Đặc điểm tự nhiên lục địa Úc PDF
Document Details
Uploaded by WelcomeRhodonite398
Tags
Related
- Regional Geography of the World - Past Paper PDF
- Chapter 6b Australia Physical Features PDF
- Australia Physical Features (Chapter 6b) - La Martiniere Girls' College PDF
- Australia - Location, Area, and Physical Features PDF
- Brown and Beige Scrapbook Travel and Tourism Presentation PDF
- Australia and Asia Poetry PDF
Summary
This document details the physical geography of Australia. It describes the different landforms, including mountains, plains, and plateaus, and the distribution of major landforms of Australia. It also discusses the country's diverse climates and vegetation.
Full Transcript
3.1.3. Địa hình – Khoáng sản a. Địa hình - Đặc điểm chung Do cấu trúc của nền và trong quá trình phát triển tự nhiên với vận động nâng hạ, phun trào, sụp đổ là chính, không có những vùng tạo núi lớn trên phạm vi rộng nên lục địa Ôtrâylia có địa hình ngày nay tương đối đơn giản, bề...
3.1.3. Địa hình – Khoáng sản a. Địa hình - Đặc điểm chung Do cấu trúc của nền và trong quá trình phát triển tự nhiên với vận động nâng hạ, phun trào, sụp đổ là chính, không có những vùng tạo núi lớn trên phạm vi rộng nên lục địa Ôtrâylia có địa hình ngày nay tương đối đơn giản, bề mặt cũng rất ít bị chia cắt như Phi hay Á-Âu, biểu hiện là một bề mặt bán bình nguyên rộng lớn. Khoảng 95% diện tích lãnh thổ là các đồng bằng, bán bình nguyên rộng lớn, mênh mông. Địa hình núi chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ khoảng 5% diện tích và thường là các núi không cao lắm so với các lục địa khác. Các vùng núi có độ cao trên 2.000 m chỉ chiếm tỉ lệ 0,5% diện tích, ngọn núi cao nhất ở Ôtrâylia không đến 2.500m. Độ cao trung bình toàn lục địa là 350m, so với mực nước biển. Điểm cao nhất Ôtrâylia được biết hiện nay là ngọn núi Côxiucô (Kosciusko) cao 2.230m, nằm ở miền Đông Nam, nơi thấp nhất là mặt hồ Âyrơ nằm ở trung tâm lục địa -16 mét. - Các miền địa hình Lãnh thổ Ôtrâylia có thể phân ra thành 3 khu vực địa hình chính: + Phía tây Phía tây lãnh thổ Ôtrâylia, đi từ trung tâm về duyên hải phía tây là các sơn nguyên, được hình thành trên nền đá kết tinh và chịu quá trình san phẳng lâu dài nên có địa hình tương đối bằng phẳng, đồng nhất, sát biển có xuất hiện các dãy núi nhưng không lớn lắm. Độ cao trung bình toàn khu vực là 300-500m. Các sơn nguyên này nằm trong miền khí hậu nhiệt đới khô nên phát triển cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc. Ở đây có nhiều bãi cát, đá lớn không kém gì ở lục địa Phi, cùng với các dạng địa hình thổi mòn làm cho bề mặt một số nơi có hình thù kì dị, các bãi đá băm có cạnh sắc nhọn nằm ngỗng ngang làm phong cảnh rất đơn điệu, buồn tẻ. Đây là khu vực hoang vắng và rất thưa dân ở Ôtrâylia. Chính giữa của vùng phía tây chủ yếu là hoang mạc, có 3 sa mạc, hoang mạc lớn: + Sa Mạc Lớn (Great Sandy Desert), gồm toàn các đồng bằng cát mênh mông, nằm ở tây bắc khu vực. + Sa Mạc Gipsơn (Gibson) nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, nơi có đường chí tuyến nam đi qua. + Hoang mạc Victoria Lớn, nằm ở phía nam gồm các đồng bằng cát xen lẫn sỏi, đá. Ngoài ba sa mạc, hoang mạc trên, khu vực trung tâm, nơi tiếp giáp với miền đồng bằng ở giữa còn có rìa các hoang mạc khác: hoang mạc Tahami ở phía Bắc và hoang mạc Ximsơn (simpson) ở phía nam. Tất cả các hoang mạc trên trãi khắp bốn bang ở Ôtrâylia và Ôtrâylia là lục địa có tỉ lệ diện tích hoang mạc và bán hoạng mạc rộng lớn nhất trên trái đất (gần 50% diện tích lãnh thổ). Bên cạnh hoang mạc, sa mạc, tại phía nam vùng phía tây là miền bình nguyên Nanlabo (Nullarbor) cao trung bình 100-150m, ven biển có vách cao dựng đứng đến vài chục mét tạo quan cảnh độc đáo, ngoạn mục và hiểm trở. Tại phía Bắc của vùng phía tây có các khu vực núi, cao nguyên, trong đó có cao nguyên Kimbơcli (Kimberley) và các đồng bằng thấp nằm dọc theo biển. Xen lẫn các khu vực trên là các vùng núi phía tây nhưng không cao lắm, trung bình chỉ trên dưới 1.000m. Các dãy núi chính ở đây như ở trung tâm có các dãy Macđônen (Macdonnell) với ngọn Din cao 1.510m, tây bắc là các dãy Hamơxli (Hamersley) với ngọn Bruxơ cao 1.251m,…các khối núi nằm giữa trung tâm ở các hoang mạc thì thấp hơn, thường là các ngọn có độ cao dưới 1.000m. Như vậy dạng địa hình chung phía tây là các cao nguyên, bề mặt tương đối bằng phẳng xen kẽ một số dãy núi, khối núi. Nơi đây có khí hậu khô khan, hiếm mưa hình thành nên các vùng hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn. Ở đây là có rất nhiều hồ cạn, các khe rãnh, thung lũng khô hạn. Đây là hoang vắng và có mật độ dân cư thưa thớt nhất ở lục địa. Đặc biệt ở phía đông nam vùng trung tâm, tại thành phố nhỏ Alixơ Xpring (Alice Springs) giữa miền bằng phẳng bao la xuất hiện một khối núi sa thạch nằm đơn độc: khối núi Uluru (còn có tên gọi khác nữa, đó là Ayers Rocks), cao 348m, chu vi 9km, là một thắng cảnh nổi tiếng Ôtrâylia. Theo sự nghiên cứu, tuổi của khối núi này có từ khoảng 600 triệu năm (thời Cổ Sinh), là khối núi nằm đơn lẻ lớn nhất thế giới. Hiện tượng lạ kì ở đây là sự thay đổi màu sắc liên tục, thời gian thấy rõ và đẹp nhất là gần cuối ngày: từ vàng nhạt chuyển sang vàng đồng rồi hoàng hôn đến sang màu đỏ và dần sang tím đen. Từ xa xưa, đây là nơi được xem là linh thiêng đối với thổ dân Aborigines, ngày nay là địa điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở Ôtrâylia. Hình 4.2. Lược đồ địa hình Ôtrâylia - Trung tâm Vùng trung tâm lục địa được hình thành trên một máng nền lớn và được bồi trầm tích biển lâu dài, dầy từ 200-2500m, có thể chia ra thành các miền địa hình: + Ven vịnh Cacpentaria (Carpentaria) là các đồng bằng duyên hải, cao trung bình dưới 200m. + Chính giữa vùng trung tâm là miền đông bằng lớn, còn được gọi là Bồn Địa Trung Tâm. Đây cũng là vùng địa hình khô hạn, chịu sự thổi mòn lâu dài, nên cảnh quan cũng có nhiều bãi đá băm, đồng cát, đụn cát, có một số vùng hoang mạc nhỏ như các hoang mạc Tanami, Ximsơn,…như đã nói phần trên. + Phía nam vùng trung tâm có các dãy núi xuất hiện xen lẫn với đồng bằng như dãy Phlinđơ (Flinders) với ngọn Mary cao 1.167m), dãy Bariơ (Barrier), tại đây có vùng đồi Broker Hill rất giàu về khoáng sản. Các dãy núi này ăn sát ra biển tạo cho nơi đây có nhiều vũng vịnh, một số đảo ven bờ trong đó có đảo Canguru (Kangaroo) lớn nhất vùng vịnh. Nhìn chung địa hình của miền Trung Tâm có độ cao trung bình khoảng 200m, có một số vùng núi cao trên 1.000m. Mặc dù khí hậu khô khan, ít mưa nhưng đất đai ở đây là đồng bằng nên tương đối tốt, do đó đây là vùng phát triển nông nghiệp quan trọng bậc nhất lục địa. Bên cạnh vùng trung tâm còn là nơi khai thác nhiều khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế. - Phía đông Miền ven biển phía đông với địa hình chủ yếu là đồi núi. Đây là vùng có địa thế núi cao và hiểm trở nhất ở Ôtrâylia, đặc biệt là miền đông nam, chạy dọc theo ven biển. Toàn bộ vùng núi phía đông ven biển này có tên gọi là Trường Sơn Ôtrâylia mà phần nền được hình thành từ đại Cổ Sinh, tới đại Tân Sinh được nâng cao thêm. Một số vùng phía đông đổ sụp xuống biển, có độ cao trung bình dưới 1.000m. Toàn hệ thống núi có địa thế chung là phía tây có dốc thoải dần xuống các đồng bằng trung tâm, phía đông một số nơi có dốc lớn ăn ra sát biển. Trên hệ thống là các dãy chạy dọc, nối tiếp nhau, các dãy càng về nam càng có độ cao lớn hơn. Phía bắc có các dãy rộng lớn, chạy dài ăn sâu trong nội, ven biển các dãy có địa thế nhỏ hẹp hơn, các vùng núi phía bắc duyên hải này, ngọn cao nhất chỉ 1.611m. Phía nam của hệ thống thì các dãy có độ cao lớn, mức độ chia cắt phức tạp hơn, có đỉnh vượt trên 2.000m. Côxiucô với 2.230m là ngọn cao nhất phần lục địa, trên đỉnh gần như quanh năm tuyết bao phủ trắng xóa. Nhìn chung phía đông, địa hình chủ yếu là đồi núi, một số nơi ăn ra sát biển tạo sự chia cắt nên có ảnh hưởng lớn đến chế độ khí hậu vùng ven biển và nội địa Ôtraaylia. Dọc theo bờ biển, nhất là vùng đông nam có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, dân cư tập trung đông. Trên các vùng núi có nhiều hồ nước ngọt, rất giàu về khoáng sản. - Địa hình các đảo Các đảo Châu Đại Dương, địa hình chia làm hai kiểu: + Kiểu đảo lục địa Là những đảo lớn như các đảo Niu Ghinê, Niu Dilen, Taxman, Niu Calêđôni,… địa hình chủ yếu là núi phân bố ở vùng trung tâm, còn ven biển là các đồng bằng thấp nhỏ hẹp. Trên đảo Niu Ghinê, địa hình đồng bằng ở phía nam, sát biển có nhiều vùng trũng thấp tạo cảnh quan rừng ngập nước, đầm lầy, còn ở phía bắc là miền đồi núi. Dãy núi chính là Maoki (Maoke), nơi có các đỉnh núi rất cao như ngọn Giaia (thuộc Inđônêxia), Vinhem (cao nhất cho lục địa Ôtrâylia và các đảo Châu Đại Dương). Ở đây có nhiều núi lửa, một số vẫn còn đang hoạt động. Quần đảo Niu Dilen, chủ yếu là địa hình núi ở cả hai đảo chính. Trên đảo Nam có dãy núi chính Anpơ Niu Dilen (Southern Alps) với nhiều ngọn cao trên 2.000 m, trong đó có ngọn núi Cuc với 3.764m, là cao nhất cả quần đảo. Đảo bắc có ngọn Ruapehu cao 2.795m, là nơi núi lửa vẫn còn hoạt động. Đặc biệt ở 2 đảo, nhất là đảo bắc có rất nhiều suối phun nước nóng nổi tiếng, đây là một trong những trung tâm giếng phun nước nóng lớn trên thế giới (nơi khác như Aixơlen, Camsatca, …). Ngoài ra trên các đảo cũng có rất nhiều hồ nước ngọt. Ven theo đảo bắc, bờ biển rất khúc khuỷu tạo nhiều vũng vịnh. Đảo Taxman ở đông nam Ôtrâylia, có địa hình chủ yếu là đồi núi, xen lẫn các hồ nước ngọt trên núi, đỉnh núi cao nhất đảo là Ôxa (Osa) cao 1.617m. + Kiểu đại dương Gồm hầu hết các dảo nhỏ còn lại, được hình thành từ nguồn gốc núi lửa và san hô đã nêu ở phần trước, các đảo kiểu này chiếm số lượng lớn, phân bố ở phía tây Ôtrâylia, nằm rãi rác nam Thái Bình Dương. Một số đảo núi lửa còn hoạt động, các đảo san hô, đặc biệt có đảo san hô dạng vành khăn, đường kính rộng từ 2-150km, địa hình thuận lợi cho tàu bè trú ẩn. Xung quanh các đảo Châu Đại Dương có nhiều vực thẩm, trong đó vực sâu nổi tiếng Marian (sâu 11.022 m) và nhiều vực khác. Hình 4.4. Đỉnh núi Cuc, cao nhất ở Niu Dilen với lớp băng tuyết phủ trắng gần như quanh năm - Khoáng sản + Đặc điểm chung Lục địa Ôtrâylia và các đảo Châu Đại Dương, nguồn khoáng sản không phong phú, dồi dào như ở các lục địa lớn khác, tuy nhiên cũng có một số quặng có trữ lượng đáng kể, đặc biệt là vàng, uranium, đá quý, đồng, kim cương,… Trong đó nguồn tài nguyên vàng có ý nghĩa quan trọng, chính sự dồi dào về kim loại quý này, đã thu hút một phần lớn dân Châu Âu trước đây di cư sang để tìm vàng. Lịch sử khai thác vàng còn ghi lại ở vùng đất rộng lớn và xa xôi này đối với người Âu là vào năm 1851, do tình cờ khai hoang đất đai người ta tìm thấy vàng ở hai vùng Victoria và New South Wales. Tiếp theo là các cuộc đổ xô tìm kiếm mạnh về phía tây, chính nơi đây lại là những nơi có vàng đáng kể, với nhiều mỏ có trữ lượng rất lớn như Coolgardie, Kalgoorlie, Laverton,… Vào những năm 70 của thế kỉ XX, vùng cao nguyên Kimbơcli nổi tiếng về kim cương, một khoáng sản quý hiếm tưởng chừng có nhiều ở Xibia, phía bắc Nam Mỹ và lục địa Phi. Theo các nguồn tài liệu đánh giá, đầu thế kỉ XXI, Ôtrâylia có trữ lượng cao và khai thác một sản lượng các quặng quan trọng: sản lượng sắt khoảng 10% (thứ 3 trên thế giới), kim cương khoảng 40% (nhất thế giới), vàng khoảng 10% (thứ 3 thế giới), niken khoảng 6% (thứ 4 thế giới), uranium khoảng 7% (thứ 5 thế giới),…Riêng vàng, mỗi năm Ôtrâylia khai thác khoảng 200 tấn và là một trong các nước khai thác, sản xuất vàng lớn trên thế giới. Những năm gần đây, còn phát triển thêm việc khai thác đá quý ở vùng đông nam. Bên cạnh Ôtrâylia còn là nước có trữ lượng về than đá lớn nhất vùng nam bán cầu. + Các khu quặng mỏ quan trọng trên lục địa. Vùng tây nam lục địa với nhiều khu mỏ nổi tiếng như Coolradie, Kalgoorlie, Dundas, Laverton,… Nơi đây có nhiều mỏ vàng trữ lượng lớn, bên cạnh nhiều quặng niken, than đá, chì, sắt, titan,… Gần đây còn phát hiện và khai thác các mỏ dầu khí nơi đây.. Vùng tây bắc tập trung nhiều mỏ sắt ở gần Marble Bar, vùng sông Fizroy,…một số mỏ vàng, bôxit cũng phân bố gần đó.. Vùng phía nam và đông nam lục địa, nhất là trên các vùng uốn nếp cổ sinh cũng là nơi tập trung các quặng mỏ quan trọng, đặc biệt là vùng Broken Hill, nơi đây có trữ lượng lớn về bạc, chì, kẽm, uranium, sắt, đồng, vàng, đá quý,…Vùng núi đông nam còn có các quặng than đá lớn và vàng rất lớn (thuộc vùng Victoria, New South Wales).. Vùng núi uốn nếp cổ sinh và tân sinh ở duyên hải phía đông rải rác từ bắc về nam có chứa nhiều vàng, than đá, đồng, kẽm, sắt, pyrit, thiết,…Bôxit và côban còn có nhiều ở bán đảo York.. Vùng phía bắc, trên các bán đảo và quanh đồng bằng Cacpentaria có nhiều mỏ bôxit, đồng, niken, bạc, mangan, thiết,…Cao nguyên Kimbơcli có mỏ kim cương với trữ lượng lớn.. Vùng trung tâm nội địa là những bồn nước ngầm vĩ đại, nguồn tài nguyên quan trọng đối với việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt ở Ôtrâylia ngày nay. + Quặng mỏ quan trọng trên các đảo Trên các đới uốn nếp Tân Sinh thuộc các đảo Châu Đại Dương, tại một số đảo lớn có chứa mhiều quặng mỏ quan trọng như:. Đảo nam Niu Dilen nổi tiếng về quặng thủy ngân với trữ lượng lớn, bên cạnh còn có mỏ vàng, dầu mỏ, than đá. Còn trên đảo bắc có nhiều giếng phun, nước ngầm chứa nhiều khoáng chất.. Đảo Niu Ghinê, tại miền tây bắc có vàng, dầu khí, platin,…Đảo Calêđôni có nhiều quặng niken (trữ lượng đứng thứ hai trên thế giới). Đảo Sôlômôn có các mỏ đồng, chì… Đảo Phitgi có mỏ mangan. Các đảo nhỏ khác còn lại, ít về khoáng sản, chủ yếu là một số mỏ ngoại sinh như trên đảo Nauru, Tahiti có mỏ phôtpho. Hình 4.5. Lược đồ khoáng sản Ôtrâylia và các đảo Châu Đại Dương 3.1.4. Khí hậu a. Đặc điểm chung Ôtrâylia là lục địa có khí hậu nói chung là nóng và khô, một phần lãnh thổ rộng lớn ở trung tâm và phía tây là nơi khô hạn, hiếm mưa. Ở đây vào các tháng mùa hè (nam bán cầu), nhiệt độ trung bình thường khoảng 350C, nhiều khu vực trong nhiều năm không có mưa. Vùng nội địa Ôtrâylia còn biểu hiện những mặt khí hậu khác thường, nhiễu loạn thời tiết, nhiều khi mưa bất ngờ như trút nước, làm ngập tràn, mênh mông nước đối với các vùng khô hạn trước đây. Vào mùa đông (nam bán cầu), vùng trung tâm, phía nam và các đỉnh núi cao có khí hậu rất lạnh, một số nơi băng giá bao phủ. b. Các nhân tố hình thành khí hậu - Vị trí địa lí Lãnh thổ lục địa Ôtrâylia nằm chủ yếu trong vòng đai nhiệt đới nên hàng năm nhận được một lượng bức xạ mặt trời khá lớn, khoảng 140 kcal/cm2, nhiệt độ cao, rất nóng. Mặt khác, đường chí tuyến nam chạy qua giữa lãnh thổ lục địa này tạo tính chất khí hậu chí tuyến rất điển hình. - Hình dạng và kích thước Tuy kích thước nhỏ, nhưng lãnh thổ có hạng hình khối rõ nét cùng với sự phân bố hai bên chí tuyến nam đã góp phần mang lại cho Ôtrâylia với những biểu hiện đặc trưng của chế độ gió mùa nội chí tuyến miền nam bán cầu. - Địa hình Lục địa Ôtrâylia tuy bề mặt đơn giản, ít bị chia cắt, nhưng do ảnh hưởng của hướng các dãy núi cao phía đông, các cao nguyên, sơn nguyên phía tây, đã có tác dụng rất lớn trong việc ngăn cản gió từ biển thổi vào trong nội địa, làm cho các khu vực phía sâu bên trong là những nơi khô khan, ít mưa và là những vùng hoang mạc lớn nhất nam bán cầu, ngay cả vùng đồng bằng nội địa cũng là nơi có lượng mưa rất thấp. - Dòng biển + Dòng biển ấm Tây bắc có dòng biển ấm Timo, đông và đông nam là dòng biển ấm Đông Ôtrâylia. Các dòng biển ấm này góp phần tăng cường độ ẩm, tuy nhiên do ảnh hưởng của bức chắn địa hình nên chủ yếu gây mưa cho khu vực ven biển, càng vào sâu trong nội địa vai trò thể hiện không đáng kể. + Dòng biển lạnh Gần như toàn bộ phía tây được án ngữ bởi dòng biển lạnh Tây Ôtrâylia làm tăng tính nghịch nhiệt, hiếm mưa cho dù độ ẩm cao. Chính điều này mang lại cho vùng phía tây và cả đi vào trung tâm rất khô hạn, nhiều nơi sa mạc, hoang mạc ăn sát ra tận biển (giống hoang mạc Atacama ở Nam Mỹ do sự án ngữ của dòng biển lạnh Pêru phía tây). Hình 4.6. Sơ đồ các dòng biển lớn chảy quanh lục địa Ôtrâylia c. Đặc điểm thời tiết thay đổi theo mùa trên lục địa - Mùa hè nam bán cầu: Vào mùa hè ở nam bán cầu, tức là vào thời điểm chính là tháng 1, lúc bấy giờ mặt trời chuyển động biểu kiến ở chí chuyến nam, do lục địa nhận được nguồn bức xạ dồi dào nên nhiệt cao, nhất là vùng nội địa (do tính chất bề mặt đệm). Phần lớn lãnh thổ Ôtrâylia lúc này có nhiệt độ trung bình là từ 280 C đến 320 C, các miền hoang mạc phía tây, trung tâm là những nơi có nhiệt độ cao nhất. Do nằm gần chí tuyến, được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ cao nên phía bắc và tây bắc hình thành một trung tâm áp thấp Ôtrâylia. Vì nằm gần vùng áp hạ xích đạo nên các áp hạ này nối liền nhau tạo thành một đai áp hạ rộng lớn bao phủ phần lớn lục địa (khoảng từ vĩ tuyến 300 N trở lên). Phía tây nam và nam ngoài khơi được bao bọc bởi áp cao Nam Ấn Độ Dương. Còn đảo Bắc Niu Dilen và nam Pôlinêxia thì nằm trong đai áp cao Nam Thái Bình Dương. Riêng các phía đông bắc nằm trong đai áp cao Bắc Thái Bình Dương (Haoai). Với sự phân bố khí áp như trên, ở Ôtrâylia và các đảo vào mùa này có các loại gió: Bắc Ôtrâylia và các đảo phía bắc nằm trong vùng hoạt động của khu vực gió mùa tây bắc, thời tiết ẩm mát, có mưa nhiều. Gió này thổi đến tận vĩ tuyến 200VN, nhưng càng vào sâu bên trong, do ảnh hưởng của bức chắn địa hình nên càng suy yếu, bị biến tính và ít mưa. Phần trung và nam Ôtrâylia chịu sự thống trị của gió mậu dịch động nam thổi từ ngoài biển vào tuy nhiên do ảnh hưởng của bức chắn địa hình và đi qua lục địa khá dài nên không khí khô, nóng, thời tiết ổn định và không mưa. Chỉ một phần ven biển phía đông, sườn đón gió và có dòng biển ấm nên ẩm ướt và mưa khá nhiều. Đảo Taxmania và nam Niu Dilen do chịu ảnh hưởng của gió tây nam bán cầu, do đi qua vùng biển nên độ ẩm cao, thời tiết mát mẻ dưới 200C và có mưa điều hòa, nhất là các nơi đón gió ở bờ tây, tây bắc,… Các đảo còn lại ở Châu Đại Dương nằm trong đới gió mậu dịch đông bắc bắc bán cầu và cả gió mậu dịch đông nam nam bán cầu, có thời tiết dịu mát và mưa nhiều vì gió từ biển thổi vào nhất là các sườn đón gió, đặc biệt là trên đảo Haoai có lượng mưa rất lớn. Hình 4.7. Sơ đồ phân bố chế độ nhiệt trung bình, trung tâm khí áp và hướng gió chính trên lục địa vào thời kỳ mùa hè - Mùa đông nam bán cầu: Vào mùa đông nam bán cầu (mùa chính là tháng 7), thì thời tiết diễn biến ngược lại so với mùa hè. Lúc này mặt trời chuyển động biểu kiến lên bắc bán cầu, nên bên trong nội địa Ôtrâylia nhận được lượng bức xạ thấp, nhiệt độ trung bình dưới 200C. Sự hóa lạnh mạnh, nhiệt độ thấp là điều kiện để hình thành trên lục địa một trung tâm áp cao Ôtrâylia. Với trị số áp khoảng 1.020 milibar, dãy áp cao này bao phủ gần như khắp lục địa và nối với các áp cao Nam Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương một vùng áp cao liên tục. Liên quan với sự phân bố khí áp trên, làm cho phần lớn lãnh thổ Ôtrâylia nằm trong sự hoạt động của đới gió mùa đông nam nam bán cầu (từ các vĩ tuyến 32-330VN trở về bắc), gió này thổi từ bên trong lục địa ra nên khô lạnh, thiếu hơi nước cho nên khô, không mưa. Vùng duyên hải phía đông, có chế độ gió phức tạp: Khu vực nằm từ chí tuyến nam trở về bắc có mưa khá nhiều do gió mậu dịch đông nam từ áp cao Nam Thái Bình Dương thổi vào, lại qua dòng biển ấm chảy ven bờ. Sự hoạt động của gió này trong mùa hè ở đây là mạnh hơn và rộng hơn, hướng di chuyển tiến về phía bắc nhiều hơn so với thời kỳ mùa trước. Từ chí tuyến nam trở về các vĩ tuyến 30-320VN và cả vùng cực nam Ôtrâylia nằm trong khu vực gió thổi theo nhiều hướng tây nam, tây bắc, nam, tuy nhiên do bức chắn địa hình và đi qua lục địa khá dài nên có thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Riêng miền cực đông nam vào mùa này có thời tiết rất lạnh, vì nằm ở vùng núi cao. Còn ở các đảo Taxmania, quần đảo Niu Dilen, gió Tây nam bán cầu thổi từ biển đến vì qua biển, nên dù là mùa lạnh nhưng vẫn mưa khá nhiều, thời tiết âm u. Tóm lại, đại bộ phận lục địa Ôtrâylia vào thời kỳ mùa đông là khô ráo và lạnh, nhiệt độ trung bình 8 – 100C. Trái lại ở các đảo phía bắc thì nóng, nhiệt độ trung bình trên 200 C và có mưa nhiều. Còn các đảo phía đông nam và cực nam Ôtrâylia thì có thời tiết mát lạnh và có mưa khá. Hình 4.8. Sơ đồ phân bố chế độ nhiệt trung bình, trung tâm khí áp và hướng gió chính trên lục địa vào thời kỳ mùa hè - Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Do đặc điểm về diễn biến theo mùa nêu trên, về lượng mưa so với các lục địa khác nam bán cầu, Ôtrâylia có chế độ mưa rất ít và phân bố rất không đồng đều. Các vùng duyên hải phía đông, phía bắc và rìa tây nam, đông nam có lượng mưa khá, trung bình từ 1.000mm/năm trở lên. Các vùng đồng bằng nội địa trái lại có lượng mưa rất thấp, trung bình dưới 250mm/năm, riêng bồn địa trung tâm có lượng mưa thấp nhất lục địa (khoảng 100mm/năm). Còn trên các đảo, do ảnh hưởng của chế độ biển và nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm mát nên có lượng mưa khá hơn nhiều so với lục địa, như ở Niu Ghinê từ 2.000- 3.000mm/năm, đặc biệt ở quần đảo Haoai là một trong những nơi có lượng mưa rơi cao nhất trên trái đất. Trên các đảo nhất là các đảo vùng xích đạo có mưa gần như quanh năm. Hình 4.9. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên lục địa và các đảo lân cận e. Các đới và các kiểu khí hậu - Đới khí hậu xích đạo Đới khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm gồm có các phần lãnh thổ phía bắc đảo Niu Ghi nê, quần đảo Bixmac cho đến quần đảo Xôlômôn. Tại các nơi này quanh năm thống trị khối không khí xích đạo nóng, ẩm ướt, mưa nhiều và rất đều trong năm, trung bình 3.000-4.000 mm/năm, nhiệt độ ở đây quanh năm cao từ 25-270C, biên độ nhiệt các tháng tương đối nhỏ. - Đới khí hậu nhiệt đới + Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm (nhiệt đới gió mùa): Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm phần lớn ven biển phía bắc, đông bắc và các đảo phía bắc. Ở đây mùa hè có gió mùa tây bắc và gió mậu dịch động nam thổi rất mạnh từ biển vào nên có mưa nhiều, còn mùa đông, thì gió hoạt động có yếu hơn. Lượng mưa trung bình năm trên lục địa là 500–1.500 mm/năm, còn các đảo là 1.000–2.000 mm/năm, chế độ nhiệt tuy có thay đổi chút ít theo mùa nhưng nhìn chung là vẫn cao, vào mùa đông không xuống dưới 200C. Hình 4.10. Lược đồ các đới và kiểu khí hậu Ôtrâylia + Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa chiếm phần lớn nữa phía bắc còn lại, kéo dài từ sườn tây dãy Đông Ôtrâylia trở về phía tây ăn ra sát biển. Trong khu vực này, quanh năm thống trị bởi khối không khí lục địa nóng và khô, độ ẩm trung bình dưới 50%, lượng mưa rơi rất thấp, trung bình không quá 250 mm/năm, đối lập với kiểu khí hậu trên. Mùa hè ở đây rất nóng và khô khan, bão bụi, mùa đông thì khô lạnh, có khi có băng giá do không khí cực xâm nhập lên. Bên cạnh hai kiểu trên, còn có một kiểu đặc trưng chỉ có nơi này đó là khí hậu nhiệt đới trên các đảo như Haoai, Viti Leevu, Toonga,…Ở đây có đặc điểm chung là có gió mậu dịch thổi qua bề mặt đại dương vào đảo nên điều hòa, mát, ẩm ướt, mưa nhiều và gần như quanh năm. Lượng mưa trung bình trên các đảo thay đổi từ 3.000 – 5.000 mm/năm trên các sườn đón gió, và 1.000 – 1.500 mm/năm trên các sườn khuất gió. Đặc biệt, trên sườn núi đông bắc đảo Haoai, có lượng mưa rất cao, khoảng 12.000 mm/năm, ở đây có trên 300 ngày là có mưa. - Đới khí hậu cận nhiệt đới + Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa: Chiếm phần lớn diện tích kéo dài từ trung tâm lục địa, kéo dài từ kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa kéo dài xuống tận vùng ven biển phía nam vịnh Ôtrâylia lớn, ngoại trừ một phần nhỏ khu vực tây nam, đông nam và nam Trường Sơn Ôtrâylia. Do hướng gió cũng như ảnh hưởng của bức chắn địa hình nên lượng mưa ở đây tương đối thấp giống đới khí hậu nhiệt đới lục địa bên trên dẫn đến hình thành rất nhiều hoang mạc, sa mạc ở phía tây. + Kiểu khí hậu cận nhiệt hải dương: Chiếm phần lớn lãnh thổ phía nam dãy Trường Sơn Ôtrâylia. Do ảnh hưởng của các luồng gió từ biển vào các mùa và đi qua dòng biển nóng nên lượng mưa tương đối cao hơn lục địa, trung bình khoảng 500mm/năm. + Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Ở vùng duyên hải phía tây nam và đông nam thuộc kiểu khí hậu này. Mùa hè khô hạn, thời tiết ổn định, còn mùa đông thì ẩm mát có mưa nhiều, do ảnh hưởng của gió Tây Nam Bán Cầu, có lượng mưa trung bình trên 500 mm/năm. Bên cạnh hai kiểu trên, còn có một kiểu đặc trưng chỉ có nơi này đó là khí hậu cận nhiệt trên các đảo giống kiểu khí hậu hải dương, tuy nhiên lượng mưa tương đối cao hơn, đặc biệt là ở các sườn đón gió như trên đảo Bắc Niu Dilen với lượng mưa lên đến trên 1.000mm/năm. - Đới khí hậu ôn đới Kiểu khí hậu này chỉ chiếm một phần nhỏ ven biển phía đông nam, trên đảo trong vùng đông nam như Taxmania, Nam Niu Dilen, Chatam,…ở đây quanh năm chịu thống trị khối không khí ôn đới hải dương và có gió tây hoạt động mạnh, đều đặng nên có mưa nhiều, điều hòa, thời tiết luôn ẩm ướt, mùa đông thì lạnh giá, trên các miền núi thường xuyên có băng giá trong năm. Lượng mưa trung bình trên 2.000 mm/năm ở đảo Nam, và trên 1.000 mm/năm ở đảo Taxmania. Bờ, sườn phía đông có lượng mưa kém hơn bờ, sườn phía tây của các đảo. 4.1.5. Thủy văn a. Sông ngòi - Đặc điểm chung Ôtrâylia có hệ thống sông ngòi thuộc hàng kém phát triển nhất. Đa số diện tích lãnh thổ có khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp nên chế độ sông nội lưu, dòng tạm thời hoặc các dòng sông chết (ở Ôtrâylia gọi là Creet) chiếm gần 40% diện tích lưu vực các sông. Lớp dòng chảy tại vùng lục địa này thuộc vào loại thấp nhất trên thế giới, hơn cả lục địa Phi, trung bình chỉ khoảng 40 mm. Sông ở đây chủ yếu được cung cấp nước từ mưa, mà ở đây phần lớn là khô hạn, lượng mưa rơi thấp nên các dòng sông thường xuyên thiếu nước, thường thể hiện trên bản đồ là các vệt đứt quãng và trên thực tế thường là các thung lũng khô hạn kéo dài từ phía tây dãy Trường Sơn qua khu vực trung tâm lục địa về tận phía tây. Còn trên các đảo lớn, do mưa nhiều, điều hòa nên có nhiều sông, nước đầy, đều hòa quanh năm nhưng vì diện tích lãnh thổ nhỏ nên các sông đều ngắn. Các sông trên các đảo Niu Dilen, Niu Ghinê mang những đặc trưng này. Trên đảo Niu Dilen số các sông còn bị đóng băng trong mùa đông. Niu Ghinê là nơi có lớp dòng chảy thuộc vào loại cao nhất trên thế giới, trung bình là 1.000 mm. - Các dòng sông quan trọng + Sông Mơrây-Đaclinh (Murray – Darling): Sông Mơrây dài 2.520km, bắt nguồn từ miền núi phía tây dãy Trường Sơn Ôtrâylia, thuộc miền đông nam lục địa rồi chảy qua miền đồng bằng đông nam và đổ vào vịnh Ôtrâylia Lớn. Phụ lưu quan trọng của sông là Murrumbidgee, dài 1.690km. Sông Đaclinh dài 3.070km cũng bắt nguồn miền núi phía tây dãy Trường Sơn Ôtrâylia, nhưng một phần lưu vực sông chảy trong miền khô hạn nên lượng nước không đều hòa và không thường xuyên có trên cả dòng. Hai sông hợp với nhau tại miền hạ lưu ở Miuđura (Mildura), tạo thành hệ thống sông hợp nhất hai tên. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là do mưa, nhiều nhất là miền đông nam nên Mơrây có lượng nước điều hòa hơn Đaclinh. Bên cạnh hệ thống sông còn có nguồn cung cấp nước đáng kể từ tuyết tan trên dãy Trường Sơn Ôtrâylia. Sông có nước lớn vào mùa xuân hè, về mùa đông thì có lượng nước kém. Lưu lượng trung bình của sông là 270 m3/giây, mực nước giữa mùa lũ và mùa cạn có thể chênh nhau đến 10m. Diện tích lưu vực hệ thống sông là 1.070.000km2. Mơrây-Đaclinh là hệ thống sông duy nhất có nguồn nước phong phú ở Ôtrâylia, chảy qua miền đồng bằng khô hạn, hiếm mưa nên có ý nghĩa kinh tế cao về mặt tưới ruộng, chăn nuôi gia súc, ngoài ra sông cũng có giá trị cao về mặt thủy điện và giao thông. Trên dòng sông có nhiều loài động vật lạ sinh sống như cá phổi, thú mỏ vịt,... + Các sông khác: Các sông khác còn lại đều ngắn và thường xuyên thiếu nước, đứt quãng. Miền bắc Ôtrâylia có nhiều sông hơn cả vì nằm trong khu vực có mưa nhiều vào thời kỳ mùa hè nam bán cầu như các sông Victoria, Phliuđơ, Asbơtơn, Cupơ,… Hình 4.11. Hệ thống Mơrây-Đaclinh là hệ thống sông duy nhất có nguồn nước phong phú ở Ôtrâylia b. Hồ - Đặc điểm chung Ôtrâylia có nhiều hồ, đa số các hồ với nồng độ muối rất cao vì có nguồn gốc tàn tích từ những vùng trũng thấp nhất của lục địa dưới mực nước biển được nâng lên dần ở Đại Tân Sinh. Các hồ thường thay đổi diện tích mặt nước: mùa khô thì khô cạn, ven theo hồ có chứa nhiều muối, thạch cao, hình thành dạng đầm lầy,…lúc có mưa nhiều thì nước hồ dâng mênh mông, rộng lớn. Các hồ trên các đảo thường có nguồn gốc từ miệng núi lửa đã tắt hoặc do băng hà tạo thành nên chủ yếu là nước ngọt, có phong cảnh đẹp. Nhìn chung các sông, hồ ở Ôtrâylia có giá trị thấp về kinh tế, chỉ một số ít phục vụ tốt cho nông nghiệp và du lịch. - Một số hồ Hồ lớn nhất lục địa là hồ Âyrơ, rộng 9.500km2 và là nơi thấp nhất lục địa (-16m), vào mùa mưa có nhiều nước, diện tích mặt nước có thể lên đến 15.000km2, mùa khô là một đầm lầy rộng lớn, không có bờ rõ rệt. Một số hồ khác như Tôren, Amadôi, Bach, Canêgi,… Niu Dilen còn là xứ sở của hồ miền núi, nhiều giếng phun nước nóng độc đáo. Hồ lớn nhất nằm trên Đảo Bắc: hồ Taupo, các hồ khác như hồ Wanaka, hồ Pukaki... c. Nước ngầm, giếng phun Nam Mỹ không có nhiều băng hà lục địa và núi cao như Á-Âu hay Bắc Mỹ, bù lại nơi đây có rất nhiều nước ngầm, giếng phun nổi tiếng. Do ảnh hưởng của cấu tạo các lớp nham tạo thành lục địa, vận động địa chất trong các đại kéo dài đến nay vận động Tân Sinh vẫn còn đang tiếp diễn nên ở đây hiện tượng giếng phun, suối phun nóng, các bồn nước ngầm khá phổ biến. Ôtrâylia có rất nhiều giếng phun (đến hàng ngàn giếng) và tập trung thành những khu vực lớn được gọi là bồn nước ngầm hay là các lòng chảo nước ngầm thuộc vào loại lớn nhất trên thế giới. Tại các bồn địa này, có nhiều nơi giếng tự phun hoặc có thể đào thành giếng nước ngầm sẽ phun trào lên mặt đất dễ dàng. Tổng diện tích các bồn nước ngầm ở Ôtrâylia ước khoảng 2,5 triệukm2, trong đó bồn phun nước lớn nhất lục địa: rộng 1,5 triệukm2, nằm ở phía đông lãnh thổ từ vùng vịnh Cacpentaria cho đến miền thượng lưu các sông thuộc lưu vực sông Đacling phía tây dãy Trường Sơn, nằm ở độ cao khoảng 200m so với mực biển. Các lòng chảo nước ngầm được hình thành từ các nguồn nước mạch, do cấu tạo của các lớp nham xếp tầng ở giữa trũng, cao ở miền đông và tây. Các tầng đá này có cấu trúc khác nhau: tầng chứa nước giữa là lớp cuội sỏi, tơi xốp thấm và di chuyển được nước được hình thành vào kỷ Jura, còn tầng dưới là đá trầm tích không thấm nước thuộc đại Cổ Sinh và tầng trên là tầng đá phiến không thấm nước thuộc kỷ Crêta, được hình thành muộn hơn. Phía đông của các bồn có chế độ mưa nhiều, lượng nước nhiều hơn phía tây, nước thấm và đi vào tầng chứa nước ngày càng nhiều và gây một áp lực lớn tập trung mạnh tại vùng trũng, kết quả là nếu có một khe hở, lỗ giếng tự đào đụng đến phía trên tại các vùng áp lực này, lập tức nước ngầm sẽ phun trào lên. Các Bồn nước và giếng phun phân bố ở miền khô hạn, ít mưa sâu trong nội địa tạo nên những vùng đồng cỏ lớn ở Ôtrâylia (nhất là hai vùng Queensland và South Australia), chính vì thế giếng phun có vai trò quan trọng trong việc chăn nuôi, nhưng không thích hợp lắm cho việc trồng trọt vì trong thành phần nước có nồng độ muối cao. Còn ở Niu Dilen thì lại nổi tiếng về các giếng phun nóng, đây là giếng phun có nhiệt cao, vì vậy Niu Dilen có nguồn trữ năng địa nhiệt rất lớn, nguyên nhân hình thành là do quần đảo này nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, tại đây cuộc vận động đang xảy ra mạnh và có nhiều vết nứt sâu từ bên trong lòng đất tạo thành. Các giếng phun này có nguồn nhiệt cao thường trên 1000C và có thể vượt trên 2000C, tại các giếng này nước sôi sùng sụt, phía trên là dòng hơi sương nóng bay lên. Một số giếng phun lên theo từng đợt kèm theo những tiếng nổ lớn, ngoài nước còn có hơi nước khí, đất bùn và đá bắn lên phía trên và các cột nước có thể cao đến hàng chục mét. Ngoài ra còn kèm theo một số nham thạch có màu đen, bùn nhão,… Vùng phun nước nóng nổi tiếng nhất là thượng nguồn vùng sông Waikato, nằm trên Đảo Bắc, trong đó có suối phun cách quãng kỳ lạ, thường cứ một giờ đồng hồ thì nước phun lên có khi tạo thành cột cao đến 30, 40m, tạo quang cảnh độc đáo có tên là Rotulova nằm trong cánh đồng địa nhiệt Rotulwa. Các giếng phun ở đây, trong nước có chứa nhiều khoáng chất, có thể chữa được một số bệnh của con người. Ngoài ra do có nguồn nhiệt cao, dồi dào nên còn là nơi cung cấp nhiệt lượng quan trọng, tại vùng sông Waitako có trạm phát điện địa nhiệt Waitaki lớn nổi tiếng trên thế giới. Nguồn địa nhiệt được sử dụng rộng rãi ở Niu Dilen phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày của người dân, sản xuất công nghiệp, chữa bệnh và còn là nơi phát triển du lịch. Từ xa xưa hàng ngàn năm về trước những thổ dân Maori tại quần đảo này đã biết sử dụng nguồn nước để nấu chín thức ăn (lúc này thổ dân lục địa Phi dùng cát nóng ở Sahara để luộc trứng chim đà điểu, để nướng bánh). 4.1.6. Thổ nhưỡng So với các lục địa khác, vì địa hình ít bị chia cắt, bằng phẳng do đó thỗ nhưỡng ở Ôtrâylia cũng phân bố đơn giản hơn. Việc hình thành đất nơi này chịu ảnh hưởng lớn của chế độ khí hậu, lượng mưa. Trong cùng 1 vĩ độ nhưng ở miền đông rất khác so với trung tâm và miền tây (phi địa đới) a. Phía tây Chạy dọc theo ven biển phía tây: tây bắc do nhận được lượng mưa nhiều, điều hòa nên đất ở đây chủ yếu là đất đỏ feralit xavan ẩm, trung tâm phía tây do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên chủ yếu là đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt đới kéo dài từ vùng trung tâm lan ra sát biển, còn phía tây nam đỡ khắc nghiệt hơn với đất đỏ-nâu xa van phân bố dọc ven biển của các cao nguyên. b. Trung tâm Phía bắc vùng trung tâm do nhận được lượng mưa nhiều, điều hòa nên đất ở đây chủ yếu giống tây bắc là đất đỏ feralit xavan ẩm, càng xuống phía nam là đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt đới chiếm phần lớn, phía nam là các đồng bằng duyên hải với đất hạt dẻ rừng lá cứng, cây bụi và đồng cỏ thưa. Một phần phía đông vùng trung tâm nơi tiếp giáp với Trường Sơn Ôtrâylia là khu vực chuyển tiếp, đất ở đây mang nhiều đặc tính tương tự như phía đông. c. Phía đông Trên khu vực dãy Trường Sơn Ôtraaylia, phía bắc là đỏ feralit xavan ẩm, trung tâm núi cao là sự xen lẫn đất đen, xám nhiệt đới và đất đỏ, nâu xavan. Dọc ven biển do nhận lượng mưa nhiều, điều hòa nên có đất đỏ-vàng feralit rừng ẩm. d. Trên các đảo Trên các đảo do nhận được lượng mưa nhiều, tương đối điều hòa quanh năm nên chủ yếu là đất đỏ-vàng feralit rừng ẩm. Bên cạnh một số đảo như đảo Nam Niu Dilen do ảnh hưởng của khí hậu ôn đới nên có thêm đất Pôtdôn. Hình 4.12. Phân bố các loại thổ nhưỡng trên lục địa Ôtrâylia và các đảo Châu Đại Dương 3.1.7. Sinh vật a. Lịch sử phát triển, đặc điểm chung và sinh vật địa phương điển hình Theo nhiều nghiên cứu, trước đây Ôtrâylia cùng với các lục địa khác thuộc đại lục địa Gonđwana, do đó có rất nhiều loài sinh vật giống Phi, Nam Mỹ. Tuy nhiên, do tách biệt trong một thời gian dài sau đó nên Ôtrâylia cũng phát triển rất nhiều loài mang đặc trưng riêng của mình. Điều này phản ánh rõ sự phát triển độc lập của lục địa từ khi tách khỏi Gonđwana bắt đầu từ cuối trung sinh trở về sau. Thiên nhiên ở lục địa Ôtrâylia và các đảo chủ yếu phát triển ở vùng nhiệt đới nên các thành phần loài cũng thấy phổ biến rất rõ của đặc điểm đới nóng. Kết hợp với địa hình ít chia cắt nên sinh vật ở đây phân bố tương đối đơn giản, ít chịu ảnh hưởng của đai cao. Ngoài ra khí hậu cũng ảnh hưởng quan trọng, nhất là đối với hệ thực vật, đa số các thành phần loài ở đây giỏi chịu hạn, ưa khô, có khả năng thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết. Thực vật ở đây phát triển phổ biến, rộng rãi là các đồng cỏ khô, cây bụi của vùng hoang mạc, bán hoang mạc với nhiều loài có cành lá kém phát triển, thân thường có ruột xốp chứa nhiều nước, nhiều cây mọng nước.. Phần cực nam lãnh thổ, thiên nhiên thay đổi theo hướng khu vực: giữa bờ tây sang đông. Vùng cận nhiệt tại các nơi này và một số điểm miền núi cao vùng đông nam, trên đảo Taxmania, quần đảo Niu Dilen có thêm các thành phần vùng cận nhiệt và ôn đới miền nam bán cầu. Còn trên các đảo phía Bắc lục địa, phổ biến là các thành phần loài miền nhiệt đới ẩm, nhất là trên đảo NiuGhinê. Ôtrâylia và các đảo nằm trong các miền sinh vật là Ôtrâylia-Papua và Pôlinêxia với đặc trưng là có một số loài đại diện chung cho miền nhiệt đới nam bán cầu và một số loài đặc hữu riêng biệt. So sánh với các lục địa khác, thành phần loài ở đây ít hơn và không phong phú, nhưng lại nổi trội hơn cả là tính địa phương như: Cây bạch đàn Cây keo Acacia (keo hoa Cây dẻ phương nam vàng) Cây hình chai (bao báp) Cây Jacaranda Hoa mua Hình 4.13. Một số loài thực vật đặc trưng ở Ôtrâylia Chuột túi (Kangaroo) Thú mỏ vịt Chim trèo cây Vẹt mào đen đuôi đỏ Thiên nga Koala Hình 4.14. Một số loài động vật đặc trưng ở Ôtrâylia + Thực vật điển hình Trên toàn lục địa Ôtrâylia và các đảo Châu Đại Dương có đến 12.000 loài thực vật, trong đó có 9.000 loài mang tính địa phương, chiếm 75% trong tổng số loài. Thực vật phổ biến nhiều nhất và phân bố rộng rãi là các loài bạch đàn. Cây bạch đàn (Eucalyptus) ở đây có đến hàng trăm loài khác nhau từ dạng cây bụi cao vài chục cm cho đến các cây gỗ cao hàng trăm mét, có đường kính rộng đến vài mét, có bộ rễ ăn sâu xuống đất đến vài chục mét. Cây keo Acacia miền nam bán cầu cũng có đến vài trăm loài, nhiều dạng từ cây bụi, cây gai, đến cây thân gỗ, cây lá cỏ thân gỗ (Xanthorrhoea preissi). Cây giẻ phương nam (Nothofagus) đại diện cho miền thực vật Nam Cực cũng xuất hiện ở miền nam Ôtrâylia và trên quần đảo Niu Dilen, Taxmania. Cây hình chai (Brachychiton rupestris), loài thực vật dạng bụi cao có thân rất to, ruột xốp chứa nhiều nước, phát triển phổ biến ở vùng đồng cỏ khô hạn, nửa hoang mạc Ôtrâylia. Cây Ancient có gốc bành to lớn, thân gồ ghề là một trong các loài thực vật có tuổi lâu đời trên trái đất (có từ 1.000-3.000 năm), phổ biến ở vùng rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm miền đông và đông nam. Bên cạnh đó còn có cây Jacaranda và hoa mua làm cho phong cảnh trở nên rất đẹp vào mùa hè (vì ngày nay được trồng nhiều ở các công viên). + Động vật điển hình Về động vật, Ôtrâylia có ít thành phần loài hơn các nơi khác, nhưng ở đây có nhiều loài mang tính địa phương và cổ xưa cao nhiều loài mà ở nơi khác đã tiến hóa hoặc bị tuyệt chủng, đặc biệt nhất là các loài động vật có túi. Chuột túi (Kangaroo) là phổ biến, có đến trên 100 loài khác nhau về sắc lông, kích thước: như Kangaroo đỏ, Kangaroo xám, Kangaroo vàng, một số loài có tốc độ, phóng xa thuộc loại nhất thế giới, đến 5 đến 6 mét. Ngoài Kangaroo, các loài thú ở đây phần lớn đều có túi như mèo có túi, chó sói có túi, thú ăn kiến có túi, chuột nhảy có túi, gấu túi Koala, con sói túi đuôi cáo,… một số loài động vật có túi lạ như con Wombat (Lasiorhirus latifrons), Numbat (Myrmecobices fasciatus), con Dunnat,… Loài thú đơn huyệt cũng là động vật điển hình ở đây, đại diện là con thú mỏ vịt (Ornitho rhynchus anticus) chuyên sống ở vùng sông nước phía đông, có tài bơi lội và bắt cá. Loài chó hoang Dingo, động vật ăn thịt ghê ghớm nhất sống ở các trảng cỏ, nửa hoang mạc. Chim Emu có thể cao đến 2m là loài chim lớn thứ hai trên thế giới hiện nay, có bộ lông màu xám đen sống chủ yếu ở vùng hoang mạc và xavan nội địa. Chim thiên đường có đến hàng chục loài, trong đó có loài chim thiên đường lớn (Para discearudolphi) và chim thiên đường nhỏ (Para minor) có bộ lông rất đẹp, đuôi dài. Chim đàn lia (Menula superba), chim Kookaburra có tiếng hót giống như tiếng cười của con người. Chim thiên nga có bộ lông màu đen tuyền. Bên cạnh còn có chim mồm ếch, chim két. Vẹc có rất nhiều loài, màu lông sặc sỡ như vẹc gala, vẹc xám hồng, vẹc cầu vồng… có loài có mào trên đầu, có bộ lông màu đen thẩm hoặc màu trắng như tuyết. Nơi đây có nhiều bò sát, với nhiều loài mang tính cổ xưa cao, phong phú nhất là các loài thằn lằn có hình thù kỳ lạ như thằn lằn sấm, thằn lằn râu, thằn lằn gai,… Ngoài ra còn có nhiều loài kỳ đà khổng lồ, nhiều loài rắn độc, trong đó có loài rắn độc Taipan (Oxyuranus scutellatus) có thể dài đến 3 mét, có nộc rất độc nổi tiếng là nguy hiểm nhất. Chỉ riêng trên đảo Niu Ghinê có đến 38 loài chim thiên đường, cầy bay, sóc bay, nhiều loài bướm to có cánh màu sặc sỡ, thú lông nhím sống trên cây, lợn rừng Papua, đặc biệt là loại trăn địa phương: trăn xanh (Chondropython viridis) dài từ 1 đến 2 mét có khả năng đổi màu sắc từ vàng tươi đến vàng đục, xanh lục, xanh ngọc, xanh da trời hoặc nâu đen, nâu đỏ. Về thực vât, rừng dồi dào các thành phần nhiệt đới hơn ở lục địa, các loài đại diện như dừa, chuối hoang, dứa dại, ven biển có nhiều thành phần ngập nước. Quần đảo Niu Dilen có loài thực vật lạ, cây Pohutukawa có hoa màu đỏ tươi nở đúng vào đúng dịp lễ giáng sinh, nên còn được gọi là hoa giáng sinh, cây Kauris rất cao to, lá mọc thẳng, gỗ được dùng phổ biến làm nhà, thuyền bè. Động vật có loài thằn lằn từ thời trung đại, con Tuatara (Sphenodon punctatus), chim Kiwi (apteryx australis) cánh và lông bị thoái hóa không biết bay, chim xít tím Karahe có bộ lông màu tím và màu ô liu, vẹc Kea (vẹc Nestor_Nestor notabilis) có mỏ rất cứng dài đến 5cm, chuyên môi bụng cừu chết để ăn mỡ. a. Phía tây Chạy dọc theo ven biển phía tây: tây bắc và tây nam do nhận được lượng mưa nhiều, điều hòa, đất đỏ feralit xavan ẩm nên thực vật có rừng và rừng thưa lá với bạch đàn, xoài, giẻ,…trung tâm phía tây do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chủ yếu là đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt đới do đó chủ yếu là xavan cây bụi và đồng cỏ với các loài như keo gai, bạch đàn, cỏ họ hòa thảo, cây hình chai,… Về động vật cũng giống như thực vật, từ bắc vào nam. Ven biển phía tây bắc và tây nam là Canguru, sóc bay, cá sấu, thú mỏ vịt, đà điểu, chim lia. Phần phía tây còn lại giống phần lớn miền trung tâm lục địa, động vật chủ yếu với các loài chó đingô, canguru, chim papagai, thằn lằn, trăn, đà điểu, rùa, nhím echina,… b. Trung tâm Phía bắc vùng trung tâm giống như tây bắc do nhận được lượng mưa nhiều, điều hòa, đất chủ yếu là đất đỏ feralit xavan ẩm nên chủ yếu là rừng và rừng là cứng với các loài bạch đàn, keo, xoài. Càng xuống phía nam do khí hậu khô hạn, đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt đới nên thực vật chủ yếu là cỏ, cây bụi với các loài keo, bạch đàn lùn, cỏ thưa,…phía nam là các đồng bằng duyên hải đất hạt dẻ rừng với đồng cỏ là chủ yếu. Động vật phía bắc tương tự tây bắc với các loài canguru, sóc bay, cá sấu, vẹt, thú mỏ vịt, đà điểu, dần xuống miền trung tâm là các loài thú mỏ vịt, ngỗng đen và các loài đại diện cho vùng hoang mạc và bán hoang mạc như thằn lằn, trăn, rắn, rùa, nhím, canguru,.... Hình 4.15. Các miền thực vật trên lục địa Ôtrâylia c. Phía đông Trên khu vực dãy Trường Sơn Ôtraaylia, phía bắc có lượng mưa tương đối cao, đất đỏ feralit do đó thực vật có rừng thưa với bạch đàn, xoài xen lẫn với cây gỗ cứng dọc ven biển đông bắc. Phần lớn còn là của dãy Trường Sơn: phía bắc với các loài giống ven biển phía bắc, phía nam là xavan cây bụi và đồng cỏ với các loài keo, bạch đàn, cỏ họ hòa thảo. Động vật đơn giản hơn với ven biển là canguru, sóc bay, vượn tinh tinh, vẹt xám hồng, thú mỏ vịt, đà điểu, chim lia. Phần còn lại của dãy Trường Sơn chủ yếu với rắn, nhím echina, kaola, thú mỏ vịt, ngỗng đen, đà điểu, chim papagai,… d. Trên các đảo Trên các đảo do nhận được lượng mưa nhiều, tương đối điều hòa quanh năm, đất đỏ-vàng feralit nên thực vật chủ yếu là rừng xích đạo với bên cạnh cây thân gỗ còn có dừa, chuối hoang, dứa dại, dây leo, dương xỉ,…động vật với chim thiên đường, cầy bay, sóc bay, trăn xanh, lợn rừng Papua,… Trên Niu Dilen có khí hậu ôn đới, đất Pôtdôn với rừng hỗn hợp, đồng cỏ ôn đới với các loài thông, bách tán, sồi, cây Pohutukawa, cây Kauris,…động vật có thằn lằn, con Tuatara, chim Kiwi, chim xít tím, vẹc Kea,… Hình 4.16. Các miền động vật trên lục địa Ôtrâylia 3.1.8. Các đới cảnh quan a. Vòng đai xích đạo - Đới rừng xích đạo Đới này chủ yếu phân bố ở một số đảo nhỏ phía bắc vùng vịnh Caxpentaria, vịnh Giôdep Bônapac, biển Araphura. Với điều kiện khí hậu xích đạo, nóng ẩm quanh năm nên thành phần sinh vật ở đây rất phong phú, đa dạng. Thực vật với các loài điển hình cho cả Ôtrâylia và Ấn Độ-Mã Lai với nhiều loại gỗ quý. Động vật với các loài sóc túi, gấu túi, nhím túi, vẹt màu đen huyền và nhiều loài chim thiên đường lớn. b. Vòng đai nhiệt đới - Đới rừng nhiệt đới ẩm ven biển Đới này chiếm phần lớn trên đảo Niu Ghinê và một số đảo phía đông bắc, có khí hậu ẩm mát, mưa nhiều và đều hòa quanh năm. Thực vật ở đây có lá thường xanh, thành phần thực vật phong phú và đa dạng, rừng phát triển dày đặc nhất là trên các đảo Niu Ghinê, tại đây còn là nơi sinh sống của một số bộ tộc hoang dã, nhiều nơi còn hoang vắng chưa có bước chân người đến. Rừng ở đây chủ yếu là các loài cây họ đậu, sung vả, dương xỉ thân gỗ, họ dừa, chuối hoang, nhiều loài hoa ký sinh như hoa lan có màu sắc đẹp, cây là cỏ than gỗ, dây soong Calamus có thể dài hàng trăm mét… động vật có các loài chim thiên đường, chim đàn lia, Kanguru, nhím cây, thú ăn kiến có túi, lợn rừng Papua, các loài trăn rắn sống trên cây,… - Đới rừng nhiệt đới (rừng nhiệt đới gió mùa) Đới này chiếm phần lớn dọc ven biển phía bắc và phía đông. Đặc trưng ở đây là mưa tương đối cao nhưng theo mùa. Do nằm gần biển nên mùa đông cũng không khắc nghiệt lắm. Thực vật ở đây bên cạnh các loài cây gỗ cứng còn có xen kẽ các loài bạch đàn, mức chàm, xoài,…Động vật có canguru, sóc bay, chim papagai, cá sấu, vượn tinh tinh, vẹt xám hồng, thú mỏ vịt,…. - Đới xavan và rừng thưa nhiệt đới Đới này nằm trung gian giữa đới rừng nhiệt đới phía bắc và bán hoang mạc và hoang mạc phía nam. Do đó về thực vật và động vật cũng mang tính chuyển tiếp của hai đới trên. Càng vào sâu trong nội địa thì càng thể hiện tính bán hoang mạc và hoang mạc nhiều hơn. - Đới bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới Vùng trung tâm nội địa kéo dài từ phía tây dãy Trường Sơn đến sát biển phía tây lục địa, chiếm hơn 1/3 diện tích Ôtrâylia. Đây là nơi có chế độ lục địa điển hình, lại nằm trên vùng chí tuyến nên rất khô hạn, lượng mưa ở đây trung bình là dưới 250 mm/năm nên không có rừng, cảnh quan chỉ là bán hoang mạc và hoang mạc vùng nhiệt đới với cây gai thấp và bụi cỏ là chính. Càng về phía tây lớp thực vật cỏ và cây bụi thưa dần, nhường chỗ cho các miền sa mạc, các bãi đá băm trơ trụi tạo quang cảnh đơn điệu và buồn tẻ. Các cây cao, to phổ biến cũng là bạch đàn, cây hình chai, keo Acacia, cây mọng nước có hình dạng kỳ lạ. Một số nơi có loài cỏ chông lá nhọn, gân lá rất cứng, dài đến cả mét, tạo cảnh quan chông gai gọi là Mulga Scrub. Động vật với các loài điển hình cho vùng bán hoang mạc và hoang mạc như chó đingô, canguru, chim papagai, thằn lằn, bò cạp, trăn, rắn, đà điểu, rùa, nhím echina,… c. Vòng đai cận nhiệt đới - Đới bán hoang mạc và hoang mạc cận nhiệt đới Đới này chiếm phần lớn lãnh thổ ven biển phía nam vùng trung tâm còn lại. Các cây cao, to phổ biến cũng là bạch đàn, cây hình chai, keo Acacia, cây mọng nước, các loài cỏ chông lá nhọn, gân lá rất cứng. Thành phần động vật đại diện cho các miền trảng cỏ cây bụi và bán hoang mạc, hoang mạc là các loài thú có túi, các loài bò sát phong phú, rùa sa mạc, ếch trâu có kích thước đến 25cm, kỳ đà hoa, chim đà điểu,… loài chó săn đingô sống phổ biến tại đây để săn kangaroo và bắt cả cừu nuôi. Tại đây còn có cả ngựa hoang và lạc đà một bướu hoang sinh sống, đây là nơi duy nhất trên trái đất còn loài lạc đà này. - Đới xavan và đồng cỏ thưa cận nhiệt đới Đới này chiếm một phần phía nam dãy Trường Sơn. Tại đây có mùa khô kéo dài hơn, mưa giảm nhiều chỉ còn không đến 1.500 mm/năm và thấp hơn nữa, độ ẩm giảm xuống đáng kể nên rừng mọc thưa hơn với các loài cây bạch đàn, cây hình chai, cây phi lao, keo, bụi gai và các trảng cỏ. Động vật chuyển tiếp đới rừng nhiệt đới gió mùa và đới bán hoang mạc, hoang mạc. - Đới rừng hỗn hợp và rừng lá cứng cận nhiệt đới (cây bụi lá cứng cận nhiệt Địa Trung Hải) Đới này phân bố ở phía cực tây nam, đông nam. Nơi đây có chế độ mưa nhiều vào mùa đông và khô hạn vào mùa hè của nam bán cầu nên có cảnh quan rất giống vùng Địa Trung Hải (lục địa Á-Âu) Giới thực vật chủ yếu cây bạch đàn có lá cứng và các cây bụi thấp dưới tán rừng. Động vật với các loài cũng tương tự như những đới mưa nhiều ven biển phía đông và phía bắc lục địa. Đây là vùng có vị trí thuận lợi, khí hậu dễ chịu nên được khai thác nhiều để phát triển kinh tế xã hội. - Rừng hỗn hợp cận nhiệt ẩm Đới này chiếm toàn bộ đảo Bắc và một phần bắc đảo Nam Niu Dilen. Do nằm trong khu vực khí hậu cận nhiệt, ẩm ướt, lượng mưa nhiều và điều hòa nên phát triển kiểu rừng với giới thực vật chủ yếu là cây bạch đàn có kích thước to lớn cao đến hàng trăm mét rất phổ biển tại đây, và một số cây dương xỉ thân gỗ, các cây vùng cận nhiệt đới phía nam như giẻ phương nam, thông phương nam, bá hương, lim, gụ, nhiều dây leo phụ sinh. Động vật cũng đại diện là các thú có túi, chim có bộ lông đẹp, gấu Koala, sói có túi (Thilacinus cynocephalus),… Hình 4.17. Các đới cảnh quan Ôtrâylia d. Vòng đai ôn đới - Đới rừng lá kim và hỗn hợp Trên đảo Nam Niu Dilen còn lại và đảo Taxmania do có khí hậu ấm ẩm, mưa nhiều, nhất là vào mùa hè nên hình thành kiểu lá kim và hỗn hợp. Thực vật phổ biến với các loài lá kim như thông phương nam, tùng phương nam, cây bá hương, trong đó đặc biệt là cây Kauri, có thể sống lâu đến hàng ngàn năm, cây Giáng sinh (The New Zealand Christmas tree). Trên các vùng núi đồi hoặc lượng mưa ít hơn thì phát triển một số đồng cỏ ôn đới thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Tại Niu Dilen còn có nhiều loài động vật lạ: loài bò sát tuatara, chim kiwi, xít tím, vẹc nestor, chim cú (Lauhing Owl), một số loài chồn như ferret, weasel, hươu đỏ, ngỗng trời,… Bên cạnh các đới cảnh quan trên, tại một số miền núi cao miền đông nam Ôtrâylia hoặc trên các đảo còn có thêm cảnh quan miền núi với hệ thực vật chính là các loài cận nhiệt ,lá kim. Một số đỉnh núi cao là cảnh quan miền băng tuyết thường xuyên, tuy nhiên các cảnh quan này không đáng kể so với tổng diện tích lục địa và các đảo.