Giáo trình văn học dân gian PDF

Summary

Đây là giáo trình văn học dân gian, hướng tới nội dung học tập của các học phần trong chương trình đào tạo Cử nhân sư phạm Ngữ văn. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, hệ thống và bao gồm những nội dung cần thiết.

Full Transcript

Hll II l w l l j l l ỉ l l l l. v ũ ANH TUẤN (Chủ biên) GT.0000 G T 00000271 THU YÊN - TS. NGUYỄN v i ệ t h ù n g TA »1 I 1 ^ ĩ w, , ỉ TS. PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG ịặỆỆỆm0Ệ...

Hll II l w l l j l l ỉ l l l l. v ũ ANH TUẤN (Chủ biên) GT.0000 G T 00000271 THU YÊN - TS. NGUYỄN v i ệ t h ù n g TA »1 I 1 ^ ĩ w, , ỉ TS. PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG ịặỆỆỆm0Ệ BIÁŨ TRÌNH lĩ ÍP LIU U U I^I JYẺN -IỆU CD NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Tự học và tự đào tạo là nhu cầu của mỗi công dân trong xã hội học tập. Thông qua con đường tự học, mỗi cá nhân phát triển và tự hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu và phục vụ xã hội ngày càng hiệu quả. Đièu này càng đúng và cần thiết đối với các giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục - những người chăm lo đến sự nghiệp đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Tự học, tự đào tạo, bên cạnh những nổ lực cá nhân, không thể không có các tài liệu cần thiết, định hướng những nội dung cơ bản, thiết thực cho nhu cầu học tập. Xuất phát từ quan niệm đó, chúng tôi tổ chức biên soạn bộ giáo trình thiết yếu phục vụ cho nhu cầu học tập, tự học tập của giáo viên ngữ văn phổ thông. Bộ giáo trình hướng tới nội dung học tập của các học phàn được quy định trong chương trình đào tạo Cử nhân sư phạm Ngữ văn. Các giáo trình đèu được biên soạn ngắn gọn, nhưng đảm bảo tính hệ thống và bao gồm những nội dung không thể thiếu trong mỗi môn học. vẫn biết, đế có một lượng kiến thức nhất định cho mỗi môn học, người học phải đọc không ít trang sách - cả giáo trình, cả tài liệu tham khảo - nhưng giá có được những cuốn sách định hướng nội dung kiến thức cần yếu thì người hoc sẽ nhanh chóng hơn trong quá trình tích luỹ kiến thức của mỗi môn học. Đó chính là mục đích cùa bộ giáo trình này - cung cấp những nội dung cốt lõi, những kiến thức và kĩ năng cần thiết của mỗi môn học. Bên cạnh đó, bộ giáo trình này cũng kế thừa các giáo trình đã có và kịp thời bồ sung những kiến thức mới, cập nhật. Với cách biên soạn hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của người học như vậy, chúng tôi cho rằng, mỗi cuốn giáo trình và cả bộ giáo trình này sẽ là những cẩm nang thiết thực giúp người học nhanh chóng nắm được 3 những kiến thức cơ bản của mỗi môn học và cả chương trình học. Với những kiến thức được coi là cốt lõi của mỗi môn học, người học chắc chắn sẽ biết cách bố sung những kiến thức khác ở các tài liệu tham khảo được định hướng trong mỗi giáo trình để có được một hiếu biết đầy đủ và toàn diện về môn học. Mặc dù hướng tới việc tự học và tự đào tạo, nhưng bộ giáo trình này cũng có thế được sử dụng trong việc học tập có hướng dẫn của giáo viên bộ môn, đặc biệt trong xu thế đào tạo theo tín chỉ - khi thời lượng tự học được tăng lên so với thời gian lên lớp thực tế. Bên cạnh đó, bộ giáo trình cũng không chỉ là tài liệu cần thiết cho sinh viên, học viên ngành Sư phạm Ngữ văn mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên các ngành cử nhân Văn học, Ngôn ngữ.Việt Nam học và những ngành khác có liên quan. Nhân dịp bộ giáo trình được xuất bản, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Cố phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện để bộ giáo trình đưạc sớm ra mắt bạn đọc. Hi vọng, với cách biên soạn giản dị, ngắn gọn, bộ giáo trình này sẽ giúp ích các bạn một cách hiệu quả trong đièu kiện học tập hiện nay. Lần đầu xuất bản, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các đong nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lẳn xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Thư góp ý xin gửi về Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc Công ty Cố phân Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn ! KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 4 Phần một: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỀ VĂ N HỌC DÂN GIAN I- VĂN HỌC DÂN GIAN VỪA LÀ VĂN HỌC VỪA LÀ VĂN HOÁ Có một nhà nghiên cứu FOLKLORE (văn hoá dân gian) Việt Nam đã nêu lên một cách hiểu văn học dân gian (VHDG) vừa tinh tế, hóm hinh, vừa thực tế, sâu sắc rằng: Văn học dân gian đối với chúng ta cho đến những năm 80 cùa thế kỉ XX vẫn chi là một người lạ đã từ lâu quen biết. Mặc dù thuật ngữ văn học dân gian đã từng được Vũ Ngọc Phan đưa ra từ năm 1955 nhưng nhận thức về khái niệm, vai trò, đặc trưng và số phận của VHDG trong suốt thời gian từ thập kỉ 60 cùa thế ki trước đến nay vẫn còn là cả một quá trình. Và cùng với nó cũng là cả m ột quá trình đổi mới nội dung và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy VHDG trong nhà trường ờ mọi cấp học. Không phải không có lí do mà chi từ sau Cách mạng tháng Tám (1945), VHDG trong nhà trường mới được chính thức quan niệm là một bộ phận hợp thành chinh thể nền văn học của dân tộc. Trong suốt thời kì phong kiến dộc lập tự chù, VHDG không có chỗ đứng trong nhà trường. Phải đến đầu thế kỉ XX, sau khi công trình Việt Nam văn học sử yếu cùa Dương Quàng Hàm đirợc Rô Giáo due nhà nước thuộc địa dùng làm tài liệu chính thức giảng dạy trong nhà trường, việc nghiên cứu và giảng dạy VHDG mới bắt đầu được chú ý. Bởi vì trong cuốn sách này, lần đầu tiên có một học giả người Việt - Dương Quàng Hàm - đã để nhiều tâm lực biên soạn vào bộ phận VHDG mà ông gọi là văn chương truyền khẩu hoặc văn học bình dân. Cũng trong thời gian trên, góp phần nghiên cứu chuyên sâu vào bộ phận VHDG còn có Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Thanh Lãng, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng C hi,... và tù đây các khái niệm văn chương truyền khấu, văn học bình dân mới bắt đầu dần dần được định danh lại là văn học dân gian. 5 Từ giữa thế kl XX, khuynh hướng tiếp cận folklore từ góc độ chinh thể nghệ thuật dân gian của trường phái folklore Nga - Xô viết, trong đó thành tố ngữ văn dân gian được nhấn mạnh là một thực thể quyết định tồn tại folklore, đã ảnh hưởng trực tiếp vào giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Có thể đây cũng chính là lí do cùa việc quan niệm folklore là văn nghệ dân gian, một loại hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của quần chúng lao động trong trạng thái tự nhiên giữa đời sống. Với quan niệm này, VHDG đã được xem là một thành tố hợp thành folklore. Tuy vậy, có thể nói, nhìn chung ở nước ta, cho đến trước năm 1975, VHDG vẫn được nghiên cứu trong hệ quy chiếu cùa văn học thành văn. Phải đến những năm 80 cùa thế ki XX, sự giao lưu học thuật giữa các nhà nghiên cứu VHDG Việt Nam với khu vực và thế giới mới bẩt đầu và ngày càng trở nên nhộn nhịp. Trường phái nhân học văn hoá Anh - Mĩ đã tạo nên những bước phát triển đột biến cùa khoa học VHDG Việt Nam. Quan niệm VHDG là gì và tác giả VHDG là ai được nhận thức lại trong rất nhiều những cuộc Hội thảo về văn hoá dân gian. Trong đó có một vấn đề đã trở thành trung tâm của những cuộc thảo luận: Folklore là gì?, v ề xuất xứ từ nguyên, FOLKLORE là một thuật ngữ có nguồn gốc phương Tây, do nhà khào cồ học người Anh William J. Thoms (ký tên là A. Krerton) sù dụng lần đầu tiên trong một bài báo công bố trên tạp chí The Athenemm ờ Luân Đôn năm 1846. Folklore có nghĩa từ nguyên là sụ hiểu biết, là trí khôn, là trí tuệ nằm trong nhân dân nhưng nội hàm của nó trong bài báo trên lại rất rộng. Nó không chi gồm những di tích của nền văn hoá vật chất mà còn là những di tích của nền văn hoá tinh thần của nhân dân ở những thòi đã qua, trong đó có văn hoá nghệ thuật. Điều đáng chú ý là trong khung cành thcri ấy, ngay lập tức, thuật ngữ folklore đã được đồng loạt các nhà khoa học xã hội nhân văn sừ dụng. Đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa và quan niệm nông sâu, rộng hẹp khác nhau xung quanh thuật ngữ này xuất hiện. Những vấn đề đối tượng folklore học ựolkloristique), góc độ tiếp cận, các khuynh hướng nghiên cứu, mối quan hệ giữa nó với các khoa học kề cận, xác định vị trí môn học folklore trong các khoa học đã không ngừng được đưa ra tranh luận và phàn biện. Kết quả là sau đó folklore học đã hình thành các trường phái khác nhau: trường phái nhân chủng học văn hoá Anh - Mĩ và Mĩ Latinh; trường phái xã hội học Pháp, Ý, Bi và Tây Âu; trường phái ngữ văn 6 học Nga - Xô viết. Tuy vậy, có thể nói, giữa các trường phái vẫn có một điểm chung đó là quan niệm folklore là một bộ phận của văn hoá dân tộc và đều nhấn mạnh trong một nền văn hoá truyền miệng, tất cà mọi thứ đểu là folklore. Đồng thời ờ những mức độ khác nhau, tất cả họ đều gắn folklore với môi trường diễn xướng. Và họ đều nhất trí cho rang folklore học là một khoa học nghiên cứu về truyền thống. Sự khác biệt giữa các trường phái chi là ở hướng tiếp cận theo những mục đích khác nhau và hệ quả cùa nó là sự lựa chọn và nhấn mạnh từng đối tượng, từng thành tố nghiên cứu có khác nhau. Từ giữa thế ki XX, khuynh hướng tiếp cận folklore học Nga - Xô viết, trong đó thành tố nghệ thuật ngừ văn dân gian được nhấn mạnh như một thực the quyết định tồn tại folklore, đã ảnh hường trực tiếp vào giới nghiên cứu VHDG Việt Nam. Đây là lí do của sự xuất hiện quan niệm folklore là văn nghệ dân gian. Và như trên đã nói, đến đầu thập ki 1980, quan niệm folklore là văn hoá dân gian cũng đã có lí do để nhanh chóng lan toà trên các diễn đàn học thuật. Năm 1983, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian được thành lập. Từ đây, bên cạnh tạp chí Nghiên cứu văn học, tạp chí Văn hoá dân gian bất đầu xuất hiện với những số đầu tiên tập trung thảo luận về quan niệm folklore là văn nghệ dân gian, văn hoá dân gian hay là văn học dân gian. Xét cho cùng, sự phức tạp như thế cùa các tranh luận bắt nguồn từ chính sự phức tạp của đối tượng nghiên cứu. Sáng tác ngữ văn dân gian có thể được đặt trong nội hàm của cả bấy nhiêu khái niệm kể trên mà vẫn có cơ sờ hợp lí của nó. Gọi là văn học dân gian nếu chi chú ý đến thành tố folklore nghệ thuật ngôn từ; là văn nghệ dân gian nếu chú ý thêm cả yếu tố vũ. yếu tố nhạc trong đó; là văn hoá dân gian nếu quan tâm đến những thành phan phi nghệ thuât khác có quan hệ vói tác phẩm và góp phần vào quá trình hình thành, tồn tại, lưu truyền và biến đổi của tác phẩm. Do đó, có thể hiểu tương đối thống nhất về các thuật ngữ nói trên theo các quan niệm như sau: Văn hoá dân gian tương ứng với khái niệm folklore theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các giá trị văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần được nhân dân sáng tạo, bảo tồn và lưu chuyển qua các thế hệ, trở thành các giá trị truyền thống của một dân tộc, trong đó có văn hoá nghệ thuật phi chính thống ờ mọi thời đại. 7 Văn nghệ dân gian tương ứng với khái niệm folklore nghệ thuật, bao gồm các thành tố nghệ thuật ngữ văn dân gian, nghệ thuật trinh diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian trong tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc trưng của “nhận thức nguyên hợp” hợp thành chinh thể các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp có tính truyền thống của nhân dân. Văn học dân gian tương ứng với khái niệm folklore ngôn từ, là thành phần ngữ văn dân gian trong chinh the folklore nghệ thuật được tiếp cận dưới góc độ thẩm mĩ. Thực tiễn sức song folklore nghệ thuật ở Việt Nam đến nay đã chứng tò thành phần ngữ văn dân gian là bộ phận cốt lõi (phần cứng) tương đối ổn định, dễ nắm bắt và có quá trình phát triển mạnh mẽ, lâu bền nhất cùa nghệ thuật diễn xướng dân gian. Nói cách khác, đó là các thể loại sáng tác dân gian có thành phần nghệ thuật ngôn từ được hình thành một cách lịch sử, có sự bền vững về phong cách, giữ vị trí quyết định sự tồn tại, lưu chuyển và biến đổi của folklore nghệ thuật nói chung trong đời sống văn hoá dân gian. Trong nhà trường Việt Nam, thuật ngữ VHDG là định danh một môn học của khoa học ngữ văn. Có thể định nghĩa: Văn học dân gian cổ truyền là toàn bộ các thể loại sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được sáng tạo và không ngừng tái tạo lại theo phương thức tập thể qua nhiều đời chọn lọc và gọt giũa của nhân dân, có vị trí như một thành tố quan trọng trong chỉnh thể văn hoá văn nghệ dân gian của cộng đồng dân tộc, có tính nguyên hợp. II- ĐẠC TRƯNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CÁI NHÌN CHỈNH THẾ 1. Tỉnh nguyên hợp Những thành tựu mới cùa khoa học VHDG trong sự so sánh với văn học viết trên cả hai phương diện bản chất xã hội và bàn chất nghệ thuật đã khẳng định về bản chất VHDG vừa là văn học vừa là văn hoá. Một mặt, từ lí thuyết văn bàn học và thi pháp học VHDG cho thấy văn học dân gian là một loại của nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói các thể loại VHDG hoàn chinh như cổ tích, ca dao (trong sự phân biệt với dân ca) và truyện thơ dân gian hiển nhiên mang đặc trưng văn học ở dạng tồn tại cố định. Mặt khác, từ lí thuyết folklore học lại cho thấy VHDG còn là một thành tố cùa văn nghệ dân gian, 8 là một hiện tượng đặc biệt của văn hoá dân gian được sáng tạo một cách thầm mĩ, mang thuộc tính văn hoá, có các biểu hiện giá trị văn hoá. Khi tìm hiêu các thê loại sừ thi, thần thoại, truyền thuyết, tục ngữ, câu đố, vè,... rõ ràng thấy cái lí cùa sự tồn tại và phát triển cùa nó chù yếu không phải từ lí do nghệ thuật mà từ lí do xã hội, chức năng chù yếu của nó không phải chức năng thẩm m ĩ mà là chức năng sinh hoạt, thực hành xã hội. Thuộc tính đa chức năng, đa yếu tố (văn học và phi văn học) nổi bật trong thần thoại ở đầu nguồn văn hoá dân gian và trong chèo truyền thống ở đỉnh cao cùa nền văn nghệ dân gian là minh chứng hết sức tiêu biểu cho đặc trưng nguyên hợp cùa VHDG. Đe nhận thức đúng đan và sâu sắc đặc trưng bao trùm này cùa VHDG, phải xét từ đầu nguồn: VHDG của thời kì thị tộc, bộ lạc, hay còn gọi là VHDG của quá trình thứ nhất, trong góc nhìn thể loại, nó có tính chất phổ quát loại hình. Trong cấp độ này, có thể nhận ra rất rõ đặc trưng nguyên hợp của thề loại thần thoại. Sự ra đời của thần thoại có nguồn gốc sâu xa từ nhu cầu sinh tồn cùa con người trong hình thái kinh tế — xã hội nguyên thuỷ. Có nhu cầu tất nảy sinh phát kiến, và chính các sáng tạo vô thức thần thoại đã mờ đầu cơn khát nhận thức muôn thuở có tính nhân loại. Trong tồn tại mong manh đối diện với tự nhiên, con người thời đại thần thoại từng bước tự nhận thức và đối thoại với tự nhiên một cách tự phát. Kết quà thần thoại là nhân hoá tự nhiên để giải thích thế giới, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được biểu hiện trong cảm hứng sùng bái và khát khao chinh phục. Nhưng thần thoại không chì là sự phỏng đoán bàng trí tuệ mù mờ thấp kém, thần thoại còn là sự hình dung và biểu hiện thế giới bằng hình tượng, là sự trinh bày hồn nhiên, tự phát niềm tin và khát vọng có tính nhân bản. Cái kì vĩ. vô tư cùa the giải các thần trong thần thoại đích thực tự nó được người đời sau cảm nhận ra nhũng vè đẹp không thể bắt chước. Đó chính là cái nên thơ nguyên sơ thần thoại, là nghệ thuật nguyên thuỷ, là tôn giáo sơ khai, là văn hoá buổi đầu. Trong lòng nó chứa đựng vô số những tiền đề của nghệ thuật đời sau, của sừ thi thần thoại, cùa truyền thuyết anh hùng, của cổ tích thần kì và thơ ca nghi lễ. Thần thoại là sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo không tự giác bởi một “nhận thức nguyên hợp”. Trong quá trình không ngừng tác động vào ngoại giới cùa thực tiễn sáng tạo văn hoá, con người ngày càng có nhận thức ở những bậc cao hơn về môi trường, về thế giới nói chung và xã hội. “Cùng với quá trình ấy, lí tính 9 ngày càng phát triển. Và hoạt động lí tính gẳn với thực tiễn ấy cũng trải qua các chặng đường từ nguyên hợp (syncrétique) đến phân tích (analytique) rồi đến tồng hợp (synthotyque)” [Đinh Gia Khánh, Văn hoá dân gian là một nghệ thuật nguyên hợp, in trong Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nhiều tác già, NXB Khoa học xã hội, 1989, tr. 13]. Những nhận thức trải nghiệm phân tích và tổng hợp của con người tất nhiên sẽ phản ánh vào VHDG trong quá trình thứ hai. Đó là các thể loại VHDG cùa thời kì dân tộc trưởng thành cùng với sự xuất hiện gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước. Như một quy luật, trong quá trình tự ngã nhận thức về con người, văn hoá dân gian nảy sinh thần thoại; trong quá trình tự ngã nhận thức về tộc người và cộng đồng dân tộc, văn hoá dân gian này sinh sử thi và truyền thuyết anh hùng; trong quá trình tự ngã nhận thức về thân phận con người, văn hoá dân gian nảy sinh cổ tích, ca dao. Nhưng cổ tích là chuyện cùa uớc mơ muôn thuờ được hư cấu không định lượng, ca dao là tình người vĩnh cừu được dệt thêu không định danh, còn đời sống thì không ngừng vận động, ngày càng phức tạp và đa dạng trên cả hai chiều chính - tà, thiện - ác đan xen giữa những mảnh đời tối sáng, v ấn đề thân phận cá nhân được văn học viết định danh, định lượng, định tính trong các điền hình mang đậm cá tính sáng tạo nghệ sĩ và đến với công chúng thông qua sinh hoạt văn hoá đọc. Nhưng văn hoá đọc không dành cho các tầng lớp bình dân. Đời sống văn hoá dân gian vẫn diễn ra bền bi và sôi động trong các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp. Thế giới nghệ thuật cổ tích chi thật sự đẹp lung linh trong ngữ cành văn hoá kể. Thế giới nghệ thuật ca dao chì thật sự động lòng người trong ngữ cảnh văn hoá hát. Câu ca dao “Yêu nhau đứng ở đằng xa/ con mal liếc lại bằng ba đứng gần" chi thật sự được cảm nhận trọn vẹn cái hay, cái đẹp trong con mắt biết đưa tình với ai của người diễn xướng. Sự ra đời và hoàn thiện của thể loại chèo truyền thống nói riêng và loại hình kịch hát dân tộc nói chung cũng như sự xuất hiện thể loại truyện thơ trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật dân gian miền núi là các minh chứng chứng minh rằng: Những hoạt động sáng tác dân gian trong sự trải nghiệm phân tích và tổng hợp của nhân dân trong suốt thời kì chế độ phong kiến song hành cùng văn học viết không phá vỡ được tính nguyên hợp của văn học dân gian. Hơn thế, khảo cứu VHDG được sáng tác trong quá trình thứ hai, trải qua các thời đại đã có ngôn ngữ viết phát triển đa phong cách, vẫn nhận ra đặc trưng 10 nguyên họp cùa VHDG trong quá trình vận động, lưu chuyền, biến đổi phức tạp và hết sức đa dạng. Đặc trưng nguyên hợp trong thần thoại, sử thi cổ sơ và các thể tài thơ ca nghi lễ cổ mới chi là một sự tồng hợp tự nhiên các chức năng tư tường hệ và văn hoá khác nhau trong sự đan lồng các hình thức lao động xã hội, sự kết dính hoạt động thực tiễn và sáng tạo nghệ thuật, phản ánh tôn tại folklore ngôn từ cổ sơ mới chính là sự giao tiếp có tính nghệ thuật trong một nhóm xã hội có giới hạn. Tìm hiểu đặc trưng nguyên hợp trong các thê loại tục ngữ, truyền thuyết, truyện cồ tích và những bài ca trừ tinh dân gian, còn phái xem xét nó trong tất cả các mối quan hệ giữa các thành tựu thấm mĩ cùa những thế hệ ở những thời đại khác nhau và giữa những địa phương khác nhau, quan hệ giữa các thành tố nghệ thuật đã từng dược phân xuất nay lại có cơ hội được thu hút vào một tác phẩm mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật hình thành một thể loại m ới... Thế ncn folklore nghệ thuật ngôn từ được sáng tạo và hoàn thiện trong quá trình song hành với văn học viết vẫn là một hệ thống thẩm mĩ độc lập với văn học viết, bao gồm tất cà các thê loại sáng tác truyền miệng mang tính biêu đạt theo lối cồ truyền, tồn tại trong diễn xướng và được sự thừa nhận của nhân dân trong quá trình “chọn lọc tập thể”, sống trong kí ức chung cùa cả cộng đồng và trờ thành ki niệm riêng cùa cà một dân tộc. Nhận thức được đúng đắn, đầy đù và sâu sắc đặc trưng nguyên hợp cùa VHDG trong tất cả các biểu hiện ọủa VHDG giữa đời sống, từ hoạt động sáng tác, hoạt động trình diễn đến hoạt động tiếp nhận, là một yêu cầu có tính nguyên tấc đối với mọi lĩnh vực nghiên cứu của khoa văn học dân gian. 2. Tính truyền miệng Xét từ đầu nguồn, vãn học dân gian được truyền miệng qua hàng ngàn năm, từ thời kỉ dân tộc chưa có chữ viết. Sự truyền miệng các sáng tác nghệ thuật ngôn từ cùa nhân dân đã trờ thành tập quán sinh hoạt, là một nhu cầu văn hoá tự nhiên mà văn học viết không thể thay thể. Trài qua hàng ngàn năm tồn tại song hành với văn học viết, trong các di sản VHDG truyền miệng đuợc ghi chép lại chắc chấn có không ít những sáng tác văn học dân gian cùa các nho sĩ, các trí thức. Đó là kết quà cùa quá trình dân gian hoá có tính quy luật: Những tác phẩm ấy phài là những tác phẩm được sáng tác theo phong cách dân gian, mang tính biểu đạt theo lối cổ truyền. Nó chỉ trờ 11 thành tác phẩm văn học dân gian, như trên đã nói, nếu được sự thừa nhận cùa nhân dân trong quá trình “chọn lọc tập thể” và tồn tại trong diễn xướng. Những tác phẩm đó đã vượt thoát vai trò cá nhân sáng tạo, trở thành những thông điệp không có người phát và sống đời sống dân gian trong thể sống truyền miệng. Trong một số trường hợp đã có sự phát hiện tác giả - cá thể đối với một số tác phẩm nào đó đã được dân gian hoá, song vì những lí do như đã nói ở trên mà sự phát hiện đó tuyệt nhiên cũng không thể thay đổi được những biểu hiện về bản chất xã hội và đặc trung nghệ thuật dân gian cùa các tác phẩm ấy do đòi sống truyền miệng đem lại. Đã có nhà nghiên cứu đưa ra ba dạng thức tồn tại của VHDG. Đó là dạng ẩn trong đầu khôn người già, dạng hiện trong quá trình diễn xướng và dạng cố định sau khi được ghi chép lại bằng vãn bản. Văn học dân gian trong nhà trường là những tác phẩm đã được cố định trên văn bản, nhưng người phân tích những tác phẩm như thế cần phải hiếu ràng, trong đời sống truyền miệng, văn bàn này mới chi là một "khuôn hình”, một “lát cắt đồng đại”. Dạng thúc đầy đủ của nó phải là một liên văn bản. Sự tích hợp các tri thức hiểu biết một tác phẩm VHDG vì lẽ đó cũng phải là kết quả của sự phân tích, so sánh liên văn bán trong các ngữ cảnh diễn xướng truyền miệng giả định mà có thề trong đó các giá trị tu tường - thẩm mĩ đích thực cùa tác phẩm phát sáng. Các tri thức đó đã phán ánh kết quả cùa sự “chọn lọc tập thê” và phải đuợc phát hiện ra từ các mẫu gốc, các biểu tượng gốc, biểu tượng quy ước và nói chung là các bộ công thức truyền thống. Trong tiến trình phát triển cùa VHDG, thể loại với tư cách là một kết cấu nghệ thuật có tính lịch sử - cái kết cấu như thế cũng là một mã văn hoá - bao gồm một tập hợp các công thức truyền thống, được gọi bằng các khái niệm như: mô thức, môtip, biểu tượng. Tính biều diễn trong dạng hiện cùa tác phâm VHDG cũng được tạo nên bởi các phương thức truyền thống: nói, ngâm, hát, kể, diễn. Đó là cách thức truyền miệng đầy tính sáng tạo dân gian, biểu hiện đặc trưng mĩ học dân gian và là thể sống cùa VHDG. Một câu tục ngữ đã được cố định bằng vãn bản ở một không - thời gian nhất định nào đó luôn ở trạng thái tiềm ẩn nghĩa. Ý nghĩa cụ thể, sâu sắc và đẹp đẽ cùa nó chỉ được hiện ra sát hợp và được thăng hoa khi nó được “nói ra” trong một đoạn lời nói. Và nhờ sự có mặt cúa nó, các đoạn lời nói ấy đã được cách điệu khác với lời nói thường và trờ thành một yếu tố có tính nghệ thuật tham gia vào hành vi giao tiếp 12 trực tiếp trong một ngữ cảnh văn hoá xác định. Thế nên có thể nói truyền miệng là phương thức tồn tại cùa VHDG. 3. Tính tập thể Trong ca dao cổ truyền, có thổ nhận ra những câu hát diễn tà trực tiếp hoạt động tập thể sinh hoạt văn nghệ dân gian: Các anh tát một gầu giai Chúng em hai đứa lát hai gầu sòng. Một đàn cò trắng bay lung Bên nam bên nữ la cùng hát lên. Hoặc: A i có chong nói chồng đừng sợ A i có vợ nói vợ đừng ghen Đen đây hò hál cho quen Rạng ngày mô ai về nhà nấy há d ễ một đèn hai tim. Nhưng khi nói đặc trưng tính tập thể cùa VHDG không có nghĩa là để chi các hình thức sinh hoạt. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tính tập thể của VHDG thấm xuyên trong tất cả các loại hoạt động: hoạt động sáng tác, hoạt động trình diễn, hoạt động thường thức VHDG. Nếu tính truyền miệng là phương thức tồn tại, là thể sống cùa VHDG trong sự toàn vẹn cùa nó, thì tính tập thể là phương thức sáng tác VHDG: tập thể về lí tường và cảm hứng sárg tạo, tập thể về nguyên tắc thẩm mĩ và phong cách thể loại, tập thể về phương thức phương tiện và chất liệu nghệ thuật biểu hiện, tập thể về phương thức tiếp nhận VHDG trong tất cả các mối quan hệ folklore với thực tại giữa dòng đ(Vi chày trôi tìr tìr chậm chạp. Tập the chiêm nghiệm tất cà các vấn đề sinh từ của con người đẻ khái quát nó vào những khuôn đúc trong những mẫu hình muôn thuở. Thế nên khác với văn học viết, mỗi tác phàm VHDG không đơn thuần là hiện tượng mà phải được xem như là một qua trình, trong ngữ cảnh và diễn xướng. Mỗi tác phẩm VHDG đều là kết qua của một hình thức đặc biệt của sáng tạo. Trong văn học viết, sự sáng tạo CÙ£ cá nhân luôn tuân theo những quy luật tâm lí của cá tính nghệ sĩ. Ngược lại. trong sáng tác dân gian, mọi sự sáng tạo cùa các cá nhân đều phải tuân theo nhũng quy luật tâm lí sáng tác tập thể. Như một quy luật, ở đây, các kinh nghiệm nghệ thuật cùa cá nhân không ngừng chảy vào nguồn dự trữ 13 tập thể, và toàn bộ kinh nghiệm tập thể lê tự nhiên trờ thành sờ hữu của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Truyện kể Thần trụ trời có lẽ là một “huyền thoại văn chương” được sáng tạo lại trên cơ sở tích hợp những mẩu kí ức về người khổng lồ sáng thế đã trờ thành ki niệm riêng của toàn dân tộc. Các lớp xã hội - lịch sừ trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ không phải được thu hút vào một văn bàn cố định của một thời đã qua trong cùng một toạ độ thời gian lịch sừ dân tộc. Đó là kết quà sáng tạo cùa tập thể nhiều đời, được nhiều thế hệ bảo tồn, chọn lọc thẩm mĩ và không ngừng tái sáng tạo, có đào thải, làm đầy, làm mới. v ề phương diện lí thuyết chung, khoa học VHDG có thể xem xét nội hàm đặc trưng tính tập thể của VHDG trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa cá nhân với tập thể và quan hệ giữa truyền thống với ứng tác. v ề mối quan hệ thứ nhất, như đã nói ở trên, trước hết, có thể thấy toàn bộ các sáng tác VHDG ờ quá trinh thứ nhất - VHDG cùa thời kì thị tộc bộ lạc - đều có nguồn gốc từ các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của nhân dân. Ở quá trình thứ hai - trong các thòri đại đã có chữ viết và VHDG đã trở thành một bộ phận hợp thành toàn bộ nền văn học dân tộc - tình hình có khác. Bên cạnh các tác phẩm VHDG được bảo tồn và tiếp tục tái sáng tạo trong trí nhớ của các thế hệ sau, phần lớn các tác phẩm VHDG được sáng tác trong quá trình thứ hai thường có nguồn gốc từ các cá nhân khởi xướng. Họ thường phải là những người chảng nhừng có vốn văn hoá dân gian được tích hợp tự nhiên, mà còn có năng khiếu thực hành diễn xướng. Họ có thói quen đi nhiều nơi, gặp nhiều người, lại cỏ tài năng ứng tác và truyền dạy. Trong sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, họ thường có tư cách thủ lĩnh giữ vai trò của người truyền bá, phổ biến và sáng tạo. Thực tế đời sống văn hoá dân tộc đã từng có những nhà văn, nhà thơ đã thành danh, nổi tiếng của nền văn học viết vì những lí do nhất định lại trở về với đời sống bình dân và đóng vai ừò một nghệ nhân dân gian xuất sắc. Họ tham gia vào sáng tác tập thể không phải bằng vốn chữ và sự hiều biết hàn lâm cùa một tác giả văn chương bác học, mà như các nghệ nhân dân gian đích thực, các sáng tác - tập thể của họ được sinh thành từ chính vốn sống và sự nhạy cảm đời thường. Trong các di sàn VHDG cổ truyền, có thể đoán định ờ đó có những truyện cổ tích thần kì đã được nhuận sắc, có không ít những bài ca trữ tình dân gian và truyện thơ dân gian có nguồn gốc cá nhân mang phong cách tập thể trở thành tác phẩm 14 VHDG, vô danh, truyền miệng và xuất hiện dị bản. Có thể so sánh sự tương đồng và dị biệt trong cảm hứng sáng tạo - tập thể từ hai bài ca trữ tinh dân gian: Chàng ơi buông áo em ra Đế em đi chợ kẻo mà chợ trưa Chợ trưa rau nó héo đi Lấy gì nuôi mẹ lấy gì nuôi em. Có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc lời ca trên này sinh trong hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của nhân dân. Hãy nghe bài thứ hai: Ngày xuân em đi chợ hạ M ua cá thu ve chợ hãy còn đông Ai nói với anh rằng em đã có chồng Bực mình đổ cá xuống sông em về... Hiển nhiên, cách chơi chữ trong hai câu trên ở bài này đã chi dẫn người nghe về trình độ và đảng cấp của người sáng tác. Thế nhưng cái phong vị dân gian mộc mạc, đàm thắm ở hai câu sau vẫn cứ lan toả đượm thấm văn hoá chợ quê nơi làng Việt trong nhịp điệu mùa màng. Tác già - tập thể đã dân gian hoá nó. Lẽ tất nhiên quá trinh này sẽ tiếp tục được chọn lọc tự nhiên. Vai trò của từng cá nhân lại tiếp tục được tham gia vào quá trình này một cách có ý thức giữa đời sống cộng đồng, góp phần đổi mới và phát ưiển VHDG trên nền bản truyền thống. Ở mối quan hệ thứ hai, quan hệ giữa truyền thống và ứng tác, tính tập thể biểu hiện trong các hoạt động sáng tác trực tiếp gọi là ứng tác. Trước đây, hoạt động ứng tác diễn ra sôi nồi, thường xuyên, biểu hiện nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học giữa đời sống, trong các hoat động giao tiếp có tính nghệ thuật, đặc hiệt trên các chiếu chèo sân đình và trong các không gian lễ hội. Để gợi hứng hay đưa đẩy nối dài ý tứ trong một cuộc hát đối đáp, người ứng tác thường sử dụng lại một phần các phương tiện, chất liệu đã có sẵn trong các bài hát dân gian. Những yếu tố được sử dụng nhiều lần như thế đã trở thành các công thức có tính truyền thống, giữ vai trò định hướng các cá nhân ứng tác tiếp tục các sáng tạo mới theo truyền thống, v ề sau, những yếu tố ấy đã tự nhiên giữ vai trò vừa định vị tác phẩm, vừa là dấu nối giữa truyền thống với các sáng tạo mới có cùng mẫu đề. Đó là kết quả của sự bắt chước một cách sáng tạo, một biểu hiện khác của tính tập thể trong hoạt động ứng tác VHDG. 15 4. Tính dị bản Đã có nhiều nhà khoa học khẳng định cùng với tính truyền miệng và tính tập thể là tính dị bàn của VHDG. Dị bàn là hệ quà của quá trình tập thể —truyền miệng, nhưng việc nhận thức về nguyên nhân và biểu hiện của tính dị bàn trước nay giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn những khác biệt. Từ góc nhìn cùa văn học viết trên các văn bản VHDG đã được giới thiệu, có quan niệm cho đó chảng qua là sự tam sao thất bản. Thật ra như trên đã nói về ba dạng tồn tại của VHDG, tính dị bản thường được xem xét ở dạng thứ ba: dạng văn bản cố định. Những người tuyệt đối hoá vai trò diễn xướng đã từng lên tiếng phù định việc này. Họ cho ràng VHDG ở dạng văn bản hoá chẳng khác gi với một bộ sưu tập những con bướm ép. Những người tuyệt đối hoá vai trò văn bản lại thường chi nghiên cứu sáng tác dân gian dựa trên một văn bản duy nhất, ở dạng tĩnh. Lí thuyết văn bản VHDG đã khẳng định VHDG xét trên góc độ bản chất nghệ thuật là một loại cùa nghệ thuật ngôn từ, đương nhiên có văn bản. Dựa trên tất cà các thành tựu nghiên cứu VHDG trong quá trình vận hành của một tác phẩm truyền miệng - tập thể giữa đời sống, người ta đã chi ra những nét đặc thù cùa văn bản một tác phẩm VHDG. Trên tạp chí Văn hoá dân gian số 3/1990, trong bài viết Một số vấn để li luận chung quanh việc nghiên cứu văn bán văn học dân gian, Trần Đức Ngôn đã sơ bộ nêu lên những đặc tính cơ bản nhất cùa văn bản VHDG, đó là: - Văn bản một tác phẩm VHDG là một liên văn bản (tác phẩm chuỗi). - Trong văn bản tác phẩm VHDG chứa đựng hai loại yếu tố: yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. - Văn bản VHDG là một hệ thống mờ. v ề nguyên tắc, không có bài ca, bản kể cuối cùng. - Văn bản VHDG không mang cá tính sáng tạo. Phong cách nghệ thuật của nó là phong cách tập thể (phong cách tự sự dân gian, phong cách trữ tình dân gian,...). Cũng cần phải nhấn mạnh thêm: Văn bản VHDG là tác phẩm VHDG tồn tại ở dạng cố định, ở đầu nguồn sáng tạo, nó được xây dụng bằng ngôn ngữ của lời nói dựa trên cơ sờ các bộ công thức truyền thống theo nguyên 16 tắc có tính lặp lại (mẫu gốc, môtip, biểu tượng,...). Trong đó, các tầng nghĩa biểu hiện các giá trị tư tưởng thẩm mĩ dâni gian được chế định bởi tính truvền thống dân tộc. Các ý nghĩa truyền thống chi phát sáng trong các ngữ cảnh xã hội có tính quy phạm ổn định trường tồn dưới dạng các mã thâm mĩ. mã ngôn ngữ, mã văn hoá. Tìm hiêu tính dị bàn cùa văn học dân gian phái trên cơ sở thừa nhận các đặc điêm văn bản VHDG nói trên, có ý nghĩa khác biệt với văn bản tác phâm văn học viết. Trong đó, đặc trưng tính dị bản có nguồn gốc sâu xa ở đặc điêm thứ hai và được biêu hiện ra ở đặc điếm thứ nhất. Có thế nêu một ví dụ: Một truyện cổ tích được lưu chuyền từ địa phương này đến địa phương khác ờ những thời gian khác nhau, được kể lại bởi những nghệ nhân khác nhau, trong những ngữ cánh xã hội khác nhau và tất nhiên nó được ghi chép văn bàn hoá ở những không - thời gian khác nhau bởi những nhà sưu tập khác nhau. Kết quả là cái truyện cô tích ấy đã hiện tồn bàng một liên văn bàn. Trong đó, về lí thuyết, ở dạng đầy đù tác phẩm sẽ gồm bản gốc, các bản trung gian và bản mới. Dị bản là các bàn trung gian và bàn mới, hay còn gọi là “ bàn khác” (Nguyễn Xuân Kính). Khác với vấn đề tam sao thất bàn do có sự nhầm lẫn theo trí nhớ, những nét biến đồi khác biệt đề thích nghi, đổi mới ở đây hoàn toàn có thề lí giải khoa hợc bàng các lí do xã hội và lí do nghệ thuật. Trên thực tế nghiên cứu, người ta đã nhận ra có những biến đổi chi như một sự chinh lý đề gia tăng hiệu quà thâm mĩ, nhung cũng có những sự biến đồi phàn ánh một sự vận động mạnh mẽ cùa ý thức dân gian. Nó là kết quà cùa quá trinh đào thải, làm đầy, làm mới. Quá trình này diễn ra liên tục. thường xuyên trong đời sống sinh hoạt văn hoá dân gian. Nhờ đó, VHDG tự dổi mới. phát triển thích nghi và trường tồn mãi cùng với sự phát triền và đôi mới của môi trường hoạt động thục tiễn. Các nghiên cứu trước nay đã khăng định: “Tiến trình văn hoá xét cho cùng là sự thích nghi một cácn chủ động và có ý thức cùa con người với môi trường. Tiến trình văn hoá không ngừng hướng tới một sự thích nghi hoàn hào tức là một sự hài hoà tuyệt đối và lí tưởng giữa con người và môi trường. Nhưng sự hài hoà tuyèt đối và lí tưởng như thế chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ đạt tới” [Đ hh Gia Khánh, Văn hoá dân gian là một nghệ ihuật nguyên hợp, in trong Vcư hoá dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu. Nhiêu tác già, NXB Khoa học xã hội, 1989, tr. 15]. Vi lẽ đó mà xuất hiện mâu thuẫn giữa sự chấp nhận 2 -G T V t D ÃN GIAN A 17 và chối bỏ, đề từ đó tìm cách kế thừa, đồi mới ngày càng đa dạng hơn, tinh vi hom để tiếp tục phát triển. Nhu chúng ta thấy: VHDG vừa là văn học vừa là văn hoá. Quy luật vận hành các tác phẩm văn học dân gian nói riêng, của toàn bộ nền văn học dân gian nói chung nằm trong tiến trình văn hoá của dân tộc. Thế nên tính dị bản cùa VHDG nói chung cũng như số phận một tác phẩm VHDG trong quá trình dị bàn nảy sinh dị bản cũng là một sự vận động hợp quy luật. Đặc trưng dị bản cùa VHDG biểu hiện ở nhiều cấp độ. Có thể đó chỉ là một sự khác biệt trong cách gọi tên một truyện kể. DỊ bản có thể chi là một từ, một mô thức câu mở đầu một bài ca dao, nhưng dị bản còn nhiều khi nằm sâu trong các hình thức cấu trúc tác phẩm giữa các văn bản như là sự khuyết thiếu hoặc khác biệt một số chi tiết, tình tiết, môtip, hình ảnh, biểu tượng, các tầng cùa văn hoá cổ trong hình thức mới, các lớp xã hội lịch sừ từng được thu hút tự do xoay quanh môtip hạt nhân cốt lõi, các cách mở đầu và kết thúc,... Tất nhiên mọi sự biến đổi và thay thế nội tại một thực thể bao giờ cũng có giới hạn. Vượt qua giới hạn nhất định, dị bản trở thành một tác phẩm mới, thậm chí theo đó còn có cả sự chuyển hoá thể loại. Do đó, có thể nói tính dị bàn là một đặc trưng cùa VHDG. Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu bốn đặc trưng cơ bàn của VHDG. Trong một số công trình chuyên khảo, giáo trình khác, có thể chúng ta đã thấy có ý kiến gạt bò dặc trưng dị bản hoặc đặc trung nguyên hợp và thay vào đó là những đặc trưng khác theo quan điểm học thuật cùa người viết, như: tính thực hành, tính địa phương, tính truyền thống dân tộc, tính phổ quát quốc tế,... ỏ những góc độ khác nhau, dặc biệt ở góc nhìn sâu sắc về đặc trưng từng thể loại VHDG cụ thể, ta cũng có thể nhận ra ở mỗi quan niệm đó đều có cái hạt nhân hợp lí. Mọi sự khác biệt và phức tạp như thế đều có căn nguyên chù yếu từ chính sự phức tạp và rất khó nắm bắt cùa thực thể đối tượng nghiên cứu. Ill- VẢN ĐÊ PHÂN LOẠI TRO NG NGHIÊN c ứ u VĂN HỌC DÂN GIAN Trên thế giới, folklore là đối tuợng khảo cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Người ta phân loại folklore từ nhiều góc độ tiếp cận với những mục đích học thuật khác nhau thành: folklore khoa học, folklore nghệ thuật, folklore lí trí, folklore tình cảm ,... 18 2.GTVH DẦN GIAN-8 Ờ một số nước như Mĩ, Anh,... đã có những nhà nghiên cứu đem các sáng tác dân gian truyền miệng sắp xếp hỗn hợp vào cùng với một số loại hình văn hoá, tín ngưỡng, phong tục khác nhau như là một tập hợp di sản truyền thống văn hoá phi vật thể để sử dụng làm các dẫn liệu, chứng cứ giải quyết các vấn đề dân tộc học lịch sử, nhân học vãn hoá và văn học trong văn hoá. Theo quan điểm này, folklore ngôn từ không phải là vãn học, mà là một loại hình thái ý thức xã hội đặc biệt gọi là tiền văn học. Ngược lại, ở nhiều nước khác như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc,... từ folklore nghệ thuật truyền miệng lại được quan niệm là một thể loại của nghệ thuật ngôn từ, là vãn học dân gian. Theo quan niệm học thuật này, người ta từng phân loại VHDG theo nguyên tắc kể thừa các cách phân loại kinh điển đối với nghệ thuật ngôn từ cùa Arixtốt và F. Hêghen. Ờ cấp độ khái quát nhất, VHDG cũng được chia thành các loại hình: tự sự dân gian, trữ tình dân gian và sân khấu dân gian. Tuy vậy, khi khảo cứu đến các thể (thể loại) để sắp xếp vào các loại (loại hình) của VHDG lại có vấn đề: Tục ngữ, câu đố, vè nên quan niệm thuộc loại hình nào ở trên. Ở Việt Nam, vào những năm 60 cùa the ki XX, các giáo trình đại học xếp các thể ấy vào một ô riêng gọi là những câu nói đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Năm 1974, Cao Huy Đinh, trong chuyên luận Tim hiếu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, đã đưa ra một bàng phân loại gồm bốn loại hình: văn học kể chuyện đời, văn học phô diễn tâm tình, văn học đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và văn học diễn trò. Điều đáng lưu ý ờ đây là với VHDG, Cao Huy Đinh muốn đưa ra một loại hình đặc trưng khác với văn học viết bao gồm các thể lời nói nghệ thuật. Năm 1980, Phan Đăng Nhật công bố chnvên luận về VHDG miền núi trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, ông dụa hẳn vào phương thức diễn xướng để phân loại thành: văn học hát, văn học kể, văn học nói,... Trong một số bài báo chuyên biệt về phân loại VHDG cũng trong thời gian này của Hoàng Tiến Tựu, ông lại căn cứ vào những đặc điểm trội về kiểu tư duy trong các phương thức phàn ánh, phương thức biểu hiện để định loại: văn học nói - suy lí, văn học hát - trữ tình,... Năm 1983, trong giáo trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Võ Quang Nhem cho rằng đã đến lúc phải xây dựng danh pháp thể loại và đây mới là vấn đề cơ bản nhất để VHDG Việt Nam có cách gọi tên các thể loại tương ứng với các thuật ngữ quốc tế như nó vốn có. Ông phê phán cách 19 gọi chung các tác phẩm văn vần tự sự trường thiên của các dân tộc là trường ca. Dựa vào đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật trên văn bản cố định, ông chia tách các trường ca thành hai thể loại: sử thi và truyện thơ. Năm 1991, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập I, dùng chung cho các trường đại học sư phạm, do Đỗ Bình Trị biên soạn được NXB Giáo dục xuất bản. Lần đầu tiên, vấn đề phân loại VHDG đã được tác giả phân tích, luận giải ti mỉ, công phu trên một khối lượng lớn các nguồn tài liệu lí luận cũng như tác phẩm VHDG trong nước và nước ngoài do điều kiện thực tế đã hội đù các yếu tố có thể. Để nêu lên thực tế cực kì phức tạp, khó khăn cùa công việc này, ông viết: Vì VHDG là một hiện tượng có tính chất quốc tế, người ta đã nghĩ đến việẹ xây dựng một khung phân loại chung cho VHDG toàn thế giới làm tiền đề và điểm xuất phát cho công việc phân loại trên tài liệu VHDG dân tộc. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một sơ đồ giả thuyết chung nào được chú ý, chưa nói là được coi như đã đạt tiêu chuẩn đó. Thật ra giới nghiên cứu folklore quốc tế, khi đề cập đến vấn đề phân loại, thường chỉ giới hạn vấn đề ở việc phân ioại một thể loại nào đó thành những cấp độ dưới thể loại. Theo ông, cách làm này chi ’‘thuần tuý kinh nghiệm và có ý nghĩa thực dụng”. Nó thường dựa vào tiêu chí đề tài và chù yếu chi có tác dụng giúp người ta dùng để tra cứu. Cho nên, thực tế hơn là phải tiến hành xây dựng những nguyên tắc phân loại chung và dựa vào đấy để phân loại tài liệu VHDG dân tộc, chù yếu là xác định kết cấu thể loại cùa nó. Òng nhấn mạnh: Một định nghĩa thật sụ khoa học, hoàn chinh về một số thể loại VHDG nhất thiết phải khái quát được đặc trưng thể loại cụ thể cùa nó. Và lần đầu tiên, Đỗ Bình Trị đã chỉ ra bốn tiêu chí thể loại gồm các đặc trưng về hệ thống đề tài, về thi pháp đặc thù, về chức năng sinh hoạt - xã hội và về phương thức diễn xướng. Những tác phấm có sự tương đồng, sự thống nhất ở các tiêu chí trên sẽ được xếp vào một thề loại. Sự thống nhất như thế đã thể hiện một cách nhận thức khách quan về thể loại, bởi vỉ thề loại “là một kiểu hình thức nghệ thuật được hình thành một cách lịch sừ, ra đời do nhiệm vụ mà nghệ thuật đặt ra trong sự phản ánh những sụ kiện thực tế, trong sụ biểu hiện thái độ nhất định đối với thực tế”. Theo ông, nguyên tắc phân loại VHDG Việt Nam nên theo ba cấp: c ấ p thứ nhất trong phân loại vẫn theo cách “chia ba” gồm tự sự, trữ tình và kịch; cấp thứ hai là nhóm thể loại; cấp thứ ba là thể loại. Theo ông, do tính chất phức tạp riêng cùa VHDG, 20 nên đặt ra một cấp trung gian giữa loại và thể loại - đó là nhóm thể loại. Và những thề loại trong cùng một nhóm thể loại thường có những đặc trưng gần giống nhau. Trong trường hợp này, một đặc trưng nào đó trong bốn đặc trưng đã nói ở trên mà nổi lên như dấu hiệu phân biệt chính thì có thể lấy đó làm tiêu chí chung cho cả nhóm.Và dấu hiệu như thế thường là đặc trưng về thi pháp thể loại. Theo đó, ông cho ràng tục ngữ và câu đố có thể xếp vào một nhóm thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Bởi vì, cũng như việc phân loại văn học viết, cách “chia ba” cùa Arixtốt và F. Hêghen đã chặt chẽ đến mức bất cứ việc đặt thêm một loại nào nữa ghép vào nó cũng làm cho nó “cọc cạch”, dù là chi với một chút điều chinh. Với ý tưởng đi tới cùng trong việc phân loại VHDG, ông còn đưa ra các kiểu biến thể của thể loại và các biến thể trung gian. Các kiểu biến thề của thể loại ờ các thể lớn nhất như cố tích, ca dao đã từng được khoa học VHDG xác nhận. Các biến thể trung gian cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong quá trình quan hệ qua lại giữa các thề loại và có tính lịch sừ cụ thể. Ket quả là trong khung phân loại VHDG Việt Nam của Đỗ Bình Trị, chi riêng loại hình tự sự (truyện kể, thơ ca kể chuyện và lời nói vần vè) đã đuợc chia thành 15 đơn vị ờ cấp độ thể loại thuộc ba nhóm thê loại, ơ loại hình trữ tình gôm 6 đơn vị thê loại thuộc hai nhóm thể loại. Cùng với ba thể loại thuộc loại hình kịch (chèo, tuồng đồ và những trò diễn dân gian), tổng số đơn vị thể loại trong toàn bộ hệ thống đã là 24 đơn vị. Như trên đã nói, đây là kết quà của cả một quá trình phân loại khoa học hết sức ti mi, công phu. về lí thuyết phân loại một đối tượng hết sức phức tạp như thế, tác giả đã luận giải rất mạch lạc, logic và có sức khái quát cao. Nhung chính ông đã viết: “Ve lí thuyết thì vấn đề có vè rành mạch như vậy đấy, nhưng trong thực hành nghiên cứu, vấn đề phân loại VHDU noi chung, ván dè phân loại các thể loại VHDU nói riêng luôn luồn có nhiều vướng mác” [Sđd, tr. 45]. Thế là chi trong khoảng nửa sau của thế kỉ XX, vấn đề phân loại khoa học VHDG Việt Nam đã được chú ý ngay từ khi văn học dân gian chính thức được quan niệm là một bộ phận cùng với bộ phận văn học viết hợp thành toàn bộ nền văn học dân tộc, và qua từng bước chuyển biến nhận thức về vấn đề này, khoa học VHDG Việt Nam đã đạt đến những thành tựu đinh cao. Nhưng như chúng ta đã nhận ra qua phần lược điểm ở trên, tình hình phân loại VHDG vẫn có những ý kiến và quan niệm khác nhau, thậm chí đối 21 lập nhau về các vấn đề cụ thể. Ví dụ ở cấp độ loại hình, nên chia bốn theo đặc trưng VHDG hay vẫn chia ba theo quan niệm VHDG là một loại của nghệ thuật ngôn từ. Và hai thể loại tục ngữ, câu đố - các thể loại lời nói nghệ thuật - có thoả đáng xếp chung thành một nhóm thuộc loại hình tự sự hay không? Đồng dao là một biệt loại ca dao hay là một thể loại riêng? Giai thoại là một thể loại VHDG hay là điểm nối giữa VHDG và văn học viết? Nên phân biệt truyền thuyết dân gian với truyện dịch ra từ các thần tích, thần phả như thế nào? v ề truyện thơ Nôm khuyết danh cũng như tuồng khuyết danh là VHDG hay văn học viết,... Thế nhưng cuộc sống và học thuật như “cây đòi” vẫn tiếp diễn. Và điều này là hết sức quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường, đặc biệt đối với các bậc học phổ thông. Trong sách giáo khoa Văn 10 được viết sau hội nghị thay sách tại Hà Nội tháng 6-1990 (Chương trình 3B - CCGD), được sử dụng từ năm học 1990-1991 (tái bản lần thứ 8 năm 1998), chúng ta thấy trong bài Đại cương về văn học dân gian, các soạn giả đã bỏ qua cấp độ phân loại loại hình VHDG, chi giới thiệu 12 thể loại trong mục II với tiêu đề các thể loại văn học dân gian, và nhấn mạnh: Thể loại là đơn vị cơ bản của VHDG. Đó là các thể loại: thần thoại, sừ thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, chèo. Năm 2000, sách Văn 10 được chinh lý hợp nhất từ hai bộ sách Văn 10 - Phần Văn học Việt Nam do trường Đại học Sư phạm Hà Nội chù trì biên soạn và Văn học 10, tập 1 do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn, gọi là Văn học 10, tập 1, phần Văn học Việt Nam, được sử dụng từ năm học 2001-2002. Trong sách này, mục V cùa bài Đại cương vế văn học dân gian giới thiệu các thể loại VHDG vẫn giữ nguyên 12 tiêu mục đé giới thiệu cụ thề, nhưng đã có sự chinh lí đáng kể. Tên mục sữa lại là những thề loại chính. Các tiểu mục được giới thuyết rành mạch và có tính học thuật mới. Ở tiểu mục 2, sử thi được bổ sung gọi là sử thi dân gian. Ở tiểu mục 4, cổ tích được bổ sung gọi là truyện cổ tích. Ờ tiểu mục 7, nói về tục ngữ được bổ sung câu: Có thể coi tục ngữ là một thể loại triết lí dân gian. Đặc biệt, với hai tiểu mục 10 (về ca dao - thêm chữ dân ca) và 12 (về Chèo) được viết lại khác trước. Ờ đây, chúng được mờ rộng quan niệm: Ca dao - Dân ca gồm các thể loại trữ tình dân gian (?). Và ở mục 12, từ chỗ chi một thề loại chèo, nay đổi thành các thể loại sân khấu, 22 bao gồm các hình thức ca kịch như chèo, tuồng và một số trò diễn có tích truyện, nghĩa là đã bồ sung vào đây ít nhất là một thể loại nữa, đó là tuồng dân gian. Như vậy là đến sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000, số lượng các thề loại VHDG đã là một hệ thống mở mà theo chúng tôi nhận xét thì có lẽ là để rộng đường quan niệm. Năm 2006, chương trình sách giáo khoa Văn học 10 lại được thay thế bàng hai bộ sách cơ bàn và nâng cao cùng với tên gọi mới: N gữ văn 10 được biên soạn theo hướng tích hợp ba phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Trong bài Khái quát vể văn học dân gian Việt Nam, phần viết về thể loại cũng gồm 12 tiểu mục cụ thể nhưng lại tiếp tục