Đề cương ôn tập Lịch sử 10 học kì 2 2023-2024 - PDF

Summary

Đây là đề cương ôn tập Lịch sử 10 học kỳ 2 năm học 2023-2024 của Trường THPT Trần Phú, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các sự kiện lịch sử Việt Nam.

Full Transcript

**TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ** **TỔ LỊCH SỬ** **\-\-\-\-\--** **ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II** **MÔN: LỊCH SỬ 10** **NĂM HỌC: 2023-2024** **I.TRẮC NGHIỆM** Câu 1. Nhà nước đầu tiên được hình thành trên lãnh thổ Việt Nam là nhà nước =============================================================...

**TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ** **TỔ LỊCH SỬ** **\-\-\-\-\--** **ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II** **MÔN: LỊCH SỬ 10** **NĂM HỌC: 2023-2024** **I.TRẮC NGHIỆM** Câu 1. Nhà nước đầu tiên được hình thành trên lãnh thổ Việt Nam là nhà nước =========================================================================== A. Văn Lang. B. Lâm Ấp. C. Chăm-pa. D. Phù Nam. =============================================== **Câu 2.** Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. lúa mạch, lúa mì. B. gạo nếp, gạo tẻ. C. ngô, khoai, sắn. D. lúa. **Câu 3.** Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là thờ A. nhân thần.       B. đa thần. C. thần tự nhiên.      D. linh vật. **Câu 4.** Văn minh Văn Lang -- Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào? A. Văn hoá Sa Huỳnh. B. Văn hoá Óc Eo. C. Văn hoá Đông Sơn. **D**. Văn hoá Đồng Nai. **Câu 5.** Người đứng đầu các bộ của nước Văn Lang là A. Lạc hầu.       B. Lạc tướng. C. Quan lang.      D. Bồ chính. **Câu 6.** Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Trung bộ ngày nay. C. Khu vực Nam bộ ngày nay. D. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam. **Câu 7.** Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác của cư dân Văn Lang -- Âu Lạc? A. Trống đồng Đông Sơn.           B. Tiền đồng Óc Eo. C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tượng phật Đồng Dương. **Câu 8.** Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng dưới thời kì nhà nước Âu Lạc là A. chùa Một Cột. B. tháp Phổ Minh. C. thành Cổ Loa. D. kinh thành Huế. **Câu 9**. Những chuyển biến về mặt xã hội của Quốc gia Văn Lang, Âu Lạc bắt nguồn từ A. sự chuyển biến về kinh tế. B. sự xuất hiện các giai cấp mới. C. sự tư hữu hoá trong sản xuất. D. sự thay đổi vai trò của đàn ông. **Câu 10.** Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được gần 300 trống đồng Đông Sơn trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của ngành kinh tế nào sau đây dưới thời kì Văn Lang -- Âu Lạc? A. Đóng tàu. B. Đúc đồng. C. Chế tạo máy. D. Cơ khí. **Câu 11.** Tục thờ thần Mặt Trời là biểu hiện của tín ngưỡng nào sau đây của cư dân Văn Lang -- Âu Lạc? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Tín ngưỡng phồn thực. C. Sùng bái tự nhiên. D. Thờ thần động vật. **Câu 12.** Người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng A. thuyền, bè. B. xe bò, xe máy. C. xe đạp, xe máy. D. nghe, tàu. **Câu 13.** Thành tựu văn hóa nào của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Tháp Bánh Ít. B. Tháp Bà Pô Na-ga (Po Naga). C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Phố cổ Hội An. **Câu 14.** Nền văn minh Chăm-pa được phát triển dựa trên nền văn hóa A. văn hóa Đồng Nai. B. văn hóa Đông Sơn. C. văn hóa Sa Huỳnh. D. văn hóa Óc Eo. **Câu 15.** Ngoài nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Chăm-pa còn rất giỏi nghề nào? A. Buôn bán bằng đường biển. B. Buôn bán bằng đường sông. C. Nuôi trồng thủy, hải sản. D. Chăn nuôi trên những đồng cỏ lớn. **Câu 16.** Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa? A. Thành Cổ Loa. B. Tháp Bà Pô Na-ga. C. Cảng thị Óc Eo. D. Tháp Phổ Minh. **Câu 17.** Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào? A. Chữ Phạn. B. Chữ Hán. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Nôm. **Câu 18.** Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa? A. Lễ hội Ka-tê. B. Lễ hội Óoc Om Bóc. C. Lễ hội Cơm mới. D. Lễ hội Lồng tồng. **Câu 19. **Loại hình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm là A. đền tháp. B. chùa chiền. C. cung điện. D. nhà thờ. **Câu 20.** Nhà nước Chăm-pa theo thể chế nào sau đây? A. Quân chủ lập hiến. B. Dân chủ đại nghị. C. Dân chủ chủ nô. D. Quân chủ chuyên chế. **Câu 21. **Tổ chức xã hội của người Chăm được phân chia theo những yếu tố nào sau đây? A. Tộc người và tín ngưỡng. B. Tín ngưỡng và tôn giáo. C. Lãnh thổ và tộc người. D. Địa hình và địa bàn cư trú. **Câu 22. **Sử thi của người Chăm-pa chịu ảnh hưởng của A. thần thoại Ấn Độ. B. sử thi Ai Cập. C. thần thoại Hy Lạp. D. sử thi Trung Hoa. **Câu 23. **Từ thế kỉ III, tôn giáo nào sau đây trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Cơ Đốc giáo. **Câu 25. **Nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước A. dân chủ chủ nô phương Tây. B. phong kiến phương Đông. C. chuyên chế cổ đại phương Đông. D. cộng hòa đại nghị phương Tây. **Câu 26. **Người Phù Nam đã dựa vào loại chữ nào để xây dựng hệ thống chữ viết của riêng mình? A. Chữ Hán. B. Chữ Phạn. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Quốc ngữ. **Câu 27. **Một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất của Vương quốc Phù Nam là A. thương cảng Hội An. B. thương cảng Đà Nẵng. C. thương cảng Vân Đồn. D. thương cảng Óc Eo. **Câu 28. **Nhà ở của cư dân Phù Nam chủ yếu là A. nhà sàn. B. nhà đất. C. nhà thuyền. D. nhà bê tông. **Câu 29.** Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là A. xe bò. B. ngựa. C. voi. D. thuyền. **Câu 30.** Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Phù Nam là A. tín ngưỡng thờ thánh Ala. B. tín ngưỡng thờ Chúa. C. tín ngưỡng thờ Phật. D. tín ngưỡng phồn thực. **Câu 31. **Nghệ thuật điêu khắc của người Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của quốc gia nào? A. Ấn Độ. B. Đại Việt. C. Trung Quốc. D. Triều Tiên. **Câu 32.** Óc Eo là tên gọi của A. một tỉnh thuộc vùng đất Nam Bộ. B. một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp. C. một cảng thị ở miền Trung Việt Nam. D. một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ. **Câu** **33.** Loại hình tôn giáo nào xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam? A. Hồi giáo. B. Công giáo. C. Nho giáo. D. Hin-đu giáo và Phật giáo. **Câu 35.** Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Phù Nam thuộc khu vực nào trên đất nước Việt Nam ngày nay? A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Nam bộ. C. Đồng bằng Sông Hồng. D. Trung bộ và Nam bộ. **Câu 36:** Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào? \"*Đời vua Thái Tổ, Thái Tông* *Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn*\". **A.** Triều Lý. **B.** Triều Trần. **C.** Triều Hồ. **D.** Triều Lê sơ. **Câu 37.** Lễ hội nào sau đây được nhân dân Đại Việt tổ chức để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu? Nông dân đóng vai vua cày ruộng trong lễ hội Tịch điền - VnExpress ![Lễ hội đền Sóc với nhiều nghi thức tưởng nhớ Thánh Gióng \| baotintuc.vn](media/image2.png) -------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- **A.** Lễ Tịch điền. **B.** Hội Gióng. Tết nguyên đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết nguyên đán ![Nguồn gốc Tết Trung Thu - Nét văn hóa đặc sắc của người Việt](media/image4.png) **C.** Tết Nguyên đán. **D.** Tết Trung thu. **Câu 38. "**Hải Thượng y tông tâm lĩnh" là tác phẩm của danh y nào sau đây? Chùa Giác Ngộ - THIỀN SƯ, ĐẠI DANH Y TUỆ TĨNH 🌷Thiền sư, Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, ra đời trong một gia đình bần nông ![Chu Văn An -- Người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời](media/image6.jpeg) Nguyễn Đình Chiểu -- Wikipedia tiếng Việt ![Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác: Ông tổ Đông y Việt Nam - Báo Công an Nhân dân điện tử](media/image8.jpeg) --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- **A.** Nguyễn Bá Tĩnh. **B.** Chu Văn An. **C.** Nguyễn Đình Chiểu. **D.** Lê Hữu Trác. **Câu 39.** Loại hình nghệ thuật nào sau đây được ra đời vào thời Lý? MÚA RỐI NƯỚC - MỘT ĐỜI SỐNG TINH THẦN HUYỀN ẢO TRÊN MẶT NƯỚC ![Khai mạc \"Trình diễn Đờn ca tài tử và ẩm thực dân gian Nam bộ\" tại Hà Nội](media/image10.png) -------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- **A.** Múa rối nước. **B.** Đờn ca tài tử Nam Bộ. Nhã nhạc cung đình Huế - khamphahue.com.vn ![Sài Gòn từng có xóm ả đào](media/image12.png) **C.** Nhã nhạc cung đình Huế. **D.** Hát ả đào. **Câu 43.** Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về A. Cổ Loa.             B. Tây Đô.              C. Đại La.                D. Phong Châu. **Câu 44.** Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam A. Hình thư. B. Hình luật. C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ. **Câu 45.** Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? A. Thời Lý. B. Thời Trần. C. Thời Lê sơ. D. Thời Hồ. **Câu 46.** Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là A. Phố Hiến. B. Thanh Hà. C. Thăng Long. D. Hội An. **Câu 47.** Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống dưới triều đại phong kiến nào của nước ta? A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Lê sơ. D. Tây Sơn. **Câu 48.** Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm A. văn học nhà nước và văn học dân gian. B. văn học viết và văn học truyền miệng. C. văn học nhà nước và văn học tự do. D. văn học dân gian và văn học viết. **Câu 49.** "Tam giáo đồng nguyên" là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây? A. Nho giáo -- Phật giáo -- Đạo giáo. B. Nho giáo -- Phật giáo -- Công giáo. C. Phật giáo -- Ấn Độ giáo - Công giáo. D. Phật giáo -- Bà La Môn giáo - Nho giáo. **Câu 50. Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?** **A. Đúc đồng. B. Điêu khắc gỗ.** **C. Gốm sứ.** **D. Tranh dân gian.** **Câu 51.** Kinh tế chính của cư dân Văn Lang -- Âu Lạc là A. săn bắn, hái lượm. B. nông nghiệp lúa nước.   C. thương nghiệp.          D. thủ công nghiệp. **Câu 52.** Ý nào phản ánh **không** đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm nhà nước Văn Lang -- Âu Lạc? A. Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác. B. Yêu cầu của hoạt động trị thủy để phục vụ nông nghiệp. C. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội. **Câu 53.** Nội dung nào sau đây **không** phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang -- Âu Lạc? A. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. C. Khoán sản phong phú. D. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. **Câu 54.** Ý nào sau đây ***không*** phản ánh đúng đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang -- Âu Lạc? A. Lúa gạo là lương thực chính.             B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu. C. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.                  D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. **Câu 55.** Nội dung nào dưới đây **không** phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc ? A. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước. B. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên. C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen. D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn. **Câu 56.** Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do A. yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi. B. yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế. C. thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn. D. yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. **Câu 57.** Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang -- Âu Lạc ? A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ. B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm. C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét. **Câu 58. **Nội dung nào sau đây **không **phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa? A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt. B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi. C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng. D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển. **Câu 59.** Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây? A. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo. B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật. C. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp. D. Phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước. **Câu 60.** Ý nào sau đây thể hiện **đúng** đặc điểm của nền văn minh Chămpa? A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. **Câu 61.** Nội dung nào dưới đây **không** phải là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa? A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. B. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ. C. Có đời sống vật chất và tinh thần phong phú. D. Có nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp phát triển. **Câu 63.** Nội dung nào sau đây **không** phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Chăm - pa? A. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng. B. Âm nhạc và ca múa hát, lễ hội đặc biệt phát triển. C. Đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua thuyền, bè. D. Nhà ở chủ yếu là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. **Câu 65.** Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Phù Nam là A. nông nghiệp. B. buôn bán. C. thủ công nghiệp. D. chăn nuôi, trồng trọt. **Câu 66.** Nền văn minh Phù Nam được hình thành trên cơ sở A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh Ấn Độ. C. hình thành dựa trên sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh. D. tiếp thu hoàn toàn những đặc trưng của văn minh Ấn Độ. **Câu 67.** Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ quốc gia Phù Nam có thương nghiệp phát triển? A. Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương nghiệp. B. Là quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á. C. Chi phối nền thương mại hàng hải ở khu vực Đông Nam Á. D. Sự phát triển của nông nghiệp và sản phẩm phụ nông nghiệp. **Câu 68. **Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế? A. Giáp biển, có nhiều cảng biển. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. Đất đai canh tác giàu phù sa. D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. **Câu** **69.** Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống Nền văn minh Đại Việt là nền văn minh...... và văn hoá làng xã. A. thủ công nghiệp. B. hướng biển. C. thương nghiệp. D. nông nghiệp lúa nước. **Câu 70.** Công trình kiến trúc nào sau đây của Việt Nam xây dựng ở nửa đầu thế kỷ XIX được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới? Những yếu tố cơ bản để Mỹ Sơn trở thành thánh địa của Vương quốc Champa - Tạp chí Kiến Trúc ![Cố đô Huế -- Wikipedia tiếng Việt](media/image14.png) --------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------- **A.** Thánh địa Mỹ Sơn. **B.** Quần thể di tích Cố đô Huế. Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì ![Hoàng Thành Thăng Long, tìm về cột mốc lịch sử vàng son](media/image16.png) **C.** Nhà Bia tiến sĩ. **D.** Hoàng Thành Thăng Long. **Câu 71.** Công trình kiến trúc nào sau đây được xây dựng vào năm 1805 và là biểu tượng văn hiến của thủ đô Hà Nội? Lên đường khám phá "biểu tượng Thủ đô" Cột cờ Hà Nội ![Phát động cuộc thi Ký họa Văn Miếu-Quốc Tử Giám \| VOV2.VN](media/image18.png) ------------------------------------------------------ ---------------------------------------------------------------------------------- **A.** Cột cờ Hà Nội. **B.** Khuê Văn Các. ![Hoàng Thành Thăng Long, tìm về cột mốc lịch sử vàng son](media/image16.png) **C.** Chùa Diên Hựu. **D.** Hoàng Thành Thăng Long. **Câu 72.** "Đình Bảng bán ấm, bán khay Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông". Câu ca dao trên phản ánh sự phát triển của A. thủ công nghiệp. B. hàng hải quốc tế. C. nông nghiệp. D. buôn bán nội địa. **Câu 74.** Nội dung nào sau đây **không** phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp nước ta dưới thời kì văn minh Đại Việt? A. Vị trí địa lý thuận lợi và đường bờ biển dài. B. Sự phát triển của ngành nông nghiệp. C. Chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước. D. Sự phát triển của ngành thủ công nghiệp. **Câu 75.** Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử. B. Ghi danh những anh hùng có công với nước. C. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. D. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp. **Câu 80.** Các bia Tiến sĩ dựng ở Văn Miếu -- Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách nào của vương triều Lê sơ? A. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc. B. Quan tâm đến biên soạn sử. C. Phát triển văn hoá dân gian. D. Đề cao giáo dục, khoa cử. **Câu 81.** Nhận xét nào sau đây thể hiện **đúng** đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc? A. Xây dựng bộ máy chuyên chế ở trình độ cao. B. Bộ máy nhà nước đảm bảo tính dân chủ. C. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền. D. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền. **Câu 82.** Nhận xét nào dưới đây là **không** đúng về vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam. B. Phác họa và định hình bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ bị đồng hóa. C. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh nhất khu vực. D. Đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này. **Câu 83.** Đặc điểm của nhà nước Văn Lang -- Âu Lạc là A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh đứng đầu là vua. B. bộ máy nhà nước khá phức tạp với nhiều bộ phận. C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc. D. nhà nước ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á. **Câu 84.** Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là A. nghi thức cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa. B. sùng bái các hiện tượng tự nhiên. C. tục phồn thực, sùng bái các vị thần linh. D. thờ cúng tổ tiên, những người có công với nước. "...Sự ra đời của nước Văn Lang trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ - thời đại đồng thau phát triển đến đỉnh cao và bước sang thời đại sắt sớm tồn tại vào khoảng thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ III TCN. Nước Văn Lang còn là biểu hiện của sự liên kết các cộng đồng bộ lạc giữa khu vực đồng bằng sông Hồng với các khu vực đồng bằng sông Mã, sông Cả vùng Thanh -- Nghệ trên nền tảng một nền văn hóa chung đa sắc thái. Văn hóa Đông Sơn, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai, chất phác nhưng cũng đánh dấu sự trưởng thành, phát triển vượt bậc của các cộng đồng dân cư bản địa, một bước chuyển "cách mạng" từ thời đại hoang sơ nguyên thủy sang thời đại văn minh hơn. Có thể coi nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam". A. Nhà nước Văn Lang ra đời vào thế kỉ III TCN trên cơ sở liên kết các bộ lạc ở sông Hồng, sông Mã và sông Cả. B. Dưới thời kì Văn Lang, cư dân phổ biến sử dụng công cụ lao động bằng đồng thau và bước đầu sử dụng đồ sắt. C. Nhà nước Văn Lang tồn tại trong khoảng 4 thế kỉ, được coi là nhà nước cổ đại đầu tiên của lịch sử Việt Nam. D. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đánh dấu bước chuyển của lịch sử Việt Nam từ thời kì nguyên thủy sang thời kì cổ đại. **Câu 86: Đọc đoạn tư liệu sau đây và chọn đáp án đúng.** "Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này, đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ....; còn bộ gọi là Văn Lang là nơi vua đóng đô. Đặt tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng... Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương. Quan coi việc gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương". (Ngô Sĩ Liên **và các sử thần triều Hậu Lê**, *Đại Việt sử kí toàn thư*, **NXB Khoa học xã hội, HN, 1998,** tr.83) A. Nhà nước Văn Lang do vua Hùng sáng lập nên có địa giới thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay. B. Nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, đứng đầu các bộ là Lạc hầu và Lạc tướng. Vua Hùng chỉ trực tiếp cai quản bộ Văn Lang. C. "Phụ đạo" được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là tục lệ cha truyền con nối đối với tất cả các chức quan trong triều đình. D. Lạc hầu, Lạc tướng, Bồ chính, Quan lang, Mị nương là tên gọi các chức quan dưới thời kì nhà nước Văn Lang. **Câu 88.** Nhận xét nào dưới là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? **A. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.** **B. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc.** **C. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới.** **D. Là cội nguồn của nền văn minh tiếp theo của dân tộc.** **Câu 89. Đọc đoạn tư liệu sau đây và chọn đáp án sai** "Cũng như nhiều nước phương Đông, nước Chăm -- pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Các quan lại thấy vua phải quỳ, vái, chỉ có vua được ở nhà có lầu cao, mặc áo gấm, đi kiệu có che lọng trắng. Vua là người duy nhất có quyền ban cấp đất đai cho đền chùa. Giúp việc cho vua có một số quan lại cao cấp như Tể tướng, hai đại thần, một người đứng đầu quan văn và một người đứng đầu quan võ". (Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), *Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10*, NXB Giáo dục, 2008, tr.66) A. Thể chế chính trị của vương quốc Chăm -- pa có sự tương đồng với nhiều nước ở phương Đông lúc bấy giờ. B. Giống như quốc gia Văn Lang -- Âu Lạc, thể chế chính trị của vương quốc Chăm -- pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. C. Ở vương quốc Chăm -- pa, vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao và thường được đồng nhất với một vị thần. D. Ở vương quốc Chăm -- pa, vua nắm quyền hành trên tất cả mọi mặt, đồng thời là người sở hữu tối cao về mặt ruộng đất. **Câu 90. Đọc đoạn tư liệu sau đây và chọn đáp án đúng** Hằng trăm di tích lịch sử - văn hóa Chăm -- pa vẫn đang hiện diện trên dải đất miền Trung và Tây Nguyên. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới. Các cộng đồng cư dân Chăm -- pa đã xây dựng một nền văn minh phản ánh đời sống vật chất, đời sống tinh thần giàu sức sáng tạo, có trình độ phát triển không thua kém bất kì nền văn minh nào ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại. Văn minh Chăm -- pa có đóng góp trên nhiều phương diện đối với sự phát triển của lịch sử và văn hóa Việt Nam. (*Sách giáo khoa Lịch sử 10*, Bộ chân trời sáng tạo, tr. 75) A. Đoạn tư liệu cung cấp một số thông tin về thành tựu và đóng góp của văn minh Chăm -- pa đối với Việt Nam và thế giới. B. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) là công trình kiến trúc duy nhất của văn minh Chăm -- pa còn tồn tại đến ngày nay. C. Văn minh Chăm -- pa là nền văn minh có trình độ phát triển cao nhất ở khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. D. Những thành tựu của văn minh Chăm -- pa đã góp phần vào sự phát triển của lịch sử và văn hóa Việt Nam sau này. **Câu *91.*** *Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?* A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa. B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới. C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi. D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương. **Câu 92.** Nội dung nào sau đây phản ánh **đúng** đặc điểm của vương quốc Phù Nam? A. Là quốc gia phát triển trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. B. Là quốc gia có kinh tế thương nghiệp phát triển. C. Có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. D. Là quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam. **Câu 93.** Nhận xét nào dưới đây là đúng về đặc điểm của văn minh Chăm-pa và Phù Nam? A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. B. Chỉ có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa bên ngoài. D. Chỉ chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. ***Câu 94.** Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang-Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt nào?