🎧 New: AI-Generated Podcasts Turn your study notes into engaging audio conversations. Learn more

NHÓM 03-SO SÁNH NHÂN VẬT GIẢ BẢO NGỌC TRONG HỒNG LÂU MỘNG VÀ GENJI TRONG TRUYỆN KỂ GENJI.docx

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Transcript

**BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO** ![](media/image2.png)**TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH** **KHOA NGỮ VĂN** **TIỂU LUẬN** **SO SÁNH NHÂN VẬT GIẢ BẢO NGỌC\ TRONG HỒNG LÂU MỘNG\ VÀ NHÂN VẬT GENJI\ TRONG TRUYỆN KỂ GENJI** **Học phần: Chuyên đề Văn học Phương đông** **Mã học phần: LITR148601...

**BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO** ![](media/image2.png)**TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH** **KHOA NGỮ VĂN** **TIỂU LUẬN** **SO SÁNH NHÂN VẬT GIẢ BẢO NGỌC\ TRONG HỒNG LÂU MỘNG\ VÀ NHÂN VẬT GENJI\ TRONG TRUYỆN KỂ GENJI** **Học phần: Chuyên đề Văn học Phương đông** **Mã học phần: LITR148601** **GVHD: PGS. TS. Đinh Phan Cẩm Vân** **Sinh viên thực hiện:** 1. Võ Thị Thúy Quỳnh 46.01.601.120 2. Ngô Huỳnh Thanh Trâm 46.01.601.136 **THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH** **THÁNG 10 NĂM 2023** **NỘI DUNG PHÂN CÔNG** 1\. Lập dàn ý: cả nhóm cùng thực hiện 2\. Tìm kiếm tài liệu tham khảo: cả nhóm cùng thực hiện 3\. Phân công nội dung hoàn thành bài tiểu luận: --------- ---------------------- -------------- ------------ ------------ -------- **STT** **Họ và tên** **Công việc\ **Tự\ **Nhóm\ **Ghi\ phụ trách** đánh giá** đánh giá** chú** **1** Ngô Huỳnh Thanh Trâm 100% 100% **2** Võ Thị Thúy Quỳnh 100% 100% --------- ---------------------- -------------- ------------ ------------ -------- **  ** MỤC LỤC [MỞ ĐẦU 1](#section) [Chương 1: Khái quát chung 2](#ch%C6%B0%C6%A1ng-1-kh%C3%A1i-qu%C3%A1t-chung) [1. 1. Tác phẩm Genji monogatari 2](#t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-genji-monogatari) [1.1.1. Tác phẩm Genji monogatari 2](#t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-genji-monogatari-1) [1.1.1.1. Tác giả - Murasaki Shikibu 2](#t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3---murasaki-shikibu) [1.1.1.2. Tác phẩm - Genji monogatri 3](#t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m---genji-monogatri) [1. 2. Tác phẩm Hồng Lâu Mộng 4](#t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-h%E1%BB%93ng-l%C3%A2u-m%E1%BB%99ng) [1.2.1. Khái quát tác giả, tác phẩm 4](#kh%C3%A1i-qu%C3%A1t-t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3-t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m) [1.2.1.1. Tác giả Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc 4](#t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3-t%C3%A0o-tuy%E1%BA%BFt-c%E1%BA%A7n---cao-ng%E1%BA%A1c) [1.2.2.2. Tác phẩm Hồng Lâu Mộng 6](#t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-h%E1%BB%93ng-l%C3%A2u-m%E1%BB%99ng-1) [Chương 2: Điểm tương đồng và khác biệt giữa nhân vật Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng và nhân vật Genji trong Genji monogatri 8](#ch%C6%B0%C6%A1ng-2-%C4%91i%E1%BB%83m-t%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91%E1%BB%93ng-v%C3%A0-kh%C3%A1c-bi%E1%BB%87t-gi%E1%BB%AFa-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-gi%E1%BA%A3-b%E1%BA%A3o-ng%E1%BB%8Dc-trong-h%E1%BB%93ng-l%C3%A2u-m%E1%BB%99ng-v%C3%A0-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-genji-trong-genji-monogatri) [2.1. Vài nét tương đồng giữa nhân vật Giả Bảo Ngọc và nhân vật Genji trong Genji monogatri 8](#v%C3%A0i-n%C3%A9t-t%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91%E1%BB%93ng-gi%E1%BB%AFa-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-gi%E1%BA%A3-b%E1%BA%A3o-ng%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-genji-trong-genji-monogatri) [2.1.1. Gia thế 8](#gia-th%E1%BA%BF) [2.1.2. Tư tưởng và hành động 9](#t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-v%C3%A0-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng) [2.2. Vài nét khác biệt đồng giữa nhân vật Giả Bảo Ngọc và nhân vật Genji trong Genji monogatri 18](#v%C3%A0i-n%C3%A9t-kh%C3%A1c-bi%E1%BB%87t-%C4%91%E1%BB%93ng-gi%E1%BB%AFa-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-gi%E1%BA%A3-b%E1%BA%A3o-ng%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-genji-trong-genji-monogatri) [Chương 3: Tư tưởng "Nghiệp" , "Nhân quả" trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng và Truyện kể Genji 22](#ch%C6%B0%C6%A1ng-3-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-trong-t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-h%E1%BB%93ng-l%C3%A2u-m%E1%BB%99ng-v%C3%A0-truy%E1%BB%87n-k%E1%BB%83-genji) [3.1. Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" trong "Genji monogatari" 22](#s%E1%BB%B1-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-trong-genji-monogatari) [3.1.1. Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Fujitsubo 22](#s%E1%BB%B1-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-qua-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-y%C3%AAu-c%E1%BB%A7a-genji-v%C3%A0-fujitsubo) [3.1.1.1. Mối quan hệ của nhân vật Genji và nhân vật Fujitsubo 22](#m%E1%BB%91i-quan-h%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-genji-v%C3%A0-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-fujitsubo) [3.1.1.2. Tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Fujitsubo 23](#t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-qua-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-y%C3%AAu-c%E1%BB%A7a-genji-v%C3%A0-fujitsubo) [3.1.2. Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Murasaki 26](#s%E1%BB%B1-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-qua-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-y%C3%AAu-c%E1%BB%A7a-genji-v%C3%A0-murasaki) [3.1.2.1. Mối quan hệ giữa Genji và Murasaki 26](#m%E1%BB%91i-quan-h%E1%BB%87-gi%E1%BB%AFa-genji-v%C3%A0-murasaki) [3.1.2.2. Tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Murasaki 27](#t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-qua-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-y%C3%AAu-c%E1%BB%A7a-genji-v%C3%A0-murasaki) [3.1.3. Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và công chúa Ba 28](#s%E1%BB%B1-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-qua-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-y%C3%AAu-c%E1%BB%A7a-genji-v%C3%A0-c%C3%B4ng-ch%C3%BAa-ba) [3.1.3.1. Mối quan hệ của Genji và Công chúa Ba 28](#m%E1%BB%91i-quan-h%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-genji-v%C3%A0-c%C3%B4ng-ch%C3%BAa-ba) [3.1.3.2. Tư tưởng "nghiệp", "nhân quả"được thể hiện chi tiết qua câu chuyện tình yêu của Genji và Công chúa Ba 29](#t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-chi-ti%E1%BA%BFt-qua-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-y%C3%AAu-c%E1%BB%A7a-genji-v%C3%A0-c%C3%B4ng-ch%C3%BAa-ba) [3.2. Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" trong "Hồng Lâu Mộng" 32](#s%E1%BB%B1-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nghi%E1%BB%87p-nh%C3%A2n-qu%E1%BA%A3-trong-h%E1%BB%93ng-l%C3%A2u-m%E1%BB%99ng) [KẾT LUẬN 34](#k%E1%BA%BFt-lu%E1%BA%ADn) [TÀI LIỆU THAM KHẢO 35](#t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-tham-kh%E1%BA%A3o) **MỞ ĐẦU** ========== Hồng Lâu Mộng được xem là đỉnh cao trong tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, tác phẩm này rất được đề cao *"Khai đàm bất thuyết Hồng lâu Mộng; độc tận thi thư diệc uổng nhiên"* (Mở miệng không nói Hồng lâu mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ít). Nếu Trung Quốc có Hồng lâu mộng thì Nhật Bản có Truyện kể Genji, cả hai đều là những tiểu thuyết đồ sộ của về dung lượng lẫn nội hàm, điểm đặc biệt hơn là cả Truyện kể Genji và Hồng lâu mộng đều có những điểm tương đồng với nhau. Với đề tài "So sánh nhân vật Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng và nhân vật Genji trong Truyện kể Genji" , nhóm chúng tôi sẽ đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt của nhân vật Bảo Ngọc và Genji về hoàn cảnh xuất thân, tư tưởng và hành động. Đồng thời, chúng tôi sẽ trình bày về tư tưởng "Nghiệp", "Nhân quả" được thể hiện rõ trong cả hai tác phẩm qua hình tượng nhân vật Bảo Ngọc và Genji. **Chương 1: Khái quát chung** ============================= **1. 1. Tác phẩm Genji monogatari** ----------------------------------- ### **1.1.1. Tác phẩm Genji monogatari** #### **1.1.1.1. Tác giả - Murasaki Shikibu** Murasaki Shikibu hay Tô-Shikibu (Shikibu (thức bộ) chỉ là tước vị nàng thừa hưởng từ cha) là tác giả của Truyện kể Genji. Không rõ bà sinh mất vào năm nào nhưng có thể suy định giữa khoảng 970?-1014?. Bà là con gái của Fujiwara Tametoki (Đằng Nguyên, Vi Thì), ông giữ một chức quan trấn thủ địa phương. Hai họ nội ngoại của bà được xem như thuộc chi phía bắc của nhà Fujiwara, một đại quí tộc Nhật Bản thời trung cổ, nên còn được gọi là Tô-Shikibu (Tô tức là Fuji, gọi tắt chữ Fujiwara). Gia đình bà vốn đã có nếp văn chương. Tằng tổ phụ Kanesuke (Khiêm Phụ) quen gọi là "quan tham nghị ở bờ đê" tức Tsutsumi Chuunagon, thi nhân waka nổi tiếng. Cha bà, Tametoki, cũng là một học giả Hán văn, từng dạy học thiên hoàng Kazan (Hoa Sơn) lúc còn là thái tử. Ông Tametoki còn thiện nghệ về thơ chữ Hán và thơ quốc âm. Mẹ mất sớm lúc bà lên 4, nên bà lớn lên nhờ sự chăm sóc của cha vì vậy tuy là nữ nhi nhưng bà có học vấn sâu rộng. Tametoki thường than rằng: *"Con bé nầy không sinh ra làm trai, đó là điều đáng tiếc"*, nhất là sau khi hai người chị và em của bà cũng chết yểu. Ảnh hưởng của cha trên bà rất lớn nên bà có sức quan bị sắc bén vừa từ vị trí của người phụ nữ vừa từ vị trí của người đàn ông và điều đó đã được chứng minh trong Truyện Genji. Bà lấy chồng trễ, khi bà đã 29 tuổi. Làm vợ Fujiwara Nobutaka (Đằng Nguyên, Tuyên Hiếu) một người lớn hơn mình 17 tuổi, đã có nhiều vợ rồi, có lẽ là một ông bạn của cha (cũng có tin rằng đây là anh họ bà) mà hôn nhân cũng do cha dàn xếp, nên khó nói là bà hạnh phúc trong tình yêu. Thêm vào đó là mới được hơn 4 năm, chồng chết, để lại bà và con thơ mới lên ba là Kenshi (Hiền Tử, tức nữ thi nhân Daini-no-Sammi hay Đại Nhị Tam Vị, tên gọi theo chức có lẽ là tập ấm). Có người cho rằng bà viết Truyện Genji (bắt đầu khoảng năm 1001) để cho qua kiếp sống cô quả đơn chiếc. Năm 1005, nghe tiếng tăm của bà, thiên hoàng (thứ 66) Ichijô (Nhất Điều) vời vào cung hầu hoàng hậu là Chuuguu Shôshi (Trung Cung Chương Tử, 988-1074, con gái quyền thần Fujiwara Michinaga tức Đằng Nguyên, Đạo Trường). Trong cung, bà thuộc vào lớp nyobô (nữ phòng) tức "nữ quan có phòng riêng", được đãi ngộ như một nữ học sĩ. Trong lúc ở trong cung, bà ghi chép những điều nghe thấy thành tập Murasaki Shikibu Nikki (Tử Thức Bộ Nhật Ký, ra đời khoảng năm 1008). Có lời đồn sau khi vào cung, bà vẫn viết tiếp Truyện Genji, vốn được lưu hành một phần rồi và đã có tiếng vang rất lớn. Năm 1013, bà từ chức và mất sau đó không bao lâu (1014 ?) khi mới ngoài 40. Cuộc sống cung đình là nền tảng cho cấu trúc của truyện Genji. Có thể bảo sự lục đục giữa hai bà hoàng hậu Teishi (còn đọc là Sadako) và Shôshi (Akiko) thông qua thân tộc của họ (nhà bác và nhà chú họ Fujiwara) cũng giống như việc chính phi Kokiden ghen tuông với Kiritsubo, mẹ Genji, xảy ra trong truyện. Murasaki Shikubu có lẽ đã dùng Murasaki no Ue, người vợ yêu của Genji, để trình bày về chính bản thân (cùng tên Murasaki). Riêng Genji thì không có người mẫu vì chàng là một nhân vật lý tưởng, có lần Shikibu đã nói "*khắp triều nội không có lấy được một người như Genji"*. #### **1.1.1.2. Tác phẩm - Genji monogatri** Tiểu thuyết Genji monogatari dài khoảng 3000 trang, được soạn bao gồm 54 chương. Theo nội dung, có thể tách ra thành hai phần rõ rệt với ranh giới là cái chết của Genji. Phần đầu 40 chương kể về cuộc đời của hoàng tử Genji, chủ yếu là những cuộc phiêu lưu tình ái trong cung đình của chàng và bức họa cuộn tròn của những người phụ nữ có quan hệ với Genji. Phần kế tục 14 chương lấy bối cảnh ngoài kinh đô là miền Uji. Sau khi Genji chết, nhân vật trung tâm bấy giờ là Kaoru, người con trai trên danh nghĩa của Genji và Niou là cháu ngoại Genji. Cốt truyện ở phần sau này được đi theo hướng phát triển tính chất bi quan với một cái kết mà dường như không ai đạt được hạnh phúc trọn vẹn cả. Có thể thấy, Genji monogatari xuất hiện trong văn học Nhật như một hiện tượng bất ngờ. Một mặt nó chứa đựng những tinh hoa của truyền thống Nhật Bản, như một bức tranh về thời kì Heian với những nét thanh lịch của xã hội đương thời và thiên nhiên diễm lệ. Mặt khác nó còn được xem là tác phẩm đầu tiên đã khai sinh cho nhân loại thể loại "tiểu thuyết", khi kể một thế giới tâm trạng sâu sắc thay vì chỉ là tập trung vào hành động. **1.2. Tác phẩm Hồng Lâu Mộng** ------------------------------- ### **1.2.1. Khái quát tác giả, tác phẩm** #### **1.2.1.1. Tác giả Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc** Tào Tuyết Cần (1716 -- 1763?) tên thật là Tào Triêm, tự là Mộng Nguyên, hiệu là Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê, quê ở Liêu Dương, tổ tiên ông vốn là người Hán sau nhập tịch Mãn Châu. Ông là một nhà thơ, một nhà tiểu thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết "Hồng lâu mộng" nổi tiếng. Tào Tuyết Cần xuất thân trong một gia đình quan lại thuộc tầng lớp đại quý tộc thời nhà Thanh. Vào thời Tào Dần -- ông nội Tào Tuyết Cần, gia đình họ Tào hết sức thịnh vượng, vua Khang Hy năm lần đi kinh lý phương Nam thì đã bốn lần trú tại nhà ông. Qua đó có thể thấy được cuộc sống hào hoa và mối quan hệ mật thiết giữa gia đình họ Tào với hoàng thất.Không chỉ là một hào môn vọng tộc, gia đình Tào Tuyết Cần còn có truyền thống về văn chương thi phú. Tào Dần là người lưu giữ sách nổi tiếng thời đó, chính Tào Dần là người đứng ra hiệu đính và in ấn bộ "Toàn Đường Thi" nổi tiếng, ông còn là tác giả bộ "Luyện đình thi sao" và nhiều trước tác khác. Đến thời Ung Chính thứ 5 (1729), cha của Tào Tuyết Cần là Tào Diệu bị cách chức với tội danh hành vi bất đoan, nhũng nhiễu dịch trạm, thiếu khống rồi bị hạ ngục trị tội, tịch biên tài sản. Tào Tuyết Cần phải theo gia đình rời Giang Nam về Bắc Kinh sinh sống, nhà họ Tào lâm vào cảnh sa sút nhanh chóng. Tào Tuyết Cần phải sống qua ngày trong những 14 ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, sống nhờ vào việc bán tranh và sự giúp đỡ của bạn bè. Sau này vì ốm đau không tiện chạy chữa, lại thêm đau khổ trước cái chết của đứa con trai duy nhất, ông mất để lại người vợ góa bụa với cảnh sống túng quẫn và 80 hồi "Thạch đầu kỉ còn dang dở. Đám tang của ông chỉ có vài ba người bạn thương tình tống táng qua quýt. Đó là kết cục bi thảm của một tiểu thuyết gia thiên tài vào bậc nhất của nhân loại. Tào Tuyết Cần sáng tác nhiều thơ nhưng đến nay đều bị thất truyền hết. Ông sáng tác trước hết là để giải tỏa chính nỗi lòng tích tụ bao tâm sự chồng chất của mình về con người và thời đại. Thế giới quan trong sáng tác của ông thấm đẫm màu hư vô và bi quan, đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về bản chất hủ bại của giai cấp phong kiến thống trị đã làm nảy sinh ra những mâu thuẫn xã hội đương thời. Về con người của Tào Tuyết Cần, chúng ta chỉ biết rất sơ lược: ông là người thông minh, nhạy cảm, đa tài, đa nghệ, giỏi thơ, khéo vẽ, thích rượu, cao ngạo, phóng túng và có thái độ ngạo nghễ trước các thế lực đen tối trong xã hội. Tuy lớn lên trong cảnh bần cùng, suy sụp của gia đình nhưng ông vẫn giữ được phẩm chất thanh cao, coi khinh những kẻ xu thời phụ thế, chán ghét con đường công danh phú quý. Cao Ngạc (1738 -- 1815?) tự là Lan Thự, Vân Sĩ, biệt hiệu là Hồng lâu ngoại sĩ (người ở ngoài lầu hồng --- không dính dáng đến công danh phú quý). Tổ tiên của ông ở huyện Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Linh.Ông xuất thân từ tầng lớp quý tộc, là người Hán nhập tịch Mãn Châu như Tào Tuyết Cần. Thuở nhỏ Cao Ngạc thích đi du ngoạn cảnh đẹp quê hương. Ông là người chăm học, thuộc lòng kinh sử, giỏi văn bát cổ, thi, từ, tiểu thuyết, hí khúc, hội họa.Cao Ngạc muốn tiến thân lập công danh bằng con đường khoa cử. Năm Càn Long thứ 53 (1788), Cao Ngạc thi Hương đỗ cử nhân. Năm Càn Long thứ 60, ông thi đỗ tiến sĩ tam giáp và lần lượt làm chức Lịch quan nội các trung thư, Nội các thị độc. Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), ông đảm nhiệm việc khảo xét kì thi Hương và khảo thí quan lại. Đến năm 1809, ông làm chức Giang Nam đạo Giám sát ngự sử. Đến năm 1813, ông được thăng chức làm Hình khoa cấp sự trung. Trong thời gian làm quan ông được xem là người tiết tháo, cẩn trọng, chính sự cần mẫn, tài năng đứng đầu, hiểu biết sâu rộng.Cao Ngạc làm quan dưới hai triều Càn Long -- Gia Khánh, trải qua lắm hoạn nạn trên quan trường, về già lại sống cuộc sống thanh bần. Ngoài 40 hồi viết tiếp "Hồng lâu mộng", Cao Ngạc còn có nhiều tác phẩm khác: "Thanh sử cảo -- Văn uyển nhị" có chép "Lan thự thi sao", "Dương Tông Hy trong Bát kỳ văn kinh" có chép "Cao Lan Thự tập", đến nay đều bị thất truyền. Hiện nay còn "Lan Thị thập nghệ" (bản thảo), "Lại trị tập yếu" cùng tập thơ "Nguyệt tiểu sơn phòng di cảo" và tập từ "Nghiên Hương từ - Lộc tồn thảo". #### **1.2.2.2. Tác phẩm Hồng Lâu Mộng** *"Hồng lâu mộng"* (Giấc mộng lầu son) là bộ tiểu thuyết vĩ đại xuất hiện vào thời Kiền Long (cuối thế kỉ XVIII). Đó là tác phẩm có ý nghĩa cắm mốc một giai đoạn lịch sử văn học vì dung lượng đồ sộ, sự thành thục trong phương pháp sáng tác, vì âm vang của sự chuyển mình lịch sử mà nó mang đến cho người đọc. "Hồng lâu mộng" gồm 120 hồi, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết. Viết chưa xong, ông từ trần. Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi sau. Sống trong xã hội nhiều thăng trầm, gia đình lại lâm vào cảnh sa sút, ngẫm trải đủ cay đắng cuộc đời bi lụy đã thôi thúc Tào Tuyết Cần sáng tác "Hồng lâu mộng". Ông đã dồn toàn bộ trí lực trong mười năm cuối đời để viết tác phẩm và qua năm lần sửa chữa thì đã hoàn thành được 80 hồi và dự thảo 40 hồi còn lại. Khi Tào Tuyết Cần mất tác phẩm vẫn chưa hoàn thành và không được công bố. Mười lăm năm sau, bạn của ông là Cao Ngạc đã dụng tâm nghiên cứu tỉ mỉ nguyên ý và căn cứ trên nền tảng ý tưởng, văn phong của Tào Tuyết Cần mà viết tiếp 40 hồi sau cho phù hợp. Tác phẩm hoàn thành, Cao Ngạc đổi tên *"Thạch đầu kí"* thành *"Hồng lâu mộng"* (Giấc mộng lầu hồng), vừa phù hợp với nội dung tác phẩm, vừa mang dáng dấp của tâm hồn ông vì biệt hiệu của ông là Hồng Lâu Ngoại Sĩ. Giới nghiên cứu nhận định bốn mươi hồi sau của Cao Ngạc không thể sánh với tám mươi hồi đầu của Tào Tuyết Cần về mặt nội dung và tư tưởng nghệ thuật. Nhưng đóng góp to lớn của Cao ngạc là đã bảo vệ được sự nhất quán về tư tưởng tình cảm, phong thái dung mạo, ngôn ngữ, tính cách của hơn 400 nhân vật mà Tào Tuyết Cần xây dựng, hoàn thành kết cấu bi kịch của toàn bộ tác phẩm, khiến cho câu chuyện trở nên hoàn chỉnh, nhờ nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi. **Chương 2: Điểm tương đồng và khác biệt giữa nhân vật Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng và nhân vật Genji trong Genji monogatri** ================================================================================================================================= **2.1. Vài nét tương đồng giữa nhân vật Giả Bảo Ngọc và nhân vật Genji trong Genji monogatri** ---------------------------------------------------------------------------------------------- ### **2.1.1. Gia thế** - **Họ đều xuất thân trong gia đình quý tộc, được yêu chiều hết mực. Cả hai đều đẹp trai tuấn tú, thông minh, giỏi thơ văn.** Giả Bảo Ngọc sinh ra trong một gia đình phú quý dòng dõi thi thư *"Nhà chúng tôi từ đầu quốc triều, đời đời công danh phú quý đã trăm năm naỵ*" (Tào Tuyết Cần, 2016: 74), tuy không phải là hoàng tử như Genji nhưng Giả Bảo Ngọc cũng được xem như là một công tử giàu có, được yêu chiều hết mực, lớn lên trong sự nâng niu, chăm sóc của mọi người, hưởng đủ hết mọi vinh hoa. Khi Bảo Ngọc sinh ra đã ngậm ngọc *"khi lọt lòng, trong miệng cậu ta ngậm một hòn ngọc ngũ sắc, trên hòn ngọc có ghi nhiều chữ, nên mới đặt tên là Bảo Ngọc"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 38). Quan niệm dân gian của người Việt thì có quan niệm trẻ được đẻ bọc điều là sự may mắn. Những đứa trẻ nào chào đời theo cách đặc biệt này sẽ luôn được chở che, bảo vệ và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Người Trung Quốc thì cho rằng trẻ ngậm thìa vàng là những người sinh ra trong một gia đình giàu có, cả đời của họ sẽ luôn giàu sang quyền quý. Bảo Ngọc thì sinh ra lại ngậm ngọc, còn quý hơn như thế, nên mọi người trong nhà đều rất cưng cậu, "*bà nội nó yêu quý nó như hòn ngọc báu"*(Tào Tuyết Cần, 2016: 38). Genji giống Bảo Ngọc đều sinh ra trong gia đình quý tộc, điều kiện khá giả, Genji là một hoàng tử, vua cha thương yêu, coi cậu như *"một viên ngọc vô giá"*(Murasaki Shikibu, 1991: 13), *"là một kho báu dành riêng cho vua cha tha hồ nâng niu trìu mến"* vẻ ngoài vô cùng đẹp *"cậu được đưa vào hoàng cung thì mọi người thấy choáng ngợp: quả là một cậu bé đẹp phi thường"* (Murasaki Shikibu, 1991:13). Nếu Bảo Ngọc có bà nội thương yêu, coi như mạng sống của mình thì Genji cũng có bà ngoại rất thương cậu, *"Bà của cậu bao nhiêu năm đã hết mực thương yêu cháu, đã nhiều lần cho cháu biết là bà sẽ đau lòng xiết bao khi tới lúc bà phải bỏ cháu lại"* (Murasaki Shikibu, 1991: 26) bà giữ cậu bên cạnh nuôi dưỡng sau khi mẹ của cậu mất cho đến khi cha cậu đón về cung. Ngoài xuất thân cao quý, Genji và Giả Bảo Ngọc còn giống nhau ở điểm rất thông minh, lại giỏi văn thơ. Genji khi "*Lên bảy tuổi, cậu đã thông hiểu các sách kinh sử Trung Hoa*" (Murasaki Shikibu, 1991: 27) ngoài ra cậu còn am hiểu các loại nhạc cụ "*Tôi không cần nói đến tài năng vẹn toàn của cậu trong các môn học bắt buộc, các sách cổ điển và đại loại thế. Khi cậu chơi nhạc, cây sáo và đàn koto của cậu vang lên thánh thót những âm thanh thần tiên."