Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - LêNin (PDF)
Document Details
Uploaded by CharmingHarp
THPT Phạm Hồng Thái
2021
Tags
Related
- Chương 1 - Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lênin PDF
- Chương 1 - Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin PDF
- Thành tựu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mấy phương hướng PDF
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế Chính trị PDF
- Đề thi Kinh tế Chính trị Mác-Lênin (AEP) - 29/05/2022 - PDF
- Đề thi ktct - 11111 - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin PDF
Summary
Đây là giáo trình Kinh tế chính trị Mác - LêNin, dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, xuất bản năm 2021.
Full Transcript
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - liNIN (Dành cho bạc dại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA s ự THẬT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------- ^ 89® ^ ---------- GIÁO TRÌNH KINH...
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - liNIN (Dành cho bạc dại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA s ự THẬT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------- ^ 89® ^ ---------- GIÁO TRÌNH KINH TỂ CHÍNH TRỊ MAC - LỈNIN (Dành cho bậc đọi học hệ không chuyỗn lý luận chính trị) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q uốc GIA s ự THẬT Hà Nội - 2021 BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN 1. Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tring ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; 2. Đồng chí Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Pió Trưởng Ban Chỉ đạo; 3. Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và lào tạp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; 4. ỊĐổng chi Lê Hải An|, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào ÍỊO, Pió Trưởng Ban chỉ đạo; 5. Đồng chí Mai Văn Chinh, ủy viên Trung ương Đảng, Bió tríởng Ban Tổ chức Trung ương, Thành viên; 6. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, ủy viên Trung ương làng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân \iệt Nam, Bộ Quốc phòng, Thành viên; 7. Đồng chí Nguyên Vốn Thành, ủy viên Trung ương lảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thành viên; 8. Đồng chí Triệu Vàn Cường, Thứ trường Bộ Nội vụ, Thành viên; 9. Đổng chí Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính, 'hành viên; 1C Đồng chí Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện (hình trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thành viên; 11 Đồng chí Phạm Vốn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm íhca kọc xã hội Việt.Nam, Thành viên; 12 Đồng chí Nguyên Hổng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục ỉạy nfhề, Bộ Lao động - Thương binh.và Xả hội, Thành viên. Theo Quyết định sô' 165-QĐ/BTGTW ngày 06/6/2016, số 120í-QĐ/BTGTW ngày 05/4/2018, số 1861 -QĐ/BTGTV/ ngày 04/01/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương Đẳng) 5 HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN - PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng - Chiủ bitiên - PGS.TS. Phạm Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồntg - PGS.TS. Đoàn Xuân Thủy, Thư ký chuyên môn - GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn - Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Minh Khải - PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh - GS.TS. Phạm Quang Phan - PGS.TS. Vũ Thanh Sơn - PGS.TS. Tô Đức Hạnh - PGS.TS. Nguyển Minh Tuấn - TS. Trần Kim Hải - TS. Nguyễn Hổng c ử - Đào Mai Phương, Thư ký hành chính. 6 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Thực hiện cốc nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, Đàn diện giáo dục và đào tạo đốp ứng yêu cầu của thòi kỳ lôcg nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 28/3/2014 Ban 3í chư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 94-KL/TW “về àệc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ iicng giáo dục quốc dân”. Kết luận 8ố 94-KL/TW khẳng iịrh, đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương arìih, phương phấp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên...) lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược; đổng thòi yêu. cầu đổi.mói. việc học tậ) lý ỉuận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân phải tạc bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làn cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chàng lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đa song xã hội; bảo đảm th ế hệ trẻ Việt Nam luôn trùng think với mục tiêu, lý tưỏng của Đảng và với chế độ xã hội chi nghĩa. Dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là Ban Chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình lý luận chính trị, trong những năm qua, 7 việc tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn lý luậm :chu'nnh trị được thực hiện nghiêm túc, công phu, cẩn trọirug vvới nguyên tắc cần phân định rõ nội dung của từng đối t'Aí(Ợnng học, từng cấp học, bậc học, tránh trùng lắp, đồng thờii baảo đảm tính liên thông. Phương châm của đổi mới việc họ*c tậập lý luận chính trị là cùng với đổi mới về nội dung phải điồnng thài đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hiưrônng sinh động, mềm dẻo, phừ hợp với thực tiễn cũng niiiư đđối tượng học tập; tạo được sự hứng thú và có trách nhiệim động cụ thể, lao động trừu tượng, lao động giản đơn, laot động phức tạp, tiền tệ, thị trường, quy luật giá trị, q u y luật cung - cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh, quy lu ậ t cạnh tranh, thị trường, cơ chế thị trường, kũỉh t ế thụ trường, người sản xuất, người tiêu dùng. 82 VẤN ĐỂ THẢO LUẬN 1. Hãy chọn một loại hàng hóa và đtóng vai ngưòi sản xuất ra loại hàng hóa đó để thảo luậm về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và để ra phương án đê duy trì vị trí sản xuất của irình trên thị trường? 2. Với tư cách là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực té của bản thân, hãy thảo luận và chỉ ra vai trò và biện pháp của ngưòi tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ quyền ldi của mình đặt trong mổì quan hệ với người sản xuất và xi hội khi tiêu dùng hàng hóa? CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Khái niệm hàng hóa? Thuộc tính của hàng hóa? Tính chất hai n ặ t của lao động sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưỏng đến lượng giá trì tủa Mng hoá? Bản chất và chức năng của tiền? 2. Thị tníòng là gì? Vai trò của thị trưòng? Ưu th ế và khuyết tậ t của nền kinh tế thị trường? Các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trưòng? 3. Vai trò cửa fcác chủ thể chính tham giá thị trừòng? 83 Chương 3 G IÁ T R Ị T H Ặ N G D ư T R O N G N Ể N K IN H T Ể T H Ị T R Ư Ờ N G Sau khi đã nghiên cứu lý luận giá trị của c. Mác,, Chương 3 sẽ tiếp tục trang bị hệ thống tri thức lý lu ận v ề giá trị thặng dư của c. Mác trong điều kiện nền kinh tẽ thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa để thấy được; các quan hệ lợi ích cơ bản nhất thông qua phân phối giấu trị mới do lao động tạo ra giữa các chủ thể cơ bản tro n g nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trên Cd sỗ đó., giúp cho sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết có căm cú khoa học quan hệ lợi ích của mình khi khỏi nghiệp hoặc tham gia các hoạt động kinh t ế - x ã hội trong bối cảnh xã hội hiện đại. Chương 3 sẽ được trình bày với ba nội dung: i) Lý lu ậ n của c. Mác về giá trị thặng dư, đây cũng chính là nội d u n g cốt lõi học thuyết giá trị thặng dư của c. Mác, hòn đá tả n g trong lý luận kinh tế chính trị của c. Mốc; ii) Tích lũy tuỉ bản (cách thức sử dụng gỉố trị thặng dư); iii) Phân phôn giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tự do cạnỉh tranh tư bản chủ nghĩa. 84 I- LÝ LUẬN CỦA c. MÁC VỀ GIÁ THỊ THẶNG Dư Lý luận giá trị thặng dư của c. Mác được trìn h bày có đọng n h ất trong tác phẩm Tư bàn: tromg đó, c. Mác luận giâi khoa học vể nguồn gốc và bản c h ất của giá trị thặng dư. 1. N guồn gấc củ a giá tr ị th ặ n g dư a) Công thức chung của tư bản Để tìm ra công thức chung của tư bản cần xem xét vai trò của tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn và tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vận động tiong quan hệ H-T-H. Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động trong quan hệ T-H-T. Điểm khác nhau cđ bản giữa hai hình thức vận động nêu trên thể hiện ỏ mục đích của quá trìn h lưu thông. Mục đích trong lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dạng. Mục dich trong lưu thông tư bản là giá trị ldn hơn vì nếu khổng thu đựợc lượng giá trị lớn hơn thì sư lưu thông này khỏng có ý nghĩa. Do vậy, tư bản vận động theo công tằứe: T-H -T (đây là công thức chung của tư bản). Cốc Hnh thái tư bản đều vận động theo công thức này; trong ẽ ĩ = T + t (tx)). Số tìẹn trộị rạ Ịổụ hơn (ìựợq gọi lặ giá tù thặng.dự; pố tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dí trò- thành tư bèn. Tiền biến-thành tư -bản khi được- 85 dùng để mang lại giá trị thặng dư. Tư bản là giá trị m ang lại giá trị thặng dư. Vậy, nguồn gốc của giá trị thặng dư từ đâu mà có? Việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị sẽ không có giá trị tăng thêm, nếu ngưòi mua hàng hóa để bán hàng hóa đó cao hơn giá trị thì chỉ được lợi xét về ngưòi bán, nhưng xét về ngưòi mua thì lại bị thiệt. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thòi cũng là người mua. Do đó, nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Lưu thông (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trê n phạm vi xã hội. Bí m ật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo tổn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thần nó. Đó là hàng hóa sức lao động. b) Hàng hóa sức lao dộng c. Mác viết: “Sức lao động hay nâng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh th ần tồn tại trong: cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó> đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng; nào đó”1. * Hai điều kiện đ ể aức lao động trỏ thành hàng hóa - Người lao động được tự do về thân thể. 1. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.251. 86 - Ngưòi lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mùnh tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động. * Thuộc tính của hàng hóa sức lao dộng' Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng. - Giá trị của hàng hóa sức lao dộng cũng do số lượng ho động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thòi gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt theo cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lưòng gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư hệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau ¿ây hợp thành: Một lài giá tpị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra súc lao động; Hai là, phí tổn đào tạo người lao động; Ba là, giá trị nhũng tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật thất và tinh thần) để nuôi con của ngưòi lao động. Nếu đúng’theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa sức lao động phải phản ảnh lường giả trị'nêu'trêii. 87 - Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua. Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động. Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, m ang yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư nêu trê n do hao phí sức lao động mà có. c) Sự sản xuất giá trị thặng dư Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống n h ất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định. Trinh độ đó phản ánh việc người lao động chỉ phải hao phí một phần thòi gian lao động (trong thời gian lao động đã được thỏa thuận mua bán theo nguyên tắc ngang giá) là có thể bù đắp được giá trị hàng hóa sức lao động, bộ phận này là thời gian lao động tất yếu. Ngoài thòi gian tấ t yếu đó, vẫn trong nguyên tắc ngang giá đã thỏa thuận, người lao động phải làm việc trong sự quản lý của người mua hàng hóa sức lao động và sản phẩm ỉàm ra thuộc sỏ hữu của nhà tư bản, thời gian đó là thòi gian lao động thặng dư. 88 Ví dụ: Giả sử sản xuất giá trị thặng dư đưdc thực hiện dưới hình thái sản xuất cụ thể là sản xuất sợi và trong quá trình sản xuất này, nhà tư bản thuần túy chỉ đóng vai trò là chủ sở hữu và chỉ có người công nhân là người lao động trực tiếp. Để tiến hành sản xuất sợi, nhà tư bản phải ứng ra sô" tề n như sau: - 50 USD để mua 50 kg bông, - 3 USD hao mòn máy móc để kéo 50 kg bông thành sợi, - 15 USD mua hàng hóa sức lao động để sử dụng trong 1 ngày làm việc 8 giờ và điều này được người công nhân tìiỏa thuận chấp nhận. Như vậy, nhà tư bản ứng ra tổng là 68 USD. Trong quá trình sản xuất sợi, bằng lao động cụ thể, người công nhân biến bông thành sợi. Giá trị của bông và hao mòn máy móc được chuyển vào giá trị của sợi. Bằng ỈIO động trừu tượng, người công nhân tạo ra giá trị mới, ậ ả định, trong 4 giò lao động công nhân đã chuyển toàn lộ 50 kg bông thành sợi. Giá trị sợi gồm: Giá trị 50 kg bông chuyển vào: 50 USD Hao mòn máy móc: 3 USD Giá trị mới bằng giá trị sức lao động: 15 USD Tổng cộng: 68 USD Nhà tư bản ứng ra 68 USD, giả định sợi được bán kết, thu về 68 USD. Nếu quá trình lao động- dừng'lại tại đểm này thì không có giá trị thặng dư, tiền ứng ra chưa trô thành tứ bản. 89 Để cố giá trị thặng dư, thời gian lao động phải vượt quá cái điểm bù lại giá trị sức lao động. Lưu ý là nhà tư bản mua sức lao động của công nhân để sử dụng trong 8 giò (với 15 USD như đã thỏa thuận), không phải là 4 giò. Công nhân phải tiếp tục làm việc trong 4 giờ nữa. Trong 4 giò này, nhà tư bản chỉ phải bỏ thêm 50 USD để mua 50 kg bông và 3 USD hao mòn máy móc. Quá trình lao động 4 giò sau diễn ra như quá trìn h đầu. Số sợi được tạo ra trong 4 giò lao động sau cũng có giá trị 68 USD. Con số này bao gồm: Giá trị của bông chuyển vào: 50 USD Hao mòn máy móc: 3 USD Giá trị mới tạo thêm: 15 USD Tổng cộng: 68 USD Sau khi sợi được bán hết, giá trị thu về sau 8h lao động của công nhân là: 68 USD + 68 USD = 136 USD. Tổng cộng, nhà tư bản ứng ra 100 USD + 6 USD + 15 USD = 121 USD, trong khi đó số sợi sản xuất ra có giá trị 136 USD. Do đó, nhà tư bản thu được lượng giá trị thặng dư là 136 USD 121 USD = 15 USD. Phần chênh lệch này là giá trị thặng dư. Đây là giá trị mới do ngưòỉ ỉao động tạo ra ngoài hao phi lao động tất yếu. Phần giá trị mới này nhà tư bản nắm lấy do địa vị là ngưòi chủ sỏ hữu. Như vậy, giá trị th ịn g dư là bộ pbậa giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là k ế t quả 90 của lao động không công của công nhắn cho nhà tư bản. Ký hiệu giá trị thặng dư là m. Sỏ dĩ được gọi là dôi ra vì người lao động chỉ cần một phần nhất định thời gian hao phí sức lao động đã được thỏa thuận theo nguyên tắc ngang giá là đã đủ để bù đắp giá trị hàng hóa sức lao động của mình. Thỏa thuận này ổược phản ánh ỏ một bản hợp đồng ỉao động giữa người nua và người bán hàng hóa sức lao động. Tất nhiên, trên thực tế trong nền kinh tế thị trường, thỏa thuận này rất khó đạt được mức ngang giá, nghĩa là tiền công của người bán sức lao động rất khó phản ánh lượng giá trị đầy đủ theo ba yếu tố cấu thành giá trị. Trong ví dụ nêu trên đã giả định người mua sức lao động là nhà tư bản với tư cách là chủ sỏ hữu thuần túy để phân biệt với ngưòi lao động làm thuê. Trong trường hợp việc quản lý doanh nghiệp cũng do người lao động được thuê thì giá trị nới là thuần túy do ỉao động làm thuê tạo ra. Còn trong trưòng hợp người mua hàng hóa sức lao áộng cũng phải hao phí sức lao động dưới dạng quản ỉý thì giá trị mới đó cũng có sự đóng góp một phần từ lao động quản lý vối tư cách là ỉao động phức tạp. Trên thực tế, đa số ngưòi mua sức lao động cũng phải tham gia quản lý và kao phí sức lao động. Như vậy, đến đây có thể khái quát: tư bản là giá trị lem lại giá trị thặng dư. Qná trình' sản xuất giá trị- thặng dư, xét từ phía nhà tư bản, là quá trình ứng ra và sử dụng tư bản với tư cách Ê giá'trị mang lại già trị thặng dư. Để tiến hắnh sản xuất, 91 nhà tư bản phải ứng tư bản ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Để khẳng định rõ hơn nguồn gốc của giá trị th ặ n g dư là do hao phí sức lao động tạo ra, cần phân tích vai trò của tư liệu sản xuất trong mối quan hệ vối người lao động trong quá trình làm tăng giá trị. Việc phân tích này được c. Mác nghiên cứu dưới nội hàm của hai th u ậ t ngữ: tư bản bất biến và tư bản khả biến. d) Tư bản bất biến và tư bản khả biến Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản cần mua tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động. - Tư bản bất biến Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ th ể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm , tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất, được c. Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c). Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra. Máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu là điều kiện để cho quá trình làm tăng giá trị được diễn ra. Không có máy móc, không có quá trinh tô’ chức kinh doanh thì đưtíng nhiên không có quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Ngày nay, máy móc được tự động hóa như người máy, thì người máy cũng chỉ có vai trò là máy móc, chừng nào việc sử dụng sức lao động còn có lợi hơn cho người mua hàng hóa sức lao động 80 với sử dụng người máy, thì chừng đó nhà tư bản còn sử dụng sức lao động sống của người bán sức lao động làm thuê. 92 Tuy nhiên, cần lưu ý, việc ứng dụng tthiiất bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất là tiền để đề tăn g năng suất lao động xã hội, do đó, máy móc, công nghệ tnên tiến rất cần thiết cho quá trình làm tăng giá trị. - Tư bản khả biến Bộ phận tư bản dùng để mua hàng hóa sức lao động thì khác. Giá trị của nó được chuyển cho công nhân làm thuê, biến thành tư liệu sinh hoạt cần th iết và mất đi trong quá trình tái sản xuất sức lao động của công nhân làm thuê. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, công nhân làm thuê bằng lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới với lượng lớn hơn giá trị sức lao động. c. Mốc kết luận: Bộ phận tư bản tồn tại dưới h ù ih thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động irừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là hiến đổi về s ố lượng trong quá trình sản xuất, được Mác gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là v). Như vậy, đến đây, nếu gọi G là giá trị hàng hóa thì có ihể công thức hóa về giá trị hàng hóa dưới dạng như sau: G = c + (v+m) Trong đó: (v+m) là bộ phận giá trị mới của hàng hóa, do hao phl HO động tạo ra; c là giá trị của những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng, ầ bộ phận lao động quá khứ đã được kết tinh trong máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu. Bộ phận này được chuyển vào giá trị sấn phấm mới. 93 đ) Tiền công Tiền công ỉà giá cả của hàng hóa sức lao động. Đó là bộ phận của giá trị mới do chính hao phí sức ỉao động của người lao động làm thuê tạo ra, nhưng nó lại thưòng được hiểu là do người mua sức lao động trả cho người lao động làm thuê. Cứ sau một thòi gian lao động nhất định, người lao động làm thuê được trả một khoản tiền công nhất định. Điều đó thậm chí làm cho người lao động cũng nhầm hiểu là người mua sức lao động đã trả công cho mình. Trái lại, nguồn gốc của tiền công chính là do hao phí sức lao động của người lao động làm thuê tự trả cho mình thông qua sổ sách của ngưòi mua hàng hóa sức lao động. Cần nhấn mạnh điểm này để người lao động cũng như ngưòi chủ mua hàng hóa sức lao động phải đặt địa vị của mỗi bên trong quan hệ lợi ích thống nhất. Nếu tự khỏi nghiệp, lập doanh nghiệp và mua hàng hóa sức lao động thì cũng cần phải đối xử với ngưòi lao động thẠt trách nhiệm vì người ỉao động đang là nguồn gốc cho sự giàu có của mình. Trái lại, nếu phải bán hàng hóa 8ÛC lao động thì cần phải biết bảo vệ lợi ích của bản thân trong quan hệ lợi ích với người mua hàng hóa sức lao động. Lưu ý, khi khẳng định nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động của ngưòi lao động làm thuê hao phí tạo ra thì không có nghĩa là người mua hàng hóa sức lao động đã thu được ngay giá trị thặng dư dưới dạng hình thái tiền. Trái lại, để thu được giá trị thặng dư dưới hình thái tiển, gọi là thực hiện giá trị thặng dư, thì hàng hóa được sản 94 xuất ra ấy phải được bán đi, nghĩa là nó phải được thị trường chấp nhận. Khi hàng hóa không bán được, chủ doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Vì vậy, c. Mác nhấn mạnh, để có giá trị thặng dư, nhà tư bản không những cần phải thực hiện quá trình sản xuất giá trị thặng dư, mà còn cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình đó và thực hiện giá trị, giá trị thặng dư chứa đựng trong những hàng hóa đã được sản xuất ra. Tổng thể những hoạt động đó biểu hiện sự vận dộng tuần hoàn, chu chuyển của tư bản. e) Tuấn hoàn và chu chuyển của tư bản * Tuần hoàn của tư bản Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa) gắn với tàực hiện những chức năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư, thực hiện giá trị thặng dư) và quay trỏ về hình thái ban đầu cùng vỉi giá trị thặng dư. Mô hình của tuần hoàn tư bản là: SLĐ... SX... H’ - T’ TLSX Qua mô hình này càng thấy rõ hdn nguồn gốc của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất ỉà do hao phí sức Uo độhg của người laó động chứ không phải do múa rề bán đắt mà có. Kết quả của quá trình sản xuất là H’ trong giá trị của H’ có bao hàm giá trị thặng dư. Khi bán được H’ 95 ngưòi ta thu được T\ Trong T’ có giá trị thặng dư dưới hình thái tiền. Tuần hoàn của tư bản phản ánh những mối quan hệ khách quan giữa các hoạt động cần kết hợp nhịp nhàng, kịp thời, đúng lúc trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nói riêng. Để sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ thể kinh doanh phải có các yếu tố sản xuất cần thiết với số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp, phải có trình độ tổ chức sắp xếp và thực hiện công việc theo quy trình; đồng thòi cần có những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho việc thực hiện quá trình đó; do đó, không những cần có nỗ lực to lổn của doanh nhân, mà còn cần tói sự hỗ trợ tích cực của nhà nước thông qua kiến tạo môi trưòng kinh doanh thuận lợi. Trong điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể nhất định, các nhà tư bản khác nhau cừng thực hiện đầy đủ các bước của quy trình kinh doanh có thể nhộn được những mức hiệu quả khác nhau do chu chuyển tư bản của họ> khác nhau. * Chu chuyển của tư bản Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách lồ quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Chu chuyển của tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển. Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời giam mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưòi một hình thốỉ 96 nhất định cho đến khi quay trỏ về dướii hình thái đó cùng với giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thòi gian sản xuất và thời gian lưu thông. Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưối một hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thòi gian nhất định. Thông thưòng, tốc độ chu chuyển được tính bằng sô' vòng chu chuyển của tư bản trong thời gian 1 năm. Nếu ký hiệu số vòng chu chuyển của tư bản là n, thời gian của một năm là CH, thời gian một vòng chu chuyển là ch, thì tốc độ chu chuyển của từng bộ phận tư bản được tính như sau: CH n= — ch Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư bản được chia thành các bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản CỐđịnh là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưtig giá trị của nó chỉ chuyển dẩn từng phần rào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn. Hao mòn của tư bản cố định bao gồm hao mòn hữu kinh (Bự-mất m át về'giá trị sử dụng và giá trị) do-sử dụng và tác động của tự nhiên gây ra, và hao mòn vô hình (sự mất giá thuần túy) đo tăng ỉêh của hăhg s\iất ỉaũ độhg 97 sản xuất tư liệu lao động và sự xuất hiện của những th ế hệ tư liệu lao động mới có năng suất cao hơn. Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm kh i kết thúc từng quá trình sản xuất. Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải nỗ lực rú t ngắn thòi gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản trên cơ sở ttắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thòi gian chu chuyển của tư bản, đồng thời sử dụng hiệu quả tư bản cế định và tư bản lưu động. Khái quát lại, nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao p h í lao động tạo ra. 2. B ản c h ấ t c ủ a giá t r ị th ặ n g d ư Như vậy, nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư trên đây cho chúng ta thấy, giá trị thặng dư lả kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thấng nhất của quá trình tạo ra và làm tảng giá trị. Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa ngưòi mua hàng hóa sức lao động với ngưòi bán hàng hóa sức lao động. Do đó, nếu giả định xã hội chỉ có hai giai cấp, là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, thi giá trị thẶng dư trong nền kinh tế thị trưòng tư bản chủ nghĩa mang bẩn chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp; trong đó, giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sỏ thuê mưốn lao động của giai cấp công nhân, ỏ đó, mục đích của nhà 98 tư bản là giá trị thặng dư, người lao động làm thuê phải bán sức lao động cho nhà tư bản ấy. Sinh thời, chứng kiến cảnh người lao động bị áp bức lao động với tiền công rẻ mạt, trong khi nhà tư bản thì không ngừng giàu có, c. Mác nhận thấy có một sự bất còng sâu sắc về m ặt xã hội. c. Mác gọi đó là quan hệ bóc lót, mặc dù về mặt kinh tế, nhà tư bản không vi phạm quy luật kinh tê vể trao đổi ngang giá (ví dụ vê sự sản xuất giá trị thặng dư nêu trên cho thấy, nhà tư bản đã trả cho công nhân đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động, nghĩa là nhà tư bản tuân thủ quy luật giá trị). Sự giải thích khoa học của c. Mác ở đây đã vượt hẳn SJ với các nhà kinh tế trước đó. Tính khoa học thể hiện ở ciỗ, c. Mác đã mô tả được một thực tế, nhà tư bản đã không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang giá thông qua ký hợp đồng thỏa thuận với ngưòi ỉao động làm thuê, song trong trao đổi ngang giá đó, giá trị thặng dư vẫn được tạo ra cho nhà tư bản bằng lao động sông chứ bhông phải do máy móc sinh ra. Trong điều kiện ngày nay, quan hệ đó vàn đang diễn ra nhưng vói trình độ và mứẹ độ rất.kháẹ, rấ t tinh vi và dưới hình thức văn minh hơn so với cách mà nhà tư bản dã từng thực hiện trong thế kỷ XIX. Để hiểu sâu hơn bản chất của giá trị thặng dư, c. Mác làm rõ hai phạm trù tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Mục đích của nhả tư bản trong nền kinh tế thị trường tí bản chủ nghĩa không nhũng chỉ dừng lại ở múc có được gá trị thặng dư, ĩnằ qưan trọng là phải thu được rlhiều giá' 99 trị thặng dư, do đó cần có thước đo để đo lưòng giá trị thặng dư về mặt lượng. Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phẩn trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là: m' = - X 100% Trong đó: m' là tỷ suất giá trị thăng dư; m là giá trị thặng dư; Vlà tư bản khả biến. Tỷ suất giá trị thặng dư cũng có thể tính theo tỷ lệ phần trảm giữa thời gian lao động thặng dư (t') và thòi gian lao động tất yếu (t). t' m' =-^x 100% V Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bẩn thu được. Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư là: M = m\ V Trong đó: M là khối lượng giá trị thặng dư; m' là tỷ suất giá trị thặng dư; V là tổng tư bản khả biến. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ khai thác sức ỉao động ỉàm thuê; khối ỉượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô giá trị thặng dư ửià chủ ờò hữu tư liệu sản xuất thu được. 100 3. Các phư ơ n g p h áp sản xuất giá trị th ặ n g d ư Để thu được nhiều giá trị thặng dư cần có phương pháp nhất định. c. Mác đã chỉ ra nhà tư bản sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đôi và sản xuất giá trị thặng: dư tương đốì. - Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất ĩẻu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và ửiời gian lao động tất yếu không thay đổi. Ví dụ: Ngày lao động là 8 giò, thời gian lao động tất yếu là 4 giò, thời gian lao động thặng dư ỉà 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giò EŨa với mọi điều kiện không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt dốì tăng từ 4 giờ lên 6 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: 6 giờ m' = -T77TX 100% = 150% 4 giò Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Tuy nhiên, ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý ("ông nhân phải có thòi gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí) lên không thể kéo dài bằng ngày tự nhiên, còn cường độ ko động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng tủa con người. Hơn nữa, công nhân kiên quyết đấu tranh đòi rút Igấh hgàý ỉaó động. Qúyền lợi hai bên có mâủ thuẫn, 101 thông qua đấu tranh, tùy tương quan lực lượng mà tại các dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể có thể quy định độ dài nhất định của ngày lao động. Tuy vậy, ngày lao động phải dài hơn thòi gian lao động tấ t yếu và cũng không thể vượt giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. - Sản xuất giá trị thặng dư tương đối Giá trị thặng dư tương đôĩ là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn. Ví dụ: Ngày lao động 8 giò, với 4 giờ lao động tấ t yếu, 4 giò lao động thặng dư, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu giá trị sức lao động giảm khiến thòi gian lao động tấ t yếu rú t xuống còn 2 giờ thì thòi gian lao động th ặn g dư sẽ là 6 giò. Khi đó: 6 giò m' = ^ r x 100% = 300% 2 giò Nếu ngày lao động giảm xuấng còn 6 giờ nhưng giá trị sức ỉao động giảm khiến thời gian lao động tấ t yếu rú t xuống còn 1 giờ thì thòi gian lao động thặng dư sẽ là 5 giò. Khỉ đó: m' = 100% = 500% 1 gio Để hạ thấp giá trị sức ỉao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó. 102 Trong thực tế, việc cải tiến kỹ thuật., ttăng năng suất lao động diễn ra trưốc hết ở một hoặc vài :xí nghiệp riêng biệt, làm cho hàng hóa do các xí nghiệp ấy sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội'., do đó, sẽ thu được một sô' giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hiơn đó là giá trị thặng dư siêu ngạch. Xét trong từng trường hợp đơn vị sản xuất cá biệt, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thòi, xuất hiện rồi m ất đi, nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng su ất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động lã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đốì, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tưống của giá trị thặng dư iương đôì. Trong thựe tiễn lịch sử phát triển kinh tế thị trưòng irên thế giới, giai cấp tư sản đã thực hiện những cuộc cách mạng lốn về sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất 'lao động. Đó là cách mạng về tổ chức, quản lý lao động ihông qua thực hiện hiệp tác giản đơn, cách mạng vể sức 9ao động thông qua thực hiện hiệp tác có phân cồng và cách mạng về tư liệu lao động thông qua sự hình thành và ọhát triểri của nểri đại công nghiệp! 103 Sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thông qua cách mạng công nghiệp đã mở ra những điều kiện mới cho phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất giá trị thặng dư nói riêng phát triển nhanh. Cùng vói toàn cầu hóa kinh tế, khoa học và cồng nghệ ngày càng trở thành nhân tô" quan trọng của sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường trên th ế giới hiện nay. II- TÍCH LŨY TƯ BẢN Sau khi nghiên cứu bản chất của việc tạo giá trị thặng dư, nội dung tiếp theo sẽ nghiên cứu cách thức nhà tư bản sử dụng giá trị thặng dư. Để hiểu được nội dung này, cần nghiên cứu nội dung về tích lũy tư bẳn. Việc nghiên cứu tích lũy tư bản sẽ giúp vận dụng để rú t ra kinh nghiệm cho việc phát triển doanh nghiệp nói chung. 1. Bản chất của tích lũy tư bản Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lộp đi lặp lại không ngừng, quá trình đó được gọi là tái sản xuất. Tái sản xuất có hai hình thúc chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 104 Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường hợp nay, útng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thăng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân. Tuy nhiên, tư bản không những được bảo tồn mà còn phải không ngừng ỉớn lên. Để thực hiện tái sản xuất mỏ róng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưỏng, mua thêm nguyên - vật liệu, trang bị thêm máy móc, thiết bị... Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dừng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Do đó, khi thị trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trỏ nên giàu có hơn. Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tđ bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mỏ rộng sự thống trị đó. 2. Những nhân ịố ảnh hưởng tậ i quy mô tích lũy Với khôi lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích 'lĩy tư bản phụ thúộc vàó tỷ lệ phân chìa giữà tích lũý và 105 tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tấ chủ yếu ảnh hưỏng tối quy mô tích lũy gồm: Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động. Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để táng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó tạo điểu kiện để tăng quy mô tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đôì và sản xuất giá trị thặng dư tương đỗì, nhà tư bản còn có thể sử dụng các biện pháp cắt giảm tiền công, tăng ca, tăng cưòng độ lao động. Thứ hai, năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, giá trị sức lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hdn, góp phần tăng: quy mô tích lũy. Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc. c. Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Theo c. Mác, máy móc được sử dụng toàn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ được tính dồn vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Sau mỗi chu kỳ như thế, máy móc vẫn hoạt động toàn bộ nhưng giá trị của bản thân nó đã giảm dần do tính giá khấu hao để chuyển vào giá trị sản phẩm. Hệ quả là, mặc dù giá trị đã bị k hấu hao, song tính năng hay giá trị sử dụng th ì vẫn nguyên như cũ, như lực lượng phục vụ không công trong sản xuất- 106 Sự phục vụ không công ấy được lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích lũy lại cùng với tảng quy mô tích lũy tư bản. Đồng thời, sự lớn lên không ngừng của quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải đổi mới tư bản cô' định cũng trỏ thành nguồn tà i chính có thể sử dụng cho mở rộng sản xuất. Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trưóc. Thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền để cho tăng quy mô tích lũy. 3. Một số hệ quả của tich lũy tư bản Theo c. Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quả kỉnh tế mang tính quy luật như sau: Thú nhất, tích lũy tư bản làm tảng cấu tạo hữu cd của tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi câu tạo k ỷ thuật và phản ánh 8ự biến đổi của cấu tạo k ỹ thuật của tư bản (ký hiệu ỉà c/v). c. Mác cho rằng, nền sản xuất có thể được quan sát qua hình thái hiện vật cũng có thể quan sát qua hình thái giá trị. Nếu quan sát qua hình thái hiện vật thi mốì quan hệ tỳ lệ giữa sô' lượng tư liệu sản xuất và sấ lượng SÛC lao dộng được coi là cấu tạo kỹ thuật. Cấu tạo kỹ th u ật này, nếu quan sát qua hình thái giố trị phản ánh ỏ mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến với tứ bản khả biến. Tỷ lệ giá trị nàý được gội là 'cấu tạò hữu 'cơ. 107 Cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ th u ậ t cũng vận động theo xu hướng tăng ỉên về lượng. Vì vậy, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hũu cơ của tư bản. Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập tru n g tư bản. Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm táng quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư b ản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp n h ất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt ỉón hơn. TẠp trung tư bản có thể được thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cả biệt với nhau. Tích tụ và tập trung tư bản đểu góp phần tạo tiền để để có thể thu được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động. Thứ ba, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tâng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của ngưòi lao động làm thuê cả tuyệt đốì lẫn tương đôi. Thực tế, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu nhập mà các nhà tư bản có được lớn hơn 108 rất nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiền công của người lao động làm thuê. c. Mác đã quan S i á t thấy thực tế này và gọi đó là sự bần cùng hóa người lao ‘động. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hüll cơ của tư bản, tư bản khả biến có xu hướng giảm tương đốì so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu. Do đó, quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản; m ặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưói hai hình thái là bần cùng hóa tương đối và bần cừng hóa tuyệt đốì. Bần cùng hóa tương đối là cùng với đà tăng trường lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đốì, nhưng lại giảm tương đốì so với phần dành cho giai cấp tư sản. Bần cùng hóa tuyệt đốì thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối vê' múc sống của giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa tuyệt đốì thường xuất hiện đốì với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang th ấ t nghiệp và đốì với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế khó khàn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế. m - CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nghiên cứu về hình thức biểu hiện của giá trị thặng dử thực chất là phấn tích về càc quan hệ lợi ích giừa 109 những nhà tư bản với nhau, giữa nhà tư bản với địa chủ trong việc phân chia giá trị thặng dư thu được trên cơ sỏ hao phí sức lao động của ngưòi lao động làm thuê. 1. Lợi n h u ậ n Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, c. Mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản xuất. a) Chi p h í sản xuất Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó. Ví dụ: Để sản xuất ra hàng hóa nhà tự bản phải đầu tư khối lượng tổng tư bản có giá trị là 1.000.000 USD, trong đó: - Mua máy móc: 500.000 USD. Máy móc này được sử dụng trong 10 chu ký sản xuỗít (giả định là 10 nâm), nghĩa là mỗi năm sẽ khấu hao 50.000 USD, phán này sẽ được chuyển vào giá trị hàng hóa của 1 nâm. - Nguyên, nhiên, vật liệu: 400.000 USD/nám - Tư bản khả biến: 100.000 USD/năm - Tỷ suất giá trị thẶng dư: 100% Trong trưòng hợp như vậy, giá trị hàng hóa được tạo ra trong một năm là: 400.000 USD + 50.000 USD + 100.000 USD + 100.000 USD = 650.000 USD Nếu trong giá trị 650.000 USD trừ đi 100.000 USD là giá trị thặng dư thì chỉ còn lại 550.000 USD. Phần này được gọi là chi phí sản xuất. 110 Khái niệm chi phí sản xuất: Chi p h í sản xuất tư bản chủ nghĩa là pihần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được s ử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy. Đó là chi p hí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa. Chi phí sản xuất được ký hiệu là k. Về m ặt lượng: k = c + V. Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hing hóa G = c + (v+m) sẽ biểu hiện thành: G = k + m. Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sỏ cho cạnh tranh, là căn cứ quan tiọng cho cạnh tranh về giá bán hàng giữa các nhà tư bản. b) Bản chất lợi nhuận Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoản chênh lệch. Do đó SIU khỉ bán hàng hóa (bán ngang giố), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra m à còn thu được 80 chênh lệch bằng giá trị thặng dư. Số chênh lệch này c Mác gọi là lợi nhuận (ký hiệu ỉà p). Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p Từ dó p = G k. Từ cách tính toán trên thực tế như vậy, ngưòi ta chỉ qian tỗm tới khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa bán dJỢc vối chi phí phải bở ra mà không quan tâm đến nguồn 111 gốc sâu xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành. Thậm chí, với nhà tư bản, lợi nhuận còn được quan niệm ỉà do tư bản ứng trước sinh ra. c. Mác khái quát: “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận"1. Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề m ặt nển kinh tế thị trưòng. Nhà tư bản cá biệt chỉ cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi nhuận. Trong trường hợp bán đúng bằng chi phí sản xuất là không có lợi nhuận. Bán hàng hóa thấp hdn giá trị và cao hđn chỉ phí sản xuất cũng có thể đã có lợi nhuận. Trong tníòng hợp này, lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư. Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Hộp 3.1. Quan niệm của p. Samuelson vé ìợi nhnận Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tinh bằng hiệu quả giữa giá trị tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Lợi nhuận là phần thưỏng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi mới. Nguồn: p. Samuelaon: Kinh tếhọc, Sđd, t.l, tr. 515, 533. 1. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.25, ph.I, tr.65. 112 Tuy nhiên, lợi nhuận khi được đo bằng số tuyệt đôi chỉ phản ánh quy mô của hiệu quả kinh doanhi mà chưa phản ánh rõ mức độ hiệu quả của kinh doanh, do> đó cần được bổ sung bằng số đo tương đôl là tỷ suất lợi nhuận. c) Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận * Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phẩn trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước (ký hiệu ỉà p' ). Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thúc: p' = — X 100% * c+v Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận thưòng được tính hằng năm, từ đây hình thành khái niệm tỷ suất lợi nhuận hằng năm. Mộc dừ lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với kinh doanh tư bản chủ nghĩa, vì sự hiện diện của nó thể hiện hiệu quả kinh tế, tuy nhiên 80 với lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuẠn phản ánh đầy đủ hơn múc độ hiệu quả kinh doanh. Chính TÌ vậy, tỷ suất lợi nhuận với tư cách là sấ đo tương đốì của lợi nhuận, đắ trỏ th àn h động cớ quan trọng nhất của hoạt dộng cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Như vậy, lợi nhuẠn, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kỉnh tế của nhà tư bản trong nền kỉnh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đố các nhà tư bản muốn làm giàu và làm giàu nhanh cán phải tìm ra cách thúc để có được tỷ suất lại nhuận cao nhất. 113 * Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận Từ công thức tính tỷ suất lợi nhuận có thể thấy, những nhân tố nào ảnh hưỏng tới giá trị của tử số hoặc mẫu số, hoặc cả tử số cả mẫu số của phân thức cũng sẽ ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận, c. Mác nêu ra các nhân tô" sau: Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư 8ẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Thứ hai, cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v). Cấu tạo hữu cơ của tư bản tác động tới chi phí sản xuất, do đó tác động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản. Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hằng năm tăng lên, do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng. Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến. Trong điều kiện tư bản khả biấỊi không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận. d) Lợi nhuận bình quân Cạnh tranh giũa các ngành là cơ chế cho 8ự hình thành lợi nhuận binh quân, ở các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, do có nhũng điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ th u ật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ su ất lợi nhuận giữa các ngành cũng khác nhau. Gia sử có ba ngành san xuất (cơ khí, dệt và da), vốn của các ngành đều bằng nhau (bằng 100 đơn vị tiền tệ), tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng nhau (bằng 100%), tốc độ chu chuyển của vốn ở các ngành đều bằng nhau. 114 Do đặc điểm của mỗi ngành sản xuất kttiác nhau, nên cáu tạo hữu cơ của vốn (tư bản) ở từng ngành khác nhau, tỷ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau (xeim bảng). Lợi Tỷ suất Tỳ suất Tỷ suất nhuận Giá Ngành Giá trị lợi nhuận Chi phí giá trị lợi bình cả sản thặng bình sản xuất thặng dư nhuận quân sàn IU ấ t dư (m) quân