Kế Hoạch Bài Dạy Khoa Học Lớp 5 - Sự Biến Đổi Của Chất (Tiết 1) PDF
Document Details
Uploaded by BlitheDidgeridoo3044
Trường Tiểu Học Lương Định Của
Nguyễn Minh Lương
Tags
Related
- Tài liệu tập huấn sử dụng sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 (Bộ sách Cánh Diều) PDF
- Tài liệu tập huấn Sử dụng Sách Giáo khoa KHTN 9 (Bộ Sách Cánh Diều) PDF
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA KHTN 9 (PDF)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế PDF
- Khoa học - Hiền (PDF)
- SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM PDF
Summary
Đây là kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 về chủ đề "Sự biến đổi của chất" (tiết 1). Kế hoạch bài dạy bao gồm yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, và các hoạt động dạy học, tập trung vào việc giúp học sinh hiểu biết về các đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Full Transcript
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN MINH LƯƠNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: KHOA HỌC - LỚP 5 CHỦ ĐỀ: CHẤT BÀI DẠY: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT (TIẾT 1)...
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN MINH LƯƠNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: KHOA HỌC - LỚP 5 CHỦ ĐỀ: CHẤT BÀI DẠY: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT (TIẾT 1) 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Năng lực đặc thù: Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hoá học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy,...). Năng lực chung Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để phát hiện ra một số đặc điểm, sự biến đổi của chất. Năng lực thực hành thí nghiệm về sự biến đổi hoá học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải thích một số trường hợp biến đổi trạng thái, biến đổi hoá học của chất trong đời sống. Phẩm chất: Trách nhiệm: Vận dụng sự biến đổi của chất để sử dụng hiệu quả một số nguyên vật liệu. Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận. Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về sự biến đổi của chất. 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: File ppt có hình ảnh hay clip minh hoạ: que kem ; tủ lạnh, mẹ nấu cơm có khói bay lên khi mở nắp nồi; trẻ em chơi phao thú nhún.... Học sinh: Bút lông đánh dấu 3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (TIẾT 1) TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐIỀU CHỈNH I.Khởi động Mục tiêu: - Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Cách tiến hành: * Phương pháp vấn đáp. - GV giao việc cho HS đọc và - HS đọc và trả lời câu hỏi ở làm việc (cá nhân) HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐIỀU CHỈNH - GV mời một vài HS trả lời câu mục Hoạt động khởi động hỏi. (SGK trang 19) - HS trình bày câu trả lời: Cần bảo quản những que kem trong ngăn đá của tủ lạnh để giữ kem không bị tan chảy. - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Sự biến đổi của chất”. II. Khám phá Mục tiêu: - HS nhận biết được một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Cách tiến hành: * Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác. - GV dẫn dắt: Trong tự nhiên, các - HS lắng nghe. chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí. - GV chia lớp thành các nhóm 4 - HS chia nhóm, quan sát các hoặc 6 HS, tổ chức HS quan sát hình, đọc nội dung trong các hộp các hình 1, 2, 3, 4a, 4b, 4c, 5, 6 thông tin và thảo luận nhóm để (SGK trang 19, 20), đọc nội thực hiện nhiệm vụ. + Hình 1, 2, 3: Chất ở trạng thái dung trong các hộp thông tin và rắn có hình dạng và chiếm yêu cầu các nhóm nêu một số khoảng không gian xác định. đặc điểm của chất ở trạng thái + Hình 4a, 4b, 4c: Chất ở trạng rắn, lỏng, khí. thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định. + Hình 5, 6: Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, nó có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa nó. - GV mời hai nhóm trình bày - Đại diện hai nhóm trình bày. kết quả thảo luận trước lớp. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐIỀU CHỈNH - GV tổ chức cho các nhóm nhận - Các nhóm khác nhận xét và bổ xét lẫn nhau. sung (nếu có). - GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Các chất Dự kiến: có thể tồn tại ở trạng thái rắn, HS rút ra được kết luận: Các lỏng, khí và có những đặc điểm: chất có thể tồn tại ở trạng thái + Chất ở trạng thái rắn có hình rắn, lỏng, khí và có những đặc dạng và chiếm khoảng không điểm: gian xác định. + Chất ở trạng thái rắn có hình + Chất ở trạng thái lỏng không dạng và chiếm khoảng không có hình dạng xác định và gian xác định. chiếm khoảng không gian xác + Chất ở trạng thái lỏng không định. có hình dạng xác định và chiếm + Chất ở trạng thái khí không khoảng không gian xác định. có hình dạng xác định. Chất khí + Chất ở trạng thái khí không có có thể lan ra theo mọi hướng và hình dạng xác định. Chất khí có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chiếm đầy không gian của vật chứa chứa III. Thực hành- luyện tập Mục tiêu: - HS phân biệt được các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Cách tiến hành: * Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác. - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ ở mục Trò chơi: “Xếp chữ” - HS đọc nhiệm vụ ở mục Trò (SGK trang 20). chơi: “Xếp chữ” (SGK trang 20). - GV tổ chức cho HS làm việc − Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. theo nhóm đôi để xếp các ô chữ * Dự kiến hs trả lời: vào nhóm chất tương ứng (các + Chất ở trạng thái rắn: đinh sắt, chất đều ở điều kiện nhiệt độ hộp gỗ, cốc thuỷ tinh. phòng). + Chất ở trạng thái lỏng: giọt nước, giấm. + Chất ở trạng thái khí: hơi nước, ô-xi, ni-tơ. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐIỀU CHỈNH - GV mời hai đến ba nhóm trình - Đại diện hai đến ba nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. bày. - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung, khen ngợi nhóm thực hiện đúng và nhanh nhất và củng cố kiến thức cho HS về đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. - GV có thể khuyến khích HS kể thêm các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí khác mà các em biết IV. Vận dụng, trải nghiệm Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về chất ở trạng thái khí vào thực tiễn cuộc sống. Cách tiến hành: * Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi ở mục Đáp nhanh (SGK trang 20). - HS đọc câu hỏi ở mục Đáp nhanh (SGK trang 17). - GV tổ chức cho HS làm việc - HS thảo luận nhóm để trả lời theo nhóm đôi, một HS đặt câu câu hỏi ở mục Đố em (SGK hỏi như ở mục Đố em (SGK trang 17): Vì chất khí có thể lan trang 17) và HS còn lại sẽ trả lời. ra theo mọi hướng nên cần phải giữ chất khí trong bình kín. - GV mời ba nhóm trình bày - Đại diện ba nhóm trình bày. trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐIỀU CHỈNH - GV nhận xét chung và khen - HS lắng nghe. ngợi những nhóm có câu trả lời tốt. 4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... GIÁO VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Minh Lương DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU HIỆU TRƯỞNG