*(Murasaki Shikibu, 1991: 27). Bảo Ngọc cũng được người khác rất thông minh "*Ngày nay nó đã lên bảy, lên tám, tính khí ngang ngược lạ thường, nhưng lại thông minh gấp trăm người khác."* (Tào Tuyết Cần, 2016: 38) *.* **2.1.2. Tư tưởng và hành động** -------------------------------- - **Chán ghét con đường làm quan, bất mãn với xã hội phong kiến** Giả Bảo Ngọc sinh trưởng trong gia đình quý tộc, mọi người trong gia đình họ Giả hy vọng Bảo Ngọc sẽ là người có nhiều khả năng sau này sẽ nối nghiệp tổ tông làm rạng rỡ ông cha. Nhưng cậu từ nhỏ đã không thích học, cậu thích chơi đùa cùng chị em, đối thơ cùng với họ. Cậu không xem trọng việc lập đường công danh sự nghiệp, thậm chí bài xích lại nó, khinh miệt khoa cử và thù ghét con đường tiến thân bằng khoa cử. Thái độ đầu tiên của anh ta đối với chế độ này là trốn học, bỏ học, trong khi với tư tưởng đương thời thì đề cao việc lập danh. Trong cuộc trò chuyện của mình và Đại Ngọc *"Cô còn nhắc đến chuyện đi học làm gì? Tôi ngán cái trò đạo học ấy rồi. Buồn cười nhất là thứ văn bát cổ, người ta mượn nó để lừa bịp, bòn chút công danh, kiếm bát cơm ăn, nói thế còn được. Bây giờ lại còn bảo là nói thay lời thánh hiền cơ! Nhiều lắm thì chẳng qua là đem kinh truyện ra nhồi nhét vào đầu đấy thôi. Lại còn một điều buồn cười hơn nữa là có những kẻ trong bụng rỗng tuếch chỉ vơ chỗ nọ, bỏ chỗ kia, làm lếu làm láo thế mà lại cho mình là học sâu rộng. Làm thế đâu có phải là phát triển đạo lý của thánh hiền! Bây giờ cha tôi nhất thiết bảo tôi học cái ấy, tôi không dám cãi lại, thế mà cô lại còn nhắc đến chuyện đi học nữa à."* (Tào Tuyết Cần, 2016: 908). Ngoài ra Bảo Ngọc còn rất ghét việc tiếp xúc, trao đổi với những kiểu người như vậy nên chán ngấy lời khuyên của Tương Vân *"Dù anh không muốn đỗ cử nhân, tiến sĩ thì cũng nên gặp gỡ những bậc quan sang, bàn đến bước đường tiến cử để ra gánh vác việc đời, giúp nước, giúp dân, nên cần phải có bạn bè quan lại, chứ quanh năm anh cứ luẩn quẩn với bọn chị em chúng tôi thì còn được trò trống gì nữa!"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 342) Giả Bảo Ngọc không thích nghe điều "nhảm nhí" ấy bèn đáp: *"Xin mời cô sang ngồi chơi bên nhà khác, chứ nhà tôi đây thật nhơ bẩn đến những người hiểu biết việc trị nước giúp dân ấy"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 342). Thuở ấu thơ, khi Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc còn nhỏ, họ đều rất đề cao vai trò của người phụ nữ, rất xem trọng họ nhưng dần lớn lên thì Chân Bảo Ngọc có vẻ đã bị ảnh hưởng và thay đổi một vài suy nghĩ, mặc dù tên của họ giống nhau, ngoại hình cũng tương đồng. Lần sau gặp gỡ, Bảo Ngọc đã nhận xét Chân Bảo Ngọc *"Nói chuyện với anh ta chẳng có câu nào là tâm đầu ý hợp cả, chỉ rặt văn chương với kinh bang tế thế và trung hiếu gì đó. Hạng người như thế không phải là "con mọt ăn lộc" thì là gì? Đáng tiếc hắn sinh ra mặt mày hệt như tôi. Tôi nghĩ đã có nó rồi thì tôi cũng chẳng cần đến diện mạo của tôi nữa."* (Cao Ngạc, 2016:1255) Bảo Ngọc cũng vô cùng cáu gắt khi nghe Bảo Thoa, người chị em thân thiết với mình cũng khuyên mình nên nghe theo gia đình *"Các cô là hạng con gái trong sạch, mà cũng học lối mua chuộng hư danh, theo hùa với bọn giặc nước và bọn quỷ ăn lộc. Đó chẳng qua là tại người xưa gồi rỗi bày trò, cố ý bịa đặt, để cám dỗ bọn râu mày ô trọc đời sau. Ta không ngờ sinh gặp lúc không may, đến cả chị em trong lầu son gác tía cũng lây phải thói xấu ấy, thực là phụ cái ơn chung đúc khí thiêng liêng của trời đất!"*(Tào Tuyết Cần, 2016: 378). Chính những quan niệm về chế độ khoa cử, quan liêu, nên mọi người trong Giả phủ xem Bảo Ngọc là nghiệp chướng. Giả Chính bảo rằng lớn lên sẽ giết cha giết vua cho nên *"Chi bằng nhân ngày hôm nay kết liễu cái đời thằng chó chết này đi để khỏi tai vạ về sau."*(Tào Tuyết Cần, 2016: 352). Có lẽ Giả Chính muốn giết Bảo Ngọc vì cậu không phục tùng, không đi theo con đường lập thân lập danh như bao công tử con nhà quyền quý khác. Thông qua cuộc trao đổi về việc nuôi dưỡng cậu con trai của Genji, Genji đã bày tỏ cái cách nhìn đầy thất vọng và có phần chê trách vì con của một gia đình quyền quý, hoặc thuộc dòng dõi cao quý thì hiển nhiên sẽ được hưởng chức tước cao mà không cần phải phấn đấu gì nhiều, người đó có thể vui đùa, hát ca mà không cần phải cố gắng phấn đấu. Lúc đương thời giàu có, sung túc thì kẻ tâng bốc, nịnh bợ, lúc xuống dốc không còn chỗ tựa thì người khác coi khinh. *"Mẹ xem, đứa bé chỉ cần thuộc gia đình danh giá là tiến lên như diều, có địa vị, có chức tước, và cứ thế mà sưởi ấm với những vinh dự do chức trọng quyền cao mang lại. Nếu hỏi, tại sao nó lại phải học hỏi một cái gì đó cho vất vả? Nó cứ việc vui đùa, cứ việc đàn hát, cứ việc giải trí tiêu khiển và chức tước địa vị tự chúng sẽ đến. Bọn thấp hèn trong thiên hạ, trước mặt nó thì tán tụng, sau lưng nó thì chế diễu. Càng thấy mình được vồ vập, nó tưởng ta đây ghê gớm lắm. Nhưng thế sự đổi thay, quyền lực xoay chiều, những kẻ biết đường xoay xở đều trở mặt, và nó vì rớt lại sau. Vận may của nó xuống dốc và liền ngay đó chỉ còn lại hai bàn tay trắng."* (Murasaki Shikibu, 1991: 38) Họ đều là những người phong lưu không hứng thú với cảnh giàu sang. Genji là hoàng tử sau bị giáng xuống làm thường dân. Lúc mười bảy tuổi do bị thất sủng nên chàng cảm nhận được nỗi thống khổ của nhân thế. Giả Bảo Ngọc tự oán trách mình không nên sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc như thế, vì cảm thấy ngột ngạt và không tự do. Cả hai đều nung nấu ý định tìm con đường thoát thân. Thế nhưng rồi hai người lại vùi vào cảnh son phấn và ngoại tình. Và sau khi trải qua nhiều biến cố, Genji đã không còn quan tâm gì đến địa vị, danh vị, khi nhà vua (con trai của Genji và Fuji) đề cập đến việc bổ nhiệm quan chưởng ấn cho cậu và bày tỏ chuyện kế vị thì *" Kinh hãi rụng rời đến nổi gần như không dám ngước mắt nhìn lên, Genji cố trình bày một ý kiến chống đối dứt khoát nhất. "Không kể lý do của Người là thế nào, Cha đã yêu thương tôi hơn tất cả các con của Người, nhưng không bao giờ xem xét việc trao ngai vàng cho tôi. Vậy giờ đây có lý do gì mà tôi lại làm trái những ý định cao quý của Cha và giành lấy cho chính tôi một địa vị mà tôi không bao giờ khao khát? Điều tôi mong muốn hơn đó là tuân theo những mong muốn rõ ràng của Người, làm một người thừa hành trung thành và có lẽ khi hoàng thượng nhiều tuổi hơn một chút, tôi sẽ xin lui về với những thú vui bình lặng mà tôi thật sự mong muốn."* (Murasaki Shikibu, 1991: 502). Trước đó mặc dù có rất nhiều lời tiên đoán về tương lai của Genji, cậu sẽ trở thành người quyền cao, có địa vị, nhưng Genji luôn khước từ và không còn quan tâm đến, nhất là sau khi cậu trải qua cuộc lưu đày trở về "*Chàng đã nhiều lần để xem tướng mặt, và tất cả các thầy tướng đều nhất trí rằng chàng sẽ có chức trọng quyền cao và đối với thiên hạ, có quyền sinh quyền sát; nhưng qua những ngày bất hạnh, chàng đã gạt bỏ những điều đó khỏi ý nghĩ"* (Murasaki Shikibu, 1991: 409) - **Phản đối tư tưởng trọng nam khinh nữ, có tư tưởng "thương hoa tiếc ngọc".** Tác giả đã xây dựng nhân vật với cách sống, lối suy nghĩ, hành động đi ngược lại với truyền thống phong kiến, Giả Bảo Ngọc luôn bày tỏ thái độ trân trọng phụ nữ, nâng địa vị của người nữ ngang bằng với người nam. Nếu như xã hội phong kiến đề cao tư tưởng "nam tôn nữ ti" thì ở đây cậu lại bảy tỏ niềm xót thương, quan tâm và yêu mến với tất cả người nữ, không chỉ các chị em thân thiết của cậu mà ngay cả những người nữ tầng lớp thấp như Tập Nhân (a hoàn theo hầu), Hương Lăng, Tình Văn,\...Khi Tình Văn vì bệnh mà mất thì Bảo Ngọc cũng mất một thời gian dài để nguôi ngoai nỗi nhớ thương cô, làm Văn tế nữ thần hoa phù dung để tiễn linh hồn cô. Bảo Ngọc cũng thương cảm cho số phận Hương Lăng khi cô bị gả cho một người đàn ông gia trưởng, vũ phu *"Đáng tiếc con người như thế không có bố mẹ, quên cả họ hàng, bị người ta dỗ đi, lại đem bán cho hạng vũ phu ấy"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 681). Đến Giả Mẫu cũng từng nhận xét "*Ta không hiểu sao và cũng chưa thấy đứa trẻ con nào như thế cả. Đối với người khác thì nó bướng bỉnh đấy, nhưng riêng đối với bọn a hoàn lại rất tử tế. Khó thấy có ai được như nó.".* (Tào Tuyết Cần, 2016: 865) Bảo Ngọc cho rằng thân thể người con gái cũng cao quý không gì người nam, và nhìn họ thù cậu cảm thấy nhẹ nhàng hơn *"Xương thịt của con gái là nước kết thành, xương thịt của con trai là bùn kết thành. Tôi trông thấy con gái thì người tôi nhẹ nhàng, khoan khoái, trông thấy con trai thì như bị phải hơi dơ bẩn vậy"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 38). Từ bé cậu đã ở Đại quan viên cùng các chị em, làm thơ, vui đùa, trò chuyện, tổ chức các cuộc thi, ngắm hoa, điều này đã làm cậu có những suy nghĩ khác lạ so với đại đa số nhân vật nam trong tác phẩm về giá trị và vai trò của người nữ. Bởi nó xuất phát từ một trái tim biết yêu thương, biết đồng cảm, trân quý và nâng niu người phụ nữ, không như Giả Chính hoặc Chân Bảo Ngọc theo tư tưởng Khổng Mạnh nên rất khuôn phép, không xem trọng nữ giới, hoặc loại người hưởng lạc, cư xử rất không tốt với phụ nữ như anh em chú bác của Bảo Ngọc: Giả Xá, Giả Liễn, Tiết Bàn,\... Khi chị em của Bảo Ngọc-Nghênh Xuân lấy phải chồng đam mê ái dục, vũ phu *"Tôn Thiệu Tổ một mực ham gái mê say cờ bạc rượu chè, bao nhiêu đàn bà con gái ở trong nhà bị nó hiếp dâm gần khắp lượt. Cháu mới khuyên nó vài ba lần, nó mắng cháu là hạng 'đàn bà ghen tuông'. Nó lại nói cha cháu mượn của nhà nó năm nghìn bạc định ăn không, nó đến hỏi hai ba lần không trả. Nó lại còn trỏ vào mặt cháu nói: 'Mày đừng có lên mặt bà với tao! Bố mày đã lấy của tao năm nghìn bạc, đem mày gạt cho tao đấy. Coi chừng tao đánh một trận, tống cổ xuống nhà dưới mà nằm!"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 895) thương xót chị nên van xin mẹ can thiệp. Vương phu nhân chỉ đáp rằng: *"Con gái lấy chồng cũng như bát nước đã bị đổ. Đã là con gái ai chẳng phải đi lấy chồng; đã về nhà người ta thì bên nhà gái còn nhìn ngó gì được, cái đó chẳng qua là do số phận nó thế, được người chồng tốt thì hay, nhưng gặp phải đứa xấu cũng đành chịu vậy, người ta hay nói: "Lấy gà phải theo gà, lấy chó phải theo chó."* (Cao Ngạc, 2016: 897) Ngoài ra, nhật vật Chân Bảo Ngọc, được xem là bản sao của Giả Bảo Ngọc, từ nhỏ cũng đã thể hiện tư tưởng bình đẳng giữa nam và nữ, tôn trọng phẩm giá của người nữ hơn *"Hai chữ "nữ nhi" đối với tôi rất tôn quý, rất trong sạch, không gì sánh kịp, hơn cả Phật Di Đà và Ngọc Đế. Các người là hạng thối mồm thối miệng, chớ có nông nổi coi thường hai chữ ấy. Khi nào cần nói đến, các người phải lấy nước chè thơm súc miệng kỹ đã rồi mới được nói, nếu mà nói bậy, sẽ bị bẻ răng khoét mắt"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 39). Nhân vật tuy ban đầu có tư tưởng khá tương đồng với Bảo Ngọc, nhưng dần về sau tác phẩm hai nhân vật này dần mất đi điểm tương đồng, có thể nói cả hai gần như đi trên con đường riêng, Giả Bảo Ngọc vẫn tiếp tục đi trên con đường mà anh đã chọn từ trước, không muốn tiến thân làm quan, còn Chân Bảo Ngọc lại chịu sự tác động của thời đại mà trở thành mẫu người "chuẩn mực" phong kiến. Văn học Nhật vốn dĩ ảnh hưởng sâu sắc bởi văn học Trung Quốc nhưng có lẽ nó không sống sượng, rập khuôn toàn bộ các quan niệm về tình cảm lứa đôi của họ. Nhìn từ góc độ kinh điển, Nho giáo đã từng đề ra vấn đề "lễ và luật", "vấn đề nam tôn nữ ti" *"Người nam và người nữ, không được phép ngồi chung hỗn độn, quần áo không được treo chung trên cùng một dàn áo (...) đưa đồ vật cũng không được phép chính tay truyền cho. Giữa người chị dâu và em trai chồng không được phép quan tâm chăm sóc lẫn nhau, không được nhờ thím hay thứ mẫu giặt đồ lót dùm mình (\...) Giữa người con trai và con gái nếu chưa có trung gian mai mối, không được phép tự ý trao đổi tên tuổi qua lại và thân cận nhau..."* (Nhữ Nguyên, 1996: 337,338) Biết bao án văn phủ nhận chuyện tình cảm đòi hỏi con người phải trở về "chính chắn", tình cảm trong khuôn phép lề luật. Ấy thế mà Genji chàng yêu hết tất cả và những người phụ nữ có chồng đều yêu nàng, trường hợp "lốt ve" giữa lễ và luật không thể coi nàng là tiết phụ khả phong theo đúng quan niệm Nho gia được. Genji trân quý và nâng niu cái đẹp mà cái đẹp là hiện thân của người phụ nữ trong tác phẩm. Nhưng cái đẹp không phải chỉ đơn thuần là những thứ cao sang, ta thấy Genji là hình tượng cái đẹp và truy nguyên về cái đẹp. Cậu tìm thấy và nhận ra cái đẹp trong những điều tầm thường của cái đẹp như cô gái không tuổi không tên, những mối tình với những cô nàng thấp kém,.. cái đẹp luôn hiện hữu bởi những điều bình dị. Một quan niệm khác thường và tràn đầy thấu đáo. Trong văn học ta luôn nhìn thấy cái đẹp trong thân phận bọt bèo mà ở đây cái đẹp trong văn học thường là cái đẹp nằm trong định kiến trong cái nhìn quan niệm đạo đức có tính chủ quan của loài người. Cái đẹp của người nữ là cái đẹp không phải tự bản thân họ mà là cái đẹp phục tùng nam quyền "tam tòng tứ đức, tiết phụ khả phong,.." với bao nhiêu định kiến, cái đẹp của người phụ nữ không phải tự nó có sức hấp dẫn mà nó trở nên đẹp khi bản thân nó chịu kỷ cương, lề lối. Để rồi, mãi đến các thế kỉ sau văn học mới nhận ra điều cổ lỗi. Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng đã thốt lên phê phán nam nhi như bùn đất và da thịt đàn bà như lưu ly, anh không ngại thân phận mà vượt ra câu "nam tôn nữ ti" vốn là quy định khắt khe của xã hội phong kiến Trung Hoa.... Genji tìm đến những cái đẹp trong phận "chui". Thật vậy nếu cái đẹp luôn là cái thật của tâm hồn mà con người không dễ dàng chấp nhận, chàng đến với Yugao dù thật cô không có danh phận gì cả, không tên họ người đọc gọi nàng là Yugao tựa hồ như đời nàng là hoa phấn -- mong manh và ven đường. Nhưng trong chàng chân thành đến mãnh liệt, cái đẹp của từng cô gái trong truyện kể luôn là cái đẹp khiếm khuyết nàng Sue-tsumu-hona, và khiêm nhường, có chút nhược điểm về ngoại hình; Hanna-chiru-haso, một phụ nữ trầm tính, thiếu say đắm nhưng lại dễ chịu như một người bạn gái,... Genji tìm đến nhận ra cái đẹp trong các nàng và trong khiếm khuyết cái đẹp của Genji là sự tổng hoà thừa nhận những đến tới tận cùng của cái đẹp sau bao lớp định kiến và cái đẹp ấy nhận lại một tình yêu chân thành. Genji không chỉ trân trọng, chân thành đối với các người phụ nữ bên cạnh cậu mà cậu còn giống như Bảo Ngọc, yêu quý, thương cảm đối với những người hầu cận luôn ở bên cạnh của mình *"Chàng nói chuyện thân ái với họ, tuy vẫn tỏ ra lịch sự. Trong suốt những ngày đau buồn này, ta cảm thấy gần các cô hơn. Nếu không có các cô bên ta, có lẽ ta sẽ cô đơn lắm. Thôi, chúng ta chả cần phải gặm nhấm nỗi buồn về những gì đã qua, nhưng ta e sơ trước mắt sẽ có những chuyện khó khăn"*(Murasaki Shikibu, 1991: 267). Chàng đã khẳng định bản thân mình không vô tình, tuy rằng cuộc đời biến chuyển, không ai ở cạnh ai mãi mãi, ai cũng sẽ có lúc bắt buộc phải rời đi nhưng không chỉ nhìn như vậy mà đánh giá sự chân thành hay thủy chung của họ được. "*Xúc động tới tâm can, Genji hết nhìn người này đến người nọ. "Khi ta bỏ đi ư? Sao lại có thể như thế? Chắc các cô nghĩ ta vô tình. Hãy yên chí, rồi các cô sẽ thấy các cô nhầm. Tuy rằng -- cái này là dĩ nhiên -- cuộc đời quá bấp bênh". Chàng ứa nước mắt khi nhìn vào ngọn đèn và, theo như họ nghĩ, nước mắt đã khiến chàng càng đẹp hơn."*(Murasaki Shikibu, 1991: 267). Trong Truyện Genji, bên cạnh cậu là rất nhiều mỹ nữ. Họ xinh đẹp nhưng mệnh yểu. Họ hoặc chết khi còn trẻ hoặc quy y khi thời gian chưa kịp làm băng hoại nhan sắc. Họ là biểu tượng của cái đẹp mong manh trong cuộc sống này. - **Sau khi trải qua thăng trầm cuộc đời, đau khổ thất vọng. thì nhận ra sự vô thường của kiếp người đều muốn nương nhờ cửa Phật.** Nhân vật Genji sau khi trải qua cuộc đời chìm nổi, nhìn thấy được sự mất mát, vô thường của kiếp người, chàng đã nảy sinh ý định nương nhờ cửa Phật. Điều này cũng trùng lặp với nhân vật Bảo Ngọc, Bảo Ngọc cuối cùng cũng quyết định đi tu. Đầu tiên, ta phải tìm hiểu khái niệm về "Vô thường". Theo Phật giáo ta hiểu như thế này: "Vô" là không, "Thường" nghĩa là thường còn. Vô thường nghĩa là không thường còn, không đứng yên một chỗ, dù nhỏ bé như hạt cát hay lớn như sơn hà đại địa cũng phải chịu sự tan rã và biến hoại của thời gian. Phải nói đến thời kì Heian khi Nhật Bản có sự tiếp kiến văn hoá đồ sộ với Trung Hoa mà văn hoá đồ sộ ấy rất sùng tôn Phật giáo. Chân lý vô thường là một chân lý thuyết phục chúng ta một cách tự nhiên không ngượng ngạo, đối với thiên nhiên bản địa xứ Phù Tang thì nó là một học thuyết đến với người Nhật không gồng ép khi vốn dĩ đất nước này phải hứng chịu trăm trận thiên tai, động đất... họ cảm thấy cái vô thường mà họ tạo dựng cũng dần đang băng hoại, họ cũng không biết ruổi mai sẽ như thế nào. Thế cho nên vô thường đã là một cảm thức mỹ học lớn của người Nhật mà trên bình diện con người tiểu thuyết nó là một đề tài lớn của câu truyện Genji. Điều chắc chắn rằng phải khẳng định vô thường chính là nguyên nhân đau khổ của con người, Đức Phật -- vị khai sáng ra tôn giáo này đã đề cập đến bát khổ 3. Và chúng tôi cho rằng đối với những cái khổ trong vô thường thì truyện Genji nó xuất hiện nhiều nhất đó chính là ái biệt ly và cầu bất đắc. Vấn đề thương ghét tràn đầy và mờ mịt trong không gian nghệ thuật truyện. Phải nói về cái vô thường đầu tiên đã lấy mất đã lấy mất của vua cha một Kiritsubo, đã lấy của Genji biết bao người tình: nàng Yugao, Oborotsuki, Akashi,... tất cả mối tình đều là diễn biến của một đồ thị Parabol, nó lên tới đỉnh điểm và đi xuống, dù gặp lại nó vẫn khó được như lúc đầu. Một hình tượng biểu trưng cho sự vô thường của cái đẹp là Murasaki nàng đến với Genji với tư cách khắng khít vì khi còn nhỏ đã được chàng liều xong vào am đem nàng về. Về sau, Murasaki trở thành nữ chủ nhân của Rokujo, vinh hoa lên tới cực điểm. Những rồi khi Onna san no miya đã trở thành chính thất của Genji, Murasaki đã bị lung lay, bao nỗi buồn phiền lo do Genji đem lại, nàng muốn được xuất gia nhưng không có sự cho phép. Cuộc đời Murasaki phản ánh sự Vô thường, không có gì là mãi mãi... cái đẹp như một đồ thị Parabol lên rồi phải xuống. Shikibu viết về cái đẹp nhưng không thượng tôn cái đẹp đến mức cực đoan. Tác giả vẫn chỉ ra vô số hạn chế của nó và "nguy cơ" mà nó mang lại. Ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, ta hiểu rằng chúng sinh khổ vì chúng sinh chấp trước thế là vô thường đã lấy đi mà tâm chấp trước còn hiện hữu thì khổ đau không thể tự nhiên mà vụt tắt. Từ ái biệt ly trở thành cầu bất đắc, từ cầu bất đắc sau trở thành oán tánh hội, Rojuku phải đau khổ khi xa lìa Genji, và vô cùng phẫn nộ khi thấy Yugao được bên chàng, muốn mà không được cô lại gây ra lầm lỗi, tương tự như thế ta có thể kể đến các trường hợp của vinh cuộc đánh ghen đày đoạ Aoi, nàng Fujisubo... qua đó ta thấy sự quán xuyến của Phật giáo đã "nằm vùng" trong tác phẩm là vô cùng lớn. Sự đau khổ của con người là luôn chấp vào một điều thường mà vô thường sẽ lấy mất và nhớ tiếc nó trong hoài vọng bi ca. Cần thấy sau tất cả, dòng chảy của nhân quả luôn hiện hữu trong tác phẩm, Genji qua lại bất chính với mẹ thì sau này vợ Genji là Onna san no mya cũng qua lại với Kashiwagi -- một người cháu của Genji và cũng sinh ra một đứa con (Kaoru). Trong dòng chảy luân phiên của nghiệp quả, Shikibu ưu ái cho những tầng lớp tu hành chân chính và xuất gia như một con đường giải thoát cho người: Chương 10, nàng Fujisubo và Onna san nomya xuất gia để chuộc lại vết nhơ lầm lỗi; Utsume xuất gia để tránh sự ve vãn từ con con riêng của chồng, Murashaki cũng xuất gia,.. Genji cũng thế, quá mệt mỏi sau biết bao cuộc phiêu lưu trong đời và kiệt sức trước những bi kịch cùng đau khổ... chàng đã tìm đến cõi Phật. Bảo Ngọc đã bắt đầu có suy nghĩ về ý thức sinh diệt, tụ tán của đời người khi nghe bài Ký sinh thảo *"Hết duyên pháp, chớp mắt thành ly biệt* *Trần trùi trụi, đi về không vướng víu* *Tìm đâu tá, nón mưa áo khói một mình đi* *Mặc kệ ta, giày rơm, bát vỡ theo duyên đến."* (Tào Tuyết Cần, 2016: 233) Sau khi Bảo Ngọc hồi phục sau lần bị cha đánh, thì cậu đã nói ra ước nguyện của mình *"Còn như tôi bây giờ, nếu có phúc ra, gặp được lúc các chị em đủ mặt ở đây, mà chết ngay đi, lại được nước mắt các chị em chảy ra thành một con sông lớn, buông xác tôi xuống đó lềnh bềnh, trôi đến một chỗ rất xa xăm, không có chim ho cò gáy, rồi theo gió mà tan đi, không bao giờ hóa kiếp làm người nữa, như thế là tôi chết đúng lúc đấy!"* (Tào Tuyết Cần, 2016: 384). Bảo Ngọc đã có suy nghĩ về cái chết, và cảm thấy nếu như chết mà có chị em khóc cho mình thì đã tốt, là mình đã chết đúng lúc rồi. Và sau khi chết, khi mà thân xác tan rã, cậu không muốn sau này sẽ đầu thai làm người ở kiếp nào nữa. Khi những lần chị em rời xa Đại quan viên và cái chết của Nguyên Xuân làm cho Bảo Ngọc mất đi sự hỗ trợ tình cảm quan trọng, không rõ là do cái chết của Giả phi đã tác động đến cậu hay do việc mất viên ngọc lần thứ 3 này mà cậu trở nên ngây dại "*Không ngờ Bảo Ngọc càng ngày càng ngớ ngẩn sốt nóng chẳng phải, đau ốm cũng không, nhưng ăn không ngon, ngủ không yên, thậm chí nói năng cũng không ra đầu ra đuôi gì nữa cả*." (Cao Ngạc, 2016: 1054). Sau lần ấy, khi chưa bình phục hẳn thì bị lừa lấy Bảo Thoa và nghe tin Đại Ngọc đã mất, đả kích này quá lớn đối với cậu. Mười chín năm Bảo Ngọc trải nghiệm cuộc sống từ thịnh đến suy, từ có tất cả đến mất tất cả, cậu dần nhìn rõ về sự biến chuyển của cuộc đời, trong cuộc trò chuyện với Bảo Thoa đã nói về sự hợp tan vô định, ngắn ngủi "*Chúng ta sinh ra đã đắm đuối trong vòng "tham", "giận", "ngây", "yêu", chẳng khác gì bùn lầy, làm thế nào thoát khỏi cái lưới ấy của cõi trần? Cho hay người xưa tuy đã nói qua bốn chữ "tụ tán phù sinh"* (Cao Ngạc, 2016: 1288). Cũng giống như Genji, Bảo Ngọc cuối tác phẩm đã đi cùng người đạo sĩ và thầy tu, rủ bỏ hết những thứ nơi trần thế, cậu trước khi rời đi vẫn đến quỳ lạy cha mình. **2.2. Vài nét khác biệt đồng giữa nhân vật Giả Bảo Ngọc và nhân vật Genji trong Genji monogatri** -------------------------------------------------------------------------------------------------- Giả Bảo Ngọc và Genji đều có trong mình tư tưởng "thương hoa tiếc ngọc" phản đối tư tưởng trọng nam khinh nữ, họ đều có những điểm giống nhau về nữ giới. Nhưng nếu xét về mặt hôn nhân, nếu Giả Bảo Ngọc thể hiện tư tưởng dân chủ phản phong kiến hành vi phản kháng của anh là dũng cảm khiêu chiến với luân lý lễ giáo phong kiến. Cuộc đấu tranh giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc với tư tưởng truyền thống phản ánh\ cuộc vật lộn giữa cái cũ với cái mới, tình yêu của cả hai mang màu sắc mới, đặt trên cơ sở thống nhất về lí tưởng. Chính vì phản nghịch mà họ yêu nhau, đồng thời chính vì yêu nhau mà họ càng phản nghịch, lí tưởng chống phong kiến vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của tình yêu. Trong tên Bảo Ngọc còn ngụ ẩn mối duyên "*mộc thạch*" từ kiếp trước và mối duyên "*kim thạch*" được ấn định bởi xã hội phong kiến. Viên đá ở cung Xích Hà ngày nào đã hội ngộ với cây Giáng Châu nơi trần thế và nối tiếp mối duyên cũ. Mối tình giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc không phải là mối tình bình thường mà là một tình yêu tri âm, đồng điệu, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thế nhưng sự hiện diện của viên "*thông linh bảo ngọc*" và chiếc khoá vàng của Bảo Thoa gắn với quan niệm tiền định của hôn nhân phong kiến đã khiến mối tình này gặp nhiều trắc trở. Đại Ngọc nói "*vàng ngọc là chuyện nhảm nhí*", Bảo Ngọc thì nhiều lần muốn đập vỡ viên ngọc -- vật tượng trưng cho cái quan niệm tiền định kia. Nhưng cuối cùng sự phản kháng đơn độc lẻ loi kia cũng không có kết quả. Mối duyên "*kim thạch*" do chế độ phong kiến ấn định đã chiến thắng. Khác với Giả Bảo Ngọc, Genji đắm chìm trong sắc dục và dâm loạn. Anh ta cho rằng "*Động phòng hoa chúc tuy hay nhưng không thú bằng tư dâm với người con gái khác*" minh chứng cho việc này có thể thấy: "*Chắc là nàng muốn trốn tránh vì cho rằng ta chỉ đùa vui nhất thời và chẳng có gì sâu sắc nhưng ta mong nàng hiểu cho tấm lòng của ta bấy lâu luôn mơ tưởng về nàng. Hãy hiểu rằng ta mong đợi dịp này đã lâu, và tình cảm của ta chẳng có gì là hời hợt! Genji bày tỏ rất dịu dàng*" ( Murasaki, 1991:59) Genji sẵn sàng dùng những lời ngọt ngào, thề thốt bày tỏ chân thành để dụ dỗ những người con gái khác: "*Chàng bảo: ta chưa từng biết như nào là duyên phận thấp hèn mà chỉ nghĩ đến nàng và tình cảm trong sáng ban đầu mà thôi. Nếu nàng cứ một mực cho rằng ta là kẻ trăng hoa tầm thường thì đáng buồn biết mấy! Chắc hẳn nàng đã nghe nhiều lời đồn đại về ta. Ta chưa bao giờ hành xử như một kẻ trăng hoa tùy tiện nhưng chuyện này là do cơ duyên đưa đẩy*" (Murasaki, 1991:61). Genji bị ám ảnh bởi tư tưởng hoang dâm của mình, anh ta có suy nghĩ rồi không từ thủ đoạn để chiếm được thân xác người con gái. Ngay cả với một người con gái mới mười mấy tuổi cũng không làm thay đổi suy nghĩ "muốn thân mật" của anh ta: "*Nói ra thế này có vẻ hơi kì cục, nhưng xin hòa thượng hãy chuyển lời đến ni sư rằng con muốn trông nom và lo liệu cho tiểu thư nhỏ tuổi. Thật ra thì con vốn có nỗi niềm riêng, tuy đã thành gia thân nhưng duyên nợ không sâu nặng nên hầu như chỉ sống đơn thân. Thật không hay nếu hòa thượng cho rằng con vì thói hiếu sắc thường tình (mà con muốn thân mật) với tiểu thư còn chưa đến tuổi cập kê*" (Murasaki, 1991: 420). Mặc dù tự biết bản thân là người đã có gia đình, nhưng với anh khát khao chinh phục gần gũi xác thịt với phụ nữ chưa bao giờ là đủ. Anh trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng đồng thời anh xem đó như thứ phục vụ cho nhu cầu thể xác thõa mãn những ham muốn trần tục của bản thân mình. "*Rồi sẽ có thư gửi cho nàng, lòng này vẫn luôn nghĩ đến nàng đấy chứ, chàng nói rồi dứt áo quay đi. Nashi vẫn cố chạy theo đọc mấy câu thơ "chân cầu trơ mãi..." với giọng đầy oán trách*" (Murasaki, 1991: 631) Có thể thấy đối tượng tình ái của Genji rất đa dạng, đủ mọi tầng lớp và lứa tuổi, nhưng đặc điểm chung của những cuộc tình chóng vánh này đều là sự hứa hẹn và dứt áo ra đi của Genji, cô nàng Naishi no suke tuổi đã xế chiều cũng không ngoại lệ. Đỉnh điểm của việc phóng túng bất chấp luân thường đạo lý của mình, Genji đã loạn luaan với mẹ kế của mình, mặc dù là mẹ kế nhưng nàng chỉ hơn Genji 5 tuổi, vì vậy Genji xem nàng giống như chị gái, nhưng dần dần tình cảm đó đã biến thành tình yêu. Vào năm công chúa Fujitsubo hai mươi ba tuổi cũng là năm nàng mang thai đứa con của Genji. Thế nhưng Thiên hoàng không hay biết điều đó, và ông hết mực yêu thương đứa bé. Ông không chút giấu giếm nỗi vui mừng và nói khi đúng lúc Genji đến thăm rằng: đứa bé giống Genji khi nhỏ. Lúc này đây Genji cảm thấy sắc mặt mình thay đổi, còn công nương Fujitsubo thì thấy toát mồ hôi lạnh. Nếu như nói Genji là "hoang dâm" thì Giả Bảo Ngọc là "ý dâm" lễ giáo phong kiến Trung Quốc khi truyền đến Nhật Bản cũng đã có một phần thay đổi để phù hợp với văn hóa nhân. Tính chặt chẽ và quy cũ cũng có phần được nới lỏng hơn so với Trung Quốc nên Genji mới có thể tự do phóng túng khắp nơi, nói một cách khác Giả Bảo Ngọc có phần tiết chế hơn Genji dù có chung tư tưởng "thương hoa tiếc nguyệt". **Chương 3: Tư tưởng "Nghiệp" , "Nhân quả" trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng và Truyện kể Genji** ============================================================================================ **3.1**. **Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" trong "Genji monogatari"** ------------------------------------------------------------------------------- ### **3.1.1. Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Fujitsubo** #### **3.1.1.1.** **Mối quan hệ của nhân vật Genji và nhân vật Fujitsubo** Câu chuyện của hai nhân vật bắt nguồn từ việc xưa kia cha của Genji (nhà vua) đem lòng say mê với mẹ của Genji (cung phi Kiritsubo). Thế nhưng, mẹ của Genji lại không mang trong mình một dòng máu quý tộc như cha của nàng - Thiên Hoàng của đất nước lúc bấy giờ. Chính vì lẽ đó, mẹ của Genji phải sống trong dằn vặt ở chốn cung điện với bao nhiêu sự ganh ghét trong chốn thâm cung cùng với sự ân sủng của Thiên Hoàng và kiếp sống "hầu hạ nhà vua như một thị nữ". Kết tinh cho mối tình ấy là sự ra đời của Genji. Nhưng rồi cuối cùng không chịu được sự đè nén, mẹ của Genji đã qua đời để lại chàng và nhà vua với niềm si tình với nàng ở cõi trần. Sau khi nàng chết, nhà vua âu sầu phiền não và quyết định tìm đến Fujitsubo- người phụ nữ có khuôn mặt giống như người vợ quá cố của nhà vua để làm nguôi ngoai đi phần nào sự mất mát và ám ảnh trong ông. Và câu chuyện về nhân vật Genji và nhân vật Fujitsubo chính thức bắt đầu. Năm Genji lên 18 tuổi, chàng đã thầm yêu Fujitsubo - một người vợ của cha của mình. Thậm chí, nàng Fujitsubo đã có thai và hạ sinh ra con của hai người - Hoàng tử Hikaru. Bắt đầu cho câu chuyện loạn lâu đầy oan trái trong triều đình lúc bấy giờ và với hai nhân vật Genji và nhân vật Fujitsubo. #### **3.1.1.2.** **Tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Fujitsubo** ### **3.1.2.** **Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Murasaki** #### **3.1.2.1.** **Mối quan hệ giữa Genji và Murasaki:** Mối liên hệ giữa Genji và Murasaki bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của nhân vật Genji và Fujitsubo. Sau khi đem lòng yêu nhau và lén lút qua lại với nhau nhưng cuối cùng giữa Genji và Fujitsubo vẫn không thể nào đến được với nhau. Chính vì vậy, Genji quyết định cưới một người vợ có gương mặt giống như Fujitsubo. Không ai khác, đó chính là Murasaki - người con gái Hoàng thân Hyōbu, và là cháu của Fujitsubo. #### **3.1.2.2. Tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và Murasaki:** ### **3.1.3.** **Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" qua câu chuyện tình yêu của Genji và công chúa Ba** #### **3.1.3.1.** **Mối quan hệ của Genji và Công chúa Ba** Công chúa Ba là con gái của cựu hoàng Suzaku, trong 4 nàng công chúa thì nàng là người đáng yêu nhất và được vua cha chăm sóc cẩn thận nhất, khi ông lâm bệnh nặng, cựu hoàng Suzaku đã gửi gắm Công chúa Ba cho Genji nuôi nấng, chăm sóc và bảo vệ. Dù rằng ở thời điểm ấy có rất nhiều người ngỏ ý muốn bảo vệ và chăm sóc công chúa Ba, nhà vua cũng có ý lưỡng lự, nhưng đến sau cùng nhờ lời khuyên của hoàng tử kế mà nhà vua đã quyết định phó thác công chúa Ba cho Genji coi như một người cha. Chính cuộc "nghiệt duyên" này đã khiến cho Genji nảy nở mối tình sâu nặng cuối cùng lúc tuổi đã xế chiều. Tình yêu được thử thách từ lâu với nàng Murasaki bị nghiêng ngả và Murasaki qua đời trong tuyệt vọng vì bị bội bạc, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả Genji và chàng thanh niên Yugiri, con của Genji với người vợ đầu Aoi. Còn Công chúa Ba ngây thơ và thùy mị tuy bề ngoài vẫn ngoan ngoãn với Genji chồng nàng, nhưng trái tim của nàng lại thuộc về một người trai trẻ quý tộc Kashiwagi con của Chujo, bạn thân và cũng là tình địch trong tình yêu của Genji. Công chúa Ba và Kashiwagi thực sự đã hưởng hạnh phúc trọn vẹn ngay chính trong ngôi nhà của Genji. Đây cũng chính là sự kiện mang tính chất quyết định, nó là thứ góp phần "giết" chết Genji và cũng là 1 trong những sự kiện thể hiện rõ nhất tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" trong toàn bộ tác phẩm. #### **3.1.3.2. Tư tưởng "nghiệp", "nhân quả"được thể hiện chi tiết qua câu chuyện tình yêu của Genji và Công chúa Ba** **3.2.**. **Sự thể hiện tư tưởng "nghiệp", "nhân quả" trong "Hồng Lâu Mộng"** ------------------------------------------------------------------------------ Quan niệm "gieo nhân gặt quả" là quan niệm thường thấy và được phổ biến rộng rãi nhất là trong giáo lý nhà Phật. Tư tưởng "nghiệp" "nhân -- quả" này cũng được thể hiện trong Hồng Lâu Mộng thông qua mối duyên "mộc -- thạch" giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Khi tất cả mọi người đều xem Giả Bảo Ngọc là kẻ không có chí tiến thủ, suốt này chỉ biết chơi bời lêu lổng mà không lo học hành khoa cử thì chỉ có duy nhất Đại Ngọc người luôn bên cạnh ủng hộ chàng, biết Bảo Ngọc là người tri âm tri kỉ với Bảo Ngọc không xem chàng là dị thường, không đốc thúc chàng thi cử hay nhồi nhét tư tưởng đỗ đạt mà muốn chàng được là chính chàng. Đây có thể xem như "quả ngọt" mà Bảo Ngọc gặt được ở kiếp này nhờ vào "nhân" mà mình đã bón tưới trước đó "*Chỉ vì bên bờ sông Linh Bà ở Tây phương, bên cạnh hòn đá Tam Sinh có một cây Giáng Châu được Thần Anh làm chức chầu chực ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho nó mới tươi tốt sống lâu. Đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái, suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời Ly Hận đói thì ăn quả "Mật Thanh" khát thì uống nước bể "Quán Sầu". Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới, cho nên trong lòng nó vẫn mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Gần đây, Thần Anh bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần để qua kiếp "ảo duyên", nên đã đến trước mặt vị tiên Cảnh Ảo ghi sổ. Cảnh Ảo liền hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để kết liễu câu chuyện. Nàng Giáng Châu nói: "Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới trang trải xong!" Vì thế dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần, để kết liễu án đó"* (Tào Tuyết Cần, 2016:24). Khi Đại Ngọc mất đi, Bảo Ngọc càng đi sâu vào bi kịch, thế nên xuất gia là con đường duy nhất đưa Bảo Ngọc thoát khỏi bi kịch này dẫu chỉ là một lối thoát tiêu cực, một sự phản kháng yếu ớt. Kết cục từ bỏ cuộc sống tục lụy, quay về nơi tiên cảnh đã được dự báo trước trong cái tên Giả Bảo Ngọc."Giả bảo là chân, chân cũng giả". Cuộc đời tưởng chừng mộng ảo kia lại chính là một bi kịch rất thực của con người trong xã hội lúc bấy giờ, "Chân tức là Giả, Giả tức là Chân". Viên ngọc quý giá kia là giả, cuộc sống vinh hoa phú quý là giả, mối duyên "kim thạch" tốt đẹp kia cũng là giả, chỉ có số phận bi kịch của con người đằng sau những sự chuyện mộng ảo kia mới chính là sự thật. **KẾT LUẬN** ============ Tóm lại, qua đề tài "So sánh nhân vật Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng và nhân vật Genji trong Truyện kể Genji", ngoài những điểm tương đồng và khác biệt về gia thế, tư tưởng và hành động của Bảo Ngọc và Genji ,nhóm chúng tôi còn nhận thấy tư tưởng "Nghiệp", "Nhân quả" được thể hiện thông qua những biến cố về cuộc đời nhân vật. Mọi thứ trên thế gian đều mang bản chất "vô thường", điều đó vốn dĩ là công bằng và cũng hết sức vô tình đối với vạn vật. Và đối với thế nhân hữu tình, "vô thường" đồng nghĩa với tàn nhẫn: một cuộc đời tràn đầy biến động, lận đận không nguôi - ấy là do nó "vô thường"; một con người được sinh ra rồi sẽ phải chết đi - ấy là do họ "vô thường"; những giá trị cao đẹp ở đời rồi cũng biến mất - ấy cũng do chúng "vô thường"; những khoảnh khắc hạnh phúc rồi sẽ qua đi - ấy bởi vì chúng cũng "vô thường"\... Con người, hay bất cứ sự vật gì có tồn tại thì sẽ không thể thoát khỏi cái quy luật "thành - trụ - hoại - không" của lẽ "vô thường". Con người chỉ có cách ngụp lặn trong sự trôi chảy của cuộc đời để mà sống sót, kiệt sức thì lại chìm đi, và thế là hết kiếp người. Minh chứng rõ nhất là cuộc đời của hai nhân vật Giả Bảo Ngọc và Genji, họ trải qua bao vui sướng hạnh phúc rồi lại khổ đau, cuối cùng họ cũng đã tìm thấy sự giải thoát cho chính mình. **TÀI LIỆU THAM KHẢO** ====================== 1. Đinh Phan Cẩm Vân. (2012). *Quan niệm nhân sinh trong Hồng lâu mộng*. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM. 2. Hoàng Thị Mỹ Nhị. (2018). *Mỹ cảm "Aware" trong văn học nhật bản qua tiểu thuyết "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu và "Ngàn cánh hạc" của Yasunari Kawabata*. Đại học Quốc Gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. 3. Murasaki Shikibu. (1991). Truyện kể Genji. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 4. Nguyễn Ngọc Phương Trang. (2013). *Ảnh hưởng Phật giáo trong Truyện kể Genji*. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. 5. Nguyễn Thị Lam Anh. (2013). *Thế giới nhân vật trong Genji monogatari của Murasaki Shikibu.* Tạp chí Đại học Sài Gòn, Bình luận văn học, Niên san 2013. 6. Phan Thu Vân. (2012). *Nhân tố văn hóa trung quốc trong nguyên thị vật ngữ (Truyện Genji) và ý nghĩa văn học của nó*. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM 7. Tào Tuyết Cần. (2022). Hồng lâu mộng. TP HCM: NXB Văn học.

Tags

literature comparative analysis east asian studies
Use Quizgecko on...
Browser
Browser