Sự phát triển tâm lý trẻ vị thành niên BS. Thạc 2023 PDF

Document Details

StimulatingPipeOrgan

Uploaded by StimulatingPipeOrgan

Bệnh viện Nhi Đồng 1

2023

Bs Thac

Tags

development psychology adolescent development child psychology human development

Summary

This document is a presentation on the development of adolescents, covering their physical, cognitive, social, and moral growth. It details key developmental stages and discusses relevant theoretical perspectives. The presentation provides detailed insights into psychological development during adolescence, and includes an overview of developmental stages according to Piaget and relevant psychological questions.

Full Transcript

SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ EM LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN BS. ĐINH THẠC TRƯỞNG KHOA TÂM LÝ – BV NHI ĐỒNG 1 25.04.2023 1 MỤC TIÊU 1. Kể được tên 2 loại hormone có liên quan mật thiết với sự phát triển giới tính 2. Mô tả các đặc điểm phát triển giới tính theo từng giai đoạn (Sexual Maturity Rating Scale – SMR) 3. M...

SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ EM LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN BS. ĐINH THẠC TRƯỞNG KHOA TÂM LÝ – BV NHI ĐỒNG 1 25.04.2023 1 MỤC TIÊU 1. Kể được tên 2 loại hormone có liên quan mật thiết với sự phát triển giới tính 2. Mô tả các đặc điểm phát triển giới tính theo từng giai đoạn (Sexual Maturity Rating Scale – SMR) 3. Mô tả được đặc điểm phát triển chiều cao theo giai đoạn SMR 4. Mô tả được 3 đặc điểm phát triển cơ bản về nhận thức. 25.04.2023 2 MỤC TIÊU 5. Liệt kê những đặc điểm tiêu biểu về mặt xã hội trong giai đoạn vị thành niên giữa. 6. Liệt kê 3 đặc điểm tiêu biểu trong sự phát triển tính dục trong giai đoạn vị thành niên giữa. 7. Kể tên 2 vấn đề liên quan đến rối loạn xác định giới tính ở trẻ vị thành niên. 8. Kể được 3 hành vi nguy cơ đến sức khỏe thường gặp. 25.04.2023 3 CÁC GIAI ĐOẠN Các giai đoạn phát triển của trẻ em: Nhũ nhi (infancy): lúc mới sinh đến 12 tháng Năm thứ 2: 13 tháng – 2 tuổi. Tiền học đường (early childhood): 2 – 5 tuổi, Học đường (middle childhood): 5 – 11 tuổi, Vị thành niên (adolescent) # 11 – 21 tuổi. 25.04.2023 4 Khái niệm Trẻ em & Vị thành niên Trẻ em: Việt Nam: Dưới 16 tuổi Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổi Vị thành niên: Từ 11 – 21 tuổi 25.04.2023 5 GIỚI THIỆU Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành Thay đổi nhiều: thể chất, nhận thức, tâm lý, xã hội 3 giai đoạn: sớm – giữa – muộn 25.04.2023 6 PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT Dậy thì là dấu hiệu chuyển tiếp từ trẻ em sang trưởng thành Tuyến yên hormone luteinizing (LH – Kích thích thể vàng) và hormone follicle- stimulating (FSH – Kích thích tạo nang trứng) hormone sinh dục androgens và estrogens 25.04.2023 7 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT LIÊN QUAN GIỚI TÍNH 25.04.2023 8 VTN sớm Tuổi 10 – 13 SMR 1 – 2 VTN giữa VTN muộn 14 – 17 18 – 21 3–4 5 Thể - Nữ: chất đặc điểm sinh dục đạt đỉnh, có kinh nguyệt thứ triển - Nữ: tốc độ phát triển - Phát phát phát lông (ngực, - Nam: phát triển thể chất chậm triển lại mu/nách), nhanh, phát triển