Ôn Tập Kiểm Tra Giữa HK1 Lịch Sử 10 2024-2025 PDF

Summary

Đây là tài liệu ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Lịch sử lớp 10 năm học 2024-2025. Đề cương bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử.

Full Transcript

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 10, NĂM HỌC: 2024-2025 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án trả lời đúng. Câu 1. Sử học là khoa học nghiên cứu về A. hoạt động của nhân loại....

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 10, NĂM HỌC: 2024-2025 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án trả lời đúng. Câu 1. Sử học là khoa học nghiên cứu về A. hoạt động của nhân loại. B. văn hóa của nhân loại. C. quá khứ của con người. D. tiến hóa của con người. Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là A. quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. B. những hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. C. quá trình tiến hóa và các giai đoạn phát triển của loài người. D. toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Câu 3. Yếu tố nào sau đây tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người? A. Hiểu biết lịch sử. B. Tri thức lịch sử. C. Hiện thực lịch sử. D. Nhận thức lịch sử. Câu 4. : Yếu tố nào sau đây vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan? A. Lịch sử được con người nhận thức. B. Đối tượng nghiên cứu của Sử học. C. Tri thức lịch sử của con người. D. Quá trình khôi phục hiện thực lịch sử. Câu 5. Khôi phục hiện thực lịch sử là chức năng nào của Sử học? A. Khoa học. B. Tái hiện. C. Nhận biết. D. Phục dựng. Câu 6. Nội dung nào sau đây là hiện thực lịch sử? A. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi. B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám do nhiều yếu tố khách quan. C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có sự ủng hộ của bạn bè thế giới. D. Cách mạng tháng Tám thành công là do sự chuẩn bị chu đáo của Đảng ta. Câu 7. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử A. liên quan, ảnh hưởng, tác động đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng. B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên. C. rất rộng lớn và đa dạng, biến đổi và phát triển không ngừng. D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện tại. Câu 8. Sưu tầm, phân loại, đánh giá nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc A. phân loại, chọn lọc các nguồn sử liệu. B. lập thư mục các nguồn sử liệu. C. ghi chép, lưu giữ thông tin sử liệu. D. xử lí thông tin và sử liệu. Câu 9. Một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là A. Hoàng thành Thăng Long. B. Đờn ca tài tử Nam Bộ. C. phố cổ Hội An. D. Mộc bản triều Nguyễn. Câu 10. Kiến thức lịch sử có giá trị lớn và có mối liên hệ chặt chẽ với A. sự phát triển của du lịch. B. sự lớn mạnh của mỗi quốc gia. C. nhiều vấn đề lớn trong nước. D. nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Câu 11. Vai trò quan trọng của Sử liệu là cầu nối giữa A. quá khứ, hiện tại và tương lai của con người. B. hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử. C. tri thức lịch sử và cuộc sống của con người. D. hiện thực lịch sử và quá khứ của nhân loại. Câu 12. Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn? A. Sinh học. B. Lịch sử. C. Toán học. D. Công nghệ Câu 13. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính A. kế thừa. B. nguyên trạng. C. tái tạo. D. nhân tạo. Câu 14. Yếu tố nào sau đây góp phần xác định đúng giá trị của di sản ? Trang 1/5 A. Sử học. B. Địa lí. C. Văn học. D. Toán học. Câu 15. Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cô đô Huế, Phố cổ Hội An (Quang Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì? A. Sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hóa, cảnh quan. B. Dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch. C. Cảnh quan sinh động, ấn tượng, sinh động, nhiều màu sắc. D. Kết hợp được đầy đủ các yếu tố du lịch, văn hoá, ẩm thực. Câu 16. Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia là A. du lịch. B. kiến trúc. C. thương mại. D. dịch vụ. Câu 17. Hiện thực lịch sử là tất cả những A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn của con người. B. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập. C. hiện tượng siêu nhiên tác động đến tiến trình phát triển loài người. D. nhân vật trong quá khứ có đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Câu 18. Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là A. hiện thực lịch sử. B. tư duy lịch sử. C. nhận thức lịch sử. D. khám phá lịch sử. Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng về khái niệm lịch sử? A. Những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. B. Những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ. C. Khoa học nghiên cứu về sự tương tác của con người với xã hội. D. Sự tưởng tượng của con người về xã hội tương lai. Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hiện thực lịch sử? A. Những nhận thức và hiểu biết của con người về quá khứ. B. Những câu chuyện kể hoặc tác phẩm ghi chép về lịch sử. C. Ngành khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. D. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan. Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử? A. Có trước lịch sử được con người nhận thức B. Không phụ thuộc vào ý muốn của con người C. Có tính duy nhất và không thể thay đổi được. D. Được trình bày theo nhiều cách khác nhau. Câu 22. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lịch sử được con người nhận thức? A. Những suy nghĩ và hiểu biết của con người về quá khứ. B. Những tưởng tượng của con người về xã hội tương lai C. Những hiện vật, di tích lịch sử được con người phát hiện D. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan. Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của nhận thức lịch sử? A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của lịch sử được con người nhận thức so với hiện thực lịch sử? A. Có tính đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian B. Được tái hiện duy nhất thông qua các bản ghi chép C. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan con người D. Không chịu sự chi phối của mục đích nghiên cứu Câu 25. Lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng tìm hiểu là các bước cơ bản của quá trình Trang 2/5 A. xử lý thông tin sử liệu B. tiến hành thí nghiệm lịch sử C. sưu tầm, thu thập sử liệu D. xác minh, đánh giá sử liệu Câu 26. Phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu là các bước cơ bản của quá trình A. xử lý thông tin sử liệu B. tiến hành thí nghiệm lịch sử C. sưu tầm, thu thập sử liệu D. tìm hiểu các di chỉ khảo cổ Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quy trình thu thậpvà xử lí thông tin sử liệu trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử? A. Xác định vấn đề => Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá. B. Xác định vấn đề => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Sưu tầm sử liệu. C. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Xác định vấn đề. D. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định vấn đề => Xác định, đánh giá. Câu 28. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người? A. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ. B. Giúp con người làm chủ hoàn toàn cuộc sống tương lai. C. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ. D. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người. Câu 29. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, việc xác minh, đánh giá nguồn sử liệu là một khâu quan trọng nhằm mục đích nào sau đây? A. Xác định danh sách các nguồn sử liệu cần thu thập B. Xác định độ tin cậy và giá trị của các nguồn sử liệu C. Ghi chép thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu D. Chọn lọc và phân loại các nguồn sử liệu phù hợp Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập, khám phá lịch sử? A. Tham quan các bảo tàng B. Xem các phim lịch sử C. Khám phá các đại dương D. Tham quan khu lưu niệm Câu 31. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối liên hệ giữa kiến thức lịch sử với cuộc sống hiện tại? A. Lịch sử giúp con người hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế B. Kiến thức lịch sử giúp con người thay đổi được quá khứ để hướng tới tương lai C. Kiến thức lịch sử là yếu tố quyết định thành công của con người trong công việc D. Lịch sử là nhân tố quyết định sự phát triển khoa học kĩ thuật của một quốc gia Câu 32. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống ? A. Góp phần hình thành lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. B. Giúp con người tránh được những sai lầm trong quá khứ. C. Giúp các dân tộc thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo. D. Giúp phát huy những di sản quý báu trong cuộc sống hiện tại. PHẦN II.TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a) b) c) d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, “đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược – khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỉ XX”. (Dương Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết sử, Báo Tuổi trẻ ngày 6 – 5 – 2004) a) Đoạn tư liệu nhấn mạnh quan điểm của Võ Nguyên Giáp về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân. Đ b) Toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong thế kỉ XX chỉ có thể được khôi phục lại qua cuốn Việt Nam sử lược. S Trang 3/5 c) Một trong những chức năng của Sử học được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là giúp thế hệ sau có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để chiến đấu chống thực dân Đ d) Chức năng xã hội của cuốn Việt Nam sử lược được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là “biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà”. S Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại). Tội phạm gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu và đau thương là bọn phát xít Đức, Italia, Nhật Bản, nhưng chúng có thể gây ra chiến tranh được là vì có những thế lực “dung dưỡng”, “thỏa hiệp” với chúng”. (Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nhà xuất ban Giáo dục, 2003, tr.216) a) Thủ phạm trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong những năm 1939-1945 là Đức, Italia và Anh. S b) Kết nối kiến thức lịch sử vào cuộc sống giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Đ c) Từ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ và giữ gìn hòa bình thế giới. Đ d) Nhân loại đã rút ra những bài học để áp dụng vào cuộc sống hiện tại bằng cách giải quyết xung đột bằng cách đối thoại và thoả hiệp. S Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Là một tỉnh ven biển miền Nam Trung Bộ, Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát huy du lịch gắn liền với việc khai thác giá trị văn hóa của phố cổ Hội An, di sản Mỹ Sơn, nghệ thuật bài chòi. Theo báo cáo của ngành du lịch, “năm 2018, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch đạt 6,5 triệu lượt, tăng 21,5 %; trong đó khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt, tăng 36,58% so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2018 đạt 4.700 tỷ đồng, tăng 21,76% so với cùng kỳ năm 2017. Qua khảo sát, tìm hiểu, các địa phương có di sản văn hóa được UNESCO vinh danh, các loại hình nghệ thuật truyền thống mang những giá trị đặc sắc đã tạo cơ sở nền tảng quan trọng để phát triển ngành du lịch, dịch vụ, thu hút du khách trong, ngoài nước, đóng góp nguồn thu lớn vào ngân sách quốc gia. (Nguyễn Huy Phòng, Phát huy nguồn lực di sản văn hóa trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 417, tháng 3 – 2019) Đ a) Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu đề cập đến vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch. Đ b) Quảng Nam là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch do có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. s c) Năm 2018, lượt khách quốc tế của tỉnh Quảng Nam chiếm hơn 58% tổng lượt khách tham quan, lưu trú s d) Theo tác giả, chỉ có những địa phương có di sản văn hóa được UNESCO ghi danh hoặc có các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc thì mới phát triển được du lịch, dịch vụ. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhận xét về sự kiện lịch sử này, có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng đây là kết quả của quá trình kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, cách mạng tháng Tám thành công là nhờ ăn may. a) Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập là hiện thực lịch sử. Đ Đb) Cách mạng tháng Tám “là kết quả của quá trình kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi ” là lịch sử được con người nhận thức. c) Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhận thức về sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công có sự khác nhau là do quan điểm tiếp cận khác nhau. Đ d) Tất cả những nhận thức về sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đều khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất sự kiện. S Trang 4/5 Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tề giết chết. Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật. Thái sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang (tức Tề Trang Công)”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái sử Bá. Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng và Thúc được gọi đến và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết. Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh. Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”. Quý ung dung đáp rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!”. Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa. (Theo Khổng Tử, Xuân Thu tam truyện, Tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.168 – 170) a) Các quan chép sử nhà Tề có hành động giống hệt nhau là viết đúng sự thật Thôi Trữ giết vua vào sử sách. Đ b) Câu chuyện cho thấy nguyên tắc trung thực, khách quan trong ghi chép Sử có thể được vận dụng linh hoạt cho từng tình huống. S c) Thái sử Bá, Thái sử Trọng có nguyên tắc ghi chép sử khác với Thái sử Thúc và Thái sử Quý. S d) Câu chuyện có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn đối với những người nghiên cứu lịch sử hiện nay. Đ ----HẾT--- Trang 5/5

Use Quizgecko on...
Browser
Browser