Document Details

EnhancedBanshee521

Uploaded by EnhancedBanshee521

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tags

suy giáp bệnh lý y học sức khỏe

Summary

Đây là tài liệu nghiên cứu về suy giáp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều của bệnh lý này. Tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về cách thức phát triển và điều trị suy giáp.

Full Transcript

SUY GIÁP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong học viên có thể. Mô tả được các nguyên nhân gây suy tuyến giáp. Trình bày được những biểu hiện lâm sàng của suy tuyến giáp. Chẩn đoán được suy tuyến giáp. Điều trị được các thể suy tuyến giáp Suy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến...

SUY GIÁP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong học viên có thể. Mô tả được các nguyên nhân gây suy tuyến giáp. Trình bày được những biểu hiện lâm sàng của suy tuyến giáp. Chẩn đoán được suy tuyến giáp. Điều trị được các thể suy tuyến giáp Suy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp gây ra những rối loạn chuyển hoá, tổn thương mô. Triệu chứng phụ thuộc mức độ thiếu hụt hormon và nguyên nhân gây bệnh. 1-Nguyên nhân gây suy giáp 1.1- Suy giáp nguyên phát: Suy giáp nguyên phát thường gặp ở phụ nử, sau mãn kinh. Có nhiều bằng chứng về nguyên nhân tự miễn như kháng thể kháng giáp, kháng microsom, kháng thể chẹn thụ thể TSH và ngăn sự tăng trưởng tế bào, lympho T ức chế giảm.. Nhóm dân số có tỷ lệ bệnh cao : Nhóm HLA B8 và HLA DR3. Bệnh thường kết hợp với nhiều bệnh tự miễn khác như thiếu máu Biermer, bệnh Addison, bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin. - Viêm tuyến giáp Hashimoto: Bệnh có nguyên nhân tự miễn, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào vào mô kẻ, xơ hoá mô kẻ thay đổi các tế bào nang tuyến với các tế bào biểu mô gia tăng kích thước. Kháng thể kháng tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh. - Tai biến do điều trị bằng Iode phóng xa: Bệnh tiến triển âm ỉ nên cần theo dỏi mỗi năm. - Tai biến do điều trị phẩu thuật lấy quá nhiều mô tuyến giáp. - Tai biến do điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp: Suy giáp có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong thời gian điều trị và phục hoià khi giảm liều hay ngưng thuốc kháng giáp tổng hợp. - Rối loạn chuyển hoá iode: thiếu iode, thừa iode. - Do viêm tuyến giáp bán cấp. - Do thiếu men tổng hợp hormon giáp bẩm sinh, do chất kháng giáp trongthức ăn, do thuốc lithium. 2.1- Suy giáp thứ phát: - Suy tuyến yên do u tuyến yên. - Do phẩu thuật tuyến yên. - Do tuyến yên bị phá huỷ (hội chứng Sheehan). 3.1- Suy giáp đệ tam cấp: - Rối loạn chức năng vùng hạ đồi. 4.1- Suy giáp do đề kháng ngoại vi với tác dụng của hormon giáp. Đa số suy giáp thường không có bướu giáp, một số trường hợp sau có thể có kèm theo bướu giáp: - Viêm tuyến giáp Hashimoto ở bệnh nhân trẻ. - Rối loạn chuyển hoá iod: tuyến giáp trong một số bệnh tự miễn rất nhạy cảm với sự thừa iod. Sự ức chế tổng hợp hormon do thừa iod gây suy giáp. - Vùng bướu giáp địa phương có thể có suy giáp kèm kèm bướu giáp. 2-Lâm sàng 1.2-Suy giáp ở trẻ mới sinh: Suy giáp ở trẻ mới sinh thường gặp ở vùng bướu cổ địa phương. Biểu hiện lâm sàng: + Tâm thần phát triển kém + Cơ thể ngắn. + Phù mặt, tay. + Điếc, có dấu hiệu bó tháp. + Thở yếu, tím tái, vàng da, khàn giọng, thoát vị rốn.. 2.2-Suy giáp ở trẻ nhỏ Trẻ nhỏ bị suy giáp thường có biểu hiện chậm phát triển thể chất và tâm thần. 3.2- Suy giáp ở người lớn Bệnh nhân thường là nử, ở lứa tuổi 50, các triệu chứng xuất hiện từ từ, không rầm rộ, dể bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với bệnh khác trong giai đoạn sớm. Phù niêm do da và niêm mạc bị xâm nhiễm bởi một chất dạng nhầy chứa nhiều polysaccarit , phù dầy, cứng, không dấu ấn lõm. + Triệu chứng da – niêm. Mặt tròn, vô cảm, trán nhiều nếp nhăn. Mi mắt phù nhất là phần dưới trông như mọng nước. Gò má hơi tím và nhiều mao mạch bị dãn, môi dầy và tím tái, da mặt có màu vàng bủng. Da tay, chân lạnh, tím tái, bàn tay, bàn chân dầy khó gấp, các ngón tay to, dầy. Hố trên đòn dầy. Niêm mạc lưởi bị xâm nhiễm nên lưởi to, dây thanh đới cũng bị xâm nhiễm gây nói khàn, khó nghe. Niêm mạc vòi Eustache bị xâm nhiễm nên bênh nhân bị ù tai, nghe kém. Bênh nhân ngủ ngáy do niêm mạc mũi bị phù niêm. Da không chỉ phù cứng mà còn khô, bong vảy. Tóc khô, dể rụng; phía ngoài chân mày thưa hặc rụng hết, lông nách, lông mu thưa. Móng tay, móng chân có gạch, dể gảy. Mặt bệnh nhân suy giáp chưa điều trị + Triệu chứng do giảm chuyển hoá do thiếu hụt hormon giáp. Thân nhiệt giảm, tay chân lạnh,khô, bệnh nhân sợ lạnh. Uống nước ít, tiểu ít, bài tiết nước tiểu chậm sau khi uống. Trọng lượng cơ thể thường tăng mặc dầu bệnh nhân ăn uống kém. Táo bón do giảm nhu động ruột. Yếu cơ, đau cơ, chuột rút. + Triệu chứng tim mạch: Khó thở khi gắng sức, đau vùng trước tim ( thường bị bỏ sót do bệnh nhân kém linh hoạt ). Nhịp tim chậm, thường ≤ 60 lần / phút. Huyết áp thấp. Tiếng tim mờ, có thể có dấu hiệu suy tim hay tràn dịch màng tim. + Triệu chứng hô hấp: Bệnh nhân thường thở chậm, thông khí kém ngay cả khi giảm oxy máu. Đây là triệu chứng quan trọng trong việc tiến triển đến hôn mê do suy giáp. + Các triệu chứng tâm thần: Bệnh nhân thường suy nghỉ chậm chạp, dể quên, giảm khả năng hoạt động trí óc, tình dục. Có thể có trầm cảm hay những cơn rối loạn tâm thần. Vẻ mặt vô cảm, thờ ơ. + Các rối loạn khác: Mất hoặc rong kinh. Giảm hoặc mất khả năng tình dục. Thiếu máu là triệu chứng thường gặp do thiếu thyroxin, vitamin B12 , acid folic. Cần đánh giá chức năng tuyến thượng thận xem có suy thượng thận phối hợp không. Triệu chứng suy giáp 3- Cận lâm sàng + Hậu quả của thiếu hormon giáp. Chuyển hoá cơ bản giảm

Use Quizgecko on...
Browser
Browser