Đề cương ôn tập Sử 11 HKI (không có đáp án) PDF

Summary

This document is a Vietnamese history past paper covering the first semester, potentially for 11th grade. It contains multiple-choice questions. The questions cover various aspects of Vietnamese history.

Full Transcript

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI, SỬ 11 (CHIA PHÒNG)** **PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.** Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đã đạt được thành tựu khoa học - kĩ thuật nào sau đây?...

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI, SỬ 11 (CHIA PHÒNG)** **PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.** Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đã đạt được thành tựu khoa học - kĩ thuật nào sau đây? A. Là nước thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ. B. Là nước đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Là nước thứ hai trên thế giới chế tạo thành công bom nguyên tử (sau Mĩ). D. Là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên mặt trăng. Câu 2. Về kinh tế, công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 thực hiện nội dung nào sau đây? A. Thực hiện nền kinh tế thị trường. B. Xây dựng văn hóa XHCN. C. Thực hiện nền kinh tế tập trung. C. Thực hiện nền kinh tế quan liêu bao cấp. Câu 3. Về ngoại giao, Xiêm đã thực hiện một trong những biện pháp nào sau đây để bảo vệ nền độc lập trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX? A. Xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới. B. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). C. Cử các hoàng tử đi du học ở Nhật Bản. D. Tiến hành nhiều chuyến công du sang Trung Quốc. Câu 4. Công cuộc cải cách toàn diện ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX chủ yếu được tiến hành dưới thời trị vì của A. vua Rama V. B. Nô-rô-đôm. C. vua Minh Trị. D. vua Quang Tự. Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, Xiêm đã thực hiện một trong những biện pháp nào sau đây để bảo vệ nền độc lập của nước mình? A. Thi hành chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Cắt một số vùng lãnh thổ phụ thuộc vào Xiêm cho Anh, Pháp. C. Tiến hành cuộc chiến tranh vũ trang chống xâm lược. D. Kêu gọi thành lập Liên hiệp Đông Nam Á chống đế quốc. Câu 6. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây? A. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi. C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á. D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Câu 7. Đầu năm 981, viên tướng nào sau đây đã chỉ huy quân Tống tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt? A. Lưu Hoằng Tháo. B. Hầu Nhân Bảo. C. Thoát Hoan. D. Vương An Thạch. Câu 8. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi nào sau đây? A. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt. D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử. Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX), triều đình Huế đã ký với thực dân Pháp văn bản nào sau đây? A. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. B. Điều ước Nam kì. C. Hiệp định Sơ bộ. D. Bản Tạm ước. Câu 10. Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (đầu thế kỉ XV) thất bại? A. Hồ Quý Ly bị bắt tại cửa biển Kỳ La (nay thuộc Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). B. Hồ Quý Ly giao nộp sổ sách cho quân Minh để xin giảng hòa. C. Hồ Quý Ly tổ chức hội thề ở Đông Quan, xin thần phục nhà Minh. D. Hồ Quý Ly cùng con cả Hồ Nguyên Trừng bị bắt tại cửa sông Bạch Đằng. Câu 11. Thắng lợi quân sự nào sau đây của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) đã buộc quân Minh phải chấp nhận thất bại, rút quân về nước? A. Ngọc Hồi - Đống Đa. B. Tốt Động - Chúc Động. C. Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Chi Lăng - Xương Giang. Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) kết thúc thắng lợi được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây? A. Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). B. Hội thề Đông Quan (Hà Nội). C. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động. D. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Câu 13. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau đây về văn hóa - giáo dục? A. Xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại. B. Thành lập các trường ĐH theo mô hình phương Tây. C. Xóa bỏ chế lao dịch và nô lệ vì nợ. D. Phát triển nông nghiệp và giảm thuế. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của vương quốc Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Đất nước phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây. C. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển thịnh đạt. D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra liên tiếp. Câu 15. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược của nhà Trần, vị tướng nào sau đây đã nói "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"? A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Khánh Dư. D. Trần Quang Khải. Câu 16. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077) của nhà Lý diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. bến Đông Bộ Đầu. Câu 17. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ (đầu thế kỉ XV) và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn (nửa sau thế kỉ XIX) là A. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân. B. kháng chiến không có sự lãnh đạo của triều đình. C. triều đình lơ là, mất cảnh giác, không có sự phòng bị. D. tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta. Câu 18. Nội dung nào sau đây **không** phản ánh đúng ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 42)? A. Khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam. B. Mở đầu quá trình giành độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt. C. Thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt. D. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, nước ta độc lập tự chủ hoàn toàn. Câu 19. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) đã A. mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. B. tiếp tục khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam. C. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc. D. Tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc đấu tranh giành độc lập về sau. **Câu 20. Ý** nào dưới đây phản ánh **không** đúng nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938? **A. Tấn công bất ngờ. B. Lợi dụng địa hình, địa vật.** **C. Vườn không nhà trống. D. Nghi binh, mai phục.** Câu 21. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây không bị thực dân phương Tây xâm lược? A. Xiêm. B. Bru-ney. C. Đông-ti-mo. D. Lào. Câu 22. Từ giữa thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai nước thực dân nào sau đây? A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. B. Anh và Pháp. C. Tây Ban Nha và Mĩ. D. Bồ Đào Nha và Hà Lan. Câu 22. Năm 1930, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây thành lập Đảng Cộng sản? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C.Thái Lan. D. Miến Điện Câu 23. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan. Câu 24. Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945), quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập? A. Lào. B. Phi-líp-pin. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 25. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á bắt đầu quá trình tái thiết đất nước nhằm mục đích nào sau đây? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Xây dựng mô hình kinh tế tập trung D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Câu 26. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Quang Trung. Câu 27. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh cuối thế kỉ XVIII là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ. Câu 28. Dòng sông nào sau đây ba lần ghi danh quân dân Việt Nam chiến thắng quân xâm lược? A. Sông Đà. B. Sông Bạch Đằng. C. Sông Hồng. D. Sông Mê -- công. Câu 29. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. kháng chiến chống quân Thanh thế kỉ XVIII. B. kháng chiến chống quân Tống thế kỉ XI. C. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX. D. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X. Câu 30. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. cửa ải Chi Lăng. Câu 31. Một trong những cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X. B. kháng chiến chống quân Triệu thế kỉ II TCN. C. kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV. D. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX. Câu 32. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? A. Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, mở ra thời đại độc lập, tự chủ của dân tộc. B. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. C. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng và ý chí xâm lược của quân Nam Hán. D. Mở đầu thời kì đấu tranh chống ách đô hộ của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Câu 33. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 -- 1077) là A. vườn không nhà trống. B. Chớp thời cơ. C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều. D. Tiên phát chế nhân. Câu 34. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam -pu -- chia cuối thế kỉ XIX là A. theo khuynh hướng tư sản B. theo khuynh hướng vô sản C. Theo khuynh hướng phong kiến D. Từng bước giành được thắng lợi Câu 35. Năm 1930, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây thành lập Đảng Cộng sản? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C.Thái Lan. D. Miến Điện Câu 36. Năm 1975, nhân dân ba nước Đông Dương hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của A. thực dân Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Anh. D. thực dân Hà Lan. Câu 37. Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á giai đoạn 1945 -- 1975? A. Phong trào kháng chiến chống phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ B. Hai khuynh hướng cách mạng phong kiến và tư sản song song tồn tại C. Khuynh hướng vô sản thắng thế tuyệt đối ở tất cả các nước D. Hầu hết các nước hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập Câu 38. Mục tiêu hàng đầu trong các phong trào đấu tranh của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giành độc lập dân tộc. B. đòi quyền tự do kinh doanh. C. đòi các quyền dân chủ, bình đẳng D. đòi quyền tự quyết dân tộc. Câu 39 Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) đã A. góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới. B. xóa bỏ trật tự \"hai cực\", \"hai phe\" sau nhiều thập kỉ. C. bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng tháng Tám (1945). D. đánh dấu thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới. **Câu 40.** Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh (1789), vua Quang Trung đã sử dụng chiến thuật quân sự nào sau đây để chiến thắng? A. Thần tốc, bất ngờ. B. Vườn không nhà trống. C. Tiên phát chế nhân. D. Đóng cọc trên sông. **Câu 41. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm?** **A. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.** **B. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.** **C. Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.** **D. Đất nước giữ được nền độc lập tương đối.** **Câu 42. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì lí do nào sau đây?** **A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo.** **B. Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế.** **C. Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ.** **D. Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm.** **Câu 43. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858-1884) mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam vì lí do nào sau đây?** **A. Do thực dân Pháp chưa có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh.** **B. Do vấp phải cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.** **C. Do Pháp phải tập trung xâm lược các nước Đông Nam Á khác trước.** **D. Do điều kiện tự nhiên của Việt Nam gây khó khăn cho quá trình xâm lược.** **Câu 44. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)?** **A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.** **B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.** **C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.** **D. Tài** thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác. **Câu 45. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây ở Việt Nam thời phong kiến có khởi đầu và kết thúc bằng một hội thề lịch sử?** **A. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.** **B. Khởi nghĩa Đặng Dung.** **C. Khởi nghĩa Lam Sơn.** **D. Khởi nghĩa Hồ Quý Ly.** **Câu 46. Kế sách "Tiên phát chế nhân" của quân dân Đại Việt đã được triều đại nào sau đây sử dụng để chống lại quân xâm lược ?** **A. Nhà Tiền Lê.** **B. Nhà Lý.** **C. Nhà Trần.** **D. Nhà Hậu Lê.** **Câu** **47. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938?** **A. Lợi dụng địa hình, địa vật.** **B. Tấn công bất ngờ.** **C. Vườn không nhà trống.** **D. Nghi binh, mai phục.** **Câu 48. Cơ sở để tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân, đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam là** **A. tính chính nghĩa.** **B. sức mạnh quân sự.** **C. sức mạnh kinh tế.** **D. lãnh thổ rộng lớn.** **Câu 49. Điểm giống nhau về nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ (đầu thế kỉ XV) và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn (nửa sau thế kỉ XIX) là** **A. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.** **B. kháng chiến không có sự lãnh đạo của triều đình.** **C. triều đình lơ là, mất cảnh giác, không có sự phòng bị.** **D. tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta.** **Câu 50. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) của Ngô Quyền có điểm khác biệt nào sau đây so với các cuộc đấu tranh khác của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?** **A. Lần đầu tiên khôi phục được độc lập dân tộc.** **B. Lần đầu tiên thành lập chính quyền mới, tự trị.** **C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận độc lập.** **D. Mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.** **PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.** Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý **a), b), c), d)** ở mỗi câuthí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Đúng 10 giờ ngày 17/8/1945, tại Gia-các-ta, lãnh tụ Đảng Dân tộc In-đô-nê-xia là Xu-Các-nô đã đọc lời tuyên bố: *"Chúng tôi, nhân dân In-đô-nê-xi-a trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của nhân dân In-đô-nê-xi-a".* Bức thông điệp ngắn gọn này là bản *Tuyên ngôn độc lập* của In-đô-nê-xi-a - quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp đó, Việt Nam, Lào cũng lần lượt tuyên bố độc lập vào tháng 8 và tháng 9 năm 1945. a, In-đô-nê-xi-a là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. b, Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, 10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập và thành lập tổ chức ASEAN. c, Cách mạng In-đô-nê-xi-a thắng lợi do có sự chuẩn bị chu đáo và nắm bắt thời cơ kịp thời. d, Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền dưới sự ủng hộ, giúp đỡ trực tiếp từ lực lượng Đồng minh và tuyên bố độc lập vào tháng 9 năm 1945. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Cuối năm 1287, 30 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta. Buổi đầu, trước sức mạnh của quân Nguyên, quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của các vua Trần mà trực tiếp là Trần Quốc Tuấn đã thực hiện cách đánh "dĩ đoản binh, chế trường trận". Cách đánh này khiến cho quân địch rơi vào tình thế: tiến công không được, lui cũng không xong. Quân Mông - Nguyên buộc lòng phải rút lui. Biết được con đường rút lui của địch, Trần Quốc Tuấn quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến tiêu diệt đạo quân địch rút lui theo đường thủy. a, Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược của vương triều Trần. b\. Trần Quốc Tuấn đã thực hiện cách đánh "dĩ đoản binh, chế trường trận" khiến quân Nguyên rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. c\. Trần Quốc Tuấn đã kế thừa kế sách đánh giặc trên sông Bạch Đằng của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) và kháng chiến chống Tống (1075-1077). d\. "dĩ đoản binh, chế trường trận" được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là nghệ thuật "tiên phát chế nhân". **Câu 3. Đọc đoạn trích sau đây trong bài thơ "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi):** **" Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới** **Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào** **Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh** **Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.** **Trọn hay:** **Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,** **Lấy chí nhân để thay cường bạo.** **...** **Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công"** **a, Đoạn thơ trên là sự tổng kết về những nghệ thuật quân sự tài tình trong khởi nghĩa Lam Sơn.** **b, Một trong những nghệ thuật quân sự được nhắc đến trong đoạn thơ trên là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân.** **c, "Mưu phạt tâm công" được nhắc đến trong đoạn thơ trên chính là một biểu hiện của nghệ thuật chiến tranh nhân dân.** **d, "Lấy yếu chống mạnh", "lấy ít địch nhiều" được nhắc đến trong đoạn thơ trên không phải là một nghệ thuật quân sự đánh giặc.** Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là đối với một kẻ thù hung bạo và có tiềm lực mạnh, tổ tiên chúng ta còn phải chú ý đặc biệt đến việc củng cố nội bộ lãnh thổ. Phải xây dựng đường sá, cầu cống, vét sông, khơi nguồn thường xuyên để có thể nhanh chóng chuyển quân rút lui chiến lược hay tổng phản công nhanh chóng,..." (Trương Hữu Quýnh, "*Tác dụng của kháng chiến chống ngoại xâm đối với sự hình thành của dân tộc Việt Nam*", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1981, tr.23) a\. Đoạn trích cung cấp thông tin về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong việc hình thành nên truyền thống dân tộc b\. kháng chiến chống ngoại xâm có tác động lớn đến chính sách quản lý đất nước của các vương triều trong lịch sử c\. Việc xây dựng đường sá, cầu cống, vét sông, khơi nguồn của tổ tiên ta chỉ nhằm mục đích phục vụ cho kháng chiến d\. Củng cố nội bộ lãnh thổ là chính sách quan trọng của cha ông ta khi luôn phải đối phó với kẻ thù xâm lược hùng mạnh Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Lịch sử chống ngoại xâm vừa thử thách, vừa tôi luyện dân tộc ta. Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo,..." (Theo Phan Huy Lê,..., *Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc*, NXB Hồng Đức, 2019, tr.15) a\. Đoạn trích cho thấy vai trò quan trọng của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đối với sự sinh tồn của quốc gia, dân tộc b\. Các truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam chỉ có thể được hình thành qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm c\. Tinh thần đoàn kết là truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống ngoại xâm d\. Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau của khái niệm "truyền thống dân tộc" **Câu 6.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ". (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triệu Hậu Lê, *Đại Việt sử kí toàn thư*, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.203) a\. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo b\. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc chỉ được tái hiện qua tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư c\. Hoằng Tháo đã phối hợp chặt chẽ với Ngô Quyền về thủy binh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bên ngoài d\. Kế sách cắm cọc dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều được nhắc đến trong đoạn trích là kế sách đánh giặc độc đáo, chưa từng có ở giai đoạn trước và sau đó trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc a\. Đ b. S c. S d. S **Câu 7.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: Năm 1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý thực hiện kế sách "tiên phát chế nhân", bất ngờ tấn công vào vùng tập kết của quân địch ở Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó nhanh chóng rút quân về nước, chuẩn bị kháng chiến. Năm 1076, quân Tống tiến vào Đại Việt nhưng bị chặn lại ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng. a\. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của vương triều Lý b\. Cuộc kháng chiến được nhắc đến trong đoạn trích diễn ra vào cuối thế kỉ X, do Lý Thường Kiệt lãnh đạo c\. Một trong những mục đích của kế sách "tiên phát chế nhân" là nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của ta d\. Trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến diễn ra tại sông Như Nguyệt, phí bắc kinh thành Thăng Long **Câu 8.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Tại Tây Ninh, Trương Quyền liên minh với Pu -- côm -- bô đánh Pháp. Nguyễn Hữu Huân xây dựng căn cứ ở Đồng Tháp Mười, liên kết với A -- cha Xoa (Cam -- pu -- chia) chống Pháp. Ông bị thực dân Pháp bắt, đày ra hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục tổ chức lực lượng đánh Pháp dọc theo các tỉnh Tân An, Mỹ Tho cho đến năm 1875. Tại căn cứ Hòn Chông (Rạch Giá), Nguyễn Trung Trực xây dựng lực lượng mở rộng kháng Pháp khắp vùng Rạch Giá, Kiên Giang..." (*Sách giáo khoa Lịch sử 11*, Bộ chân trời sáng tạo, tr.37) a\. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam tại Bắc Kì. b\. Một số cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có liên minh chặt chẽ với phong trào kháng chiến ở Cam -- pu -- chia. c\. Nguyễn Trung Trực đã xây dựng căn cứ ở Tây Ninh và tổ chức lực lượng đánh Pháp ở khắp Tây Ninh, Rạch Giá, Kiên Giang. d\. Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đã có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất với nhau trong quá trình kháng chiến chống Pháp. **Câu 9.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Từ năm 1920 đến năm 1945, nhiều đảng phái và tổ chức chính trị mới đã ra đời ở Đông Nam Á. Tiêu biểu trong số này là Đảng Lập hiến, Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Cộng Sản Đông Dương (Việt Nam, Đông Dương); Đảng Dân tộc, Đảng Cộng sản (In -- đô -- nê -- xi -- a); Đảng Tha -- khin, Đảng Cộng sản (Mi -- an -- ma); Đại hội toàn Mã Lai (Ma -- lai -- xi -- a); Đảng Cộng sản Phi -- lip -- pin,..." (*Sách giáo khoa Lịch sử 11*, Bộ cánh diều, tr.37) a\. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, nhân dân các nước Đông Nam Á đã thành lập được nhiều tổ chức chính trị và đảng phái theo các khuynh hướng khác nhau. b\. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ 1920 -- 1945, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở tất cả các nước Đông Nam Á. c\. Đảng Dân tộc là một trong những chính đảng cách mạng tiêu biểu của nhân dân Việt Nam và Đông Dương. d\. Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Tha -- khin, Đại hội toàn Mã Lai là những đảng phái và tổ chức chính trị tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Đông Nam Á. **Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau:** **Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt. Văn bản này vừa có giá trị đặc biệt đối với văn học, vừa giúp các nhà sử học tìm hiểu và trình bày lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động, chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện** **a. Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI** **b. Đại cáo bình Ngô là tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, văn học và tư tưởng** **c. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ có thể được khôi phục qua Đại cáo bình Ngô** **d. Đại cáo bình Ngô là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học** **Câu 11.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của Việt Nam trong lịch sử dù thành công hoặc không thành công đều gắn với những nguyên nhân chủ quan và khách quan, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, vai trò lãnh đạo, công tác chuẩn bị và sử dụng nghệ thuật quân sự đúng đắn, sáng tạo là những nguyên nhân chủ quan, đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó, các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa thành công hoặc không thành công cũng có nguyên nhân khách quan, nhưng không phải là quyết định a\. Nguyên nhân khách quan đóng vai trò quyết định trong việc thành công hay thất bại của một cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa b\. Trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thành công của các cuộc khởi nghĩa, sự lãnh đạo và công tác chuẩn bị đóng vai trò quyết định c\. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, kẻ thù xâm lược Việt Nam đến từ nhiều phương hướng khác nhau, nhưng chủ yếu là từ phương Bắc d\. Bài học kinh nghiệm sâu sắc từ thất bại của nước Âu Lạc trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu là không được chủ quan coi thường đối phương; cần có sự phòng bị để phòng chống từ sớm, từ xa **Câu 12.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là đối với một kẻ thù hung bạo và có tiềm lực mạnh, tổ tiên chúng ta còn phải chú ý đặc biệt đến việc củng cố nội bộ lãnh thổ. Phải xây dựng đường sá, cầu cống, vét sông, khơi nguồn thường xuyên để có thể nhanh chóng chuyển quân rút lui chiến lược hay tổng phản công nhanh chóng,..." (Trương Hữu Quýnh, "*Tác dụng của kháng chiến chống ngoại xâm đối với sự hình thành của dân tộc Việt Nam*", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1981, tr.23) a\. Đoạn trích cung cấp thông tin về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong việc hình thành nên truyền thống dân tộc b\. kháng chiến chống ngoại xâm có tác động lớn đến chính sách quản lý đất nước của các vương triều trong lịch sử c\. Việc xây dựng đường sá, cầu cống, vét sông, khơi nguồn của tổ tiên ta chỉ nhằm mục đích phục vụ cho kháng chiến d\. Củng cố nội bộ lãnh thổ là chính sách quan trọng của cha ông ta khi luôn phải đối phó với kẻ thù xâm lược hùng mạnh **Câu 13.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: Năm 1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý thực hiện kế sách "tiên phát chế nhân", bất ngờ tấn công vào vùng tập kết của quân địch ở Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó nhanh chóng rút quân về nước, chuẩn bị kháng chiến. Năm 1076, quân Tống tiến vào Đại Việt nhưng bị chặn lại ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng. a\. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của vương triều Lý b\. Cuộc kháng chiến được nhắc đến trong đoạn trích diễn ra vào cuối thế kỉ X, do Lý Thường Kiệt lãnh đạo c\. Một trong những mục đích của kế sách "tiên phát chế nhân" là nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của ta d\. Trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến diễn ra tại sông Như Nguyệt, phí bắc kinh thành Thăng Long **Câu 14.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: Triều Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy. Trong chiến đấu (chống quân Minh xâm lược), chủ yếu phòng ngự, cố thủ trong các thành Đa Bang, Đông Đô (Hà Nội), Tây Đô (Thanh Hóa). Triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn lại thiên về chủ hòa. Các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tuy diễn ra quyết liệt nhưng thiếu sự lãnh đạo thống nhất của triều đình a\. Đoạn trích cung cấp thông tin về quá trình kháng chiến chống quân Minh của triều Hồ và kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn b\. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn là do triều đình không lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ đầu c\. Triều Hồ chú trọng xây dựng các phòng tuyến quân sự kiên cố nhưng lại không kiên quyết chống quân Minh nên đã nhanh chóng thất bại d\. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX, có hai triều đại phong kiến Việt Nam đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, để nước ta rơi vào ách thống trị của ngoại bang **Câu 15. Đọc đoạn tư liệu sau:** **"Vào sáng ngày mồng 5 Tết, tiếng súng nổ liên hồi ở mạn tây nam làm Tôn Sĩ Nghị tỉnh giấc. Đồn Ngọc Hồi đã bị tấn công. Đang lo lắng hướng về phía đó đợi tin, Tôn Sĩ Nghị bỗng thấy lửa rực cháy ở phía Đống Đa và tiếng quân ta hò reo ngày càng gần. Y hốt hoảng, không còn biết xử trí sao nữa, đành nhảy lên "ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp" cùng một số tùy tùng chạy qua cầu phao, vượt sông Hồng lên mạn bắc. Quân sĩ thấy tướng đã chạy, bèn hùa nhau chạy theo chen chúc vượt qua cầu"** **(Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr. 42 -- 423)** **a. Đoạn trích phản ánh thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh** **b. Thắng lợi quân sự được nhắc đến trong đoạn trích diễn ra ở Ngọc Hồi, Đống Đa** **c. Tôn Sĩ Nghị là vị tướng chỉ huy của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh** **d. Đoạn trích chủ yếu nhằm phản ánh tinh thần đoàn kết của quân ta trong các trận quyến chiến chiến lược với kẻ thù**

Use Quizgecko on...
Browser
Browser