Khoa Học Sự Sống - Giấy Kiểm Tra - VEE703049 - PDF

Summary

This document contains multiple-choice questions about sustainable development goals. It appears to be an exam or quiz for a course called "Khoa Học Sự Sống" ("Science of Life") at Đại học Phenikaa. The questions cover various aspects of sustainable development.

Full Transcript

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ & NĂNG LƯỢNG Học phần: KHOA HỌC SỰ SỐNG Mã học phần: VEE703049 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Mục tiêu phát triển bền vững số 1 (SDG 1) tập trung vào vấn đề nào? A. Xóa đói B. Xóa nghèo C. Giáo dục chấ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ & NĂNG LƯỢNG Học phần: KHOA HỌC SỰ SỐNG Mã học phần: VEE703049 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Mục tiêu phát triển bền vững số 1 (SDG 1) tập trung vào vấn đề nào? A. Xóa đói B. Xóa nghèo C. Giáo dục chất lượng D. Sử dụng năng lượng sạch Câu 2. Mục tiêu phát triển bền vững số 7 (SDG 7) nhằm đảm bảo điều gì? A. Nước sạch và vệ sinh B. Năng lượng sạch và chi phí hợp lý C. Hòa bình, công lý và thể chế mạnh mẽ D. Phát triển công nghiệp và đổi mới sáng tạo Câu 3. "Bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đại dương, biển và tài nguyên biển" là mục tiêu nào trong SDGs? A. SDG 12 B. SDG 14 C. SDG 10 D. SDG 15 Câu 4. Trong SDGs, mục tiêu nào tập trung vào "giảm bất bình đẳng"? A. SDG 8 B. SDG 5 C. SDG 10 D. SDG 11 Câu 5. Mục tiêu phát triển bền vững số 13 tập trung vào vấn đề gì? A. Biến đổi khí hậu B. Bình đẳng giới C. Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng D. Đa dạng sinh học Câu 6. Một trong những nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững là: A. Sử dụng tài nguyên một cách không giới hạn B. Đảm bảo phát triển kinh tế mà không gây tổn hại đến môi trường C. Chú trọng tăng trưởng kinh tế hơn bảo vệ môi trường D. Phát triển theo hướng phá hủy các hệ sinh thái Câu 7. Nguyên tắc "trách nhiệm" trong phát triển bền vững có nghĩa là: A. Cần đảm bảo rằng tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm tài chính B. Đảm bảo rằng thế hệ hiện tại và tương lai đều có quyền tiếp cận các tài nguyên C. Không có trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng tài nguyên D. Để các thế hệ tương lai tự giải quyết vấn đề tài nguyên Câu 8. "Sử dụng bền vững" trong phát triển bền vững ám chỉ điều gì? Page 1 of 37 A. Sử dụng tài nguyên nhanh chóng để đạt mục tiêu kinh tế B. Bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ sau C. Sử dụng tài nguyên một cách không có kế hoạch D. Hạn chế tối đa sử dụng tài nguyên tái tạo Câu 9. Phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc cơ bản nào sau đây? A. Kinh tế, môi trường và giáo dục B. Môi trường, xã hội và kinh tế C. Kinh tế, giáo dục và tài chính D. Xã hội, giáo dục và văn hóa Câu 10. Thách thức nào sau đây thường gặp trong việc thực hiện phát triển bền vững? A. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng B. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng giảm C. Sự phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo D. Tài chính ổn định cho các chương trình bền vững Câu 11. Một trong những thách thức lớn nhất đối với phát triển bền vững là: A. Sự phát triển quá nhanh của các công nghệ thân thiện với môi trường B. Thay đổi hành vi và lối sống của con người C. Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo D. Sự ổn định của các chính sách bền vững Câu 12. Đâu là một khái niệm về phát triển bền vững? A. Phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại và đạt được các lợi ích kinh tế B. Phát triển đáp ứng các mặt kinh tế, giáo dục và môi trường C. Phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai D. Tất cả các đáp án trên Câu 13. Thỏa thuận Paris tập trung vào mục tiêu nào chính? A. Giảm lượng rác thải nhựa B. Giảm lượng phát thải khí nhà kính để giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C C. Tăng cường sản xuất năng lượng hóa thạch D. Bảo vệ các nguồn tài nguyên biển Câu 14. Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào? A. Chỉ các yếu tố tự nhiên B. Chỉ các yếu tố nhân tạo C. Các yếu tố tự nhiên và con người tác động lên chúng D. Chỉ các động vật trong một khu vực Câu 15. Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái là gì? A. Tạo bóng mát cho con người B. Chuyển hóa khí cacbonic thành oxy qua quá trình quang hợp Page 2 of 37 C. Gây hại cho các loài động vật D. Giảm bớt diện tích đất trồng Câu 16. Mục tiêu SDG 4 tập trung vào điều gì? A. Nước sạch và vệ sinh B. Chất lượng giáo dục C. Năng lượng sạch D. Công nghiệp và đổi mới Câu 17. Mục tiêu SDG 11 đề cập đến việc: A. Đảm bảo thành phố và cộng đồng bền vững B. Phát triển hạ tầng kỹ thuật số C. Bảo vệ động vật hoang dã D. Thúc đẩy hòa bình và công lý Câu 18. Mục tiêu nào tập trung vào "Sức khỏe và phúc lợi"? A. SDG 2 B. SDG 3 C. SDG 6 D. SDG 10 Câu 19. Mục tiêu nào hướng tới việc "xây dựng các nền công nghiệp bền vững và thúc đẩy đổi mới"? A. SDG 9 B. SDG 15 C. SDG 12 D. SDG 17 Câu 20. SDG 6 hướng đến điều gì? A. Bình đẳng giới B. Công nghiệp bền vững C. Nước sạch và vệ sinh D. Giảm nghèo Câu 21. Trong phát triển bền vững, khái niệm "công bằng thế hệ" có nghĩa là: A. Đảm bảo tài nguyên cho các thế hệ hiện tại B. Đảm bảo tài nguyên cho thế hệ tương lai C. Cả hai thế hệ hiện tại và tương lai D. Không quan tâm đến thế hệ tương lai Câu 22. Định nghĩa nào sau đây là đúng về phát triển bền vững? A. Phát triển mà không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường B. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng mà không quan tâm đến xã hội C. Tạo ra lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp D. Đầu tư vào các dự án lớn mà không quan tâm đến môi trường Câu 23. Nguyên tắc "bảo tồn" trong phát triển bền vững có nghĩa là: A. Bảo vệ tài nguyên không tái tạo B. Tăng cường sử dụng tài nguyên tái tạo C. Bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ sau Page 3 of 37 D. Phát triển nhanh chóng để tăng lợi nhuận Câu 24. Phát triển bền vững nhấn mạnh đến mối quan hệ nào? A. Kinh tế, công nghệ và giáo dục B. Môi trường, xã hội và kinh tế C. Chính trị, kinh tế và công nghiệp D. Xã hội, khoa học và y tế Câu 25. Một trong các nguyên tắc của phát triển bền vững là: A. Tạo ra lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn B. Đảm bảo cân bằng giữa con người và thiên nhiên C. Tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến môi trường D. Sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên Câu 26. Một thách thức lớn của phát triển bền vững là: A. Thiếu sự ủng hộ của cộng đồng B. Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên C. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế D. Thời gian thực hiện ngắn Câu 27. Thách thức nào ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển bền vững ở các nước đang phát triển? A. Chi phí thấp B. Thiếu tài chính và nguồn nhân lực C. Công nghệ tiên tiến D. Khả năng tự cung cấp năng lượng Câu 28. Yếu tố nào sau đây không phải là thách thức của phát triển bền vững? A. Thay đổi khí hậu B. Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên C. Khả năng tái chế cao D. Tăng trưởng dân số Câu 29. Một thách thức quan trọng của phát triển bền vững là: A. Đảm bảo chi phí tài nguyên thấp B. Cân bằng lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường C. Sử dụng tối đa tài nguyên D. Đạt được phát triển xã hội Câu 30. Thách thức nào xuất hiện khi các công ty ưu tiên lợi nhuận hơn lợi ích môi trường? A. Tăng trưởng kinh tế bền vững B. Phát triển xanh C. Suy thoái môi trường D. Tăng cường nguồn nhân lực Câu 31. Chính sách nào nhằm mục tiêu giảm phát thải CO2 toàn cầu? A. Thỏa thuận Paris B. Hiệp ước Moscow Page 4 of 37 C. Thỏa thuận Tokyo D. Tuyên bố Rio Câu 32. Đâu là một mục tiêu chính của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)? A. Tăng cường phát thải carbon B. Giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu C. Khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch D. Tăng cường khai thác dầu khí Câu 33. Thỏa thuận Paris là một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận này đã được thông qua vào năm nào? A. 2010 B. 2012 C. 2015 D. 2020 Câu 34. Điều gì khiến các quốc gia khó đạt được các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris? A. Thiếu cam kết từ các quốc gia phát triển B. Sự ổn định tài chính C. Cam kết chính trị mạnh mẽ D. Hỗ trợ tài chính đầy đủ Câu 35. Mục tiêu chính của chính sách toàn cầu về biến đổi khí hậu là: A. Phát triển năng lượng không tái tạo B. Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu C. Khai thác năng lượng hóa thạch D. Phát triển kinh tế công nghiệp hóa Câu 36. Hệ sinh thái nào là môi trường sống của sinh vật biển? A. Hệ sinh thái rừng B. Hệ sinh thái biển C. Hệ sinh thái đồng cỏ D. Hệ sinh thái hoang mạc Câu 37. Hệ sinh thái nào giúp điều hòa khí hậu và cung cấp nước sạch? A. Hệ sinh thái rừng B. Hệ sinh thái biển C. Hệ sinh thái sa mạc D. Hệ sinh thái đô thị Câu 38. Mối quan hệ nào sau đây là "cộng sinh"? A. Cá sống trong rạn san hô B. Cây hút nước từ đất C. Loài thú săn mồi và con mồi D. Loài thực vật cạnh tranh ánh sáng Câu 39. Vai trò của vi khuẩn trong hệ sinh thái là gì? A. Chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ B. Chỉ sống cộng sinh với động vật C. Gây bệnh cho tất cả loài D. Làm sạch không khí Câu 40. Các hệ sinh thái tự nhiên có vai trò nào sau đây? A. Hỗ trợ các quá trình sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học Page 5 of 37 B. Phát triển các nguồn tài nguyên không tái tạo C. Sản xuất công nghiệp lớn D. Thay thế các hệ sinh thái nhân tạo Câu 41. Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông vận tải là gì? A. Khí CO2 từ cây xanh B. Khí thải từ phương tiện giao thông C. Đốt rơm rạ D. Sự phân hủy tự nhiên của rác thải Câu 42. Chất nào dưới đây được xem là chất ô nhiễm chính từ các nhà máy công nghiệp? A.O2 B. SO2 C. N2 D. H2O Câu 43. Hiện tượng mưa axit là hậu quả của việc thải ra quá nhiều khí nào? A. CO2 và CO B. SO2 và NOx C. O3 và H2O D. N2 và H2 Câu 44. Nguyên nhân tự nhiên gây ra ô nhiễm không khí là gì? A. Hoạt động núi lửa phun trào B. Đốt rừng để canh tác C. Khai thác than đá D. Khí thải từ ô tô Câu 45. Tầng ozone bị suy giảm chủ yếu do chất nào? A. Khí metan (CH4) B. CFCs (Chlorofluorocarbons) C. CO2 D. SO2 Câu 46. Loại ô nhiễm không khí nào ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người? A. Ô nhiễm ozone B. Bụi mịn (PM2.5) C. Tiếng ồn D. Ánh sáng xanh Câu 47. Mưa axit gây hại đến môi trường chủ yếu bằng cách nào? A. Tăng độ pH của đất B. Làm chết thực vật và axit hóa nước C. Làm không khí nóng lên D. Ảnh hưởng đến động vật trên cạn Câu 48. Để giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, các nhà máy cần làm gì? A. Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo B. Tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu C. Đốt than với số lượng lớn hơn Page 6 of 37 D. Xả thải trực tiếp ra môi trường Câu 49. Giải pháp nào giúp cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị? A. Tăng cường sử dụng phương tiện công cộng B. Phát triển khu công nghiệp mới C. Khai thác thêm nhiên liệu hóa thạch D. Tăng thuế nhập khẩu xe máy Câu 50. Một trong những cách giảm bụi mịn (PM2.5) hiệu quả là gì? A. Sử dụng máy hút bụi công nghiệp ngoài trời B. Đeo khẩu trang chống bụi C. Trồng cây xanh và cải thiện giao thông công cộng D. Phun nước lên không khí thường xuyên Câu 51. Việc phá rừng góp phần vào ô nhiễm không khí bằng cách nào? A. Làm giảm sự hấp thụ CO2 B. Tăng cường lượng khí O2 C. Làm giảm bụi mịn trong không khí D. Gây ra hiện tượng mưa axit Câu 52. Tại sao việc sử dụng túi nylon ảnh hưởng đến chất lượng không khí? A. Túi nylon không có ảnh hưởng trực tiếp B. Khi đốt cháy, túi nylon phát sinh khí độc C. Túi nylon làm giảm nhiệt độ trái đất D. Túi nylon tạo ra hiệu ứng nhà kính Câu 53. Vai trò của cây xanh trong việc giảm ô nhiễm không khí là gì? A. Hấp thụ CO2 và bụi mịn B. Phát sinh khí NOx C. Phản xạ ánh sáng mặt trời D. Làm tăng lượng khí metan Câu 54. Đâu là tác hại của bụi mịn PM2.5 đến sức khỏe con người? A. Gây khó tiêu hóa B. Làm tổn thương phổi và tim mạch C. Làm giảm trí nhớ D. Tăng huyết áp đột ngột Câu 55. Ở các nước phát triển, chính sách nào được áp dụng để giảm ô nhiễm không khí? A. Hạn chế xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch B. Khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học và năng lượng tái tạo C. Mở rộng các nhà máy nhiệt điện D. Tăng thuế đối với phương tiện giao thông công cộng Page 7 of 37 Câu 56. Trong các loại khí thải sau, loại nào không phải là khí gây ô nhiễm trực tiếp nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ô nhiễm tầng đối lưu? A. SO2 B. NOx C. VOCs (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) D. CO2 Câu 57. Phát thải khí metan (CH4) trong nông nghiệp chủ yếu xuất phát từ đâu? A. Quá trình đốt cỏ khô B. Chăn nuôi gia súc và phân hủy rác thải hữu cơ C. Tưới tiêu bằng nước ngọt D. Sử dụng phân bón hóa học Câu 58. Hiện tượng "khói quang hóa" (photochemical smog) thường xảy ra ở đâu? A. Vùng có mật độ cây xanh cao B. Khu vực đô thị với mức phát thải VOCs và NOx cao dưới ánh sáng mặt trời mạnh C. Vùng sa mạc và hoang mạc D. Vùng núi cao Câu 59. Tác động lớn nhất của ô nhiễm không khí đến biến đổi khí hậu là gì? A. Làm tầng ozone dày lên B. Tăng nồng độ khí nhà kính, gây nóng lên toàn cầu C. Gây hiện tượng mưa axit toàn cầu D. Giảm lượng băng tan ở Bắc cực Câu 60. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) kết hợp với NOx trong khí quyển sẽ tạo ra chất gì? A. Ozone tầng đối lưu B. Mưa axit C. Bụi PM10 D. Khí nhà kính metan Câu 61. Tại sao PM2.5 được coi là nguy hiểm hơn PM10? A. Có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn B. Dễ dàng xâm nhập sâu vào phổi và hệ tuần hoàn máu C. Gây ô nhiễm nước nghiêm trọng hơn D. Là nguyên nhân trực tiếp của mưa axit Câu 62. Vì sao ô nhiễm không khí được coi là một yếu tố kinh tế tiêu cực? A. Làm giảm chi tiêu công cộng B. Tăng chi phí chăm sóc y tế và thiệt hại về năng suất lao động C. Gây giảm mức thuế thu nhập cá nhân D. Không có tác động rõ rệt đến kinh tế Page 8 of 37 Câu 63. Tại sao việc chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện chưa thể khắc phục hoàn toàn ô nhiễm không khí? A. Xe điện không tạo khí thải B. Quá trình sản xuất và xử lý pin vẫn tạo ra ô nhiễm C. Xe điện có chi phí cao hơn D. Không có nguồn năng lượng tái tạo đủ cung cấp Câu 64. Tại sao các thành phố lớn thường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng "sương khói quang hóa"? A. Do mật độ cây xanh dày đặc làm giảm CO2 B. Do giao thông và ánh sáng mặt trời tạo phản ứng hóa học với khí thải C. Do khí hậu ẩm ướt và lạnh làm tích tụ khí độc D. Do sự thiếu hụt gió làm không khí không lưu thông Câu 65. Quá trình oxy hóa quang hóa trong không khí dẫn đến việc hình thành chất ô nhiễm thứ cấp nào? A. Ozone tầng đối lưu B. Carbon monoxide C. Methane D. Ammonia Câu 66. Trái đất có mấy châu lục và mấy đại dương? A. Năm châu bốn đại dương B. Sáu châu bốn đại dương C. Bốn châu năm đại dương D. Bốn châu sáu đại dương Câu 67. Nước chiếm bao nhiêu diện tích trên bề mặt trái đất? A. 298 triệu km2 B. 321 triệu km2 C. 361 triệu km2 D. 386 triệu km2 Câu 68. Nước chiếm bao nhiêu % diện tích trên bề mặt trái đất? A. 58 % B. 62 % C. 68 % D. 71% Câu 69. Phần lớn nước trên trái đất chứa ở đâu? A. 4 đại dương, 4 biển và 1 vịnh B. 4 đại dương, 3 biển và 2 vịnh C. 4 đại dương, 2 biển và 3 vịnh D. 4 đại dương, 1 biển và 4 vịnh Câu 70. Nước trên trái đất tồn tại ở những dạng nào? A. Lỏng, rắn B. Hơi, lỏng, rắn C. Hơi, lỏng D. Hơi, rắn Câu 71. Tổng khối lượng nước trên trái đất nặng bao nhiêu? A. 1.4 × 1016 tấn B. 2.4 × 1016 tấn C. 1.4 × 1018 tấn D. 2.4 × 1018 tấn Page 9 of 37 Câu 72. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % trọng lượng của cơ thể người? A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 73. Nước mặn chiếm khoảng bao nhiêu % tổng nước trên trái đất? A. 90,5 % B. 93,5 % C. 95,5 % D. 97,5% Câu 74. Nước ngọt chiếm khoảng bao nhiêu % tổng lượng nước trên trái đất? A. 2,5 % B. 3,5 % C. 5,5 % D. 7,5 % Câu 75. Khoảng bao nhiêu % nước ngọt trên trái đất ở dạng băng tuyết? A. 56,2 % B. 61,8 % C. 68,9 % D. 71,6 % Câu 76. Khoảng bao nhiêu % nước ngọt trên trái đất ở dạng ngầm dưới lòng đất? A. 28,5 % B. 30,8 % C. 32,6 & D. 36,2 % Câu 77. Khoảng bao nhiêu % nước ngọt trên trái đất chứa trong các sông ngòi và hồ chứa? A. Chỉ 0,3 % B. Chỉ 2,3 % C. Chỉ 3,0 % D. Chỉ 5,3 % Câu 78. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. A. Do chất thải sinh hoạt của con người B. Do hoạt động nông lâm ngư và công nghiệp C. Do các quá trình tự nhiên D. Tất cả các yếu tố trên Câu 79. Tại sao nguồn nước ngọt trên trái đất lại suy giảm? A. Băng tan B. Tuyết tan C. Nước mưa lưu trên bề mặt trái đất it hơn D. Cả ba ý trên Câu 80. Đâu là ảnh hưởng do ô nhiễm nước gây ra? A. Gây nguy hại cho sức khỏe con người B. Gây nguy hại cho các loài thực vật C. Gây nguy hại cho các loại động vật D. Cả ba phương án trên Câu 81. Đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên? A. Lũ lụt, núi lửa B. Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý D. Cả ba phương án trên Page 10 of 37 Câu 82. Hoạt động nào là hoạt động thể hiện tồn tại sự sống? A. Hô hấp B. Quang hợp C. Cả hai phương án trên D. Quang hóa Câu 83. Sinh quyển bao gồm? A. Một phần của thủy quyển B. Một phần của thạch quyển C. Một phần của khí quyển D. Cả ba phương án trên Câu 84. Đâu không phải là quá trình quang hợp? A. Cần nước đồng thời thải ra nước B. Cần nước và oxy C. Cần ánh sáng và tạo ra oxy D. Tạo ra năng lượng và tạo ra oxy Câu 85. Đâu không phải là quá trình hô hấp? A. Tạo ra năng lượng và thải CO2 B. Tạo ra năng lượng và thải ra nước C. Thải ra nước và khí CO2 D. Tạo ra năng lượng và khí oxy Câu 86. Các loại ô nhiễm không khí? A. Ô nhiễm do hóa chất (dạng khí) B. Ô nhiễm dạng hạt C. Ô nhiễm do vi rút, vi khuẩn và hợp chất hữu cơ D. Cả ba loại trên Câu 87. Hoạt động của núi lửa có thể gây ra các loại ô nhiễm nào? A. Ô nhiễm dạng bụi và ô nhiễm do hóa chất B. Ô nhiễm hóa chất và vi rút/vi khuẩn/hợp chất hữu cơ C. Ô nhiễm dạng bụi và vi rút/vi khuẩn/hợp chất hữu cơ D. Vi rút/vi khuẩn/hợp chất hữu cơ Câu 88. Đeo khẩu trang có thể phòng chống loại ô nhiễm không khí nào? A. Ô nhiễm dạng bụi và vi rút/vi khuẩn/hợp chất hữu cơ B. Vi rút/vi khuẩn/hợp chất hữu cơ C. Ô nhiễm dạng bụi D. Ô nhiễm dạng bụi và ô nhiễm do hóa chất Page 11 of 37 Câu 89. Dùng cách nào để phòng chống không khí bị ô nhiễm hóa chất? A. Đeo khẩu trang y tế B. Đeo mặt nạ phòng độc C. Đeo khẩu trang chống bụi mịn D. Cả ba phương án trên Câu 90. Thứ tự nào sau đây đúng đối với khí quyển? A. Bình lưu, trung lưu, đối lưu B. Bình lưu, đối lưu, tầng nhiệt quyển C. Đối lưu, bình lưu, trung lưu D. Bình lưu, tầng nhiệt quyển và ngoại quyển Câu 91. Lớp ozone nằm ở tầng nào của khí quyển? A. Tầng đối lưu B. Tầng bình lưu C. Tầng trung lưu D. Tầng nhiệt quyển Câu 92. Tầng đối lưu dày bao nhiêu km? A. 12 - 15 km B. 15 - 18 km C. 18 - 21 km D. 21 – 23 km Câu 93. Mưa bão, giông lốc xảy ra ở tầng nào của khí quyển? A. Tầng bình lưu B. Tầng đối lưu C. Tầng trung lưu D. Tầng nhiệt Câu 94. Căn cứ vào đâu để phân tầng trong khí quyển? A. Theo mật độ không khí B. Theo nhiệt C. Theo áp suất D. Theo quy luật thay đổi nhiệt độ Câu 95. Ở tầng nào của khí quyển mà khi lên cao thì nhiệt độ giảm? A. Bình lưu và trung lưu B. Bình lưu và tầng nhiệt C. Đối lưu và trung lưu D. Đối lưu và bình lưu Câu 96. Ở tầng nào của khí quyển mà khi lên cao thì nhiệt độ tăng? A. Bình lưu và trung lưu B. Bình lưu và tầng nhiệt Page 12 of 37 C. Đối lưu và trung lưu D. Đối lưu và bình lưu Câu 97. Chất khí nào chiếm thành phần lớn nhất trong không khí? A. N2 B. O2 C. H2 D. CO2 Câu 98. Chất khí nào chiếm thành phần lớn thứ hai trong không khí? A. N2 B. O2 C. H2 D. CO2 Câu 99. Nitrogen (N2) chiếm bao nhiêu % thể tích không khí? A. 70,1 B. 74,1 C. 78,1 D. 80,1 Câu 100. Hai chất khí nào chiếm thành phần lớn nhất trong khí quyển? A. Oxy và cacbondioxit B. Nitơ và oxy C. Nitơ và hydro D. Oxy và hydro Câu 101. Oxy chiếm bao nhiêu % thể tích không khí? A. 16,9 B. 18,9 C. 20,9 D. 22,9 Câu 102. Khí nào chiếm thể tích lớn thứ 3 trong không khí? A. Hydrogen (H2) B. Argon (Ar) C. Carbon dioxide (CO2) D. Heli (He) Câu 103. Khí Argon (Ar) chiếm bao nhiêu % thể tích trong không khí? A. 0,6 B. 0,9 C. 1,2 D. 1,4 Câu 104. Khí carbon dioxide (CO2) chiếm khoảng bao nhiêu % trong không khí? A. Khoảng 0,04 B. Khoảng 0,4 C. Khoảng 0,14 D. Khoảng 0,24 Câu 105. Khí nào là khí gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO2 B. H2 C. He D. Cả ba khí trên Câu 106. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là. A. Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học B. Chất dinh dưỡng C. Chất rắn và vi trùng D. Cả ba phương án trên Câu 107. Thế giới hiện có khoảng bao nhiêu người không được tiếp cận sử dụng nước sạch? A. 600 triệu người Page 13 of 37 B. 800 triệu người C. 1 tỷ người D. 1,2 tỷ người Câu 108. Theo thống kê thì số lượng người chết vì ô nhiễm nguồn nước hàng năm là khoảng bao nhiêu? A. 6000 người B. 9000 người C. 12000 người D. 15000 người Câu 109. Khí CO2 đứng thứ mấy về thể tích trong khí quyển? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 110. Lớp vỏ trái đất dày khoảng bao nhiêu km? A. 5 - 10 km B. 5 - 25 km C. 5 - 50 km D. 5 - 70 km Câu 111. Nguyên tố nào chiếm trọng lượng lớn nhất ở lớp vỏ trái đất? A. Oxy B. Si C. Al D. Fe Câu 112. Nguyên tố nào chiếm trọng lượng lớn thứ ba ở lớp vỏ trái đất? A. Oxy B. Si C. Al D. Fe Câu 113. Fe chiếm bao nhiêu % trọng lượng của lớp vỏ trái đất? A. 2,5 B. 5,0 C. 7,5 D. 10,0 Câu 114. Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và kính viễn vọng không gian Hubble hoạt động ở tầng nào trong khí quyển? A. Tầng đối lưu B. Tầng bình lưu C. Tầng trung lưu D. Tầng nhiệt Câu 115. Các máy bay dân dụng chủ yếu hoạt động trong tầng nào của khí quyển? A. Tầng đối lưu B. Tầng bình lưu C. Tầng trung lưu D. Tầng nhiệt Câu 116. Sinh quyển bao gồm những yếu tố nào? A. Động vật B. Đất và nước Page 14 of 37 C. Tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất D. Khí quyển Câu 117. Khí nhà kính ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố nào trong môi trường? A. Lithosphere B. Climate C. Biosphere D. Hydrosphere Câu 118. Yếu tố nào sau đây thuộc về biotic factor? A. Ánh sáng mặt trời B. Nước C. Nhiệt độ D. Thực vật Câu 119. Các yếu tố abiotic là gì? A. Thực vật và động vật B. Vi sinh vật C. Ánh sáng, nhiệt độ, nước, đất D. Sinh vật ăn cỏ Câu 120. Khí quyển có vai trò gì? A. Tăng nhiệt độ toàn cầu B. Điều hòa nhiệt độ và bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím C. Tạo ra nước mưa D. Cung cấp thức ăn Câu 121. Hoạt động nào thuộc nhóm anthropogenic factors? A. Núi lửa phun trào B. Phá rừng và khai thác khoáng sản C. Động đất D. Lũ lụt tự nhiên Câu 122. Thành phần nào chủ yếu ảnh hưởng đến khí hậu? A. Lượng khí CO2 B. Sự di chuyển của các lục địa C. Động vật ăn cỏ D. Tầng ozone Câu 123. Nước trong hydrosphere chiếm bao nhiêu phần trăm bề mặt Trái Đất? A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Page 15 of 37 Câu 124. Lithosphere chủ yếu bao gồm gì? A. Động vật và thực vật B. Đất, đá, và lớp vỏ Trái Đất C. Khí quyển D. Tất cả các yếu tố trên Câu 125. Biosphere và hydrosphere tương tác như thế nào? A. Nước cung cấp môi trường sống cho sinh vật B. Sinh vật giúp điều hòa chu trình nước C. Động vật sống trong môi trường nước D. Tất cả các đáp án trên Câu 126. Abiotic factors nào ảnh hưởng trực tiếp đến rừng nhiệt đới? A. Thú săn mồi B. Tầng ozone C. Nhiệt độ và lượng mưa D. Năng lượng từ thực vật Câu 127. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến yếu tố nào lớn nhất? A. Khí quyển B. Hydrosphere C. Lithosphere D. Năng lượng từ mặt trời Câu 128. Động vật ăn cỏ là ví dụ của: A. Abiotic factor B. Biotic factor C. Anthropogenic factor D. Không phải yếu tố nào Câu 129. Anthropogenic activities nào gây ô nhiễm nước? A. Gió mạnh B. Bão lụt C. Xả thải công nghiệp và nông nghiệp D. Chuyển động địa chấn Câu 130. Yếu tố nào là abiotic trong đại dương? A. Tảo biển B. Cá voi C. Nhiệt độ nước và độ mặn D. San hô Page 16 of 37 Câu 131. Lợi ích chính của biosphere là gì? A. Cung cấp môi trường sống và duy trì sự sống B. Tạo ra đất đai C. Điều hòa khí hậu D. Tất cả các đáp án trên Câu 132. Nguyên nhân nào dẫn đến sự mất tầng ozone? A. Khí CO2 B. Phá rừng C. Sử dụng chlorofluorocarbons (CFCs) D. Hoạt động núi lửa Câu 133. Tầng nào của khí quyển bảo vệ trái đất khỏi tia UV? A. Tầng đối lưu B. Tầng bình lưu C. Tầng ozone D. Tầng khí quyển ngoài Câu 134. Tác động lớn nhất của ô nhiễm không khí đến môi trường là gì? A. Làm tầng ozone dày lên B. Gây ra hiệu ứng nhà kính, làm nóng lên toàn cầu C. Giảm đa dạng sinh học D. Làm tăng năng suất cây trồng Câu 135. Hậu quả của mất đa dạng sinh học là gì? A. Tăng khí oxy trong khí quyển B. Mất cân bằng hệ sinh thái C. Giảm hiệu ứng nhà kính D. Không có hậu quả nào Câu 136. Hoạt động nào của con người gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất? A. Đánh bắt cá quá mức B. Đốt nhiên liệu hóa thạch C. Khai thác mỏ D. Trồng rừng Câu 137. Nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu là gì? A. Phá rừng B. Nhiệt độ trái đất giảm C. Khí nhà kính từ hoạt động công nghiệp và giao thông D. Sự di chuyển của các lục địa Page 17 of 37 Câu 138. Hoạt động nào của con người gây ô nhiễm nguồn nước lớn nhất? A. Phá rừng B. Xả thải công nghiệp và sinh hoạt C. Sự di chuyển của núi băng D. Hoạt động núi lửa Câu 139. Sự phá rừng có thể dẫn đến hậu quả nào? A. Tăng diện tích đất canh tác B. Mất cân bằng hệ sinh thái và xói mòn đất C. Cải thiện không khí D. Tăng đa dạng sinh học Câu 140. Hoạt động nào làm suy giảm tầng ozone? A. Phá rừng nhiệt đới B. Đốt rừng để làm nông nghiệp C. Sử dụng CFC trong sản phẩm làm lạnh và bình xịt D. Lượng mưa tăng Câu 141. Nguyên nhân chính của mưa axit là gì? A. Phát thải khí methane từ nông nghiệp B. Khí thải SO2 và NOx từ nhà máy và phương tiện giao thông C. Cháy rừng tự nhiên D. Phá rừng nhiệt đới Câu 142. Tác động của rác thải nhựa đối với đại dương là gì? A. Tăng khả năng sinh trưởng của sinh vật biển B. Gây ngạt thở và tích tụ hóa chất độc hại trong sinh vật biển C. Giảm ô nhiễm nước biển D. Tăng lượng cá trong đại dương Câu 143. Biến đổi khí hậu gây ra hậu quả nào sau đây? A. Mực nước biển giảm B. Nhiệt độ trái đất tăng, băng tan và thời tiết khắc nghiệt hơn C. Tăng diện tích rừng D. Giảm khí nhà kính Câu 144. Tác động của con người nào có thể cải thiện môi trường? A. Tăng sử dụng than đá B. Chuyển sang năng lượng tái tạo C. Đốt rừng để làm nông nghiệp D. Mở rộng đô thị hóa Page 18 of 37 Câu 145. Hoạt động nào sau đây gây mất đa dạng sinh học nghiêm trọng nhất? A. Sử dụng năng lượng mặt trời B. Phá rừng và khai thác động vật hoang dã C. Tăng cường tái chế nhựa D. Khai thác năng lượng gió Câu 146. Nguồn gốc chính của mưa axit là gì? A. Cháy rừng tự nhiên B. Phát thải khí từ nhà máy và xe cộ C. Sự suy giảm tầng ozone D. Khai thác khoáng sản Câu 147. Biến đổi khí hậu chủ yếu do yếu tố nào gây ra? A. Khí thải nhà kính từ hoạt động công nghiệp và giao thông B. Sự di chuyển của các lục địa C. Núi lửa phun trào D. Động đất Câu 148. Hoạt động nào của con người ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nghiêm trọng nhất? A. Phá rừng để làm nông nghiệp B. Trồng cây tái tạo rừng C. Đánh bắt cá bền vững D. Tăng cường bảo vệ động vật hoang dã Câu 149. Rác thải nhựa ảnh hưởng như thế nào đến đại dương? A. Giúp sinh vật biển phát triển B. Gây chết và tích tụ hóa chất trong sinh vật biển C. Giảm ô nhiễm D. Không ảnh hưởng Câu 150. Tầng ozone bị suy giảm chủ yếu do đâu? A. Sử dụng CFC trong các sản phẩm làm lạnh B. Khí CO2 từ phương tiện giao thông C. Phá rừng nhiệt đới D. Hiện tượng mưa axit Câu 151. Tác động nào của biến đổi khí hậu là chính yếu? A. Tăng diện tích đất nông nghiệp B. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt hơn C. Tăng đa dạng sinh học D. Giảm ô nhiễm không khí Câu 152. Nguyên nhân chính gây ra mất đất canh tác là gì? A. Trồng cây Page 19 of 37 B. Xói mòn đất do phá rừng và khai thác quá mức C. Tăng lượng mưa D. Gió mạnh Câu 153. Giải pháp nào có thể giảm tác động của con người lên môi trường? A. Đốt rừng để làm nông nghiệp B. Sử dụng năng lượng tái tạo C. Tăng lượng khí thải từ nhà máy D. Sử dụng nhiều than đá hơn Câu 154. Phát triển đô thị hóa ảnh hưởng gì đến môi trường? A. Tăng đa dạng sinh học B. Làm phân mảnh môi trường sống và gây ô nhiễm không khí C. Cải thiện môi trường sống cho động vật hoang dã D. Tăng diện tích rừng Câu 155. Hoạt động nào dưới đây là nguyên nhân chính gây mất rừng? A. Phá rừng để trồng cây công nghiệp và xây dựng đô thị B. Trồng cây xanh C. Tái chế rác thải nhựa D. Tăng diện tích rừng Câu 156. Which sphere provides oxygen for living organisms? A. Lithosphere B. Atmosphere C. Hydrosphere D. Biosphere Câu 157. What role does the hydrosphere play in Earth's system? A. Regulates water supply and supports aquatic ecosystems B. Produces oxygen for animals C. Creates volcanic activity D. Affects gravity Câu 158. What is the main role of the biosphere in the Earth's life-support system? A. Provides mineral resources B. Supports all living organisms C. Regulates weather systems D. Produces fossil fuels Câu 159. Which two spheres interact when plants absorb water from the soil? A. Lithosphere and atmosphere B. Lithosphere and biosphere Page 20 of 37 C. Biosphere and hydrosphere D. Hydrosphere and atmosphere Câu 160. Which sphere is responsible for protecting Earth from harmful UV rays? A. Hydrosphere B. Lithosphere C. Atmosphere D. Biosphere Câu 161. What component of the atmosphere is essential for photosynthesis? A. Oxygen B. Carbon dioxide C. Nitrogen D. Water vapor Câu 162. Which sphere controls the water cycle? A. Lithosphere B. Biosphere C. Hydrosphere D. Atmosphere Câu 163. How does the lithosphere contribute to the Earth's life-support system? A. Provides food for organisms B. Supplies essential minerals and nutrients C. Regulates weather systems D. Creates tidal movements Câu 164. What happens when the biosphere is disrupted by human activity? A. Increased biodiversity B. Loss of species and ecosystem imbalance C. Reduction in atmospheric CO2 D. Enhanced food production Câu 165. Which two spheres interact during a volcanic eruption? A. Hydrosphere and biosphere B. Lithosphere and hydrosphere C. Atmosphere and biosphere D. Lithosphere and atmosphere Câu 166. How does deforestation affect the hydrosphere? A. Increases biodiversity in water bodies B. Reduces water retention and increases runoff C. Improves groundwater quality D. Reduces water pollution Page 21 of 37 Câu 167. Which of the following best explains the Earth's life-support system? A. Independent functioning of each sphere B. Interdependence of biosphere, atmosphere, lithosphere, and hydrosphere C. The role of the atmosphere alone D. Lithosphere regulating all life forms Câu 168. What are the two major components of an ecosystem? A. Soil and water B. Biotic and abiotic factors C. Plants and animals D. Sunlight and nutrients Câu 169. Which of the following is a biotic component of an ecosystem? A. Rocks B. Soil C. Animals D. Water Câu 170. Which abiotic factor is essential for photosynthesis? A. Soil nutrients B. Water temperature C. Sunlight D. Air pressure Câu 171. What is the role of producers in an ecosystem? A. Consuming other organisms B. Feeding on herbivores C. Decomposing organic matter D. Producing energy through photosynthesis Câu 172. Which organism is a primary consumer? A. Carnivore B. Herbivore C. Decomposer D. Producer Câu 173. How do decomposers contribute to an ecosystem? A. Producing energy B. Breaking down dead organisms and recycling nutrients C. Consuming producers D. Providing shade for plants Page 22 of 37 Câu 174. What is the role of abiotic factors in an ecosystem? A. Competing with biotic factors B. Controlling human activities C. Supporting and influencing living organisms D. Reducing biodiversity Câu 175. What happens when an ecosystem loses its abiotic components? A. Living organisms struggle to survive B. Biodiversity increases C. Energy flow stops completely D. Nothing significant occurs Câu 176. What is an example of a balanced ecosystem? A. An agricultural field B. A natural forest C. A city park D. A factory farm Câu 177. Which of the following is a secondary consumer? A. Grass B. Mushrooms C. A rabbit eating grass D. A snake eating a mouse Câu 178. Where does the energy in an ecosystem originally come from? A. Decomposers B. Plants C. The Sun D. Herbivores Câu 179. What happens to energy as it flows through an ecosystem? A. It increases with each trophic level B. It decreases as heat is lost C. It remains constant D. It is fully recycled Câu 180. What is the role of producers in the energy flow of an ecosystem? A. Consuming energy B. Capturing energy from the Sun C. Decomposing organic matter D. Feeding on herbivores Page 23 of 37 Câu 181. What is the efficiency of energy transfer between trophic levels? A. 50% B. 10% C. 90% D. 100% Câu 182. What happens to the energy not passed on to the next trophic level? A. It is lost as heat B. It is stored indefinitely C. It returns to the Sun D. It becomes new biomass Câu 183. Which trophic level contains the most energy? A. Secondary consumers B. Primary consumers C. Producers D. Decomposers Câu 184. Why are food chains generally short? A. Lack of biodiversity B. Predators dominate the chain C. Ecosystems cannot support more species D. Energy decreases with each trophic level Câu 185. What is the role of decomposers in energy flow? A. Storing energy B. Consuming sunlight C. Recycling nutrients and breaking down dead matter D. Producing energy Câu 186. What is the primary source of energy for herbivores? A. Carnivores B. Abiotic factors C. Decomposers D. Producers (plants) Câu 187. What is the ultimate fate of energy in an ecosystem? A. Recycled completely B. Lost as heat into the environment C. Stored in decomposers D. Stored in fossil fuels Câu 188. What happens to matter in an ecosystem? A. It is destroyed after use B. It increases indefinitely Page 24 of 37 C. It remains static D. It is recycled continuously Câu 189. How is matter cycled in an ecosystem? A. Through processes like decomposition and nutrient recycling B. Through energy flow C. By stopping at the top predator level D. By absorbing sunlight Câu 190. Which of the following is an example of matter recycling? A. Decomposed plants becoming soil nutrients B. Herbivores consuming plants C. Carnivores eating herbivores D. Energy lost as heat Câu 191. What is the role of decomposers in the matter cycle? A. Creating new matter B. Breaking down organic material into nutrients C. Consuming other organisms D. Preventing nutrient recycling Câu 192. How is carbon recycled in an ecosystem? A. Through water evaporation B. By abiotic factors C. By predators consuming prey D. Through processes like respiration, photosynthesis, and decomposition Câu 193. What is the main cycle responsible for returning nitrogen to the soil? A. Water cycle B. Carbon cycle C. Nitrogen cycle D. Energy cycle Câu 194. Which process releases oxygen back into the ecosystem? A. Photosynthesis B. Respiration C. Decomposition D. Combustion Câu 195. What happens to nutrients in dead organisms? A. They are recycled back into the ecosystem by decomposers B. They are lost permanently Page 25 of 37 C. They form fossil fuels D. They remain inactive forever Câu 196. Nước chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể con người? A. 30% B. 40% C. 70% D. 100% Câu 197. Nước ngọt thuộc dạng tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Câu 198. Năng lượng mặt trời thuộc dạng tài nguyên nào? A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên hữu hạn Câu 199. Năng lượng gió thuộc dạng tài nguyên nào? A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên hữu hạn Câu 200. Đất phì nhiêu thuộc dạng tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Câu 201. Nhiên liệu hóa thạch thuộc dạng tài nguyên nào? A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Câu 202. Khoáng sản kim loại thuộc loại tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Page 26 of 37 Câu 203. Chọn phát biểu không phù hợp theo nhận thức mới về môi trường: A. Trái đất có nguồn tài nguyên vô hạn B. Tái chế và ưu tiên sử dụng tài nguyên tái tạo được C. Con người phải hợp tác với thiên nhiên D. Ba câu A, B và C đều sai Câu 204. Chọn khái niệm chính xác nhất: A. Hệ sinh thái là tập hợp các quần xã sinh vật và môi trường mà nó đang sinh sống B. Hệ sinh thái là một hệ thống các quần xã sinh vật cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó C. Hệ sinh thái là một tập hợp động vật, thực vật và vi sinh vật cùng tương tác với nhau và với các thành phần khác của môi trường D. Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật cùng chung sống trong một sinh cảnh chịu tác động lẫn nhau và tác động của môi trường xung quanh Câu 205. Sinh vật sản xuất là: A. Thực vật B. Vi sinh vật C. Các tổ chức sinh vật sử dụng năng lượng mặt trời làm nguyên liệu đầu vào D. Thực vật và vi sinh vật Câu 206. Môi trường có chức năng cơ bản, bao gồm: (1) Là nơi cư trú cho người và các loài sinh vật, (2) Là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên, (3) Là nơi cung cấp các nguồn thông tin, và (4)……………………… A. “Là không gian sống cho sinh vật” B. “Là nơi chứa đựng phế thải” C. “Là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu” D. “Là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu” Câu 207. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong khái niệm “Môi trường bao gồm………………..bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” A. “các hoàn cảnh vật lý, hóa học và sinh học” B. “các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và kinh tế - xã hội” C. “các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo” D. Cả ba đáp án A, B và C đều đúng Câu 208. Sinh vật tiêu thụ là: A. Sinh vật ăn cỏ B. Sinh vật ăn thịt C. Sinh vật ăn xác chết D. Động vật Page 27 of 37 Câu 209. Sinh vật phân hủy là: A. Tảo B. Nấm C. Vi khuẩn D. Tất cả câu trên đều đúng Câu 210. Quần thể sinh vật là: A. Tập hợp các cá thể cùng loài B. Tập hợp các cá thể khác loài C. Các nhóm sinh vật khác loài D. Các nhóm sinh vật cùng chung sống Câu 211. Diễn thế sinh thái là do: A. Sự thay đổi của môi trường B. Quy luật của sự tiến hóa C. Nguyên lý của sự cân bằng sinh thái D. Cơ chế tự điều chỉnh Câu 212. Một hệ sinh thái cân bằng là: A. Cấu trúc các loài không thay đổi B. Số lượng loài và số lượng cá thể trong một loài ổn định C. Tổng số loài tương đối ổn định D. Ít phụ thuộc vào các thay đổi từ ngoài hệ thống Câu 213. Để đạt được sự cân bằng sinh thái cần phải: A. Thông qua các mâu thuẫn và cạnh tranh B. Có các yếu tố sinh trưởng và suy giảm C. Hệ thống luôn luôn tự điều chỉnh D. Hình thái cân bằng co giãn Câu 214. Để duy trì sự cân bằng sinh thái cần phải: A. Kiểm soát dòng năng lượng đi qua hệ thống B. Kiểm soát mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống C. Duy trì cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn D. Duy trì sự cân bằng giữa các thành phần trong hệ thống Câu 215. Cân bằng sinh thái động tự nhiên là: A. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên trong môi trường B. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của môi trường tự nhiên, không có sự điều khiển của con người C. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên môi trường, không có sự tác động của con người Page 28 of 37 D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 216. Cân bằng sinh thái động nhân tạo là: A. Một hệ sinh thái nông nghiệp B. Hệ sinh thái sông Sài Gòn - Đồng Nai, với việc xây dựng hồ Trị An C. Hệ sinh thái sông Cửu Long và Biển Hồ D. Hệ sinh thái vi sinh vật trong bể bùn hoạt tính Câu 217. Hệ sinh thái môi trường chưa hoàn chỉnh: A. Hệ sinh thái trong lòng đại dương B. Hệ sinh thái biển sâu C. Hệ sinh thái thiếu sinh vật sản xuất D. Hệ sinh thái thiếu sinh vật phân hủy Câu 218. Chuỗi thức ăn là: A. Là chuỗi trong đó các sinh vật sử dụng phân và xác sinh vật làm thức ăn B. Là chuỗi bắt đầu từ thực vật đến động vật ăn thực vật, đến động vật ăn động vật C. Là chuỗi tiếp diễn bằng cách một số sinh vật này dùng những sinh vật khác làm thức ăn D. Là chuỗi chuyển hóa năng lượng từ sinh vật sản xuất, đến sinh vật tiêu thụ, đến sinh vật phân hủy Câu 219. Ý nghĩa của chuỗi thức ăn đối với hệ sinh thái: A. Tạo nên mạng lưới thức ăn B. Phân bố và chuyển hóa năng lượng C. Kiểm soát sự biến động của quần thể D. Giữ cân bằng của hệ sinh thái Câu 220. Năng suất của hệ sinh thái là: A. Tổng số năng lượng đươc hấp thu bởi sự quang hợp, kể cả phần năng lượng tiêu thụ cho hoạt động hô hấp để duy trì sự sống B. Lượng chất sống đã được sinh vật hấp thu và tích lũy trên một diện tích nhất định trong một thời gian nhất định C. Mức độ tích lũy chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật trừ đi phần đã sử dụng cho hô hấp D. Lượng chất hữu cơ được tích lũy của các sinh vật dị dưỡng trong hệ sinh thái Câu 221. Cấu trúc dinh dưỡng của hệ sinh thái bao gồm: A. Chuỗi thức ăn, năng lượng và các yếu tố khác B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2 C. Các bậc dinh dưỡng nối tiếp nhau D. Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng Câu 222. Tháp năng lượng là: Page 29 of 37 A. Kiểu tháp sinh thái thể hiện tổ chức và chưc năng của quần xã B. Cách biểu thị cấu trúc dinh dưỡng bằng đơn vị năng lượng C. Cách biểu thị cấu trúc dinh dưỡng bằng biểu đồ dạng tháp D. Thể hiện tốc độ di chuyển của khối lượng thức ăn trong chuỗi thức ăn Câu 223. Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái là: A. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn trong sinh quyển từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, từ cơ thể sinh vật ra môi trường ngoài B. Các nguyên tố cơ bản vật chất tuần hoàn trong sinh quyển theo các con đường đặc trưng C. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn từ sinh vật này sang sinh vật khác, rồi từ cơ thể sinh vật ra ngoài môi trường D. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, từ sinh vật này sang sinh vật khác, rồi từ cơ thể sinh vật ra ngoài môi trường Câu 224. Vòng tuần hoàn vật chất khác với dòng năng lượng vì: A. Vật chất được các thành phần hệ sinh thái tái sử dụng còn năng lượng không được sử dụng lại B. Vòng tuần hoàn vật chất là vòng kín còn dòng năng lượng là vòng hở C. Vòng tuần hoàn vật chất là chu trình tuần hoàn còn dòng năng lượng là chu trình không tuần hoàn D. Vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng không thể diễn ra đồng thời Câu 225.Chu trình nào sau đây là chu trình không tuần hoàn: A. Chu trình cacbon B. Chu trình nitơ C. Chu trình phốt pho D. Chu trình lưu huỳnh Câu 226. Yếu tố sinh thái là: A. Những yếu tố cấu trúc nên môi trường xung quanh sinh vật như: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn…. B. Các yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống sinh vật C. Các yếu tố vô sinh và hữu sinh tác động lên sinh vật D. Các yếu tố vô sinh và hữu sinh tác động lẫn nhau Câu 227. Mỗi sinh vật cần có các điều kiện cơ bản để tồn tại: A. Nơi ở và ổ sinh thái B. Nơi ở và dinh dưỡng C. Nơi ở và sinh sản D. Dinh dưỡng và sinh sản Câu 228. Tháp dinh dưỡng là: A. Các bậc dinh dưỡng sắp xếp từ thấp đến cao B. Là tháp sinh khối Page 30 of 37 C. Là tháp năng lượng D. Là mối quan hệ giữa dinh dưỡng từ sinh vật sản xuất đến sinh vật tiêu thụ Câu 229. Các kiểu rừng nào là phổ biến ở Việt Nam: A. Rừng là rộng thường xanh ở nhiệt đới B. Rừng thưa cây họ dầu C. Rừng ngập mặn D. Rừng tre nứa Câu 230. Rừng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen động vật và thực vật, hệ sinh thái rừng của quốc gia, là khu vực nghiên cứu khoa học và du lịch là: A. Rừng đặc dụng B. Rừng phòng hộ C. Rừng sản xuất D. Khu dự trữ sinh quyển Câu 231. Rừng nhằm hạn chế thiên tai lũ lụt, gió bão, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, góp phần bảo vệ môi trường: A. Rừng đặc dụng B. Rừng phòng hộ C. Rừng sản xuất D. Khu dự trữ sinh quyển Câu 232. Rừng là hệ sinh thái tự nhiên có vai trò: A. Bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp oxi, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, lương thực và thực phẩm B. Tạo ra độ đa dạng sinh học, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp gỗ, phòng hộ đầu nguồn, tạo cảnh quan C. Là nơi ở cho các loài động vật, tiêu thụ và tích lũy CO2, bảo vệ đất, bảo vệ nước, điều hòa khí hậu D. Duy trì đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu, tạo vi khí hậu và là cơ sở bảo tồn văn hóa địa phương Câu 233. Khoa học khuyến cáo, mỗi quốc gia nên duy trì tỷ lệ diện tích lãnh thổ có rừng che phủ là: A. 40% B. 45% C. 50% D. 65% Câu 234. Vai trò cơ bản của trồng rừng: A. Bảo vệ nguồn nước B. Bảo vệ đất C. Chống xói mòn D. Khai thác gỗ Câu 235. Vai trò chính của rừng phòng hộ là: Page 31 of 37 A. Bảo vệ môi trường B. Khai thác gỗ C. Du lịch D. Bảo tồn Câu 236. Tỷ lệ mất rừng trên thế giới diễn ra mạnh mẽ nhất ở: A. Châu Á B. Châu Phi C. Châu Mỹ La tinh D. Châu Âu Câu 237. Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng là: A. Chiến tranh B. Khai thác quá mức C. Ô nhiễm môi trường D. Cháy rừng Câu 238. Hậu quả của sự mất rừng là: A. Ô nhiễm môi trường B. Sự giảm đa dạng sinh học C. Khủng hoảng hệ sinh thái D. Lũ lụt và hạn hán gia tăng Câu 239. Để bảo vệ rừng cần tiến hành các giải pháp nào sau đây: A. Khai thác hợp lý – Hạn chế ô nhiễm môi trường – Phòng chống cháy rừng B. Bảo vệ đa dạng sinh học – Giao đất, giao đất cho dân – Chống cháy rừng C. Khai thác hợp lý – Bảo vệ đa dạng sinh học – Hạn chế ô nhiễm môi trường D. Giao dất, giao rừng cho dân – Bảo vệ đa dạng sinh học – Hạn chế ô nhiễm môi trường Câu 240. Để phát triển bền vững tài nguyên rừng cần thực hiện: A. Trồng và bảo vệ rừng – Xóa đói giảm nghèo – Chống du canh du cư – Hợp tác quốc tế B. Phát triển kinh tế - Phát triển cộng đồng địa phương có rừng – Hỗ trợ tài chính cho dân cư nghèo C. Thay đổi ý thức tiêu thụ sản phẩm rừng – Chống du canh du cư – Phát triển kinh tế địa phương D. Trồng và bảo vệ rừng – Thay đổi ý thức tiêu thụ sản phẩm – Xóa đói giảm nghèo – Hợp tác quốc tế Câu 241. Nguyên nhân gây mất đất rừng ở Việt Nam: A. Đốt rừng làm rẫy B. Ô nhiễm môi trường C. Du canh du cư D. Xói lở đất Page 32 of 37 Câu 242. Hoạt động nào là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất tại các đô thị ở VN: A. Từ hoạt động nông nghiệp B. Từ hoạt động công nghiệp C. Từ thương mại D. Từ việc tiêu dung trong dân dụng Câu 243. “Việc chế biến lại một sản phẩm và sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới” được gọi là: A. Tái chế B. Tái sử dụng C. Giảm thiểu chất thải D. Xử lý chất thải Câu 244. Hoạt động nào của con người góp phần làm giảm lượng phát thải khí nhà kính: A. Tăng cường các bể hấp thụ B. Tái sử dụng, tái chế C. Sử dụng năng lượng sinh khối D. Ba câu A, B và C đều đúng Câu 245. Vai trò của tầng ozone là: A. Hấp thụ các tia tử ngoại B. Hấp thụ các tia hồng ngoại C. A và B đúng D. A và B sai Câu 246. Khi mực nước biển dâng lên thì tại Việt Nam, hai khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là: A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng duyên hải miền Trung B. Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long C. Đồng bằng duyên hải miền Trung, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long D. Ba câu A, B và C đều sai Câu 247. Sự nóng dần lên của trái đất dẫn đến hậu quả: A. Đe dọa an ninh lương thực B. Suy giảm đa dạng sinh học C. Giảm khả năng cung cấp nước ngọt và nhấn chìm các vùng đất thấp D. Ba câu A, B và C đều đúng Câu 248. Hoạt động nào của con người góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính: A. Trồng rừng B. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch C. Sử dụng năng lượng tái tạo D. Sử dụng khí sinh học Page 33 of 37 Câu 249.Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: A. Kim loại nặng B. Chất tẩy rửa C. Thuốc trừ sâu D. Vi khuẩn gây bệnh Câu 250. Tác động tiêu cực của con người đến hệ thực vật là: A. Trồng cây gây rừng B. Canh tác trồng trọt C. Lai tạo các giống cây mới D. Khai thác cạn kiệt các loài quý hiếm Câu 251. Khí thải nào sau đây không phải là khí nhà kính? A. CO₂ B. CH₄ (methane) C. Ar (argon) D. N₂O (nitrous oxide) Câu 252. Chu trình nitrogen trong hệ thống môi trường giúp cung cấp chất gì cho cây trồng? A. Nitrogen dạng khí. B. Protein. C. Nitrogen dạng hòa tan trong đất. D. Carbon dioxide. Câu 253. Khí Luật Bảo vệ môi trường yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện gì trước khi bắt đầu dự án có khả năng gây ô nhiễm? A. Đóng thuế môi trường. B. Thực hiện đánh giá tác động môi trường. C. Tuyển dụng chuyên gia môi trường. D. Cam kết bảo vệ động vật hoang dã. Câu 254. Luật môi trường yêu cầu các doanh nghiệp phải làm gì để giảm thiểu tác động môi trường? A. Đầu tư thêm máy móc. B. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải tiến công nghệ. C. Giảm sản xuất để bảo vệ môi trường. D. Xây dựng thêm nhiều nhà máy ở vùng ít dân cư. Câu 255. Luật môi trường là gì? A. Bộ quy tắc để bảo vệ động vật hoang dã. B. Bộ luật bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp. C. Quy tắc để kiểm soát xây dựng đô thị. D. Hệ thống các quy định nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. Câu 256. Chương trình nào của Việt Nam được triển khai nhằm giảm phát thải khí nhà kính và tăng trưởng kinh tế bền vững? A. Chương trình giảm nghèo bền vững B. Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu C. Chương trình tăng trưởng xanh D. Chương trình xây dựng nông thôn mới Câu 257. Việt Nam lần đầu tham gia Hội nghị COP về biến đổi khí hậu vào năm nào? Page 34 of 37 A. 1992 B. 1994 C. 2000 D. 2009 Câu 258. Trong khuôn khổ COP26, Việt Nam cam kết loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than đá trong giai đoạn nào? A. Không đưa ra thời gian cụ thể B. Sau năm 2100 C. Trước năm 2040 với hỗ trợ quốc tế D. Ngay lập tức sau hội nghị Câu 259. Tại các Hội nghị COP, Việt Nam luôn nhấn mạnh vai trò của loại hình năng lượng nào để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0? A. Năng lượng hạt nhân B. Nhiệt điện than C. Dầu mỏ và khí đốt D. Năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) Câu 260. Loại ô nhiễm nào gây ảnh hưởng lớn đến tầng ozone? A. Ô nhiễm đất từ phân bón hóa học. B. Khí CFC từ các chất làm lạnh và bình xịt. C. Ô nhiễm tiếng ồn từ các khu công nghiệp. D. Ô nhiễm không khí từ khí thải xe cộ. Câu 261. Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” liên quan đến? A. Tạo ra sản phẩm dùng một lần. B. Tái sử dụng và tái chế tài nguyên. C. Phát triển công nghệ mới. D. Phát triển ngành công nghiệp nặng. Câu 262. Hệ thống môi trường là gì? A. Một tập hợp các quy luật vật lý trong tự nhiên. B. Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học và phi sinh học trong một khu vực. C. Một tập hợp các loài động vật trong khu vực. D. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Câu 263. Hệ thống môi trường bao gồm những yếu tố nào? A. Động vật và thực vật. B. Chỉ có đất và nước. C. Con người và máy móc. D. Đất, nước, không khí và sinh vật sống. Câu 264. Các yếu tố nào sau đây là yếu tố phi sinh học của hệ thống môi trường? A. Thực vật. B. Động vật. C. Nước và ánh sáng. D. Vi khuẩn. Câu 265. Sự trao đổi năng lượng trong hệ thống môi trường diễn ra chủ yếu qua quá trình nào? A. Tiêu thụ năng lượng hóa thạch. B. Sự phát triển của thực vật. C. Quang hợp và hô hấp. D. Xử lý chất thải. Câu 266. Chu trình nước là một phần quan trọng của hệ thống môi trường vì? A. Nước chỉ có ở biển. B. Nước chỉ tồn tại trong hệ thống nước ngọt. C. Nước không có ảnh hưởng gì đến sinh vật. Page 35 of 37 D. Nước giúp cung cấp năng lượng cho các hệ sinh thái. Câu 267. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng trong hệ thống môi trường? A. Chỉ sự phát triển của động vật. B. Hoạt động của núi lửa và khí thải nhân tạo. C. Quá trình tiêu thụ thức ăn của động vật. D. Việc trồng rừng. Câu 268. Các yếu tố như khí hậu và địa hình có vai trò gì trong hệ thống môi trường? A. Không có ảnh hưởng. B. Chỉ ảnh hưởng đến con người. C. Ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của các loài sinh vật. D. Ảnh hưởng đến các yếu tố phi sinh học. Câu 269. Một ví dụ của chuỗi thức ăn đơn giản là gì? A. Cỏ → Thỏ → Cáo. B. Thỏ → Cáo → Cỏ. C. Cáo → Thỏ → Cỏ. D. Cỏ → Cáo → Thỏ. Câu 270. Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát việc thực thi luật môi trường tại Việt Nam? A. Bộ Giao thông vận tải. B. Bộ Công thương. C. Bộ Tài nguyên và môi trường. D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Page 36 of 37 B2. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Làm thế nào để bảo tồn đa dạng sinh học có thể đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)? Câu 2. Giải thích mối quan hệ giữa ba trụ cột chính của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, và môi trường). Tại sao việc cân bằng giữa ba trụ cột này lại cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững lâu dài? Câu 3. Phân tích các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí từ hoạt động của con người. Theo bạn, nguyên nhân nào có tác động lớn nhất và tại sao? Câu 4. Giải thích tác động của bụi mịn PM2.5 và PM10 đến sức khỏe con người và môi trường. Tại sao chúng được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng? Câu 5. Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phát triển bền vững. Câu 6. Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nêu các loại nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước? Câu 7. Hãy trình bày tổng quan về nguồn tài nguyên nước trên trái đất? Câu 8. Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí CO2 tăng lên nhanh trong thời gian qua chủ yếu từ những nguồn nào? Câu 9. Hãy giải thích các thành phần chính của môi trường và sự tương tác giữa chúng. Câu 10: Tác động của con người lên hệ sinh thái môi trường là gì? Câu 11: Năng lượng trong hệ sinh thái di chuyển như thế nào? Câu 12: Hệ sinh thái có thể duy trì sự sống như thế nào? Câu 13. Biến đổi khí hậu là gì? Nêu các nguyên nhân và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Câu 14. Đa dạng sinh học là gì? Nêu các nguyên nhân và các biện pháp khắc phục suy giảm đa dạng sinh học. Câu 15. Chu trình sinh địa hóa là gì? Nêu và phân tích các chu trình sinh địa hóa. Câu 16. Hệ sinh thái là gì? Những thành phần chính trong hệ sinh thái? Lấy ví dụ minh họa và phân tích một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Câu 17. Hội nghị COP là hoạt động như thế nào? Việt Nam đã tham gia và có đóng góp gì trong các hội nghị gần đây? Page 37 of 37

Use Quizgecko on...
Browser
Browser