đặc - Nam: tăng chiều cao bắt đầu điểm sinh dục thứ phát, thể tích cơ tăng vọt. mộng tinh, mọc lông/râu, - Nam: tinh hoàn đổi giọng. to, bắt đầu phát - Thay đổi kết cấu cơ triển sinh dục. thể; Mụn trứng cá. 25.04.2023 9 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SINH LÝ CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN. Đặc điểm phát triển sinh lý ở nam Cơ quan sinh dục phát triển Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân...), râu phát triển. Hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt”. Đạt được sự tối đa về chiều cao. Giọng nói: Vỡ giọng. Đặc điểm phát triển sinh lý ở nữ Ngực phát triển… Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tay. Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi. Có kinh nguyệt. 25.04.2023 10 25.04.2023 11 PHÁT TRIỂN VỀ NHẬN THỨC 25.04.2023 12 25.04.2023 13 Hệ viền (limbic system) 25.04.2023 14 PHÁT TRIỂN VỀ NHẬN THỨC Những giai đoạn phát triển nhận thức theo Piaget: Vận động cảm giác Thao tác (0 cụ–thể (7 – 11 tuổi) 2 tuổi) TÍNH ĐATiền CHIỀU, thaoBẢO tác TỒN (2 – 7 tuổi) Thao tác cụ thể (7 – 11 tuổi) Thao tác chính thức (11 – 13 tuổi) TRỪU TƯỢNG, GIẢ THUYẾT, ThaoKÝ tácHIỆU chính thức (11 – 15 tuổi) 25.04.2023 15 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN VỀ NHẬN THỨC 1. Nếu em có thêm 1 con mắt thứ 3, em sẽ để ở đâu? 2. Nếu em có cây a dài hơn cây c, cây c dài hơn cây d, vậy cây nào dài nhất? 3. Nếu không có ngôn ngữ nào được sử dụng, em sẽ làm như thế nào để giao tiếp? 25.04.2023 16 PHÁT TRIỂN VỀ ĐẠO ĐỨC Đi cùng với phát triển nhận thức, liên quan nhiều đến sinh học GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN SỚM (10 – 13 tuổi) Coi bản thân là trung tâm Không nhận thức được hậu quả xa Tuân thủ luật để không bị phạt 25.04.2023 17 PHÁT TRIỂN VỀ ĐẠO ĐỨC GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN GIỮA (14 – 17 tuổi) Biết hậu quả xa nhưng có thể không áp dụng vào quyết định Cảm xúc mạnh ảnh hưởng đến quyết định Có cảm giác không thể bị tổn thương Nhận thấy được quan điểm của người khác. 25.04.2023 18 PHÁT TRIỂN VỀ ĐẠO ĐỨC GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN MUỘN (18 – 21 tuổi) Có lý tưởng Có thể suy nghĩ độc lập Cải thiện khả năng kiểm soát xung động Cải thiện khả năng đánh giá nguy cơ và phần thưởng (sự hài lòng) Có thể phân biệt được luật lệ và đạo đức 25.04.2023 19 PHÁT TRIỂN VỀ XÃ HỘI Liên quan nhiều đến văn hóa, môi trường sống GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN SỚM (10 – 13 tuổi) Tăng nhu cầu riêng tư Tìm hiểu những giới hạn của độc lập và phụ thuộc Chơi với bạn cùng giới 25.04.2023 20 PHÁT TRIỂN VỀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN GIỮA (14 – 17 tuổi) GIA ĐÌNH, PHỤ HUYNH Mâu thuẫn giữa sự kiểm soát và sự độc lập (tạo nổi đau để tách khỏi cha mẹ) Tranh đấu cho sự tự lập Tách biệt dần với phụ huynh 25.04.2023 21 PHÁT TRIỂN VỀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN GIỮA (14 – 17 tuổi) Tham gia nhiều hoạt động nhóm Quan tâm đến văn hóa BẠN BÈ nhóm. Hòa đồng 25.04.2023 22 PHÁT TRIỂN VỀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN MUỘN (18 – 21 tuổi) Tách biệt (thể chất và tình cảm) với phụ huynh Tăng tự lập Mối quan hệ “trưởng thành” với phụ huynh Nhóm bạn và các giá trị bạn bè giảm dần sự quan trọng ±Thoái lùi nhận thức, cách sử trí khi bị stress 25.04.2023 23 PHÁT TRIỂN VỀ TÍNH DỤC GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN SỚM (10 – 13 tuổi) Tăng sự tò mò về giải phẫu giới tính Lo lắng, nghi ngờ về sự thay đổi dậy thì Hiểu biết giới hạn về sự thân mật 25.04.2023 24 PHÁT TRIỂN VỀ TÍNH DỤC GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN GIỮA (14 – 17 tuổi) Thử nghiệm sự hấp dẫn với người khác Bắt đầu các mối quan hệ và hoạt động tình dục Nhiều câu hỏi về định hướng tính dục 25.04.2023 25 MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN. Nhu cầu sinh lý cơ bản Nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản Ăn Uống Ngủ Thở An toàn Hiểu, cảm thông Yêu thương Có giá trị Tôn trọng 25.04.2023 26 MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN. Nhu cầu sinh lý Nhu cầu tâm lý Nhu cầu về hoạt động Nhu cầu thỏa mãn tính dục Thử các giá trị và hình thành giá trị bản thân Độc lập, tự do, tự chủ Được chấp nhận Cho và nhận tình cảm Thực hiện các hành vi nguy cơ Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn 25.04.2023 27 25.04.2023 28 25.04.2023 29 25.04.2023 30 25.04.2023 31 25.04.2023 32 PHÁT TRIỂN VỀ TÍNH DỤC GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN MUỘN (18 – 21 tuổi) Bản dạng giới tính ổn định Tập trung vào sự thân mật và sự hình thành những mối quan hệ ổn định Chuẩn bị cho tương lai và tuân thủ. 25.04.2023 33 GỢI Ý CHO NHÀ CHUYÊN MÔN VÀ PHỤ HUYNH Cần biết trước những thách thức (nhưng là sự phát triển bình thường) Quan tâm đến 2 mặt tích cực và tiêu cực của dậy thì và sự phát triển tính dục Nữ dậy thì sớm, nam dậy thì muộn: cần quan tâm nhiều các vấn đề tâm lý 25.04.2023 34 GỢI Ý CHO NHÀ CHUYÊN MÔN VÀ PHỤ HUYNH Nên làm việc riêng với trẻ, tạo sự tin tưởng cho trẻ Phụ huynh cần học kỹ năng giao tiếp với trẻ, suy nghĩ 2 mặt tích cực và tiêu cực Dạy con có thẩm quyền + qui định rõ, trước 25.04.2023 35 GỢI Ý CHO NHÀ CHUYÊN MÔN VÀ PHỤ HUYNH Trẻ cần học kỹ năng xử lý các vấn đề thường gặp trong trạng thái bình tĩnh. Các biểu hiện của trẻ nếu ảnh hưởng rõ đến sinh hoạt, học tập và những vấn đề khác xung quanh trẻ: cần gặp chuyên gia tâm lý, tâm thần. 25.04.2023 36 PHÁT TRIỂN VỀ BẢN DẠNG GIỚI TÍNH (sexual identity development) THUẬT NGỮ Sex VS Gender Sex: biểu hiện giới tính về mặt thể chất Gender: biểu hiện giới tính về mặt xã hội Giới tính lúc sinh: giới tính được gán cho trẻ lúc vừa sinh ra, chủ yếu dựa vào giải phẫu 25.04.2023 37 PHÁT TRIỂN VỀ BẢN DẠNG GIỚI TÍNH (sexual identity development) THUẬT NGỮ Sexual identity: cảm nhận của một người về giới tính mà họ bị hấp dẫn, còn gọi là sexual orientation identity. Gender identity: cảm nhận của một người về giới tính của họ về mặt xã hội. 25.04.2023 38 Không theo định chuẩn giới/đa dạng giới ở trẻ em (gender role nonconformity/ gender variance) Tần suất: nữ 7%, nam 5% (khám: nam > nữ) Là sự phát triển bình thường Nếu xuất hiện ở tuổi vị thành niên tồn tại lúc trưởng thành, đa số: gay, lesbian. Nguyên nhân: chưa rõ. Mẹ tâm thần, thiếu vắng tình cha: nguyên nhân/hậu quả? 25.04.2023 39 Bản dạng đa dạng giới và bản dạng chuyển giới ở trẻ em (Gender-variant and transgender identity) Tần suất: nữ 3,5%, nam 1% từ 4 -11 tuổi (khám: nam > nữ) NC ở nam: 20% vẫn muốn khi trưởng thành. Nếu xuất hiện ở tuổi vị thành niên đa số: muốn chuyển giới lúc trưởng thành. Nguyên nhân: chưa rõ. Khó khăn, thiếu vắng tình cha: nguyên nhân/hậu quả? 25.04.2023 40 Bản dạng đa dạng giới và bản dạng chuyển giới ở trẻ em (Gender-variant and transgender identity) Giai đoạn tiền bộc lộ Giai đoạn bộc lộ Giai đoạn tìm hiểu: tìm hiểu, xử lý các vấn đề gây khó khăn (chủ yếu về y khoa) Giai đoạn thân mật: xây dựng các mối quan hệ theo giới tính sau chuyển đổi Giai đoạn hòa nhập 25.04.2023 41 CÔ ẤY LÀ AI? 25.04.2023 42 ANH ẤY LÀ AI? 25.04.2023 43 25.04.2023 44 PHÁT TRIỂN VỀ BẢN DẠNG GIỚI TÍNH (sexual identity development) VẤN ĐỀ Nội tâm: khó chịu về biểu hiện của bản thân Ngoại cảnh: bị chọc ghẹo, bị kỳ thị, bắt nạt Thường có biểu hiện về tâm lý ở độ tuổi vị thành niên: lo âu, trầm cảm, hành vi cư xử Ít được quan tâm, bảo vệ (mẹ > cha) 25.04.2023 45 PHÁT TRIỂN VỀ BẢN DẠNG GIỚI TÍNH (sexual identity development) VẤN ĐỀ Chẩn đoán: rối loạn nhận dạng tình dục trong thời thơ ấu (mã F64.2 trong ICD 10 International Classifcation of Diseases, mã 302.6 trong DSM 5 - Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders): tranh cãi. 25.04.2023 46 GỢI Ý CHO NHÀ CHUYÊN MÔN VÀ PHỤ HUYNH Tạo môi trường an toàn cho trẻ (phụ huynh, giáo viên, bạn bè, nhà chuyên môn) Giúp trẻ tự mô tả, ước muốn giới tính, kế hoạch cho mỗi giai đoạn/tình huống Giới thiệu dịch vụ hỗ trợ (đặc biệt là y tế) 25.04.2023 47 NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 81% trẻ được phỏng vấn có sức khỏe tốt, 23 % phải nghỉ học 3 – 5 ngày, 11% bị suyễn, 11% bị dị ứng thời tiết, 10% có khiếm khuyết kỹ năng học tập, 12% mắc rối loạn hoạt động và chú ý, 17% phải uống thuốc thường xuyên. 25.04.2023 48 NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 25.04.2023 49 NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 25.04.2023 50 25.04.2023 51 Trầm cảm: dấu hiệu Bất an và kích động Cảm thấy tội lỗi và vô giá trị Thiếu động cơ và nồng nhiệt Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng Khó tập trung Có ý tưởng tự tử Buồn hoặc vô vọng Cáu kỉnh, tức giận hoặc hận thù Hay khóc hoặc sướt mướt Thu mình khỏi bạn bè và gia đình Mất hứng thú trong các hoạt động Thay đổi thói quen ăn và ngủ Hoặc có thể: Các hành vi vô thức bộc lộ ra bên ngoài Các hành vi tội phạm Hành vi vô trách nhiệm Học tập ở trường kém, lưu ban Tách ra khỏi gia đình và bạn, dành nhiều thời gian một mình Dùng rượu hoặc các chất không hợp pháp 25.04.2023 52 Hậu quả trầm cảm Những vấn đề ở trường Những vấn đề trong gia đình Lạm dụng rượu và ma túy Vấn đề về cái tôi: tự trọng thấp Nghiện internet Các hành vi liều lĩnh Bạo lực 25.04.2023 53 Hỗ trợ Hỗ trợ trẻ trầm cảm nói về vấn đề của mình Thấu hiểu Khuyến khích các hoạt động thể chất Khuyến khích các hoạt động xã hội Duy trì can thiệp Dạy trẻ các kĩ năng Xây dựng hệ thống liên lạc giữa gia đình và nhà trường Học về trầm cảm 25.04.2023 54 Tự tử Định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới gồm 3 thành phần: Ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ) Toan tự sát (có hành vi để tự tử, nhưng không thành công) Tự sát (có hành vi tự tử đi đến tử vong) 25.04.2023 55 Những dấu hiệu báo động tự tử ở VTN Nói hoặc đùa về việc sẽ tự tử. Nói về chết một cách tích cực hoặc lãng mạn hóa việc chết. Viết chuyện, thơ về cái chết, việc chết hoặc tự tử. Tham dự các hành vi liều lĩnh hoặc có rất nhiều lần bị tai nạn dẫn đến thương tích; tự làm đau bản thân. Cho đi những vật sở hữu có giá trị. Tâm trạng tốt lên bất ngờ và không có lý do sau khi bị trầm cảm hoặc thu mình. Nói tạm biệt với bạn, gia đình như là chia tay mãi mãi. Không chú ý đến hình thức, vẻ ngoài hoặc vệ sinh cá nhân. Tìm vũ khí, thuốc hoặc những dụng cụ, cách thức khác có thể tự hại bản thân. 25.04.2023 56 Một số rối loạn lo âu Hoảng loạn Ám sợ 25.04.2023 57 Rối loạn, Lo âu: Dấu hiệu Sợ hãi, lo lắng quá mức, bất an ở bên trong, có xu hướng thận trọng và cảnh giác quá mức. Dù không thực sự nguy hiểm, vẫn căng thẳng liên tục, bất an hoặc stress quá mức. Ở các nơi có tính xã hội, thể hiện sự phụ thuộc, thu mình, lo lắng, bứt rứt. Quá dè dặt, kìm chế hoặc quá cảm xúc. Bận tâm với những lo lắng về mất kiểm soát hoặc các lo âu không thực tế về năng lực xã hội. Các triệu chứng đau cơ thể. Lo âu tập trung vào các thay đổi về biểu hiện cơ thể. Rất ngại ngùng, e thẹn, tránh các hoạt động thường xuyên hoặc từ chối trải nghiệm mới. Có hành vi nguy cơ, thử dùng chất kích thích hoặc các hành vi tình dục mang tính xung động. 25.04.2023 58 Hậu quả: Rối lọan, lo âu Không học, không chơi thể thao và các hoạt động xã hội tốt. Không thể phát triển được các năng lực của mình. Quá phụ thuộc, cầu toàn, và thiếu tự tin. Có thể làm đi làm lại một việc hoặc trì hoãn việc. Rối loạn cảm xúc và rối loạn ăn uống. Cảm xúc tự tử hoặc tham dự các hành vi tự hủy hoại bản thân. Sử dụng rượu hoặc ma túy để tự chữa hoặc làm dịu đi nỗi lo âu. Hình thành các nghi thức để giảm hoặc tránh lo âu. 25.04.2023 59 Hỗ trợ Lắng nghe cẩn thận và tôn trọng. Không coi thường cảm xúc của trẻ. Giúp trẻ hiểu rằng các cảm xúc khó chịu, không thoải mái về cơ thể, hình thức, sự chấp nhận của bạn bè và sự không chắc chắn là phần tự nhiên của tuổi VTN. Giúp trẻ dò theo lo âu trong từng tình huống và các trải nghiệm của trẻ VTN. Đảm bảo với trẻ khi lớn dần, trẻ VTN sẽ có những kĩ thuật khác nhau để xử trí stress và lo âu. Gợi lại cho trẻ VTN những lần trẻ ban đầu sợ nhưng vẫn kiểm soát tốt và bước vào tình huống mới đó. Khen ngợi, khuyến khích trẻ VTN khi trẻ tham dự tình huống dù ban đầu không thoải mái. Trẻ VTN cần được giới thiệu đến gặp các cán bộ tâm lý lâm sàng, bác sĩ tâm thần. 25.04.2023 60 Tăng động giảm chú ý: dấu hiệu Chỉ chú ý được khi tiếp xúc với những điều trẻ thích thú, quan tâm. Dễ bị sao nhãng với những công việc lặp lại, nhàm chán. Khó hoàn thành bất cứ việc gì: thường nhảy từ việc này sang việc khác, nhảy trong quá trình làm. Tổ chức học tập và thời gian khó khăn. 25.04.2023 61 Dấu hiệu của không chú ý Mắc lỗi bất cẩn. Khó duy trì chú ý, dễ sao nhãng. Có vẻ như không nghe khi người khác đang nói với mình. Khó nhớ và theo các chỉ dẫn. Khó sắp xếp, tổ chức, lên kế hoạch và hoàn thành công việc. Chán việc trước khi hoàn thành. Thường mất hoặc để nhầm chỗ sách, vở, đồ chơi, dụng cụ học tập,v.v. 25.04.2023 62 Dấu hiệu tăng động Bồn chồn không yên và luôn uốn éo, cựa quậy. Luôn rời khỏi ghế trong các tình huống đáng nhẽ cần ngồi yên. Di chuyển xung quanh liên tục, thường chạy hoặc trèo không phù hợp tình huống. Nói nhiều. Khó chơi yên lặng hoặc thư thái. Luôn hoạt động, như là bị điều khiển bởi mô tơ. 25.04.2023 63 Dấu hiệu xung động Hành động không suy nghĩ Bật ra câu trả lời trong lớp mà không chờ đợi được gọi hoặc nghe hết câu hỏi Không chờ đến lượt mình khi đợi hàng hoặc chơi Nói những điều sai ở những thời điểm không phù hợp Thường ngắt lời hoặc làm gián đoạn việc của người khác Xâm lấn cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác Không thể kìm giữ tình cảm, dẫn đến các cơn giận dữ, cáu kỉnh hoặc ăn vạ. Đoán chứ không cân nhắc để giải quyết vấn đề 25.04.2023 64 Hậu quả Tính xung động của VTN dẫn đến: Hành động trước khi suy nghĩ Sử dụng chất kích thích, các hành vi hung tính, tình dục không an toàn, lái xe bất cẩn và các tình huống nguy cơ khác Các vấn đề xã hội và học tập khác 25.04.2023 65 Hỗ trợ Tiếp cận tổng quát, từ nhiều phía như gia đình, trường học. Tiếp cận hành vi. Tiếp cận nhận thức. Luyện tập kĩ năng xã hội. Giáo dục cha mẹ. Dược lý. 25.04.2023 66 Hỗ trợ Khó tập trung và tổ chức: hỗ trợ về mặt tâm lý Khó lên kế hoạch: giúp trẻ tìm sự hỗ trợ từ người có chuyên môn Tự trọng thấp: khuyến khích những đam mê, giúp trẻ thấy mình có năng lực Các vấn đề về độc lập: cần được giám sát cẩn thận 25.04.2023 67 Gây hấn Định nghĩa: Gây hấn là loại hành vi, dạng lời nói hoặc thể chất có chủ đích làm tổn thương hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác (đồ vật, động vật). Biểu hiện:đánh nhau, dọa nạt, khống chế quan hệ, và có thể có kế hoạch trước hoặc không có kế hoạch. Mục đích: thể hiện sự bực tức hoặc thù địch, hẳng định chủ quyền, dọa nạt, thể hiện sự sở hữu, đáp trả lại sự sợ hãi hoặc đau đớn, ganh đua, v.v. 25.04.2023 68 Phân loại Gây hấn mang tính chất thù địch: xuất phát từ tức giận, có mục đích gây tổn thương hay đau đớn. Gây hấn mang tính chất phương tiện: ít yếu tố cảm xúc, nhiều mục đích và sự toan tính hơn 25.04.2023 69 Biểu hiện Bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác. Khởi xướng và tham gia các cuộc ẩu đả, đánh nhau. Sử dụng các loại vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác. Có biểu hiện độc ác về thể chất với người khác hoặc động vật. Ăn cướp tài sản trong khi đối mặt với nạn nhân. Phá hoại tài sản của công hoặc của người khác. Cố ý gây cháy để gây thiệt hại cho người khác. 25.04.2023 70 Hỗ trợ Trừng phạt thể chất không mang lại hiệu quả. Phạt nhẹ kết hợp tham vấn và các chiến lược làm cha mẹ tích cực. Đưa ra các chương trình thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực Hướng dẫn tự mình phân tán hoặc xao lãng với những ấm ức đang hiện hữu. Hướng dẫn trì hoãn thời gian từ ấm ức đến hành động: đếm 1 – 10. Hướng dẫn đối đầu với những ấm ức một cách phi bạo lực và chia sẻ cảm giác ấm ức. Dạy kỹ năng giao tiếp và thấu cảm. 25.04.2023 71 Chống đối, không tuân thủ Định nghĩa: những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, được lặp đi lặp lại có tính chất gây tranh cãi, thách thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù địch để đổ lỗi cho người khác về những vi phạm hoặc thiếu sót của mình. 25.04.2023 72 Dấu hiệu: tiêu cực, thách thức, thù địch và không tuân thủ kéo dài ít nhất 6 tháng Mất bình tĩnh Thường xuyên tranh cãi với người lớn. Thường xuyên chủ động phớt lờ hoặc từ chối việc thực hiện theo các yêu cầu của người lớn, cố ý gây bực mình cho người khác. Thường đổ lỗi cho người khác về những sai sót hoặc những lỗi lầm của mình. Quá nhạy cảm và hay khó chịu vì người khác. Thường xuyên tức giận, bực bội. Thường xuyên có thái độ thù hằn, cay độc. Những biểu hiện hành vi này thường gây khó khăn cho cá nhân trong hoạt động xã hội, học tập và nghề nghiệp 25.04.2023 73 Một số kỹ năng hiệu quả để điều chỉnh hành vi chống đối Chú ý tích cực và khen ngợi để củng cố những hành vi được mong đợi Phớt lờ những hành vi không phù hợp không nghiêm trọng Đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng, loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Thiết lập một hệ thống thưởng quy đổi ở nhà. Sử dụng hình phạt khoảng lặng cho những hành vi sai nghiêm trọng. 25.04.2023 74 Hỗ trợ Thay đổi hành vi của cha mẹ. Giáo dục ý nghĩa và nguồn gốc của hành vi chống đối. Cách đưa ra những nguyên tắc trong gia đình. Chiến lược hành vi làm cha mẹ có hiệu quả. 25.04.2023 75 Rối loạn hành vi Định nghĩa: một nhóm các biểu hiện hành vi và cảm xúc của trẻ em và vị thành niên được lặp đi lặp lại nhiều lần và ở đó, các quyền cơ bản của người khác cũng như các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị xâm phạm. 25.04.2023 76 Dấu hiệu Độc ác với người và động vật bao gồm Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản) Lừa đảo hay trộm cắp Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ 25.04.2023 77 Hỗ trợ Chiến lược toàn diện. Trị liệu đa hệ thống. 25.04.2023 78 Phạm tội, phạm pháp Định nghĩa: Là một dạng của hành vi chống đối xã hội được đặc trưng bởi các hành động bất chính và vô luân lý (vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng như những giá trị phong tục tập quán) và hệ thống pháp luật của xã hội. 25.04.2023 79 Dấu hiệu Các nét tính cách xung động, bốc đồng, hiếu chiến, ngạo ngược dễ bị kích động Sử dụng biệt danh. Thất bại trong việc thích nghi với các chuẩn mực, quy định, thường xuyên phá luật và bất chấp sự an toàn của bản thân và người khác. Hay bị bắt giữ, hay phải trình diện ở các cơ quan công an và thiếu sự ăn năn, hối hận. 25.04.2023 80 Hỗ trợ Liệu pháp nhóm, sử dụng các nhóm đồng đẳng để điều trị tỏ ra có đáp ứng ở nhiều trẻ em phạm pháp trong các nhà tù hoặc trại cải tạo 25.04.2023 81 Hỗ trợ (tiếp) Các chiến lược cải thiện sức khoẻ tâm thần và thể chất cho trẻ em và gia đình của những nhóm có nhiều nguy cơ như nhóm bất lợi về kinh tế Tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ thai nhi để làm giảm các chấn thương và tổn thương hệ thần kinh từ giai đoạn ấu thơ đến VTN. Tuyên truyền giáo dục nhằm xoá bỏ các hình thức trừng phạt thân thể một cách bạo lực. Tuyên truyền phổ biến pháp luật và những giá trị xã hội tích cực. 25.04.2023 82 STRESS Stress được đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, thất vọng, lo lắng, buồn rầu, thu mình kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. 25.04.2023 83 Dấu hiệu Tình cảm Ủ rũ Cáu kỉnh, bực tức, Căng thẳng, khó thư giãn Cảm thấy quá sức Cảm thấy cô đơn, cô độc Thấy không hạnh 25.04.2023 phúc 84 Nhận thức Có vấn đề trí nhớ Không thể tập trung Suy nghĩ kém Chỉ thấy những mặt tiêu cực Lo âu, lo lắng thường trực Dấu hiệu Cơ thể Đau, nhức Ỉa chảy hoặc táo bón Buồn nôn, đau đầu Đau ngực, tim đập nhanh Thấy lạnh thường xuyên Hành vi Ăn, ngủ nhiều hoặc ít Tách mình khỏi mọi người Trốn tránh hoặc tảng lờ các trách nhiệm Sử dụng rượu, thuốc lá Các hành vi nghi thức lặp lại 25.04.2023 85 Hệ quả Các rối loạn hướng nội như trầm cảm, lo âu, rối loạn tiêu hóa. Các rối loạn hành vi. Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích. 25.04.2023 86 Hỗ trợ Giúp trẻ phát triển kiến thức và kĩ năng xã hội, đương đầu với các khó khăn, quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, thư giãn, suy nghĩ tích cực. Xây dựng mối quan hệ tích cực, khuyến khích trẻ chia sẻ, thể hiện hiểu trẻ và thấu cảm. Giúp trẻ tiếp tục duy trì sự ổn định. Tham dự các hoạt động yêu thích. 25.04.2023 87 Tự kỷ Định nghĩa: là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước ba tuổi. Người mắc chứng tự kỉ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế. 25.04.2023 88 Dấu hiệu Khó giao tiếp. Những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại. Ít hứng thú và ít hoạt động Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày. 25.04.2023 89 Can thiệp/trị liệu Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân. Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ. 25.04.2023 90 SANG CHẤN TÂM LÝ DO HẬU COVID-19 25.04.2023 91 SANG CHẤN TÂM LÝ DO HẬU COVID-19 25.04.2023 92 SANG CHẤN TÂM LÝ DO HẬU COVID-19 25.04.2023 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bakken, L., & Romig, C. (1992), “Interpersonal needs in middle adolescents: Companionship, leadership, and intimacy”, Journal of Adolescence, 15, 301-316. 2. Balassone, M. L. (1991), “A social learning model of adolescent contraceptive behavior”, Journal of Youth and Adolescence, 20, 593-616. 3. Boonstra, H. (2002), “Teen pregnancy: Trends and lessons learned”, The Guttmacher Report on Public Policy, 5, 7-10. 4. Hergenroeder, A. C. (2002), “The transition into adulthood for children and youth with special health care needs”, Texas Medicine, 98, 51–58. 5. Steinberg, L. (2001), “We know some things: Parent-adolescent relations in retrospect and prospect”, Journal of Research in Adolescence, 11(1), 1-19. 6. BS. Trần Lan Anh, “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên như thế nào?”, Báo "Sức khoẻ và Đời sống". 7. Lê Thành An, “Yêu sớm ở trẻ vị thành niên - Câu hỏi cần lời giải đáp”, Báo "Đồng Khởi". 8. BS. Thu Vân, “Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên”. Báo "Khoa học và Đời sống". 9. Nhóm bác sỹ "Hello Doctor", “Trầm cảm tuổi thiếu niên, tuổi teen”. 10.Anh Thư, “Giải mã tuổi thiếu niên nổi loạn”, Theo the Conversation, Daily Mail. 25.04.2023 94 25.04.2023 95

Use Quizgecko on...
Browser
Browser