Ung thư đại tràng (UTDT) - Bài giảng PDF

Document Details

AlluringFoil

Uploaded by AlluringFoil

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Tags

Ung thư đại tràng y học sức khỏe chẩn đoán

Summary

Đây là bài giảng về bệnh lý ung thư đại tràng (UTDT), bao gồm những kiến thức cơ bản về đại cương, nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp chẩn đoán. Bài giảng cung cấp thông tin tổng quan về bệnh lý này.

Full Transcript

13.1 Ung thư đại tràng **1. ĐẠI CƯƠNG**\ Ung thư đại tràng (UTDT) là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hoá và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư nói chung. Tiên lượng ung thư đại tràng khá tốt nếu được chẩn đoán và phẫu thuật ở giai...

13.1 Ung thư đại tràng **1. ĐẠI CƯƠNG**\ Ung thư đại tràng (UTDT) là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hoá và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư nói chung. Tiên lượng ung thư đại tràng khá tốt nếu được chẩn đoán và phẫu thuật ở giai đoạn sớm. Do đó, việc nhận biết các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm UTDT trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại kết quả tốt trong công tác điều trị UTDT. **2. YẾU TỐ THUẬN LỢI - NGUY CƠ CAO**\ Những yếu tố gây UTDT: - Yếu tố di truyền: một số bệnh lý di truyền có liên quan mật thiết đến ung thư đại - trực tràng như: polyp đại - trực tràng, hội chứng Gardner, hội chứng Lynch, yếu tố gia đình chiếm 5% trong ung thư đại - trực tràng.\ Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, cơ chế sinh bệnh ung thư đại - trực tràng đang dần dần sáng tỏ qua cơ chế gen sinh ung thư, các nhà nghiên cứu đã tìm được gen APC nằm trên nhiễm sắc thể 5 và gen p53 trên nhiễm sắc thể 17 khi bị đột biến sẽ sinh ra ung thư. - Yếu tố môi trường đặc biệt là thực phẩm có vai trò rất quan trọng. Những khảo sát thực nghiệm cho thấy nổi bật là sử dụng thái quá mỡ động vật và thiếu những thực phẩm sợi. - Sự thoái biến những steroid mật và mỡ trong phân biến vi khuẩn kỵ khí ở ruột thành axit mật đóng vai trò quan trọng là tác nhân gây ung thư. - Những sợi thực phẩm đóng vai trò bảo vệ đối với UTDT bởi vì nó luôn gia tăng thể tích của phân và làm tăng nhanh sự lưu thông trong lòng ruột, làm giảm thời gian tiếp xúc của những tác nhân gây ung thư đối với niêm mạc đại tràng. **3. GIẢI PHẪU BỆNH**\ **3.1. Đại thể**\ UTDT có thể có dạng sùi, thâm nhiễm và loét. Về mặt đại thể, tùy thuộc vào 3 tính chất: khối u sùi, vòng thắt, dạng loét. **Hình 13.1. Đại thể các loại ung thư đại tràng** **3.2. Vi thể**\ Những ung thư không phải biểu mô (u lympho không Hodgkin, u carcinoid, ung thư mô liên kết) chiếm khoảng 5% các ung thư mô đại tràng.\ Về mặt mô học, 80% trường hợp là ung thư biểu mô tuyến typ Lieberkühn, 10-20% là u dạng nhầy. **Hình 13.2. Các cách phân độ trong ung thư đại - trực tràng**\ Sự xâm lấn của khối u thông thường là theo chiều sâu của thành đại tràng (ĐT) rồi đến các chuỗi hạch bạch huyết và sau cùng là các cơ quan lân cận, chủ yếu là gan.\ Phân độ trong ung thư đại - trực tràng chủ yếu dựa vào phân độ DUKES. **4. LÂM SÀNG** - UTDT thường được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn, lúc các triệu chứng đã rõ ràng hoặc khi bệnh đã có biến chứng. Ở giai đoạn sớm, tỷ lệ phát hiện bệnh còn thấp do các triệu chứng không điển hình và do sự chú quan của thầy thuốc lẫn bệnh nhân. - Ở giai đoạn sớm, tùy theo tổn thương và vị trí định khu mà ung thư đại - trực tràng có những biểu hiện lâm sàng khác nhau như: sút cân, thiếu máu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu báo động sớm mà ta không nên bỏ qua như đại tiện phân đen, có máu, rối loạn tiêu hoá (có những đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ). Lúc đó cần phải thăm khám một cách hệ thống nhằm phát hiện sớm ung thư.\ Về lâm sàng, ung thư đại tràng phải thường có tình trạng thiếu máu mạn tính do chảy máu vi thể (thiếu máu nhược sắc). Bệnh nhân có các đợt táo bón xen kẽ tiêu chảy, phân đen. Thường có biểu hiện của hội chứng bán tắc ruột, thăm khám lâm sàng có thể phát hiện khối u bất thường ở vùng hố chậu phải hoặc vùng hạ sườn phải.\ Đối với ung thư đại tràng trái, biểu hiện lâm sàng thường gặp là: đại tiện ra máu, hội chứng tắc ruột, ít khi sờ được khối u. - Ở giai đoạn muộn, ung thư đại - trực tràng thường được phát hiện dựa vào các biến chứng: bụng trướng, gan to, tắc ruột, thủng ruột, chảy máu chỗ thông thường tổn thương, áp xe quanh u. Thăm khám lâm sàng ở giai đoạn này có thể phát hiện khối u tổng đối rõ. **5. CẬN LÂM SÀNG**\ Chẩn đoán UTDT chủ yếu dựa vào cận lâm sàng. **5.1. Chụp khung đại tràng cản quang**\ Chụp khung đại tràng có cản quang có thể phát hiện hình ảnh cắt cụt, hình ảnh khuyết. Để phát hiện chính xác hơn, ngoài ra áp dụng phương pháp đối quang kép. **5.2. Soi đại tràng**\ Đây là một thăm dò giúp xác định chẩn đoán. Nội soi cho phép xác định vị trí, hình ảnh đại thể của tổn thương. Nội soi còn cho phép sinh thiết tổ chức u để xác định bản chất mô học. Nội soi còn giúp tìm kiếm một cách hệ thống các polyp hoặc những tổn thương ung thư nằm rải rác (gặp trong 2-5% trường hợp). Ngoài ra, trong tất cả các trường hợp có hình ảnh X quang nghi ngờ thì cũng cần phải tiến hành nội soi đại tràng. **5.3. Siêu âm**\ Là hình ảnh có giá trị xác định được vị trí, kích thước, liên quan của khối u, tình trạng dịch trong ổ bụng và di căn của ung thư đến các tạng khác trong ổ bụng trên phim chụp đại tràng cản quang. **Hình 13.3. Khối u đại tràng**\ **Hình 13.4. Khối u đại tràng trên nội soi** **5.4. CT scan, chụp cộng hưởng từ (MRI)**\ Xác định vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của ung thư. Phát hiện những khối u nhỏ ở gan mà trên siêu âm không phát hiện được, dễ có hướng điều trị. **5.5. Định lượng kháng nguyên ung thư bào thai (ACE)**\ Không có giá trị chẩn đoán, tuy nhiên rất hữu ích trong việc theo dõi sau mổ. Không có một chất chỉ điểm lý tưởng nào để chẩn đoán ung thư. Định lượng nhiều lần các chất chỉ điểm này trong việc theo dõi sau mổ có thể cho phép chẩn đoán sớm ung thư tái phát. - Kháng nguyên ung thư bào thai (ACE): là một chất chỉ điểm đã được xác định lâu trong bệnh lý đại trực tràng. Đây là một glucoprotein được tiết ra bởi biểu mô tuyến, đặc biệt là niêm mạc ống tiêu hoá. Chất này được định lượng bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ. Giá trị bình thường khoảng 2,5 ng/ml. Sự tăng cao của nó có thể gặp trong các bệnh tân sinh khối u. Trong ung thư tuyến của ĐT, xét nghiệm này có độ nhạy là 67% và độ đặc hiệu là 79%. Tuy nhiên, ACE ít đặc hiệu hơn CA 19-9.\ Sau cắt bỏ UTDT hoặc trực tràng, giá trị này giảm xuống nhanh chóng và tất cả mọi sự gia tăng về sau đều báo động ung thư tái phát hoặc di căn. Theo biểu đồ theo dõi định lượng mỗi tháng trong 2 năm đầu và mỗi 6 tháng cho đến 5 năm sau mổ. - CA 19-9: đây là kháng nguyên ung thư bào thai có trong đại đa số ung thư tuyến dạ dày và đối với các UTDT, độ đặc hiệu của xét nghiệm này là 95%. Tuy nhiên, nó có thể tăng cao trong trường hợp tắc mật, nhiễm trùng cấp tính của hệ thống gan mật và viêm tụy cấp tính (gặp trong 1/4 các trường hợp). Hiện nay nó là chất chỉ điểm tốt nhất trong UTDT (độ đặc hiệu là 75% và độ nhạy là 91%). - CA 50: đây cũng là một kháng nguyên ung thư bào thai mới được xác định. Nó cũng có liên quan trong các ung thư về tiêu hoá, tuy nhiên chưa được xác định rộng rãi. **6. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG** **6.1. Phẫu thuật triệt để**\ **6.1.1. Nguyên tắc điều trị**\ Chủ yếu là điều trị phẫu thuật: cắt bỏ đại tràng phải hoặc đại tràng trái tùy theo vị trí khối u cùng với nạo hạch và tái lập lưu thông đường tiêu hóa. **6.1.2. Điều trị ung thư đại tràng chưa có biến chứng** - Chuẩn bị bệnh nhân tốt về thể chất và tinh thần. - Thăm dò kỹ và đánh giá tổn thương, di căn, thâm nhiễm bằng cách khám lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng. - Ung thư đại tràng phải: cắt nửa đại tràng phải nếu u nằm ở đại tràng lên. Trường hợp ung thư manh tràng, có thể cắt nửa đại tràng phải, tuy nhiên hiện nay xu hướng chung là chỉ cần cắt đoạn đại tràng lên mang theo u. Kết quả của 2 phương pháp phẫu thuật này là như nhau. - Trong trường hợp u ở đại tràng góc gan thì phẫu thuật cắt nửa đại tràng phải mở rộng. - Ung thư đại tràng ngang: phẫu thuật cắt đại tràng ngang. - Ung thư đại tràng xuống: cắt đoạn đại tràng như hình vẽ nếu là u nằm ở góc lách. - Trường hợp u nằm ở đại tràng xuống thì cắt nửa đại tràng trái. **Hình 13.5. Các giới hạn cắt đại tràng** - Ung thư đại tràng sigma: cắt đoạn đại tràng. **Hình 13.6. Phẫu thuật hở: phẫu tích trong cắt 1/2 đại tràng phải**\ A. Động mạch hồi tràng\ B. Động mạch hồi đại tràng\ C. Nhánh phải của động mạch ĐT giữa - Hiện nay, ngoài ra còn áp dụng kỹ thuật mổ nội soi trong cắt đoạn đại tràng do ung thư. **Hình 13.7. Phẫu thuật hở: cắt - khâu nối đại tràng bằng dụng cụ (GIA)**\ **Hình 13.8. Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng**\ A. Dụng cụ viên\ B. Màn hình ti vi\ C. Camera\ D. Ngoài phụ thù nhất (gồm camera C và dụng cụ phẫu tích E)\ E và G. Dụng cụ phẫu tích.\ F. Phẫu thuật viên **6.1.3. Điều trị ung thư đại tràng có biến chứng**\ Trong trường hợp có biến chứng như tắc ruột do ung thư đại tràng phải sau khi bồi phụ nhân tạo, cần giải quyết và chuẩn bị tốt bệnh nhân để mổ cấp cứu. Có thể cắt nửa đại tràng phải nối lại lưu thông tiêu hóa bằng hồi tràng đại tràng ngang. Nếu khối u xâm lấn rộng không thể cắt bỏ được thì nối hồi tràng - đại tràng ngang. Nếu ung thư đại tràng trái gây tắc, có thể cắt bỏ đại tràng trái kèm khối u; tốt nhất đưa hai đầu ruột ra ngoài và làm hậu môn nhân tạo. **Hình 13.9. Phẫu thuật 2 thì trong trường hợp ung thư đại tràng trái thấp gây tắc ruột** Có thể tái lập lưu thông tiêu hóa tạm thời, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng dò phân và bực miệng nối rất cao nên ít thực hiện. Có thể thực hiện kỹ thuật này bằng cách súc rửa đại tràng trong khi mổ. **Hình 13.10. Phẫu thuật 3 thì trong ung thư đại tràng trái gây tắc ruột**\ Nếu khối u ở đại tràng trái gây tắc ruột mà không thể cắt bỏ được thì chỉ định làm hậu môn nhân tạo ở đại tràng ngang. **Hình 13.11. Hậu môn nhân tạo tạm thời ở đại tràng ngang trong tắc ruột do ung thư đại tràng trái** **Hình 13.12. Nối tắt hồi tràng - đại tràng ngang trong trường hợp tắc ruột do ung thư đại tràng phải** **6.2. Phẫu thuật tạm thời** - Phẫu thuật nối tắt bên trong: được chỉ định trong trường hợp u gây tắc hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn lòng đại tràng nhưng không thể thực hiện được các phẫu thuật triệt để do nhiều lý do như bệnh nhân quá già yếu, mắc bệnh nội khoa nặng mạn tính khác kèm theo, đã di căn đa tạng. - Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo tạm thời hay vĩnh viễn: được chỉ định trong trường hợp u gây biến chứng thủng hoại tử u gây viêm phúc mạc. **6.3. Điều trị hỗ trợ sau mổ**\ Nhằm mục đích kéo dài thời gian sống sau mổ. Vấn đề này đang được bàn cãi. - Được chỉ định trong những trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B và C vì ở giai đoạn này nguy cơ tái phát rất cao. - Điều trị hóa trị: thông thường ngoài người ta hay sử dụng loại 5FU với acid folic hoặc 5FU với levamisol. - Xạ trị không có tác dụng trong điều trị ung thư đại tràng. - Nâng cao thể trạng - Miễn dịch trị liệu. - Định lượng ACE hoặc CA 19.9. Nếu những chất chỉ điểm này gia tăng sau mổ thì nguy cơ tái phát rất cao. Trong trường hợp này phải soi đại tràng. **7. TIÊN LƯỢNG**\ Tiên lượng UTDT ít được cải thiện trong nhiều năm nay do các tổn thương thường phát hiện muộn. Tỷ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật khoảng 20%. Ngược lại nếu chẩn đoán ở giai đoạn A, di căn xa ít (khoảng 4%) thì tỷ lệ sống sau 5 năm gần 90%.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser