Tannin Và Dược Liệu Chứa Tannin PDF
Document Details
Uploaded by ThinnerPsaltery
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
ThS. PHẠM HOÀNG ANH
Tags
Summary
This document provides a comprehensive overview of tannins and medicinal plants featuring tannins. It covers definitions, classifications, structures, properties, extraction methods, and applications. The document targets an undergraduate-level audience and is written in Vietnamese.
Full Transcript
# TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH ## KHOA DƯỢC ### BỘ MÔN THỰC VẬT – DƯỢC LIỆU # TANNIN ## VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN ### ThS. PHẠM HOÀNG ANH # TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Vân Thu, Trần Hùng (2011), Dược liệu học – Tập 1, NXB Y học 2. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học 3. Võ Văn Chi...
# TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH ## KHOA DƯỢC ### BỘ MÔN THỰC VẬT – DƯỢC LIỆU # TANNIN ## VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN ### ThS. PHẠM HOÀNG ANH # TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Vân Thu, Trần Hùng (2011), Dược liệu học – Tập 1, NXB Y học 2. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học 3. Võ Văn Chi (2019), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), NXB Y học 4. Đỗ Tất Lợi (2019), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Hồng Đức # MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, cấu trúc, tính chất cơ bản của tannin 2. Nắm được phương pháp định tính, định lượng và phương pháp chiết xuất tannin 3. Nêu được tác dụng và công dụng của tannin 4. Nêu được các dược liệu tiêu biểu có chứa tannin # NỘI DUNG ## PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TANNIN 1. Khái niệm chung về tannin 2. Phân loại và cấu trúc tannin 3. Các tính chất cơ bản của tannin 4. Các phương pháp chiết xuất tannin 5. Các phương pháp định tính, định lượng tannin 6. Tác dụng và công dụng của tannin ## PHẦN 2: DƯỢC LIỆU CÓ CHỨA TANNIN 1. Ngũ bội tử 2. Ổi 3. Măng cụt 4. Trà # 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANNIN Năm 1796, lần đầu tiên thuật ngữ *“tannin”* được Seguin sử dụng để chỉ những chất từ thực vật làm cho da sống biến thành *“da thuộc”* không thối và bền Về nguồn gốc, tannin là những hợp chất biến dưỡng thứ cấp, không có nitơ của thực vật bậc cao Về từ ngữ, Tiếng Pháp: *tanin* Tiếng Anh: *tannin* (sự) thuộc da Tannin là những hợp chất: - polyphenol có trong thực vật - có vị chát - dương tính với thí nghiệm thuộc da - định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột da sống chuẩn Trừ các phenol đơn giản : acid gallic, catechin, acid chlorogenic... (*pseudotannin*) ## Phân bố - Tannin chủ yếu gặp ở thực vật bậc cao (Hạt kín & Hạt trần) - Trong ngành Hạt kín, tannin gặp nhiều ở lớp Hai lá mầm - Một số tannin được tạo thành do bệnh lý khi cây bị sâu chích vào để đẻ trứng (Ngũ bội tử) - Một số họ thực vật thường gặp : - Lớp Hai lá mầm : Aceraceae, Combretaceae, Clusiaceae, Fabaceae, Myrtaceae ... - Lớp Một lá mầm: Najadaceae, Typhaceae Có thể gặp tannin trong nhiều bộ phận của cây : - Rễ, rễ củ (Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ ...) - Thân (Keo, Dẻ ...) - Vỏ thân (Chiêu liêu, Sồi, Đước...) - Lá (Chè xanh, Bàng, Bạch đàn, Õi, Sim, Mua...) - Quả (Chiêu liêu, Cau, Dẻ, Lựu, Măng cụt, ổi...) - Hạt (Ca cao, Cau, Keo, Nho...) - Tổ sâu ký sinh trên cây (Ngũ bội tử) # 2. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TRÚC TANNIN Có nhiều cách phân loại tannin: - **Theo khả năng kết hợp với protein (tính thuộc da)** - tannin thực (*true-tannin*) và tannin giả (*pseudo-tannin*) - **Theo cấu trúc hóa học** - tannin pyrogallic (TG) và tannin pyrocatechic (TC) - **Theo khả năng thủy phân** - tannin thủy phân được - tannin không thủy phân được = tannin ngưng tụ ## 2.1. Tannin thủy phân được (tannin pyrogallic) Tannin thủy phân được (tannin pyrogallic) - 1. Acid - 2. Enzym tanase *Thủy phân* Glucose Acid *Vị trí trung tâm là một phân tử đường có cấu trúc polyol* *Thường gặp nhất là ẞ-D-glucose (có thể gặp đường hiếm hamamelose)* *Các acid thường gặp : acid gallic, acid ellagic, acid luteolic, acid hexahydroxydiphenic (HHDP)* *Mỗi –OH của đường tạo nối ester với một nhóm –COOH của acid → các *pseudoglycosid*** **Tannin pyrogallic** **tannin trong Ngũ bội tử (Galla chinensis)** *acid gallic* *acid ellagic, HHDP, acid luteolic* *Gallotannin* *Ellagitannin* **tannin trong ổi (Psidium guajava), Sến (Quecus sp.)** ![Acid Gallic*](./Acid_Gallic.png) ![Acid Ellagic*](./Acid_Ellagic.png) ![Acid Luteolic](./Acid_Luteolic.png) ![Acid hexahydroxydiphenic (HHDP)](./Acid_hexahydroxydiphenic.png) *Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid → acid m-digallic, m-trigallic ...* ![m-digallic](./m-digallic.png) ![m-trigallic](./m-trigallic.png) ![penta-galloyl-ẞ-D-glucose (PGG*)](./penta-galloyl.png) ![Acid gallic](./Acid_gallic_2.png) ![casuarictin](./casuarictin.png) ## 2.2. Tannin không thủy phân được (tannin ngưng tụ, tannin pyrocatechic) - Là những *polyflavonoid* - Tạo thành do sự ngưng tụ nhiều đơn vị flavan-3-ol hay flavan-3,4-diol nhờ liên kết C – C bền vững (thường C4-Cg) - Còn gọi là *proanthocyanidin (PAC)* hay *phlobatamin* ![flavan-3-ol](./flavan-3-ol.png) ![flavan-3,4-diol](./flavan-3,4-diol.png) ![epicatechin](./epicatechin.png) ![Catechin](./Catechin.png) ![Epicatechin (EC)](./Epicatechin_EC.png) ![Gallocatechin (GC)](./Gallocatechin_GC.png) ![Epigallocatechin (EGC)](./Epigallocatechin_EGC.png) ## 2.3. Tannin hỗn hợp - Cấu trúc rất phức tạp - Tạo thành do sự kết hợp tannin pyrogallic và pyrocatechic - Phần đường (glucose) nối với flavonoid bằng dây nối C-glycosid và nối với acid theo dây nối ester - Phần không phải đường : catechin, acid gallic, ellagic ... Ví dụ: Các guavin trong lá ổi, camellia-tannin trong lá Trà, stenophyllanin A trong Sồi... Lưu ý: Trong cây có thể gặp cả tannin pyrogallic và pyrocatechic Ví dụ: lá cây Hamamelis, rễ Đại hoàng, lá ổi, lá Bàng ![stenophynin](./stenophynin.png) ## Pseudo - tannin - Là các polyphenol đơn giản, thường gặp cùng với tannin - Khác biệt so với tannin: - phân tử lượng nhỏ - không cho phản ứng thuộc da (chỉ một số trường hợp ở nồng độ cao có thể tạo tủa với protein) - Về cấu trúc hóa học, thường gặp các pseudotannin ở dạng: - acid gallic, acid chlorogenic và dẫn chất - mono và dimer, trimer của acid gallic - mono và dimer của catechin và dẫn chất của catechin ![pseudotannin](./pseudotannin.png) # 3. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA TANNIN ## 3.1. LÝ TÍNH - Thường là bột vô định hình, màu vàng ngà đến nâu sáng - Không mùi hoặc mùi rất nhẹ - Có vị chát - Làm săn da, kích ứng niêm mạc dạ dày - Phân tử lượng lớn 500 - 5.000 hoặc hơn - Dễ tan trong kiềm loãng, cồn-nước, aceton-nước - Tan được trong EtOAc, glycerin, propylen glycol - Không tan trong dung môi kém phân cực (hexan, benzen, cloroform, ether) ### Tannin pyrogallic - Cất khô ở 180 – 200 °C thu được pyrogallol - Khi đun nóng với HCI sẽ cho acid gallic hoặc acid ellargic - Dễ tan trong nước, cồn-nước, aceton-nước ### Tannin pyrocatechic - Dưới tác dụng của acid hoặc enzym dễ tạo thành chất đỏ tannin hay phlobaphen (đặc trưng của vỏ Canhkina, vỏ Quế) - Khi cất khô thu được pyrocatechin là chính - Tan trong cồn, aceton, khó tan trong nước hơn pyrogallic ## 3.2. HÓA TÍNH - **Phản ứng tạo tủa với protein** ![protein-tannin](./protein-tannin.png) - **Phản ứng với kiềm** Tannin đun nóng với kiềm → các cấu trúc đơn giản hơn (pyrocatechin, pyrogallol, phloroglucinol, acid gallic, acid pyrocatechic) - **Phản ứng với acid hay enzym tannase** TG bị thủy phân → glucose + acid gallic / acid ellagic TC bị trùng hợp và oxy hóa → các phlobaphen màu đỏ - **Phản ứng oxy hóa** Oxy hóa yếu (dung dịch Fehling...): luôn kèm theo trùng hợp → tạo sản phẩm có phân tử lớn không tan trong nước Oxy hóa mạnh (K2Cr2O7, KMnO4): phá vỡ cấu trúc → mảnh phân tử nhỏ hơn - **Phản ứng với muối kim loại** tannin tạo phức tủa màu với các muối Pb2+, Cu2+, Fe3+, Al3+... muối sắt → xanh lá đậm (TC) đến xanh đen (TG) # 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT TANNIN ## Nguyên tắc chung: - Do có nhiều nhóm -OH nên tannin rất phân cực - Hầu như không tan trong dung môi kém phân cực - Tan được trong aceton, cồn, cồn nước - Tan tốt nhất là nước nóng ## Cách chọn dung môi chiết xuất tannin: - **Dung môi kém phân cực** - **Dung môi phân cực** - **Dung môi loại tạp** - **Dung môi chiết** ## Trong nghiên cứu, việc chiết xuất tannin nhằm mục đích: - **A. Loại bỏ tannin như 1 tạp phân cực** - Phương pháp: Kết tủa tannin với protein, muối kim loại, (NH4)2SO4... - **B. Thu được dịch chiết chứa tannin (hỗn hợp)** - Phương pháp: Chiết xuất bằng dung môi phân cực - Loại tạp bằng dung môi kém phân cực ## Hiệu suất chiết tannin: - tăng theo t° và pH, độ mịn của bột dược liệu, hỗ trợ bởi siêu âm - giảm khi có mặt của NaCl, (NH4)2SO4 ## B. Thu được dịch chiết chứa tannin (hỗn hợp) ![tanin](./tanin_diagram.png) ## Phân lập - Chiết lấy phân đoạn giàu tannin - Kết tủa hoặc kết tinh phân đoạn bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau - Sắc ký qua gel với Sephadex - Sắc ký hấp phụ với polyamid - Sắc ký lỏng HPLC điều chế # 5. ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG TANNIN ## 5.1. ĐỊNH TÍNH - **Thí nghiệm thuộc da (Goldbeater's skin test)** ![goldbeater](./goldbeater.png) - **Các phản ứng tạo tủa** - 2a. Phản ứng tạo tủa với dung dịch gelatin-muối tannin + (dung dịch gelatin 1% - muối 10%) → tủa (dương tính với pseudotannin nhưng dung dịch đậm đặc hơn) → dùng loại bỏ tannin ra khỏi dịch chiết - 2b. Phản ứng tạo tủa với alkaloid (dạng muối) tannin + muối alkaloid → tủa bông trắng (dương tính với chất hữu cơ khác có chứa nitơ khác) - 2c. Phản ứng tạo tủa với muối kim loại (không chuyên biệt) tannin + muối Pb2+, Cu2+, Fe3+, Al3+... → tủa màu với muối FeCl3 → tủa xanh rêu / xanh lá / xanh đen với muối chì acetat → tủa trắng ngà / vàng - 2d. Phản ứng tạo tủa với dung dịch Phenazon (ít thông dụng) tannin + Na2HPO4 + Phenazon 2% → tủa màu - 2e. Phản ứng tạo tủa với kali dichromat đậm đặc tannin + K2Cr2O7 đậm đặc → tủa - **Các phản ứng tạo màu** - Phản ứng tạo màu với thuốc thử Folin* (định tính, định lượng) tannin + thuốc thử Folin → màu xanh - Phản ứng với dung dịch kali fericyanid tannin + kali fericyanid + amoniac → màu đỏ đậm - Phản ứng tạo màu với Vanillin - hydrochloric acid tannin + [vanillin - EtOH - HCI (1:10:10)] → màu hồng hay đỏ * *Thuốc thử Folin: dung dịch acid phosphowolframic H3 [P(W3O10)4]* - **Phản ứng định tính phân biệt** - 4a. Định tính phân biệt TG và TC – Phản ứng Stiasny ![Stiasny](./stiasny.png) *Thuốc thử Stiasny là hỗn hợp: Formaldehyd - HCl đặc (2 : 1)* *Lưu ý: Các catechin monomer, dimer... cũng cho tủa* - 4b. Định tính tannin pyrocatechic - Phản ứng thế trên nhân thơm TC + halogen (nước brom ...) → tủa bông khó tan - Phát hiện các catechin ![catechin](./catechin.png) - 4c. Phản ứng định tính acid chlorogenic ![acid-chlorogenic](./acid-chlorogenic.png) - **Phương pháp Sắc ký** - 5a. Sắc ký lớp mỏng ![Chromatography](./chromatography.png) - 5b. Sắc ký lỏng HPLC ![HPLC](./HPLC.png) ## 5.2. ĐỊNH LƯỢNG - **A. Phương pháp cân** - 1. Kết tủa với bột da * - 2. Kết tủa với Đồng acetat - **C. Phương pháp đo màu** - 4. Với thuốc thử Folin - 5. Với thuốc thử phospho-molybdotungstic * - **B. Phương pháp thể tích** - 3. Phương pháp Löwenthal - **D. Phương pháp sắc ký** - 6. Phương pháp HPLC * ## 5.2.1. Phương pháp kết tủa với bột da **Nguyên tắc :** Dịch chiết tannin tác dụng với lượng thừa bột da Xác định lượng tannin hấp phụ vào bột da Cân lượng chất chiết được trong dịch chiết *chưa loại tannin*: m₁ Cân lượng chất chiết được trong dịch chiết *đã loại hết tannin*: m2 Lượng tannin trong dược liệu = m₁ - m2 Có thể phối hợp với các phương pháp định lượng khác thay thế phương pháp cân ![tanin-method](./tanin-method.png) ## 5.2.2. Phương pháp kết tủa với Đồng acetat **Nguyên tắc:** - Kết tủa tannin bằng một lượng thừa đồng acetat - Xác định khối lượng tủa Đồng tannat tạo thành : m₁ - Nung tủa Đồng tannat sẽ thu được lượng CuO : m2 - Lượng tannin trong mẫu thử = m₁ – m2 ## 5.2.3. Phương pháp Löwenthal (phương pháp oxy hóa) **Nguyên tắc:** - tannin bị oxy hóa bởi KMnO4 - Cho tannin tác dụng với dung dịch KMnO4 - Từ lượng KMnO4 tác dụng quy ra hàm lượng tannin *Chỉ thị màu: sulfo-indigo* *Làm song song với mẫu trắng* 1 ml KMnO4 0,1N # 4,157 mg acid tannic *Sai số thừa: chất khác bị oxy hóa, KMnO4 trong môi trường acid chỉ oxy hoá các dẫn chất o- hoặc p-dihydroxyphenol* ## 5.2.4. Phương pháp đo màu với thuốc thử Folin **Nguyên tắc:** tannin + thuốc thử Folin + Na2CO3 → màu xanh - Mẫu thử 1: Dịch chiết chưa loại tannin → A1 - Mẫu thử 2: Dịch chiết đã loại tannin bằng bột da → A2 - Tiến hành song song với dung dịch pyrogallol đã biết nồng độ - Hiệu mật độ quang A = |A1 – A2| → hàm lượng tannin trong được liệu theo pyrogallol *Thuốc thử Folin: dung dịch phosphowolframic* ## 5.2.5. Phương pháp đo màu với thuốc thử phospho-molybdotungstic (thuốc thử Folin – Ciocalteau hay Folin - Denis) **Nguyên tắc:** Polyphenol + PMT OH màu xanh (Xmax 755 - 760 nm) - Xác định hàm lượng tannin dựa trên đường chuẩn (tannin chuẩn + PMT) - Mẫu thử 1: Dịch chiết chưa loại tannin → m1 - Mẫu thử 2: Dịch chiết đã loại tannin (bột da, casein) → m2 - Hàm lượng tanninoid toàn phần = m₁ – m₂ *Thí nghiệm thực hiện trong môi trường tránh ánh sáng* *PMT : Thuốc thử phosphomolybdotungstic* ![tanin-method-2](./tanin-method-2.png) ![tanin-graph](./tanin-graph.png) ## 5.2.6. Phương pháp sắc ký lỏng HPLC - Pha tĩnh: thường dung RP-18, Sephadex - Pha động: thường là nước - methanol hay nước - acetonitril - Có thể thêm chất điều chỉnh pH acid như acid phosphoric, acid trifloroacetic... - Detector UV - Ưu điểm: có thể định lượng riêng lẻ từng tannin hay đồng thời nhiều tannin trong hỗn hợp - Nhược điểm: cần có chất chuẩn ![HPLC-analysis](./HPLC-analysis.png) # 6. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TANNIN ## Đối với thực vật : - Tannin tham gia vào quá trình trao đổi chất, oxy hoá khử - Do có vị chát, tannin đóng vai trò bảo vệ cho cây chống lại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, côn trùng và các gia súc ăn cỏ ## Trong công nghiệp, tannin được sử dụng : - Thuộc da: khoảng 60% - Làm keo dán gỗ (ván ép), làm mực - Khoan mỏ, đánh bóng & chống ăn mòn kim loại - Chế biến rượu bia & nước ép trái cây - Gây đông kết cao su ## Trong y học : - Tạo màng trên niêm mạc → bôi ngoài làm thuốc săn da - Trị phỏng - Kháng khuẩn → trị viêm loét (miệng, da), viêm ruột, tiêu chảy - Gây đông máu → cầm máu (đắp vết thương, chữa trĩ) - Chữa ngộ độc alkaloid, kim loại nặng (thêm KMnO4 làm dung dịch xúc ruột) - Chữa rắn cắn*, côn trùng cắn - Chống oyxy hóa, loại gốc tự do (EGCG trong Chè xanh) ## Tác hại của tannin: - Tannin dễ phân hủy thành các phenol đơn giản rất bền - Gây ô nhiễm môi trường - Acid hóa và gây hại với sinh vật - Làm đất bạc màu - Làm sậm màu các nguồn nước (và da sinh vật tại chỗ) ![tanin-hazard](./tanin_hazard.png) # 1. NGŨ BỘI TỬ ## Galla chinensis ![ngũ-bội-tử](./ngũ-bội-tử.png) ## Bộ phận dùng - Dược liệu là tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử _Melaphis chinensis_ (Bell.) Baker (hay _Schlechtendalia chinensis_ Bell.), ký sinh trên cây Muối (Diêm phu mộc) _Rhus chinensis_ Muell., họ Đào lộn hột – Anacardiaceae - Ngoài ra còn có Ngũ bội tử Âu là tổ của loài côn trùng cánh màng _Cynipsgallae tinctoriae_ Olivier khi loài côn trùng này chích để đẻ trứng trên chồi cây sến _Quercus lusitanica_ Lamk. var. _infectoria_ Olivier, họ Sồi - Fagaceae ![ngũ-bội-tử-plant](./ngũ-bội-tử-plant.png) ## Đặc điểm - Túi hình trứng (Đỗ bội) hoặc hình củ ấu (Giác bội), phân nhánh nhiều hay ít, nguyên hoặc vỡ đôi, vỡ ba - Màu nâu xám, mặt ngoài có lông tơ mềm - Trong có khoang rỗng, thường có 1 lỗ nhỏ thông ra ngoài - Thể chất cứng giòn dạng chất sừng, dễ vỡ vụn - Mùi đặc biệt, vị se (chát) ## Chế biến - Thu hoạch vào mùa thu, luộc hoặc đồ cho đến khi mặt ngoài có màu tro, lấy ra phơi hoặc sấy khô ## Thành phần hóa học - Tannin loại pyrogallic (gallotannin) : pentagalloyl-β-D-glucose - Hàm lượng tannin rất cao, từ 50% - Ngoài ra còn có acid gallic, acid ellagic, tinh bột, calci oxalat ![pentagalloyl](./pentagalloyl.png) ## Định tính - Dịch chiết nước - + FeCl3 → tủa đen lơ - + K2Sb2C8H8O12 → tủa trắng - Sắc ký lớp mỏng - Bản mỏng: Silica gel GF254 - Hệ dung môi : CHCl3 - EtOAc- HCOOH (5 : 5:1) - Dung dịch thử: dịch chiết methanol - Dung dịch đối chiếu: acid galic chuẩn trong methanol hoặc dịch chiết methanol của dược liệu Ngũ bội tử chuẩn - Quan sát dưới UV 254 nm ## Định lượng bằng sắc ký lỏng cao áp (DĐVN V) - Dung dịch thử : chiết bột Ngũ bội tử với dung dịch HCI 4 M, lọc và pha loãng với methanol 50 % - Dung dịch chuẩn : acid galic chuẩn trong methanol 50 % - Pha động : Methanol – H3PO4 0,1 % (15 : 85) - Cột C18 (25 cm x 4,6 mm, 5 μm) - Detector UV ở bước sóng 273 nm - Dược liệu phải chứa không được ít hơn 50,0 % acid galic ## Tác dụng - Tannin trong ngũ bội tử có tác dụng kháng khuẩn, se niêm mạc, cầm máu... - Trên chuột có tác dụng kháng HIV, ức chế peroxi hoá lipid ## Công dụng: Ngũ bội tử được dùng để - Chiết tannin - Trị tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày - Chữa viêm ruột mãn tính, giải độc alkaloid, kim loại nặng - Dùng ngoài chữa nhiễm trùng da, vết thương chảy máu, vết loét trên da, viêm loét miệng # 2. ỔI ## Psidium guajava L., họ Sim - Myrtaceae ![ổi](./ổi.png) ## Đặc điểm thực vật - Cây cao 4 - 5m, cành non có 4 cạnh - Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, gân dưới nổi rõ - Lá non phủ lông trắng nhạt, vị chát - Hoa trắng mọc riêng lẻ 2 - 3 cái một ở kẽ lá - Quả hình cầu khi xanh có vị chua và chát, chín vị ngọt ## Bộ phận dùng - Lá - Búp kèm theo 2 - 4 lá đã mở ![ổi-plants](./ổi-plants.png) ## Thành phần hóa học - Tannin: - Lá có khoảng 8 - 15% - Búp và lá non khoảng 10% tannin, gồm cả 3 loại: - tannin thủy phân được: ellagitannin (chính), gallotannin - tannin không thuỷ phân được - tannin hỗn hợp - Các pseudotannin: catechin, gallocatechin - Flavonoid, dẫn chất phenol, triterpenoid tự do - Trong lá còn có tinh dầu (0,3%), vitamin C và nhóm B ## Tác dụng và công dụng - Các ellagitannin có tác dụng ức chế peroxid hoá lipid ở gan - Chống oxy hoá màng hồng cầu - Ức chế trung bình các dòng tế bào ung thư như Leukemia P-388, Carcinoma u báng Ehrlich (EAC) - Các flavonoid trong ổi có tính kháng khuẩn mạnh - Búp và lá ổi được dùng chữa tiêu chảy, lỵ, tiểu đường - Nước sắc để rửa các vết loét, vết thương # 3. MĂNG CỤT ## Garcinia mangostana L., họ Bứa - Clusiaceae ![măng cụt](./măng-cụt.png) ## Đặc điểm thực vật - Cây gỗ lớn - Vỏ thân, vỏ quả chứa một chất nhựa màu vàng - Lá mọc đối, dài, phiến dày - Hoa đơn tính