Đề cương Ôn thi giữa kì I – 24-25 – Lớp 12CAPI PDF

Summary

This document contains a collection of questions and answers related to esters and lipids. The problems cover various aspects of these topics.

Full Transcript

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ I – NH 24-25 – LỚP 12CAPI ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1. ESTER - LIPID DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Chất nào sau đây là ester? A. HCOOH. B. CH3CHO. C. CH3OH. D. CH3COO...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ I – NH 24-25 – LỚP 12CAPI ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1. ESTER - LIPID DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Chất nào sau đây là ester? A. HCOOH. B. CH3CHO. C. CH3OH. D. CH3COOC2H5 Câu 2. Ester no đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát dạng A.CnH2nO2 (n≥2). B. CnH2n-2O2 (n≥2). C. CnH2n+2O2 (n≥2). D. CnH2nO (n≥2). Câu 3. HCOOCH3 được sử dụng làm dung môi cho nitrocellulose và cellulose acetate, một chất trung gian trong sản xuất dược phẩm và thuốc xông hơi. Tên gọi của HCOOCH3 là A. ethyl formate. B. ethyl acetate. C. methyl formate. D.methyl acetate. Câu 4. Ethyl acetate được viết tắt là EtOAc, được sản xuất ở quy mô khá lớn để làm dung môi, là một loại hoá chất được sử dụng rất nhiều trong nước hoa, trong các loại sơn móng tay, hóa chất này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ethyl acetate có công thức thu gọn nào sau đây? A. CH3COOC2H5 B. CH3COOCH2CH2CH3 C. CH3COOC6H5 D. CH3COOCH=CH2 Câu 5. Trong số các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất? A. C2H5OH B. CH3COOH C. CH3CHO D. HCOOCH3 Câu 6. Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là: A. C2H5ONa. B. C2H5COONa C. CH3COONa. D. HCOONa. Câu 7. Thủy phân ester X trong dung dịch acid, thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 8. Ester X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm sodium propionate và alcohol Y. Công thức của Y là A. C3H5(OH)3. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. CH3OH. Câu 9. Chất béo là trieste của acid béo với A. ethylene glycol. B. glycerol. C. ethanol. D. phenol. Câu 10. Palmitic acid là một acid béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của palmitic acid là A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35 COOH. Câu 11. Số nguyên tử oxygen có trong phân tử triolein là A. 6. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 12. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo A. (HCOO)3C3H5. B. (C17H35COO)2C2H4. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5. Câu 13. Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glycerol? A. Benzyl acetate. B. Tristearin. C. Methyl formate. D. Methyl acetate. Câu 14. Acid béo omega-3 và omega-6 có lợi cho sức khỏe con người, chủ yếu là hỗ trợ cho chức năng cơ quan nào sau đây? A. Da B. hô hấp C. tim mạch D. bài tiết. Câu 15. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất A. glucose và glycerol. B. xà phòng và glycerol. C. glucose và ethyl alcohol. D. xà phòng và ethyl alcohol DẠNG 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI Câu 1. Isopropyl formate là một ester có trong cà phê Arabica (còn gọi là cà phê chè). a. Công thức của isopropyl formate là HCOOCH(CH3)2. Đ b. Isopropyl formate là ester không no (có 1C=C), đơn chức, mạch hở. S c. Phần trăm khối lượng oxygen trong isopropyl formate là 37,5%. S d. Isopropyl formate được điều chế từ propyl alcohol và formic acid. S Câu 2. Cho các phản ứng sau: (1) CH3COOC2H5 + H2O (trong dung dịch H2SO4, đun nóng). (2) HCOOCH3 + NaOH (dung dịch, đun nóng). a. Phản ứng (1) và (2) đều là phản ứng thủy phân. Đ b. Phản ứng (1) thuận nghịch, phản ứng (2) một chiều. Đ c. Sản phẩm thủy phân phản ứng (1) và (2) đều thu được CH3OH. S d. Vai trò NaOH trong phản ứng (2) là chất xúc tác. S Câu 3. Chất béo là triester của glycerol với các acid béo nên chúng cũng bị thủy phân tương tự như ester. a. Phản ứng thủy phân trong môi trường acid H+ là phản ứng một chiều. S b. Phản ứng thủy phân trong môi trường base (Phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều. Đ c. Thủy phân chất béo trong môi trường acid hay base thì luôn thu được glycerol. Đ d. Thủy phân tripalmitin trong môi trường acid thu được sodium palmitate. S DẠNG 3. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Số nguyên tử H trong phân tử ethyl acetate là bao nhiêu?. 8 Câu 2. Số đồng phân ester có công thức phân tử C4H 8O2 là bao nhiêu? 4 Câu 3. Cho các hợp chất có công thức như sau: CH3COOC2H5 (A); HCOOCH3 (B); CH3COOH (C); HCOOC2H5 (D); C2H5COOCH3 (E) và HOCH2CH2CHO (F). Số hợp chất ester là bao nhiêu? 4 Câu 4. Chất béo không bão hòa A có công thức dạng khung phân tử như hình dưới đây. Thủy phân chất béo A trong môi trường acid, thu được bao nhiêu acid béo khác nhau? 3 ĐỀ ÔN SỐ 2. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1. Mức độ nhận biết: Câu 1. Thành phần chính của xà phòng là A. muối của acid béo. B. muối của acid vô cơ. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. D. muối sodium hoặc potassium của acid. Câu 2. Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất? A. Nước cất. B. Dung dịch sodium hydroxide. C. Dung dịch nước Javel. D. Dung dịch xà phòng. Câu 3. Chất giặt rửa tổng hợp là A. hợp muối sodium hoặc potassium của acid béo và các chất phụ gia. B. là các chất được tổng hợp hóa học và có tác dụng giặt rửa như xà phòng. C. là hỗn hợp hai muối sodium chloride, sodium hypochlorite và các chất phụ gia. D. là các chất được tổng hợp hóa học và có tác dụng tẩy màu. Câu 4. Sản phẩm nào sau đây được lấy từ tự nhiên cũng có tác dụng giặt rửa? A. Nước quả bồ kết. B. Dầu dừa. C. Dầu oilve. D. Mỡ lợn. Câu 5. Phần ưa nước (“đầu” ưa nước) trong xà phòng là A. nhóm carboxylate. B. nhóm sulfate. C. gốc hydrocarbon có mạch dài. D. nhóm sulfonate. Câu 6. Phần phần cực (“đầu” ưa nước) trong chất giặt rửa tổng hợp là A. nhóm carboxylate. B. nhóm sulfate hoặc sulfonate. C. gốc hydrocarbon có mạch dài. D. gốc hydrocarbon có mạch ngắn. Câu 7. Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là A. chứa muối sodium có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn. B. các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hoá chất béo. C. sản phẩm của công nghệ hoá dầu. D. có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Câu 8. Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có A. hai đầu phân cực. B. hai đầu không phân cực. C. một đầu phân cực và một đầu không phân cực. D. một đầu kị nước và một đầu ưa dầu. 2. Mức độ thông hiểu: Câu 9. Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì A. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải. B. gây ô nhiễm môi trường. C. xà phòng mất tác dụng khi dùng với nước cứng. D. gây hại cho da tay. Câu 10. Vì sao dung dịch xà phòng có thể loại bỏ các vết bẩn do dầu mỡ gây ra mà nước thì không thể? A. Dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước. B. Dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt lớn hơn nước. C. Dung dịch xà phòng có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. D. Dung dịch xà phòng có khối lượng riêng lớn hơn nước. Câu 11. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa có trong quy trình điều chế xà phòng có gia nhiệt là A. để xà phòng tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng. B. để tạo môi trường pH phù hợp. C. để làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hóa. D. để tránh nhiệt phân muối của các acid béo. Câu 12. Không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng quần áo ngâm xà phòng vi A. quần áo bị mục nhanh. B. xô chậu nhanh hỏng do trong xà phòng có kiềm. C. quần áo bị bạc nhanh. D. quần áo không sạch. Câu 13. Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa: A. Vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực. B. Vì bồ kết có thành phần là este của glycerine. C. Vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh. D. Vì trong bồ kết có chất khử mạnh. Câu 14. Xà phòng là chất giặt rửa có ưu điểm nào sau đây? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Dùng được với nước cứng. C. Gây ô nhiễm môi trường đáng kể. D. Không gây ô nhiễm môi trường. Câu 15. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm nào sau đây? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Dùng được với nước cứng và giá thành thấp. C. Nguồn nguyên liệu để sản xuất dồi dào, phong phú. D. Không gây ô nhiễm môi trường. DẠNG 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI 1. Mức độ thông hiểu: Câu 1. Cho các chất: (1) CH3[CH2]14COONa, (2) CH3[CH2]10CH2OSO3Na, (3) CH3[CH2]11C6H4SO3Na và (4) C17H33COOK. a. Các chất số (1) và (4) đều là thành phần chủ yếu của xà phòng. Đ b. Các chất số (2) và (3) đều là thành phần chủ yếu của chất giặt rửa tổng hợp. Đ c. Các chất (1), (2), (3) đều có khả năng giặt rửa, làm sạch vết bẩn. Đ d. Các chất (3) và (4) đều là chất giặt rửa tự nhiên. S Câu 2. Trong công nghiệp, xà phòng được sản xuất bằng phản ứng xà phòng hóa hoặc sản xuất từ dầu mỏ. a. Thành phần chính của xà phòng là muối sodium hoặc potassium của acid hữu cơ. S b. Để tách lấy xà phòng người ta cho dung dịch HCl bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm của phàn ứng xà S phòng hóa. c. Muối của acid béo sau khi tách ra đem trộn với các phụ gia rồi ép thành bánh ta thu được xà phòng. Đ d. Nguyên liệu chính của phản ứng xà phòng hóa là chất béo và sodium chloride. S 2. Mức độ vận dụng: Câu 3. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 - 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên. a. Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol. S b. Ở bước 3 thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của acid béo ra khỏi hỗn hợp. Đ c. Ở bước 2 nếu không thêm nước cất hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. Đ d. Ở bước 2 xảy ra phản ứng thủy phân chất béo. Đ DẠNG 3. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Cho các chất: CH3[CH2]14COONa, CH3[CH2]10CH2OSO3Na, CH3[CH2]16COOK, CH3[CH2]14COOK, CH3COONa, (C15H31COO)3C3H5. Có bao nhiêu chất là xà phòng? 3 Câu 2. Cho các chất: CH3[CH2]14COOK, CH3[CH2]10CH2OSO3Na, C2H5OSO3Na, CH3[CH2]16COOK, CH3[CH2]11C6H4CO3Na, CH3[CH2]11C6H4SO3Na. Có bao nhiêu chất là chất giặt rửa tổng hợp? 2 Câu 3. Cho dãy các nguyên liệu: dầu cọ, mỡ cừu, sodium hydroxide, calcium chloride và quả bồ kết. Có bao nhiêu nguyên liệu dùng để sản xuất xà phòng? 3 Câu 4. Cho các chất: palmitic acid, tristearin, sodium hydroxide, sulfuric acid, sodium chloride, ethanol. Số hóa chất được sử dụng trong quá trình điều chế xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa là bao nhiêu? 4 Câu 5. Cho các loại quả trong tự nhiên sau: bồ hòn, chanh, bồ kết, cam và bưởi. Có bao nhiêu loại quả dùng làm chất giặt rửa tự nhiên? 2 ĐỀ 3. GLUCOSE – FRUCTOSE DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Carbohydrate (gluxide, saccharide) là: A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m. B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m. C. hợp chất chứa nhiều nhóm hydroxyl và nhóm carboxyl. D. hợp chất chứa nhiều nhóm hydroxyl và nhóm carboxyl. Câu 2: Có mấy loại carbohydrate quan trọng? A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại. Câu 3: Hợp chất nào dưới đây là monosaccharide? (1) CH2OH-(CHOH)4CH-CH2OH (2) CH2OH-(CHOH)4CH=O (3) CH2OH-CO-(CHOH)3CH2OH (4) CH2OH-(CHOH)4-COOH (5) CH2OH-(CHOH)3-CH=O A. (1), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3). Câu 4: Chất thuộc loại disaccharide là A. saccharose. B. glucose. C. cellulose. D. fructose. Câu 5: Carbohydrate nào dưới đây làm mất màu nước bromine? A. Cellulose. B. Fructose. C. Glucose. D. Sachcarose. Câu 6: Chất nào sau đây không bị thuỷ phân trong dung dịch sulfuric acid loãng, đun nóng? A. Saccharose. B. Glucose. C. Cellulose. D. Ethyl acetate. Câu 7: Trong các phản ứng dưới đây của glucose, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa - khử? A. HOCH2[CHOH]4CHO +2[Ag(NH3)2]OH →HOCH2[CHOH]4COONH4+2Ag+3NH3 + H2O B. HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr C. HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O D. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 →(C6H11O6)2Cu + 2H2O Câu 8: Glucose và fructose A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2. B. đều có nhóm –CHO trong phân tử. C. là hai dạng thù hình của cùng một chất. D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. Câu 9: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch glucose và fructose? A. Cu(OH)2/OH-. B. [Ag(NH3)2]OH. C. Na kim loại. D. Nước bromine. Câu 10: Chất nào sau đây là đồng phân của glucose? A. Tinh bột. B. Fructose. C. Xenlulozơ. D. Saccharose. Câu 11: Số nguyên tử hydrogen trong phân tử fructose là A. 11. B. 6. C. 12. D. 10. Câu 12: Ở dạng mạch hở, phân tử glucose có A. 5 nhóm chức alcohol và 1 nhóm chức ketones. B. 4 nhóm chức alcohol và 1 nhóm chức aldehyde. C. 5 nhóm chức alcohol và 1 nhóm chức aldehyde. D. 5 nhóm chức alcohol và 2 nhóm chức aldehyde. Câu 13: Cho các tính chất sau: kết tinh (1), có vị ngọt (2), màu trắng (3), thể hiện tính chất của polialcohol (4), thể hiện tính chất của acid (5), thể hiện tính chất của aldehyde (6). Những tính chất thuộc tính chất của glucose là A. (1), (2), (4), (6). B. (1), (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (3), (5), (6). D. (1), (2), (4). Câu 14: Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO2 và A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. CH3CHO. Câu 15: Có các phát biểu sau: (a) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thuỷ phân. (b) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine. (c) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m. (d) Chất béo không phải là carbohydrate. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (3 CÂU) Câu 16: Cho các phát biểu sau về carbohydrate: a. Tất cả các carbohydrate đều có phản ứng thủy phân. S b. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucose. Đ c. Glucose, fructose đều có phản ứng tráng bạc. Đ d. Glucose làm mất màu nước bromine. Đ Câu 17: Cho các phát biểu sau: a. Có thể dùng nước bromine để phân biệt glucose và fructose Đ b. Trong môi trường acid, glucose và fructose có thể chuyển hóa lẫn nhau S c. Có thể phân biệt glucose và fructose bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 S d. Trong dung dịch, glucose và fructose đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam Đ PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. (5 CÂU) Thí sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. Câu 18: Cho dãy các chất sau: saccharose, glucose, fructose, cellulose, tristearin, methyl acetate. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là bao nhiêu? 4 Câu 19: Cho dãy các chất: tinh bột, saccharose, glucose, fructose, cellulose. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccharide là bao nhiêu? 2 Câu 20: Cho các chất: sucrose, glucose, fructose, formic acid và acetic aldehyde. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là bao nhiêu? 3 Câu 21: Cho các thuốc thử sau: thuốc thử Tollens, Cu(OH)2, dung dịch bromine, dung dịch methanol/HCl khan. Có bao nhiêu chất mà glucose và fructose đều phản ứng? 2 Câu 22: Chỉ dùng Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp có thể phân biệt được bao nhiêu dung dịch riêng biệt sau đây? glucose, fructose, glycerol, ethyl alcohol. 1

Use Quizgecko on...
Browser
Browser