Giải pháp hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ trong vận dụng GDCD 8 PDF
Document Details
Uploaded by ForemostClimax
Trường THCS Nguyễn An Khương
Nguyễn Thị Kim Thoa
Tags
Related
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA KHTN 9 (PDF)
- Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy Tin học - THCS Nguyễn Văn Trỗi 2023 - 2024 PDF
- Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở lớp 5B - Trường Tiểu học Tam Thái
- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VÀ ỨNG PHÓ ÁP LỰC (12 TIẾT) PDF
- Kế Hoạch Xây Dựng Lớp Học An Toàn Và Phòng Chống Bạo Lực Học Đường (PDF)
- Đề Cương Dạy Học Đạo Đức Ở Tiểu Học PDF
Summary
This document details solutions for guiding students in applying what they have learned in GDCD (Civic Education) lessons. It addresses challenges faced by teachers, such as adapting to the new curriculum, and offers strategies to improve student engagement and development. It also analyzes the situation in a specific school, THCS Nguyễn An Khương.
Full Transcript
**ĐẶT VẤN ĐỀ** Hiện nay việc giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được thực hiện theo lộ trình. Việc tham gia các lớp tập huấn chương trình Giáo Dục Công Dân 8 thực hiện khá tốt. Hiện nay chương trình GDCD khối 8 đã thực hiện được một học kỳ, tuy nhiên việc soạn giảng và th...
**ĐẶT VẤN ĐỀ** Hiện nay việc giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được thực hiện theo lộ trình. Việc tham gia các lớp tập huấn chương trình Giáo Dục Công Dân 8 thực hiện khá tốt. Hiện nay chương trình GDCD khối 8 đã thực hiện được một học kỳ, tuy nhiên việc soạn giảng và thực hiện theo tiến trình dạy học của chương trình phổ thông 2018 của giáo viên cũng còn nhiều khó khăn nhất là hoạt động vận dụng. Trong hoạt động vận dụng học sinh thực hiện các hành động bằng các vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn (bao gồm cả việc rèn luyện sau giờ học). Hoạt động này giúp học sinh hình thành rèn luyện thói quen thực hiện hành vi tích cực, phù hợp với quy định của pháp luật và chuẩn mực trong đời sống hằng ngày.Với nhiều hình thức thực hiện như thiết kế (thiệp, sơ đồ tư duy, tập san, vẽ tranh, sản phẩm tuyên truyền khẩu hiệu, Poster, áp phích, banner...); Thực hiện sản phẩm (tái chế, sổ ghi chép, sáng tác văn, thơ; lập kế hoạch, làm dự án, viết kịch bản...). Những hình thức này tích hợp liên môn như mỹ thuật, âm nhạc, văn học, tin học... đòi hỏi GV phải có những kiến thức nhất định về liên môn mới có thể hướng dẫn học sinh thực hiện thành công. Vì vậy GV dạy GDCD gặp không ít khó khăn để có thể giúp học sinh hoàn thành các bài vận dụng đạt chất lượng về hình thức và nội dung, giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực. Làm thế nào để có thể thực hiện tốt mục tiêu cần đạt của hoạt động vận dụng, giúp học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là vấn đề cần tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc, tôi chọn đề tài "Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phần vận dụng môn GDCD khối 8" để có thể giải quyết khó khăn này. B. **GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ** **CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN VẬN DỤNG MÔN GDCD 8** 1. **Cấu trúc bài học và các hoạt động dạy học môn Giáo Dục Công Dân** Mở đầu giáo viên tổ chức hoạt động khởi động thảo cảm xúc yêu cầu học sinh huy động kinh nghiệm kiến thức kỹ năng để bộc lộ cảm xúc và hiểu biết về những vấn đề liên quan đến chủ đề bài học Khám phá: giáo viên tổ chức hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức kỹ năng từng bước yêu cầu đưa học sinh đưa ra ý kiến phán đoán nhận xét về hành động có thể xảy ra trong các tình huống và quyết định hoạt động nào là phù hợp từ đó học sinh hình thành được phẩm chất năng lực cụ thể để gắn với yêu cầu cần đạt cô từng đề tài chủ đề Luyện tập: luyện tập trên cơ sở nhận thức rõ được biểu hiện nguyên nhân quy trình và cách thức thực hiện giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kinh nghiệm kiến thức kỹ năng đã được kiến tạo từ các hoạt động trước vào từng tình huống hoàn cảnh cụ thể để xác định được hành động phù hợp hạt đóng lên tạp cần thể hiện được đóng cơ tích cực từ bên trong của học sinh để giải quyết những vấn đề cụ thể gắn liền với yêu cầu về phẩm chất năng lực theo từng đề tài chủ đề Vận Dụng: GV tổ chức cho học sinh thực hiện các hành động bàng các vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn (bao gồm cả việc rèn luyện sau giờ học). Hoạt động này giúp học sinh hình thành rèn luyện thói quen thực hiện hành vi tích cực, phù hợp với quy định của pháp luật và chuẩn mực trong đời sống hằng ngày. 2. **Một số vấn đề cơ bản về hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phần vận dụng môn GDCD** Hoạt động vận dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh. Hoạt động này có nhiều hình thức thực hiện. Cụ thể có một số yêu cầu trong chương trình GDCD 8 như thiết kế thiệp, sơ đồ tư duy, tập san, vẽ tranh, sản phẩm tuyên truyền (khẩu hiệu, Poster, áp phích, banner...); Thực hiện sản phẩm (tái chế, sổ ghi chép, sáng tác văn, thơ; lập kế hoạch, làm dự án, viết kịch bản...). **CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN VẬN DỤNG TRONG MÔN GDCD KHỐI 8 TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN KHƯƠNG** **2.1. Thực trạng dạy học phần vận dụng trong môn GDCD tại trường THCS Nguyễn An Khương** **2.1.1.Thuận lợi** Giáo viên bộ môn Giáo Dục Công Dân được sự quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn của Ban giám hiệu, cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học, sách giáo khoa và sách giáo viên cho GV. Sách giáo viên GDCD 8 hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Cơ sở vật chất và trang thiết bị nhà trường đáp ứng tốt cho hoạt động dạy và học. Học sinh có ý thức tự giác học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên giao. **2.1.2. Khó khăn** **2.1.1. Giáo viên** Chương trình GDCD 8 là chương trình mới, được tập huấn thông qua mạng lưới chuyên môn, nội dung tập huấn chủ yếu là nội dung yêu cầu cần đạt, thực hiện kế hoạch giáo dục (phụ lục 3), kế hoạch bài dạy (phụ lục 4). Không có buổi tập huấn hoặc hướng dẫn nội dung, cách thức thực hiện phần vận dụng nên GV tự thực hiện theo khả năng của mỗi người, căn cứ vào thực tế của trường, tình hình của học sinh. **2.1.2.Học sinh** Học sinh phải thực hiện nhiệm vụ của rất nhiều môn học khác nhau nên có thể gây áp lực về thời gian hoàn thành nhiệm vụ. **CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRONG PHẦN VẬN DỤNG MÔN GDCD** **3.1. Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động vận dụng** 3.1.1. Xác định nội dung yêu cầu cần đạt của phần vận dụng GDCD khối 8 +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **STT** | **Tên bài** | **Nội dung phần vận | | | | dụng** | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | 1 | **Bài 1. Tự hào về | - Em hãy làm việc | | | truyền thống dân tộc | nhóm để xây dựng | | | Việt Nam** | kế hoạch và thực | | | | hiện hành động cụ | | | | thể nhằm giữ gìn, | | | | phát huy truyền | | | | thống tốt đẹp của | | | | dân tộc Việt Nam. | | | | | | | | - Em hãy tuyên | | | | truyền quảng bá | | | | về truyền thống | | | | tốt đẹp của dân | | | | tộc việt nam bằng | | | | những sản phẩm | | | | như báo tường, | | | | đoạn phim ngắn, | | | | âm nhạc... | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | 2 | **Bài 2.Tôn trọng sự | - Em hãy lựa chọn | | | đa dạng của các dân | nét đặc sắc về | | | tộc** | văn hóa của một | | | | dân tộc trên thế | | | | giới và chia sẻ | | | | với bạn. | | | | | | | | - Em hãy làm việc | | | | nhóm để xây dựng | | | | một tiểu phẩm và | | | | sớm pha trước lớp | | | | nhằm phê phán | | | | những hành vi kỳ | | | | thị, phân biệt | | | | chủng tộc, văn | | | | hóa. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | 3 | **Bài 3. Lao động cần | - Em hãy cùng nhóm | | | cù, sáng tạo.** | bạn thực hiện một | | | | sản phẩm (viết | | | | lời cho đoạn | | | | nhạc, sáng tác | | | | bài thơ về, điệu | | | | lý) có nội dung | | | | là những kiến | | | | thức cần ghi nhớ | | | | của một bài học | | | | trong môn học | | | | thuộc chương | | | | trình lớp 8 sau | | | | đó chia sẻ với | | | | các bạn để cùng | | | | nhau áp dụng. | | | | | | | | - Em hãy sưu tầm | | | | câu chuyện về tấm | | | | gương cần cù, | | | | sáng tạo trong | | | | lao động. Từ đó | | | | xây dựng kế hoạch | | | | rèn luyện cho bản | | | | thân. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | 4 | **Bài 4. Bảo vệ lẽ | - Em hãy sưu tầm | | | phải** | những câu chuyện | | | | về tấm gương, | | | | nhân vật bảo vệ | | | | lẽ phải. Từ đó | | | | rút ra bài học và | | | | xây dựng kế hoạch | | | | rèn luyện cho bản | | | | thân. | | | | | | | | - Em hãy viết một | | | | bản cam kết về sự | | | | trung thực trong | | | | học tập và thực | | | | hiện trong suốt | | | | năm học. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | 5 | **Bài 5. Bảo vệ môi | - Em hãy thực hiện | | | trường và tài nguyên | những việc phù | | | thiên nhiên** | hợp (dọn dẹp, vệ | | | | sinh trồng và | | | | chăm sóc cây | | | | xanh, nhắc nhở | | | | bạn bè, em | | | | nhỏ\...) để góp | | | | phần bảo vệ môi | | | | trường nơi em | | | | sinh sống và chia | | | | sẻ kết quả với | | | | mọi người. | | | | | | | | - Em hãy cùng bạn | | | | thiết kế một số | | | | đồ dùng dụng cụ | | | | học tập sáng tạo | | | | từ những vật dụng | | | | đã qua sử dụng để | | | | tuyên truyền về | | | | trách nhiệm bảo | | | | vệ tài nguyên | | | | thiên nhiên. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | 6 | **Bài 6. Xác định mục | - Em hãy xây dựng | | | tiêu cá nhân.** | và thực hiện kế | | | | hoạch để hoàn | | | | thành mục tiêu | | | | của bản thân và | | | | chia sẻ kết quả | | | | thực hiện của | | | | mình. | | | | | | | | - Hãy nêu một hạn | | | | chế của bản thân | | | | mà em muốn khắc | | | | phục và lập kế | | | | hoạch để thực | | | | hiện mục tiêu đó | | | | trong một tháng | | | | sau đó chia sẻ | | | | kết quả với bạn. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ 3.1.2. Xây dựng tiêu chí của sản phẩm **Bảng 1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH** Nhóm được đánh giá:............................................... Nhóm đánh giá:................................................... ---- --------------------------------------------------------- -------- ---------- -------- ----- TT Tiêu chí Mức đạt Tốt Khá TB Yếu 1 Giới thiệu chủ đề lôi cuốn, thu hút người nghe 2 Cấu trúc logic, dễ hiểu 3 Nội dung trình bày chính xác, đúng chủ đề 4 Hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung 5 Dung lượng hợp lý đúng yêu cầu 6 Trình bày báo cáo mạch lạc, giúp người nghe dễ hiểu 7 Hình thức trình bày đẹp (phông chữ, cỡ chữ, màu sắc...) 8 Có sử dụng tài liệu tham khảo 9 Kết nối chặt chẽ các phần của bài thuyết trình 10 Kết luận có liên hệ hoặc nêu vấn đề nghiên cứu mở rộng Điểm đạt được.../30.../20.../10 0 Tổng ---- --------------------------------------------------------- -------- ---------- -------- ----- Xếp loại - Loại tốt: 3 điểm - Loại khá: 2 điểm - Loại trung bình: 1 điểm - Loại yếu: 0 điểm **Bảng 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM** Tên sản phẩm:....................................................... Nhóm được đánh giá:............................................... Nhóm đánh giá:...................................................... +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Nội dung | Thang điểm | Người đánh | | | | đánh giá | | giá | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | | | Nhóm thực | Nhóm đánh | Giáo viên | | | | hiện | giá | đánh giá | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | 1. **Ý | 15 | | | | | tưởng** | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Độc đáo | 15 | | | | | sáng tạo | | | | | | sắp xếp hợp | | | | | | lý | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Sáng tạo | 10 | | | | | nhân sắp | | | | | | xếp chưa | | | | | | hợp lý | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Thiếu ý | 5 | | | | | tưởng sáng | | | | | | tạo sắp xếp | | | | | | rời rạc | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | 2. **Nội | 40 | | | | | dung** | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Chính xác | 40 | | | | | đầy đủ có | | | | | | tính giáo | | | | | | dục thuyết | | | | | | phục | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Chính xác | 30 | | | | | đây đấu | | | | | | nhưng chưa | | | | | | thuyết phục | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Thiếu | 20 | | | | | chính xác | | | | | | chưa đầy đủ | | | | | | thiếu | | | | | | thuyết phục | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | 3. **Hình | 15 | | | | | thức | | | | | | báo | | | | | | cáo** | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Phong phú | 15 | | | | | bố cục hợp | | | | | | lý không có | | | | | | lỗi chính | | | | | | tả | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Phong phú | 10 | | | | | bố cục hợp | | | | | | lý có sai | | | | | | lỗi chính | | | | | | tả | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Phong phú | 5 | | | | | bố cục chưa | | | | | | hợp lý xa | | | | | | lỗi chính | | | | | | tả | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | 4. **Cách | 15 | ** ** | ** ** | ** ** | | thức | | | | | | trình | | | | | | bày báo | | | | | | cáo** | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Nhiều | 15 | | | | | thành viên | | | | | | nhóm cùng | | | | | | trình bày | | | | | | có tính | | | | | | thuyết phục | | | | | | hấp dẫn | | | | | | thời gian | | | | | | đảm bảo hợp | | | | | | lý giữa các | | | | | | phần | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Đại diện | 10 | | | | | nhóm trình | | | | | | bày thuyết | | | | | | phục hấp | | | | | | dẫn thời | | | | | | gian đảm | | | | | | bảo thời | | | | | | gian giữa | | | | | | các phần | | | | | | chưa hợp lý | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Đại diện | 5 | | | | | nhóm trình | | | | | | bày thuyết | | | | | | phục bớt | | | | | | hấp dẫn | | | | | | thời gian | | | | | | phân bổ | | | | | | chưa hợp lý | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | 5. Nhận | 15 | | | | | xét, | | | | | | góp ý, | | | | | | trả | | | | | | lời, | | | | | | phản | | | | | | biện | | | | | | các | | | | | | nhóm | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Nhóm nhận | 15 | | | | | xét góp ý | | | | | | hay không | | | | | | trùng lặp | | | | | | trả lời câu | | | | | | hỏi thuyết | | | | | | phục | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Nhóm nhận | 10 | | | | | xét góp ý | | | | | | khá hay ít | | | | | | trùng lặp | | | | | | trả lời câu | | | | | | hỏi khá | | | | | | thuyết phục | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | Nhóm nhận | 5 | | | | | xét góp ý | | | | | | chưa hay, | | | | | | có trùng | | | | | | lặp, trả | | | | | | lời câu hỏi | | | | | | thuyết phục | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | ** Tổng | **100** | | | | | điểm** | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Điểm | | | | | | trung | | | | | | bình** | | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ **3.1.3. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học** GV thực hiện các bước soạn giảng trong tiến trình dạy học trong đó hoạt động vận dụng gồm các bước: Xác định mục tiêu, nội dung, sản phẩm, tổ chức thực hiện. Trong phần tổ chức thực hiện gồm các bước: giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ; tổ chức, điều hành; kết luận, đánh giá. **3.1.4. Tổ chức báo cáo sản phẩm.** Học sinh hoàn thành các sản phẩm. Cử đại diện trình bày báo cáo sản phẩm. Giáo viên phát phiếu đánh giá sản phẩm cho các nhóm. Cả lớp cùng xem, cùng đánh giá sản phẩm của bạn. Học sinh trình bày quan điểm, nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. GV chốt ý, cho điểm các sản phẩm. **3.2.Tác dụng của giải pháp** Giải quyết được khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình thực hiện giảng dạy phần vận dụng. Rèn cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập. Học sinh thành thạo các thao tác, cách trình bày báo cáo sản phẩm. **3.3. Một số sản phẩm của hoạt động vận dụng** **\*** Tuyên truyền quảng bá về truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt nam bằng những sản phẩm như báo tường, đoạn phim ngắn, âm nhạc... ![](media/image2.jpg) \* Em hãy lựa chọn nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc trên thế giới và chia sẻ với bạn. ![](media/image4.png) \* Thiết kế sản phẩm tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.![](media/image6.png) C. **KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ** 1. **Kết luận** Từ quá trình thực hiện chuyên đề, tôi tìm hiểu, đánh giá được kết quả giảng dạy phần vận dụng trong môn GDCD khối 8. Tìm ra giải pháp để khắc phục khó khăn khi thực hiện hoạt động này.Giải pháp được nhận định là có thể áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt. 2. **Kiến nghị** Đối với giáo viên GDCD: nghiên cứu chương trình GDCD 8, năm rõ yêu cầu cần đạt của hoạt động vận dụng trong từng bài học/chủ đề để hướng dẫn nhiệm vụ cho học sinh, giúp học sinh thuận lợi, thực hiện được nhiều sản phẩm trong quá trình học. tập trung thiết kế thang đo, bảng đánh giá sản phẩm để học sinh hiểu yêu cầu hình thức và nội dung cần thực hiện. Sau khi học sinh hoàn thành sản phẩm GV cần có các hoạt động tổ chức cho học sinh báo cáo để học sinh bày tỏ các ý tưởng, có thể đánh giá lẫn nhau... Đối với học sinh: cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Rèn kỹ năng tổ chức, quản lý, phân công nhiệm vụ. Mạnh dạn trình bày ý kiến, yêu cầu hỗ trợ từ GV hoặc các thành viên trong nhóm. Trong quá trình thực hiện các sản phẩm cần có thái độ làm việc nghiêm túc, hoàn thành nhiệm vụ nhóm, tổ giao cho. Tránh thái độ đùn đẩy trách nhiệm, không làm mà nhận thành tích, gây mất đoàn kết nội bộ... 3. **Bài học kinh nghiệm** Qua quá trình áp dụng giải pháp tại trường THCS Nguyễn An Khương, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng. Một là nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, soạn giảng tiến trình dạy học thật chi tiết, hướng dẫn học sinh tránh sơ sài, qua loa. Hai là các sản phẩm phải có tiêu chí đánh giá rõ ràng, cho học sinh nắm yêu cầu cần đạt để thực hiện chính xác. Ba là sản phẩm sau khi học sinh hoàn thành cần phải có thời gian tổ chức báo cáo kết quả, được giáo viên và học sinh đánh giá công khai để rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Tránh hiện tượng yêu cầu học sinh thực hiện nhưng GV không thu lại để kiểm tra đánh giá, phản hồi cho học sinh biết ưu, khuyết trong sản phẩm của mình. Bốn là tránh giao khoán nhiệm vụ cho nhóm, không kiểm tra, giám sát, để xảy ra hiện tượng học sinh làm nhiều, học sinh làm ít nhưng điểm số như nhau. Tôi mong qua chuyên đề này có thể giải quyết được vướng mắc trong quá trình dạy học phần vận dụng cho GV giảng dạy Giáo Dục Công Dân. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. **Hóc Môn, ngày 18/9/2024** **DANH MỤC VIẾT TẮT** ----- -------------- --------------------- STT Chữ viết tắt Nội dung 1 THCS Trung học cơ sở 2 SGDĐT Sở Giáo dục đào tạo 3 GDCD Giáo dục công dân 4 GV Giáo viên ----- -------------- ---------------------