hay lưỡng tính 4 lá đài, 4 cánh hoa - Quả mọng có vỏ dày, chín có màu tím và mang đài tồn tại - Hạt có áo hạt dày trắng, vị chua ngọt, ăn được ## Bộ phận dùng - Vỏ quả chín đã phơi hay sấy khô ![măng-cụt-pieces](./măng-cụt-pieces.png) ![măng-cụt-plant](./măng-cụt-plant.png) ![măng-cụt-flowers](./măng-cụt-flowers.png) ## Thành phần hóa học - Tannin khoảng 8% : procyanidin (epicatechin dạng di, trimer) - Dẫn chất xanthon: α, β, γ-mangostin, garcinon,... ## Tác dụng và công dụng - Làm săn se niêm mạc, kháng viêm kháng khuẩn - Dùng chữa tiêu chảy, lỵ *Xanthon trong vỏ quả Măng cụt có tác dụng:* - Chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn (MRSA) - Chống oxy hoá mạnh - Tác dụng mạnh trên dòng tế bào ung thư CEM-SS # 4. CHÈ (TRÀ) ## Camellia sinensis (L.) D. Kuirtze. (hay Thea chinensis Seem), họ Chè - Theaceae ![chè](./chè.png) ## Đặc điểm thực vật - Cây gỗ có thể cao 20 mét nếu không xén cành non - Cây trồng thường < 2 mét - Lá mọc so le - Hoa to màu trắng, có mùi thơm, quả nang ## Bộ phận dùng - Lá (búp và lá non) - Nụ hoa ![búp-chè](./búp-chè.png) ![chè-plant](./chè-plant.png) ## Thành phần hóa học - tannin - prypcatechin (30 - 35%) - Muối vô cơ - Vitamin C (nhiều nhất) - Vitamin A, B1, B2, PP - Alkaloid - Nước (75 - 82%) - Glucid - Pectin - Protein và acid amin - Kaempferol - Quexitrin - Myricetin - Amilase - Glucoxidase - Protease, ... ## Tỷ lệ tannin trong búp Chè | Hàm lượng tannin | | ------------------ | | Tôm | 36,75 % | | Lá thứ nhất | 37,77 % | | Lá thứ hai | 34,74 % | | Lá thứ ba | 30,77 % | | Cuộng | 25,56 % | ## Tannin trong búp Chè - Thành phần quan trọng thứ hai, sau alkaloid - Một lượng nhỏ acid gallic - Chủ yếu là các catechin (25 – 35% lá Chè khô) : - (+)-catechin (C) - (+)-catechin gallate (CG) - (+)- gallocatechin (GC) - (+)-gallocatechin gallate (GCG) - (-)-epicatechin (EC) - (-)-epigallocatechin (EGC) - (-)-epicatechin gallate (ECG) - (-)-epigallocatechin gallate (EGCG) *Trong đó EGCG là nhiều nhất và có hoạt tính sinh học đáng kể* ![catechins](./catechins.png) ![tea-report](./tea-report.png) ## Tác dụng và công cụng của tannin trong lá Chè - Chống oxi hóa mạnh (gấp 1,3 – 32 lần Vitamin E) - Chống ung thư (EGCG, ECG, EGC) - Kháng khuẩn, kháng viêm - Làm se niêm mạc ống tiêu hóa, làm giảm hấp thu nhiều chất - Gây táo bón - Chữa tiêu chảy, kiết lỵ *Lưu ý: uống nhiều nước chè gây tình trạng thiếu hụt vitamin B1* # 5. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU KHÁC CÓ CHỨA tannin - Chiêu Liêu - _Terminalia nigrovenulosa_ Kiene., họ Bàng - Combretaceae, dùng vỏ thân (2% tannin) - Chiêu liêu hồng - _Terminalia chebula_ Petz., họ Bàng - Combretaceae, quả khô (Kha tử) chứa 20 - 40% tannin - Cây Bàng - _Terminalia catappa_ L., họ Bàng - Combretaceae, vỏ thân có 25 – 35 % tannin pyrogallic và pyrocatechic - Cây Sim - _Rhodomyrtus tomentosa_ Wight., họ Sim - Myrtaceae, lá và búp chứa nhiều tannin - Cây Lựu – _Punica granatum_ L., họ Lựu – Punicaceae, vỏ thân vỏ cành vỏ rễ vỏ quả đều chứa tannin (22% pyrogallic) # HẾT CHƯƠNG ## tannin VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA tannin ![tanin-end](./tanin-end.png)