Đề cương ôn tập giữa kỳ 12 - Giáo dục quốc phòng và an ninh - PDF
Document Details
Uploaded by ContrastyChrysoprase188
Trường Liên Cấp Việt Úc
Tags
Summary
This document is a Vietnamese past paper for the subject of National Defense, covering the period after 1975. The questions cover topics such as historical dates associated with wars in Vietnam. Focusing on keywords for search.
Full Transcript
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TiH, THCS VÀ THPT VIỆT ÚC TỔ: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TiH, THCS VÀ THPT VIỆT ÚC TỔ: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 12 BÀI 1: BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU NĂM 1975 Câu 1: Pol Pot cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Phú Quốc vào thời gian nào? A. 3/5/1975. B. 19/3/1976. C. 30/4/1977. D. 30/4/1978. Câu 2: Thủ đô Phnom Penh được giải phóng vào thời gian nào? A. 7/1/1979. B. 3/2/1954. C. 30/4/1975. D. 19/8/1979. Câu 3: Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời vào A. 30/4/1977. B. 2/12/1978. C. 6/5/1954. D. 3/11/1956. Câu 4: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Việt Nam nhất quán giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp: A. nhất quán với các chủ trương của Đảng và Nhà nước. B. quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. C. hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. D. tuyên bố chủ quyền biển đảo. Câu 5: Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn khẳng định: A. sức mạnh về đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam. B. tính chính nghĩa, khát vọng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của dân tộc Việt Nam. C. mối quan hệ của Việt Nam với các nước trên trường quốc tế. D. sự phát triển về kinh tế - chính trị của Việt Nam so với các nước lân cận. Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh? A. Đăng kí nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật. B. Hạn chế tham gia các hoạt động tri ân người có công với đất nước. C. Không tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa do địa phương tổ chức. D. Chỉ đăng kí nghĩa vụ quân sự khi bị ép buộc. Câu 7: Ý nào không đúng về trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh? A. chủ động tìm hiểu, học tập nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung. B. tập trung học tập, hạn chế rèn luyện sức khỏe. C. có trách nhiệm trong các hoạt động phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. D. tích cực đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Câu 8: Tội ác mà lực lượng Khmer Đỏ gây cho nhân dân ta là gì? A. phá đồi, núi, săn bắn động vật hoang dã. B. rải chất độc hóa học phá hoại mùa màng. C. thả bom bắn phá nhiều cứ điểm của bộ đội ta. D. giết hại dã man nhiều đồng bào ta, cướp bóc tài sản, phá hoại hoa màu, nhà cửa. Câu 9: Mục đích thành lập của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia là gì? A. liên hợp với các nước khác để giành lại độc lập. B. khôi phục lại chế độ chiếm hữu nô lệ. C. lật đổ chế độ diệt chủng, khôi phục lại đất nước. D. thúc đẩy phát triển kinh tế. Câu 10: Nhân tố nào có ý nghĩa quyết định để quân và dân ta thực hiện thắng lợi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam? A. kết hợp kịp thời với các lực lượng của các nước yêu chuộng hòa bình. B. Sự sụp đổ của lực lượng Khmer Đỏ. C. Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối, mục tiêu chính trị đúng đắn, sáng tạo. D. chế độ Pol Pot có nhiều lỗ hổng, thiếu sót trong khâu quản lí. Câu 11: Sắc lệnh 29 – LCT được đưa ra nhằm mục đích gì? A. Tổng động viên nhân dân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. B. Tổng động viên trong cả nước đứng lên chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. C. Khuyến khích nhân dân tập trung phát triển kinh tế. D. Lên án các hành vi của chính quyền Trung Quốc. Câu 12: Mục đích của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là gì? A. bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. B. bảo vệ biên giới phía Bắc khỏi sự nhòm ngó của các thế lực thù địch. C. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. D. bảo vệ độc lập đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế. Câu 13: Trong cuộc chiến nào ta đã kết hợp chặt chẽ lực lượng tại chỗ với các binh đoàn chủ lực và các đơn vị thuộc các quân, binh chủng tham gia chiến đấu? A. Đấu tranh chống quân Nguyên Mông. B. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. C. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. D. Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Câu 14: Ý nào không đúng khi nói về giá trị lịch sử của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc? A. thể hiện truyền thống nhân đạo, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt chiến tranh. B. khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia Việt Nam trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. C. thể hiện ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. D. viết tiếp trang sử vẻ vang trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Câu 15: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chúng ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng bằng cách nào? A. Quân và dân các tỉnh biên giới trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhờ sự lên án mạnh mẽ của dư luận tiến bộ trên thế giới. B. Kết hợp với lực lượng quân đội ở các nước khác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. C. Sử dụng lực lượng tại chỗ phòng ngự ngăn chặn địch, kết hợp với phản công, khôi phục lại các đảo và vùng lãnh thổ. D. Xây nhiều thành lũy ngăn chặn sự tấn công của địch. Câu 16: “Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều” là nghệ thuật quân sự trong A. chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. B. đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. C. chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. D. đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới Đông Nam. Câu 17: Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với A. vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. B. vùng thềm lục địa Việt Nam. C. vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng nước lợ gần biển. D. vùng đặc quyền kinh tế thuộc các tỉnh phía Nam. Câu 18: Nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, người dân thường dâng hương, dâng hoa cho các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương. Đây là hành động A. tri ân với người có công với đất nước. B. sẵn sàng tham gia bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. C. học tập, tìm hiểu đường lối, chủ trương của Đảng. D. phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. Câu 19: Học sinh trường H thường xuyên chủ động tìm hiểu, học tập nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung. Hành động này thể hiện A. lòng hiếu học của các học sinh trong trường. B. khả năng nhận thức, lòng hiếu học của học sinh trường H. C. sự tò mò, ham học hỏi của các học sinh trong trường. D. trách nhiệm của học sinh trường H đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh. Câu 20: Tại sao nói cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia? A. Vì nhân dân Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người. B. Vì nhân dân Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia bảo vệ biên giới phía Tây Nam. C. Vì nhân dân Việt Nam đã góp phần giúp nhân dân Campuchia khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. D. Vì nhân dân Việt Nam chia sẻ cho nhân dân Campuchia những kinh nghiệm chống giặc. BÀI 2: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM Câu 1: Quân đội nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất của A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Quốc hội nước Việt Nam. D. Chính phủ Việt Nam. Câu 2: Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có bao nhiêu quân khu? A. 6 quân khu. B. 7 quân khu. C. 8 quân khu. D. 9 quân khu. Câu 3: Lực lượng công an nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Quốc hội nước Việt Nam. D. Chính phủ Việt Nam. Câu 4: Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và điều hành các hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến? A. Tổng cục chính trị. B. Bộ Tổng tham mưu. C. Tổng cục Hậu cần. D. Tổng cục Kĩ thuật. Câu 5: Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo vũ khí, trang bị, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân? A. Tổng cục chính trị. B. Bộ Tổng tham mưu. C. Tổng cục Hậu cần. D. Tổng cục Kĩ thuật. Câu 6: Hệ thống bậc hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bao nhiêu cấp, bậc? A. 3 cấp, 12 bậc. B. 2 cấp, 8 bậc. C. 1 cấp, 4 bậc. D. 4 cấp, 16 bậc. Câu 7: Chức năng của Bộ Công an là: A. quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. B. quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh xã hội, xây dựng các lực lượng công an. C. quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân. D. quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an. Câu 8: Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? A. Lực lượng chủ lực và lực lượng địa phương. B. Lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân. C. Công an trung ương và Công an địa phương. D. Công an cơ động và Công an thường trực. Câu 9: Sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân Việt Nam có bao nhiêu cấp, bao nhiêu bậc? A. 3 cấp, 12 bậc. B. 3 cấp, 15 bậc. C. 4 cấp, 12 bậc. D. 4 cấp, 15 bậc. Câu 10: Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là: A. Biểu tượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. B. Biểu tượng của Công an Nhân dân Việt Nam. C. Biểu tượng của Quân Chủng. D. Biểu tượng của binh chủng. Câu 11: Quân đội nhân dân Việt Nam không bao gồm lực lượng nào dưới đây? A. Bộ đội chủ lực. B. Bộ đội địa phương. C. Bộ đội biên phòng. D. Dân quân tự vệ. Câu 12: Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam? A. Tổng cục chính trị. B. Tòa án quân sự trung ương. C. Viện kiểm Nhân dân tối cao. D. Tổng cục hậu cần. Câu 13: Đảng lãnh đạo quân đội ta theo nguyên tắc nào? A. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. B. Tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt. C. Tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt. D. Trực tiếp, toàn diện về mọi mặt. Câu 14: Các cơ quan, tổ chức nào sau đây không thuộc hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam? A. Bộ Tổng Tham mưu. B. Tổng Cục Chính trị. C. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố. D. Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Câu 15: Cấp bậc hàm của sĩ quan chuyên môn kĩ thuật Công an nhân dân Việt Nam có: A. 2 cấp, 7 bậc B. 3 cấp 7 bậc C. 4 cấp 7 bậc D. 5 cấp 7 bậc Câu 16: Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm A. Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng/binh chủng; biển tên; logo. B. Nền phù hiệu, hình phù hiệu, bông lúa; biểu tượng quân chủng/binh chủng; biển tên; logo. C. Nền phù hiệu, hình phù hiệu, lưỡi liềm; biểu tượng quốc gia; biển tên; logo. D. Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quốc gia; biển tên; logo quân chủng/binh chủng. Câu 17: Nền cấp hiệu màu đỏ, viền màu xanh; cuối nên cấp hiệu có vạch bằng vải rộng 6mm là cấp hiệu của A. Hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam B. Sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam C. Sĩ quan chuyên môn kĩ thuật Công an nhân dân Việt Nam D. Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam Câu 18: Binh chủng nào sau đây thuộc Quân chủng lục quân – quân đội nhân dân Việt Nam? A. Binh chủng Pháo phòng không. B. Binh chủng Tên lửa phòng không. C. Binh chủng Bộ binh cơ giới. D. Binh chủng tên lửa – pháo bờ biển. Câu 19: Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân Việt Nam? A. Tổng cục tình báo. B. Bộ tư lệnh cảnh vệ. C. Tòa án quân sự trung ương. D. Bộ tư lệnh cảnh sát vũ trang. Câu 20: Trong hệ thống tổ chức của công an nhân dân Việt Nam, cơ quan nào là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ: đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ trật tự an toàn xã hội? A. Tổng cục xây dựng lực lượng. B. Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm. C. Tổng cục tình báo. D. Bộ tư lệnh cảnh vệ. BÀI 3: CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM Câu 1: Ở Việt Nam, hiện có bao nhiêu học viện thuộc hệ thống nhà trường quân đội? A. 08 học viện. B. 09 học viện. C. 10 học viện. D. 11 học viện. Câu 2: Ở Việt Nam, học viện nào dưới đây không thuộc hệ thống nhà trường quân đội? A. Học viện Quốc phòng. B. Học viện Lục quân. C. Học viện Hải quân. D. Học viện cảnh sát. Câu 3: Đối tượng nào dưới đây không được tham gia các lớp dự bị đại học do Bộ Quốc phòng tổ chức? A. Thí sinh là người dân tộc thiểu số. B. Thí sinh ở các tỉnh phía Bắc. C. Quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các đảo. D. Thí sinh ở các tỉnh phía Nam. Câu 4: Học viện nào dưới đây không thuộc hệ thống trường công an nhân dân? A. Học viện an ninh nhân dân. B. Học viện cảnh sát nhân dân. C. Học viện khoa học quân sự. D. Học viện tình báo. Câu 5: Học viện nào dưới đây thuộc hệ thống trường công an nhân dân? A. Học viện an ninh nhân dân. B. Học viện Quân y. C. Học viện khoa học quân sự. D. Học viện Biên phòng. Câu 6: Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu học trường đại học thuộc hệ thống trường công an nhân dân? A. 3 trường đại học. B. 4 trường đại học. C. 5 trường đại học. D. 6 trường đại học. Câu 7: Việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường đào tạo thuộc hệ thống trường công an nhân dân do ai quyết định? A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. C. Bộ trưởng Bộ Công an. D. Cục trưởng cục Khảo thí. Câu 8: Đối tượng tuyển sinh trong các trường quân đội không bao gồm đối tượng nào dưới đây? A. Quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ có từ 06 tháng tuổi quân trở lên. B. Nam thanh niên ngoài quân đội (số lượng đăng khí dự thi không hạn chế). C. Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân (số lượng có quy định cụ thể). D. Công nhân viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ quân đội từ 06 tháng trở lên. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn trúng tuyển vào các trường quân đội ở Việt Nam? A. Có lí lịch chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng; đủ điều kiện để kết nạp Đảng. B. Tốt nghiệp THPT/ bổ túc THPT, thi tuyển sinh đủ điểm quy định vào trường thi. C. Có phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. D. Thí sinh (xét tuyển học bạ), có điểm trung bình năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên. Câu 10: Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh, thành phố? A. 61 cơ sở. B. 62 cơ sở. C. 63 cơ sở. D. 65 cơ sở. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào Công an nhân dân? A. Trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt. B. Có lí lịch bản thân và gia đình rõ ràng. C. Thí sinh dự thi là học sinh THPT có tuổi đời không quá 25. D. Có nguyện vọng phục vụ trong lực lượng Công an Câu 12: Thí sinh có bố/mẹ là người dân tộc thiểu số có thể đăng kí dự thi vào các trường thuộc hệ thống trường công an nhân dân khi có tuổi đời A. không quá 25 tuổi. B. không quá 22 tuổi. C. từ 22 tuổi trở lên. D. không quá 30 tuổi. Câu 13: Khi đăng kí dự thi vào các học viện, trường đại học công an nhân dân, thí sinh phải vượt qua vòng sơ tuyển tại A. công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú. B. công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng kí hộ khẩu tạm trú. C. công an tỉnh/ thành phố - nơi thí sinh đang học tập, công tác. D. công an xã/ phường - nơi thí sinh đăng kí hộ khẩu thường trú. Câu 14: Tính đến năm dự thi vào các nhà trường Công an, thí sinh 23 tuổi vẫn đủ tiêu chuẩn là đối tượng nào? A. Là con, em sĩ quan công an, quân đội. B. Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số. C. Là con em liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. D. Là con em gia đình có công với cách mạng. Câu 15: Khi dự thi vào các nhà trường Công an, nếu không trúng tuyển, thí sinh có quyền lợi gì? A. Không được lấy kết quả thi tuyển để xét duyệt vào các trường đại học khối dân sự. B. Được xét tuyển thẳng vào các trường đào tạo công an nhân dân khối trung cấp. C. Được lấy kết quả thi để xét duyệt vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự. D. Được bảo lưu kết quả thi tuyển để xét duyệt vào các đợt tuyển sinh năm sau. Câu 16: Đối tượng nào dưới đây không đủ tiêu chuẩn đăng kí dự thi vào các trường đào tạo thuộc hệ thống trường công an nhân dân? A. Công dân Nam có chiều cao từ 1m62 trở lên. B. Công dân nữ có chiều cao từ 1m58 trở lên. C. Thị lực (không đeo kính) mỗi mắt đạt 9 – 10/10. D. Tổng thị lực (không đeo kính) 2 mắt đạt 15/20. Câu 17: Sinh viên thuộc các trường quân đội nhân dân không được hưởng chế độ đãi ngộ nào dưới đây? A. Không phải đóng học phí. B. Được quân đội đảm bảo về ăn, mặc, ở. C. Được hưởng phụ cấp hàng tháng. D. Sau khi tốt nghiệp được cấp quyền sở hữu đất ở và đất canh tác. Câu 18: Trường đại học nào dưới đây không thuộc hệ thống trường công an nhân dân? A. Trường đại học An ninh nhân dân. B. Trường sĩ quan lục quân 1. C. Trường đại học Cảnh sát nhân dân. D. Trường Đại học phòng cháy – chữa cháy. Câu 19: Đối tượng nào sau đây không đủ điều kiện về tuổi (tính đến năm dự thi) tham gia thi tuyển sinh đào tạo sĩ quan Công an? A. Công dân 23 tuổi. B. Công dân 20 tuổi. C. Công dân 18 tuổi. D. Công dân 19 tuổi. Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn ưu tiên trong tuyển chọn đào tạo vào Công an nhân dân ? A. Học sinh đạt danh hiệu “tiên tiến” liên tục 10 năm trở lên ở các cấp học. B. Công dân là người dân tộc thiểu số có tuổi đời không quá 22 tuổi. C. Công dân có thời gian thường trú liên tục 10 năm trở lên ở miền núi D. Công dân có thời gian thường trú liên tục 10 năm trở lên ở hải đảo