Đề cương Địa lý 7 - Năm học 2024 - 2025

Summary

Đây là tài liệu hướng dẫn ôn tập học kỳ I môn Địa lý khối 7 năm học 2024 - 2025. Tài liệu cung cấp các nội dung chính như vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, và các đặc điểm về dân cư và xã hội của Châu Âu và Châu Á, cũng như hướng dẫn khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên của Châu Âu.

Full Transcript

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 7 I. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP I. LÍ THUYẾT ❖ CHỦ ĐỀ 1: CHÂU ÂU 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu (bài 1, trang 96, SGK Lịch sử - Địa lí) a....

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 7 I. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP I. LÍ THUYẾT ❖ CHỦ ĐỀ 1: CHÂU ÂU 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu (bài 1, trang 96, SGK Lịch sử - Địa lí) a. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước - Vị trí: nằm phía tây lục địa Á - Âu. Giới hạn từ 360B- 710B => chủ yếu thuộc đới ôn hòa của bắc bán cầu - Diện tích: trên 10 triệu km2 (chỉ hơn châu Đại dương) - Tiếp giáp: phía bắc- Bắc Băng dương; phía tây- Đại Tây dương; phía nam-Địa Trung hải; phía đông-Châu Á (ngăn cách bởi dãy U-ran) - Đặc điểm đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh=> tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. b. Đặc điểm tự nhiên Yếu tố tự nhiên Đặc điểm 1. Địa hình - đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích (đồng bằng Bắc Âu, Trung Âu, đa-nuýp...) - miền núi: + phía bắc và trung tâm: địa hình núi già (xcandinavi, u-ran) + phía nam: địa hình núi trẻ (An-pơ, Cac-pat, Ban-căng) 2. Khí hậu - Khí hậu phân hóa bắc- nam (do trải dài nhiều vĩ độ); tây-đông (do gần dòng biển nóng và sâu trong nội địa), độ cao - Gồm đới cực và cận cực; đới ôn đới- chiếm diện tích lớn nhất (khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương); đới cận nhiệt + Khí hậu ôn đới hải dương: đông ấm, hạ mát, mưa quanh năm lượng mưa 800-1000mm +Khí hậu ôn đới lục địa: đông lạnh khô, hạ nóng và ẩm. Lượng mua nhỏ 500mm 3. Sông ngòi - Một số sông lớn: sông Von-ga (dài nhất châu Âu), sông Đa-nuýp, sông Rai-nơ,... - Lượng nước dồi dào, chế độ nước phong phú - Hệ thống kênh đào phát triển 4. Đới thiên nhiên gồm đới lạnh (rêu, địa y, liễu lùn); ôn đới lục địa (rừng lá kim); ôn đới hải dương (rừng lá rộng); cận nhiệt địa trung hải (rừng lá cứng bụi gai địa trung hải) 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu (bài 2, trang 101, SGK Lịch sử - Địa lí) - Số dân đứng thứ 4 thế giới (747 triệu người -2020), cơ cấu dân số già, tỉ lệ người dưới 15 tuổi của châu Âu thấp và có xu hướng giảm - Mức độ đô thị hóa cao (75% 2020) do quá trình đô thị hóa sớm và gắn với công nghiệp hóa. - Di cư nội bộ và nhập cư vào châu Âu tăng. - Hậu quả cơ cấu dân số già là thiếu hụt lao động (HS đưa ra 3 giải pháp khắc phục) 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu (bài 3, trang 104, SGK Lịch sử - Địa lí) Một số vấn đề Nguyên nhân/ Giải pháp Hiện trạng Bảo vệ môi trường sản xuất công - giảm lượng CO2 không khí nghiệp, vận tải, - kiểm soát khí thải tiêu thụ năng - phát triển công nghệ xanh (xe buýt chạy từ gió và nước) lượng - tái chế… Bảo vệ môi trường chất thải từ hoạt - nâng cao ý thức người dân, cải thiện nguồn nước nước động sản xuất, - xử lí rác thải, chất thải sinh hoạt - hạn chế rác thải nhựa - canh tác hữu cơ… Ứng phó với các hiện tượng - trồng và bảo vệ rừng, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, biến đối khí hậu cực đoan: nắng sử dụng tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng… nóng bất thường, mưa lũ… 4. Liên minh châu Âu (bài 4, trang 107 phần Địa lí, SGK Lịch sử - Địa lí) a. Khái quát về Liên minh châu Âu - Thành lập chính thức năm 1993 - Trụ sở: Brúc-xen (Bỉ); hiện này có gồm 27 quốc gia; có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô). - Năm 2020, Anh rời khỏi EU ❖ CHỦ ĐỀ 2: CHÂU Á 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á (bài 5, trang 109, SGK Lịch sử - Địa lí) a. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước - Diện tích: 44,4 triệu km2, lớn nhất thế giới. - Tiếp giáp: 2 châu lục (phía tây: châu Âu, phía tây nam: châu Phi); 3 đại dương (phía bắc: Bắc Băng Dương, phía đông: Thái Bình Dương, phía nam: Ấn Độ Dương). - Giới hạn: kéo dài từ vòng cực Bắc xuống xích đạo, khoảng 8500km; chiều đông-tây từ ven Địa Trung hải tới ven Thái Bình Dương, khoảng 9200km. Hình khối rõ nét => Đánh giá ảnh hưởng vị trí địa lí đến tự nhiên và kinh tế - xã hội Châu Á Tự nhiên Kinh tế xã hội - Khí hậu phân hoá đa dạng thành các đới, - Thuận lợi giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các kiểu khí hậu khác nhau. quốc gia, khu vực. - Châu Á giàu tài nguyên khoáng sản - Tạo nên sự đa dạng văn hoá của châu lục - Dân cư thuộc nhiều chủng tộc b. Đặc điểm tự nhiên Yếu tố Đặc điểm tự nhiên 1. Địa hình - phía bắc: đồng bằng, cao nguyên thấp - trung tâm: dãy núi cao đồ sộ - phía đông: núi, cao nguyên, đồng bằng ven biển. - phía nam và tây nam: bán đảo, quần đảo. ( HS tự xác định tên dãy núi và đồng bằng trong hình 1 trang 110 SGK) 2. Khí hậu - Châu Á có nhiều kiểu khí hậu do vị trí địa lí trải dài qua nhiều vĩ độ, diện tích rộng lớn, có nhiều dãy núi cao... - 2 kiểu khí hậu chủ yếu: gió mùa và lục địa +) khí hậu gió mùa: ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á mùa đông khô, lạnh, ít mưa mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều +) khí hậu lục địa: ở vùng nội địa, Tây Nam Á mùa đông khô và lạnh mùa hạ khô và nóng lượng mưa trung bình: 200-500mm/năm 3. Sông ngòi - phân bố không đều, nhiều sông lớn - Sông Bắc Á: Lê-na, i-ê-nit-xây, ô-bi (đóng băng vào mùa đông) - Sông Đông Á: Hoàng Hà, Trường Giang - Sông Đông Nam Á: Mê Kong - Sông Nam Á: Ấn, Hằng - Sông ở Tây Nam Á: Ti-grơ, Ơ-phờ-rát (ít nước, khô hạn) 4. Khoáng sản - phong phú, phân bố rộng khắp : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt... 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á (bài 6, trang 115, SGK Lịch sử - Địa lí) a. Dân cư - Châu lục đông dân nhất thế giới: 4,6 tỉ người (2020) - Gia tăng dân số: giảm, nhờ thực hiện chính sách dân số. - Cơ cấu dân số: +) trẻ, đang già hóa. +) số người trong độ tuổi lao động lớn. - Chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it. b. Phân bố - Mật độ dân số cao (150 người/km2) - Không đều. Đông dân ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á. Thưa dân ở Tây Nam Á, trung tâm, bắc Á c. Tôn giáo - ra đời 4 tôn giáo lớn: - Ấn Độ giáo, Phật giáo ra đời ở Ấn Độ. - Ki-tô giáo ra đời ở Pa-le-xtin. - Hồi giáo ra đời ở A-rập Xê út. d. Đô thị lớn (HS tự xác định trong hình 1, trang 116 SGK) - Một số siêu đô thị: Tokyo (lớn nhất thế giới), Bắc Kinh, Thượng Hải, Đê-Li, Đắc-ca,…. II. Kĩ năng a. Nhận xét bảng số liệu Nhận xét bảng số liệu theo nội dung đã học. b. Áp dụng công thức tính 𝑆ố 𝑑â𝑛 Mật độ dân số (người/k𝑚2 ) = 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑆ố 𝑑â𝑛 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑡ℎị Tỉ lệ dân thành thị (%) = × 100 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑑â𝑛 Lưu ý: Làm tròn kết quả tính (mật đô dân số làm tròn số nguyên, tỉ lệ dân thành thị/ nông thôn: làm tròn đến dấu thập phân thứ nhất. Nên ghi cả đáp án thô và đáp án đã làm tròn vào bài thi) ---------------------------HẾT---------------------------- Chúc các con ôn thi tốt!

Use Quizgecko on...
Browser
Browser