản xuất cái gì? - Sản xuất cho ai? - Sản xuất như thế nào? Để trả lời chính xác 3 câu hỏi này, các mô hình kinh tế hỗn hợp đã tạo ra 2 phương thức đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm hoặc dịch vụ: - Cung cấp theo phương thức kinh doanh + Người hoặc nhóm người sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ theo nguyên lý tối đa hoá lợi nhuận + Chỉ tiến hành sản xuất và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho nền KT nếu tìm thấy ở đó cơ hội kiếm được lợi nhuận → tối đa hoá lợi nhuận + Cơ hội kiếm lợi nhuận càng cao thì sức hút họ càng lớn và ngược lại - Cung cấp theo phương thức tối đa hoá lợi ích XH: + Đáp ứng nhu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ cho nền KT theo nguyên lý tối đa hoá lợi ích xã hội + Người sản xuất làm theo đơn hàng của nhà nước, nhà nước bù lỗ (và phải trả lợi nhuận cho người sản xuất bằng mức bình quân của xã hội) → 2 loại doanh nghiệp: DN kinh doanh và DN công ích → Kinh doanh là hoạt động sản xuất và cung cấp hàng hoá cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời b. Đối tượng nghiên cứu - Kinh doanh, doanh nghiệp - Kinh tế, nguyên tắc nghiên cứu Xí nghiệp - Định nghĩa: là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho nền kinh tế - Quan niệm xí nghiệp với tư cách là nơi kết hợp các nguồn lực sản xuất, tuân thủ nguyên tắc cân bằng tài chính và nguyên tắc hiệu quả thì xí nghiệp là phạm trù vĩnh viễn: xã hội nào cũng cần xí nghiệp - Là phạm trù vĩnh viễn, còn doanh nghiệp là phạm trù lịch sử - Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động là 3 yếu tố sản xuất phải được kết hợp với nhau trong xí nghiệp. - Được xác định bởi quy mô, không phụ thuộc vào hệ thống kinh tế cụ thể nào (những nhân tố có cùng giá trị của hệ thống) + Là các yếu tố mang tính chung cho doanh nghiệp (e.g sự cân bằng tài chính) + Mỗi xí nghiệp đều diễn ra sự kết hợp các nguồn lực lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động - hoàn toàn như nhau dù xí nghiệp thuộc trật tự kinh tế kế hoạch hoá tập trung hay thị trường. - Chịu ảnh hưởng của các yếu tố do hệ thống kinh tế cụ thể đem lại (đại lượng xác định liên quan đến hệ thống kinh tế xác định) - Mục tiêu của xí nghiệp trong nền KT kế hoạch hoá tập trung: hoàn thành kế hoạch đã xác định + Quyết định xác định mục tiêu + Quyết định xây dựng doanh nghiệp + Quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Không thể tự ra các quyết định sản xuất của mình trên cơ sở dữ liệu của thị trường mà kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp xác định chủng loại, số lượng và thời gian thông qua kế hoạch kinh tế quốc dân trung tâm. - Về mặt tổ chức, không có quyền tự chủ mà là tổ chức thừa hành của cơ quan quản lý kinh tế tập trung. - Quyền sở hữu trí tuệ về TLSX bị xoá bỏ và thay vào đó là quyền sở hữu công cộng. - Được hướng vào thực hiện kế hoạch sản xuất đã đặt ra cũng như các biện pháp kinh tế từ trung ương. - Việc điều khiển các xí nghiệp ở nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung có thể diễn ra ở mức độ khác nhau. + Các nhân tố được điều khiển nhờ giá cả nhưng không phải là giá cả phù hợp với tính hữu hạn ít ỏi của sản phẩm mà vì thế đòi hỏi sự bù đắp bắt buộc xác định sau khi bán hàng mà là giá cả do cơ quan quản