có sự điều chinh ở các tiểu mục 7, 8, 9 và 11. ở các tiểu mục 7 và 8, với hai thể loại tục ngữ và câu đố, đều được chinh sửa lại “là thể loại lời nói có tính nghệ thuật”. Ờ tiều mục 9 về ca dao dân ca, ngoài việc bỏ đi dấu gạch ngang để thay bằng một dấu phẩy giữa hai thuật ngữ ca dao và dân ca, các soạn giả còn đưa ra quan niệm có khác với sách trước. Nó không còn “là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian” mà “là thể loại trữ tình bàng văn vần”. Ở mục thuật ngữ Truyện thơ được bổ sung là Truyện thơ dân gian và có cách gọi mới là “thể loại văn vần” thay cho cụm từ ở sách trước gọi là “những truyện kề bằng thơ”. Như vậy, trên đại thể, với văn học dân gian trong nhà trường đến thời điềm hiện nay đã có sự đồng thuận về cơ bản gồm 13 thể loại chính. Ngoại trừ thể loại gọi là trữ tình dân gian (ca dao, dân ca) và tên gọi thể loại tuồng đồ vẫn còn có những ý kiến khác, còn lại 11 thể loại: thần thoại, sừ thi dân gian, truyền thuyết, truyện cô tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ dân gian và chèo đều đã nhất trí danh pháp. Và việc đặt cấp độ loại hình VHDG sang một bên trong bài Khái quát về văn học dân gian Việt Nam ở các cấp học phổ thông cũng là hợp lí và cần thiết. IV- VAI TRÒ CỦA THÉ LOẠI TRONG KHOA HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Như trên đã nói, nếu lịch sừ văn học viết nói chung đều có cơ sờ chắc chắn để mô tả nó theo các quá trình từ thời ki, giai đoạn, chủ nghĩa, trường phái, trào lưu đến các tác giả, tác phẩm ở những toạ độ xác định, thì lịch sừ VHDG chi được mô tả bằng tiến trình phát triển cùa các thể loại - lịch sử. Tất nhiên cách làm này có cơ sở lí luận và thực tiễn đáng tin cậy, bời vì “từ thời viễn cổ, VHDG đã có sự gấn bó khăng khít và đặc thù với lịch sử” (M. Gorki). Mặt khác, nó cũng có tính khá thi do sự hình thành, lưu chuyển 23 và biến đổi của các hiện tượng VHDG về mặt lịch sừ của nó nhìn chung không có nhảy vọt, mà vừa có tính chất rộng lớn liên tục, vừa chậm chạp trầm lắng, ờ trên, phần lược điểm quá trình phát triển các thể loại VHDG Việt Nam đã cho thấy chi có thể quan sát được nó trên một đại lượng đo thời gian rất lớn. Trong đó, xét trên bình diện không gian văn hoá, không phải không thấy ờ đó có thể có sự đan dệt phức tạp nhiều quá trình chồng lấn hoặc nối tiếp nhau, hoặc xen kẽ nhau trong trạng thái song hành giữa các thể loại cùng tồn tại và phát triển ở những mức độ khác nhau. Nhưng trên đại thể, xét trên bình diện thời gian văn hoá, ta vẫn thấy, như một quy luật, mỗi thể loại đều có quá trình nảy sinh và phát triển, nờ rộ và suy tàn. Con người thời cổ đại sống trong, sống cùng, sống với cái môi trường tự nhiên và xã hội buổi đầu mà ngày nay chúng ta gọi là hình thái kinh tế - xã hội nguyên thuỳ. Họ phải đối diện với rất nhiều thách thức cùa thực tại, và không ai khác, chính họ phải đáp ứng. Đối diện với cái nhò bé, mong manh hữu hạn cùa con người là cái khổng lồ, vĩnh viễn, vô hạn của tròn đất, núi sông khiến người ta sùng bái. Kịp đến khi bước vào ngưỡng cừa cùa văn minh thì chính cái tự nhiên câm lặng, dữ dội, bí hiểm, mênh mông, đầy bất trắc thuở ấy đã thúc đẩy tri tuệ con người phải phỏng đoán và hình dung, tường tượng và tái hiện,... Đỏ chính là nguồn gốc văn hoá của thần thoại. Khi con người bước vào thời đại đồng thau và sắt sớm cũng chính là thời điểm quá trình chế ngự và thắng đoạt tự nhiên cùa các nhóm xã hội có giới hạn buổi đầu đã đem lại cho con người những niềm hân hoan tột cùng sau khi họ vượt qua được vài ba thách thức đầu tiên. Cảm hứng sử thi xuất hiện và đó chính là khát vọng thần thoại được thăng hoa một cách có ý thức. Kế đến là những cuộc chiến tranh bộ lạc diễn ra thường xuyên. Sừ thi anh hùng và truyền thuyết ra đời, cuốn theo những mánh vỡ cúa "thần thoại một đi không trở lại”. Một hình thái kinh tế - xã hội mới được thay thế với ba thiết chế: gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước. Lí tưởng dân chủ thị tộc cũ xung đột gay gắt với hệ tư tưởng mới. Sự tự ngã nhận thức về số phận con người “bao giờ đến được ngày xưa” được trình bày lại một cách thần kì trong những giấc mơ cồ tích. Các thành tựu nghiên cứu VHDG trước nay đã khảng định: Thần thoại ra đời và chi phồn thịnh trong thời đại thần thoại. Sừ thi dân gian chỉ ra đời và toả sáng trong thời đại sử thi. Theo đó, thời đại anh hùng và ý thức dân tộc trưởng thành đè ra truyền thuyết anh hùng và nối 24 dài truyền thuyết lịch sử. Thế ncn nếu "xét riêng sụ phát triển cùa dòng tự sự dân gian, chúng ta sẽ thấy thái độ chọn lựa đối với thực tế trái qua con đường tự sự phản ánh khái quát những quá trình lịch sử cơ bản đến chỗ đi sâu dần vào quá trình lịch sừ cụ thế riêng biệt. Ờ những thể loại ra đời sau cùa tự sự lịch sừ dân gian, tự sự lịch sừ đã phân hoá ra thành những biến cố, hơn nữa đã khúc xạ thành những số phận cá nhân. Những biến cố và số phận cá nhân này đã được lựa chọn theo quan điểm của sự phản ánh và sự đánh giá những quan hệ xã hội” [Đỗ Bình Trị, Sđd]. Nếu xem xét sự phát triên cùa dòng trữ tình dân gian, tất nhiên sẽ thấy có sự phức tạp về mặt lịch sừ giữa các nhóm thê loại, bời sự quên lãng và đứt mạch không thể phục nguyên cùa ngôn ngữ thơ ca dân gian đã thất truyền. Thế nhưng nếu căn cứ vào thành tựu cùa các khoa học liên ngành đê tiến hành phân tích và luận giải trên một khối lượng tài liệu lớn về các câu hát, bài hát dân gian hiện đã sưu tập được thì có khả năng những đặc điềm có tính quy luật cùa các quá trình phát triên nội tại trong thế giới nghệ thuật ca dao cũng sẽ trở nên rành mạch, sáng tỏ. Như vậy, hiển nhiên trong khoa học về VHDG, vấn đề thể loại trớ thành lâm điếm cùa mọi vắn đề. Mỗi thề loại VHDG từ khời thuỷ đều được hình thành và đạt đến đinh cao trong những thời đại khác nhau, theo đuổi những mục đích khác nhau, phản ánh những phương diện xã hội - lịch sử rộng lớn khác nhau bàng những cung cách nghệ thuật biếu hiện ồn định, bền vững khác nhau và đều là một phạm trù lịch sử. Đặc điểm có tính quy luật này về số phận lịch sử cùa các thê loại VHDG cũng đã từng được V.Ia. Propp đề cập trong một công trình nổi tiếng của ông khi bàn về mối quan hệ cùa folklore với thực tại. Vai trò của thê loai trong khoa học VHDG còn cẩn phải đirợc xác định ở cấp độ sâu xét trên các đặc điểm về thi pháp thể loại. Tính đặc thù này biếu hiện trực tiếp trong việc xác định các tiêu chí phân loại thể loại VHDG. Cụ thể là nếu xét VHDG từ góc độ là một loại cùa nghệ thuật ngôn từ, sẽ nhận ra rang ở VHDG chi có sự khác biệt về thi pháp thể loại, nói rộng ra là phong cách thê loại. Đối với văn học viết, giữa các tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề, cùng thuộc về một thể loại, và giả định còn được sáng tạo trong cùng một thời gian, không gian xác định nhung nếu là sàn phẩm của những tác giả khác nhau, chúng vẫn có sự khác biệt độc đáo về cấu trúc thẩm mĩ, về bút pháp và giọng điệu,... Ngược lại, ở VHDG, sự khu biệt giữa các tác 25 phẩm trong cùng một thể loại xét trên các góc độ tương đồng như thế hầu như lại thấy rất mờ nhạt. Với truyện cổ tích thần kì, tất cả đều tương đồng về hình thức cấu tạo cốt truyện, về phong cách biểu hiện, về nghệ thuật sắp đặt các tình huống, về cách thức mô hình hoá cấu trúc loại người mang tính quan niệm. Với bài ca trữ tình dân gian, mỗi mẫu đề tương ứng với một hệ thống các công thức truyền thống có giá trị sử dụng như một ngân hàng phương tiện và chất liệu nghệ thuật dùng chung. Với chèo sân đình, các đài từ, dù là ứng tác, cũng phải tuân theo cả một hệ thống các quy tắc của nghệ thuật trình diễn có tính chuẩn mực, ước lệ đến từng chi tiết, đối với từng kiểu loại nhân vật. Phương thức sáng tác tập thể - truyền miệng của VHDG đã quyết định phong cách thể loại của các tác phẩm VHDG. Không mang cá tính sáng tạo, VHDG không có phong cách cá nhân, không cỏ thi pháp tác gia như văn học hiện đại. Không phải là sản phẩm nghệ thuật của một tác giả, mà thân thế và sự nghiệp của người viết dù muốn hay không vẫn có mối quan hệ trực tiếp với một hoàn cành lịch sừ cụ thể, thế nên VHDG cũng không có phong cách thời đại, không có thi pháp thời kì, giai đoạn như văn học trung đại. Thừa nhận tính lịch sừ của thề loại VHDG, sẽ thấy được ở mỗi thể loại đều có sự ổn định bền vững điển hình về phương pháp lịch sử bời nó được sáng tạo theo nguyên tắc có tính lặp lại. Và chính đặc điểm này đã tạo nên sự khác biệt giữa hai hệ thống: thi pháp văn học viết và thi pháp văn học dân gian. Cả hai hệ thống thẩm mĩ này đều được hiểu là tổ hợp những đặc điểm về hình thúc nghệ thuật thành tạo nội dung và mang tính quan niệm. Nhờ nó mà văn học viết và VHDG xây dựng được những bức tranh về cuộc sống, sáng tạo những hình tuợng về con người và những hiện tượng khác nhau của thực tại một cách thẩm mĩ. Điểm khác biệt là ở nguyên tấc tư tường thẩm mĩ. Nếu thi pháp văn học viết là thi pháp văn bàn cố định và là kết quả sáng tạo bằng kĩ thuật của tác già cá thể, được thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn điển hình hoá, thì thi pháp VHDG lại là sự tổng hoà của các yếu tố hình thức đặc trưng bằng sự vận động thường xuyên theo nguyên tắc lựa chọn khái quát hoá mà sự khái quát này chi được thừa nhận trong tính truyền thống dân tộc. Nếu thi pháp văn học viết nhấn mạnh yêu cầu cách tân trong sự sáng tạo cùa cá tính nghệ sĩ, chi chấp nhận “cái riêng biệt”, “cái mới lạ”, độc đáo theo xu hướng vượt ra khỏi cái gọi là kí ức thể loại, cái mô hình chung, thì thi pháp VHDG lại chấp nhận “cái quen thuộc”, 26 “cái lặp lại” đã trờ thành sờ hữu chung cùa mỗi thành viên trong cộng đồng, và hom thế nó đã trờ thành ki niệm riêng cùa cà một dân tộc. Hệ luận cùa vấn đề khác biệt thứ hai này là chính nó đã tạo nên các giá trị đặc sác và bền vững trong phẩm chất thẩm mĩ cùa hệ thống thi pháp thể loại VHDG: Tác phẩm VHDG mỗi lần được diễn xướng trong một ngữ cành xã hội nhất định và trong phong cách nghệ nhân đều được xem là một lần tái sáng tạo. Đó là sụ tái sáng tạo mà vẫn không xa lạ truyền thống, và không xa lạ mà vẫn không nhàm chán, vẫn hấp dẫn. Bởi vi cần phải hiểu “những đặc trưng cơ bàn cùa thi pháp VHDG được tập hợp xung quanh nguyên tác của tính lặp lại”. Và sự lặp lại đó chính là sự gặp lại, sự nhận ra, sự trở về với cái đẹp thuần khiết vốn đã được xem là chuẩn mực và được tích hợp trong trường liên tưởng ngữ nghĩa cùa một dân tộc. Đó là cái đẹp mà để cảm nhận được nó, người ta phải trở về trên những lối mòn, những con đường sâu kín tiềm tàng chứa đầy những chân lí cô thời đã được thừ thách cùng với thời gian. Có lê chính các nhà văn thời kì trung đại là những nghệ sĩ nhạy càm trước hết với điều đó. Không phài ngẫu nhiên “tác già thời Trung cồ rất ít khi muốn nghĩ ra được một cốt trụyện gì mới mẻ khác thường. Anh ta thường cố gắng diễn đạt theo cách mới trên một cốt truyện đã có sẵn... giòi đến mức che mờ nguyên tác” (B.L. Riptin). Và "nhà văn Trung cổ không sáng tạo ra những cốt truyện mà dường như chi kể lại và kết hợp lại những môtip xa xưa khi thì bằng văn xuôi, khi thì bàng thơ” (Gipxop). Và “đó chính là nguyên nhân tạo nên một số lượng lớn tác phẩm cải biên của cùng một số cốt truyện trong văn học Trung cồ ở phương Đông và phương Tây. Ờ đây, dễ dàng chấp nhận và thấy rang những cốt truyện mới thường được hình thành trong truyền thống văn học dân gian và từ đó đirợc các nhà văn vay mượn” (B.L. Riptin). Càng gần về thời ki hiện đại, sự cảm nhận và sử dụng như một “sự trở về” như thế trong văn học viết càng trở nên tinh tế, sâu sấc hơn. Trong một số trường hợp, sự vận động sáng tạo lại các giá trị tinh hoa truyền thống VHDG của các tài năng sáng tạo lớn trong lịch sử văn học Việt Nam đã khiến cho tác phẩm cùa họ chẳng những vào được sâu trong lòng người đọc Việt Nam, mà còn đứng vững được trong văn học nhân loại với một vị trí riêng độc đáo. Thế nên vấn đề không phải như trước nay có những người quan niệm về công thức truyền thống - tức là những yếu tố ồn định, điển hình, có tính lặp lại - chẳng qua cũng chi là biểu hiện 27 cùa một loại văn chương cùa tầng lớp văn hoá thấp ở vào cái thời chưa có chữ viết, chi là một cách thức để người ta dễ nhớ, dễ truyền. Trong xã hội hiện đại, một nhà folklore học hàng đầu cùa Mĩ hiện nay là A. Dundes cho rằng: Quan niệm người sáng tác văn học dân gian là người mù chữ trong một xã hội có chữ viết là một quan niệm cũ, không còn phù hợp. Đó là một quan điểm đã lỗi thời của các nhà folklore học châu Âu thế ki XIX. Trong công trình Ai là người sáng lác văn học dân gian, A. Dundes đã bác bỏ những định nghĩa mang tính kì thị đối với các tầng lớp thấp trong thế ki XIX. Sau khi dẫn chứng hàng loạt những mẩu chuyện dân gian đương đại Mĩ, ông viết: Người sáng tác VHDG trong những trường hợp này là những người biết chữ... không một ai là người sáng tác dân gian trong những ví dụ này là nông dân hoặc người ở tầng lớp thấp. Nhiều người chác chắn là những người thành thị và thuộc tầng lớp trung lưu. c ầ n phải nói rõ như vậy nếu người nào đó quan tâm có những phân biệt như vậy hoặc áp dụng cách gọi như vậy. Thực tế có người sáng tác dân gian thành thị và cũng có những người sáng tác dân gian nông thôn. A. Dundes còn bàn đến các sáng tác folklore trong mối quan hệ với các phương tiện truyền thông hiện đại. Theo ông, các công nghệ hiện đại như điện thoại, radio, tivi,... chi làm tăng thêm tốc độ lưu truyền mà không hề làm biến mất văn hoá - văn học dân gian hiện đại. Trong các ví dụ về VHDG đương đại Mĩ ờ một số bài viết khác của A.Dundes cũng cho thấy vẫn chứa đầy những yếu tố lặp lại. Sự lặp lại đó mới chính là đặc điểm cùa cách thức biểu hiện tư tường thẩm mĩ folklore. Và cách thức đó đã trờ thành nguyên tắc sáng tạo đặc thù của thi pháp VHDG, tạo nên những hình thức cấu trúc thẩm mĩ ổn định, bền vững trong từng thể loại VHDG. Do đó, nếu việc nghiên cứu tiến trình phát triển của VHDG cần thiết phải tim hiéu vấn đề “lịch sử - thề loại” (Cao Huy Đinh), thì việc nghiên cứu một tác phẩm VHDG đòi hỏi phải đặt nó vào trong một thể loại - lịch sử (Đỗ Bình Trị). Thế nên để khảng định vai trò của thể loại trong khoa nghiên cứu VHDG, chúng ta không thể không lưu ý đến các ý kiến sau đây của V.Ia. Propp khi ông khàng định “Chừng nào mà những đặc điểm thể loại chưa được nghiên cứu hoặc dù chi là được phác qua thôi, thì chưa thể nghiên cứu đuợc từng tác phẩm nằm trong cơ cấu thể loại ấy”, bởi vì trong khoa học VHDG “Thể loại là đơn vị cơ bản mà mọi nghiên cứu đều phải xuất phát từ đỏ” [V.Ia. Propp, Tuyến tập, Tập II, Folklore với thực tại, 28 Nhóm Chu Xuân Diên dịch. NXB Văn hoá dân tộc và Tạp chí Văn hoá xuất bàn, H„ 2004, tr. 473,474], V- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIẾN HOÀN THIỆN CÁC THẾ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1. Thời kì dựng nước Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử Việt Nam quan niệm thời kì dựng nước là từ thời đại các Vua Hùng đến giới hạn sự thành tạo Nhà nước Âu Lạc - từng được đánh giá là một trong các nhà nước cổ đại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, đề có cái nhìn bao quát toàn cảnh văn học dân gian thời kì này, cân phải đây các nghiên cứu về trước thời kì Hùng Vương. Ngày nay, các chứng tích khảo cô học và nhân học văn hoá đã cho phép chúng ta hình dung được ít nhiều về nguồn mạch giống nòi, về đời sống tồ tiên ở những lóp sâu nhất đã được huyền thoại hoá. Đó là các huyền thoại đầu tiên về người không lồ kiến tạo và sau đó là các cặp đôi: ông Đực bà Cái, ông Đùng bà Dà, ông Din bà Nhà, ó«g Chày bà Chày, ông Thu Tha bà Thu Thiên,... chống trời san núi, lấp bể dào sông, đè đất đẻ nước. Đó là các huyền thoại về Bổ Rồng Lạc diệt trừ Mộc tinh, Ngư tinh, Cừu vĩ hồ tinh,... để mở mang địa bàn sinh tụ. Và sau đó đã đến lúc tất cà các huyền thoại từ vô số những truyện kể về một quà bầu mẹ đến các mẫu kể về ba cái trứng thiêng dều được quy về một mối, thành ra câu chuyện hôn nhân kì thú giữa Vua Rồng xứ Lạc với Mẹ tiên Âu Cơ đè ra đồng bào ta trong bọc trứng trăm con. Thế rồi, cũng thật kì lạ trong số ấy, Hùng Vương thứ nhất lại chính là người con trưởng. Đất nước núi sông lương hạp, mẹ ở lại rừng, cha về phía biển. Những cuộc thiên di từ rừng núi về đông băng diễn ra cùng với sự nghiệp cài tạo đầm lầy, quai đê, lấn biển, làm ruộng nước. Bắt đầu từ điếm đột biến này, quá khứ Việt cổ thời tiền sử đã được truyền thuyết hoá. Từ đây, sẽ thấy toàn bộ hành trình lịch sử không thành văn bản đầy bí ẩn, huyền bí và thơ mộng ấy bắt dầu vận động theo xu thế lịch sử hoá, anh hùng hoá, dân tộc hoá. Trong đó, các huyền thoại kể từ sự kiện suy tôn Hùng Vương thứ nhất trở về trước trờ thành lớp sâu nhất trong “tập đại thành” mở đầu cho khoáng trên dưới 200 mẩu chuyện kể mà ngày nay chúng ta còn ghi chép lại được qua các đời, gọi chung là truyện họ 29 Hồng Bàng và truyền thuyết Hùng Vương. Thần thoại Việt cổ đích thực về cơ bản đã thất truyền, nhưng cái tinh thần của nó đã được thăng hoa thành truyền thuyết. Chính bộ phận này được gọi là những truyện kể dân gian cùa thời kì dựng nước. Phần còn lại trong số đó phải gọi là truyện ve thời kì dụng nước. Và phần lớn tác phẩm về thòi kì này chắc chắn đã được tái tạo lại trong suốt thời kì Bắc thuộc và buổi đầu nhà nước phong kiến độc lập tự chủ. Đó là lớp thứ hai gồm các truyện kể đời sau về thời kì dựng nước và lớp thứ ba bao gồm các truyện kể về những chiến công giữ nước buổi đầu. Trong đó, đứng đầu nhóm thú hai là chuỗi truyện kể về người anh hùng trị thuỷ Sơn Tinh, đứng đầu nhóm thứ ba là chuỗi truyện kể về người anh hùng làng Gióng. Ngoài ra, còn phải tính đến lớp thứ tư gồm những truyện cổ tích đã được chuyển hoá từ truyền thuyết: truyện kể về Lang Liêu hay là Sự tích bánh chưng bánh giầy, truyện kể về Mai An Tiêm hay là Sự tích quà dưa hau, truyện kể về Chừ Đồng Từ hay là Sự tích Đầm Nhất Dạ, Bãi Tự Nhiên,... Và sau đó là điểm nối Văn Lang —Âu Lạc với truyền thuyết về các cuộc chiến tranh Hùng Thục, về truyện chàng rể Sơn Tinh khuyên vua cha nhường ngôi cho Thục Phán. Có thể xem truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỳ là một bản lề khép mờ, vừa có những dấu mốc khép lại VHDG về thời kì dựng nước, vừa mở ra một trang mới. Ở lớp truyện thứ tư, những vấn đề rạn nứt trong quan hệ vua - tôi, cha - con biểu hiện trong đơn vị gia đình tuy vẫn còn mang đậm ý nghĩa rộng lớn quốc gia - dân tộc, nhưng đó chính là dấu hiệu xu thế cổ tích hoá đã nổi đậm. Trở lên trên, có thể thấy sự hình thành nền tự sự dân gian thời kì dựng nước khá rành mạch, sáng tỏ. Sự khuyết thiếu sứ thi người Việt cố đã thôi thúc mấy thế hệ nhà nghiên cứu VHDG Việt Nam tìm kiếm. Có ý kiến cho rằng Đẻ đắt đè nước trước khi là sử thi thần thoại Mường đã là sử thi Mường - Việt cổ. Lại có ý kiến cho rằng âm vang sử thi anh hùng Việt cổ vần còn dư hưởng trong các huyền thoại về các nhân vật “anh hùng văn hoá” dựng nước, trong các truyền thuyết đánh giặc giữ nước, tiếc rằng chúng ta đã không có một Hôme. Dù sao thì cũng có thể khẳng định: Từ ý nghĩa không thể diễn tả hết được bằng lời qua các “hình khắc câm lặng mà như muốn nói năng” chạm trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Đông Sơn,... 30 từ ý nghĩa được càm nhận ra cùa nhiều thế hệ qua các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp nhiều đời trong các Lễ hội Đền Hùng, Hội Rô, Hội Gióng,... có thể khang định vào thời cổ, tổ tiên ta đã từng có những diễn xướng anh hùng ca và các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Huyền thoại về sự ra đời thể hát xoan Phú Thọ, vẫn còn được kể lại, những hình thức lao động cổ xưa vẫn còn được diễn lại, nhưng những câu hát cổ xưa, những bài ca nghi lễ tế thần, nghi lễ lao động cổ xưa cùng những câu tục ngừ thời ấy thì về cơ bản đã bị thất truyền. 2. Thời kì Bắc thuộc Đây là thời kì nền vàn hoá cơ tầng Việt cổ đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Nhà nước Âu Lạc vừa rơi vào tay Triệu Đà, đất nước bị chia cắt thành hai quận là Giao Chì và Cửu Chân. Nhà Tây Hán chiếm nước Nam Việt của họ Triệu, lại hợp nhất thành lập Giao Châu và chia cát thành 7 quận, 50 huyện. Đến thời Đông Hán. mưu toan đồng hoá của kè xâm lược tiếp tục lộ rõ trong việc san định tiếp bàn đồ địa - hành chính: Giao Châu đuợc mờ rộng gồm cả vùng Lưỡng Quàng, Hải Nam thành ra 9 quận dù vẫn lấy Long Biên làm lỵ sở. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, Mã Viện đàn áp hàng trăm Lạc hầu, Lạc tướng và cướp đi tới 600 trống đồng đem về nấu chảy để đúc ngựa chiến dâng nộp triều đình nhà Hán nhằm “báo công lĩnh thưởng”. Thật ra, việc làm đó cũng không ngoài mưu toan quét sạch gốc rễ văn hoá trời Nam. Từ Mã Viện đến Sỹ Nhiếp dần xoá bỏ chế độ Lạc hầu, Lạc tướng, thiết lập thứ sử, thái thú, huyện lệnh,... áp đặt văn hoá cùa kè xâm lược. Các thiêt chế xã hội cùa các đế chế Hán, Đường từng bước trùm lấp, chèn ép văn hoá Đông Sơn. Nhiều trống đồng đã bị lật ngừa lên làm chậu thau trang trí hình cá và hình tiền đồng Hán. Nhưng đó chì là những biểu hiện bề mặt. Sau hàng trăm năm đô hộ cùa nhà Hán nơi dal Việt, chính sách vờ của kẻ xâm lược như Tiền Hán thư, Hậu Hán thư vẫn phải thừa nhận phong hoá Giao Chỉ vẫn không theo lễ giáo Trung Hoa, tiếng Hán vẫn không thay thế được tiếng Việt. Cuộc đô hộ ngàn năm ấy vẫn chi là tạm thời, vì nó chì có bề dài chứ rất hạn chế về bề rộng và chưa bao giờ có được bề sâu. Đúng như đầu thế k¡ XX có một học giả phương Tây từng nhận xét: Qua Bắc thuộc, nước Việt vẫn như một toà nhà chi bị thay đổi mặt tiền mà không hề bị thay đồi cấu trúc bên trong. Trong bối cành 31 ngàn năm ấy, văn hoá Đông Sơn với truyền thống dãn gian và bàn sắc Việt vẫn bám rễ sâu trong cơ cấu làng Việt, chan hoà trong đời sống văn hoá dân gian. Trong đỏ VHDG vẫn tiếp tục phát triển và đóng vai trò hết sức quan trọng, tích cực tham gia vào nhiệm vụ đề kháng sự đồng hoá cùa văn hoá Hán, củng cố và nâng cao ý thức lịch sử dân tộc, khẳng định sức sống và bàn lĩnh Đại c ồ Việt. VHDG thời kì này thật sự là thành trì bất khá xâm phạm cùa tiếng mẹ đẻ, gắn liền với vãn hoá làng Việt sau lũy tre xanh. Hiển nhiên, trước hết, có thể nói là mạch nguồn của đạo lí yêu nước và bán lĩnh bất khuất trước các the lực ngoại xâm từ người anh hùng làng Gióng vẫn chày suốt ngàn năm trong hệ thống truyền thuyết lịch sử nói riêng và toàn bộ dòng văn học tự sự dân gian. Sau Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là truyền thuyết về sự nghiệp của Trưng Nữ Vương và cả một chuỗi truyền thuyết về các nữ tướng của Hai Bà. Tiếp đó là sự bùng nổ thể loại truyền thuyết lịch sử dọc theo dòng sự kiện, từ cuộc nổi dậy của Bà Triệu (đầu thế ki III) đến các cuộc khởi nghĩa xưng vuơng của Lý Bí và Triệu Quang Phục (cuối thế kỉ VI), Mai Thúc Loan (đầu thế ki VIII), Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII),... Các đấng thần linh trên điện thần người Việt như: Tản Viên Sơn Thánh, thần Long Đỗ hay thần sông Tô Lịch, thần Cao Lỗ, Lý Ông Trọng,... cũng nổi giận cùng con cháu mà hiển linh đánh giặc. Nhiều huyền thoại được kể từ thời Văn Lang - Âu Lạc đã được kể lại thành truyền thuyết. Tất nhiên, trong xu thế giao thoa vãn hoá Việt - Hán, nhiều danh xưng thần bản địa đã bị Hán hoá, nhưng sự thờ cúng các anh hùng chống xâm lược và bảo vệ văn hoá Việt vẫn ngày càng phát triển cùng các lễ hội dân gian. Truyền thuyết khơi nguồn lễ hội, lễ hội nuôi dưỡng, chắp cánh truyền thuyết. Đó lá dáu nối quá khứ oai hùng cùa cả một dân lộc da lừng có “đát đai linh thiêng, nhân dân anh hào” trong thực tại đau thương và anh dũng. về diễn trình VHDG thời kỉ Bắc thuộc, còn phải kể đến một dòng chảy khác. Đó là hệ thống truyện tự sự xã hội. Đã có những nhà nghiên cứu khẳng định rất có thể các truyện cổ tích thần kì về người mồ côi, người em, người con riêng, mà nội dung cùa nó gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và gia đình riêng lẻ, đã xuất hiện trong thời kì này. Như trên đã nói, cơ sờ hiện thực này sinh thể loại này chắc chắn đã có dấu hiệu từ cuối thời kì Văn Lang —Âu Lạc với sự xuất hiện hiện tượng cổ tích hoá truyền thuyết 32 (Lang Liêu, Mai An Tiêm, Chứ Đồng Tư, Trầu Cưu,...), có ý nghĩa mở đầu ý thức phản kháng bất công xã hội, bênh vực và lí tưởng hoá theo truyền thống dân chù thị tộc thuộc về thời Việt cổ. Đến thời kì này, với sự chuyển hoá cùa đời sống kinh tế - xã hội người Việt trong suốt quá trình tiến hoá theo các thể chế xã hội phong kiến ngoại bang trài mười thế kỉ, chắc chắn sự phân hoá giữa các tầng lớp, đẳng cấp trong dời sống Việt càng ngày càng sâu sắc. Một bộ phận người Việt ở tầng lớp trên chấc chắn đã chịu sự ảnh hường văn hoá gia đình phong kiến Hán - Đường. Như một quy luật phổ quát, khi gia đình phụ quyền theo chế độ dòng cha nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa các thành viên trong việc thừa kế tài sản thỉ các nhân vật cổ tích như kiều người em trong truyện Cây khế, người con riêng trong Tấm Cám, người mồ côi trong Thạch Sanh,... xuất hiện. Có điều đáng lưu ý là cho đến tận ngày hôm nay, khi tim hiếu những truyện cổ tích thần kì của người Kinh cũng như của các dân tộc anh em, hầu như hoàn toàn không thấy có sự ảnh hường của văn hoá Hán. Chi có thể nhận ra ở đây ít nhiều một vài sự thẩm thấu của các yếu tố văn hoá ngoại sinh có nguồn gốc phương Nam ( Thạch Sanh, Sọ Dừa, Trầu Cau,...). Và điều đặc biệt đáng ghi nhận ở đây là chính trong ý nghĩa toát ra từ những lớp giao thoa văn hoá như thế lại biểu hiện rất đậm đà sắc thám tâm hồn Việt. Không gian cổ xưa cùng những sự kiện, tình tiết chính trong những tác phẩm ấy vẫn đậm đà truyền thống công xã nông thôn nơi làng Việt. Cái sấc thám tâm hồn Việt ấy trong những giấc mơ cổ tích đẹp đẽ ấy chắc chẩn cũng đã đượm thấm trong dân ca - ca dao thời kì này như là một sự nối dòng sinh hoạt ca hát dân gian đã sớm bừng nờ từ thời các vua Hùng. Trong đó, tục kết Chạ (được các nhà nghiên cứu đoán định ra đời từ thời kì này) với các lối hát gắn với chợ quê, bén đò, nơi ruộng đồng gò bãi,... đã sinh thành, dẫu còn đơn giản và có tính địa phương. Điều này là hoàn toàn có thể, khi mà theo sách Giao Châu kí, thời bấy giờ, ở nông thôn đã thấy trẻ mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo và hát các bài đồng dao của người Việt. Hình thức sân khấu kịch hát dân gian như các trò nhại, trò diễn có tích cũng đã xuất hiện. Các nhà nghiên cứu sân khấu dân tộc đã phỏng đoán như thế. Bởi lẽ ngay sau thời kì này, vào đời nhà Đinh (968-981), trong triều đã có chức Ưu bà để dạy múa hát trong quân đội. Tương truyền, bà Phạm Thị Trân, là người được vua Đinh phong cho chức này, cũng là một trong những vị tổ của nghề hát chèo. Nếu 3.G T V H DÀN G IAN -A 33 quả đúng như thế, chắc hẳn VHDG của người Việt thời kì Bắc thuộc đã khá phong phú về thể loại và các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của nhân dân vẫn ngày càng phát triển. 3. Thời kì phong kiến độc lập tự chủ Nhà nước phong kiến Việt Nam thời kì độc lập tự chủ mở đầu sau sự kiện Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xưng vương và trở về với kinh đô c ổ Loa, hàm ý nối nghiệp xưa Âu Lạc từ cà ngàn năm trước. Trải qua các đời Đinh, Tiền Lê đến sự ra đời Vương triều Lý, thế nước bắt đầu ổn định sau sự kiện Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Văn bàn Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu, 1010) ra đời, đánh dấu sự mở đầu văn học viết dân tộc. Theo quy luật phổ biến diễn ra ờ các nền văn hoá nhiều dân tộc khác trên thế giới, sau khi nền văn học viết xuất hiện, VHDG vẫn tiếp tục đời sống của nó nhưng có sự tách bạch trên nhiều phương diện từ lí do sáng tạo đến cơ sở tư tưởng, từ nguyên tắc phàn ánh đến quan điểm thẩm mĩ. Ờ Việt Nam, tình hình song hành hai bộ phận này có những đặc điểm riêng. Để nhận thức thật rành mạch về vấn đề này, cần phải tìm hiểu sự phát triển các thể loại VHDG trong suốt thời kì tự chù trên hai chặng lớn: từ thế ki X đến thế kỉ XV và từ thế kl XVI đến giữa thế kỉ XIX. Chặng lớn thứ nhất có thể gọi là giai đoạn năm thế ki xây dựng và bảo vệ nhà nước Đại Việt. Không phải ngẫu nhiên, trong khi nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn sử dụng văn tự Hán làm chữ viết chính thức, trong khi thơ văn Lý - Trần đều được sáng tác bằng chữ Hán, nhưng sinh hoạt VHDG vẫn có chỗ đứng trong cung đình (truyện Tuý Tiêu, Hà Õ Lôi, Từ Thức, Trương C hi....) và toàn bộ di sản tự sự dân gian cùa hàng ngàn năm trở về trước lại được các học giả tri thức sưu tập, biên soạn lại bằng chữ Hán. Bên cạnh các phần được gọi là Ngoại ki trong các bộ Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu, 1272), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên, thế kl XV) có thề xứng đáng gọi l?

Use Quizgecko on...
Browser
Browser