Đề Ôn Tập KT Giữa HK1 - Hóa 12 - 2024-2025 - HS PDF
Document Details
Uploaded by CourteousLongBeach5071
Marie Curie Gymnasium
2024
THPT MARIE CURIE
Tags
Summary
This is a chemistry exam paper for high school students in 2024, prepared by THPT MARIE CURIE school. It includes multiple choice questions covering various chemistry topics.
Full Transcript
BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 – MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12 NĂM HỌC 2024 – 2025 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 PHẦN I. CÂU TRẮC N...
BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 – MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12 NĂM HỌC 2024 – 2025 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16, mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho ester có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của ester là A. methyl acrylate. B. methyl methacrylate. C. methyl metacrylic. D. methyl acrylic. Câu 2. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp ethyl propionate và ethyl formate trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm A. 1 muối và 1 alcohol. B. 2 muối và 2 alcohol. C. 1 muối và 2 alcohol. D. 2 muối và 1 alcohol. Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X (C4H8O2) ⎯⎯⎯⎯ → alcohol Y ⎯⎯⎯⎯→ NaOH, t o O2 (enzyme) CH3COOH Công thức của X là A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3CH2CH2COOH. Câu 4. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất béo trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glycerol và A. 3 mol muối của acid béo. B. 1 mol sodium acetate. C. 1 mol muối của acid béo. D. 3 mol sodium acetate. CH3OH + NaOH, t Cho sơ đồ chuyển hóa: Tripalmitin ⎯⎯⎯⎯ + HCl → X ⎯⎯⎯ → Y ⎯⎯⎯⎯⎯ → Z. o Câu 5. H SO , t o 2 4ñaëc Tên gọi của Z là A. methyl palmitate. B. methyl linoleate. C. methyl stearate. D. methyl oleate. Câu 6. Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp thường là A. muối sodium, potassium của acid béo. B. muối sodium của acid vô cơ. C. muối sodium alkylsulfate (R-OSO3Na), sodium alkylbenzenesulfonate (R-SO3Na), D. glycerol và ethylene glycol. Câu 7. Nhóm chức nào sau đây không có trong cấu tạo của glucose? A. Aldehyde. B. Hydroxy. C. Ketone. D. Hemiacetal. Câu 8. Khi tồn tại ở dạng mạch vòng, các carbohydrate có vị ngọt và có nhóm -OH hemiacetal hoặc - OH hemiketal trong phân tử được gọi là đường khử; ngược lại khi phân tử các chất này không có 2 loại nhóm -OH trên thì gọi là đường không có tính khử. Trong các chất sau, đường nào không có tính khử? A. glucose. B. saccharose. C. fructose. D. maltose. Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau, biết X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau 1 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 Các chất X, Y, Z, T là A. Glucose, Fructose, ammonium gluconate, gluconic acid. B. Fructose, Glucose, ammonium gluconate, gluconic acid. C. Fructose, Glucose, gluconic acid, ammonium gluconate. D. Glucose, Fructose, gluconic acid, ammonium gluconate. Câu 10. Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là A. Glucose và cellulose. B. Saccharose và tinh bột. C. Fructose và glucose. D. Glucose và saccharose. Câu 11. Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose, maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12. Tinh bột và Cellulose là các polymer lần lượt tạo bởi các mắt xích A. α-Fructose và β-Glucose. B. β-Fructose và β-Glucose. C. α-Glucose và β-Glucose. D. α-Glucose và β-Fructose. Câu 13. Glucose và Fructose không có điểm chung nào sau đây? A. dễ tan trong nước. B. có vị ngọt. C. chất rắn ở điều kiện thường. D. hình thành trực tiếp từ quá trình quang hợp. Câu 14. Một loại chất béo chứa 80% là tristearin. Thủy phân hoàn toàn m kg chất béo này trong dung dịch NaOH dư thu được 100 kg xà phòng chứa 73,44% sodium stearate về khối lượng. Giá trị của m là A. 89,0. B. 71,2. C. 93,5. D. 72,6.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 15. Thủy phân 129,76 gam saccharose thu được dung dịch X, sau đó cho X tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư. Toàn bộ lượng bạc thu được đem tráng một loại gương soi có diện tích bề mặt là 104 cm2 với độ dày lớp bạc được tráng lên là 10-5 cm. Biết hiệu suất phản ứng thủy phân và tráng bạc đều là 80% và khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3. Số gương soi tối đa được tráng bạc là A. 80. B. 90. C. 100. D. 110..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. Methyl salicylate là một loại thuốc giảm đau tại chỗ. Methyl salicylate có tác dụng làm xung huyết da, thường được phối hợp với các loại tinh dầu khác để làm thuốc bôi ngoài da, thuốc xoa bóp, băng dính điều trị đau. Methyl salicylate có công thức cấu tạo là a) Công thức phân tử của methyl salicylate là C8H10O3. b) Methyl salicylate là hợp chất hữu cơ tạp chức vì chứa đồng thời nhóm chức ester (-COO-) và nhóm chức hydroxy (-OH). c) Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol methyl salicylate cần dùng vừa đủ với 2 mol KOH. d) Khi thủy phân trong môi trường acid, sản phẩm thu được chứa một chất có công thức phân tử là C7H6O3. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mL dung dịch NaOH 40%. - Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. - Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối sodium của acid béo nổi lên. b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp. c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. Câu 3. Glucose và fructose là hai monosaccharide có cấu tạo cả dạng mạch hở và mạch vòng. a) Dạng mạch hở glucose và fructose đều có 5 nhóm -OH và 1 nhóm -CHO. b) Dạng mạch vòng glucose và fructose đều có nhóm -OH hemiacetal (hoặc hemiketal). c) Trong dung dịch, glucose và fructose đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh. d) Trong môi trường acid, glucose và fructose có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Câu 4. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho 1 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết. Bước 3: Thêm tiếp khoảng 1 mL dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ. a) Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sobitol. b) Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde. c) Sau bước 3, có lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm. d) Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách ngâm ống nghiệm trong nước nóng. 3 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (2,0 diểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 2. Thủy phân một triglyceride X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm sodium oleate, sodium stearate (có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2) và glycerol. Có bao nhiêu triglyceride X thỏa mãn tính chất trên?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3. Thủy phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose, saccharose còn dư. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là bao nhiêu?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 4. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --- HẾT --- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16, mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa methyl alcohol và propionic acid là A. propyl propionate. B. methyl propionate. C. propyl formate. D. methyl acetate. Câu 2. So với các acid, alcohol có cùng số nguyên tử carbon thì ester có nhiệt độ sôi A. thấp hơn do khối lượng phân tử của ester nhỏ hơn nhiều. B. thấp hơn do giữa các phân tử ester không tồn tại liên kết hydrogen. C. cao hơn do giữa các phân tử ester có liên kết hydrogen bền vững. D. cao hơn do khối lượng phân tử của ester lớn hơn nhiều. 4 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 Câu 3. Ester X có mùi đặc trưng giống mùi táo và có công thức phân tử C 5H10O2. Thuỷ phân X trong dung dịch NaOH, thu được sodium butanoate và một alcohol. Công thức của X là A. CH3COOCH2CH2CH3. B. CH3CH2COOCH2CH3. C.CH3CH2CH2COOCH3. D. (CH3)2CHCOOCH2CH3. o + H2 (dö ), t + HCl Cho sơ đồ chuyển hóa: Triolein ⎯⎯⎯⎯→ + NaOH, t E ⎯⎯⎯⎯ → T ⎯⎯⎯ → G. o Câu 4. Tên gọi của G là A. palmitic acid. B. linoleic acid. C. stearic acid. D. oleic acid. Câu 5. Chất béo có công thức nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường? A. (C17H31COOH)3C3H5. B. (C17H29COOH)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COOH)3C3H5. Câu 6. Thành phần chính của xà phòng là A. muối của acid béo. B. muối của acid vô cơ. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. D. muối sodium hoặc potassium của acid. Câu 7. Saccharose được cấu tạo từ A. hai đơn vị glucose qua liên kết α-1,4-glucoside.. B. một đơn vị glucose và 1 đơn vị fructose qua liên kết α-1,2-glucoside. C. hai đơn vị fructose qua liên kết β-1,4-glucoside. D. Một đơn vị glucose và một đơn vị galactose qua liên kết α-1,4-glucoside. Câu 8. Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Maltose. Câu 9. Monosaccharide X được dùng trong công nghiệp tráng bạc lên bề mặt thủy tinh trong sản xuất ruột phích. Cùng với Ag, sản phẩm hữu cơ được tạo thành khi cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 là A. ammonium carbonate. B. ammonium gluconate. C. gluconic acid. D. khí carbon dioxide. Câu 10. Trong quá trình sản xuất bia bằng phương pháp lên men sinh học, dưới tác dụng của enzyme sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa : X → maltose → Y. X, Y tương ứng là A. tinh bột và fructose. B. cellulose và glucose. C. cellulose và fructose. D. tinh bột và glucose. Câu 11. Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và glucose. B. tinh bột và saccharose. C. cellulose và saccharose. D. saccharose và glucose. Câu 12. Thủy phân saccharose, thu được hai monosaccharide X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y bị thủy phân trong môi trường kiềm. B. X không có phản ứng tráng bạc. C. X có phân tử khối bằng 180. D. Y không tan trong nước. Câu 13. Một loại chất béo có chứa 75% tristearin về khối lượng. Để sản xuất 3 nghìn bánh xà phòng cần dùng tối thiểu x kg loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 70 gam sodium stearate. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 271. B. 247. C. 230. D. 229. 5 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 221 kg chất béo (có chứa 75% triolein về khối lượng) trong dung dịch KOH dư thu được x kg xà phòng chứa 75% potassium oleate về khối lượng. Giá trị của x là A. 180. B. 240. C. 360. D. 480.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 15. Isoamyl acetate có mùi thơm đặc trưng của chuối chín nên còn được gọi là dầu chuối. Khi đun nóng hỗn hợp gồm 16,2 gam acetic acid và 15,2 gam isoamyl alcohol ((CH3)2CHCH2CH2OH) với xúc tác là H2SO4 đặc, thu được 14,16 gam dầu chuối. Hiệu suất của phản ứng điều chế dầu chuối trên là A. 63%. B. 37%. C. 75%. D. 25%.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 16. Người ta sản xuất rượu vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho này chứa 60% glucose, khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/mL. Để sản xuất 100 lít rượu vang 10o cần khối lượng x kg nho. Giá trị của x bằng bao nhiêu? Kết quả làm tròn đến phần trăm. A. 20,59 kg. B. 26,09 kg. C. 27,46 kg. D. 10,29 kg.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. Aspirin (acetylsalicylic acid) là thành phần chính của một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, ngoài ra, thuốc aspirin còn được dùng để làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông do có tác dụng kháng tiểu cầu, phòng tránh tai biến mạch máu não ở những người bệnh từng bị đột quỵ. có công thức cấu tạo là a) Công thức phân tử của acetylsalicylic acid là C9H8O4. b) Acetylsalicylic acid là hợp chất hữu cơ tạp chức vì chứa đồng thời nhóm chức ester (-COO-) và nhóm chức carbolxyl (-COOH). 6 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 c) Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol acetylsalicylic acid cần dùng vừa đủ với 2 mol NaOH. d) Khi thủy phân trong môi trường acid, sản phẩm thu được chứa một chất có công thức phân tử là C2H4O2. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl acetate theo các bước sau đây: - Bước 1: Cho 1 mL CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 mL CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. - Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C. - Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây đúng? a) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất. b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. c) H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng. d) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH. Câu 3. Cho các phát biểu sau: a) Glucose và maltose đều có nhóm -OH hemiacetal. b) Fructose và saccharose đều hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở điều kiện thường. c) Glucose, fructose, saccharose đều có phản ứng thủy phân. d) Maltose và saccharose đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức. Câu 4. Cho các chất sau: glucose , fructose, saccharose, maltose, tinh bột, cellulose. Mỗi phát biểu sau đúng hay sai? a) Trong các chất trên, có hai monosaccharide, hai disaccharide, hai polysaccharide. b) Cấu tạo phân tử các chất trên đều có nhiều nhóm hydroxy. c) Glucose và fructose có thể chuyển hóa qua lại với nhau trong môi trường kiềm. d) Trong các chất trên, có 2 hợp chất có liên kết α-1,4-glycoside. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (2,0 diểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Cho dãy các chất: phenyl acetate, allyl acetate, methyl acetate, ethyl formate, tripalmitin. Có bao nhiêu chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra alcohol?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 2. Cho các chất: methyl alcohol, methyl acetate, tripalmitin, glucose, fructose, saccharose. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng thủy phân?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 3. Trong công nghiệp, saccharose là nguyên liệu để thủy phân thành glucose và fructose dùng trong kĩ thuật tráng gương, ruột phích. Để thu được 27 kg glucose cần thủy phân m kg saccharose với hiệu suất phản ứng là 60%. Giá trị của m là bao nhiêu kg?........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 7 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 4. Cồn sinh học được dùng làm nhiêu liệu sạch, được sản xuất thông qua quá trình lên men các chất hữu cơ như tinh bột, cellulose. Tính khối lượng ethanol thu được từ một tấn mùn cưa chứa 45% cellulose về khối lượng? Biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. --- HẾT --- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16, mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thủy phân hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH thu được C15H31COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 2. Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide? A. maltose. B. cellulose. C. glucose. D. fructosse. Câu 3. Trong công nghiệp sản xuất đường saccharose, người ta đã sử dụng phương pháp nào để tách saccharose ra khỏi dung dịch nước mía? A. Chưng cất. B. Sắc kí. C. Kết tinh. D. Chiết Câu 4. Xà phòng là muối sodium hoặc potassium của A. acetic acid. B. phenol. C. acid vô cơ. D. acid béo. Câu 5. Trong thành phần của quả bông có 90% cellulose về khối lượng. Trong phân tử cellulose các đơn vị β-glucose liên kết với nhau qua liên kết nào sau đây? A. liên kết β-1,6-glycoside. B. liên kết β-1,4-glycoside. C. liên kết β-1,3-glycoside. D. liên kết β-1,2-glycoside. Câu 6. Chất giặt rửa tổng hợp sodium laurysulfate có công thức cấu tạo như sau: Nhóm được khoanh tròn trong công thức trên là A. đầu kị nước. B. đuôi kị nước. C. đầu ưa nước. D. đuôi ưa nước. Câu 7. Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là A. ethanol. B. glucose. C. acetic acid. D. saccharose. Câu 8. Trong công nghiệp thực phẩm, saccharose được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát,... Phát biểu nào sau đây là sai? A. Saccharose thuộc loại disaccharide. B. Dung dịch saccharose hoà tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. 8 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 C. Thuỷ phân saccharose chỉ thu được glucose. D. Saccharose thường được tách từ nguyên liệu là cây mía, củ cải đường. Câu 9. Tiến hành thí nghiệm điều chế ethyl acetate theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 mL C2H5OH, 1 mL CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 mL dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. Câu 10. Methyl salicylate (chất X) là sản phẩm tự nhiên của rất nhiều loại cây, thường được kết hợp với các loại tinh dầu khác dùng làm thuốc bôi ngoài da, thuốc xoa bóp, cao dán giảm đau, chống viêm. X có công thức cấu tạo như sau: Cho các phát biểu sau : (I) Công thức phân tử của X là C8H8O3. (II) Phân tử X chứa 31,58% oxygen về khối lượng. (III) a mol X phản ứng tối đa với a mol Na, sinh ra a mol H2. (IV) a mol X phản ứng tối đa với 2a mol NaOH. (V) X là hợp chất hữu cơ tạp chức, chứa đồng thời chức ester và chức alcohol. Số phát biểu sai là A. 2. B. 3. C. 1. D. 0. Câu 11. Benzyl acetate là ester có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl acetate là A. C2H5COOC6H5. B. CH3COOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5. Câu 12. Thuỷ phân ester có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác acid), thu được 2 sản phẩm X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là A. methyl alcohol. B. ethyl acetate. C. ethyl alcohol. D. formic acid. Câu 13. Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam ester đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 16,4 gam muối Y và m gam alcohol Z. Giá trị của m là A. 6,4. B. 4,6. C. 3,2. D. 9,2. Câu 14. Cho hai chất M1 và M2 có công thức cấu tạo như sau: Sản phẩm tạo thành khi dẫn khí hydrogen chloride vào dung dịch của glucose trong methanol A. không là M1 hoặc M2. B. chỉ là M1. C. chỉ là M2. D. là hỗn hợp của M1 và M2. Câu 15. Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là A. saccharose, tinh bột, cellulose. B. fructose, tinh bột, aldehyde fomic. C. acetaldehyde, fructose, cellulose. D. formic acid, aldehyde fomic, glucose. Câu 16. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y → Z → methyl acetate. 9 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là A. C2H5OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3OH C. CH3COOH, C2H5OH. D. C2H4, CH3COOH. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ. Bước 2: Cho khoảng 3 mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm, lắc đều. a) Sau bước 2, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam. b) Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính khử. c) Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 1 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 2 vẫn tương tự. d) Sau bước 2, nếu đun nóng sẽ xuất hiện kết tủa màu đen. Câu 2. Cho các carbohydrate: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột, cellulose. a) Có 3 cặp chất là đồng phân của nhau. b) Có 4 chất ở điều kiện thường là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước. c) Có 3 chất ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. d) Có 2 chất có phần trăm khối lượng carbon bằng 42,11%. Câu 3. Ester no, đơn chức, mạch hở (X) là dung môi hữu cơ được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất. Trên phổ MS của X thấy xuất hiện peak của ion phân tử có giá trị m/z =88. Trong đời sống, X2 được điều chế từ quá trình lên men tinh bột và là một thành phần của xăng E5. Cho các phương trình hóa học sau: (1) X + NaOH → X1 + X2 (2) X2 + CuO → X3 + Cu + H2O (3) X3 + Br2 + H2O → X4 + HBr. a) X tan tốt trong nước. b) X và X4 là hai chất đồng phân. c) Có thể thực hiện phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá X2 → X4 → X. d) Thứ tự nhiệt độ sôi được sắp xếp theo chiều X3 < X2 < X4. Câu 4. Triglyceride đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Cho triglyceride X có công thức cấu tạo như hình sau. a) Triglyceride X làm mất màu dung dịch bromine. b) Acid béo có gốc kí hiệu (2) thuộc loại acid béo omega - 9. c) Các gốc của acid béo không no trong phân tử X đều có cấu hình cis d) Hydrogen hóa hoàn toàn 427 kg triglyceride X thu được 432 kg chất béo rắn. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (2,0 diểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Có một số nhận xét về carbohydrate như sau: 10 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 (1) Saccharose, tinh bột và cellulose đều có thể bị thuỷ phân. (2) Glucose, fructose, saccharose đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và cellulose là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử cellulose được cấu tạo bởi nhiều đơn vị β-glucose không phân nhánh, xoắn, chỉ có liên kết-1,4-glycoside. (5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường acid sinh ra fructose. Trong các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? Câu 2. Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Số nguyên tử O trong mỗi đơn vị cấu tạo nên polymer X là bao nhiêu?........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3. Củ sắn khô chứa 38% khối lượng là tinh bột, còn lại là các chất không có khả năng lên men thành ethylic alcohol. Lên men 1 tấn sắn khô với hiệu suất cả quá trình là 81%. Toàn bộ lượng ethylic alcohol sinh ra để điều chế xăng E5 (có chứa 5% thể tích ethylic alcohol). Khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,8 g/mL. Thể tích xăng E5 thu được là bao nhiêu Lít?........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 4. Dầu gió xanh Thiên Thảo là sản phẩm của Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Trường Sơn, dùng để chủ trị: Cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu, say nắng, trúng gió, say tàu xe, buồn nôn, đau bụng, sưng viêm, nhức mỏi, muỗi chích, kiến cắn, tê thấp tay chân. Thành phần một chai dầu 12 mL gồm: tinh dầu bạc hà: 0,36ml, Menthol: 2,52g, Methyl salicylate: 2,16g, Eucalyptol: 0,72ml, tinh dầu Đinh hương: 0,24ml, Long não: 0,36g. Methyl salicylate điều chế theo phản ứng sau: HOC6 H 4 COOH + CH 3OH ⎯⎯⎯ H 2 SO4 → HOC6 H 4COOCH 3 + H 2O Để sản xuất một triệu hộp 12 chai dầu trên cần tối thiểu m tấn salicylic acid, với hiệu suất cả quá trình là 80%. Giá trị của m là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --- HẾT --- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4 PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16, mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho các chất có công thức sau : HCHO, C2H2, CH3COOH, CH3COOCH = CH2, HCOOCH3, HCOOH. Trong các chất trên , có bao nhiêu chất thuộc loại ester ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 11 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 Câu 2. Dung dịch nào sau đây xảy ra phản ứng với ethyl acetate ? A. Dung dịch NaOH , to. B. C2H5OH C. Dung dịch [Ag(NH3)2]OH. D. Dung dịch NaCl Câu 3. Cho phản ứng được biểu diễn thông qua phương trình hóa học sau : Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây ? A. Phản ứng ester hóa. B. Phản ứng xà phòng hóa. C. Phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng trung hòa. Câu 4. Ester X mạch hở có công thức cấu tạo CH3COOCH = CH2. Tên gọi của X là A. vinyl acetate. B. methyl acetate. C. methyl formate. D. vinyl formate. Câu 5. Trong thực tế , người ta dùng phản ứng nào sau đây để điều chế xà phòng ? A. Đun nóng acid béo với dung dịch kiềm. B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm C. Đun nóng glycerol với các acid béo. D. Đun nóng acid béo hoặc chất béo với dung dịch kiềm. Câu 6. Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp ? A. C15H31COONa B. (C17H35COO)2Ca C. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na D. C17H35COOK Câu 7. Công thức nào dưới đây phù hợp với công thức cấu tạo của – glucose ? A. B. C. D. Câu 8. Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm – OH hemiacetal hoặc nhóm – OH hemiketal? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Maltose. Câu 9. Carbohydrate nào sau đây kém tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng tạo dung dịch keo , nhớt ? A. Glucose. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. Saccharose. Câu 10. Khi cho dung dịch saccharose vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 / NaOH , lắc nhẹ ống nghiệm thì thấy có hiện tượng nào sau đây ? A. Kim loại màu vàng sáng bám trên bề mặt ống nghiệm B. Kết tủa màu đỏ gạch xuất hiện trong ống nghiệm C. Dung dịch trở nên đồng nhất và có màu xanh lam D. Chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp và xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt lắng xuống đáy ống nghiệm Câu 11. Chất nào dưới đây không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch Schweizer ? 12 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 A. Saccharose. B. Cellulose. C. Maltose. D. Fructose. Câu 12. Dung dịch glucose không có tính chất hóa học nào sau đây? A. Phản ứng với Cu(OH)2. B. Phản ứng với thuốc thử Tollens. C. Phản ứng với nước bromine. D. Phản ứng thủy phân. Câu 13. Monosaccharide X được dùng trong công nghiệp để tráng bạc lên bề mặt thủy tinh trong sản xuất ruột phích. Cùng với Ag , sản phẩm hữu cơ được tạo thành khi cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 là A. ammonium carbonate B. ammonium gluconate C. gluconic acid D. khí carbon dioxide Câu 14. Saccharose và maltose đều tham gia phản ứng nào sau đây ? A. Phản ứng với thuốc thử Tollens. B. Phản ứng thủy phân trong môi trường acid. C. Phản ứng với dung dịch nước bromine. D. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. So với các đồng phân là carboxylic acid , ester luôn có nhiệt độ sôi thấp hơn. B. Phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghịch. C. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch. D. Ester là những chất lỏng hoặc chất rắn ở nhiệt độ thường. Câu 16. Cho 4 chất sau : butan–1–ol (1) , butanoic acid (2) , ethyl acetate (3) và pentan–2–ol (4). Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất trong 4 chất nêu trên là A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. (a) Chất giặt rửa làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tăng tính thấm ướt của vật cần giặt rửa. (b) Amylopectin khác biệt cơ bản với amylose ở điểm có cấu tạo mạch phân nhánh. (c) Glucose và fructose đều làm mất màu nước bromine. (d) Saccharose không tham gia phản ứng thủy phân. Câu 2. (a) Ester có công thức phân tử là C2H4O2 được tạo thành từ methyl alcohol và formic acid (b) Phản ứng hydrogen hóa chất béo dùng để chuyển gốc acid béo no thành gốc acid béo không no. (c) Khi đun nóng dung dịch chứa maltose với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch. (d) Maltose có thể phản ứng với thuốc thử Tollens và làm mất màu nước bromine. Câu 3. (a) Dầu mỡ ăn và dầu mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. (b) ester isoamyl acetate có mùi chuối chín. (c) Chất thuộc loại acid béo omega – 3. (d) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra maltose. Câu 4. (a) Phân tử cellulose cấu tạo từ các đơn vị -glucose. 13 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 (b) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccharose trong môi trường acid , chỉ thu được một loại monosaccharide duy nhất. (c) Tổng số chất hữu cơ mạch hở , có cùng công thức phân tử C2H4O2 là 2. (d) Saccharose, tinh bột, cellulose đều không tham gia phản ứng tráng bạc. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (2,0 diểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau : tO X + NaOH Y + Z tO Y (rắn) + NaOH (rắn) CH4 + Na2CO3 tO Z + 2 [Ag(NH3)2]OH CH3COONH4 + 2 Ag + 3 NH3 + H2O Chất X có phân tử khối là bao nhiêu?........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 2. Cho sơ đồ các phản ứng theo tO đúng tỉ lệ mol : (a) X + 2 NaOH X1 + X2 + X3 (b) X1 + HCl X4 + NaCl (c) X2 + HCl X5 + NaCl tO (d) X3 + CuO X6 + Cu + H2O Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức ester; X1, X2 đều có hai nguyên tử carbon trong phân tử và khối lượng mol của X1 nhỏ hơn khối lượng mol của X2. Phân tử khối của X2 là bao nhiêu?...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol : tO (a) X + 4 AgNO3 + 6 NH3 + 2 H2O X1 + 4 Ag + 4 NH4NO3 (b) X1 + 2 NaOH X2 + 2 NH3 + 2 H2O (c) X2 + 2 HCl X3 + 2 NaCl (d) X3 + C2H5OH X4 + H2O H2SO4 đặc , tO Biết X là hợp chất hữu cơ no , mạch hở , chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi đốt cháy hoàn toàn X2, sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và Na2CO3. Phân tử khối của X4 là bao nhiêu?...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 14 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 Câu 4. Cho m gam tinh bột lên men thành ethyl alcohol (rượu) với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu?...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --- HẾT --- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5 PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16, mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Benzyl acetate là ester có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl acetate là A. C2H5COOC6H5. B. CH3COOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5. Câu 2. Cho phát biểu sau về tính chất vật lí của ester: Ở điều kiện thường, các ester đều ở thể..(1).. hoặc..(2)...Nhiệt độ sôi của các ester..(3).. hơn nhiệt độ sôi của các alcohol và carboxylic acid có cùng số C trong phân tử. Các ester lỏng là những..(4).. quan trọng, hòa tan được nhiều chất hữu cơ khác nhau. Một số ester có..(5)… đặc trưng nên được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm. Từ điền vào các ….. theo thứ tự từ (1) đến (5) là A. lỏng, rắn, thấp, dung môi, mùi thơm. B. khí, lỏng, cao, dung môi, mùi thơm. C. lỏng, rắn, cao, mùi thơm, dung môi. D. khí, lỏng, thấp, mùi thơm, dung môi. Câu 3. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp ethyl propionate và ethyl formate trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm A. 1 muối và 1 alcohol. B. 2 muối và 2 alcohol. C. 1 muối và 2 alcohol. D. 2 muối và 1 alcohol. Câu 4. Ester X có mùi đặc trưng giống mùi táo và có công thức phân tử C 5H10O2. Thuỷ phân X trong dung dịch NaOH, thu được sodium butanoate và một alcohol. Công thức của X là A. CH3COOCH2CH2CH3. B. CH3CH2COOCH2CH3. C. CH3CH2CH2COOCH3. D. (CH3)2CHCOOCH2CH3. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo là triester của glycerol và các monocarboxylic acid có mạch carbon dài, không phân nhánh, với số C chẵn (thường từ 12 đến 24 nguyên tử C). B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của acid béo thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của acid béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. D. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. Câu 6. Thủy phân hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH thu được muối sodium palmitate và glycerol. Công thức của X là A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. 15 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 Câu 7. Từ dầu thực vật làm thế nào để sản xuất được bơ nhân tạo? A. Hydrogen hóa acid béo. B. Halogen hóa chất béo lỏng. C. Hydrogen hóa chất béo lỏng. D. Xà phòng hóa chất béo lỏng. o + H2 (dö ), t + HCl Câu 8. Cho sơ đồ chuyển hóa: Triolein ⎯⎯⎯⎯→ + NaOH, t E ⎯⎯⎯⎯ → T ⎯⎯⎯ → G. o Tên gọi của G là A. palmitic acid. B. linoleic acid. C. stearic acid. D. oleic acid. Câu 9. Thành phần chính của xà phòng là A. muối của acid béo. B. muối của acid vô cơ. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. D. muối sodium hoặc potassium của acid. Câu 10. Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có A. hai đầu phân cực. B. hai đầu không phân cực. C. một đầu phân cực và một đầu không phân cực. D. một đầu kị nước và một đầu ưa dầu. Câu 11. Chất nào sau đây là xà phòng? A. CH3[CH2]10SO3Na. B. CH3[CH2]5COONa. C. CH3[CH2]14COOK. D. CH3[CH2]14OSO3Na. Câu 12. Tinh bột và Cellulose là các polymer lần lượt tạo bởi các mắt xích A. α-Fructose và β-Glucose. B. β-Fructose và β-Glucose. C. α-Glucose và β-Glucose. D. α-Glucose và β-Fructose. Câu 13. Công thức nào dưới đây phù hợp với công thức cấu tạo của β-glucose? A. B. C. D. Câu 14. Saccharose được cấu tạo từ A. hai đơn vị glucose qua liên kết α-1,4-glucoside.. B. một đơn vị glucose và 1 đơn vị fructose qua liên kết α-1,2-glucoside. C. hai đơn vị fructose qua liên kết β-1,4-glucoside. D. Một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-glucose qua liên kết α-1,4-glucoside. Câu 15. Nhận xét nào dưới dây là không đúng khi nói về glucose và fructose? A. Ở nhiệt độ thường, đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. B. Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2, đun nóng trong môi trường kiềm. C. Đều làm mất màu nước bromine. D. Đều cho phản ứng tráng bạc khi tác dụng với thuốc thử Tollens. Câu 16. Cellulose không có tính chất nào sau đây? A. Tan trong nước Schweizer. 16 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025 B. Phản ứng tạo màu xanh tím với iodine. C. Phản ứng với nitric acid đặc khi có mặt dung dịch sulfuric acid đặc tạo cellulose nitrate. D. Thủy phân hoàn toàn tạo glucose. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4,0 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. Cho các phát biểu sau: a) Vinyl acetate có công thức phân tử là C4H8O2. b) Phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon trong ester methyl acetate là 48,86%. c) Trong phản ứng điều chế ester từ caboxylic acid và alcohol, H2SO4 đặc có vai trò hút nước nên cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, hiệu suất phản ứng ester hóa tăng. d) Phản ứng thủy phân ester trong môi trường base là phản ứng một chiều. Câu 2. Cho các phát biểu sau đây: a) Các triglyceride đều có phản ứng cộng hydrogen. b) Cho 1 mol trilinolein tác dụng với 3 mol H2 đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1 mol tristearin. c) Khi đun nóng, chất béo bị thủy phân trong dung dịch kiềm tạo ra acid béo và glycerol. d) Có thể dùng nước để phân biệt ester với alcohol hoặc với acid tạo nên chính ester đó. Câu 3. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mL dung dịch NaOH 40%. - Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. - Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol. b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp. c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. d) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol. Câu 4. Cho các carbohydrate: glucose, fructose, saccharose, tinh bột, cellulose. a) Có 3 chất có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid hoặc nhờ xúc tác enzyme. b) Có 2 chất cho phản ứng tráng bạc. c) Có 3 chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam. d) Có 2 chất có khả năng làm mất màu nước bromine. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (2,0 diểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Thuỷ phân 4,4 gam ethyl acetate bằng 100 mL dung dịch NaOH 0,2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 17 BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – KHỐI 12 TỔ HÓA HỌC – THPT MARIE CURIE NĂM HỌC 2024- 2025.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 2. Một loại chất béo chứa 80% là tristearin. Thủy phân hoàn toàn m kg chất béo này trong dung dịch NaOH dư thu được 100 kg xà phòng chứa 73,44% sodium stearate về khối lượng. Giá trị của m là bao nhiêu?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3. Người ta sản xuất rượu vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho này chứa 60% glucose, khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/mL. Để sản xuất 100 lít rượu vang 15o cần khối lượng x kg nho. Giá trị của x là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 4. Từ 32,4 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose) người ta sản xuất được m tấn thuốc súng không khói (cellulose trinitrate) với hiệu suất phản ứng tính theo cellulose là 90%. Giá trị m là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -- HẾT ---- 18