lý xác định nên phải biểu hiện tính hữu hạn trong quan hệ với nhu cầu kế hoạch. - Đặc điểm + Công hữu TLSX + Xây dựng kế hoạch tập trung + Nguyên tắc hoàn thành kế hoạch Doanh nghiệp - ĐN: + Là xí nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường → Mỗi doanh nghiệp là một xí nghiệp nhưng không phải mọi xí nghiệp là doanh nghiệp + ĐN xét từ định nghĩa tổ chức: Tổ chức là một nhóm có tối thiểu 2 người, cùng hoạt động với nhau một cách quy củ theo những nguyên tắc, thể chế và các tiêu chuẩn nhất định, nhằm đặt ra và thực hiện các mục tiêu chung → DN là một tổ chức kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường. - Có 2 loại doanh nghiệp: doanh nghiệp cung cấp hàng hoá thông thường và doanh nghiệp cung cấp hàng hoá công cộng - Doanh nghiệp là tổ chức thực hiện việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. - Đặc điểm + Tự xác định kế hoạch kinh tế trên cơ sở thị trường mà không một cơ quan kinh tế nhà nước nào can thiệp vào (nguyên tắc tự trị) + Người kinh doanh có quyền trong việc xác định kế hoạch kinh doanh của mình + Sở hữu hỗn hợp TLSX (quyền đa sở hữu về TLSX) + Lực đẩy hành động là nguyên tắc hoạt động sinh lợi = lợi nhuận tối đa trong sản xuất và bán hàng. - Nghiên cứu hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh bao hàm hai vấn đề có quan hệ biện chứng là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản trị các hoạt động kinh doanh đó. → ĐIỂM GIỐNG CỦA CẢ 2: NGUYÊN TẮC SINH LỢI LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ ĐẠT MỤC ĐÍCH. Tính sinh lợi phụ thuộc vào kế hoạch. c. Kinh tế và nguyên tắc kinh tế (pg.20) - Kinh tế là hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. - Đối tượng nghiên cứu của tất cả các môn khoa học kinh tế là nền kinh tế, là các hoạt động kinh tế - hoạt động tạo ra của cải vật chất con người. - Tính giới hạn tự nhiên của của cải vật chất, có nghĩa là tính hạn hẹp trong mối quan hệ giữa nhu cầu tăng lên vô hạn của con người và khả năng các nguồn lực có hạn khi đáp ứng nhu cầu đó, buộc con người phải tiết kiệm - cố gắng sử dụng các phương tiện hiện có sao cho đáp ứng nhu cầu của mình cao nhất có thể. → tính tối ưu: đáp ứng nhu cầu cao nhất trong điều kiện hạn hẹp của thế giới vật chất. - Hoạt động kinh tế dựa trên các quy luật và nguyên tắc: quy luật khan hiếm, nguyên tắc hợp lý (nguyên tắc tiết kiệm/ nguyên tắc kinh tế), nguyên tắc tối đa, nguyên tắc tối thiểu. Nguyên tắc hợp lý (nguyên tắc Được biểu hiện bằng số lượng hoặc giá trị tiết kiệm) - Khái niệm về mặt giá trị: hành động sao cho tạo ra giá trị tối đa với một lượng chi phí bằng tiền cho trước hoặc là phải chi phí bằng tiền ít nhất để tạo ra lượng giá trị hàng hoá xác định. Nguyên tắc tối đa Đạt được sản lượng sản phẩm lớn nhất có thể với một lượng hao phí xác định về các yếu tố sản xuất Nguyên tắc tối thiểu Sử dụng tiết kiệm nhất các yếu tố sản xuất để tạo ra một sản lượng sản phẩm xác định Nguyên tắc tiết kiệm (nguyên tắc - Là một nguyên tắc thuần túy hình thức chứ không hề kinh tế) biểu hiện một hành động hay mục tiêu hành động cụ thể nào. - Hoàn toàn không biểu hiện về mô hình mà nó chỉ mang đặc trưng hình thức thực hiện các hành vi kinh tế. 2. Quản trị kinh doanh với tư cách là một môn khoa học a. Thực chất và nhiệm vụ - Môn khoa học QTKD nghiên cứu trên cơ sở tri thức về tính quy luật phổ biến của sự vận động HĐKD để hình thành các kiến thức cụ thể về việc ra các quyết định kinh doanh cũng như tiến hành các hoạt động quản trị phù hợp với các tính quy luật của HĐKD của các DN. - Nhiệm vụ: nghiên cứu và phát triển các tính quy luật vận động của các HĐKD cũng như trên cơ sở các quy luật kinh tế và quy luật hoạt động đã được phát hiện mà nghiên cứu các tri thức cần thiết về quản trị các HĐKD đó. b. Vị trí của môn học QTKD Người mua và người lao động khi bán sức lao động của mình hành động theo quy luật tối đa hoá lợi ích. Là cầu nối giữa kiến thức lý thuyết và các môn kỹ năng Có thể phân chia về nguyên tắc thành hai loại hoạt động lao động: lao động thừa hành (chấp hành) và lao động chỉ đạo (quản trị). Nếu không có lao động quản trị thì các yếu tố trên (lao động chấp hành, tư liệu lao động và nguyên vật liệu) không thể có sự tham gia sản xuất với đầy đủ ý nghĩa kinh tế được. → Môn học QTKD phân biệt 4 yếu tố sản xuất là: - (1) Lao động quản trị (lãnh đạo) có chức năng quản trị, kế hoạch hoá, tổ chức và kiểm tra quá trình hoạt động. Thực hiện hoạt động này chính là việc chuẩn bị và ra các quyết định. - (2) Lao động chấp hành (lao động có tính chất khách thể) - (3) Tư liệu lao động (e.g. công trình, nhà xưởng, máy móc, dụng cụ) - (4) Đối tượng lao động (e.g. nguyên liệu, vật liệu phụ, vật liệu hoạt động) Ngoài ra, người ta có thể tiếp tục chia nhân tố chủ thể thành 2 bộ phận: - Bộ phận có tính chất nguồn: bộ phận quản trị doanh nghiệp mà tự sự sở hữu tư liệu sản xuất được tự quyết định toàn bộ - Bộ phận “chuyển hoá” như kế hoạch hoá, tổ chức, điều hành và kiểm tra Hệ thống các nguồn lực sản xuất Phân biệt môn kinh tế học và môn QTKD Kinh tế học QTKD Yếu tố kinh tế cơ sở hạ tầng và đất đai được Nguyên vật liệu là một bộ phận của cải được quan niệm nằm trong phạm trù dữ liệu lao sản xuất ra → yếu tố tư bản động; ngược lại, yếu tố nguyên vật liệu là một yếu tố sản xuất độc lập Nhiều loại chi phí: tiền lương công nhân, Chỉ có 3 loại chi phí chính: tiền lương, chi phí tiền lương quản trị, các đóng góp XH, chi phí lợi tức, chi phí tiền lãi vật tư, khấu hao, trả lãi,... 3. Quản trị kinh doanh với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng a. Lý thuyết - Phương pháp lý thuyết: thực chứng (tìm cách giải thích một cách khách quan tính quy luật phổ biến của các hiện tượng hay quá trình liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như quản trị của các doanh nghiệp) - Môn học QTKD cũng tiếp cận vấn đề mang tính quy luật phổ biến: tính quy luật phổ biến không tĩnh lại mà vận động không ngừng → đối tượng môn học cũng không quan niệm đối tượng nghiên cứu tĩnh lại mà là đối tượng vận động không ngừng theo dòng chảy thời gian. b. Ứng dụng - Với tư cách môn khoa học ứng dụng, môn học QTKD nghiên cứu các hoạt động rất cụ thể của con người gắn với lĩnh vực kinh doanh → vấn đề: con người là một thực thể có tư duy, tầm nhận thức, suy nghĩ, hành động rất cụ thể → Giả định: con người có lý trí, biết nhận thức và hành động theo tính quy luật phổ biến Những vấn đề môn học nghiên cứu và phát hiện những tri thức, kiến thức, kỹ năng cụ thể liên quan đến: + Quy luật vận động phổ biến của thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh + Thái độ ứng xử của từng thành viên kinh tế như người sản xuất - kinh doanh có kỹ năng ra quyết định theo nguyên lý tối đa hoá lợi nhuận, người tiêu dùng thực hiện hành vi tiêu dùng theo nguyên lý tối đa hoá lợi ích,... + Mọi thành viên kinh tế đều hành động trên cơ sở tôn trọng pháp luật - Tuy nhiên, những giả định trên có mặt lợi và hạn chế → tiếp cận môn học bằng phương pháp chuẩn tắc. 4. Lịch sử phát triển môn khoa học QTKD a. Trước khi xuất hiện QTKD với tư cách môn khoa học độc lập - Tài liệu viết tay cổ nhất (KHÔNG xuất bản) mà đến nay còn tìm thấy được của Pegolotti, F.B - Tài liệu xuất bản cổ nhất là của Pacioli, L, Vendig 1494 - Sang thế kỷ 19 + Xưởng thợ đại cương (A. Emminghaus, 1868) = Xí nghiệp công nghiệp học + Lý thuyết và thực tế của các doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp, ngành nghề và thương nghiệp (J.C. Courcelle Seneuil, dịch sang tiếng Đức 1868) b. QTKD phát triển với tư cách môn khoa học độc lập - QTKD phát triển với tư cách môn khoa học độc lập từ đầu thế kỷ XX. - Một số tác phẩm tiêu biểu ở đầu thế kỷ này: Tác phẩm Tác giả Năm xuất bản Hệ thống môn học doanh nghiệp thương Josef Hellauer 1910 nghiệp thế giới Doanh nghiệp thương nghiệp học đại cương Johann Freidrich 1911 Schaer Những nguyên tắc và phương pháp quản trị Fredrick W. Taylor 1911 khoa học Đại cương học hoạt động buôn bán với tư Heinrich Nicklisch 1912 cách môn học kinh tế cá thể của thương nghiệp và công nghiệp Khoa học doanh nghiệp Rudolf Dietrich 1914 Quản lý công nghiệp và quản lý tổng hợp Fayol 1922 Đường xoắn ốc của những phương pháp khoa Niery P. Fonet học và hiệu quả của nó đối với quản lý doanh nghiệp Từ điển kinh tế xí nghiệp Nicklisch 1926 - 1928 Từ điển kinh doanh Karl Bott 1926 - 1927 Cơ sở môn quản trị kinh doanh Walter Mahlberg, 1926 - 1932 Eugen Schmalenbach, Fritz Schmidt và Ernst Walb Chương 2. Môi trường kinh doanh 1. Khái lược về môi trường kinh doanh a. ĐN Là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh - Nghĩa đen: là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển (môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) - Nghĩa bóng: Các mối quan hệ liên quan đến hoạt động kinh doanh b. Các loại môi trường kinh doanh - Theo giới hạn hàng rào ngăn cách chia làm 2 loại: môi trường bên ngoài doanh nghiệp và môi trường bên trong doanh nghiệp + Môi trường bên ngoài: môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân (điều kiện kinh tế, xã hội), môi trường ngành (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng,..),... Môi trường kinh tế quốc dân (vĩ mô) - Bối cảnh kinh tế - Bối cảnh chính trị và pháp lý + Nhà nước có thể kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế và cộng đồng kinh doanh thông qua việc ban hành và thực thi luật pháp. + Khi đã có các bộ luật thì hoạt động điều hành thuộc về chính phủ. Chính phủ sẽ thực hiện quyền hành pháp bằng các chính sách phát triển kinh tế, mà các chính sách về tiền tệ và thuế là các chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. - Bối cảnh xã hội - Bối cảnh đạo đức - Bối cảnh công nghệ - Bối cảnh quốc tế Tác động của toàn cầu hoá: 1) trao đổi một số lượng lớn sản phẩm và dịch vụ giữa các nước; 2) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thể hiện một sự gia tăng lớn nhất; 3) sự gia tăng liên tục của các công ty đa quốc gia. - Những đối tác bên ngoài có liên quan (pg.119) Người ta có thể chia các nhóm có liên quan thành 2 nhóm lớn: các nhóm liên quan bên ngoài và các nhóm liên quan bên trong doanh nghiệp Nhóm liên quan bên ngoài Không cần có một lợi ích tài chính trực tiếp trong doanh nghiệp, nhưng họ muốn rằng các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp bảo đảm trách nhiệm của mình theo cách thức chấp nhận về phương diện xã hội và đạo đức. Gồm - Cộng đồng - Các tổ chức hành pháp - Các hội nghề nghiệp - Các nhóm độc lập bảo vệ lợi ích đặc thù (e.g Hội phụ nữ về giáo dục và XH, Hội người cao tuổi, Hội hưu trí, Hội người tiêu dùng, Liên hiệp thanh niên,...) - Các nhóm dân tộc thiểu số - Phương tiện truyền thông - Các tổ chức nhà thờ Môi trường ngành (vi mô) (pg.126) Gồm 5 thế lực cạnh tranh (lực lượng cạnh tranh hiện tại, cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế) - Sự cạnh tranh giữa người bán (Lực lượng cạnh tranh hiện tại) - Sự tồn tại của sản phẩm và dịch vụ thay thế - Những đối thủ cạnh tranh mới + Khả năng của các doanh nghiệp mới xuất hiện áp đặt được trên thị trường tuỳ thuộc vào hàng rào cản lối vào ngành và phản ứng lại của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành kinh doanh đó. - Quyền lực của các nhà cung cấp + Một doanh nghiệp càng phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp thì doanh nghiệp đó càng mong muốn có sự giúp đỡ nhiều từ phía các nhà cung cấp và ngược lại. - Quyền lực của người tiêu dùng 2. Các đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam 2.1. Đặc trưng cơ bản của doanh nhân, nhà quản trị a. Tư duy ngắn hạn về sự phát triển và lợi ích Biểu hiện: Xem xét và ra quyết định trên cơ sở lợi ích ngắn hạn Nguyên nhân: - Do thiếu tư duy kinh doanh - Ảnh hưởng của kiến thức “truyền thống” Hậu quả - Lợi trước mắt, hại lâu dài - Không phát triển được Giải pháp - Từ bỏ tư tưởng truyền thống cũ kĩ, lạc hậu; - Từ bỏ kiểu suy nghĩ đơn giản, dập khuôn theo nếp cũ; - Biết tiếp thu các tư tưởng tiến bộ, có nhận thức đúng về nghề kinh doanh, có phản ứng đúng đắn, phù hợp với các quy luật kinh tế, với các điều kiện thực tế của môi trường để đưa kinh doanh ngày càng tiến lên b. Khả năng sáng tạo thấp Biểu hiện - Sử dụng công nghệ lạc hậu - Sản phẩm: + Sản phẩm thủ công không đổi mới → mai một dần (e.g. sản phẩm truyền thống) + Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất: chậm đổi mới, nhái mẫu mã, đặt hàng nước ngoài đem về bán (e.g. ngành dệt may) Nguyên nhân - Năng lực sáng tạo - Tư duy kinh doanh - Phương pháp đào tạo nghề Hậu quả - Không có khả năng cạnh tranh - Không có cơ hội phát triển c. Kinh doanh theo kiểu “phong trào” Thực trạng: đang diễn ra phổ biến từ - Kinh doanh nhỏ của dân: + Chuyển từ phong trào trồng lúa sang nuôi tôm, nuôi ếch, ba ba; + Chuyển từ trồng cà phê sang cao su,... - Kinh doanh lớn của doanh nghiệp: phong trào sản xuất xi măng, thép,... Nguyên nhân - Tư duy kém - Thiếu kỹ năng nghề - Nếu “học” kiểu kinh nghiệm trực tiếp bao giờ cũng dễ hơn là phải nghiên cứu sâu Hậu quả - Thất bại thì nắm chắc trong tay, thành công thì “nhờ trời” d. Kinh doanh manh mún Biểu hiện: - Kinh doanh với quy mô quá nhỏ bé: buôn bán vài chục mớ rau, một gánh bún riêu, một gánh hàng xén,... - “Buôn thúng, bán mẹt” Nguyên nhân - Thiếu vốn - Tư duy: thói quen ăn sâu vào tiềm thức kinh doanh của người Việt “giàu thôn quê không bằng ngồi lê thành thị”. Hậu quả: Chi phí kinh doanh cao → giảm năng lực cạnh tranh về giá e. Thiếu vắng hoặc hiểu sai tính phường hội Tính chất phường hội - Đã xuất hiện từ rất lâu ở thế giới và ở ngay nước ta - Bản chất: những người cùng kinh doanh biết bảo nhau mua, bán để tránh khỏi bị thiệt thòi → liên kết, giúp đỡ nhau trong kinh doanh; - Không làm tổn hại đến lợi ích người thứ 3. Phường hội ở Việt Nam - Không biết tự bảo nhau trong kinh doanh (Hầu như chưa có) → Tự chuốc lấy thiệt hại - Nhiều hiệp hội vi phạm: sẵn sàng bảo nhau dừng bán hàng hay cùng nhau nâng giá, làm thiệt hại đến lợi ích người mua hàng. f. Ý thức trách nhiệm với xã hội chưa cao - Gây ô nhiễm môi trường - Vi phạm lợi ích của người lao động - Vi phạm lợi ích của các bên có liên quan - Vi phạm lợi ích cộng đồng - ….. g. Ý thức chấp hành pháp luật thấp - Trốn thuế - Vi phạm pháp luật cạnh tranh - Vi phạm luật lao động - Vi phạm luật sở hữu trí tuệ - ….. h. Trình độ quản trị thấp - Ra quyết định định tính (cảm tính) - Tập trung vào các vấn đề ngắn hạn, trước mắt - Không giải quyết các vấn đề theo tư duy hệ thống - ……. 2.2. Đặc trưng cơ bản của quản lý vĩ mô a. Nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước Kinh tế thị trường → tuân theo các quy luật của thị trường - Quy luật cạnh tranh - Quy luật cung cầu Kinh tế thị trường của Việt Nam - Giống: mô hình kinh tế hỗn hợp - Khác: định hướng XHCN b. Nền kinh tế chưa vận hành theo đúng bản chất của kinh tế thị trường Tư duy quản lý kế hoạch hoá tập trung được chuyển sang quản lý kinh tế thị trường ngày nay - Bản chất: quản lý nhà nước về kinh tế vẫn mang bản chất nhà nước tác động trực tiếp vào nền kinh tế vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; không tách rời các phạm trù quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp. → Bản chất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày nay vẫn mang dáng dấp của sự “cùng ra quyết định”: nhà nước và doanh nghiệp cùng ra quyết định kinh doanh; không tách bạch theo hướng nhà nước chỉ ban hành hành lang pháp lý chung để các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Các thủ tục hành chính nặng nề tồn tại trong lĩnh vực quản lý nhà nước - Các quy định luật pháp chưa thực sự mang tính thị trường, chưa thực sự tạo điều kiện công bằng, thuận lợi cho mọi đối tượng doanh nghiệp cùng nhau cạnh tranh bình đẳng. - Việc ban hành các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước còn tuỳ tiện, ban hành các giấy phép con trái quy định của luật pháp. 3. Các đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh thế kỷ 21 3.1 Môi trường kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu Biểu hiện - Khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới - Hình thành nhiều khu vực kinh tế - WTO ngày càng lớn mạnh Tác động đến các doanh nghiệp - Mở rộng môi trường kinh doanh - Chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn Tác động tích cực của toàn cầu hoá - Gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế - Tăng hiệu quả kinh doanh - Tăng lợi ích cho người tiêu dùng - Tăng lợi nhuận cho các công ty đa quốc gia và công ty toàn cầu - Tăng dòng vốn vào nền kinh tế nghèo, tăng xuất khẩu của các nước đang phát triển Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá - Có thể giảm tăng trưởng ở những nước kém phát triển - Gia tăng sự bất bình đẳng thu nhập - Có thể nhiều người mất việc làm và áp lực giảm tiền lương ở các nước phát triển - Đe dọa môi trường sống Tác động khác của toàn cầu hoá - Thay đổi nền văn hoá thế giới - Tư nhân hoá việc cung cấp hàng hoá công cộng - Ảnh hưởng đến an sinh xã hội - Ảnh hưởng đến giáo dục - …. Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam - Không còn được bảo hộ - Nguồn lực yếu kém - Sử dụng nguồn lực yếu kém - …. 3.2 Tính bất ổn của môi trường ngày càng tăng (pg.144) Môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng → tính chất bất ổn càng tăng - Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất → toàn cầu hoá: quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Tính bất ổn cao → phá vỡ các tính phổ biến trước đây về hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp → Đòi hỏi các nhà quản trị: - Chấp nhận thực tại khách quan - Thường xuyên cập nhật kiến thức mới phù hợp 3.3 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thay đổi sản xuất Công nghệ mới tạo ra những thay đổi Nhiều cơ hội mới xuất hiện - Tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới - Tạo ra các nhà máy thông minh trong lĩnh vực sản xuất - Tạo cơ hội mới trong lĩnh vực dịch vụ - Tạo cơ hội mới cho tổ chức sản xuất và quản trị kinh doanh Thách thức mới xuất hiện - Có thể phá vỡ thị trường lao động - Gia tăng khoảng cách giữa các doanh nghiệp - Thay đổi mối quan hệ sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp - …. 3.4 Xu hướng thay đổi nguồn nhân lực Độ tuổi nghỉ hưu tăng Sử dụng lao động đã nghỉ hưu 3.5 Xu hướng thay đổi thị trường Thay đổi cấu trúc thị trường - Cấu trúc tuổi - Cấu trúc thu nhập - Mở rộng và phát triển các thị trường mới Thay đổi tính chất thị trường - Cạnh tranh đối đầu - Cạnh tranh dựa trên sức mạnh trí tuệ - Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác Cạnh tranh toàn cầu 4. Nhận thức môi trường kinh doanh 4.1 Sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn môi trường kinh doanh Doanh nghiệp là một hệ thống mở → môi trường kinh doanh tác động tích cực/ tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhận thức đúng về môi trường kinh doanh mới có thể tạo ra các quyết định kinh doanh đúng. 4.2 Các góc độ nghiên cứu môi trường kinh doanh Am hiểu môi trường kinh doanh để có các quyết định cơ sở đúng: - Chọn địa điểm kinh doanh - Tìm cách thích ứng - Cải tạo môi trường Am hiểu để có các quyết định đúng trong quá trình hoạt động: - Nghiên cứu môi trường kinh doanh để hoạch định chiến lược kinh doanh - Nghiên cứu môi trường kinh doanh để hoạch định kế hoạch kinh doanh - Nghiên cứu bất thường 4.3 Tiếp cận quản trị môi trường Quản trị môi trường là quá trình doanh nghiệp chủ động ra quyết định kinh doanh đúng. Để thực hiện: - Đầu tư nhân lực và nguồn lực có liên quan - Thiết lập cơ chế hoạt động của bộ phận quản trị môi trường kinh doanh với các bộ phận khác.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser