Viêm Da Dị Ứng (Atopic Dermatitis) PDF

Summary

This document explains Atopic Dermatitis, also known as eczema. It describes the symptoms, causes, and potential treatments for this chronic skin condition. It also discusses risk factors and highlights the importance of seeking medical advice for proper diagnosis and management.

Full Transcript

HEALTH TOPICS Viêm Da Dị Ứng (Atopic Dermatitis) NHỮNG...

HEALTH TOPICS Viêm Da Dị Ứng (Atopic Dermatitis) NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN. Các ?i?m C?n Ghi Nh? V? B?nh Viêm Da C? ??a Viêm da cơ địa, thường được gọi là bệnh chàm, là một bệnh mạn tính (kéo dài) khiến da trở nên bị sưng tấy và rát, khiến quý vị cảm thấy rất ngứa. Viêm da cơ địa là một tình trạng phổ biến thường xuất hiện khi còn nhỏ; tuy nhiên, ai cũng có thể mắc bệnh này. Sống với viêm da cơ địa có thể rất khó khăn, nhưng việc điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc và chăm sóc da. Quý vị có thể ngăn các cơn viêm da cơ địa bùng phát bằng cách chăm sóc da của mình, kiểm soát tình trạng căng thẳng, tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ và duy trì nhiệt độ mát mẻ ở trong nhà quý vị. Viêm da cơ địa là gì? Viêm da cơ địa, thường được gọi là bệnh chàm, là bệnh mạn tính (kéo dài) khiến da trở nên bị sưng tấy và rát, khiến quý vị thấy rất ngứa. Việc gãi ngứa có thể dẫn đến: Ửng đỏ. Sưng. Nứt rạn. “Chảy” chất lỏng trong suốt. Đóng vảy. Tróc vảy. Trong hầu hết các trường hợp, có những thời điểm bệnh trở nên trầm trọng hơn, được gọi là cơn phát bệnh, theo sau đó là những lần da dần cải thiện và mất dấu vết viêm da cơ địa hoàn toàn, được gọi là thuyên giảm. Viêm da cơ địa là một tình trạng phổ biến, và ai cũng có thể mắc bệnh này dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh này thường xuất hiện khi còn nhỏ. Viêm da cơ địa không lây từ người sang người. Không ai biết nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa là gì. Việc sống với bệnh viêm da cơ địa có thể trở nên khó khăn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nhưng việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Ai mắc bệnh viêm da cơ địa? Viêm da cơ địa là một bệnh phổ biến, và thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với nhiều người, bệnh viêm da cơ địa sẽ biến mất trước khi bước vào tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn có các triệu chứng kéo dài tới khi trở thành thiếu niên và người lớn. Đôi khi, bệnh này lại xuất hiện lần đầu khi đã trở thành người lớn. Quý vị có thể nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa cao hơn nếu gia đình quý vị có tiền sử mắc các bệnh: Viêm da cơ địa. Sốt hoa cỏ. Hen suyễn. Bên cạnh đó, bệnh viêm da cơ địa xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ da den không phải gốc Tây Ban Nha. Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm da cơ địa là ngứa, có thể rất nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm: Mảng da khô, đỏ đến nâu sẫm. Phát ban có thể rỉ nước, chảy chất lỏng trong suốt, hoặc chảy máu khi gãi. Da dày và cứng hơn. Phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể. Những triệu chứng này có thể đồng thời xuất hiện ở nhiều điểm. Những người mắc bệnh viêm da cơ địa thường có những tình trạng khác, chẳng hạn như: Hen suyễn và dị ứng, bao gồm dị ứng thức ăn. bệnh vảy cá Trầm cảm hoặc lo lắng. Mất ngủ. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa là gì? Không ai biết nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa; tuy nhiên, các bác sĩ biết những thay đổi ở da sẽ khiến da trở nên khô hơn. Điều này có khiển da bị tổn thương và viêm. Cách da tự bảo vệ mình và duy trì độ ẩm có thể bị ảnh hưởng bởi: Những thay đổi trong gen. Các vấn đề với hệ miễn dịch, khi hệ miễn dịch trở nên rối loạn hoặc hoạt động quá mạnh, khiến da bị viêm. Tiếp xúc với một số thứ trong môi trường, chẳng hạn như khói thuốc lá, sản phẩm về da và xà phòng, và một số chất gây ô nhiễm không khí. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa? Để biết liệu quý vị hoặc con của quý vị có bị mắc bệnh viêm da cơ địa hay không, bác sĩ có thể hỏi: Về tiền sử dị ứng của gia đình quý vị. Liệu quý vị có bị sốt hoa cỏ, hen suyễn hoặc dị ứng thức ăn không. Về việc quý vị tiếp xúc với: Xà phòng. Một số loại nước hoa và mỹ phẩm. Khói thuốc lá. Liệu quý vị có gặp vấn đề về giấc ngủ không. Liệu có loại thức ăn nào có vẻ làm nổi mề đay không. Về các biện pháp điều trị triệu chứng liên quan đến da trước đó. Về việc sử dụng steroid hoặc các loại thuốc khác. Bác sĩ cũng có thể nhìn vào da và vết phát ban của quý vị. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khác. Điều trị viêm da cơ địa như thế nào? Các mục tiêu điều trị bệnh viêm da cơ địa bao gồm: Quản lý và kiếm soát tình trạng da khô. Ngăn không cho thêm nhiều phần da bị viêm nữa. Kiểm soát tình trạng ngứa. Tăng cường chữa lành. Ngăn bị nhiễm trùng từ vết ngứa. Ngăn các cơn phát bệnh. Bác sĩ sẽ làm việc với quý vị để xây dựng một kế hoạch điều trị dựa trên: Vị trí phát ban và mức độ ngứa. Những yếu tố có thể gây phát ban. Phản ứng của da đối với một số biện pháp điều trị cơ bản, để xem cách điều trị nào là phù hợp nhất. Việc điều trị thường bao gồm sự kết hợp của các liệu pháp và có thể bao gồm: Thuốc do bác sĩ kê toa. Chăm sóc da, chẳng hạn như bôi chất dưỡng ẩm ngay sau khi tắm. Quang trị liệu, sử dụng sóng ánh sáng tia cực tím A hoặc B để điều trị triệu chứng. Nếu quý vị hoặc con của quý vị bị nhiễm trùng da do viêm da cơ địa, bác sĩ có thể đề xuất điều trị tại chỗ hoặc uống kháng sinh. Ai điều trị viêm da cơ địa? Những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau có thể chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da cơ địa: Bác sĩ da liễu, chuyên về các tình trạng của da, tóc và móng tay. Quý vị có thể muốn tìm một bác sĩ da liễu chuyên về điều trị viêm da cơ địa. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng, chuyên về điều trị dị ứng. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính, bao gồm bác sĩ gia đình, bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ khoa nhi. Sống cùng với viêm da cơ địa Việc sống cùng với bệnh viêm da cơ địa có thể rất khó khăn. Đây là một số lời khuyên có thể giúp kiểm soát bệnh viêm da cơ địa. Làm theo chu trình chăm sóc da hàng ngày để ngăn các cơn phát bệnh. Việc chăm sóc da có thể bao gồm: Tắm nước ấm để làm sạch da mà không làm khô da quá mức. Hạn chế tắm đến chỉ một lần một ngày. Sử dụng thanh xà phòng không mùi hoặc sữa rửa mặt không xà phòng loại nhẹ. Vỗ nhẹ da cho khô sau khi tắm và không để da trở nên quá khô trước khi dưỡng ẩm (tránh chà xát hoặc làm khô nhanh) Sử dụng chất dưỡng ẩm để giữ nước đã được hấp thụ vào da trong khi tắm. Sử dụng kem và thuốc mỡ, tránh kem dưỡng da có hàm lượng nước và cồn cao, có thể làm bỏng da. Bảo vệ da khỏi các chất kích ứng và quần áo thô ráp, chẳng hạn như len. Trao đổi với bác sĩ về những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng. Kiểm soát căng thẳng. Sử dụng những kỹ thuật thư giãn và kiểm soát căng thẳng có thể làm giảm căng thẳng và khả năng xuất hiện những cơn phát bệnh. Hãy trao đổi với gia đình, bạn bè, chuyên gia sức khỏe, và nhóm hoặc tổ chức hỗ trợ để được giúp đỡ. Tránh gãi hoặc chà xát vì điều đó có thể làm kích ứng da, tăng viêm, và ngứa thêm. Để móng tay ngắn để tránh việc gãi ngứa. Tìm tư vấn. Nếu quý vị cảm thấy quá sức, xấu hổ, hoặc lo lắng về tình trạng của mình, hãy tìm tư vấn với một chuyên gia sức khỏe tâm lý. Duy trì mức nhiệt độ trong nhà. Duy trì nhiệt độ trong nhà mát mẻ, nhiệt độ ổn định với mức độ ẩm phù hợp. Nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu quý vị hoặc con của quý vị không thể ngủ ngon vào ban đêm vì ngứa và gãi, hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị về các phương án để cải thiện việc kiểm soát viêm da cơ địa. Tránh tiếp xúc với vắc-xin đậu mùa. Những người bị viêm da cơ địa không nên tiêm vắc-xin đậu mùa. Hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị về những rủi ro trước khi bất kỳ ai đó trong gia đình của quý vị tiêm vắc-xin này. Để biết thêm thông tin Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ Số điện thoại miễn phí: 888-INFO-FDA (888-463-6332) Trang mạng https://www.fda.gov Drugs@FDA là danh mục có thể tìm kiếm được gồm các sản phẩm thuốc được FDA chấp thuận.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser