Tin học 12 Tuần 1 - Thu PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
These notes are about Artificial intelligence (AI) and its application, including self-driving cars, disease diagnosis, handwriting recognition, voice recognition, and face recognition, and AI in daily life. Specifically, it covers the topic of AI concepts and applications and contains learning activities and questions designed for the students.
Full Transcript
*Tiết PPCT: 01, 02 Ngày soạn: 19/8/2024* *Tuần* dạy: 01 (Từ ngày 05/9 đến 07/9/2024) *Lớp dạy: 12A2, 12A3, 12A4.* CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC ===================================== TÊN BÀI DẠY: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ ỨNG DỤNG ----------------------------------------- **I. Mục tiêu** **1...
*Tiết PPCT: 01, 02 Ngày soạn: 19/8/2024* *Tuần* dạy: 01 (Từ ngày 05/9 đến 07/9/2024) *Lớp dạy: 12A2, 12A3, 12A4.* CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC ===================================== TÊN BÀI DẠY: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ ỨNG DỤNG ----------------------------------------- **I. Mục tiêu** **1. Kiến thức:** \- Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI -- Artificial Intelligence). \- Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI như điều khiển tự động, chuẩn đoán bệnh, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt, trợ lí ảo,\... **2. Năng lực:** Giải thích được sơ lược về khái niệm AI. **3. Phẩm chất:** Rèn luyện tính kiên nhẫn và tập trung học tập. **II. Thiết bị dạy học và học liệu** \- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên. \- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 12, sách giáo viên Tin học 12, giáo án. **III. Tiến hành dạy học** **HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG** **a) Mục tiêu:** Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau. **b) Tổ chức thực hiện:** **Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ** Hãy nếu một vài ví dụ về ứng dụng của AI mà em biết? **Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ** HS thảo luận theo nhóm. GV quan sát, hỗ trợ HS. **Bước 3: Báo cáo, thảo luận** HS thảo luận và đưa ra kết quả của nhóm mình. **Bước 4: Kết luận, nhận định** GV chiếu slide cho HS thấy được một số hình ảnh về ứng dụng của AI, thuyết trình cho các hình ảnh và video trên slide. **HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI** **a) Mục tiêu:** \- HS có khái niệm về AI, HS có thể chỉ ra và lấy được nhiều ví dụ hơn về AI. \- HS nêu được các ví dụ về ứng dụng AI trong đời sống hàng ngày. **b) Tổ chức thực hiện:** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **SẢN PHẨM DỰ KIẾN** | **HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS** | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **1. Khái Kiệm về AI** | **Bước 1:** Chuyển giao | | | nhiệm vụ | | **Khái niệm:** | | | | **GV:** Chia lớp thành 4 nhóm HS | | AI là khả năng của máy tính có | để thảo luận và đặt câu hỏi: | | thể làm những công việc mang tính | | | trí tuệ của con người như đọc | ? Theo em AI thường được nhắc đến | | chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, | ở đâu và khi nào người ta gắn cho | | lái xe hay khả năng học và ra | một máy móc nào đó có khả năng | | quyết định... | AI? | | | | | **Một số đặc trưng cơ bản của AI | **HS:** Lắng nghe để thực hiện | | nói chung:** | yêu cầu của GV. | | | | | Khả năng học: Khả năng nắm bắt | **Bước 2:** Thực hiện | | thông tin từ dữ liệu và điều | nhiệm vụ | | chỉnh hành vi dựa trên thông tin | | | mới. | **HS:** Thảo luận theo nhóm. | | | | | Khả năng suy luận: Khả năng vận | **GV:** Quan sát và trợ | | dụng lôgic và tri thức để đưa ra | giúp HS. | | quyết định hoặc kết luận. | | | | **Bước 3:** Báo cáo, | | Khả năng nhận thức: Khả năng cảm | thảo luận** ** | | nhận và hiểu biết môi trường xung | | | quanh thông qua các cảm biến và | **HS:** Các nhóm HS đại diện trả | | dữ liệu đầu vào. | lời đưa ra chính kiến của nhóm. | | | | | Khả năng hiểu ngôn ngữ: Hiểu và | Các nhóm HS nhận xét nhau. | | xử lí ngôn ngữ tự nhiên của con | | | người, bao gồm cả việc hiểu văn | **GV:** Điều khiển hoạt động của | | bản và tiếng nói. | các nhóm HS. | | | | | Khả năng giải quyết vấn đề: Khả | **Bước 4: **Kết luận, nhậ | | năng tìm ra cách giải quyết các | n | | tình huống phức tạp dựa trên | định | | thông tin và tri thức. | | | | GV chia sẻ về câu trả lời của | | **Phân chia AI theo chức năng:** | các nhóm. | | | | | 1\) Trí tuệ nhân tạo hẹp hay Trí | **Bước 1:** Chuyển giao | | tuệ nhân tạo yếu, được thiết kế | nhiệm vụ | | để thực hiện một nhiệm vụ cụ | | | thể. | **GV: Trình chiếu | | | [slide](AI.pptx) liên quan đến | | 2\) Trí tuệ nhân tạo tổng quát | ứng dụng của AI v**à đặt câu hỏi? | | hay Trí tuệ nhân tạo mạnh, có | | | khả năng tự học, tự thích nghi | ***?1.*** Em hãy giới thiệu các | | và thực hiện được nhiều công | ứng dụng khác với các mô tả ngắn | | việc giống như con người. | gọn về chức năng của ứng dụng đó, | | | Với mỗi ứng dụng AI, cần yêu cầu | | **Ghi nhớ:** | HS nêu được những đặc trưng nào | | | của AI đã được thể hiện trong ứng | | AI là khả năng của máy tính có | dụng đó. | | thể làm những công việc mang tính | | | trí tuệ của con người như đọc | ***?2.*** Em hãy truy cập các ứng | | chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, | dụng Google Assistant, thực hiện | | lái xe hay khả năng học và ra | một số yêu cầu và cho biết kết | | quyết\ | quả; hoặc tìm hiểu robot thông | | định,\... Mục tiêu của việc phát | minh Atlas hoặc Valkyrie cho biết | | triển ứng dụng AI là nhằm xây | những khả năng của các loại robot | | dựng các phần mềm giúp máy tính | đó? | | có được những đặc trưng trí tuệ | | | như khả năng học, suy luận, nhận\ | **HS:** Lắng nghe để thực hiện | | thức, hiểu ngôn ngữ và giải quyết | yêu cầu của GV. | | vấn đề. Mọi ứng dụng AI trong | | | thực tế đều cần có sự kết hợp ở | **Bước 2:** Thực hiện | | các mức độ khác nhau của những | nhiệm vụ | | đặc trưng trí tuệ nêu trên. | | | | **HS:** Quan sát và lần lượt | | **2. Một số ứng dụng của AI** | thực hiện các yêu cầu. | | | | | **Hệ chuyên gia MYCIN** | **GV:** Quan sát và trợ | | | giúp HS. | | Là một hệ chuyên gia trong lĩnh | | | vực y học Các tri thức cơ bản của | **Bước 3:** Báo cáo, | | MYCIN bao gồm khoảng 600 luật suy | thảo luận** ** | | diễn. Các luật này thực chất là | | | các mệnh đề dạng \"nếu có các | **HS:** Các nhóm HS đại diện trả | | triệu chứng A1, A2,\... thì có | lời đưa ra chính kiến của nhóm. | | kết luận B\". | | | | Các nhóm HS nhận xét nhau. | | Đặc trưng: | | | | **GV:** Điều khiển hoạt động của | | \- Khả năng suy luận | các nhóm HS. | | | | | \- Khả năng giải quyết vấn đề | **Bước 4: **Kết luận, nhậ | | | n | | **Robot và kĩ thuật điều khiển** | định | | | | | Các robot thông minh được coi là | GV chính xác lại các nội dung | | ứng dụng điển hình của AI trong | trả lời của HS và nhận xét của | | lĩnh vực điều khiển. Nhiều loại | HS. | | robot công nghiệp được trang bị | | | kĩ thuật Học máy để thích ứng và\ | | | hoạt động trong môi trường sản | | | xuất, thực hiện các nhiệm vụ cơ | | | khí và kiểm tra chất lượng sản | | | phẩm. Một số robot có hình dạng | | | tương tự con người, được tạo ra | | | để chứng minh khả năng của kĩ | | | thuật robot thay vì hướng vào ứng | | | dụng cụ thể. Một số ví dụ: | | | | | | Đây là robot *Asimo (*xuất hiện | | | lần đầu vào năm 1986*)* hình | | | người đầu tiên trên thế giới được | | | tích hợp một loạt ứng dụng AI như | | | tự động điều khiển (có khả năng | | | di chuyển bằng hai chân), nhận | | | dạng hình ảnh (có thị giác máy để | | | "nhìn thấy\"), nhận dạng tiếng | | | nói (biết chào hỏi bằng ngôn ngữ | | | tự nhiên). Asimo đã tham gia | | | nhiều sự kiện giáo dục trên khắp | | | thế giới, tạo niềm cảm hứng | | | nghiên cứu robot trong giới trẻ. | | | | | | [*https://www.youtube.com/watch?v | | | =hyG52gvZnKw*](https://www.youtub | | | e.com/watch?v=hyG52gvZnKw) | | | | | | Robot Atlas của Boston Dynamics | | | (có khả năng di chuyển bằng hai | | | chân, thực hiện các động tác phức | | | tạp và\ | | | mang vác vật nặng). | | | | | | | | | | | | Robot Valkyrie (robot hình người | | | của NASA được thiết kế để hỗ trợ | | | các phi hành gia trong các nhiệm | | | vụ không gian). | | | | | | | | | | | | **Google dịch (Google | | | Translator)** | | | | | | Nó được truy cập như một ứng dụng | | | web độc lập, thậm chí được tích | | | hợp vào một trình duyệt, giúp | | | nhận dạng và đọc văn bản, tự động | | | phát hiện ngôn ngữ, nhận ra các | | | từ trong hình ảnh và phiên dịch | | | tức thời,\... | | | | | | Đặc trưng: | | | | | | \- Khả năng học | | | | | | \- Khả năng suy luận | | | | | | \- Khả năng nhận thức | | | | | | \- Khả năng giải quyết vấn đề | | | | | | **Có thể giải thích như sau:** | | | | | | Khả năng học (Machine Learning): | | | Google Dịch sử dụng kĩ thuật máy | | | học để cải thiện chất lượng dịch. | | | Hệ thống này có thể học từ dữ | | | liệu đầu vào để tối ưu hoá quá | | | trình dịch và làm cho dịch ngày | | | càng chính xác theo thời gian. | | | | | | Khả năng suy luận: Google Dịch có | | | thể sử dụng các mô hình máy học | | | để thực hiện một số suy luận đơn | | | giản, nhưng không phải là một hệ | | | thống suy luận mạnh mẽ. | | | | | | Khả năng nhận thức: Google Dịch | | | không có khả năng nhận thức môi | | | trường xung quanh, nhận biết | | | người dùng hay tương tác với | | | người dùng ngoài chức năng cơ bản | | | của việc dịch văn bản. | | | | | | Khả năng giải quyết vấn đề: | | | Google Dịch có khả năng giải | | | quyết vấn đề trong việc chuyển | | | đổi văn bản giữa các ngôn ngữ, | | | nhưng không thể giải quyết vấn đề | | | phức tạp hay đòi hỏi sự hiểu biết | | | sâu rộng về ngữ cảnh.Top of Form | | | | | | **Nhận dạng khuôn mặt** | | | | | | Nhiều ứng dụng thực tế đã được | | | triển khai rộng rãi nhờ khả năng | | | này. Từ việc mở khoá điện thoại | | | cho tới việc kiểm tra an ninh để | | | xác định nhân vật trong ảnh hoặc | | | video,\... Facebook cũng ứng dụng | | | nhận dạng khuôn mặt để xác định | | | và gán nhãn tên khá chính xác | | | những người quen xuất hiện trong | | | ảnh của người dùng đưa lên trang | | | cá nhân. | | | | | | Đặc trưng: | | | | | | \- Khả năng học | | | | | | \- Khả năng suy luận | | | | | | \- Khả năng nhận thức | | | | | | \- Khả năng hiểu ngôn ngữ | | | | | | \- Khả năng giải quyết vấn đề | | | | | | **Nhận dạng chữ viết tay** | | | | | | Hiện tại, công nghệ này được sử | | | dụng rộng rãi trong quá trình xử | | | lí hoá đơn và các tài liệu khác | | | trong giao dịch thương mại điện | | | tử, tự động hoá quy trình nhập dữ | | | liệu. Nó cũng được sử dụng để | | | nhận dạng và xác minh chữ kí | | | trong các giao dịch điện tử. | | | | | | Đặc trưng: | | | | | | \- Khả năng học | | | | | | \- Khả năng suy luận | | | | | | \- Khả năng nhận thức | | | | | | \- Khả năng hiểu ngôn ngữ | | | | | | \- Khả năng giải quyết vấn đề | | | | | | **Trợ lí ảo** | | | | | | Các trợ lí ảo này có thể trò | | | chuyện, hỗ trợ nhiều tính năng\ | | | thông minh như tìm kiếm thông | | | tin, gọi điện thoại theo tên có | | | trong danh bạ, đọc tin nhắn, mở | | | nhạc,\... bằng chính\ | | | tiếng nói của người dùng. | | | | | | Đặc trưng: | | | | | | \- Khả năng học | | | | | | \- Khả năng suy luận | | | | | | \- Khả năng nhận thức | | | | | | \- Khả năng hiểu ngôn ngữ | | | | | | \- Khả năng giải quyết vấn đề | | | | | | **Ghi nhớ:** | | | | | | Ngày nay, các ứng dụng AI đang | | | trở thành phổ biến trong nhiều | | | lĩnh vực khác nhau. Có thể kể ra | | | những ví dụ tiêu biểu như điều | | | khiển robot, chẩn đoán bệnh, dịch | | | tự động, nhận dạng khuôn mặt, trợ | | | lí ảo,\... | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP** a\) Mục tiêu: Giúp HS hệ thống khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI. b\) Tổ chức thực hiện: **Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ** **GV** đặt câu hỏi cho **HS**: Những năng lực trí tuệ nào được thể hiện trong các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo? **Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ** **HS** tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời. **GV** quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi **HS** cần. **Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận** **GV** cho **HS** trả lời **Bước 4:** Kết luận, nhận định **GV** chính xác hoá lại các nội dung trả lời của **HS.** Gợi ý câu trả lời: Dịch máy và trợ lí ảo là hai ứng dụng AI phổ biến hiện nay, thể hiện nhiều năng lực trí tuệ của AI, bao gồm: **- Học:** Cả hai ứng dụng đều sử dụng học máy để cải thiện hiệu suất của mình. Học máy là một nhánh của AI, chuyên nghiên cứu về việc tự động học từ dữ liệu. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán học máy được sử dụng để học từ một lượng lớn dữ liệu song ngữ, bao gồm văn bản gốc và bản dịch. Bằng cách học từ dữ liệu này, các thuật toán có thể cải thiện khả năng dịch chính xác. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán học máy được sử dụng để học từ các tương tác của người dùng với ứng dụng. Bằng cách học từ dữ liệu này, các thuật toán có thể cải thiện khả năng hiểu và đáp ứng các yêu cầu của người dùng. **- Suy luận:** Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng suy luận để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán suy luận được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các từ và cụm từ trong hai ngôn ngữ. Bằng cách suy luận mối quan hệ này, các thuật toán có thể dịch các văn bản phức tạp một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán suy luận được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp. **- Nhận thức:** Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng nhận thức để xử lí thông tin. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán nhận thức được sử dụng để hiểu ý nghĩa của văn bản gốc. Bằng cách hiểu ý nghĩa của văn bản gốc, các thuật toán có thể dịch văn bản một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán nhận thức được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp. **- Hiểu ngôn ngữ:** Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng hiểu ngôn ngữ để giao tiếp với con người. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán hiểu ngôn ngữ được sử dụng để phân tích cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của văn bản. Bằng cách hiểu ngôn ngữ, các thuật toán có thể dịch văn bản một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán hiểu ngôn ngữ được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp. **- Giải quyết vấn đề:** Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng giải quyết vấn đề để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán giải quyết vấn đề được sử dụng để xử lí các tình huống không xác định hoặc khó khăn. Bằng cách giải quyết các vấn đề này, các thuật toán có thể dịch các văn bản phức tạp một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán giải quyết vấn đề được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của người dùng một cách linh hoạt và hiệu quả. *Ngoài những năng lực trí tuệ được nêu trên, các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo còn thể hiện nhiều năng lực trí tuệ khác, chẳng hạn như:* **- Khả năng giao tiếp:** Các ứng dụng này có khả năng giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên. **- Khả năng học hỏi:** Các ứng dụng này có thể học hỏi từ dữ liệu và kinh nghiệm để cải thiện hiệu suất của mình. **- Khả năng thích ứng:** Các ứng dụng này có thể thích ứng với các tình huống mới và thay đổi. *Với sự phát triển của AI, các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.* **HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG** a\) Mục tiêu: HS hiểu khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI sâu sắc hơn. b\) Tổ chức thực hiện: **Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ** **GV** đặt câu hỏi cho **HS**: Hãy truy cập Internet để tìm hiểu về khả năng của các trợ lí ảo như Siri (Apple), Cortana (Microsoft), Alexa (Amazon),...? **Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ** **HS** tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời. **GV** quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi **HS** cần. **Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.** **GV** cho **HS** trả lời. **Bước 4:** Kết luận, nhận định **- GV** chính xác hoá lại các nội dung trả lời của **HS.** \- Gợi ý câu trả lời, link tham khảo: ***- Tìm kiếm bằng Siri*** Tìm kiếm bằng Siri được người dùng đánh giá cao và khen ngợi về sự tiện dụng của nó. Siri có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ website, lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đem lại kết quả gọn gàng cho những gì bạn tìm kiếm. **Ví dụ**: Bạn muốn tìm số điện thoại người thân. Bạn chỉ cần nói tên người cần tìm, trợ lí thông minh này sẽ tìm kiếm giúp bạn một cách nhanh chóng. ***- Tạo lời nhắc*** Công dụng tạo lời nhắc đó là việc ghi nhớ mọi thứ trên Siri và Siri hiện lên và nhắc cho bạn. Chỉ cần nói đơn giản "remind me to..." và Siri sẽ ngay lập tức thêm lời nhắc đó vào ứng dụng Reminders trên thiết bị. ***- Tạo sự kiện*** Có những sự kiện bạn cần phải lên lịch thì Siri có thể làm điều đó cho bạn. Chỉ cần nói với Siri tạo một sự kiện "tên sự kiện" vào ngày và thời gian này, Siri sẽ thêm tất cả thông tin vào lịch cho bạn. Sau khi ghi lại tất cả chi tiết, Siri sẽ hỏi lại để xác nhận. ***- Đặt báo thức*** Bạn sợ ngủ quên hoặc bạn muốn Siri nhắc bạn đã tới giờ thực hiện một công việc gì đó thì Siri là một sự lựa chọn không làm bạn thất vọng. ***- Gọi điện thoại*** Khi bạn cần gọi điện thoại cho ai đó ngoài những người có trong danh bạ, bạn có thể yêu cầu Siri gọi một số điện thoại, xem lịch sử cuộc gọi và xem cuộc gọi nhỡ và có thể gần như tất cả các tính năng trong ứng dụng của iPhone. ***- Tìm và đọc thư điện tử*** Siri có thể giúp bạn tìm thư điện tử thông qua chủ đề, người gửi và thời gian. Sau khi đã tìm thấy thư điện tử, Siri có thể đọc nó giúp bạn, hoặc ấn vào thư điện tử đó để chuyển sang ứng dụng thư điện tử của thiết bị. ***- Gửi tin nhắn*** Bạn có thể yêu cầu Siri gửi tin nhắn đến một người trong danh bạ, nó sẽ hỏi lại bạn muốn gửi nội dung gì. Sau khi tin nhắn hoàn thành, bạn có thể yêu cầu gửi nó đi hoặc huỷ tin nhắn. ***- Tính năng hữu ích khác*** Ngoài những tiện ích trên thì Siri còn có những tính năng hữu dụng khác như *Truy cập vào cài đặt ứng dụng*, viết ghi chú, đọc tin nhắn, đổi đơn vị, thực hiện phép tính,\... Trong tương lai nhà sản xuất có thể sẽ còn nâng cấp các tiện ích ở trợ lí Siri. Krông Nô, ngày 28 tháng 8 năm 2024 Duyệt của tổ trưởng Người soạn