* A. Vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. B. Ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ. C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á. D. Thể chế chính trị là nhà nước quânchủ điển hình. ***Câu 95.** Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang  -Âu Lạc và Chăm-pa là gì?* A. Làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công. B. Phát triển đánh bắt thủy hải sản và khai thác lâm sản. C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài. D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển. **Câu 98.** Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt? A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị. C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian. D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận. **Câu 99.** Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì? A. Sự suy thoái của Nho giáo. B. Ý thức tự tôn dân tộc. C. Tính ưu việt của ngôn ngữ. D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc. **Câu 100.** Từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay? A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội. B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên. C. Phải duy trì nền giáo dục khoa học. D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện. **Câu 101.** Nội dung nào sau đây **không** phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt? A. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước. B. Sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm có chất lượng cao hơn. C. Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng. D. Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp phát triển. **II. TỰ LUẬN** **câu 1: mộT số THÀNH TỰU Tiêu biểu VĂN MINH đại việT** **1. Về kinh tế:** **\* Nông nghiệp:** \- Nông nghiệp lúa nước là kinh tế chính. \- Khuyến khích sản xuất, chú trọng thủy lợi, khai phá đất hoang. **\* Thủ công nghiệp:** \- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển: dệt, rèn sắt, đúc đồng. \- Nhiều nghề mới ra đời: khắc in bản gỗ, làm đường, làm giấy. \- Một số làng nghề, phường thủ công chuyên nghiệp xuất hiện. \- Nghề đóng tàu thuyền ra đời sớm, đạt trình độ cao. **\* Thương nghiệp:** **- Nội thương:** đô thị, cảng thị, chợ địa phương, phố buôn bán ra đời. Thăng Long có 36 phố phường. Tiền kim loại, tiền giấy xuất hiện. \- Ngoại thương phát triển buôn bán với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây **2. Giáo dục, chữ viết và văn học:** ***\* Giáo dục:*** \- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên. Năm 1076, Quốc tử giám được xây dựng. \- Năm 1247, nhà Trần tổ chức thi tam khôi đầu tiên. \- Năm 1374, Hồ Quý Ly cải cách phép thi. \- Thời Lê, chọn quan lại chủ yếu qua thi cử. \- Năm 1484, xướng danh, khắc tên tiến sĩ vào bia đá. \- Xuất hiện trường học tư bên cạnh trường nhà nước. -\> Giáo dục Đại Việt đóng vai trò chủ yếu đào tạo quan lại, nâng cao dân trí. **\* Chữ viết:** \- Tiếp thu chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm. \- Thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ ra đời. **\* Văn học:** *- Văn học chữ Hán*: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ,... TK XVIII: tiểu thuyết chương hồi, truyện kí như: Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự,... *- Văn học chữ Nôm*: **Quốc âm thi tập, truyện Kiều, Lục Vân Tiên.** *- Văn học dân gian* phát triển mạnh TK XVI-XVIII: thơ, ca dao, tục ngữ. **3. Khoa học ** **\* Sử học:** **- Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn lập Quốc sử quán.** **- Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục,...** **\* Địa lí học: Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí,...** **\* Toán học: Lập thành toán pháp, Khải minh toán học, Ý Trai toán pháp nhất đắc lục,...** **\* Khoa học quân sự:** **- Vũ khí: chế tạo súng thần cơ, các loại pháo, chiến thuyền và đại bác,...** **- Nghệ thuật quân sự đặc sắc: Tiên phát chế nhân của Lý Thường Kiệt, phụ tử chi binh của Trần Quốc Tuấn,..** **- Tác phẩm nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư,...** **\* Y học: Nhiều bộ Y thư có giá trị: Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh), Y học yếu giải tập chú di biên (Chu Văn An), Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác),...** **câu 2. Ý NGHĨA CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM** **-** Khẳng định bản sắc của một dân tộc, một quốc gia văn minh ở khu vực Đông Nam Á và thế giới phương Đông. \- **T**ạo nên sức mạnh để chống ngoại xâm thắng lợi và đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng bảo vệ **T**ổ quốc. \- Là cội nguồn văn minh Việt Nam hiện đại, là những di sản lịch sử - văn hóa, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ **Tổ hiện nay.** **HẾT**

Use Quizgecko on...
Browser
Browser