Định giá trong bán lẻ - Phương pháp và Chiến lược

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Summary

Bài viết này trình bày khái quát về định giá trong bán lẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Nó cho thấy tầm quan trọng của việc tính toán chi phí, phân tích thị trường, và dự báo hành vi khách hàng để thiết lập giá bán hợp lý.

Full Transcript

 Định giá trong bán lẻ là quá trình thiết lập giá bán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trong cửa hàng bán lẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, thu hút khách hàng và cạnh tranh trên thị trường. Quá trình này liên quan đến việc phân tích chi phí sản xuất, thị trường, đối thủ cạnh tranh và hành vi mua sắm của kh...

 Định giá trong bán lẻ là quá trình thiết lập giá bán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trong cửa hàng bán lẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, thu hút khách hàng và cạnh tranh trên thị trường. Quá trình này liên quan đến việc phân tích chi phí sản xuất, thị trường, đối thủ cạnh tranh và hành vi mua sắm của khách hàng để xác định mức giá hợp lý.  Tầm quan trọng của định giá bán lẻ: Ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận, doanh thu và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.  - Giá là số tiền cụ thể mà người bán yêu cầu từ người mua để bán một sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong lĩnh vực kinh doanh và kinh tế giá được coi là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của sản phẩm trên thị trường.  - Giá trị là cảm nhận của khách hàng về lợi ích mà họ nhận được so với số tiền họ phải bỏ ra. Khách hàng không chỉ đánh giá một sản phẩm dựa trên giá cả mà còn dựa trên giá trị mà sản phẩm mang lại.  + Value là giá trị  + Perceived benefits là lợi ích được nhận thức  + Price là giá =\> Muốn có nhiều khách hàng thì cái lợi ích nhận được phải cao. \- Ngoài lợi ích nhận được thì khách hàng cũng có thể xét thêm nhiều thông tin hơn của sản phẩm để quyết định giá trị như là địa điểm, nơi mua hàng, giá cả sản phẩm, cách bán hàng,.. \- Để nhà bán lẻ đảm bảo mục tiêu lợi nhuận trong bối cảnh chi phí bán lẻ ngày càng tăng, họ có thể áp dụng các chiến lược sau: 1\. Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Giảm thiểu chi phí trong khâu vận chuyển, lưu kho và quản lý hàng hóa để giảm bớt áp lực chi phí. 2\. Tăng cường quản lý hàng tồn kho: Điều chỉnh tồn kho hợp lý để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt hàng hóa, từ đó tối ưu hóa việc bán hàng và hạn chế chi phí lưu kho. Yếu tố ảnh hưởng đến định giá nhà bán lẻ 1\. Chiến lược kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của NBL: Chiến lược kinh doanh: Là cách mà nhà cung cấp hoặc nhà bán lẻ xây dựng kế hoạch tổng thể để đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược này bao gồm việc tối ưu hóa chi phí, tiếp cận khách hàng mục tiêu, và điều chỉnh danh mục sản phẩm nhằm tăng giá trị cho khách hàng. Mục tiêu lợi nhuận: Các nhà bán lẻ luôn cố gắng đạt được lợi nhuận nhất định thông qua việc cân bằng giữa chi phí và giá bán. Chi phí gia tăng, đặc biệt trong bán lẻ, bao gồm chi phí vận chuyển, thuê mặt bằng, quản lý hàng tồn kho, cần được quản lý chặt chẽ để giữ được lợi nhuận. 2\. Các yếu tố marketing: Định vị thương hiệu: Đây là cách mà nhà cung cấp hoặc nhà bán lẻ muốn khách hàng nhìn nhận về sản phẩm của họ. Nếu thương hiệu được định vị tốt, có giá trị và uy tín trên thị trường, nhà bán lẻ có thể đặt giá cao hơn vì người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho giá trị thương hiệu. Các dịch vụ gia tăng lợi ích: Đây là những dịch vụ bổ sung mà nhà bán lẻ hoặc nhà cung cấp cung cấp để làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn với khách hàng, như dịch vụ sau bán hàng, hỗ trợ bảo hành, giao hàng nhanh chóng, đổi trả dễ dàng, hay dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Những yếu tố này không chỉ giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng mà còn cho phép nhà bán lẻ định giá cao hơn vì sản phẩm đi kèm với giá trị dịch vụ bổ sung. 3\. Các chi phí của nhà bán lẻ Các chi phí mà nhà bán lẻ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng định giá sản phẩm và lợi nhuận cuối cùng. Một số loại chi phí chính bao gồm: Chi phí hàng hóa: Đây là chi phí mà nhà bán lẻ phải trả để mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Chi phí hàng hóa cao sẽ khiến nhà bán lẻ phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận. Chi phí vận chuyển và lưu kho: Bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa đến cửa hàng và chi phí lưu kho để bảo quản hàng tồn kho. Chi phí cao trong khâu này cũng có thể dẫn đến việc tăng giá bán. Chi phí thuê mặt bằng: Đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ, chi phí thuê cửa hàng có thể chiếm một phần lớn trong tổng chi phí. Nếu chi phí này tăng, nhà bán lẻ có thể phải điều chỉnh giá bán để duy trì lợi nhuận. Chi phí nhân sự: Chi phí trả lương cho nhân viên bán hàng, quản lý, và các nhân viên khác cũng cần được xem xét. Nếu chi phí này tăng, có thể cần tăng giá sản phẩm để bù đắp. Chi phí tiếp thị: Các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Chi phí tiếp thị cao có thể dẫn đến việc tăng giá bán để duy trì lợi nhuận. 2\. Đặc thù của loại mặt hàng/sản phẩm/nhãn hiệu Các đặc thù của sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp cũng ảnh hưởng đến quyết định định giá: Tính mới lạ, riêng có, độc đáo: Sản phẩm mới: Những sản phẩm mới lạ và độc đáo thường có giá cao hơn vì chúng có thể tạo ra sự hứng thú và nhu cầu từ khách hàng. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm mới hoặc độc đáo mà họ chưa từng thấy trước đây. Sản phẩm riêng có: Những sản phẩm có tính chất độc quyền hoặc chỉ có tại một nhà bán lẻ nhất định thường cho phép nhà bán lẻ định giá cao hơn. Điều này do sản phẩm không có cạnh tranh trực tiếp từ các nhà bán lẻ khác. Vai trò trong doanh mục: Sản phẩm dẫn/chủ đạo: Những sản phẩm chủ đạo, thường là các mặt hàng bán chạy nhất hoặc có tỷ lệ lợi nhuận cao, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược định giá. Nhà bán lẻ có thể định giá các sản phẩm này ở mức cao hơn để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, trong khi vẫn thu hút khách hàng. Sản phẩm lấy doanh thu/lợi nhuận: Những sản phẩm có vai trò thu hút khách hàng, mặc dù có tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn, thường được định giá cạnh tranh hơn. Chúng giúp gia tăng doanh thu tổng thể và tạo cơ hội cho việc bán thêm các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Ví dụ như cửa hàng trực tuyến và cửa hàng truyền thống đối với mô hình kinh doanh thì NBL trực tuyến có lợi thế hơn do không tốn chi phí mặt bằng, nhân sự và kho bãi vậy nên NBL truyền thống phải cải thiện giá cả hoặc dịch vụ để có thể giữ vững vị thế. Về tiện ích và trải nghiệm thì NBL truyền thống có thể thu hút khách hàng bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn ví dụ như dịch vụ tư vấn tại chỗ, thử sản phẩm,\... điều này có thể giúp cho việc giữ giá cao hơn so với NBL trực tuyến không bị ảnh hưởng. Các loại hình phân phối khác nhau của chính các nhà cung cấp hàng hóa: Nhiều nhà cung cấp hàng hóa không chỉ bán sản phẩm qua nhà bán lẻ mà còn mở rộng mạng lưới phân phối của riêng họ ví dụ như bán hàng qua trang web, cửa hàng chính hãng,\...  Khi các nhà cung cấp bán trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì họ sẽ có lợi thế về giá do không phải chia sẻ lợi nhuận với bên thứ ba là NBL thì điều này buộc NBL phải điều chỉnh giá sao cho hợp lý hoặc đưa ra các khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Các yếu tố khác: Luật lệ địa phương và quy định đóng vai trò quan trọng trong việc định giá của NBL, ảnh hưởng đến cách thức vận hành doanh nghiệp, các loại thuế,\... NBL phải tuân theo luật và quy định của địa phương không chỉ để hoạt động hợp pháp mà còn để đảm bảo giá cả không vi phạm pháp luật.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser