Bài 9 10 11 HV - Đề kiểm tra Sử Việt Nam (PDF)
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document contains a set of history questions covering Vietnamese history. The questions cover various topics and dates relevant to the material.
Full Transcript
Câu 1. Từ sau tháng 4-1975 đến nay, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. B. Kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Đấu tranh giành chính quyền. D. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 2. Một trong những bối cảnh lịch...
Câu 1. Từ sau tháng 4-1975 đến nay, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. B. Kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Đấu tranh giành chính quyền. D. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 2. Một trong những bối cảnh lịch sử thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến hành các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay là A. Đất nước đã hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Đất nước đã đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. C. Đất nước độc lập và thống nhất. D. Xung đột, nội chiến diễn ra ở nhiều nơi. Câu 3. Một trong những bối cảnh quốc tế thuận lợi cho các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ sau tháng 4-1975 là A. Đất nước độc lập và thống nhất. B. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. C. Liên Xô khủng hoảng, tan rã. D. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ. Câu 4. Sau khi lên nắm chính quyền ở Campuchia, tập đoàn "Khơ-me Đỏ" do Pôn Pốt cầm đầu đã có hoạt động nào đối với Việt Nam (1975 - 1978)? A. Tiến hành khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ và tàn sát nhân dân Việt Nam. B. Giúp Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh. C. Giúp Việt Nam đánh bại quân Trung Quốc. D. Tiến hành cấm vận nền kinh tế của Việt Nam. Câu 5. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông của Chính phủ Việt Nam là A. giải quyết bằng biện pháp hòa bình. B. luôn sử dụng vũ lực để tự vệ. C. liên minh quân sự với Mỹ, Anh. D. xây dựng đặc khu tại Trường Sa. Câu 6. Tính chất của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân Việt Nam (1975 - 1979) là A. giải phóng. B. tự vệ. C. nội chiến. D. cải cách. Câu 7. Năm 1979, quân Trung Quốc đồng loạt tấn công vào lãnh thổ Việt Nam dọc biên giới phía Bắc từ A. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). B. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Mường Nhé (Điện Biên). C. Trùng Khánh (Cao Bằng) đến Phong Thổ (Lai Châu). D. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồng Văn (Hà Giang). Câu 8. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân dân Việt Nam (1979 - 1989) diễn ra ác liệt và kéo dài nhất ở A. Vị Xuyên (Hà Giang). B. Móng Cái (Quảng Ninh). C. Trùng Khánh (Cao Bằng). D. Đồng Văn (Hà Giang). Câu 9. Một trong những điểm giống nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 -1989) và cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ở Việt Nam là A. tinh thần yêu nước của nhân dân. B. sự viện trợ to lớn của Liên Hợp quốc. C. sự đoàn kết của ba nước Đông Dương. D. phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ. Câu 10. Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc hiện nay là A. khép lại quá khứ, hợp tác kinh tế nhưng cảnh giác đề phòng. B. tuyên truyền chống lại Trung Quốc trên mọi mặt. C. không thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. D. hợp tác với Nhật Bản, Mỹ, Nga để cô lập Trung Quốc. 1 Câu 11. Một trong những cơ sở pháp lý để Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển là A. Luật biển Việt Nam. B. Tuyên bố Băng Cốc. C. Hiến chương ASEAN. D. Tầm nhìn ASEAN 2025. Câu 12. Để thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã A. tăng cường tuần tra, chốt giữ và xây dựng bia chủ quyền. B. nghiêm cấm nhân dân ra biển để đánh bắt thủy hải sản. C. tiến hành tổng tuyển cử tự do trên cả nước và các đảo lớn. D. ngăn cản ngư dân đóng tàu lớn để đánh bắt hải sản ở biển. Câu 13. Trung Quốc đã có hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam ở Biển Đông là A. cho phép ngư dân Trung Quốc tiến hành ra biển khai thác thủy hải sản. B. đánh chiếm trái phép một số đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa. C. xây dựng các chiến lược để phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế biển. D. tham gia các diễn đàn quốc tế lớn để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Câu 14. Từ sau ngày 30-4-1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ Tổ quốc, nhân dân Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào? A. Quân xâm lược Mỹ và quân đội Sài Gòn. B. Quân Khơ-me đỏ và quân Trung Quốc. C. Quân đồng minh của Mỹ và quân Trung Quốc. D. Quân đội Sài Gòn và quân Pháp. Câu 15. Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước là A. Đại hội V (1982). B. Đại hội VI (1986). C. Đại hội VII (1991). D. Đại hội VIII (1996). Câu 16. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. xã hội. Câu 17. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là A. đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp. B. đưa Việt Nam trở thành cường quốc số một thế giới. C. hoàn thành hiện đại hóa đất nước. D. xóa bỏ tình trạng tham ô, lãng phí. Câu 18. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nội dung nào sau đây là quốc sách hàng đầu? A. Khoa học, giáo dục. B. Giáo dục và đào tạo. C. An ninh, quốc phòng. D. Kinh tế và chính trị. Câu 19. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của chiến lược hội nhập quốc tế là hội nhập về A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. tư tưởng. Câu 20. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đường lối Đổi mới được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)? A. Phù hợp với tình hình thực tế. B. Do yêu cầu của Trung Quốc. C. Điểm xuất phát còn quá thấp. D. Đảm bảo an ninh - quốc phòng. Câu 21. Vì sao trong đường lối Đổi mới giai đoạn (1986 - 1995) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế? A. Kinh tế là tiêu chí đánh giá sức mạnh mỗi quốc gia. B. Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. C. Việt Nam đang nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc. D. Việt Nam đã hoàn thành công nghiệp hóa. Câu 22. Một trong những điểm giống nhau của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (1978) với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (1986) là 2 A. chú trọng đổi mới về chính trị. B. lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm. C. cải cách toàn diện trên lĩnh vực. D. kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Câu 23. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào? A. Thị trường. B. Tập trung. C. Bao cấp. D. Kế hoạch hóa. Câu 24. Trong đường lối Đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế A. thị trường tư bản chủ nghĩa. B. hàng hóa có sự quản lí của nhà nước. C. thị trường có sự quản lí của nhà nước. D. tập trung, quan liêu, bao cấp. Câu 25. Trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986), nội dung nào sau đây là một trong những chủ trương đổi mới về kinh tế? A. Bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. C. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Câu 26. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân là một trong những nội dung đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) về A. chính trị. B. văn hóa. C. pháp luật. D. đối ngoại. Câu 27. Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) không có nội dung nào sau đây? A. Chỉ đổi mới về kinh tế. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp. C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ. Câu 28. Từ năm 1996 đến năm 2006, công cuộc đổi mới ở Việt Nam bước vào giai đoạn A. khởi đầu công cuộc đổi mới. B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. xem xét lại con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 29. Một trong những nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 ở Việt Nam về văn hóa là A. coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. B. đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. C. chú trọng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. đa phương hóa các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Câu 30. Một trong những nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 ở Việt Nam về đối ngoại là A. xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. B. đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. C. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. D. đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Câu 31. Tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là chủ trương của Việt Nam trên lĩnh vực nào trong công cuộc Đổi mới giai đoạn 2006 đến nay? A. Kinh tế B. Chính trị. C. Văn hóa - xã hội. D. Đối ngoại. Câu 32. Từ sau năm 1986, bộ máy Nhà nước được sắp xếp theo hướng A. năm tham gia công tác. B. giảm tiền lương tối đa. C. tinh gọn và hiệu quả. D. đơn giản và hiệu quả. Câu 33. Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam? A. Tư nhân. B. Nhà nước. C. Tập thể D. Có vốn đầu tư nước ngoài. 3 Câu 34. Một trong những thành tựu giáo dục Việt Nam đạt được vào năm 2010 là A. phổ cập giáo dục tiểu học. B. phổ cập trung học cơ sở. C. phổ cập trung học phổ thông. D. có nhiều trường đại học được thế giới công nhận. Câu 35. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay chứng tỏ A. sự cần thiết phải liên kết về mặt quân sự. B. Việt Nam trở thành cường quốc kinh tế. C. đường lối đổi mới là đúng đắn, phù hợp. D. cần phải thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Câu 36. Nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là A. những bài học từ Liên Xô và Trung Quốc. B. sự giúp đỡ của Liên Hợp quốc. C. Mỹ xóa bỏ bao vây và cấm vận. D. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 37. Trong thời kì Đổi mới từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt được thành tựu văn hoá – xã hội nào sau đây? A. Giải quyết được vấn đề lao động và việc làm. B. Xoá bỏ được tình trạng lao động thất nghiệp. C. Chỉ số phát triển con người đứng đầu ASEAN. D. Miễn phí mọi chi phí về y tế cho nhân dân. Câu 38. Trong thời kì Đổi mới từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với đối tượng nào sau đây? A. Người cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên). B. Trí thức được đào tạo ở nước ngoài. C. Doanh nhân thành đạt. D. Người có công với Tổ quốc. Câu 39. Một trong những khó khăn của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế là A. sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. B. bị đánh thuế cao đối với hàng nông sản. C. khó khăn trong quá trình vận chuyển. D. nguồn vốn được vay với lãi suất quá cao. Câu 40. Những thành tựu Đổi mới đất nước của Việt Nam và cải cách - mở cửa của Trung Quốc đều A. nâng cao vị thế đất nước trên thế giới. B. trở thành ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc. C. thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Á. D. trở thành các quốc gia phát triển hàng đầu khu vực. Câu 41. Một trong những kết quả mà Việt Nam đạt được về chính trị, an ninh - quốc phòng từ khi Đổi mới đến nay là A. giữ vững sự ổn định chính trị. B. trở thành cường quốc quân sự. C. đánh duổi quân Trung Quốc khỏi quần đảo Hoàng Sa. D. hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Câu 42. Một trong những bài học Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ công cuộc Đổi mới đất nước là A. phải đảm bảo lợi ích của Nhân dân. B. phải liên kết với các cường quốc. C. phát triển nhanh các ngành kinh tế. D. thực hiện chế độ tam quyền phân lập. Câu 43. Về văn hoá – xã hội, Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây trong thời kì Đổi mới? A. Xóa nghèo bền vững. B. Phổ cập giáo dục đại học. C. Giảm tỉ lệ hộ nghèo. D. Bước đầu xoá mù chữ. Câu 44. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Luôn tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn. C. Lấy lợi ích của nhân dân làm chuẩn mực cho các hoạt động. D. Phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Câu 45. Nội dung nào dưới đây là một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay? A. Ngoại giao cây tre. B. Ngoại giao cây chuối. C. Ngả về phương Tây. D. Sân sau của Mĩ 4 Câu 46. Quốc gia nào sau đây là một trong những đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ năm 2012? A. Nga. B. Anh C. Đức D. Hà Lan Câu 47. Nhận xét nào sau đây là đúng về công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Được tiến hành một cách toàn diện và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. B. Chủ yếu được tiến hành trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. C. Chủ yếu được hành trên lĩnh vực chính trị. D. Lấy đổi mới văn hóa - giáo dục làm trọng tâm. Câu 48. Từ thành công của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra bài học A. kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. B. dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài, coi đây là yếu tố quyết định, C. học và làm theo đường lối cải cách và mở cửa của Trung Quốc. D. kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế, trong đó ngoại lực là yếu tố quyết định. 5